Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc Trần Đình Lý 2003 đưa ra định nghĩa "Đất trống đồi núi trọc là những vùng đất chưa có thảm thực vật cây gỗ là chủ yếu hoặc đã có nhưng đã bị t
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường sống và nền kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia Giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, phòng chống ô nhiễm và thiên tai là những tác dụng chính của rừng Vì vậy, cho đến nay nhiều nước trên thế giới đã coi tác dụng bảo vệ môi trường của rừng lớn hơn nhiều so với giá trị kinh tế của nó
Tuy nhiên sức ép về kinh tế và dân số đã và đang dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là nạn chặt phá rừng bừa bãi Tình hình đó làm cho nguồn tài nguyên có thể tái tạo được như rừng và đất rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, môi trường rừng nói riêng và môi trường sống nói chung bị suy thoái nghiêm trọng Thảm thực vật rừng thoái hoá kéo theo quá trình suy thoái của đất do xói mòn, rửa trôi Đất rừng ở nhiều nơi bị hoang hóa trở thành những vùng đất trống đồi trọc, giảm sức sản xuất của đất Trên những vùng đất đó, tiềm năng sản xuất đều giảm, năng suất cây trồng không cao, chức năng bảo vệ đất, bảo vệ môi trường cũng bị suy giảm Các nhà khoa học đã nhận định mất rừng dẫn đến trọc hoá đất đai là nguyên nhân chính gây ra các thảm họa như thiên tai, bão lụt và hạn hán Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, tính đến đến ngày 31/12/2008 diện tích rừng trên toàn quốc là 12,9 triệu ha, đạt độ che phủ 38,7%; tổng diện tích đất trống đồi núi trọc khoảng hơn 5 triệu ha chiếm 13,01% diện tích đất
tự nhiên và chiếm 35,1% diện tích đất có rừng Ngoài diện tích đất trống đồi núi trọc đã quy hoạch cho lâm nghiệp còn có một số diện tích đất trống trọc đang được sử dụng trong nông nghiệp chưa được thống kê một cách cụ thể Phần lớn diện tích đất trống trọc phát sinh từ các hệ sinh thái rừng đã bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau nhưng vẫn còn tiềm năng cho sản xuất và phủ xanh Vấn đề đặt ra là thực hiện như thế nào để phát huy hiệu quả và tiềm năng vốn có của chúng Nghĩa là cần có những đánh giá chính xác hiện trạng,
Trang 2nhu cầu và điều kiện kinh tế của từng địa phương để từ đó xác định chiến lược phủ xanh đúng đắn
Huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên là một huyện miền núi có tỷ lệ diện tích đất trống trọc khá cao so với diện tích đất tự nhiên Điều này có ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai Để góp phần khắc phục những tồn tại nói trên, chúng
tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc
Trần Đình Lý (2003) đưa ra định nghĩa "Đất trống đồi núi trọc là những vùng đất chưa có thảm thực vật cây gỗ là chủ yếu hoặc đã có nhưng đã bị tàn phá mà trên đó chỉ còn là những trảng cỏ, trảng cây bụi hoặc các loại cây ăn quả, cây công nghiệp hay đồng cỏ chăn nuôi bị thoái hóa, năng suất thấp, không ổn định" Đây là định nghĩa đầu tiên về đất trống đồi trọc ở nước ta Tác giả cũng đã căn cứ vào thành phần thực vật, cấu trúc phẫu diện và độ phì của đất, phân chia đất trống đồi trọc ở nước ta thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm I: Gồm những diện tích do rừng bị khai thác kiệt, hoặc do bị đốt, chặt phá rừng để trồng cây nông nghiệp sau 2-3 vụ (đôi khi hơn) rồi
bỏ hóa
- Nhóm II: Là các loại đất trống đồi trọc được hình thành do rừng bị chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị xói mòn rửa trôi hóa mạnh
- Nhóm III: Gồm các bãi cát ven biển và nội đồng, các loại núi trọc trơ sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng hoặc đất phát sinh chưa hoàn chỉnh [23]
1.2 Chiều hướng nghiên cứu
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.2.1.1 Nghiên cứu ở ngoài nước
Trung tâm nghiên cứu Quốc tế về nông lâm nghiệp (ICRAF) trong báo cáo hàng năm cho biết trong giai đoạn 1996-1998 đã nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc bằng nhiều giải pháp khác nhau Có thể nêu một số mô hình đã thực hiện như sau:
Tại châu Phi: gồm các nước Zambia, Tanzania, Zambabuwe Các mô
hình đã thực hiện:
Trang 4- Mô hình thảm cỏ luân phiên (Rotation woodlost) nhằm phủ xanh đất trong thời kỳ bỏ hoá Trong mô hình này, người ta đã dùng cây Điển
(Sesbaina sesban), một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) trồng để phủ xanh
đất trong thời kỳ bỏ hoang Sau 2-3 năm có thể khai thác làm củi Phần còn lại đốt hoặc để mục để tăng thêm chất mùn và chất dinh dưỡng cho đất
- Mô hình trồng cây gỗ + cây ăn quả đa tầng (Multitistrata) Trong mô hình này, các loài cây trồng chủ yếu là cây bản địa sẽ tạo ra một hệ thống trồng trọt bền vững có nhiều sản phẩm và tăng thu nhập
- Mô hình chăn nuôi lâm sinh (Silvopastoral) bằng việc tạo ra thảm cỏ chăn nuôi dưới tán rừng thứ sinh
Tại châu Mỹ La Tinh: gồm các nước Brazil, Peru, Mexico Các mô hình
đã xây dựng đều nhằm mục đích bảo đảm an toàn lương thực và phủ xanh đất trống trọc Những mô hình đã thực hiện gồm:
- Mô hình trồng trọt cải tạo vườn nhà (Homgarden)
Mô hình nông lâm kết hợp đa tầng, nhiều sản phẩm (Multistrata), trồng cây ăn quả với cây lấy gỗ theo mô hình đa loài nhiều tầng Năm 1968, F.A Bazzaz nghiên cứu quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật trên đất sau trồng trọt bị bỏ hoang ở vùng núi cao Shawnee, Illions (Mỹ) [40]
Tại châu Á: gồm các nước Malaysia, Thái Lan và Việt Nam Các mô hình đã thực hiện là:
- Nghiên cứu sử dụng tri thức bản địa trong canh tác phủ xanh để bảo vệ đất và tăng thu nhập cho hệ nương rẫy
- Mô hình nông lâm kết hợp để cải tạo thảm cỏ tranh (Imperata cylindrica)
- Mô hình trồng cây trên đỉnh đồi để chống xói mòn
- Mô hình trồng cây họ đậu trong việc phủ xanh cải tạo đất
- Mô hình sử dụng độ tàn che của cây họ đậu để kiểm soát cỏ dại
Những nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện: phương pháp xây dựng mô hình nông lâm kết hợp (CH.Trachummok, 1982; L Roche, 1982),
Trang 5đào tạo và huấn luyện kỹ năng xây dựng mô hình nông lâm kết hợp để phủ xanh đất trống đồi trọc (R.F Fisher, 1991) Năm 1992, T.Tiunei và cộng
sự nghiên cứu về phục hồi thảm thực vật thứ sinh trên đất sau nương rẫy
ở Mengla - XiSuang banna (Trung Quốc) đã cho thấy, sau 10 năm rừng phục hồi có 3 tầng: tầng cây gỗ ưu thế, tầng cây bụi, dưới cùng là tầng
cỏ và dây leo [42]
1.2.1.2 Nghiên cứu ở trong nước
Công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở nước ta đã được thực hiện
từ những năm 1960 Đến năm 1980 thực sự trở thành vấn đề cấp bách Điều
đó được thể hiện qua nhiều chương trình dự án đã và đang thực hiện:
- Dự án PAM - phủ xanh đất trống đồi núi trọc
- Chương trình 327 - trồng rừng phòng hộ
- Dự án trồng rừng trên đất cát biển Nam Trung Bộ Việt Nam (PACSA)
- Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn JBIC tại 5 tỉnh miền Trung
- Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng do Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá X ngày 29/7/1997
- Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước "Phủ xanh đất trống đồi núi trọc" mã số 04A (1986-1990) do Bộ Lâm nghiệp chủ trì
- Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước "Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp" mã số KN03 (1990-1995), Bộ Lâm nghiệp chủ trì
Theo hướng nghiên cứu này, Trung tâm Khoa học Tự nhiên nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã đầu tư một số đề tài nghiên cứu như:
- Nghiên cứu xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc miền núi Nghệ An (1993-1997), GS TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở Bắc Trung Bộ (1997-1999), GS TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo, sử dụng hợp
lý hệ sinh thái vùng cát huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (1999-2000), GS TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm
Trang 6- Nghiên cứu các giải pháp trồng rừng ở vùng núi đá vôi các tỉnh biên giới bằng các loài cây gỗ quí bản địa (1998-2002), GS TSKH Nguyễn Tiến Bân làm chủ nhiệm
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo hệ sinh thái vùng cát ven biển Gio Linh, Quảng Trị (2001-2003), GS TSKH Trần Đình
Lý làm chủ nhiệm
Ngoài các chương trình trên, còn có nhiều đề tài cấp cơ sở thuộc các viện nghiên cứu chuyên ngành như: Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã và đang được thực hiện
1.2.2 Xu hướng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc
Do quá trình quản lý chưa bền vững, độ che phủ của rừng Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động Chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá mức Năm 1943, với diện tích 15 triệu ha, rừng có độ che phủ 43% diện tích đất tự nhiên, nhưng ba mươi năm chiến tranh với nhiều nguyên nhân khác nhau, đã làm cho diện tích của rừng thu hẹp khá nhanh, đến năm 1993 chỉ còn lại 9,5 triệu ha, che phủ 28% diện tích đất tự nhiên [41]
Trong những năm gần đây, do có chủ trương trồng rừng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, đến cuối năm 1999 độ che phủ rừng đạt 33,2% Theo thống kê năm 2003, diện tích rừng đến cuối năm 2002
đã đạt 35,5% diện tích tự nhiên [41]
* Giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Trước đây quan niệm phủ xanh là trồng rừng trên đất trống đã bị mất hoặc chưa có rừng Nhưng đến đầu những năm 1980, cùng với trồng rừng, các biện pháp khác như nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đều được coi là phủ xanh đất trống đồi trọc
Như vậy, phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ có trồng rừng, mà nó còn
có giải pháp khác đó là thực hiện canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vườn rừng, đồng cỏ chăn nuôi
Trang 7* Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng
Đối với việc trồng rừng (rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) bằng các loài cây nhập nội, các nghiên cứu thường tập trung vào việc tuyển chọn và khảo nghiệm giống, nghiên cứu điều kiện lập địa, phương thức trồng, sinh trưởng phát triển của các loài, cấu trúc rừng phục vụ cho công tác chăm sóc tu bổ
Đối với việc trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ và bảo vệ môi trường, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu phục hồi các hệ sinh thái rừng nhiệt đới theo hướng đa loài nhiều tầng bằng các loài cây bản địa
* Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng
Cho tới nay, khoanh nuôi phục hồi rừng đang là một giải pháp tích cực để tăng nhanh độ che phủ rừng của nước ta Vấn đề này đã được nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc ban hành 2 qui phạm nhằm lợi dụng năng lực tái sinh tự nhiên cho phục hồi rừng: Qui phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất và rừng đặc dụng (QPN 14 - 92) và Qui phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21 - 98)
*Phủ xanh đất trống đồi núi trọc băng các giải pháp nông lâm kết hợp
Từ những năm 1980, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng mô hình nông lâm kết hợp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Nguyễn Xuân Đợt (1984) sử dụng đất trống đồi núi trọc theo phương thức nông lâm kết hợp nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng lao động và tài nguyên rừng phục vụ các nhiệm vụ kinh tế xã hội bảo vệ môi trường
Lâm Công định (1982, 1984) đã có một số công bố trong đó trình bày cơ
sở khoa học và cơ cấu sản xuất nông lâm kết hợp và giới thiệu một số mô hình nông lâm kết hợp có thể thực hiện ở các tỉnh miền núi để phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Theo hướng xây dựng mô hình kinh tế môi trường, Nguyễn Hải Tuấn và cộng sự (1993) đã nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế môi trường bền vững
Trang 8ở vùng thượng nguồn sông Trà Khúc Lê Trần Chấn (1994) xây dựng mô hình nông lâm kết hợp 3 tầng: tầng vượt tán là cây công nghiệp, tầng ưu thế sinh thái là Cam bù và tầng dưới tán là cây ưa bóng đa tác dụng
Phan Anh (2004) đã xây dựng mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC), mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR) nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc ở Bản dân tộc Vân Kiều - Phú Lộc - Thừa Thiên Huế Trên cơ
sở kết qủa đạt được tác giả đã đề xuất giải pháp phát triển vườn cây lâu năm theo hướng vườn đồi, vườn rừng, phát triển lâm nghiệp theo hướng nông nghiệp để làm vườn đồi vườn rừng
1.2.3 Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu
Tại Thái Nguyên, công tác phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu được thực hiện qua các chương trình do Nhà nước đầu tư: Dự án trồng rừng PAM,
Dự án trồng rừng 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng Ngoài ra còn
có các dự án do địa phương thực hiện như: Dự án rừng đặc dụng Thần Sa - Phượng Hoàng, Dự án ATK Định Hoá, Dự án đầu tư trồng 5000 ha rừng nguyên liệu cho nhà máy Ván dăm thuộc tỉnh Thái Nguyên
Những nghiên cứu về phủ xanh đất trống đồi trọc còn rất hạn chế Có thể nêu lên một số công trình đã thực hiện như sau:
Đặng Kim Vui (2002) - Nghiên cứu đặc điểm về cấu trúc rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên Kết quả cho thấy khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật trong khu vực là không lớn, vì vậy cần có giải pháp chăm sóc tu bổ
Lê Ngọc Công (2003) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và khả năng phục hồi tự nhiên của các quần xã thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Thái Nguyên Theo tác giả khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật trên đất sau nương rẫy phụ thuộc rất nhiều vào mức độ thoái hoá đất, nguồn giống
và điều kiện lập địa [13]
Trang 9Lê Đồng Tấn (2007) – Đã có công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống trọc tại Thái Nguyên - Bắc Kạn Theo tác giả mô hình phủ xanh bằng khoanh nuôi phục hồi rừng đã mang lại hiệu quả sinh thái cao đó là tại ra được thảm thực vật đa dạng có khả năng bảo vệ đất, bảo vệ mô trường, nhưng về hiệu quả kinh tế thì không cao Trong khi mô hình vườn rừng và mô hình trồng rừng sản xuất đã măng lại lợi nhuận cao, góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống cho người dân địa phương Cũng tác giả và và cộng sự, trong hai năm (2006-2007), đã thực hiện
đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất các giải pháp và qui trình phủ xanh đất tróng đồi núi trọc tại Thái Nguyên Bắc Kạn” Kết quả nghiên cứu là những dẫn liệu quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất trống trọc, hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống trọc làm
cơ sở cho việc xây dựng qui trình phủ xanh đất trống trọc tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn Tuy nhiên theo tác giả, quả đạt được mới là bước đầu và cần tiếp tục được nghiên cứu bổ sung Đối với Thái Nguyên, các nghiên cứu chủ yếu thực hiện tại các huyện Đại Từ, Phú Lương và Định Hoá
Tại Đại Từ, công tác phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu được thực hiện qua các chương trình do Nhà nước đầu tư: Dự án trồng rừng PAM, Dự án trồng rừng 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng thông qua dự án 661
Từ những phân tích trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Trên thế giới những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu là xây dựng mô hình nông lâm kết hợp theo hướng đa loài, nhiều tầng, nhiều sản phẩm, cải tiến các hệ canh tác nông lâm nghiệp bằng việc sử dụng các loài cây đa chức năng (trong đó chủ yếu là cây họ đậu) để tăng năng suất cây trồng và bảo vệ đất
Ở trong nước, phủ xanh đất trống đồi núi trọc là nhiệm vụ cấp thiết Điều
đó được thể hiện qua các chương trình đầu tư cho trồng rừng của Nhà nước, các chương trình nghiên cứu từ cấp Nhà nước đến cấp Bộ, cấp cơ sở đã và đang thực hiện tại các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học
