1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc hợp lý

187 835 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 8,28 MB

Nội dung

Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc hợp lý.

Trang 1

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

ĐỖ THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI TRỌC HỢP LÝ

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 62.42.01.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS Đỗ Hữu Thư

2 TS Lê Đồng Tấn

Thái Nguyên - 2013

Trang 2

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Hữu Thư và TS Lê Đồng Tấn Các số liệu trình bày trong luận án

là trung thực Một số kết quả ñã ñược công bố riêng hoặc ñồng tác giả, phần còn lại chưa ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận án này

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận án

Đỗ Thị Hà

Trang 3

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đỗ Hữu Thư và TS Lê Đồng Tấn

ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo khoa Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp; Ban lãnh ñạo Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật; Phòng Khoa học và Kỹ thuật phân tích thuộc Viện Hóa học; TS Phạm Đình Sắc ñã giúp ñỡ tôi xác ñịnh tên các loài ñộng vật ñất, PGS.TS Hoàng Chung và PGS TS Lê Ngọc Công ñã giúp ñỡ tôi xác ñịnh các loài thực vật ở Thái Nguyên cùng nhân dân ñịa phương ñã giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu ngoài thực ñịa

Tôi xin cảm ơn gia ñình và những người thân ñã luôn ñộng viên, giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm nghiên cứu sinh

Tác giả luận án

Đỗ Thị Hà

Trang 4

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU .1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Một số khái niệm liên quan ñến luận án .4

1.1.1 Khái niệm về ñất 4

1.1.2 Khái niệm về ñất rừng .4

1.1.3 Khái niệm về ñất trống ñồi núi trọc 4

1.1.4 Khái niệm về thảm thực vật và thảm thực vật thứ sinh 5

1.1.5 Khái niệm phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc 6

1.2 Những nghiên cứu về thảm thực vật 7

1.2.1 Đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại thảm thực vật .7

1.2.2 Nguyên tắc phân loại thảm thực vật .9

1.2.3 Thành phần loài .11

1.2.4 Dạng sống thực vật .14

1.2.5 Tái sinh tự nhiên .16

1.2.6 Khoanh nuôi phục hồi rừng .19

1.3 Những nghiên cứu về hiện trạng ñất trống ñồi núi trọc 23

1.3.1 Trên thế giới .23

1.3.2 Ở Việt Nam 24

1.3.3 Ở Thái Nguyên .27

1.4 Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ñất và thảm thực vật .30

1.4.1 Quan hệ giữa ñất và thảm thực vật .30

Trang 5

iv

1.4.2 Ảnh hưởng của thảm thực vật ñến môi trường ñất 32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 Đối tượng nghiên cứu .39

2.2 Nội dung nghiên cứu 39

2.2.1 Hiện trạng ñất trống ñồi núi trọc .39

2.2.2 Tính ña dạng thực vật ở Thái Nguyên 39

2.2.3 Tổng kết hiệu quả các mô hình phủ xanh ñã triển khai ở tỉnh Thái Nguyên 39

2.2.4 Xây dựng mô hình thử nghiệm và ñề xuất các giải pháp phủ xanh .39

2.2.5 Tuyển chọn và xác ñịnh cơ cấu cây trồng phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc ở tỉnh Thái Nguyên .39

2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 40

2.3.1 Nghiên cứu thực vật và thảm thực vật 40

2.3.2 Nghiên cứu tính chất ñất 42

2.3.3 Nghiên cứu vi sinh vật ñất 42

2.3.4 Nghiên cứu ñộng vật ñất 43

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .45

3.1 Điều kiện tự nhiên 45

3.1.1 Vị trí ñịa lý, ñịa hình 45

3.1.2 Khí hậu - Thuỷ văn 46

3.1.3 Đá mẹ, thổ nhưỡng .48

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 50

3.2.1 Dân số, dân tộc .50

3.2.2 Hoạt ñộng kinh tế .51

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .55

4.1 Hiện trạng ñất trống ñồi núi trọc 55

4.1.1 Phân loại ñất trống ñồi núi trọc .57

4.1.2 Những ñặc trưng cơ bản của ñất trống ñồi núi trọc ở Thái Nguyên 61

Trang 6

v

4.2 Tính đa dạng thực vật ở Thái Nguyên .82

4.2.1 Thảm thực vật 82

4.2.2 Hệ thực vật 85

4.3 Tổng kết hiệu quả các mơ hình đã triển khai ở Thái Nguyên 86

4.3.1 Các mơ hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Thái Nguyên 86

4.3.2 Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh đất trống đồi núi trọc 89

