4.4.1. Bọ bốn nhánh - Cassida quadriramosa Gressitt, 1952 (Chrysomelidae)
Con trưởng thành có chiều dài từ 5,1 – 6,2mm, râu đầu hình sợi chỉ có 2 màu, ½ râu đầu tính từ chân râu có màu vàng và nửa bên kia có màu đen. Toàn thân hình elip, với chiều rộng tối đa ở giữa,
hai bên tạo thành hình tròn một cách rộng rãi, không có các góc cơ bản. Phần trên của cánh màu ánh nâu có 1 lớp mô trên cánh nhô lên giống như 1 chiếc đĩa lồi. Có 4 vạch nâu đậm nét, 2 vạch ở 2 vai và 2 vạch ở phía cuối của cánh. Đầu dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể, mảnh lưng ngực trước phủ hết đầu hoặc gần hết đầu với bề mặt mịn màng, sáng mà cứng.
52
Đặc tính sinh vật học: ăn lá cây, đặc biệt là ăn lá cây Dảo cổ lam.
4.4.2. Bọ xanh ăn lá - Chrysochus chinensis (Họ bọăn lá: Chrysomelidae)
Đặc điểm: Cơ thể nhỏ, chiều dài khoảng từ 5 – 6 mm, râu đầu hình sợi chỉ, ngắn hơn ½ chiều dài cơ thể, mắt tròn mọc ở gần ngực trước, bàn chân có 4 đốt, đốt thứ 4 nhỏ nhất, đốt thứ 3 lớn nhất. Rất nhanh nhẹn khi bị thu bắt hoặc lẩn trốn kẻ thù.
Sâu trưởng thành sống ở trên lá. Ăn lá cây.
4.4.3. Bọ hung nâu nhỏ - Maladera orientalis (Motschulsky, 1857)
Chiều dài cơ thể khoảng từ 6 – 8 mm, màu nâu, đầu phần lớn là màu đen, phân bố ở vùng có độ cao từ thấp cho đến trung bình. Có tính hướng sáng. Thường ăn lá vào gần trưa hoặc tối. Khi ăn xong chúng thường ẩn nấp ở dưới các loài cây cỏ. Trong khu vực bắt gặp nhiều ở các thũng lũng, dưới rừng thứ sinh phục hồi, khu vực nhà trạm.
53
4.4.4. Họ bọ rùa – Coccinellidae
Đặc điểm: Gồm những loài có kích thước nhỏ, Thân dài từ 0,8 – 10 mm, có hình bầu dục hoặc tròn. Mặt lưng vồng lên hình bán cầu, mặt bụng thì phẳng. Màu sắc cơ thể rất đa dạng, thường có màu vàng, màu da cam hoặc hơi đỏ có nhiều chấm đen hoặc màu đen có chấm vàng đến đỏ. Bàn chân có cấu tạo 3-3-3. Miệng ở phía dưới đầu. Râu đầu hình chùy hay hình dùi đục, ngắn có 3 đốt, bụng có 10 đốt.
Đặc tính sinh vật học: đa số bọ rùa (cả thành trùng lẫn ấu trùng) có tính ăn thịt, sinh sống chủ yếu bằng cách tấn công rầy mềm ăn phá.
Trong khu Bảo tồn Loài Vượn Cao Vít bắt gặp nhiều ở các sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, rừng trồng, rừng thứ sinh phục hồi.
4.5. Đề xuất một số biện pháp giám sát quản lý và bảo tồn côn trùng bộ
Cánh cứng Khu Bảo tồn loài Vượn Cao Vít – Trùng Khánh
Để quản lý côn trùng chung, và côn trùng bộ Cánh cứng riêng, trước hết phải hiểu được vai trò của côn trùng nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng trong hệ sinh thái rừng. Nắm rõ được thành phần loài, hình thái, phân bố, những tập tính cơ bản của chúng. Đồng thời phải hiểu rõ được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của người dân tại khu vực nghiên cứu. Từ đó mới đưa ra các biện pháp cụ thể.
54
Sau thời gian nghiên cứu, thực tập khóa luận tại địa phương (Khu Bảo Tồn Vượn Cao Vít Trùng Khánh) và cũng là một trong những công dân trong huyện, thông qua quá trình tiếp thu, thu thập thông tin và kế thừa tài liệu. Tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý côn trùng cánh cứng tại Khu Bảo tồn loài sinh Cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh như sau:
4.5.1. Các giải pháp chung
¾ Giải pháp trong nghiên cứu khoa học
- Cần nghiên cứu thống kê, xác định thành phần loài côn trùng trong khu vực nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng.
