thường gặp thuộc 2 họ (Chrysomelidae và Melolonthidae) ăn lá, 4 loài ít gặp thuộc 4 họ khác nhau là (Chrysomelidae, Scarabaeidae, Coccinellidae và họ Brentidae).
4.2. Đặc điểm phân bố của bộ Cánh cứng theo các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu khu vực nghiên cứu
Trong khu vực có các dạng sinh cảnh sau: 1. Rừng tự nhiên núi đá
2. Rừng tre nứa tự nhiên
43 4. Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic) 5. Rừng trồng xen nương rẫy 6. Trảng cỏ
Các dạng sinh cảnh khác nhau có ảnh hưởng đến thành phần loài côn trùng cánh cứng trong thời gian nghiên cứu. Bảng 4.4 thể hiện số liệu thống kê về vấn đề này.
Bảng 4.4: Thành phần loài côn trùng cánh cứng theo các dạng sinh cảnh
STT Sinh cảnh Sốđiểm điều tra Số loài Tỷ lệ (%) 1 Rừng tự nhiên núi đá 8 39 78%
2 Rừng tre nứa tự nhiên 3 9 18%
3 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy 5 47 94%
4 Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic) 4 36 72%
5 Rừng trồng xen nương rẫy 2 20 40%
6 Trảng cỏ 4 26 52%
44
Qua bảng 4.4 và hình 4.2 cho thấy sự phân bố các loài côn trùng trên các sinh cảnh khác nhau là khác nhau. Sự phân bố của loài phụ thuộc vào thành phần thảm thực vật, tầng thứ của cây rừng. Điều đó có nghĩa là khu rừng nào có nhiều tầng thứ thì độ phân bố của các loài sẽ nhiều hơn, vì nguồn thức ăn của chúng dồi dào hơn. Cụ thể, trong khu vực nghiên cứu sinh cảnh rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy có số loài phân bố nhiều nhất với 47 loài bắt gặp trong số 50 loài điều tra được trong khu vực, chiếm 94%. Tiếp đó, là sinh cảnh rừng tự nhiên núi đá với số loài bắt gặp là 39/50 loài, chiếm 78%. Đứng thứ ba là sinh cảnh Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic) với số loài bắt gặp là 36, chiếm 72% và sinh cảnh có số loài bắt gặp chiếm tỷ lệ thấp nhất là rừng tre nứa tự nhiên 9/50 loài chiếm 18%. Nguyên nhân của sự phân bố này là do:
Trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy có nhiều tầng thứ hơn, nhiều loài cây bụi, dây leo, cây tái sinh do đó côn trùng có nguồn thức ăn phong phú và là những điểm lý tưởng trong việc lẩn trốn kẻ thù. Ngoài ra kiểu trạng rừng này mọc ở những thung lũng rộng, địa hình tương đối phẳng do trước kia người dân trong khu vực trồng nương rẫy, thành phần đất thịt nhiều hơn những trạng thái rừng khác. Do đó công tác điều tra trên những trạng thái rừng này thực hiện được tất cả các phương pháp điều tra. Vì vậy côn trùng bộ Cánh cứng, đặc biệt là các loài ăn lá có độ bắt gặp nhiều hơn các trạng thái rừng khác là hoàn toàn hợp lý.
Trạng thái rừng tự nhiên núi đá trong khu vực phần lớn là những loài cây gỗ lớn tầng thứ khá ổn định, độ ẩm cao, chủ yếu là các loài sống bám trên đá, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, tầng đất mặt ít. Xét về độ đa dạng sinh học trên trạng thái rừng này là lớn nhất trong khu vực . Tuy nhiên kết quả điều tra độ bắt gặp côn trùng lại thấp hơn: Đây là những khu phân bố của các loài động vật như Vượn, Khỉ, các loài sóc, gà lôi vì vậy có thể những loài côn trùng
45
cánh cứng là một phần nguồn thức ăn hàng ngày của chúng. Do đó độ bắt gặp các loài chỉ đứng thứ hai là điều hợp lý.
Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic), là dạng sinh cảnh ở gần khu dân cư, gần nương rẫy, và cũng là nơi các bãi chăn thả trâu bò nhưng ít. Do đó trên sinh cảnh này có sự phân bố khá nhiều loài cánh cứng . Đặc biệt là họ bọ hung (Scarabaeidae), chủ yếu bắt gặp ở những khu vực này.
Trảng cỏ, là sinh cảnh bắt gặp khá nhiều loài, sinh cảnh phân bố tương đối lớn . Do trên sinh cảnh này đang là mùa lá non, là nguồn dinh dưỡng của nhiều loài ăn lá và các loài thiên địch như họ bọ rùa.
Rừng trồng xen nương rẫy. Trong khu vực diện tích rừng trồng chiếm rất ít. Trên 3 tuyến điều tra thì chỉ có tuyến Ngọc Khê trong lũng Kha Mịn là có rừng trồng các loài cây bản địa như Xoan nhừ, Nhội, Dướng (2 tuổi), cây còn nhỏ và xung quanh gốc, hàng tháng luôn được làm cỏ quanh gốc do đó đây có thể là nguyên nhân dẫn đến độ bắt gặp các loài cánh cứng trên sinh cảnh này thấp hơn các sinh cảnh nêu trên.
Rừng tre nứa. Sự phân bố của các loài côn trùng nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng, nguồn thức ăn đa dạng thì kéo theo sự đa dạng loài trên sinh cảnh đó. Vì vậy chỉ có những loài có đặc điểm thích nghi tốt mới phân bố trên những sinh cảnh này . Do đó sự bắt gặp các loài trên sinh cảnh này là nhỏ nhất.