Trang 10Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được công bố Phần lớn các công trình là những bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học, tuyển tập các công trình nghiên cứu của các Hội thảo, báo cáo của các đề tài nghiên cứu khoa học nhưng chưa có chuyên khảo nào về lĩnh vực này
Các nghiên cứu đã tập trung theo 3 hướng giải pháp: phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng, phủ xanh đất trống trọc bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các giải pháp NLKH.Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc phủ xanh đất trống đồi trọc nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề thời sự cần được giải quyết như sau:
- Trước hết, đó là việc định lượng, đưa ra tiêu chí xác định và đánh giá một cách chính xác về diện tích và tiềm năng đất trống đồi trọc Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với công tác quy hoạch và thực hiện các giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc hiện nay ở nước ta Như trên đã trình bày, Bộ NN&PTNT đã xếp tất cả các trạng thái thực bì từ Ia đến Ib, Ic, núi đá không cây, bãi cát, bãi bồi vào đất trống trọc Nghĩa là chỉ căn cứ vào hiện trạng thảm thực vật, còn đất đai - một số điều kiện quyết định sự sinh trưởng và phát triển của thực vật lại chưa được quan tâm Điều đó đã gây ra khó khăn cho các địa phương khi thực hiện giao đất giao rừng và thực hiện phủ xanh
- Cho đến nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành 2 quy phạm: Quy phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất và rừng đặc dụng (QPN 14 - 92)
và Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21 - 98) Nhưng việc thực hiện các quy phạm này còn rất nhiều bất cập Trong đó chủ yếu là quy trình thực hiện như thế nào cho đúng và phù hợp với mỗi vùng, mỗi địa phương
- Những nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu tập trung vào khâu kỹ thuật Ví dụ: đối với các mô hình nông lâm kết hợp là tuyển chọn loài cây, thiết kế xây
Trang 11dựng mô hình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Đối với các mô hình khoanh nuôi là các biện pháp lâm sinh (phát tỉa, trồng dặm) nhằm nâng cao năng suất
và chất lượng rừng Trong khi những nghiên cứu về yêu cầu xã hội, quy trình thực hiện, quyền lợi nghĩa vụ của người dân, đầu tư về khoa học kỹ thuật, về vốn còn chưa được quan tâm thích đáng Những thiếu sót này là những nguyên nhân làm cho các mô hình ít đi vào cuộc sống và thường thất bại sau khi hết kỳ hạn của chương trình, dự án
- Các giải pháp phủ xanh cho từng đối tượng chưa rõ ràng, dẫn đến hiệu quả không cao Thực tế cho thấy có những vùng đất trống đồi trọc nếu phủ xanh bằng giải pháp nông lâm kết hợp, làm kinh tế trang trại thì sẽ cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với khoanh nuôi phục hồi rừng Nhưng cũng có những khu vực nếu phủ xanh bằng giải pháp làm kinh tế trang trại, vườn rừng hay nông lâm kết hợp thì sẽ thu được lợi nhuận rất cao hơn, nhưng vì tính cấp thiết thì cần phải phủ xanh bằng phục hồi rừng Đây cũng là vấn đề tồn tại cần được giải quyết
Tất cả những nội dung trên đã được đề cập đến trong báo cáo năm 2005 của Bộ NN&PTNT trình Chính phủ về việc thực hiện chương trình trồng mới
5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 – 2004
Trang 12Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu khoa học
Nghiên cứu hiện trạng, xác định nguyên nhân , đánh giá tiềm năng và khả năng phủ xanh đất trống đồi núi trọc; thống kê và đánh giá hiệu quả của các mô hình làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc ở 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
2.1.2 Mục tiêu thực tiễn
Phần lớn diện tích đất trong vùng trước đây đều được che phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới rất đa dạng và phong phú Nhưng đến nay đã bị phá hủy và thay thế phần lớn bởi các trạng thái thảm thực vật thứ sinh nghèo kiệt và đất trống đồi núi trọc Theo báo cáo kiểm kê đất đai của Hạt kiểm lâm, diện tích ĐTĐNT của 8 xã phía nam huyện Đại Từ năm
2010 là 2837,21 ha chiếm 17,35 % tổng diện tích tự nhiên Điều đáng chú ý
là đất đai trên những diện tích đất trống trọc này đều bị thoái hóa bạc màu, việc khai thác sử dụng chưa hợp lý, dẫn đến hiệu quả không cao Vì vậy, nghiên cứu tìm ra giải pháp phủ xanh hợp lý để chống xói mòn rửa trôi, bảo
vệ đất, bảo vệ môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân địa phương
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đất trống đồi núi trọc hiện có trên địa bàn
- Địa điểm nghiên cứu: 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 2.3 Nội dung
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung vào các nội dung nghiên cứu sau:
Trang 13+ Điều tra phân loại các mô hình phủ xanh
+ Hiệu quả của các mô hình phủ xanh
- Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
* Điều tra ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều tra tuyến và ô tiêu chuẩn
- Tuyến điều tra được thiết lập vuông góc hoặc song song với đường đồng mức, dựa trên thông tin về thảm thực vật và bản đồ của khu vực nghiên cứu Tuyến điều tra đi qua tất cả các xã, các dạng địa hình, đai độ cao, các trạng thái rừng bị phá huỷ hay suy thoái do tác động của con người
Đã thực hiện 2 tuyến như sau:
Tuyến 1: đi qua các xã Mỹ Yên, Quân Chu và TT Quân Chu, Cát Nê, Tuyến 2: đi qua các xã Lục Ba, Vạn Thọ, Kí Phú, Văn Yên
- Ô tiêu chuẩn có kích thước 400m2 (20x20m) cho đối tượng nghiên cứu
là thảm cỏ, cây bụi và 2000m2
(40x50m) cho đối tượng nghiên cứu là rừng thứ sinh và rừng già (rừng trưởng thành) Ô tiêu chuẩn được bố trí dọc theo tuyến điều tra, mỗi tuyến điều tra bố trí 3 ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu Số lượng ô tiêu chuẩn điều tra như sau:
- Thu thập số liệu (chiều cao, đường kính cây, độ tàn che) trên ô tiêu chuẩn được thực hiện theo các phương pháp điều tra lâm học đang được áp dụng hiện nay
Trang 14* Đánh giá hiệu quả của các mô hình phủ xanh, dọc theo các tuyến điều tra tiến hành thống kê, thu thập số liệu của các mô hình phủ xanh Các mô hình đã nghiên cứu gồm:
Mô hình nông lâm kết hợp
Mô hình vườn rừng
Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng
Số liệu thu thập trong mô hình gồm: tên mô hình, địa điểm, diện tích, thời gian xây dựng mô hình; những đặc trưng chính của mô hình như chủng loại cây trồng, phương thức trồng trọt, mức đầu tư, thu nhập; các sản phẩm của mô hình, tình hình tiêu thụ sản phẩm
Áp dụng phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân (PRA) để thu thập số liệu về kinh tế xã hội, đánh giá hiệu quả kinh tế sinh thái của các
mô hình phủ xanh Cụ thể đã làm việc với Ban lãnh đạo của Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện để thu thập số liệu về rừng và đất rừng, các thông tin về việc thực hiện dự án 661, số liệu giao đất giao rừng, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong khoanh nuôi phục hồi rừng Thực hiện phỏng vấn
và làm việc với lãnh đạo các cấp xã, thôn, cán bộ chuyên môn về lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm để tìm hiểu tình hình chăm sóc bảo vệ rừng, mức đầu tư và thu thu nhập từ mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc của người dân địa phương
Kế thừa các số liệu đã có về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, số liệu thống kê về rừng và đất rừng, các tài liệu có liên quan về hệ thực vật, các tài liệu về qui hoạch sử dụng đất (bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện), các báo cáo khoa học và báo cáo tổng kết của các dự án có liên quan đến vấn đề phủ xanh đất trống đồi trọc đã và đang thực hiện tại vùng nghiên cứu
Trang 152.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
* Phân loại thảm thực vật theo khung phân loại của Thái Văn Trừng
(2000) [23] và UNESCO (1973) [33] Sử dụng các tài liệu Danh lục thực vật
Việt Nam, tên cây rừng Việt Nam (2000) và cây cỏ Việt Nam để chỉnh lý tên
khoa học các loài cây [21]
* Đối với mẫu đất