- Mô tả đặc điểm nhận biết, hình thái, phân bố, những tập tính cơ bản của chúng. Đặc biệt về giá trị bảo tồn của loài trong đa dạng sinh học.
¾ Giải pháp về quản lý
- Tiếp tục nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn sinh cảnh động vật và côn trùng.
- Thường xuyên bồi dưỡng cán bộ, không ngừng nâng cao trình độ quản lý giám sát đa dạng sinh học.
¾ Giải pháp về tuyên truyền
- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của việc quản lý và bảo vệ rừng, trong đó có côn trùng, đặc biệt là vai trò của bọ cánh cứng trong hệ sinh thái rừng.
- Đối với loài côn trùng có ích đưa ra các thông tin chỉ rõ những vai trò mà nó đem lại như: nó là côn trùng thiên địch (nó ăn con này, ăn con kia), là vật ký sinh (nó làm chết) một số loài gây hại trong đời sống, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của con người (ví dụ:…) hay nó là loài giúp phân hủy xác động thực vật và làm sạch môi trường trong hệ sinh thái…
- Đối với những loài gây hại cần chỉ rõ những thiệt hại mà nó có thể gây ra, đặc biệt khi phát dịch. Từ đó, cùng với sự tham gia của người dân, các chủ
55
rừng đưa ra các biện pháp quản lý bảo vệ hay phòng trừ có hiệu quả, làm giảm thiệt hại cho rừng, giảm chi phí phòng trừ, giảm ảnh hưởng đến môi trường ở mức tối thiểu.
- Tổ chức tuyên truyền các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ rừng, môi trường, các quy định về phòng trừ sâu bệnh hại cũng như quy định về việc tổ chức quản lý sâu hại và các quy định quản lý sử dụng thuốc trừ sâu …
- Mở các cuộc thi tìm hiểu về rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ côn trùng nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng để cộng đồng có những cái nhìn đúng về côn trùng và côn trùng cánh cứng.
Muốn thực hiện được các giải pháp trên cần: trong kinh phí cần phân tích và có chi tiêu cụ thể cho từng hạng mục. Có như vậy mới có thể hỗ trợ các trang thiết bị tuyên truyền đến các xã, khu dân cư, làng, bản, trường học…để phục vụ công tác quản lý có hiệu quả.
¾ Giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng
- Với vị trí nằm ở khu vực biên giới, nền kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, một số bản, làng còn nghèo nàn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp theo hướng tự cấp tự túc, thu nhập của người dân chưa được đảm bảo. Vì vậy cần có những mô hình phát triển kinh tế nông thôn kiểu mới phù hợp với điều kiện địa phương. Có thể áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, lựa chọn mô hình canh tác phù hợp, ưu tiên các loài cây ngắn ngày như lúa, ngô, sắn…để đảm bảo lương thực ngay tại địa phương.
- Tận dụng hết tài nguyên đất sau vụ lúa để trồng các loài cây như ngô, đậu tương và các cây hoa màu khác, thực hiện phương châm không cho đất nghỉ (trong khu vực nhưĐà bè, Bó hay, Đông si người dân chưa tận dụng hết tài nguyên đất nông nghiệp, phần lớn diện tích đất sau vụ lúa rồi để trống, đợi đến vụ lúa năm sau). Nhằm tạo nguồn thức ăn tại chỗ cho việc chăn nuôi gia súc gia cầm để tăng thêm thu nhập ngoài mùa vụ.
56
- Với diện tích đất trống rải rác ở khu vực vùng đệm còn tương đối nhiều, cần nghiên cứu kết cấu đất, loại đất, quy hoạch, để trồng những loài cây. Ví dụ như: Thông, xoan hôi… cho phù hợp với từng điều kiện lập địa khu vực. vừa tăng độ che phủ rừng, tăng sự đa dạng sinh học, vừa là nguồn gỗ củi khi rừng đến tuổi tỉa thưa cho đến khi rừng cho khai thác. Đến lúc đó sẽ giảm được những tác động của người dân vào rừng. Nhưng để đạt được những yêu cầu trên cần có sự chung tay từ các nhà nghiên cứu, các cấp, các ngành cho đến người dân địa phương.