4.4 Xây dựng mơ hình thử nghiệm và đề xuất các giải pháp phủ xanh 91

4.4.1 Xây dựng mơ hình thử nghiệm 91

4.4.2 Xây dựng quy trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc .97

4.4.3 Đề xuất các giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc 109

4.5 Tuyển chọn và xác định cơ cấu cây trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Thái Nguyên 113

4.5.1 Tập đồn cây trồng phục hồi rừng phủ xanh ở vùng núi đất 113

4.5.2 Tập đồn cây trồng cho mơ hình phục hồi rừng phủ xanh vùng núi đá .120

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .129

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO .132

PHỤ LỤC

Trang 8

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Nhiệt ñộ trung bình (0C) các tháng trong năm giai ñoạn (2009-2012) 47 Bảng 3.2 Tổng lượng mưa (mm) các tháng trong năm giai ñoạn (2009-2012) .48 Bảng 4.1 Độ che phủ rừng và tỉ lệ ĐTĐNT Thái Nguyên 56 Bảng 4.2 Diện tích các loại ñất của Thái Nguyên 56 Bảng 4.3 Thành phần thực vật trên ĐTĐNT có ñộ thoái hoá khác nhau ở tỉnh Thái

Nguyên 60 Bảng 4.4 Tính chất vật lý ở nhóm ĐTĐNT loại I, II, III ở xã Yên Ninh, xã Yên Đổ

huyện Phú Lương và xã Tân Long huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .61 Bảng 4.5 Tính chất vật lý và hoá học của phẫu diện ñất Feralit vùng ñồi phát triển

trên ñá mácma ở xã Yên Ninh huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 64 Bảng 4.6 Tính chất vật lý và hoá học của phẫu diện ñất Feralit vùng ñồi phát triển

trên ñá mácma ở xã Yên Đổ huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .67 Bảng 4.7 Tính chất vật lý và hoá học của phẫu diện ba loại ĐTĐNT vùng ñồi phát

triển trên ñá mácma ở xã Tân Long huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 69 Bảng 4.8 Thành phần vi sinh vật trong ĐTĐNT ở xã Yên Ninh, xã Yên Đổ huyện

Phú Lương và xã Tân Long huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .71 Bảng 4.9 Số lượng vi sinh vật ñất thay ñổi từ 1 – 4 năm của mô hình khoanh nuôi

phục hồi rừng, trồng bổ sung cây mục ñích tại xã Yên Ninh huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .73 Bảng 4.10 Số lượng vi sinh vật ñất của mô hình trồng lại rừng tại xã Yên Đổ

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .74 Bảng 4.11 Số lượng vi sinh vật ñất của mô hình trồng lại rừng tại xã Tân Long

huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .76 Bảng 4.12 Độ phong phú của giun ñất trong ba loại ñất ñồi tại các ñiểm nghiên cứu

ở Yên Ninh, Yên Đổ và Tân Long .79

Trang 9

viii

Bảng 4.13 Độ phong phú tính theo tỷ lệ % về số lượng (n%) và sinh khối của các

nhóm Mesofauna khác trong ba loại ĐTĐNT tại các ñiểm nghiên cứu ở Yên Ninh, Yên Đổ và Tân Long .81 Bảng 4.14 Cơ cấu diện tích ñất rừng nhận khoanh nuôi .87 Bảng 4.15 Số hộ gia ñình ñược giao ñất, giao rừng áp dụng các phương thức

khoanh nuôi phục hồi rừng 87 Bảng 4.16 Sau 4 năm sinh trưởng chiều cao (m) của mô hình khoanh nuôi phục hồi

rừng có tác ñộng ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với diện tích 2 ha .92 Bảng 4.17 Sau 4 năm sinh trưởng ñường kính (cm) của mô hình khoanh nuôi phục

hồi rừng có tác ñộng ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên với diện tích 2 ha .93 Bảng 4.18 Sự sinh trưởng chiều cao của mô hình trồng lại rừng tại xã Yên Đổ,

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .94 Bảng 4.19 Sự sinh trưởng ñường kính của mô hình trồng lại rừng tại xã Yên Đổ,

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .94 Bảng 4.20 Sau 4 năm sinh trưởng chiều cao (m) của mô hình trồng lại rừng ở xã

Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với diện tích 2 ha 95 Bảng 4.21 Sự tăng trưởng về ñường kính của mô hình trồng lại rừng ở xã Tân Long

huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên .96

Trang 10

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ ñồ quá trình phủ xanh ĐTĐNT 7 Hình 3.1 Bản ñồ hành chính tỉnh Thái Nguyên .52 Hình 3.2 Bản ñồ Huyện Phú Lương và ñiểm nghiên cứu (xã Yên Ninh và xã Yên

Đổ) 53 Hình 3.3 Bản ñồ Huyện Đồng Hỷ và ñiểm nghiên cứu (xã Tân Long) .54 Hình 4.1 Số lượng vi sinh vật ñất thay ñổi từ 1 – 4 năm của mô hình khoanh nuôi

phục hồi rừng có trồng bổ sung cây mục ñích tại xã Yên Ninh huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 73Hình 4.2 Số lượng vi sinh vật của mô hình trồng lại rừng tại xã Yên Đổ huyện Phú

