1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa

58 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Trải qua nhiều dạng địa hình và cấu tạo đất đá khác nhau, dưới sự tác động mạnh mẽ của các quá trình động lực học sông - biển đã làm cho khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng mạ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài này, em đã được gia đình, bạn bè tận tình giúp đỡ Bên cạnh đó nhà trường đã tạo điều kiện cũng như quý thầy cô đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn

Em xin trân thành gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa cùng các phòng ban chức năng, thư viện nhà trường đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu

Và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Th.S Nguyễn Văn Minh đã tận tình

giúp đỡ trong việc chọn đề tài cũng như tìm tài liệu phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận

Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân em đã hết sức cố gắng, nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận thêm đầy đủ và hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Lưu Văn Sinh

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Giới hạn của đề tài 2

6 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

6.1 Trên Thế Giới 2

6.2 Ở Việt Nam 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

7.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 4

7.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ 5

7.3 Phương pháp thực địa 5

7.4 Phương pháp phân tích hệ thống 5

8 Đóng góp của đề tài 6

9 Cấu trúc đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Quan niệm về bờ biển, cửa sông 7

1.1.2 Đặc điểm của đới ven biển, cửa sông 8

1.1.2.1 Tính chất 8

1.1.2.2 Sự tương tác trong địa hệ 9

1.2 Cơ sở thực tiễn 9

1.2.1 Xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông trên thế giới 9

1.2.2 Xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông ở Việt Nam 10

1.2.3 Xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông ở Bắc Trung Bộ 11

Trang 5

CHƯƠNG II: HOÀN CẢNH VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN, CỬA SÔNG TỈNH

THANH HÓA 13

2.1 Hoàn cảnh tự nhiên 13

2.1.1 Vị trí địa lí 13

2.1.2 Địa hình, địa chất 15

2.1.3 Khí hậu 17

2.1.4 Thủy văn 17

2.1.5 Đất đai 19

2.1.6 Sinh vật 20

2.2 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội 20

2.2.1 Dân cư 20

2.2.2 Kinh tế 21

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN, CỬA SÔNG TỈNH THANH HÓA 24

3.1 Hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông 24

3.1.1 Tình hình xói lở - bồi tụ 24

3.1.1.1 Nga Sơn 27

3.1.2.2 Hậu Lộc 27

3.1.1.4 Sầm Sơn 29

3.1.1.5 Quảng Xương 30

3.1.1.6 Tĩnh Gia 30

3.1.2 Tương quan về xói lở và bồi tụ 31

3.2 Nguyên nhân xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông 32

3.2.1 Yếu tố tự nhiên 33

3.2.1.1 Cấu tạo vùng bờ, hướng bờ 33

3.2.1.2 Sóng 34

3.2.1.3 Gió 35

3.2.1.4 Dòng chảy 36

3.2.1.5 Dao động mực nước 36

Trang 6

3.2.1.6 Sự phân bố không đều nguồn bồi tích 37

3.2.2 Tác động của con người 37

3.2.2.1 Mở rộng khu đô thị, khu dân cư 37

3.2.2.2 Xây dựng khu nuôi trồng thủy hải sản 38

3.2.2.3 Quai đê lấn biển, khai hoang nông nghiệp 38

3.2.2.4 Xây dựng các khu công nghiệp và du lịch 40

3.2.2.5 Khai thác khoáng sản ven biển 40

3.2.2.6 Công trình giao thông - thủy lợi 40

3.3 Giải pháp phòng tránh hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông 41

3.3.1 Giải pháp công trình 41

3.3.2 Giải pháp phi công trình 43

KẾT LUẬN 46

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thiên nhiên đã dành cho nước ta một ưu đãi rất lớn về biển, với đường bờ biển dài hơn 3260 km và gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ đã đưa nước ta trở thành nước có tiềm năng về kinh tế biển Vùng ven biển nước ta có nhiều cửa sông đổ

ra biển, trung bình cứ 20 km lại có một cửa sông mang theo một nguồn dinh dưỡng khổng lồ từ trong lục địa nên nguồn lợi thủy hải sản phú và đa dạng với nhiều loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao Bên cạnh đó do địa hình bị chia cắt mạnh với những dãy núi chạy sát ra tận biển đã tạo cho bờ biển nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp với những bãi cát dài, phong cảnh sơn thủy hữu tình là điều kiện lí tưởng cho du lịch dưỡng nghỉ mát Tuy nhiên bên cạnh những tiềm năng to lớn mà thiên nhiên ban tặng đó, hàng năm vùng ven biển nước ta luôn phải hứng chịu nhiều thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, triều cường, nước dâng gây xói lở bờ, bồi lấp cửa sông, phá hủy nhiều công trình dân sinh, kinh tế ven bờ, phá vỡ cấu trúc hệ sinh tái ven biển, gây không ít khó khăn cho các hoạt động sản xuất, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế đất nước và đời sống của những người dân ven biển

Thanh Hóa là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với đường

bờ biển kéo dài 102 km Trải qua nhiều dạng địa hình và cấu tạo đất đá khác nhau, dưới sự tác động mạnh mẽ của các quá trình động lực học sông - biển đã làm cho khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng xói lở và bồi tụ Những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng phổ biến với xu hướng ngày càng gia tăng về cả tần xuất và cả cường độ, cùng với việc khai thác tài nguyên của con người trên các lưu vực sông tăng mạnh nên hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông ở ven biển tỉnh Thanh Hóa đang diễn biến rất phức tạp

Xuất phát từ thực trạng xói lở - bồi tụ ở ven biển tỉnh Thanh Hóa, phân tích những nguyên nhân, tác động để từ đó đề ra phương hướng giải quyết có

Trang 8

hiệu quả và tối ưu nhất, tôi đã lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu hiện trạng xói lở -

bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa" làm khóa luận nghiên cứu cho mình

2 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh Hóa Đó

là cơ sở cho mọi hoạt động dự báo, phòng tránh các tai biến địa chất liên quan Đồng thời phát hiện, nắm được những quy luật thành tạo địa chất khu vực ven biển, cửa sông để khai thác và sử dụng hợp lí hơn

3 Đối tượng nghiên cứu

Hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa

Các quá trình địa chất kiến tạo tác động đến bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cấu trúc địa chất, địa mạo, địa hình, thảm thực vật, hiện trạng khai thác sử dụng rừng, khoáng sản, đặc điểm thủy văn biển của tỉnh Thanh Hóa

và tác động của chúng đến quá trình xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông

Nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa từ

đó đề xuất các giải pháp quản lí và bảo vệ đới ven biển, phòng tránh giảm thiểu các tai biến xói lở - bồi tụ khu vực này

5 Giới hạn của đề tài

Nội dung: Đề tài nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa

Không gian: Chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và Tx Sầm Sơn, đặc biệt là các đoạn

bờ biển, cửa sông bị xói lở - bồi tụ diễn ra mạnh mẽ tại khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa

Thời gian: Đề tài còn nhiều hạn chế nhất định, nên chỉ đề cập tới các quá trình địa chất hiện nay tác động đến bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa

6 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

6.1 Trên Thế Giới

Trang 9

Các công trình nghiên cứu về xói lở và bồi tụ bờ biển, cửa sông đã được xuất bản trên các tạp chí định kì như: Jourual of coastal research (CERF - Mỹ), Natural disaster (Nhật), Proceeding của các hội thảo (University of Tokio press), Coastal Enginearing (Mỹ), Bordomer (Pháp) Trong nhiều chương trình dự án quốc tế, vấn đề xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông được coi là trọng tâm của chương trình Land Ocean Interactions in the coastal zone (LOCZ), chương trình LOCZ - nghiên cứu tương tác giữa đại dương và lục địa ở dải ven biển, chương trình đối sánh đại chất quốc tế (IGCP), ở khu vực (WESTPAC), chương trình APN hiện nay các nước Đông Nam Á đang phối hợp xây dựng mạng lưới quan trắc và từng bước triển khai dự án EA LOICZ trong đó quá trình xói lở -

bồi tụ bờ biển là một trong những nội dung luôn được ưu tiên

Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Anh, Liên Xô (cũ), Pháp, Hà Lan, Bungari, Nhật đã khá thành công trong việc sử dụng các giải pháp kĩ thuật để bảo vệ bờ biển, cửa sông chống xói lở và bồi tụ song do điều kiện tự nhiên và kinh tế khác nhau, nên việc áp dụng các thành quả của các nước trên thế giới vào Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế và khó khăn

6.2 Ở Việt Nam

Vùng ven biển, cửa sông nước ta có vị trí địa lí đặc biệt, đa dạng và phong

phú về tài nguyên, là nơi tập trung dân cư (chỉ tính riêng các huyện ven biển đã chiếm 24% số dân của cả nước), các công trình dân sinh kinh tế, quốc phòng quan trọng

Xói lở bờ biển, cửa sông là dạng thiên tai nặng nề xảy ra ở cả 28 tỉnh duyên hải ven biển nước ta, diễn biến hết sức phức tạp gây thiệt hại lớn về người

và của, để lại hậu quả lâu dài về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái Hàng năm nhà nước phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để khắc phục, phòng chống, cứu

hộ

Bồi tụ bờ biển, cửa sông thành tạo nên các bãi bồi quý giá cho nhiều vùng song nhiều nơi cũng trở thành tai biến nghiêm trọng, gây sa bồi luồng tàu, bến cảng, bồi lấp cửa sông làm giảm khả năng thoát lũ, gây ngập lụt trên diện rộng, ngọt hóa các đầm phá, vũng vịnh

Trang 10

Nhận thức rõ tính bức xúc và tầm quan trọng của vấn đề xói lở, bồi tụ bờ biển - cửa sông Nhà nước và một số địa phương đã cho triển khai một loạt các chương trình đề tài, đề án nhằm điều tra, xác định hiện trạng xói lở - bồi tụ, theo dõi diễn biến các vùng trọng điểm, xây dựng các luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng chống khắc phục Trong đó có thể nói tới các công trình nghiên cứu

như: Dự án độc lập cấp nhà nước KHCN - 5A (2000), "Nghiên cứu dự báo,

phòng chống sụt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa" được phân

viện hải dương học Hải Phòng tiến hành, "Hiện trạng và dự báo sự biến động bờ

biển và các cửa sông ven biển Việt Nam" của các tác giả Trịnh Thế Hiếu, Lê

Phước Trình, Tô Quang Thịnh (2005), "Nghiên cứu sự hình thành và biến đổi

quá trình bồi tụ - xói lở ở đới ven biển Thái Bình - Nam Định" (2007) của tác

giả Đỗ Thị Minh Đức hay "Đánh giá hiện trạng bồi - xói và đề xuất sử dụng khu

vực Tây Nam bán đảo Đồ Sơn" (2008) của Đinh Văn Huy Ngoài ra còn có một

số công trình sử dụng công nghệ viễn thám nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ như một số nghiên cứu của Phạm Văn Cự (1996), Phạm Quang Sơn (1997, 2004)

Các chương trình, đề tài, đề án nghiên cứu này đã thu được nhiều kết quả

có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu tai biến xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông Song do hạn chế về mục tiêu, nội dung

và kinh phí cũng như thiết bị nghiên cứu nên sự gắn kết giữa các vùng còn hạn chế, nhiều vấn đề về quy luật về diễn biến bờ biển, cửa sông, cơ chế xói lở bồi tụ vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, nhiều giải pháp công trình được đưa ra còn mang nặng tính cục bộ, địa phương đặc biệt đối với các đoạn bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa - một trong những nơi phải hứng chịu nhiều thiên tai nhất của khu vực Bắc Trung Bộ

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Là phương pháp được sử dụng ở những bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu khoa học, đây còn là bước được đánh giá nhằm mục đích khái quát chung

Trang 11

thực hiện xác định được những định hướng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu cho phù hợp

7.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Trong quá trình nghiên cứu địa lí tự nhiên không thể thiếu nguồn tài liệu là

bản đồ và biểu đồ Các loại bản đồ, biểu đồ có liên quan như: Bản đồ địa lí tự

nhiên Việt Nam, Bản đồ hành chính việt nam, bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ

Việc nghiên cứu bản đồ, biểu đồ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc

tư duy logic, trực quan khoa học hơn, tăng sức thuyết phục và giá trị cho đề tài Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các bản đồ để đối chiếu, so sánh tìm

ra không gian, vị trí rồi phân tích hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa

7.3 Phương pháp thực địa

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học, vì nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái nhìn khách quan trong quá trình nghiên cứu Đồng thời bổ sung được những nội dung, những thông tin mà các nghiên cứu trên tài liệu có thể chưa phản ánh được hết và kiểm

chứng những kết quả đó

Công tác ghi chép, mô tả cá đoạn bờ biển, cửa sông khu vực ven biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa luôn được tiến hành, từ đó giúp chúng ta hiểu biết hơn trong thực tế, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn Vì vậy phương pháp này ngày càng được chú trọng nhằm đạt kết quả nghiên cứu cao nhất

Khi nghiên cứu vấn đề này tôi đã may mắn được đi thực địa tại các tỉnh ven biển miền Trung trong chuyến đi thực địa học phần địa lý kinh tế xã hội của lớp K51- ĐHSP Địa Lý, năm học 2013-2014 Thời gian và điều kiện cho chuyến

đi còn nhiều hạn chế nhưng chuyến đi vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng

7.4 Phương pháp phân tích hệ thống

Phương pháp phân tích hệ thống là phương pháp khoa học giúp xử lí những vấn đề phức tạp, những vấn đề tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc Nó được vận dụng trong những trường hợp khi có nhiều mối quan hệ phải nghiên

Trang 12

cứu, nhiều đối tượng phải xem xét, nhiều yếu tố bất định phải tính đến, nhiều phương án cần cân nhắc, so sánh, lựa chọn trong khi lượng thông tin có thể không đầy đủ như mong muốn phương pháp phân tích hệ thống thường rất phù hợp để nghiên cứu quá trình xói lở - bồi tụ

8 Đóng góp của đề tài

Thanh Hóa được đánh giá là một trong những tỉnh xảy ra hiện tượng xói

lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông mạnh mẽ nhất cả nước Do đó, việc nghiên cứu các biến động của đới ven biển, bờ biển, cửa sông có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Từ kết quả nghiên cứu chúng ta có thể xác định được các tiềm năng, thế mạnh

và nguy cơ tiềm ẩn của các biến động địa chất, địa mạo Đây là mối quan tâm hàng đầu của khu vực nhằm quản lý hiệu quả hơn các vùng bờ biển, cửa sông và hướng tới phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường

Ngoài ra đề tài còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành địa lý nói riêng, để sau này vận dụng vào công tác giảng dạy ở phần địa lý tự nhiên Việt Nam và địa lý khu vực Bắc Trung Bộ

9 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài còn có phần nội dung gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương II: Hoàn cảnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến xói

lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa

Chương III: Hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Quan niệm về bờ biển, cửa sông

Hiện nay có khá nhiều quan niệm về không gian phân bố của vùng tiếp giáp giữa đất liền và biển dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như phạm vi ảnh hưởng của thủy triều, ranh giới xâm nhập mặn, thềm lục địa, giới hạn của vùng nước đục, nước trong của biển làm ranh giới ven bờ

Trên quan điểm tổng hợp và hệ thống, V.I Lymarev đã định nghĩa "Khu

bờ hay còn gọi là đới tương tác hiện tại giữa lục địa và biển là một dải tiếp giáp đất - biển không rộng lắm có bản chất độc đáo, tạo nên một lớp vỏ cảnh quan của Trái Đất và là nơi xảy ra mối tác động tương hỗ rất phức tạp và đối lập giữa thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển" còn "cửa sông là nơi các con sông đổ ra biển hoặc hồ chứa tạo nên sự chuyển tiếp giữa môi trường cửa sông

và môi trường của biển và cả hai đều có khả năng ảnh hưởng đến các thành phần của biển như thủy triều, sóng và độ mặn của nước"

Bản chất của sự phát sinh, phát triển của bất kì một quá trình nào trong tự nhiên đều là sự vận động nhằm giải quyết mâu thuẫn nội tại trong mối quan hệ giữa các quyển của Trái Đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển và sinh quyển cùng với các hoạt động của con người Sự tương tác giữa các đối tượng nhân tạo

và các bộ phận thuộc các quyển đòi hỏi phải xem xét chúng trong một hệ thống Một hệ thống gồm các đối tượng nhân tạo và các hợp phần thuộc địa quyển hợp thành một thể thống nhất gọi là địa hệ tự nhiên kĩ thuật (ĐHTNKT) Các tương tác trong ĐHTNKT làm cho thành phần, trạng thái và tính chất của môi trường

tự nhiên bị biến đổi do hoạt động của con người

Cũng như các quá trình khác trong tự nhiên, quá trình xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông là kết quả tương tác bên trong của hệ thống, là kết quả vận động của ĐHTNKT Cấu trúc hệ địa này bao gồm các hợp phần tự nhiên là các quyển của Trái Đất như: cấu trúc địa chất, tân kiến tạo, chế độ thủy, hải văn và hợp

Trang 14

phần kĩ thật chủ yếu là các hoạt động của con người Không gian đới ven biển chính là đới tương tác các hợp phần trong địa hệ Những tương tác trực tiếp quyết định sự phát sinh, phát triển của quá trình là tương tác giữa thủy quyển và thạch quyển Biểu hiện cụ thể của sự tương tác thủy - thạch đó là tác động sóng, gió thủy triều, nước dâng do bão đến đất đá, địa hình thềm bờ Ranh giới này xảy ra sự tương tác được xác lập thông qua độ sâu tương tác đối với hoạt động của sóng, gió, nước dâng do bão, thủy triều

Trong nghiên cứu xói lở - bồi tụ, độ sâu về phía biển thường được xác định dựa trên tác động động học của sóng tới đáy biển còn về phía lục địa, thường được lấy tại vùng sóng lên cao cực đại hàng năm Tuy nhiên phạm vi xảy ra sự tương tác và sự phân bố của các yếu tố cấu thành hợp phần tương tác thường không trùng nhau, đặc biệt đối với một khu vực nhạy cảm, dễ biến động như đới ven biển, cửa sông Không gian phân bố các yếu tố cấu thành hợp phần tương tác thường rộng hơn gấp nhiều lần so với đới tương tác giữa chúng Rất nhiều tác động chỉ xảy ra ở đới ven biển nhưng đó là kết quả tương tác của nhiều yếu

tố khác nhau trên toàn bộ lưu vực sông như: địa hình - địa mạo, dòng chảy sông ngòi, dòng bùn cát, lớp phủ thực vật và các hoạt động kinh tế của con người như: khai thác rừng, canh tác trên đất dốc, xây dựng các công trình điều tiết trên thượng nguồn Do đó phạm vi nghiên cứu của một số yếu tố tự nhiên, kĩ thuật của hợp phần trong địa hệ không chỉ bó hẹp trong đới ven biển mà còn mang tính chất khu vực rộng lớn hơn rất nhiều