- Duy trì diện tích đất nông nghiệp hiện có và ưu tiên những loài cây trồng ngắn ngày phù hợp. Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm như : Trâu bò, lợn, gà. Tuy nhiên thì cần chú ý đến công tác phòng chống dịch bệnh và quy hoạch bãi chăn thả hợp lý.
- Ngoài việc thực hiện các mô hình thích hợp, thì nơi đây phát triển du lịch cũng là một giải pháp, cần phát triển. với nhiều ngọn núi cao và các thung lũng sâu, với các loài thực vật mọc trên đá đa dạng. Rất thích hợp cho ngành du lịch khám phá.
4.5.2. Các giải pháp kỹ thuật giám sát
Quản lý côn trùng gây hại
Cần thực hiện tốt công tác bảo vệ phòng chống lửa rừng, phòng chống lũ lụt, hạn chế sâu bệnh…
Thường xuyên tiến hành công tác điều tra để thu thập thông tin về các loài côn trùng gây hại có thể gây ra dịch và thiên địch của chúng, để cung cấp thông tin cho dự tính dự báo và các nghiên cứu cơ bản. Quá trình theo dõi phải diễn ra thường xuyên để tích lũy số liệu qua nhiều năm: Như về đặc điểm sinh học của loài qua các năm và các nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển của loài muốn dự báo. Cứ như vậy qua điều tra nhiều năm cập nhật sẽ tìm ra được quy luật của côn trùng gây hại chính xác hơn ở
57
bất cứ thời điểm nào và chủ động xây dựng kế hoạch phòng trừ trước khi xảy ra dịch.
Để giám sát các loài sâu hại cần áp dụng các biện pháp sau:
- Đối với các loài thuộc họ Vòi voi, họ Bọ sừng cần điều tra sâu trưởng thành theo phương pháp điều tra dưới đất.
- Với các loài thuộc họ Bọ hung ăn lá, họ Cánh cứng ăn lá, tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm trong ô tiêu chuẩn.
- Các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt được tiến hành như sau: x Với các loài họ Bọ hung ăn lá, họ Cánh cứng ăn lá.
9 Cần sử dụng chất dẫn dụ sinh học để bẫy sâu trưởng thành.
9 Chặt toàn bộ cây bị bệnh, đốt, ngâm nước hoặc phun thuốc hóa học để tiêu diệt sâu non, sâu trưởng thành.
9 Thu thập, bắt, tiêu hủy.
9 Tỉa thưa cây, dọn vệ sinh và đốt để tiêu diệt mầm bệnh x Với các loài họ Vòi voi
9 Kết hợp việc chăm sóc rừng trồng (chủ yếu là rừng trồng tre nứa) với tiêu diệt nhộng bằng cách cuốc đất lật xung quanh gốc bán kính 1 m.
9 Lấp kín vị trí đẻ trứng của chúng và tiêu diệt sâu trưởng thành, cần bọc ngay măng mới nhú khỏi mặt đất bằng túi ni lông.
9 Tập trung thu bắt chúng ở pha sâu non và pha trưởng thành
9 Dùng Bi 58 nồng độ 0,005% để phun hoặc quét lên măng từ tháng 6.
9 Sử dụng kết hợp với các loài côn trùng thiên địch của sâu hại Tre là các loài bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu.
x Với các loài họ Xén tóc: Có thể sử dụng chất dẫn dụ sinh học và chặt cây tươi để bẫy sâu trưởng thành.
58
Sử dụng tốt các loài có ích và các yếu tố tự nhiên khác để tiêu diệt quần thể sâu hại. Các loài côn trùng thiên địch của sâu hại măng là các loài bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu…
Quản lý và bảo tồn côn trùng thiên địch
Để phát huy vai trò khống chế các loài côn trùng gây hại, sử dụng có hiệu quả côn trùng thiên địch là biện pháp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. Cụ thể như sau:
- Với các loài gây hại như sâu non Bọ hung, sâu non một số loài bộ Cánh phấn, sâu thép, sên... có thể sử dụng các loài họ Đom đóm (Lampyridae), Hành trùng (Carabidae) làm thiên địch.
- Với các loài như rệp ống, rệp muội, rệp sáp... sử dụng phần lớn các loài họ Bọ rùa (Coccinellidae) làm thiên địch.