Ở mỗi điểm nghiên cứu , chúng tôi lấy đất ở các vị trí khác nhau , sao cho nó phản ánh được các môi trường , các mô hình ,Mẫu đất được lấy theo tầng ở độ sâu ;0-10 cm ,10-20 cm ,20-30 cm ,sau đó các mẫu đất ở cùng tầng của mô hình được trộn chung với nhau và đem phân tích theo tầng tại phòng phân tích đất –khoa trồng trọt – Đại Học Nông Lâm – ĐHTN bằng các phương pháp sau :
- Xác định độ ẩm: Cân 10 gam mẫu đất trên cân độ ẩm kett, bật đèn hồng ngoại, xấy mẫu đến trọng lượng không đổi, đọc số đo độ ẩm trên cân
- Xác định độ PH; Cân 30 gam mẫu đất cho vào cốc nhựa 120 ml, thêm
60 ml nước cất, đậy nắp cốc lại, đưa lên mấy lắc trong 10 phút, sau đó đun bằng máy đo PH (PACH của Mỹ )
- Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp tiu rin: Cân 0,1 gam đất đã qua sấy 0,25 mm cho vào bình tam giác 100ml + 10 ml K2Cr2O7 (0,4 N) lắc nhẹ Đặt lên bếp cách cát đun sôi nhẹ trong 5 phút ở nhiệt độ 1700
C
-1800C, nhấc xuống đệ nguội Cho vào 1 ml H3PO4 và 8 giọt chỉ thị màu Phenyiantranyn Dùng muối Mỏ chuẩn độ lượng Kalybicreemat thừa đến lúc dung dịch biến đổi sang màu xanh, tính kết quả
- Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp KenĐan cân
1 g đất + 5ml H2O để ướt mẫu + 5 ml H2SO4 đặc, đun trên bếp điện cho thoát khói trắng xanh nhấc xuống để nguội cho vào 3 giọt HClO4 và đun cho trắng màu Đem mẫu đã được công phá chưng cất bằng KenĐa, thời gian từ 20 – 25 phút thu được dung dịch màu tím đỏ, sau đó chuẩn bằng NaOH 0,02N từ tím
đỏ sang màu lục tính kết quả
Trang 16- Xác định hàm lượng lân tổng số (P2O5 %): Hút 5 ml dung tích mẫu sau khi công phá, chỉnh đến PH =7 + dung dịch NaOH 10% , sau đó thêm 10 ml
H2SO4 (5N) thêm 1,25 ml dung dịch Amoni molipdat 20% và 3 ml dung dịch axit ascorbic 1 M đun cách thủy trên bếp khi cường độ màu lớn nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức đến 50 ml, đem so màu trên máy DERLL/2000,
số đọc được là % P2O5
- Xác định hàm lượng Kali tổng số (% K2O) theo phương pháp quang phổ phát xạ Nguyên tắc của phương pháp này là thu bức xạ nguyên tử Kali phát ra dưới tác dụng ngon lửa hồ quang Khi bức xạ này đi qua máy quang phổ nhiễm xạ thu được phổ bức xạ Cường độ vạch phổ tỉ lệ với nồng độ nguyên tố Kali trong mẫu Đo cường độ vạch phổ ta tính được nồng độ nguyên tố Phép đo thực hiện trên máy quang phổ loại DFS 8-3 Độ nhạy vạch K là 0,01%
* Phân loại và đánh giá tiềm năng đất trống đồi trọc theo phương pháp của Trần Đình Lý (2003)
* Hiệu quả kinh tế của các mô hình: sử dụng tính toán bằng phần mềm Excel thông dụng trên máy tính với các chỉ tiêu và phương pháp tính toán như sau:
- Tổng lợi nhuận: P = TN - CP (1)
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: PP= 100
C
PP (2)
Trong đó:
P : là tổng lợi nhuận trong 1 năm
TN : là tổng thu thập trong 1 năm
CP : là tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong 1 năm
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế tập trung vào các mô hình sau:
- Mô hình trồng rừng sản suất
Trang 17- Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng gồm có khoanh nuôi có tác động và khoanh nuôi không tác động
- Mô hình vườn rừng
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình được thực hiện trên qui mô
hộ gia đình Vì thực tế tại địa phương, sau chủ trương giao đất giao rừng thì việc mọi công việc sản xuất nông lâm nghiệp đều do hộ gia đình quyết định trên cơ sở những qui định chung của nhà nước Hợp tác xã hay hệ thống các ban ngành tại địa phương chỉ hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn và điều hành theo chủ trương chung của nhà nước
* Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống trọc: Trên cơ sở số liệu điều tra thực địa, các bài học kinh nghiệm từ mô hình thực tế, kết hợp tham khảo tài liệu, các chủ trương chính sách, các văn bản pháp lý hiện hành, các quy trình hiện có đang áp dụng trong ngành nông lâm nghiệp hiện nay để đề xuất giải pháp về kỹ thuật, chế độ chính sách và vốn cho phủ xanh đất trống đồi trọc
2.5 Giới hạn của đề tài
- Đề tài nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc trên địa bàn 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Vận dụng phương pháp điều tra đánh giá hiệu quả các mô hình để đưa
ra giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn huyện
- Đánh giá hiệu quả tổng hợp trên 3 mặt, tuy nhiên chỉ đi sâu vào đánh giá hiệu quả kinh tế, còn hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường sinh thái chỉ dừng lại ở mức độ mô tả
Trang 18Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Đại từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.2 Điều kiện địa hình
Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m
- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa
- Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m
- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam
3.1.3.Khí hậu, thủy văn
Khí hậu
Huyện Đại Từ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân qua các năm từ 23- 24 độ c Nhiệt độ lạnh dần từ mùa thu sang mùa đông đến mùa xuân, sau đó nóng vào mùa hè Các năm ít có sự thay đổi lớn
về nhiệt độ
Trang 19Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu chế độ nhiệt trong năm
(Nguồn; Báo cáo điều chỉnh ,bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến
năm 2010m, định hướng đến năm 2020)
Lượng bốc hơi trên địa bàn huyện là 1.012mm/năm Trong các tháng mùa khô hanh (tháng 11,12,1,2,3), lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,3 - 4,8 lần gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân
Hướng gió chủ đạo trên địa bàn huyện là gió Đông Bắc Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,9 m/s, tháng có tốc độ gió trung bình cao nhất là tháng 8 (2,7m/s)
Nhìn chung, khí hậu của huyện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông –lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, nhất là trồng lúa nước, các loại cây rau màu và cây công nghiệp như Chè Tuy nhiên, chế độ khí hậu của huyện cũng có một số hạn chế như úng lụt hay hạn hán nên ảnh hưởng phần nào tới sản xuất của người nông dân Vì vây, công tác thủy lợi cần được quan tâm thường xuyên
Đại Từ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô hanh, lạnh
- Độ ẩm không khí :độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 81%.các tháng mùa khô ít mưa, thường có độ ẩm thấp làm cho cường độ bốc hơi nước khá cao gây ra hạn hán trong một số tháng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân
Trang 20- Gió thịnh hành theo 2 hướng Đông Nam và Đông Bắc Mùa hè có gió Đông Nam là chủ yếu; gió Lào xuất hiện không thường xuyên, thổi thành từng đợt, mỗi đợt từ 3 – 5 ngày, một năm có 5 – 7 đợt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng và gia súc Mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc xuất hiện thành từng đợt, mỗi đợt 3 – 5 ngày, gây rét đậm; sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 năm sau gây ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi
Thủy văn
- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện
- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa
là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ
- Lượng mưa: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc, Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp của Huyện ( đặc biệt là cây chè)
3.1.4 Thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.890 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%; đất lâm nghiệp chiếm 45,13%; còn lại là đất phi nông nghiệp chiếm 28% Trong tổng diện tích hiện có thì diện tích đất chưa sử dụng chiếm 17,35%, chủ yếu là đất đồi núi và sông suối
Trên địa bàn huyện đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là: - Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37% - Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14 % - Đất Feralit
Trang 21phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55 % - Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94 %