1.1.2 Đặc điểm của đới ven biển, cửa sông

1.1.2.1 Tính chất

Tính đa dạng: Địa hệ đới ven biển luôn xảy ra sự tương tác phức tạp, đầy

đủ giữa các quyển của Trái Đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển

Tính nhạy cảm cao: Địa hệ đới ven biển luôn biến đổi, vận động do sự thay đổi của các hợp phần, thậm chí chỉ một hợp phần hoặc do trao đổi, tác động của yếu tố bên ngoài hệ thống

Trang 15

Tính tự điều chỉnh, thích ứng nhanh: nhằm thiết lập một cơ chế cân bằng mới, mỗi khi có sự thay đổi của cá hợp phần trong địa hệ

1.1.2.2 Sự tương tác trong địa hệ

Tương tác trực tiếp quyết định động thái của địa hệ và sự phát sinh, phát triển của hoạt động xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông không phải là sự tương tác giữa hai hợp phần tự nhiên và kĩ thuật như là ĐHTNKT thông thường khác, mà giữa hai quyển chính trong hợp phần tự nhiên, đó là thạch quyển và thủy quyển chẳng hạn như khi xây dựng các công trình trên đới bờ, có thể làm thay đổi chế

độ thủy động lực, gây xói lở - bồi tụ trên các hoạt động của sóng, trong trường hợp này tác động trực tiếp của các giải pháp công trình đến thạch quyển như quá trình nén chặt đất đá dưới móng công trình đê biển có tác động không đáng kể đến độ ổn định chung của khu vực

Tương tác các hợp phần trong địa hệ đều là tương tác đa chiều, có mối liên hệ nhân quả và chịu tác động tương hỗ lẫn nhau

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông trên thế giới

Biến động bờ biển tự nhiên bao gồm xói lở bãi cũng như vùng đất ven biển

và tích tụ trầm tích để tạo ra một vùng đất mới là hiện tượng tự nhiên trong quá trình tiến hóa vùng bờ biển, cửa sông Nó xảy ra sau những thay đổi về mực nước biển tương đối, khí hậu và các nhân tố khác trên những quy mô về không gian và thời gian khác nhau, từ các sự kiện theo thời gian địa chất đến các hiện tượng cực đoan trong khoảng thời gian ngắn Nó cũng có thể tăng lên bởi các hoạt động của con người hoặc là ngay tại bờ, hoặc trên các lưu vực sông, đặc biệt trên các lưu vực sông lớn, vốn có nguồn cung cấp một lượng trầm tích to lớn cho bờ biển như sông Amazon, sông Nil, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Kông, sông Hồng ở Việt Nam

Từ thời xa xưa, trước những biến động của tai biến xói lở và bồi tụ bờ biển, cửa sông con người đã biết tổ chức ngăn dòng để xây dựng các công trình

ở vùng triều để phục vụ nông nghiệp, thoát lũ, hạn chế úng ngập như người Hy Lạp xây dựng công trình bảo vệ thành Babilon cổ kính, người Hà Lan xây dựng

Trang 16

nhiều đập bờ bảo vệ làng mạc, thành phố để tránh ngập lụt từ phía biển, mà sau này trong tên nhiều thành phố lớn có thêm từ "Dams" (đập) như Amsterdam, Rotterdam đặc biệt là vào năm 1932 Hà Lan bắt đầu thực hiện dự án zuiderzee

ở phía Bắc với 32 km để cắt biển và ngăn dòng, chia thành 5 vùng nhỏ để cải tạo đất nông nghiệp và một hồ chứa để phục vụ du lịch, từ đó các quốc gia khác như Nga, Pháp, Mĩ lần lượt thực hiện các biện pháp để tăng cường công tác phòng chống xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông

Thế kỉ XXI được coi là thế kỉ của biển và đại dương đồng thời trước thảm kịch biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhiều vùng bờ biển, cửa sông sẽ bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và nó sẽ trở thành một trong những thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho cuộc sống của con người

1.2.2 Xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông ở Việt Nam

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải đối diện với hiện tượng bờ biển đang bị xói lở với cường độ mạnh, mực nước biển ngày càng dâng cao hơn Thiệt hại 17 tỉ USD/năm nếu nước biển dâng cao thêm 1 m Các nhà nghiên cứu môi trường vừa cảnh báo mũi Cà Mau nơi vẫn được xem là nơi có tốc độ lấn biển nhanh nhất nước ta, có năm lên tới 100 m đã và đang có những biểu hiện xói lở mạnh Tuy nhiên đây không phải là hiện tượng cá biệt, hầu hết đường bờ biển nước ta bị xói lở với cường độ từ vài mét đến vài chục mét mỗi năm và có

xu hướng tăng mạnh trong một thập niên gần đây

Quá trình xói lở đang diễn ra rất mạnh tại tất cả 28 tỉnh có bờ biển, nhưng với các mức độ khác nhau: khu vực xói lở mạnh nhất là đồng bằng Bắc Bộ - Thanh Hóa, đồng bằng sông Cửu Long, còn khu vực ổn định là vùng bờ Móng Cái - Hòn Gai, Rạch Giá - Hà Tiên, Nam Trung Bộ

Có khoảng 249 đoạn bờ bị xói lở, với tổng chiều dài 250 - 400 km Quá trình xói lở đang diễn ra ở hầu hết các kiểu cấu tạo có nền đá gốc, sỏi cát, sét, bùn sét, bùn cát trong đó chủ yếu là bờ cát, chiếm 82% trong tổng số bờ bị xói Trên 80 đoạn bờ đã có đê, kè, trồng cây vẫn tiếp tục bị xói Hơn 50% đoạn xói

có chiều dài hơn 1 km, gần 20% đoạn xói vào đất liền 500 m Có 30% đoạn xói

Trang 17

với tốc độ nhanh 10 m - 30 m/năm, có những đoạn tốc độ xói lên tới 100

m/năm

Phân vùng xói lở Việt Nam dựa vào địa hình, địa chất vùng bờ biển, các

yếu tố động lực biển (sông, dòng chảy, thủy triều, sóng, hướng vận chuyển bùn

cát ) và các đặc điểm hiện trạng xói lở chia ra thành 8 vùng sau:

- Vùng I: Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng)

