Tài nguyên động vật

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG (Trang 26)

Thông tin hiện nay về khu hệ động vật hoang dã tại Khu BTVCV dựa trên các báo cáo sau các đợt điều tra do Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật Hoang dã Quốc tế (FFI), BQL khu bảo tồn. Kết quả đã ghi nhận có 28 loài thú, 85 loài chim, 5 loài bò sát và 3 loài ếch nhái, đặc biệt là loài Vượn Cao Vít có 24 đàn, ít nhất 129 cá thể. Trong đó 22 đàn với 124 cá thể (40 cá thể đực trưởng thành, 44 cá thể cái trưởng thành, 31 cá thể bán trưởng thành và 9 cá thể con non mới sinh), (theo báo cáo khảo sát tổng thể VCV 2012 của Nguyễn Thế Cường).

17 2.4. Hiện trạng tài nguyên rừng 2.4.1. Diện tích các loại đất rừng Bảng 2.1: Diện tích và các loại đất rừng Loại đất, loại rừng Diện tích (ha) Tổng diện tích tự nhiên 8.016,88 % đất có rừng và chưa có rừng A. Tng din tích đất lâm nghip 5.736,20 I. Đất có rừng 3.839,85 100,00 1. Rừng tự nhiên 3.569,24 92,95 2. Rừng trồng 270,61 7,05 II. Đất chưa có rừng 1.896,35 100,00 1. Đất trống (Ia) 110 5,80

2. Đất trống cây bụi (Ib) 470 24,78 3. Đất trống cây rải rác (Ic) 1.154,17 60,86

(Nguồn tài liệu theo quy hoạch sử dụng đất đai Khu bảo tồn loài và sinh cảnh

vượn cao vít Trùng Khánh năm 2011)

Theo bảng trên ta thấy: Trong 5.736,20 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp Khu bảo tồn, có 3.839,85 ha đất có rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên: 3.569,24 ha, chiếm 92,95% diện tích đất có rừng. Với tổ thành loài phong phú, nhiều nguồn gen đặc hữu, giá trịđa dạng sinh học cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt để bảo tồn đa dạng sinh học cũng như nghiên cứu khoa học và duy trì tác dụng phòng hộ.

Diện tích rừng trồng: 270,61 ha, chiếm 7,05% diện tích đất có rừng. Rừng trồng chủ yếu là các loài cây bản địa cung cấp củi đun, rào vườn, nhằm giảm thiểu nguồn gỗ củi từ rừng tự nhiên. Khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rất hạn chế.

Diện tích đất chưa có rừng hiện có 1.896,35 ha. Trong đó đất trống cây rải rác (Ic) 1.154,17 chiếm phần lớn diện tích đất chưa có rừng với 60,86%.

18 2.4.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp Loại đất – loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ % DTĐLN Diện tích tự nhiên 8.016,88 I. Đất lâm nghiệp 5.736,20 100,00 1. Rừng đặc dụng 1.656,80 28,88 2. Rừng phòng hộ 3.646,61 63,57 3. Rừng sản xuất 432,79 7,54

(Nguồn tài liệu theo quy hoạch sử dụng đất đai Khu bảo tồn loài và sinh cảnh

vượn cao vít Trùng Khánh năm 2011)

Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 5.736,20 ha, chiếm 71,55% diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích rừng phòng hộ là 3.646,61 ha chiếm 63,57%; diện tích rừng đặc dụng là 1.656,80 ha chiếm 28,88% và diện tích rừng sản xuất là 432,79 ha chiếm 7,54% diện tích đất lâm nghiệp.

2.4.2.1. Rừng đặc dụng Bảng 2.3: Hiện trạng rừng đặc dụng Loại đất loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ % DTRĐD Diện tích tự nhiên 8.016,88 I. Đất lâm nghiệp 5.736,20 1. Rừng đặc dụng 1.656,80 100,00 1.1.Diện tích có rừng 1.285,22 77,57 a. Rừng tự nhiên (IIa) 1.285,22 77,57 1.2.Diện tích chưa có rừng 371,58 22,43 a. Đất trống rải rác (Ic) 371,58 22,43

(Nguồn tài liệu theo quy hoạch sử dụng đất đai Khu bảo tồn loài và sinh cảnh

19

Diện tích đất có rừng đặc dụng là 1.656,80 ha, trong đó rừng tự nhiên (IIa) có 1.285,22 ha chiếm 77,57% diện tích rừng đặc dụng. Trong khu đặc dụng diện tích đất trống rải rác (Ic) vẫn còn với 371,58 ha chiếm 22,43% diện tích đất rừng đặc dụng . Do đó việc sử dụng phần đất này vào mục đích trồng rừng để nâng cao trữ lượng rừng là cần thiết.