Lương, tỉnh Thái Nguyên 75 Hình 4.3 Số lượng vi sinh vật của mô hình trồng lại rừng tại xã Tân Long, huyện

Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 77

Trang 11

Ở vùng nhiệt ñới, TTV có ưu ñiểm là phục hồi nhanh nhưng thoái hoá cũng nhanh Cùng với quá trình thoái hoá của TTV là quá trình suy thoái của ñất do xói mòn rửa trôi Thực tế cho thấy, nhiều vùng ñất trống ñồi núi trọc (ĐTĐNT) rộng lớn ở vùng nhiệt ñới châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh hiện nay ñều có nguồn gốc từ rừng do các hoạt ñộng khai thác và sử dụng quá mức của con người tạo nên Trên những vùng ñất ñó tiềm năng sản xuất ñều giảm, năng suất cây trồng không cao, chức năng bảo vệ ñất, bảo vệ môi trường cũng bị suy giảm Các nhà khoa học ñều nhận ñịnh mất rừng dẫn ñến trọc hoá ñất là nguyên nhân chính gây

ra các thảm hoạ như thiên tai, bão lụt và hạn hán Vì vậy cùng với việc khai thác

và sử dụng ñất rừng hợp lý, thì khôi phục rừng ñể phủ xanh những vùng ĐTĐNT

là hết sức cần thiết

Có nhiều giải pháp phủ xanh ĐTĐNT: Phục hồi rừng tự nhiên, thực hiện các

mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp Mỗi giải pháp ñều gắn liền với một mục ñích cụ thể của con người ñó là sản xuất kinh doanh hay chỉ ñơn thuần là bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan sinh thái Nhưng dù với mục ñích nào chăng nữa, thì khi áp dụng các giải pháp phục hồi rừng phủ xanh ĐTĐNT cũng ñều phải ñáp ứng ñược mục tiêu là không ngừng nâng cao ñời sống của người dân, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái

Ở nước ta, theo số liệu thống kê, cho ñến nay cả nước có khoảng 10 triệu ha ĐTĐNT ñã qui hoạch cho lâm nghiệp, ngoài ra còn có một số diện tích ĐTĐNT khác ñang dược sử dụng trong nông nghiệp chưa ñược thống kê một cách cụ thể Phần lớn diện tích ĐTĐNT phát sinh từ các hệ sinh thái rừng ñã bị thoái hoá ở các mức ñộ khác nhau nhưng vẫn còn tiềm năng lớn cho sản xuất và phủ xanh Vấn ñề ñặt ra là thực hiện như thế nào ñể phát huy hiệu quả và tiềm năng vốn có của chúng

Trang 12

Thái Nguyên là tỉnh thuộc an toàn khu Đây là hậu phương vững chắc ñảm bảo cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thắng lợi, là vùng có nhiều ñịa danh lịch sử và du lịch, các dân tộc sống trong vùng có truyền thống lao ñộng cần cù nhưng cho ñến nay ñời sống của người dân vẫn còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 20%), trong khi tiềm năng ñất ñai còn khá lớn Nghiên cứu tìm ra giải pháp ñúng cho việc phủ xanh ĐTĐNT là một biện pháp tích cực góp phần tăng nhanh ñộ che phủ rừng, cải thiện và nâng cao ñời sống cho người dân

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi ñã chọn ñề tài: "Nghiên cứu hiện

trạng ñất trống ñồi núi trọc tỉnh Thái Nguyên và ñề xuất các mô hình phủ xanh ñất trống ñồi trọc hợp lý"

2 Mục ñích nghiên cứu

- Xác ñịnh hiện trạng ĐTĐNT của tỉnh Thái Nguyên

- Đánh giá hiệu quả về kinh tế và môi trường của các mô hình phủ xanh ñã có trên ñịa bàn, ñề xuất giải pháp phủ xanh hợp lý và xây dựng qui trình cho việc phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc tại tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất mô hình phủ xanh

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

Trang 13

3

4 Những ñóng góp mới của luận án

Cung cấp những dẫn liệu cụ thể góp phần làm sáng tỏ quá trình ñi lên của TTV ở vùng nghiên cứu

Cung cấp các dẫn liệu về tính chất lý hóa học ở từng nhóm ĐTĐNT

Cung cấp các dẫn liệu sự thay ñổi về thành phần, số lượng của các nhóm vi sinh vật và ñộng vật ñất dưới từng loại ĐTĐNT khi áp dụng mô hình phủ xanh ở vùng nghiên cứu