Trước khi sâu hại bùng nổ, cần bảo vệ, giữ mật độ thiên địch luôn ổn định bằng các biện pháp bảo vệ tầng cây bụi thảm tươi, bổ sung nguồn thức ăn, làm tổ nhân tạo cải tạo nơi ở. Khi sâu hại xuất hiện với số lượng lớn, có nguy cơ xảy ra dịch hại, cần ngừng cung cấp thức ăn bổ sung đểthiên địch tập trung vào sâu hại chính. Khi nguồn thức ăn không được cung cấp nữa, các loài thiên địch sẽ ăn các loài côn trùng gây hại. Biện pháp sinh học này làm số lượng, mật độ quần thể sâu hại giảm một cách nhanh chóng, đẩy lùi sự phát triển thành dịch của sâu hại. Tuy nhiên, việc xác định đúng thời điểm xảy ra dịch hại để phát bỏ thực bì hay trồng bổ sung là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của biện pháp phòng trừ sâu hại. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến địa điểm, vị trí những khu vực cần ưu tiên.
Như vậy, côn trùng thiên địch mang lại lợi ích lớn cho việc phòng trừ sâu hại. Hơn thế nữa, các loài côn trùng có ích tại khu vực có điều kiện phát triển quanh năm (đặc biệt là các loài thuộc họ Bọ rùa). Điều đó làm giảm bớt
59
sức lực và thời gian cho việc duy trì, gây và nhân giống, chỉ cần một số hoạt động như:
x Điều tra nắm bắt số lượng, mật độ loài qua các pha.
x Bảo vệ, ngăn cấm việc chặt phá tầng cây bụi, thảm tươi để chúng có điều kiện để phát triển.
x Tập trung, thu thập các ổ trứng để làm tăng mật độ thiên địch vào các ổ dịch sâu hại.
x Gây nuôi một số loài thiên địch khi số lượng thiên địch quá ít, không thể dập tắt dịch hại.
60
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng tại Khu Bảo Tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh tôi đã thu được kết quả sau:
-Xác định được 50 loài thuộc 18 họ trong bộ Cánh cứng (Coleoptera). Trong đó, nhóm ngẫu nhiên gặp với 43 loài, chiếm 86%. Loài thường gặp gồm 3 loài, chiếm 6% và loài ít gặp với 4 loài, chiếm 8%.
-Trên các dạng sinh cảnh khác nhau cho thấy sự phân bố của các loài côn trùng cũng khác nhau. Cụ thể : Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy có số loài phân bố nhiều nhất, với 47 loài bắt gặp trong số 50 loài điều tra được trong khu vực, chiếm 94%. Rừng tự nhiên núi đá 39/50 loài, chiếm 78%. Sinh cảnh trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic) 36/50 loài, chiếm 72%. Trảng cỏ 26 loài, chiếm 52%. Rừng trồng xen nương rẫy 20 loài, chiếm 40% và sinh cảnh có số loài bắt gặp ít nhất là rừng tre nứa tự nhiên với 9/50 loài chiếm 18%.
-Hiện trạng đa dạng sinh học côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu: Đa dạng số loài trong các họ gồm 18 họ, họ nhiều nhất là 8 loài, chiếm 16 %. Đa dạng trong quan hệ dinh dưỡng: Trong khu vực côn trùng cánh cứng sử dụng 6 nhóm dinh dưỡng chính, đã định và 1 nhóm chưa định rõ nguồn dinh dưỡng gồm: ăn lá, ăn gỗ mục - ăn phân và xác chết, ăn thịt, ăn nấm, hại cau dừa, hại rễ củ-cành. Đánh giá đa dạng về hình thái, đa dạng về tập tính.
-Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các loài và họ thường gặp: gồm 3 loài (Cassida quadriramosa Gressitt, 1952. Chrysochus chinensis
61
- Đề xuất một số biện pháp giám sát quản lý và bảo tồn côn trùng cánh cứng gồm các giải pháp chung và các giải pháp kỹ thuật giám sát côn trùng gây hại, côn trùng thiên địch.
5.2. Tồn tại
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành các nội dung báo cáo đề ra nhưng do điều kiện về thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài vẫn còn nhiều tồn tại nhất định:
Mục tiêu đề ra là với tất cả các loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), nhưng thực tế chưa xác định hết số lượng này, thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng sẽ phải nhiều hơn. Chưa thực tế nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài, các pha phát triển của nó, mới chỉ dừng lại ở phương pháp kế thừa.
5.3. Kiến nghị