3.4.2.1. Công tác chuẩn bị
-Chuẩn bị dụng cụ : vợt, lọ đựng mẫu, máy ảnh, máy GPS, cồn, cuốc xẻng, rây đất, xốp, kim…
-Điều tra sơ thám:
Là công việc đầu tiên của điều tra ngoại nghiệp, qua đây có thể nắm bắt một cách khái quát các dạng sinh cảnh chính, thực bì của khu vực, các hoạt động của đối tượng và địa hình khu vực nghiên cứu. Trong công tác sơ thám, do Khu BTVCV là rừng tự nhiên trên địa hình các khối núi đá vôi đồ sộ nên việc xác định các tuyến điều tra tiến hành đi theo các đường mòn, lối mòn có sẵn, ven chân núi. Đểđánh giá hiện trạng sinh thái rừng, xác định hướng phơi chính mỗi khi trạng thái rừng, hướng phơi hay địa hình thay đổi. Trong quá trình điều tra sơ thám xác định các dạng sinh cảnh chính trong khu vực theo bảng 3.1
Bảng 3.1: Các dạng sinh cảnh chính trong Khu BTVCV Trùng Khánh
STT Sinh cảnh Thực bì
1 Rừng tự nhiên núi đá Nhiều cây gỗ lớn: Nghiến, kháo đá, mạy puốn, mạy thố, …
2 Rừng tre nứa tự nhiên Tre, nứa, dây leo…
3 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy
Thôi ba, ba soi, ba bét, nhội, nóng sổ, cừ đỏ, lá nến
4 Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic)
Cỏ tranh, ba bét,dương xỉ, ổi, dây bò khai, xoan ta…
5 Rừng trồng xen nương rẫy Nhội, xoan nhừ, dướng (2 tuổi), dây dần tòong, cỏ lào…
26
Các dạng sinh cảnh được thể hiện trong hình 3.1
3.4.2.2. Bố trí tuyến điều tra và hệ thống các điểm điều tra
Côn trùng cánh cứng được điều tra theo phương pháp điều tra tuyến . Tuyến điều tra phải đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau và phải mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu. Có thể lập tuyến song song, tuyến nan quạt, tuyến xoắn ốc hoặc tuyến ziczăc tùy thuộc vào điều kiện địa hình khu vực nghiên cứu.
Qua điều tra sơ thám đã xây dựng được 03 tuyến điều tra trên địa bàn 3 xã đi qua 26 điểm đại diện cho khu vực nghiên cứu.
Xã Phong Nậm: Tuyến dài 4km, đi qua 5 sinh cảnh chính: trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic), trảng cỏ, rừng tự nhiên núi đá, rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, rừng tre nứa tự nhiên (tre, nứa, cây bụi).
Xã Ngọc Khê:Tuyến dài 3km, đi qua 6 sinh cảnh trong khu vực.
Xã Ngọc Côn: Tuyến dài 2,5km, đi qua 5 sinh cảnh chính: trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic), đồng cỏ, rừng trên núi đá vôi, rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, rừng tre nứa tự nhiên.
Điểm điều tra là một diện tích rừng được chọn ra để thực hiện các phương pháp thu thập thông tin đại diện cho khu vực và cũng là nơi tiến hành thu thập mẫu. Điểm điều tra (OTC) cần có diện tích, các đặc điểm về đất đai, thực bì, địa hình… đại diện cho khu vực điều tra:
-Diện tích điểm điều tra là 500m2.
-Vị trí điểm điều tra cần đảm bảo tính đa dạng, bố trí OTC cần chú ý đến các đặc điểm về địa hình như độ cao, hướng phơi và các đặc đặc điểm khác của khu vực điều tra.