- Vùng II: Đồ Sơn đến Nga Sơn (Thanh Hóa)

- Vùng III: Nga Sơn đến Đèo Ngang (Quảng Bình)

- Vùng IV: Đèo Ngang đến Mũi Ba Làng (Quảng Ngãi)

- Vùng V: Mũi Ba Làng đến Cà Ná (Ninh Thuận)

- Vùng VI: Cà Ná đến Vũng Tàu

- Vùng VII: Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau

- Vùng VIII: Mũi Cà Mau đến Hà Tiên (Kiên Giang)

Theo mức độ nguy hiểm về cường độ như tốc độ xói lở chia ra:

- Bờ xói lở yếu: <4 m/năm

- Bờ xói lở trung bình: 5 - 10 m/năm

- Bờ xói lở mạnh: 10 - 30 m/năm

- Bờ xói lở rất mạnh: >30 m/năm

Các bờ xói lở yếu là vùng bờ I, V, VIII, các bờ xói lở trung bình và mạnh là

vùng III, IV và VI, còn bờ xói lở mạnh và rất mạnh là vùng bờ II và VII Bên cạnh quá trình xói lở thường diễn ra vào mùa mưa thì quá trình bồi tụ

cũng diễn ra khá phổ biến tại các cửa sông, ven biển vào mùa khô Xói lở - bồi

tụ bờ biển, cửa sông đang thực sự gây nguy hại đến cơ sở hạ tầng, nhiều làng

xóm, ruộng vườn, đất canh tác đã bị sóng biển phá hủy

1.2.3 Xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông ở Bắc Trung Bộ

Vùng ven biển Bắc Trung Bộ bị biến động mạnh mẽ trong những năm gần

đây do hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông Các tai biến xói lở mạnh và

bồi lấp đã trở thành tai biến thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất

của dân cư ở các địa phương ven biển và nó không chỉ xảy ra trong những năm

Trang 18

có thời tiết không thuận lợi mà còn xảy ra cả những năm thời tiết tương đối bình thường

Hiện tượng xói lở- bồi tụ bờ biển diễn ra ngày càng gia tăng, theo viện nghiên cứu quản lí biển và hải đảo từ những năm 1991 trở lại đây khu vực Nghi Lộc, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Cửa Càn, Cửa Lò (Nghệ An), Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Phú Lộc, Phú Vang (Huế) bị xói xở nghiêm trọng

Còn cửa sông ở khu vực Bắc Trung Bộ được thành tạo trong bão hoặc lũ

và dịch chuyển theo hướng vận chuyển của dòng bùn cát ven bờ Do đặc điểm thành tạo nên các cửa sông Bắc Trung Bộ đa phần nhỏ hẹp nên thường xuyên bị bồi lấp và không ổn định như cửa Lạch Trường, cửa Hới (Thanh Hóa), cửa Lò, cửa Hội (Nghệ An), cửa Tùng, cửa Việt (Quảng Trị), cửa Tư Hiền, cửa Thuận

An (Thừa Thiên Huế) đã gây ra ách tắc các tuyến đường giao thông đường thủy, khó khăn cho tàu bè ra vào tránh gió mùa Đông Bắc, tránh bão và áp thấp nhiệt đới Đặc biệt khi các cửa sông bị bồi lấp, nước lũ chảy xuống nhanh và không thoát kịp đã gay ra nạn ngập úng rất nghiêm trọng cho các khu dân cư, không ít lần lũ lụt đã gây ách tắc các tuyến đường giao thông đường sắt, đường

bộ và nhất là tuyến đường quốc lộ 1A nối liền 2 miền Bắc - Nam

Trang 19

CHƯƠNG II: HOÀN CẢNH VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ

BỜ BIỂN, CỬA SÔNG TỈNH THANH HÓA 2.1 Hoàn cảnh tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lí

Thanh Hoá là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lí từ 19°18'B đến 20°40'B, và từ 104°22'Đ đến 106°05'Đ Điểm cực Bắc nằm ở xã Trung Sơn, phía Đông Bắc huyện Quan Hóa (giáp tỉnh Hòa Bình) nằm ở vĩ tuyến 20°40'B Điểm cực nam là xã Hải Hà gần bờ biển Tĩnh Gia (giáp Nghệ An) nằm ở vĩ tuyến

19°18'B Điểm cực Tây là núi Pha Long, xã Quang Chiểu huyện Mường Lát (giáp Lào) nằm trên kinh tuyến 104°22'Đ Điểm cực Đông ở xã Nga Điềm huyện Nga Sơn (giáp Ninh Bình) trên kinh tuyến 106°06'Đ

Lãnh thổ về phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, với đường danh giới dài 175 km Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Nghệ An, với đường gianh giới dài 160 km Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào) với đường biên giới dài 192 km và phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102 km

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn của vùng Bắc Trung Bộ và của nước ta, diện tích tự nhiên là 11.116,34 km2

chiếm 3,37% diện tích cả nước, đứng thứ 5 trong tổng số 63 tỉnh thành phố của cả nước và đứng thứ 2 trong số các tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ Bộ Thời lập nước đây là một bộ phận của nước Văn Lang, mang tên Cửu Chân Tiếp đó qua nhiều thời đại Thanh Hóa lần lượt mang tên Ái Châu, rồi Trại, Phủ, Trấn, Lộ Thanh Hóa

Thanh Hóa cũng là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất cả nước chỉ đứng sau TP Hà Nội, hiện nay tỉnh có 1 thành phố, 2 thị xã, 24 huyện với 584 xã, 20 phường, 30 thị trấn

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa của tỉnh 2 thị xã Bỉm Sơn nằm ở phía Bắc của tỉnh và Sầm Sơn nằm ở phía Đông của tỉnh ngày càng đóng vai trò quan trọng

Trang 21

Trong 24 huyện có 8 huyện đồng bằng (Thọ Xuân, Triệu Sơn, Đông Sơn, Nông Cống, Yên Định, Thiệu Hóa, Hà Trung, Vĩnh Lộc), 5 huyện ven biển (Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia), 11 huyện trung du và miền núi (Như Xuân, Như Thanh, Lăng Chánh, Bá Thước, Thạch Thành, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát)

Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, một vị trí rất thuận lợi Đường sắt và quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước Đường 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước Lào Hệ thống sông ngòi của Thanh Hoá phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra biển với 5 cửa lạch chính Hiện nay, cảng biển Nghi Sơn cho phép tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn ra vào dễ dàng,

là cửa ngõ của Thanh Hoá trong giao lưu quốc tế

Do vị trí địa lý, Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động

từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ Với sự tác động tổng hợp của các vùng trên, Thanh Hoá có thể huy động tốt các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu của các vùng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam

2.1.2 Địa hình, địa chất

Địa hình Thanh Hóa khá phức tạp, bị chia cắt nhiều, nghiêng và thấp dần theo hướng Tây - Đông Từ Tây sang Đông có các dải địa hình núi và trung du, đồng bằng và ven biển

Địa hình núi và trung du: gắn với hệ thống núi cao phía Tây Bắc và hệ thống núi Trường Sơn ở phía Nam Đó là dải địa hình nằm ở rìa ngoài của miền

tự nhiên Tây Bắc đang được nâng cao lên, tiếp giáp với vùng sụt võng là các đồng bằng châu thổ Đây là những khu vực thấp, uốn nếp được cấu tạo bằng các loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích (đá phiến vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết ) đến các đá phun trào (Xpilit, Eiolit, Bazan), đá xâm nhập (Granit), đá biến chất

Trang 22

(đá hoa) chúng nằm xen kẽ với nhau, có khi lại lồng vào nhau và điều đó làm cho cảnh quan thay đổi không ngừng

Địa hình núi có độ cao trung bình 600 - 700 m so với mực nước biển, độ dốc trên 25°, ở đây có các đỉnh núi cao như Tà Leo (1291 m) nằm phía tả ngạn sông Chu Dạng địa hình núi và trung du tập trung ở 11 huyện miền núi

Địa hình trung du có độ cao trung bình 150 - 200 m so với mực nước biển,

độ dốc từ 12° - 20° chủ yếu là các đồi thấp, sườn thoải

Đồng bằng có diện tích 162,34 ha, được hình thành và phát triển do sự bồi

tụ của các hệ thống sông như sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Hoạt Phân

bố chủ yếu ở các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương và một phần của Tĩnh Gia, Nga Sơn,

Tp Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn

Đồng bằng Thanh Hóa được cấu tạo bởi đất phù sa hiện đại, trải ra trên mặt rộng, hơi nghiêng về phía biển, về phía Đông Nam Rìa phía Bắc và Tây Bắc là dải đất cao được cấu tạo bởi phù sa cũ của sông Mã, sông Chu cao từ 1 - 15 m Trên bề mặt đồng bằng có một số đồi núi có độ cao trung bình từ 200 - 300 m, được cấu tạo bởi nhiều loại đá khác nhau, từ đá phun trào cho đến đá vôi, đá phiến Dạng địa hình đồng bằng này có ý nghĩa rất lớn về du lịch và là điều kiện

để hình thành các vung chuyên canh cây công nghiệp

Dạng địa hình ven biển có diện tích 110.655 ha phân bố chủ yếu ở Sầm Sơn và các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia Trên địa hình này có vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa Sông Mã, sông Yên vùng đất cát ven biển nằm phía trong các bãi cát, có độ cao trung bình từ 3 - 6

m Ở phía nam Tĩnh Gia chúng có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển

Bờ biển Thanh Hóa là bờ biển phẳng có thềm lục địa tương đối nông và rộng Ở Bắc Nga Sơn phù sa sông Đáy làm cho đất liền tiến ra biển với tốc độ lớn Nhưng từ Nga Sơn trở vào các bãi cồn cát nhô ra biển lại với nhau tạo thành các bãi biển phẳng và dài cửa Lạch Trường, Sầm Sơn, Khoa Giáp

Trang 23

Sự phức tạp của địa hình, mang tính chất chuyển tiếp từ miền núi, trung du

và đồng bằng ở Thanh Hóa nói riêng và cả khu vực Bắc Trung Bộ nói chung đã tạo nên các trầm tích bồi tụ ở ven biển, cửa sông rất phong phú

2.1.3 Khí hậu

Thanh Hóa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô Đặc biệt trong mùa nóng còn có sự xuất hiện của gió Tây vào đầu mùa (hàng năm có tới 20 -

30 ngày có gió Tây khô nóng) Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 24°C ở vùng đồng bằng và trung du, giảm dần khi lên vùng núi và xuống còn 20°C (từ tháng XVII đến tháng III), tháng lạnh nhất là tháng I với nhiệt độ trung bình khoảng 17 - 18°C

Tổng lượng nhiệt cả năm đạt khoảng 8.600 - 8.700°C ở vùng đồng bằng và giảm xuống 8.000°C ở miền núi

Lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.800 mm Số ngày mưa từ 130 - 150 ngày/năm Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X Các tháng mưa nhiều là VIII, IX, X Mùa mưa tập trung đến 60 - 80% lượng mưa của cả năm nên dễ gây ra lũ lụt, xói lở nhất là những vùng địa hình thấp như các huyện ven biển

Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao ánh sáng dồi dào là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp Ở Thanh Hóa không chỉ có các cây trồng nhiệt đới mà còn có cả các cây á nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng trong hệ thống cây trồng Khí hậu Thanh Hóa cũng thường xuất hiện các hiện thượng thời tiết đặc biệt như bão, lũ lụt, áp thấp nhiệt đới về mùa mưa và hạn hán, nóng bức về mùa khô gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của con người

2.1.4 Thủy văn

Thanh Hóa có 20 sông lớn nhỏ chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam và 264 khe suối chằng chịt thuộc 4 hệ thống sông chính: sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt Tổng chiều dài các hệ thống sông là 881 km, tổng diện tích lưu vực: 39.756 km2 tổng lượng nước trung bình hàng năm: 19.520 tỉ m3 Với trữ

Trang 24

lượng nước mặt này nếu được điều tiết tốt thì có thể phục vụ đầy đủ nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống Sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, tạo ra tiềm năng thủy điện khá lớn Riêng sông Mã có trữ lượng điện năng đạt 12 tỉ kwh

Sông Mã bắt đầu từ vùng núi cao Điện Biên chảy qua Sầm Nưa (Lào) rồi vào địa phận Thanh Hóa ở Mường Lát Từ nguồn đến Cẩm Thủy, sông chảy ào

ạt, khi thì qua những ghềnh đá lởm chởm, khi thì uốn khúc rộng ra để lộ những bãi cát trắng dài Sau khi tiếp nhận sông Chu, sông chia thành 3 nhánh (sông Đò Lèn, sông Lạch Trường, sông Mã) và đổ ra biển Đông Sông Mã có chiều dài

242 km với diện tích lưu vực 900 km2

Sông Chu thuộc hệ thống sông Mã, có chiều dài 135 km Trên sông chu có đập Bái Thượng 170 m, tưới cho vài chục vạn ha đất nông nghiệp của vùng Sông Hoạt chảy qua địa phận bắc Hà Trung và Nga Sơn, với chiều dài 55

km và lưu vực rộng 250 km2, đổ ra biển qua cửa Đáy

Sông Bạng chảy qua huyện Như Xuân, Tĩnh Gia rồi đổ ra cửa Bạng Sông này dài 34,5 km, lưu vực rộng 236 km2

. Sông Yên kéo dài 89 km, lưu vực rộng 1.850 km2 đổ ra biển qua cửa Lạch Ghép.