Xây dựng quy trình và ñề xuất các giải pháp phủ xanh ĐTĐNT nhằm phục hồi và nâng cao ñộ phì ñất trong vùng nghiên cứu

5 Bố cục luận án

Ngoài phần mở ñầu và kết luận, nội dung chính của luận án ñược trình bày trong 4 chương:

Chương 1 Tổng quan vấn ñề nghiên cứu

Chương 2 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 14

4

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số khái niệm liên quan ñến luận án

1.1.1 Khái niệm về ñất

Đất là một vật thể tự nhiên ñộc lập, có những quy luật phát sinh, phát triển riêng theo không gian và thời gian như các thể tự nhiên khác Theo Đô-cu-chaev (1879) cho rằng: ñất là một vật thể tự nhiên, ñược hình thành lâu ñời do kết quả tác ñộng tổng hợp của 5 yếu tố hình thành ñất, bao gồm: ñá mẹ, sinh vật (thực vật, ñộng vật và vi sinh vật), khí hậu, ñịa hình và thời gian Tuy nhiên, sau khi loài người xuất hiện thì ñất không chỉ là ñối tượng lao ñộng, tư liệu sản xuất mà còn là sản phẩm lao ñộng của con người Vì vậy, con người cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành ñất

1.1.2 Khái niệm về ñất rừng

Nghiên cứu về ñất rừng là một phần của khoa học ñất, khi nghiên cứu về ñất rừng là nghiên cứu về quá trình hình thành và biến ñổi của ñất dưới các quần xã thực vật rừng, và coi ñất là môi trường sống của cây rừng Đất rừng cũng ñược coi

là một thành phần quan trọng trong sinh ñịa quần lạc theo khái niệm của Viện sĩ ka-sép (1964) (dẫn theo Nguyễn Ngọc Bình, 1996) [7]

Su-1.1.3 Khái niệm về ĐTĐNT

Trần Đình Lý (1993-1997) [35] ñưa ra ñịnh nghĩa “ĐTĐNT là những vùng ñất chưa có TTV gỗ là chủ yếu hoặc ñã có nhưng ñã bị tàn phá mà trên ñó chỉ còn là những trảng cỏ, trảng cây bụi hoặc các loại cây ăn quả, cây nông nghiệp hay ñồng

cỏ chăn nuôi bị thoái hoá, năng suất thấp, không ổn ñịnh” Đây là ñịnh nghĩa ñầu tiên về ĐTĐNT ở nước ta Tác giả cũng ñã căn cứ vào thành phần thực vật, cấu trúc phẫu diện và ñộ phì của ñất, phân chia ĐTĐNT ở nước ta thành 3 nhóm như sau:

- Nhóm I: Gồm những diện tích do rừng khai thác kiệt, hoặc do bị ñốt chặt phá rừng ñể trồng cây nông nghiệp sau 2-3 vụ (ñôi khi hơn) rồi bỏ hoá

Trang 15

5

- Nhóm II: Là các loại ĐTĐNT ñược hình thành do rừng bị chặt, ñốt ñể lấy ñất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp ñi lặp lại nhiều lần nhưng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn ñộ phì của ñất, làm cho ñất bị xói mòn rửa trôi thoái hoá mạnh

- Nhóm III: Gồm các bãi cát ven biển và nội ñồng, các loại núi trọc trơ sỏi ñá

mà lớp ñất mặt còn rất mỏng hoặc ñất phát sinh chưa hoàn chỉnh

1.1.4 Khái niệm về TTV và TTV thứ sinh

Trong lịch sử của nhân loại, con người ñã phân biệt ñược các loài cây với nhau Loài cỏ này với loài cây, ñồng thời nhận thức ñược khu hệ thực vật bao gồm các loại cây cỏ phân bố ở phạm vi ñịa phương nào ñó TTV là gì? Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các nhà khoa học về TTV và ñưa

ra các khái niệm khác nhau Theo Schmithüsen J (1987) [50] TTV là lớp thực bì của trái ñất và các bộ phận hợp thành khác nhau của nó Thái Văn Trừng (1978) [67] , cho rằng TTV là quần thể thực vật phủ trên mặt ñất như một tấm thảm xanh Trần Đình Lý (1998) [37] , TTV là toàn bộ lớp thực vật ở vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật ở trên toàn bộ bề mặt của trái ñất Như vậy, TTV là một khái niệm chung, chưa rõ ñối tượng cụ thể nào Nó chỉ có giá trị và ý nghĩa cụ thể khi

có ñịnh nghĩa kèm theo: TTV cây cỏ, TTV cây bụi, TTV tái sinh, TTV trên ñất cát

ven biển, TTV rừng ngập mặn …

Theo Trần Đình Lý (1998) [37] , TTV thứ sinh là các trạng thái TTV xuất hiện sau khi TTV nguyên sinh bị tác ñộng ñã thay ñổi hoặc bị phá hoại Các trạng thái TTV thứ sinh thường là thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng TSTN ở các giai ñoạn khác nhau, rừng bị tác ñộng mạnh TTV thứ sinh khác biệt so với TTV nguyên sinh