3.1.5 Tài nguyên
Rừng
Diện tích rừng toàn huyện là 24.468 ha Trong đó rừng trồng trên 9.000
ha, rừng tự nhiên 15.000 ha Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm nghiệp còn khá lớn, cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao
Khoáng sản
Đại Từ có khá nhiều tài nguyên khoáng sản:
- Nhóm nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện là: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê, trữ lượng lớn tập trung ở mỏ Làng Cẩm và mỏ Núi Hồng: 17 triệu tấn
- Nhóm khoáng sản: bao gồm nhiều loại khoáng sản quý như thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm, barit, pyrit, granit phân bố ở nhiều xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều nhất tại mỏ đa kim Núi Pháo, trữ lượng khoảng 100 triệu tấn
- Vật liệu xây dựng: gồm các mỏ đất sét, đá, cát, sỏi
3.2 Kinh tế - xã hội
Nông nghiệp
Cây trồng lương thực (lúa, ngô) và đặc biệt cây chè là thế mạnh của huyện Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương Diện tích lúa gieo cấy hàng năm từ 12.000 ha đến 12.500 ha, sản lượng lương thực có hạt năm 2004 đạt 68.150 tấn, tăng 3 % so với năm trước Bình quân lương thực đạt 400kg/người/năm (2004)
Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa Diện tích toàn huyện có 5.124 ha, trong đó
Trang 22chè kinh doanh có 4.470 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 30 ngàn tấn Cây chè của Đại Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung hiện nay không ngừng cải thiện chất lượng Giống chè trung du cũ cho năng xuất thấp
và chất lượng kém cạnh tranh đang dần được thay thế bằng những giống chè mới LDP1, 777, Bát Tiên v.v là những chè đã được nghiên cứu và chọn lọc từ viện nghiên cứu cây chè Việt Nam, Viện khoa học nông nghiệp Các giống chè này năng xuất lớn và chất lượng tốt đang góp phần cải nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các máy chè đồng thời tạo thu nhập tốt hơn cho người dân trồng chè Giống cây chè nói riêng và nhiều giống cây khác có giá trị cao phục vụ cho nông nghiệp, trồng rừng, cây sinh thái cảnh quan nhằm tạo đa dạng sinh học cho môi trường và lấy gỗ cho các ngành sản xuất khác đang được các vườn giống trong huyện ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình gieo trồng rất tốt đáp ứng không chỉ nhu cầu trong huyện trong tỉnh mà còn bán sang nhiều tỉnh lân cận Đặc biệt trong lĩnh vực này hiện nay một số hộ gia đình kinh doanh cá thể cũng rất mạnh dạn đầu tư và làm chủ công nghệ tạo ra được những vườn giống tốt có quy mô rất lớn và chuyên nghiệp Họ còn tham gia sản suất cây giống cho chương trình hợp tác
phát triển Đức Deutscher Entwicklungs Dients (DED) được các chuyên viên
của tổ chức này đánh giá cao Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây
Công nghiệp
Chủ yếu là khai thác, sơ chế khoáng sản và chế biến nông sản Huyện có
2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm-xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng-xã Yên Lãng Dự
án mỏ đa kim Núi Pháo-Nuiphaovica (liên doanh với một công ty của Canada) bắt đầu được triển khai
Du lịch
Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³ Đây là khu du lịch thu hút nhiều
Trang 23khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời cũng là nơi cung cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên Đến với khu du lịch hồ Núi Cốc quý khách sẽ cảm thấy sự thoải mái và hài lòng với nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, thăm quan và nghỉ dưỡng như: du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo, thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng Cốc - nàng Công), thăm công viên cổ tích, vườn thú, Vui chơi tắm mát ở công viên nước Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp Trong nhiều năm nay hồ Núi Cốc đã trở thành một địa chỉ thăm quan hấp dẫn cho du khách gần xa trong và ngoài nước
Ngoài ra còn có một số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn - Núi Võ
ở Văn Yên và Ký Phú; Di tích 27/7 (xã Hùng Sơn), Khu đài tưởng niệm Thanh niên xung phong (xã Yên Lãng); Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ (xã Yên Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (xã La Bằng) và các khu
du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã
Đại Từ còn là nơi nối liền khu di tích lịch sử ATK (huyện Định Hoá) với Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang)
Dân số, dân tộc, lao động
Dân số toàn huyện khoảng 163.637 người (năm 2005) Mật độ dân số bình quân khoảng 283 người/km² Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn huyện là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn huyện Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số huyện giảm 2900 người do có nhiều người di chuyển đi nơi khác Trong đó dân số nông nghiệp chiếm 94%; Thành thị: 6% Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56,5% Lao động làm trong các Ngành nghề kinh tế chiếm 90,8% (Trong đó: Nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%; Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1%; Dịch vụ chiếm 1,2%)
Trang 243.3 Cơ sở hạ tầng, đường giao thông
- Hệ thống cung cấp điện: Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia
kéo đến 31 xã, thị trấn
- Giao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các
Huyện trong Tỉnh Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km + Đường Quốc lộ 379, chạy dài suốt Huyện, dài 32km, đã được dải nhựa + Đường Tỉnh quản lý: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ
đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến -Định Hoá; Phú Lạc đi Đu - ôn Lương Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 31 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, song do đặc điểm của Huyện miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng cho sự phát triển và giao lưu hàng hoá trên địa bàn
Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợi lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (Chủ yếu là vận chuyển than)
Nhìn chung, hệ thống giao thông của Huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (chủ yếu là đường đá cấp phối, đất), cần phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên Huyện, liên xã, xóm trong những năm tới
- Thông tin liên lạc: Toàn Huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền
hình, 31/31 xã, thị trấn có điện thoại; Hệ thống giao thông thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã, xóm kịp thời trong ngày
Trang 25dục được nâng lên Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị đồ dùng dạy học
đã được trang bị cơ bản, phần lớn các nhà trường được đầu tư xây dựng theo chương trình kiên cố hoá trường lớp Tuy nhiên, cơ sở vật chất trường lớp còn khó khăn, các phòng chức năng, nơi làm việc cho giáo viên còn thiếu thốn, nhiều trường cơ sở vật chất xuống cấp chưa được đầu tư xây dựng
3.5 Nhận xét và đánh giá chung
3.5.1 Thuận lợi
- Lợi thế có tính chất quyết định và bền vững của Huyện là: Sự đoàn kết nhất trí của các dân tộc anh em trong Huyện, sự nhiệt tình cách mạng với sự lãnh đạo vững vàng của đảng bộ Huyện, nhân dân các dân tộc trong Huyện quyết tâm phấn dấu xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển về mọi mặt
- Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển Là Huyện miền núi chỉ cách trung tâm tỉnh lị hơn 20 km Hạ tầng cơ sở thuận lợi hơn các Huyện miền núi khác trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận
sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn
- Là Huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, mặc dù trữ lượng nhỏ, không lớn Đây là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp khai thác phục vụ cho sản xuất công nghiệp phát triển và xuất khẩu
- Vị trí địa lý có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi và cây trồng phong phú, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của Huyện
- Tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch
vụ thương mại trên địa bàn; Trên cơ sở Hồ núi cốc kết hợp với các điểm
di tích lịch sử cách mạng nối liền với khu ATK Tân Trào- Tuyên quang
và Định Hoá
3.5.2 Khó khăn
- Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ xây dựng rừng và phát triển kinh tế còn chậm
Trang 26- Do đời sống khó khăn, do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản, tàn phá tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ vẫn xảy ra, rừng
tự nhiên hiện có khó bảo tồn nguyên vẹn
- Do điều kiện địa hình đồi núi chia cắt, độ dốc lớn, đất đai dễ bị thoái hóa bạc màu nếu không có biện pháp bảo vệ trong quá trình sản xuất
- Vốn phục vụ phát triển kinh tế còn thiều thốn, tập quán canh tác manh mún và lạc hậu nên sản xuất còn nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp
Nhìn chung nền kinh tế của huyện Đại Từ còn chậm phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn
Trang 27Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hệ thực vật và thảm thực vật
4.1.1 Hệ thực vật
Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật là hết sức cần thiết, đặc biệt với các nội dung nghiên cứu về phủ xanh đất trống đồi núi trọc Tuy nhiên, do điều kiện thời gian, kiến thức tôi chưa thể thống kê đầy đủ và chính xác được nhưng chắc chắn là những loài, họ phổ biến và thường gặp đã được thống kê.Kết quả điều tra cho thấy hệ thực vật vùng nghiên cứu khá đa dạng và phong phú, với 443 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 306 chi, 104 họ 5 ngành như sau:
Ngành Thông đất (Lycopodiophita): 2 họ, 2 chi 3 loài
Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta): 1 họ, 1 chi, 2 loài
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 7 họ, 14 chi, 18 loài
Ngành Thông (Pinophyta): 2 họ, 2 chi, 3 loài
Ngành Mộc Lan (Magnoliophyta): 92 họ, 287 chi, 417 loài Trong đó:
o Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida): 73 họ, 228 chi, 333 loài
o Lớp 1 lá mầm (Liliopsida): 19 họ, 59 chi, 84 loài
Danh sách các loài được trình bày trong phụ lục 1
Trong hệ thực vật những họ có nhiều chi gồm: họ Đâu (Fabaceae) 21 chi, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 20 chi, họ Cỏ (Poaceae) 19 chi, họ Cúc (Asteraceae) 11 chi, họ Cà phê (Rubiaceae) 10 chi, họ Re (Laraceae) và họ Lan (Orchidaceae) cùng có 8 chi, họ Bông (Malvaceae) và họ Xoan (Meliaceae) có 7 chi, họ Na (Annonaceae), họ Ráy (Araceae), họ Sảng (Sterculiaceae) và họ Du (Ulmaceae) có 6 chi; họ Xoài (Anacardiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae) và họ Đay (Tiliaceae) có 5 chi
Trang 28Những họ có nhiều loài gồm: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 30 loài, sau
đó là họ Cỏ (Poaceae) 29 loài, họ Đậu (Fabaceae) 26 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) 17 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Re (Lauraceae) có 14 loài,
họ Cúc (Asteraceae) 12 loài, Họ Sảng (Sterculiaceae), họ Bông (Malvaceae),
họ Lan (Orchidaceae) có 10 loài, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 8 loài; họ Cau dừa (Arecacaea), họ Sim (Myrtaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Đay (Tiliaceae), họ Du (Ulmaceae) cùng có 7 loài; họ Dẻ (Fabaceae), họ Na (Annonaceae), họ Ráy (Araceae), họ Xoan (Meliaceae) có 6 loài; họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Ôrô (Acanthaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Bố hòn (Sapindaceae) có 5 loài
Các loài, chi, họ trong hệ thực vật đã điều tra được đều thuộc hệ thực vật của Thái Nguyên - Bắc Kạn
Những loài cây gỗ lớn có giá trị sử dụng cao ít hơn, số lượng cá thể của chúng cũng ít hơn so với các trạng thái thảm thực vật Thái Nguyên - Bắc kạn Trong thành phần gồm chủ yếu cây gỗ nhỏ, cây tiên phong ưa sáng, cây bụi ít
có giá trị
Đa số các loài đều có sự phân bố rộng và có thể gặp tại nhiều vùng trong khu vực nghiên cứu cũng như ở các vùng trong cả nước Đó là các loài thuộc các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), Nhưng cũng có những loài chỉ thấy trong phạm vi hẹp với số lượng ít cần được bảo vệ như Nghiến, Trai lý
Về hiện trạng, kết quả điều tra cho thấy:
- Các loài ưu thế trong các trạng thái rừng nguyên sinh khi bị khai thác
thì khả năng tái sinh tự nhiên là rất kém như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Sâng (Pometia pinnata)
- Trong hệ thực vật có nhiều thành phần là cây gỗ tiên phong ưa sáng có
khả năng tái sinh tự nhiên tốt như: Hu đay (Trema angustifolia), Ba soi (Macranga denticulata), Bồ đề (Styax tonkinensis), Hu nâu (Mallotus
Trang 29paniculatus), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Chẹo (Engelhardtia roburghiana, E spicata), Vối thuốc (Schima wallichii), Ràng ràng (Ormosia sp.), Re (phoebe sp.), Ngát (Gironiera subaequalis), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Sơn rừng (Rhus rhetsoides)…
- Các loài cây bụi, cây cỏ chịu hạn đang có xu hướng lan tràn và chiếm
ưu thế trên các vùng đất trống trọc làm cản trở quá trình tái sinh và phục hồi
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới
Kiểu rừng này thường phân bố ở độ cao dưới 800m với những loài cây
có giá trị kinh tế như Chò chỉ (Shoera chinensis), Giổi (Michelia sp ), Re (Cinnamomum sp.)…
Do sự gia tăng dân số quá nhanh và nhu cầu về gỗ củi của nhân dân trong vùng cũng tăng theo, nên kiểu rừng này cũng bị khai thác, lợi dụng nhiều trong những năm từ 1970-1995 Diện tích kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới còn lại rất ít, đa phần đã bị tàn phá với hình thức chặt chọn làm kết cấu tổ thành loài và tầng thứ thay đổi nhiều, gần như đã bị phá hủy hoàn toàn Nhìn chung quần hệ thực vật kiểu rừng này gồm nhiều tầng có chiều cao tới 25m, tán kín rậm với những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành
- Tầng vượt tán hình thành bởi một số loại cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) như: Chò nâu (Dipterocarpus petusus), Táu muối (Vatica fleuryana), Giổi (Michelia sp.), và Trường mật (Pavviesia anamensis)…
- Tầng ưu thế gồm một số loài cây thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cà phê (Rubiaceae),
Trang 30- Tầng dưới tán gồm một số loài cây mọc rải rác dưới tán rừng thuộc các
hộ Máu chó (Myristicaceae), họ Na (Annonaceae)
- Tầng cây bụi có các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae)
Thảm tươi gồm phần lớn các loài thuộc Ráy (Araceae, họ Cỏ (Poaceae),
họ Cói (Cyperaceae), họ Hồ tiêu (Peperaceae), họ Ôrô (Acanthaceae), các loài Dương xỉ
Rừng kín thường xanh trên núi thấp
Kiểu rừng này phân bố ở các xã thuộc Tam Đảo (Kí Phú, Văn Yên, Mỹ Yên, Cát Nê, Quân Chu) Quần hệ thực vật gồm các loài họ Re (Lauraceae),
họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae) Một vài nơi giáp núi Tam Đảo thuộc các xã này, mật
độ cây Hạt trần dày hơn, chủ yếu là Pơ mu (Fokienia hodginsii) tạo nên một quần thể hỗn hợp giữa các loài cây lá rộng và lá kim còn gọi là kiểu phụ hỗn hợp lá rộng, lá kim
Dưới tán rừng có Vầu đắng, lên cao hơn là Sặt gai (Arundinaria giffithiana) mọc dày đặc dọc theo các dông núi Ven theo các sườn núi thường
có các loài cây bụi thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae),
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)…
Rừng tre nứa
Khi rừng thuộc hai loại trên bị phá thì các loài Tre, nứa mọc xen vào hoặc chuyển hẳn thành rừng tre, nứa Ở đai cao hơn 800m, loài tre tiêu biểu là Vầu và Sặt gai Đai trung bình là Giang (ở độ cao từ 500 - 800m), còn thấp hơn (dưới 500m) là Nứa
Rừng phục hồi sau nương rẫy
Rừng ở đây trước những năm 80 bị tác động mạnh bởi hoạt động khai thác gỗ của các Lâm trường đóng trên địa bàn giáp ranh và canh tác nương rẫy của nhân dân vùng đệm Sau khi thành lập Vườn Quốc gia Tam Đảo, việc
Trang 31đốt nương làm rẫy đã giảm xuống rõ rệt Do tác động mạnh của con người, thành phần thực vật ở đây ít nhiều có biểu hiện cho thực vật rừng thứ sinh được phục hồi sau khi đất được sử dụng cho canh tác nương rẫy hoặc phục hồi sau khi rừng được khai thác