Hệ thống sông ở Thanh Hóa đóng vai trò quan trọng về mặt tự nhiên, đó là việc bồi tụ nên dải đồng bằng Thanh Hóa và hình thành nên các dạng địa hình ven biển, cửa sông Ngoài ra cũng thường xuyên chịu tác động của tai biến xói

lở và bồi tụ

Ngoài hệ thống sông ngòi Thanh Hóa còn có 102 km đường bờ biển chạy dài từ cửa Đáy (Ninh Bình) đến Đông Hồi (Tĩnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích 1,7vạn km2

Dọc bờ biển đó có 5 của lạch lớn: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Ghép Các cửa lạch này tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, cho tàu thuyền đánh cá ra vào Vùng cửa lạch và những bãi bồi thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, trồng cói và trồng cây chắn sóng

Trang 25

Đáy biển vùng gần bờ là dải cát thoải, bằng phẳng Ở đây có một số vụng (vụng Gầm ở Sầm Sơn, vụng Quyền, vụng Thủi, vụng Biên ở Tĩnh Gia) và các đảo (Hòn Nẹ, Hòn Mê) là điều kiện thuận lợi cho sự cư trú của các loài hải sản quý hiếm, đồng thời cũng là vùng trú ẩn an toàn cho tàu thuyền đánh cá, vận tải Ven biển còn có những cảnh quan hấp dẫn về du lịch, tắm biển như bãi tắm Sầm Sơn, Ba Làng, bán đảo Biện Sơn Ven biển Thanh Hóa có 8.000 ha bãi triều là

cơ sở để nuôi trồng thủy sản nước lợ Diện tích nước mặn khoảng 10.000 ha có thể nuôi cá song, cá cam, ngọc trai, tôm hùm, phân bố chủ yếu ở đảo Hòn Mê, Biện Sơn

2.1.5 Đất đai

Thanh Hóa có 10 nhóm đất với 28 loại khác nhau, trong đó có các nhóm đất có diện tích tương đối lớn là đất đỏ vàng, đất phù sa bồi tụ, đất mặn, đất cát Nhóm đất đỏ vàng có 647,7 nghìn ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện trung du, miền núi Nhóm đất này thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, đồng cỏ chăn nuôi và cho lâm nghiệp

Nhóm đất phù sa bồi tụ có 144,3 nghìn ha, chiếm 13% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng ven biển, nằm trong khu vực nghiên cứu Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có 18,3 nghìn ha, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu vực trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng của Nông Cống, Yên Định, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Đông Sơn

Nhóm đất bạc màu có 14,7 nghìn ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên có thể cải tạo để đưa vào sản sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp

Nhóm đất mặn có 16,3 nghìn ha, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh chủ yếu dùng để trồng rừng ngập mặn và trồng cói

Nhóm đất cát có 17,7 nghìn ha, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển, nằm hoàn toàn trong khu vực nghiên cứu

Trang 26

bò sát và lưỡng cư như: trăn, kì đà, tê tê, rùa và một số loài chim như bồ câu rừng, chim ngói, bồ nông, vạc, cò nhiều loài tôm, cá, trai, ốc

Rừng giàu và trung bình hiện chỉ còn phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào và vùng Bù Man, Bù Kha trên độ cao 700 - 1200 m, gần các trục giao thông và khu dân cư thường là rừng nghèo, đặc biệt là rừng ngập mặn và rừng phi lao chắn gió ven biển

2.2 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội

Mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh 306 người/km2 (2010), cao hơn mức trung bình của cả nước Dân cư phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi Miền đồng bằng và duyên hải ven biển mật độ dân số 813 người/km2

(2010) còn miền núi mật độ dân số chỉ đạt 107 người/km2

(2010)

Thanh Hóa là tỉnh có thành phần dân tộc khá đa dạng trong đó chủ yếu là người kinh (82,3%) sinh sống chủ yếu ở các huyện, các Tx, thành phố đồng

Trang 27

(10,1%), Thái (6,6%), Hmông (0,4%), Thổ (0,3%) các dân tộc này cư trú chủ yếu ở các huyện biên giới miền núi

Dân số đông nguồn lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội song dân số đông cũng là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đồng thời cũng gây sức ép với tài nguyên môi trường trong đó các hoạt động nhân sinh còn góp phần gia tăng các tai biến xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông cho các huyện, Tx ven biển của tỉnh Thanh Hóa

2.2.2 Kinh tế

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao và ổn định Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 11,3% cao hơn so với giai đoạn 2001 - 2005 (9,1%) và cao hơn mức trung bình của cả nước Tổng GDP năm 2010 gấp 1,7 lần năm 2005 GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 810 USD Giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thủy sản bình quân hàng năm tăng 2,7%, từ năm 2006 sản lượng lương thực hằng năm luôn đạt trên 1,5 triệu tấn Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp gấp hơn 2,1 lần so với năm 2005 Giá trị gia tăng ngành công nghiệp xây dựng bình quân giai đoạn

2006 - 2010 đạt 15,9%

Dịch vụ phát triển đa dạng, có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng Giá trị tăng thêm bình quân hàng năm tăng 12,3% Thương mại phát triển theo hướng ngày càng văn minh, thuận tiện Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hàng năm tăng 22,66% Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng ngày càng tăng

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khai thác phát huy được những lợi thế của tỉnh và đáp ứng được những yêu cầu của thị trường Trong 5 năm (2006 - 2010): Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu GDP đã giảm từ 32,3% xuống 24,1% Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 34,6% lên 41,5% Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 33,1% lên 34,4% Trong nội bộ của từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch theo hướng tích cực:

Trang 28

tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp và tỷ trọng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng cao

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ từng bước được chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực tăng trưởng, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa

Nền kinh tế Thanh Hóa được huy động vốn cho đầu tư phát triển khá cao, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng được tăng cường: từ (2006 - 2010) nguồn vốn đầu tư đạt 883.150 tỷ đồng Kết quả đầu tư làm tăng nhanh năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm mới, giá thành rẻ và thu hút thị trường trong nước và quốc tế

Lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa - xã hội có những chuyển biến quan trọng, an sinh xã hội được chăm lo, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện Quốc phòng an ninh được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế

xã hội cho vùng duyên hải ven biển nói riêng và toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung

Đối với vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực trực tiếp nghiên cứu gồm 6 huyện, Tx (Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tx Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia) với diện tích 1173,9 km2, dân số khoảng 1,1 triệu người (2010), chiếm 10,8% diện tích và 13,7% dân số toàn tỉnh Mật độ dân số đạt 937 người/km2

Đây là vùng có ưu thế về phát triển thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp và

du lịch Mạng lưới giao thông vận tải đường bộ và đường sắt đều thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong tỉnh, các tỉnh khác và các nước bên ngoài Nơi đây có điều kiện để xây dựng cảng nước sâu Nghi Sơn gắn với sự phát triển khu công nghiệp tập trung

Năm 2009 vùng ven biển Thanh Hóa đã đóng góp 18,8% vào GDP của toàn tỉnh Các ngành sản xuất chính như: chăn nuôi thủy sản, công nghiệp chế

Trang 29

cao sản ở Hoằng Hóa, Quảng Xương, vùng chuyên canh lạc ở cả 5 huyện, vùng tập trung đay, cói ở huyện Nga Sơn Phát triển đàn lợn theo hướng nạc hóa, chăn nuôi vịt truyền thống, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản mà trọng tâm là nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh Về công nghiệp xây dựng: Xây dựng khu công nghiệp tập trung Nghi Sơn - Tĩnh Gia chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản, cơ khí đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền gắn với cảng nước sâu

Có thể thấy rằng bên cạnh việc khai thác các nguồn lợi kinh tế từ biển, các huyện, Tx ven biển tỉnh Thanh Hóa cũng cần xây dựng chính sách, biện pháp phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là tai biến xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên biển Đông, năm 1996, NXB đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí tự nhiên biển Đông
Nhà XB: NXB đại học quốc gia Hà Nội
2. Báo cáo Tình hình thực hiện công tác quản lí và bảo vệ môi trường năm 2010 tỉnh Thanh Hóa - Sở TNMT, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thực hiện công tác quản lí và bảo vệ môi trường năm 2010 tỉnh Thanh Hóa
3. Nguyễn Biểu, Đặc điểm địa chất miền Trung Việt Nam, năm 2008, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm địa chất miền Trung Việt Nam
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
5. Nguyễn Văn Cƣ, phạm Huy Tiến, Sạt lở bờ biển miền Trung Việt Nam, năm 2003, NXB khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sạt lở bờ biển miền Trung Việt Nam
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
6. Dự án độc lập cấp nhà nước KHCN - 5A, Nghiên cứu dự báo phòng chống sụt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dự báo phòng chống sụt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa
7. Nguyễn Dƣợc, Sổ tay thuật ngữ địa lí, năm 2008, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay thuật ngữ địa lí
Nhà XB: NXB giáo dục
8. Đỗ Thị Minh Đức, Nghiên cứu sự hình thành và biến đổi quá trình bồi tụ và xói lở ở đới ven biển Thái Bình - Nam Định, năm 2007, Luận văn tiến sỹ địa chất, trường đại học Mỏ - Địa Chất Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự hình thành và biến đổi quá trình bồi tụ và xói lở ở đới ven biển Thái Bình - Nam Định
9. Trịnh Thế Hiếu, Hiện trạng và sự báo sự biến động bờ biển và cửa sông ven biển Việt Nam, năm 2007, Tuyển tập báo cáo hội nghị 60 năm địa chất Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và sự báo sự biến động bờ biển và cửa sông ven biển Việt Nam
10. Vũ Tự Lập, Địa Lí tự nhiên Việt Nam, năm 2011, NXB đại học sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa Lí tự nhiên Việt Nam
Nhà XB: NXB đại học sƣ phạm
11. Phạm Văn Ninh, Lê Xuân Hồng, Hiện trạng nghiên cứu xói lở bờ biển huyện Hải Hậu, năm 2005, Báo cáo hội thảo bồi tụ - xói lở ven bờ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng nghiên cứu xói lở bờ biển huyện Hải Hậu
12. Nguyễn Văn Phái, Địa mạo khu bờ biển Trung Bộ, năm 1996, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa mạo khu bờ biển Trung Bộ
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật
13. Phạm Đức Tiến, Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh, năm 2005, NXB khoa học kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
Nhà XB: NXB khoa học kĩ thuật
4. Cục thống kê Thanh Hóa, Niên giám thống kê 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Xói lở bờ biển Tx Sầm Sơn - nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa
Hình 3.1 Xói lở bờ biển Tx Sầm Sơn (Trang 30)
Bảng 3.1:  Xói lở bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa - nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.1 Xói lở bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa (Trang 31)
Hình 3.2: Bãi bồi mới được hình thành - nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa
Hình 3.2 Bãi bồi mới được hình thành (Trang 35)
Hình 3.3: Đê biển xã Quảng Cư bị phá hủy sau bão - nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa
Hình 3.3 Đê biển xã Quảng Cư bị phá hủy sau bão (Trang 36)
Bảng 3.2: Diện tích bồi tụ - xói lở khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa - nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.2 Diện tích bồi tụ - xói lở khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa (Trang 38)
Hình 3.4: Các tác nhân xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông - nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa
Hình 3.4 Các tác nhân xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông (Trang 40)
Hình 3.5: Hội chữ thập đỏ kiểm tra rừng ngập mặn huyện Nga Sơn - nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa
Hình 3.5 Hội chữ thập đỏ kiểm tra rừng ngập mặn huyện Nga Sơn (Trang 50)
Hình 3.6: Đoạn đê biển mới được xây dựng tại huyện Tĩnh Gia - nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa
Hình 3.6 Đoạn đê biển mới được xây dựng tại huyện Tĩnh Gia (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w