ở thành phần thực vật, cấu trúc tầng tán, năng lực phát triển, sinh khối, hoàn cảnh rừng và nhiều yếu tố khác

Sự khác nhau giữa các TTV và rừng dựa trên sự có mặt của một lượng cây

gỗ có chiều dài và ñường kính nhất ñịnh Các thông số này ñược khái quát bằng tỷ

lệ ñộ tán che của cây gỗ có chiều cao từ 5m trở lên so với ñất rừng (ñộ tán che: k) (k

= 0,3 chưa có rừng; 0,3 → 0,6 rừng thưa; k > 0,6 rừng kín)

Trang 16

6

1.1.5 Khái niệm phủ xanh ĐTĐNT

Trước ñây quan niệm phủ xanh là trồng rừng trên ñất trống ñã bị mất hoặc chưa có rừng Nhưng ñến ñầu những năm 1980, cùng với trồng rừng, các biện pháp khác như nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ñều ñược coi là phủ xanh ĐTĐNT

Trong Quyết ñịnh số 661/QĐ/TTg, ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu, chính sách và tổ chức thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng ñã nêu rõ: Nhiệm vụ ñầu năm 2010 phải ñạt ñược các chỉ tiêu trồng mới 5 triệu

ha Trong ñó, rừng phòng hộ và rừng ñặc dụng 1 triệu ha, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả 1 triệu ha

Như vậy, phủ xanh ĐTĐNT không chỉ có trồng rừng, mà nó còn có giải pháp khác ñó là thực hiện canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vườn rừng, ñồng cỏ chăn nuôi…

Có quan niệm có rằng phủ xanh ĐTĐNT là quá trình tạo ra thảm cây xanh trên vùng ñất chưa có rừng, chưa có TTV hoặc trên vùng ñất ñã mất rừng Định nghĩa như vậy về phủ xanh ĐTĐNT là không sai, nhưng nó chưa bao hàm hết nội dung của vấn ñề ĐTĐNT Nó mới chỉ chú ý ñến hay nhận mạnh về mặt môi trường và cảnh quan sinh thái mà không hàm ý các nội dung khác như kinh tế, xã hội Bởi lẽ trong thời ñại ngày nay mọi hoạt ñộng ñều hướng tới phục vụ lợi ích toàn diện của con người Các lợi ích ñó thể hiện ở cả 3 nội dung: kinh tế, xã hội, môi trường Trước ñây quan niệm phủ xanh là trồng rừng trên ñất trống ñã bị mất hoặc chưa có rừng Nhưng ñến ñầu những năm 1980, cùng với trồng rừng, các biện pháp khác như nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ñều ñược coi là phủ xanh ĐTĐNT

Trang 17

7

Hình 1.1 Sơ ñồ quá trình phủ xanh ĐTĐNT

Phủ xanh ĐTĐNT là quá trình vận dụng quy luật diễn thế tự nhiên ñi lên của TTV và quá trình nhân tác tích cực ñể biến ñổi vùng ñất trống hoang hoá, chưa có TTV rừng hoặc ñã có nhưng bị suy thoái ở những mức ñộ khác nhau mà trên ñó hiện chỉ còn trơ sỏi ñá, thảm cỏ, thảm cây bụi tự nhiên hoặc các thảm cây bụi nhân tạo ñã thoái hoá, năng suất thấp, không ổn ñịnh thành các quần xã thực vật rừng, thảm cây ăn quả, cây công nghiệp, ñồng cỏ chăn nuôi ñáp ứng ñược yêu cầu bảo vệ, cải tạo ñất và môi trường, ñồng thời có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn Quá trình ñó thể hiện ở hình 1.1

Trong Quyết ñịnh số 661/QĐ/TTg, ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ

ñã nêu rõ: Nhiệm vụ ñến năm 2010 phải ñạt ñược các chỉ tiêu trồng mới 5 triệu ha Trong ñó rừng phòng hộ và rừng ñặc dụng 1 triệu ha, trồng cây công nghiệp và cây

ăn quả 1 triệu ha

Như vậy, phủ xanh ĐTĐNT không chỉ có trồng rừng, mà nó còn có giải pháp khác ñó là thực hiện canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vườn rừng, ñồng cỏ chăn nuôi…

1.2 Những nghiên cứu về TTV

1.2.1 Đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại TTV

Để phân loại chuẩn xác TTV, các nhà khoa học dựa vào yếu tố cơ bản là: Đơn vị phân loại TTV Thành phần của yếu tố trong TTV là các cá thể của các loài cây cỏ nhưng ñối tượng nghiên cứu của TTV là những tập thể cây cối ñược hình