27
Rừng tự nhiên núi đá rừng tre nứa
Rừng thứ sinh phục hồi sau Trảng cỏ nương rẫy
Rừng trồng xen nương rẫy Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic) (2, tuổi)
Hình 3.1: Sáu dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu
Thông qua điều tra sơ thám lập ra được số tuyến cần đi trên tuyến xác định vị trí các OTC để thu thập thông tin. Thông tin về OTC được ghi vào bảng 3.2
28 Bảng 3.2: Đặc điểm cơ bản của các ô tiêu chuẩn Tuyến điều tra Thuộc Xã TT ô tiêu chuẩn Mã hóa điểm
điều tra Tên điểm điều tra
Tuyến 1 Phong Nậm 3 Đ.1 Đà bè 4 Đ.2 Lũng gà 5 Đ.3 Lũng gà 6 Đ.4 Lũng chi 7 Đ.5 Lũng thin 8 Đ.6 Lũng chí 9 Đ.7 Lũng ỷ 10 Đ.8 Lũng kiếp thắt 11 Đ.9 Lũng đẩy 12 Đ.10 Lũng đẩy Tuyến 2 Ngọc Khê 13 Đ.11 Lũng hoài 14 Đ.12 Lũng rùng 15 Đ.13 Lũng rùng 16 Đ.14 En ỷ 17 Đ.15 Lũng tàn rì 18 Đ.16 Lũng tàn mần 19 Đ.17 Kha mịn 20 Đ.18 Kha mịn 21 Đ.19 Lũng cô Tuyến 3 Ngọc Côn 22 Đ.20 Tẩu bản 23 Đ.21 Đông si 24 Đ.22 Lũng si 25 Đ.23 Lũng si 26 Đ.24 Khuât 27 Đ.25 Lũng giàm 28 Đ.26 Lũng giàm
29
Sơđồ bố trí tuyến và điểm điều tra được thể hiện trong hình 3.1-3.3
Hình 3.2: Tuyến điều tra xã Phong Nậm
30
Hình 3.4: Tuyến điều tra xã Ngọc Côn
3.4.2.3. Phương pháp thu thập mẫu côn trùng cánh cứng
Khi di chuyển trên tuyến điều tra, tiến hành quan sát hai bên tuyến, nếu bắt gặp côn trùng cánh cứng có thể dùng vợt hoặc dùng tay bắt. Mẫu thu được ghi chép theo mẫu biểu 3.01
Mẫu biểu 3.01: Phiếu điều tra cồn trùng cánh cứng theo tuyến
Ngày điều tra: ... Người điều tra: ... Tuyến điều tra: ... Stt Tên loài Tên khoa học Mã số
ảnh Số lượng Địa điểm thu mẫu Ghi chú 1 2 …
Tại mỗi điểm điều tra tiến hành điều tra côn trùng cánh cứng cư trú trên cây sống, cây đổ đã chết, gốc chặt đã chết và dưới đất:
31
a)Điều tra cây sống
Dụng cụ: các hộp đựng mẫu, địa bàn, thước dây và biểu ghi chép.
Tiến hành: để xác định thành phần loài côn trùng trên cây ta tiến hành lập OTC sau đó chọn cây tiêu chuẩn theo phương pháp 5 mốc. Tại mỗi OTC hình tròn chọn một mốc ở tâm của ô rồi đánh dấu 2 cây tiêu chuẩn. Từ điểm này chọn 4 mốc khác theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc cách điểm trung tâm 10m. Tại mỗi mốc này ta cũng chọn 2 cây tiêu chuẩn, như vậy mỗi OTC với diện tích 500m2 tiến hành điều tra 10 cây. Cây được chọn là cây ở gần mốc nhất. Trên mỗi cây chọn ra 5 cành để điều tra theo phương pháp chuẩn, sau đó quan sát và thu thập mẫu.
Sơđồ bố trí cây tiêu chuẩn như sau:
Các cây tiêu chuẩn được đánh dấu thứ tự để tránh nhầm lẫn với các cây còn lại. Kết quả ghi theo mẫu biểu 3.02
Mẫu biểu 3.02: Phiếu điều tra cây đứng
Ngày điều tra: ... Người điều tra: ... Tuyến điều tra: ... Điểm điều tra: ...
TT cây Tên loài Tên khoa học Mã sốảnh Sốlượng Ghi chú
1 2 … 10
32
b) Điều tra cây đổ đã chết
Trên mỗi OTC tiến hành điều tra hết số cây đổ (nếu có), tình hình sâu phá hoại phụ thuộc vào loài cây, điều kiện khí hậu, đặc điểm của OTC, phụ thuộc vào thời gian từ lúc cây đổ cho đến lúc điều tra.
Trên mỗi cây đổ điều tra nhiều nhất 9 ô dạng bản: 3 ô ở gốc, 3 ô ở giữa và 3 ô ở ngọn tại các vị trí phía trên và 2 bên thân cây. Diện tích mỗi ô dạng bản là 1000cm2. Kích thước, hình dạng và số lượng ô dạng bản tùy thuộc vào chu vi ngọn và chiều dài cây đổ. Hình dạng ô dạng bản là hình chữ nhật có kích thước 50x20cm, 40x25 hay 100x10cm tùy thuộc vào cây to hay nhỏ. Nếu chu vi cây đổ tại vị trí ngọn nhỏ hơn 40cm có thể gộp các ô dạng bản ở gốc, ở giữa và ở ngọn với nhau và như vậy chỉ điều tra nhiều nhất là 3 ô dạng bản: 1 ô ở gốc, 1 ô ở giữa và 1 ô ở ngọn.
Dụng cụ: Dao, chì hoặc phấn, hộp đựng mẫu và biểu ghi.
Cách tiến hành: Dùng chì hoặc phấn vạch ranh giới ô rồi bóc lớp vỏ ngoài của ô. Khi bóc vỏ ra đếm toàn bộ các lỗ mọt, đường mọt đơn thê, đường mọt đa thê và đường đi của xén tóc, sâu đinh. Kết quả ghi vào mẫu biểu 3.03
Mẫu biểu 3.03 : Biểu điều tra cánh cứng trên cây đổ
Điểm điều tra: ...Tuyến điều tra: ... Đường kính cây: ... Chiều dài cây: ... Loài cây: ... Người điều tra: ... Ngày điều tra: ...