2.4.2.2.Rừng phòng hộ Bảng 2.4: Hiện trạng rừng phòng hộ Loại đất loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ % DTRPH Diện tích tự nhiên 8.016,88 I. Đất lâm nghiệp 5.736,20 1. Rừng phòng hộ 3.646,61 100,00 1.1. Diện tích có rừng 2.284,02 62,63 a. Rừng tự nhiên (IIa) 2.284,02 62,63 b. Rừng trồng 270,61 7,42 1.2. Diện tích chưa có rừng 1.362,59 37,37 a. Đất trống cỏ (Ia) 110 3,02

b.Đất trống có cây bụi (Ib) 470 12,89 c.Đất trống có cây rải rác (Ic) 782,59 21,46

(Nguồn tài liệu theo quy hoạch sử dụng đất đai Khu bảo tồn loài và sinh cảnh

vượn cao vít Trùng Khánh năm 2011)

Tổng diện tích rừng phòng hộ trong khu vực là 3.646,61 ha, chiếm 63,57% diện tích đất lâm nghiệp. Với diện tích này trong khu vực rừng phòng hộ chiếm phần lớn diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó trên diện tích đất có rừng là 2.284,02 ha, đó cũng là diện tích trạng thái rừng tự nhiên (IIa) chiếm 62,63% diện tích rừng phòng hộ. Khu vực diện tích đất chưa có rừng còn tương đối lớn; 1.362,59 ha chiếm 37,37 % diện tích rừng phòng hộ, trong đó thuộc 3 trạng thái là: đất trống cỏ (Ia), đất trống có cây bụi (Ib) và đất trống

20

có cây rải rác (Ic). Với diện tích đất chưa có rừng còn lớn như vậy là do trước kia người dân thường phát nương làm rẫy trồng ngô, khoai ở các thung lũng nhỏ, các sườn, khe núi . Từ khi khu bảo tồn được thành lập người dân chỉ còn làm rẫy ở các thung lũng lớn, ngoài vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Song những khu vực đất trống đó hiện phần lớn chưa được nghiên cứu để trồng rừng.

2.4.2.3.Rừng sản xuất Bảng 2.5: Hiện trạng rừng sản xuất Loại đất loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ % DTRSX Diện tích tự nhiên 8.016,88 I. Đất lâm nghiệp 5.736,20 2.1.2.Rừng sản xuất 432,79 100,00 1.1. Đất có rừng 270,61 62,53 1.2. Chưa có rừng 162,18 37,47

(Nguồn tài liệu theo quy hoạch sử dụng đất đai Khu bảo tồn loài và sinh cảnh

vượn cao vít Trùng Khánh năm 2011)

Tổng diện tích rừng sản xuất trong khu vực chiếm diện tích rất ít, chỉ 432,79 ha. Trong khi đó diện tích đất rừng sản xuất chưa có rừng đã là 162,18 ha, chiếm 37,47% diện tích rừng sản xuất. Do vậy cần trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng là hết sức cần thiết để giảm phần nào sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng tự nhiên.

2.5. Đặc điểm kinh tế, xã hội 2.5.1. Nguồn nhân lực 2.5.1. Nguồn nhân lực

Khu BTVCV có 28 xóm nằm trong vùng đệm, không có xóm nào nằm trong vùng lõi, hầu hết các xóm đều nằm gần ranh giới phía Đông Bắc và Tây Nam Khu BTVCV. Với dân số toàn vùng là 1.459 hộ và 9.785 nhân khẩu

(Nguồn số liệu điều tra tháng 12/2013). Mật độ dân số tập trung chủ yếu ở

21

Nùng là chủ yếu. Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào các hoạt động nông nghiệp (với lúa và ngô là hai cây trồng chính).

2.5.2. Thực trạng kinh tế xã hội

2.5.2.1.Sản xuất nông lâm nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chính của người dân khu vực. Thu nhập chủ yếu từ canh tác nông lâm nghiệp, chăn nuôi. Nhưng có rất ít đất nông nghiệp trong Khu BTVCV và hoạt động nông nghiệp bị hạn chế ở các thung lũng nhỏ. Hầu hết các cộng đồng dân cưđịa phương đều trồng lúa, ngô, sắn, khoai sọ.

Mỗi năm chỉ tiến hành cấy trồng được một vụ lúa mùa, năng suất lúa thấp và bấp bênh do một số nguyên nhân như không chủ động nước tưới tiêu, thiếu kỹ thuật canh tác, hay bị sâu bệnh...

Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập chủ yếu của nhân dân từ sản xuất lúa ngô và chăn nuôi. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng như khu trung tâm xã, đường giao thông, thủy lợi, trường học ... đã và đang được tiến hành nhưng vẫn còn khó khăn.

Với cây ngô được trồng trên đất sau một vụ lúa nhưng năng suất các giống ngô không đồng đều qua các vụ và thấp, chỉ đạt từ 3,0 – 3,5 tấn/ha.

Người dân trong khu vực có tập quán từ bao đời nay đó là sử dụng củi đun và gỗ khai thác từ rừng để làm nhà và guồn cọn phục vụ nước tưới tiêu.

Trong thời điểm hiện nay do nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng, rừng đã được giao khoán khoanh nuôi, người dân đã có ý thức hơn trong khai thác củi. Ngoài ra, người dân cũng được hỗ trợ các kỹ thuật cũng như vật tư của tổ chức FFI để xây dựng bếp lò cải tiến, hầm Biogas nhằm tiết kiệm củi đun và tạo nguồn năng lượng mới từ chất thải.

22

2.5.2.2.Chăn nuôi, thủy sản

Chăn nuôi: Hầu hết các cộng đồng dân cưđịa phương đều nuôi gia cầm (gà, vịt), gia súc (trâu, bò, lợn), một số hộ thì nuôi dê hoặc ngựa. Tuy nhiên chăn nuôi ở các xã xung quanh khu Bảo tồn phát triển chậm chỉ mang tính tự cấp tự túc với quy mô nhỏ, lẻ. Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng cuộc sống của người dân nơi đây, chăn nuôi không những cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ mà còn cung cấp sức kéo cũng như phân bón cho sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng như việc cải tạo đồng ruộng.

Thủy sản: Với hệ thống sông Quây Sơn rộng lớn bao quanh khu Bảo tồn nhưng nơi đây nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản chưa phát triển. Với nghề đánh bắt chỉ diễn ra nhỏ lẻ và phụ thuộc nhiều vào mùa nước lũ. Sản phẩm đánh bắt được chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho người dân. Dụng cụ đánh bắt chưa đem lại nguồn cá cung cấp cho thị trường.

2.5.2.3.Cơ sở hạ tầng

Mạng lưới giao thông: Xã Ngọc Khê và Ngọc Côn có đường tỉnh lộ 217 chạy từ trung tâm huyện Trùng Khánh đến cửa khẩu Pò Peo dài 22km. Hiện nay con đường này đang được nâng cấp đảm bảo cho giao thông và vận chuyển hàng hóa buôn bán giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, có một trục đường đi qua trung tâm xã từ Nà Gạch đến Đông Si dài 14km, đang nâng cấp, mở rộng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã cũng như trong công tác tuần tra rừng. Nhưng bên cạnh đó hệ thống đường liên thôn của một số xóm còn rất khó khăn như đường vào xóm Pác Thay, xóm Đông Si, Tẩu Bản, Pác Ngà, Bó Hay.

Xã Phong Nậm đã có đường giao chính chạy dọc xã từ Bắc Xuống Nam qua trung Tâm Huyện tương đối tốt và hiện đang được mở rộng nâng cấp. Đường này xe ô tô có thể vào đến trung tâm xã và một số xóm của xã. Nhưng

23

bên cạnh đó vẫn còn một số xóm đường giao thông đi lại rất khó khăn, địa hình hiểm trở như: xóm Đà Bè, Lũng Rì…

Mạng lưới điện– Bưu chính viễn thông: Toàn bộ 3 xã vùng dự án đều đã có điện lưới quốc gia. Về mạng điện thoại di động trong khu vực đã phủ sóng đến trung tâm các xã nhưng chưa được phủ sóng đến tất cả các xóm: như xóm Đà Bè, xóm Đông Si…

2.5.2.4.Y tế - Giáo dục

Y tế: Toàn vùng chỉ có 2 xã có trạm y tế xã là trạm y tế xã Phong Nậm và

Ngọc Khê. Còn xã Ngọc Côn chưa được xây dựng trạm y tế xã nên công tác khám chữa bệnh còn phụ thuộc vào trạm Y tế xã Ngọc Khê, do vậy việc chăm sóc sức khỏe của người dân về cơ bản chưa được đảm bảo.

Ở mỗi trạm y tế xã có từ 3 – 4 cán bộ y tế. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn về thuốc men, thiếu cán bộ y tế có năng lực và chuyên môn cao. Hoạt động của các trạm y tế chỉ đáp ứng chữa trị một số bệnh thông thường và tuyên truyền để giúp cho bà con chống lại các bệnh dịch.