Rừng bị khai thác kiệt

Thảm cây bụi tự nhiên

Đất trống không có TTV

Các quần xã cây ăn quả, công

nông nghiệp năng suất thấp,

Trang 18

8

thành từ số lượng lớn hay nhỏ của các cá thể của các loài thực vật Hay nói một cách khác, ñây là một tổ hợp có tính quy luật dưới một quần xã các khoảnh của quần xã thực vật, nó quyết ñịnh ñặc tính ngoại mạo, cảnh quan ñịa lý và chịu ảnh hưởng, tác ñộng lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển

Trong hệ thống phân loại thực vật thì loài (Species) là ñơn vị phân loại cơ bản Vậy ñối với TTV thì ñối tượng nào là ñơn vị phân loại cơ sở?

ñể phân loại TTV thì coi quần thể (Population) hay kiểu thảm TTV (Vegetationtype) là ñơn vị phân loại cơ bản của TTV Đây là những tập thể cây cỏ lớn ñem lại một hình dáng ñặc biệt cho phong cảnh do sự tập hợp của những cây cỏ khác loài, nhưng cùng chung một dạng sống ưu thế (Hội nghị Quốc tế ngành Thực vật học lần II tại Paris, 1945) Đại diện cho trường phái này A H R Grisebach (1938), J Schroeter Quan ñiểm này cũng ñược Xukatsev, Thái Văn Trừng (1998) [68] áp dụng

Ở Việt Nam

Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [58] áp dụng khung phân loại TTV thế giới của UNESCO (1973) [84] ñã xây dựng bảng phân loại TTV Việt Nam Bảng này có 4 quần hệ: rừng rậm, rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ

Vũ Đình Huề (1982) [21] ñưa ra phương pháp phân loại rừng phục vụ mục ñích kinh doanh Ông cho rằng kiểu rừng là một loạt các xã hợp thực vật thuộc một kiểu trạng thái trong phạm vi một kiểu thực bì và tương ứng có các biện pháp lâm sinh phù hợp

Trang 19

9

Trần Ngũ Phương (1970) [45] ñã xây dưng bảng phân loại rừng miền Bắc Việt Nam Bảng này ñã chú ý ñến việc nghiên cứu các quy luật diễn thế thứ sinh, những biến ñổi cuả tính chất vật lý, hóa học của ñất qua các giai ñoạn phát triển của rừng Tác giả ñã chia ra rừng miền Bắc Việt Nam thành 3 ñai lớn theo ñộ cao: ñai rừng nhiệt ñới gió mùa, ñai rùng á nhiệt ñới mưa mùa và ñai rừng á nhiệt ñới mưa mùa núi cao

1.2.2 Nguyên tắc phân loại TTV

- Ở Việt Nam:

TTV trên trái ñất là một thành tố tự nhiên vô cùng phong phú và ña dạng Chúng ñược hình thành, tồn tại và phát triển trong các ñiều kiện và các mối tương

tác khác nhau của các nhóm nhân tố sinh thái: 1 Nhóm nhân tố ñịa lý ñịa lý - ñịa

hình; 2 Nhóm nhân tố khí hậu - thuỷ văn; 3 Nhóm nhân tố ñá mẹ - thổ nhưỡng; 4 Nhóm nhân tố khu hệ thực vật; 5 Nhóm nhân tố hoạt ñộng của con người

Theo Thái Văn Trừng (1978) [67] ñây là những nhóm nhân tố sinh thái phát sinh quần thể thực vật Trong những nhóm nhân tố, có nhân tố tác ñộng trực tiếp, có nhân tố tham gia quá trình nguyên sinh, thứ sinh, có nhân tố biến thành một quần thể sinh vật ñịa lý như nhân tố các loài cây, nhân tố khí hậu và thổ nhưỡng Vậy căn

cứ vào ñâu ñể phân loại và xếp chúng vào một hệ thống có thứ bậc trên dưới rõ

ràng Hiện nay, vẫn chưa tìm ra tiêu chuẩn thống nhất chung giữa các nhà khoa học

Mỗi quan ñiểm dựa trên những căn cứ hợp lý riêng rẽ của nó

Trần Đình Lý (1998) [37] ñã tổng hợp ñược 4 nguyên tắc phân loại TTV ñược vận dụng trên thế giới:

1 Nguyên tắc phân loại lấy yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn cơ bản (tiêu biểu cho trường phái này là hệ thống phân loại TTV của J Braun - Blanquet)

2 Nguyên tắc phân loại lấy hình thái, cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn cơ bản (J Schmithüsen vận dụng nguyên tắc này phân chia TTV trái ñất thành 9 lớp quần hệ)