Sau khi khai thác, làm nương rẫy rừng được khôi phục bởi các loài như Bục trắng (Mallotus apelta), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Ba soi (Macaranga denticulata), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Dền (Xylopia vielana), Dung (Symplocos sp.), Màng tang (Litsea cubeba), … Loại hình rừng này thường mọc thành các chòm rải rác thuộc các xã như Quân Chu, Văn Yên, cát Nê
Trên các loài đất Feralit đỏ vàng, đỏ nâu, vàng, có rừng thứ sinh với thành phần loài cây phong phú hơn cụ thể là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh trong đó đáng lưu ý nhất là Mán đỉa (Pithecolobium clypearia), Chẹo tía (Engelhardtia sp.), Dung (Symplocos sp.), Lim xẹt (Peltophorum ptorocarpum)…
Rừng phục hồi ít bị tác động được thấy ở xã Mỹ yên Do các diện tích
đó được giao khoán cho người dân chăm sóc Vì vậy, các loài thực vật rừng
có giá trị còn tồn tại khá phong phú, trong đó Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Trâm (Syzygium sp.), Mán đỉa (Pithecolobium clypearia), Côm (Elaeocarpus silvetris), Trám (Canarium spp.), các loài họ Xoan (Meliaceae), đại diện các loài Ficus spp (họ Moraceae), Thôi chanh (Alangium chinense), Sòi tía (Sapium discolor), Sau sau (Liquidambar formosana), một số loài cây bụi và thảo thuộc họ Mua (Melastomataceae), như Melastoma, Mememcylon, Medinilla… hoặc Dương xỉ thân gỗ Cyathea, và các loài thuộc Dương xỉ
Rừng trồng có 3 loài rừng chính:
Rừng Thông: Do hậu quả của việc chặt phá của dân trong vùng, đến nay
chỉ còn lại một diện tích rất nhỏ ở làng Duyên, xã Kí Phú Rừng được trồng vừa để tạo cảnh quan sinh thái, vừa để khai thác gỗ
Trang 32Rừng Bạch đàn: Chủ yếu là Bạch đàn liễu (Eucalyptus exerta), sinh
trưởng chậm nhưng có khả năng phát triển trên những vùng đồi cao Hiện nay rừng bạch đàn liễu cơ bản đã được khai thác hết Giống Bạch đàn mới (Eucalyptus camaldulensis), nhập từ Australia được trồng khắp nơi, sinh trưởng nhanh cả về đường kính và chiều cao Với mật độ trồng 2500 cây/ha
và tốc độ sinh trưởng nhanh, Rừng trồng bạch đàn chỉ 2 năm đã khép tán Một số xã ven Tam Đảo còn trồng thêm loại Bạch đàn mà dân ở đây quen gọi là Bạch đàn "Rau dền" (Eucalyptus urophylla) Bạch đàn này sinh trưởng chiều cao chậm hơn so với Bạch đàn trắng, nhưng sinh trưởng đường kính cũng không kém Ưu điểm của loài này là thân cây cứng chắc, mọc thẳng và ít bị đổ nghiêng khi còn non
Rừng Keo: Loài Keo phổ biến là Keo lá tràm (Acasia auriculiformis) và
Keo tai tượng (Acacia mangium), thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) được nhập nội để trồng thuần loài hay trồng hỗn giao với Bạch đàn Cây có tán lá dày chậm phân huỷ, rễ cây có nốt sần nên có tác dụng che phủ và cải tạo đất rất tốt Nhưng Keo có nhược điểm là phân cành sớm, nhiều thân, cây nhỏ, giá trị sử dụng kém nên hiện nay ít được phát triển
Trảng cây bụi
Thành phần thực vật trảng cây bụi không phong phú nhưng số lượng cá thể lại nhiều Nguyên nhân chính là do sự thoái hoá của đất, thành phần dinh dưỡng nghèo, độ ẩm thấp, xói mòn xảy ra mạnh mẽ Đây là những vùng núi đất phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch sau nhiều lần rừng bị khai phá làm nương hoặc chặt trắng hoặc bị đốt cháy thường xuyên hoặc sau khai thác mỏ, các loại trảng được hình thành, sau đó các loại cây bụi ưa sáng mọc nhanh cũng xuất hiện và phát triển tốt
Thành phần các loài cây bụi ở đây là các cây ưa sáng, chịu hạn, nhiều khi
có cả lá cứng và có gai Phổ biến là Thẩu tấu (Aporosa dioica), Thổ mật (Bridelia tomentosa), Thao kén (Helicteres spp.), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Me rừng (Phyllanthus emblica), Mua rừng (Melastoma soptemnervium), Sim (Rhodomyrtus
Trang 33tomentosa), Màng tang (Litsea cubeba), Sầm (Memexylon edule), Chổi xuể (Baeckea frutescens), Lau (Saccharum), Tơ xanh (Casytha filiormis), Bòng bong (Lygodium sp.), Kim cang (Smilax sp.), cỏ tranh (Imperata cylindrica), Seo gà (Pteris multifida)…, Số cá thể nhiều thường tập trung vào một số họ như họ Mua (Melastomaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Hoà Thảo (Poaceae)
Trảng cỏ
Thành phần thực vật trảng cỏ được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hoá mạnh do đốt nương hàng năm, có thể phân biệt bằng hai loại hình sau:
- Trảng cỏ cao: thường gồm các loài cỏ cao khoảng 2m mọc thành từng bụi như Lách (Saccharum spontaneum), Cỏ chít (Thysanolema maxima), mọc chung với cỏ Lào (Chromolaena odorata), rải rác trên trảng cỏ này có các cây bụi như: Thao kén (Helicteres spp.), Chổi xuể (Baeckea frutescens), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa)… Trảng cỏ cao phân bố rải rác ở độ cao dưới 400m ở các bãi trống ven đường Tam Đảo
- Trảng cỏ thấp: Thường gồm các loài cỏ thấp hơn 1m, mọc thành thảm
cỏ dày đặc hoặc rải rác Thành phần loài tương đối nghèo nàn, cỏ tranh (Imperata cylindrica) chiếm ưu thế Ngoài ra còn có cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), cỏ sâu róm (Setaria viridis), …
Nhận xét: Từ kết quả phân loại thảm thực vật có thể thấy, rừng nguyên
sinh hay thứ sinh đều đã ít nhiều bị tác động bởi nhân tố con người làm cho tính chất của hệ sinh thái rừng cũng ngày càng bị biến đổi bởi những tác động
đó Những diện tích rừng kín thường xanh chỉ còn lại rất ít chủ yếu ở những
xã nằm trong VQG Tam Đảo
Các trạng thái thảm thực vật thứ sinh đang trong quá trình diễn thế đi lên
là đối tượng cần quan tâm, nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tác động để phục hồi hoặc phủ xanh
Trang 344.2 Hiện trạng đất trống đồi núi trọc
4.2.1 Diện tích và nguyên nhân hình thành đất trống đồi núi trọc
a Độ che phủ rừng và diện tích đất trống đồi trọc
Trong thống kê lâm nghiệp người ta đã xếp tất cả các trạng thái IA (cỏ, lau lách), IB (cây bụi, gỗ, tre rải rác), IC (nhiều cây gỗ tái sinh), núi đá không cây và các bãi cát, lầy, đất bị xâm hại vào nhóm đất trống trọc (Diện tích rừng
và đất rừng chưa sử dụng cho quy hoạch lâm nghiệp năm 2004, Bộ NN&PTNT, 2005) Theo đó thì diện tích ĐTĐNT của khu vực nghiên cứu năm 2010 là 2837,21 ha, chiếm 17,35% diện tích đất tự nhiên Số liệu trình bày trong bảng 4.2 cho thấy xã nào cũng có đất trống đồi trọc, trong đó Cát
Nê là xã có diện tích nhất (440,58 ha = 41,42% tổng diện tích tự nhiên toàn xã) và xã Vạn Thọ diện tích ít nhất (169,15 ha = 19,81 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã)
Ngoài đất trống trọc chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp nêu trên, còn có những đất khác, đất nông nghiệp đã được sử dụng để trồng cây lâm nghiệp, làm trang trại, vườn rừng, trồng cây công nghiệp, cũng chiếm một tỷ
lệ đáng kể
Như vậy, so với các địa phương khác thì khu vực nghiên cứu có diện tích đất trống đồi núi trọc tương đối cao Đáng chú ý là toàn bộ đất trống đồi núi trọc trên khu vực đều phát sinh hình thành do các tác động khai thác gỗ củi và chặt đốt rừng của cộng đồng người địa phương qua nhiều thế hệ gây nên Điều đó cho thấy thảm thực vật và nhất là đất đai – cái nôi của sự sống, ở những vị trí địa hình khác nhau bị tác động với những cường độ và mức độ khác nhau tạo, kết quả dẫn đến hình thành những khảm đất có mức độ thoái hóa khác nhau Vì vậy, để phủ xanh có hiệu quả, phân loại và đánh giá tiềm năng của từng loại đất để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp hợp lý là hết sức cần thiết
Trang 35Bảng 4.1: Độ che phủ của rừng và tỷ lệ đất trống trọc tại 8 xã phía nam
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Địa phương
Diện tích tự nhiên (ha)
Độ che phủ rừng Đất trống đồi trọc
chưa sử dụng Diện tích
(ha)
Độ che phủ (%)
(Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai, năm 2010)
Cho đến nay đã có một số công trình đề cập đến việc phân loại và đánh giá tiềm năng của đất trống đồi trọc Hệ thống của Lousau (1960) đã xếp tất