Giáo dục: Từ đầu năm UBND các xã đã chỉ đạo các trường từ mầm non

đến trung học cơ sở (trong vùng không có trường phổ thông trung học) giữ vững hệ thống trường lớp và sĩ số học sinh, đặc biệt là bậc tiểu học vận động con em đến trường dạt 100%. Luôn chú trọng nâng cao công tác giáo dục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thường xuyên phát động thi đua dạy tốt học tốt. Tuy nhiên trang thiết bị phục vụ học tập còn nhiều thiếu thốn như: phòng chuyên môn, phòng thí nghiệm, bàn ghế, dụng cụ trực quan…

Đội ngũ giáo viên còn thiếu, trong đó số giáo viên người dân tộc tại địa phương chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu dạy các lớp mầm non và bậc tiểu học.

24

CHƯƠNG 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá bước đầu về thành phần loài và phân bố của khu hệ côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera), làm cơ sở từđó đề xuất các biện pháp quản lý côn trùng bộ Cánh cứng tại khu Bảo Tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh.

3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng: Do thời gian có hạn nên tôi chọn pha trưởng thành Côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) làm đối tượng nghiên cứu.

-Địa điểm : Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít Trùng Khánh - Cao Bằng. -Thời gian: 24 tháng 02 đến 04 tháng 05 năm 2014

3.3. Nội dung điều tra nghiên cứu

-Xác định thành phần loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.

-Đặc điểm phân bố của bộ Cánh cứng theo các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu.

-Đánh giá tính đa dạng sinh học côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.

-Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các loài thuộc bộ Cánh cứng thường gặp.

-Đề xuất một số biện pháp giám sát quản lý và bảo tồn côn trùng bộ Cánh cứng.

3.4. Phương pháp điều tra nghiên cứu3.4.1. Phương pháp kế thừa 3.4.1. Phương pháp kế thừa

-Kế thừa tài liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Khu BTVCV Trùng Khánh.

25

-Kế thừa các tài liệu, báo cáo, tình hình nghiên cứu về côn trùng tại Khu BTVCV Trùng Khánh.

3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa

3.4.2.1. Công tác chuẩn bị

-Chuẩn bị dụng cụ : vợt, lọ đựng mẫu, máy ảnh, máy GPS, cồn, cuốc xẻng, rây đất, xốp, kim…

-Điều tra sơ thám:

Là công việc đầu tiên của điều tra ngoại nghiệp, qua đây có thể nắm bắt một cách khái quát các dạng sinh cảnh chính, thực bì của khu vực, các hoạt động của đối tượng và địa hình khu vực nghiên cứu. Trong công tác sơ thám, do Khu BTVCV là rừng tự nhiên trên địa hình các khối núi đá vôi đồ sộ nên việc xác định các tuyến điều tra tiến hành đi theo các đường mòn, lối mòn có sẵn, ven chân núi. Đểđánh giá hiện trạng sinh thái rừng, xác định hướng phơi chính mỗi khi trạng thái rừng, hướng phơi hay địa hình thay đổi. Trong quá trình điều tra sơ thám xác định các dạng sinh cảnh chính trong khu vực theo bảng 3.1

Bng 3.1: Các dng sinh cnh chính trong Khu BTVCV Trùng Khánh

STT Sinh cảnh Thực bì

1 Rừng tự nhiên núi đá Nhiều cây gỗ lớn: Nghiến, kháo đá, mạy puốn, mạy thố, …

2 Rừng tre nứa tự nhiên Tre, nứa, dây leo…

3 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy

Thôi ba, ba soi, ba bét, nhội, nóng sổ, cừ đỏ, lá nến

4 Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic)

Cỏ tranh, ba bét,dương xỉ, ổi, dây bò khai, xoan ta…

5 Rừng trồng xen nương rẫy Nhội, xoan nhừ, dướng (2 tuổi), dây dần tòong, cỏ lào…

26

Các dạng sinh cảnh được thể hiện trong hình 3.1

3.4.2.2. Bố trí tuyến điều tra và hệ thống các điểm điều tra

Côn trùng cánh cứng được điều tra theo phương pháp điều tra tuyến . Tuyến điều tra phải đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau và phải mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu. Có thể lập tuyến song song, tuyến nan quạt, tuyến xoắn ốc hoặc tuyến ziczăc tùy thuộc vào điều kiện địa hình khu vực nghiên cứu.

Qua điều tra sơ thám đã xây dựng được 03 tuyến điều tra trên địa bàn 3 xã đi qua 26 điểm đại diện cho khu vực nghiên cứu.

Xã Phong Nậm: Tuyến dài 4km, đi qua 5 sinh cảnh chính: trảng cỏ cây

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)