3 Nguyên tắc phân loại dựa trên phân bố không gian làm tiêu chuẩn

4 Nguyên tắc phân loại dựa trên phân tích các yếu tố phát sinh quần thể thực vật làm tiêu chuẩn (tuỳ vào sự xác ñịnh chọn yêu tố nào làm vai trò chủ ñạo ñể phân

Trang 20

10

chia TTV) A F W Schimper (1898) ñã chọn khí hậu và thổ nhưỡng làm vai trò chủ ñạo và chia TTV vùng nhiệt ñới thành 6 kiểu quần hệ khí hậu coi là khung phân loại chung cho TTV trên trái ñất Hệ thống phân loại này dựa vào cấu trúc ngoại mạo với sự bổ sung của các thông tin chung về sinh thái ñịa lý Theo ñó, TTV ñược

chia thành 5 lớp quần hệ: 1 Lớp quần hệ rừng kín; 2 Lớp quần hệ rừng thưa; 3

Lớp quần hệ cây bụi; 4 Lớp quần hệ cây bụi lùn và các quần xã gần gũi; 5 Lớp quần hệ cây thảo Trong lớp quần hệ cây bụi chia thành 2 phân lớp: phân lớp quần

hệ cây bụi chủ yếu thường xanh và phân lớp quần hệ cây bụi chủ yếu rụng lá Trong mỗi phân lớp này ñược chia thành nhiều nhóm quần hệ và quần hệ thảm cây bụi Đối với hệ sinh thái rừng nhiệt ñới ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1998) [68], dựa vào sự ghép nối của hai hệ thống phân loại: hệ thống phân loại lấy ñặc ñiểm cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại TTV dựa trên yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn, ñã phân chia TTV Việt Nam thành 5 nhóm kiểu thảm (gọi là 5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (gọi là 14 quần hệ):

Mặc dù còn một số ñiểm cần bàn luận, chỉnh lý bổ sung thêm, nhưng bảng phân loại TTV Việt Nam của Thái Văn Trừng (1998) [68], từ bậc quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (l973) [84]

Phan Kế Lộc (1985) [30] dựa vào khung phân loại của UNESCO (1973) [84] cũng ñã xây dựng thang phân loại TTV của Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 phân lớp, 32 nhóm quần hệ, 77 quần hệ khác nhau Cách phân loại này ñược Nguyễn

Nghĩa Thìn áp dụng (2004) [59]

Ngô Tiến Dũng (2004) [17], dựa theo phương pháp phân loại TTV của UNESCO (1973) [84], TTV của vườn quốc gia Yok Đôn ñược phân ra như sau: kiểu rừng kín thường xanh, kiểu rừng thưa nửa rụng lá và kiểu rừng thưa cây lá rộng rụng

lá (rừng khộp) bao gồm 6 quần xã khác nhau Với kiểu rừng thưa, lá rộng, rụng lá (rừng khộp) quần xã này rất ñặc trưng, ñộc ñáo và bao trùm vườn quốc gia vì nó có cấu trúc ñơn giản về tầng thứ, nghèo về thành phần loài, mật ñộ cây thấp

Nguyễn Thế Hưng (2003) [25], nghiên cứu ñặc ñiểm của TTV cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), dựa trên nguyên tắc phân loại UNESCO (l973) [84] ñã xác ñịnh ñược 8 trạng thái TTV khác nhau, ñặc trưng cho

loại hình thảm cây bụi

Trang 21

11

Lê Ngọc Công (2004) [16], dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973) [84] ñã phân chia thảm TTV của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ: Rừng rậm, rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ Các quần xã thuộc lớp quần hệ rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ ñều là các trạng thái thứ sinh ñược hình thành do tác ñộng của con người như: khai thác gỗ, củi, chặt ñốt rừng làm nương rẫy, trồng lại

rừng trên ĐTĐNT

- Trên thế giới:

Theo J.Schmithusen (1959), ở châu Âu có hai hệ thống phân loại thảm thực vật chủ yếu là hệ thống phân loại các quần xã thực vật mà ñơn vị cơ bản là quần hợp (association) của Braun-Blanquet (1928) ñược các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp áp và hệ thống phân loại lấy quần hệ thực vật làm ñơn vị cơ bản, chủ yếu do các nhà ñịa thực vật người Đức áp dụng Ở Liên Xô cũ ngay từ ñầu thế kỷ XX G.F Morodor là người ñầu tiên ñặt nền móng vững chắc cho trường phái phân loại rừng phục vụ kinh doanh Theo ông kiểu rừng là tập hợp các thành phần có thể khác nhau về những ñặc trưng thứ yếu, nhưng tương tự nhau về ñiều kiện lập ñịa ñặc biệt là thổ nhưỡng