cả các trạng thái IA (cỏ, lau lách), IB (cây bụi, gỗ, tre rải rác), IC (nhiều cây
gỗ tái sinh) vào nhóm đất trống trọc Thái Văn Trừng (1978, 2000) đưa ra khái niện đất rừng còn nguyên trạng và đất rừng thoái hóa để đánh giá sự thoái hóa đất trong quá trình diễn thế phục hồi rừng Một số tác giả khác (Lê Đồng Tấn, Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Thường, Vũ Thị Liên ) cũng đều thống nhất cho rằng đất đai càng thoái hóa thảm thực vật càng bị suy thoái, và quá trình phục hồi của thảm thực vật đã có vai trò quan trọng trong việc phục hồi lại độ phì của đất
b Nguyên nhân hình thành đất trống trọc
Đại Từ là huyện nơi có lượng mưa và độ ẩm cao nhất tỉnh, do đó không
có điều kiện để hình thành thảm cây bụi hay thảm cỏ nguyên sinh Do những tác động của con người trong quá trình sinh sống và phát triển, do sự tàn phá
Trang 36của chiến tranh, do nhu cầu dân dụng và đất đai để sản xuất nông nghiệp, xây dựng, do áp lực tăng dân số quá nhanh nên rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng Đặc biệt là do phương thức canh tác không hợp lý; đốt rừng làm nương rẫy liên tục với chu kỳ ngày càng ngắn, du canh du cư, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày trên đất dốc không có các biện pháp bảo vệ làm cho đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, dẫn đến thoái hóa đất, nhiều vùng chỉ còn trơ sỏi đá, thảm thực vật cây gỗ không thể tự phục hồi lại được Thảm thực vật nông nghiệp cũng trở nên cằn cỗi, năng suất thấp, nguồn gieo giống cây gỗ bị triệt tiêu làm cho quá trình tái sinh phục hồi tự nhiên theo qui luật diễn thế
đi lên không diễn ra được
Kết quả điều tra cho thấy toàn bộ ĐTĐNT đều có nguồn gốc sâu xa hoặc trực tiếp từ rừng Đó là kết quả của quá trình diễn thế nhân tác theo chiều hướng tiêu cực mà một số nhà khoa học gọi là diễn thế suy thoái Có thể mô
tả quá trình diễn ra như sau:
chặt đốt làm nông nghiệp khai thác
Cháy rừng
Sơ đồ 4.1: Quá trình hình thành ĐTĐNT
Rừng nguyện sinh hoặc thứ sinh
Thảm thực vật nông nghiệp Thảm cỏ tạm thời
Thảm thực vật cây bụi xen cây gỗ
Thảm thực vật nông
nghiệp năng suất rất thấp
Thảm cỏ chịu hạn
Thảm cây bụi
Bỏ hoang, thảm cỏ Đất trơ sỏi đá Thảm cỏ chịu hạn
Trang 374.2.2 Phân loại đất trống đồi núi trọc
Trần Đình Lý và cộng sự (2003) đã đưa ra một khung phân loại đất trống đồi núi trọc Khung phân loại cho phép đánh đánh được tiềm năng đất trống đồi trọc dựa trên hai tiêu chí: hiện trạng thảm thực vật và mức độ thoái hóa của đất Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp hợp lý để phủ xanh cho từng loại đất trống đồi núi trọc Lê Đồng Tấn (2007) và Chu Thị Huyền (2009) đã áp dụng phương pháp này để phân loại và đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc tại tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn Kết quả đã phân loại và xây dựng được qui trình phủ xanh hợp lý cho từng loại đất trống đồi núi trọc tại vùng nghiên cứu
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi sử dụng phương pháp của Trần Đình Lý (2003) để phân loại và đánh giá hiện trạng đất trống đồi núi trọc Theo đó ở khu vực nghiên cứu có 3 nhóm đất trống đồi trọc như sau:
nhanh Những cây gỗ tái sinh trên đất trống trọc loại I là Hu đay (Trema angustifolia), Hu chanh (Alangium chinense), Bùm bụp (Mallotus barbatus),
Ba soi (Mallotus paniculatus), Bồ đề (Styax tonkinensis), Sòi tía (Sapium discolor), Me rừng (Phyllanthus embrica), Bời lời (Litsea glutinosa), Sơn rừng (Toxicodendron succedanea), Sòi (Sapium sp.), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Vối thuốc (Schima wallichii), Ràng ràng (Ormosia sp.), Re (phoebe sp.), Ngát (Gironiera subaequalis), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Vạng trứng (Endospermum chinense), Re (Cinnamomum sp.) Đây là nguồn cây tái
sinh tốt cho việc khoanh nuôi phụ hồi rừng tự nhiên
Trang 38có độ dốc lớn, nếu tiếp tục sử dụng nhóm ĐTĐNT loại I để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và không có biện pháp bảo vệ thì chỉ trong thời gian ngắn (3-4 vụ) cũng trở thành nhóm đất trống trọc loại II
Đặc điểm của loại đất này là có tầng đất mặt khô, cứng, xói mòn mạnh
và đôi khi có nhiều đá lẫn
Trên núi đất thảm thực vật được đặc trưng bởi thảm cây bụi với thành
phần chủ yếu là các loài cây chịu hạn như: Thầu tấu (Aporosa microcalyx),
Me rừng (Phyllanthus emblica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Đỏm (Bridelia monoica), Găng trâu (Randia spinosa), Bùm bụp (Mallotus philippensis), Mua (Melastoma candium), Sim (Rhodomytus tomentosa), Ba chạc (Euodia lepta), Chòi mòi (Antidesma sp.), Cò ke (Grewia sp.)… Các loài cây gỗ chủ yếu là Dẻ gai (Castnopsis indica), Re trắng (Phoebe sp.), Ràng ràng xanh (Ormosia sp.), Vối thuốc (Schima wallichi), Thành ngạnh (Cratoxylum cochichinense)
- Nhóm ĐTĐNT loại III
Thuộc nhóm này thường gồm các loại đồi núi trơ sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng (<30 cm) Thường gặp ở những núi đá bị tác động mạnh lặp đi lặp lại, hoặc ở những đồi đất có độ dốc cao nhưng càn đi quét lại nhiều lần làm cho đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, lớp đất mặt hầu như bị xói mòn hết Nhóm đất này thường ở gần khu dân cư, người dân sử dụng làm bãi chăn thả gia súc
Trang 39Loại ĐTĐNT này có diện tích ít, phân bố ở các xã Lục Ba, Vạn Thọ
Những loài cây bụi thường gặp là Mò (Clerodendron chinensis), Tu hú (Callicarpa albida), Thau kén (Helicteres angustifolia), Ba chạc (Euodia lepta), Lấu đỏ (Psychotria rubra), Bướm bạc (Mussanda cambodiana), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Cơm nguội (Ardisia gracillima), Chua ngút (Embelia ribes), Thóc lép (Desmodium caudatum), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Thàu táu hạt tròn (Aporosa sphaerosperma), Ba đậu (Croton tiglium), Hoa dẻ (Desmos cochinchinensis)… Các loài cỏ gồm có: Lách (Saccharum officinarum), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ trấu (Themeda gigantea), Chít (Thysanolaena maxima),
Cỏ may (Chrysopogon aciculatus) Dương xỉ có các loài phổ biến như: Vọt (Dicranopteris linearis), Bòng bong (Lygodium japonicum, Lygodium scandens), Tổ điểu (Asplenium nidus), Quyết lân (Pteris actiniopteroides), Cỏ rết (Pteris vittata)
Đáng chú ý là thảm thực vật trên loại đất này thường phân bố thành cụm hay đám Giữa các cụm và đám là những khoảng đất trống bị phơi trần dưới nắng do xói mòn rửa trôi hoặc chỉ được che phủ bởi những loại có thấp như
Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gừng (Panicum repens), cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ mật (Erichloa vilosa), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ mồm (Ischaemum timorense)
4.2.3 Đánh giá tiềm năng đất trống đồi trọc
a Kết quả phân tích đất
Chúng tôi đã tiến hành phân tích mẫu đất tại 3 khu vực tương ứng với 3 loại đất trống đồi núi trọc Kết quả được trình bày ở bảng 4.2:
Mẫu 1: Tại làng Duyên xã Kí Phú, thuộc loại ĐTĐT nhóm 1
Mẫu 2: Tại xóm Bầu 2 xã Văn Yên, thuộc loại ĐTĐT nhóm 2
Mẫu 3: Tại xóm Đồng Cháy xã Mỹ Yên, thuộc loại ĐTĐT nhóm 3
Trang 40Tổng cation trao đổi
K2O (%)
OM (%)
b Tiềm năng của đất trống trọc trên địa bàn
- Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm ĐTĐNT loại I còn chứa đựng nhiều tiềm năng lớn cho sự khôi phục rừng tự nhiên, trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp và cây ăn quả Vì vậy, nếu đã qui hoạch cho trồng rừng phòng hộ thì không nên chặt đốt để trồng rừng vì làm như vậy sẽ làm giảm tính đa dạng thực vật, đồng thời làm giảm tác dụng phòng hộ của rừng Biện pháp tốt nhất là khoanh nuôi có tác động bằng việc áp dụng các giải pháp lâm sinh: phát dọn cây vệ sinh dây leo cỏ quyết, tra dặm trồng thêm thêm cây mục đích sau 7-10 năm rừng sẽ được phục hồi Tuy nhiên, khi thực hiện các giải pháp lâm sinh cần thực hiện theo đúng qui trình phủ xanh thì mới mang lại hiệu quả Nếu ở những vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế thì nên trồng rừng