TT ô dạng bản STT loài cánh cứng Loài cánh cứng Sốlượng Mã số ảnh Ghi chú 1 2 3
33
c)Điều tra gốc cây đã chết
Dụng cụ: Dao, hộp đựng mẫu và biểu ghi.
Tiến hành: Dùng dao bóc lớp vỏ của gốc cây đã chết, sau đó đếm đường đi của Xén tóc, sâu Bổ củi, sâu Đinh…tiếp đó đẽo dần vào trong gỗ để thu mẫu vật. Kết quả ghi vào mẫu biểu 3.04
Mẫu biểu 3.04 : Biểu điều tra gốc cây
Ngày điều tra: ... Người điều tra: ... Điểm điều tra: ... Đường kính gốc cây: ...
STT Loài sâu Sốlượng Mã sốảnh Ghi chú
1 2 3 …
d) Điều tra cánh cứng cư trú dưới đất
Dụng cụ: Cuốc xẻng đào đất, thước đo độ dài, rây đất, hộp đựng mẫu, biểu ghi.
Tiến hành: Để biết được thành phần , số lượng và sự phân bố của các loài sâu, ta tiến hành điều tra trên các ô dạng bản, diện tích mỗi ô dạng bản là 1m2. Số lượng ô dạng bản phụ thuộc vào độ chính xác, đểđiều tra sâu dưới đất với mục đích điều tra tổng quan nên mỗi ô tiêu chuẩn ta lập 5 ô dạng bản.
Vị trí ô dạng bản: 1 ô ở vị trí trung tâm và 4 ô ở bốn hướng của ô tiêu chuẩn. Thông thường côn trùng dưới đất có liên quan đến cây rừng và thường nằm ngay trong đất dưới tán cây.
Khi đã dùng thước mét xác định xong vị trí ô dạng bản, trước hết ta dùng tay bớt kỹ lớp cỏ hay thảm mục trên bề mặt để tìm côn trùng, sau đó nhổ hết cỏ, gạt thảm khô về một phía rồi cuốc lần lượt từng lớp đất sâu 10cm. Đất của
34
mỗi lớp cuốc lên được bóp nhỏ hay dùng rây đất để tìm kiếm các loài cánh cứng, sau đó được kéo lần lượt về phía ngoài của ô và cứ cuốc như vậy đến lớp đất nào không có côn trùng nữa thì thôi. Kết quả được ghi vào mẫu biểu 3.05
Mẫu biểu 3.05: Biểu điều tra côn trùng sống dưới đất
Điểm điều tra: ... Ngày điều tra: ... Người điều tra: ... STT ô dạng bản Độ sâu lớp đất (cm) Loài sâu Số lượng Mã số ảnh Ghi chú 1 2 3 … e)Phương pháp điều tra bằng bẫy hố
Những loài côn trùng hoạt động ban đêm, có cuộc sống ẩn dật và thường di chuyển trên mặt đất. Nếu sử dụng các phương pháp điều tra thông thường thì khó có thể bắt được chúng vì vậy để có thể thu bắt được các loài côn trùng này cũng như tăng số lượng loài dính bẫy cần dùng một số loại bẫy có mồi nhử.
Bẫy hố là dụng cụ đơn giản như chai lọ, hộp bia có thành nhẵn được chôn xuống đất sao cho miệng bẫy được nằm sát mặt đất và côn trùng rơi xuống không thoát ra được. Để tăng khả năng bắt côn trùng có thể cho ít nước vào bẫy, phía trên có nắp đậy bằng sắt, gỗ hay vỏ cây… để chống mưa. Miệng hố phải có một tấm lưới thô để ngăn các loài động vật ăn côn trùng. Một số loại mồi nhử côn trùng có tính xu hóa ưa thích như: bột mì, cám rang, gạo rang hoặc phân của một số loài động vật …các loại mồi này được gói
35
trong các túi vải thưa và được treo giữa các hố, khi treo mồi phải chú ý không cho mồi chạm vào nước.
Cách đặt bẫy: Trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đặt 3 bẫy, mỗi bẫy cách nhau 50cm. Nơi đặt bẫy phải thuận tiện cho côn trùng di chuyển, đặc biệt là côn trùng di chuyển trên mặt đất.
Lưu ý: khi đặt bẫy do phải đào đất lên vì vậy cần tạo ra một hiện trường gần giống với lúc ban đầu và miệng của bẫy phải nhô lên vừa đủ để ngăn nước mưa chảy vào. Kết quả được ghi vào mẫu biểu 3.06.
Mẫu biểu 3.06: Điều tra côn trùng bằng phương pháp bẫy hố
ÔTC Loại bẫy Tên loài Mã sốảnh Sốlượng Ghi chú
1
2
…