Ở vùng Nam Mỹ J.S Bead (1944) ñề nghị một hệ thống phân loại cho những quần thể thực vật ở vùng này Hệ thống của ông chia làm 3 cấp: quần hợp, quần hệ

và loạt quần hệ Đây là hệ thống xem là hoàn chỉnh nhất ở châu Mỹ nhiệt ñới và năm 1956 hệ thống này ñược P.W Richards ñề nghị áp dụng rộng rãi cho các vùng nhiệt ñới khác

Năm 1973, UNESCO ñã công bố một khung phân loại TTV trên thế giới dựa trên nguyên tắc mạo và cấu trúc có thể hiện ñược trên bản ñồ có tỉ lệ 1:1.000.000

Trang 22

12

chung và ña dạng thực vật nói riêng Chỉ tính riêng các công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật của Việt Nam cũng ñã có rất nhiều Theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003) ñã thống kê ñược 368 loại Vi khuẩn lam (Tiền nhân -

Prycaryota ); 2.176 loài Tảo (Algae); 481 loài Rêu (Bryophyta); 1 loài Quyết lá thông (Psilotophyta); 53 loài Thông ñất (Lycopodiophyta); 2 loài Cỏ tháp bút (Equisetophyta); 691 loài Dương xỉ (Polypodiophyta); 69 loài Hạt trần (Gymnospemlae) và 13.000 loài thực vật Hạt kín (Angiospermae) ñưa tổng số loài

thực vật Việt Nam lên ñến hơn 20.000 loài

Thái Văn Trừng (1998) [68] khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam, nhận xét về tổ thành thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng thái thảm khác nhau của rừng nhiệt ñới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ yếu có sự ñóng góp của các chi Psychotria, Plismatomeris, Pavetta trong họ Rubiaceae; chi

Tabennontana (họ Trúc ñào - Apocynaceae); chi Ardisia, Maesa (họ Đơn nem - Myrsinaceae); chi Polyanthia (họ Na - Annonaceae), chi Diospyros (họ Thị -

Ebenaceae) Ngoài ra, ông còn xác ñịnh ñược có kiểu phụ thứ sinh nhân tác, do hoạt ñộng phá hoại của con người và phân biệt ñược những ưu hợp thứ sinh trên ñất ñịa ñới thành thục còn nguyên trạng và những - ưu hợp thứ sinh trên ñất xấu, nông cạn, khô cằn ñã bị thoái hoá do xói mòn

Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [58] ñã thống kê thành phần loài thực vật của vườn quốc gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong ñó có 904 loài cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín, các loài này ñược xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau Trong các loài trên có 42 loài ñặc hữu và 64 loài quý hiếm cần ñược bảo tồn như: Hoàng thảo Tam Đảo

(Dendrobium daoensis), Trà hoa dài (Camellia longicaudata), Trà hoa vàng Tam Đảo (Cameilia petelotil), Hoa tiên (Asarum petelotil), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi)

Đặng Kim Vui (2002) [75], nghiên cứu ñặc ñiểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ñể làm cơ sở ñề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh thái Nguyên, ñã kết luận ñối với giai ñoạn phục hồi từ 1-2 tuổi (hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật có 72 loài thuộc 36 họ và họ Hoà thảo

Trang 23

13

(Poaceae) có số lượng lớn nhất 10 loài, sau ñó ñến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có

6 loài, họ Trinh nữ (Misaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 loài Bốn họ

có 3 loài là họ Long não (Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) Ngoài ra, cấu trúc trạng thái TTV cây bụi này có số cá thể trong ô tiêu chuẩn cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái ñơn giản, ñộ che phủ thấp nhất 75 - 80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi Nguyễn Thế Hưng (2003) [25], khi nghiên cứu ñặc ñiểm của TTV cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) ñã thống kê trong các trạng thái TTV nghiên cứu có 324 loài thuộc 251 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có

mạch: ngành Hạt trần (Gymnospennae), ngành thực vật khuyết (Pteridophyta) và ngành Hạt kín (Angiospermae) Đồng thời khi so sánh với trạng thái rừng, khẳng

ñịnh thảm cây bụi có tổ thành loài chủ yếu bao gồm các loài trong các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Hoà thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Na (Annonaceae),

họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae)

Lê Ngọc Công (2004) [16], khi nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên ñã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong ñó có nhiều cây gỗ quý có

giá trị như Lim, Dẻ, Trai, Nghiến… Điều tra thành phần loài và dạng sống của sa

van cây bụi ở vùng trung du Bắc Thái (cũ), Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997) ñã phát hiện ñược 123 loài thuộc 47 họ

Trần Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005) [62], nghiên cứu về TTV vườn quốc gia Ba Vì xác ñịnh ở ñây có 11 kiểu quần xã thực vật khác nhau, trong ñó quần xã cây bụi thứ sinh thường xanh cây lá rộng: thành phần chủ yếu là cây gỗ

dạng bụi cao từ 2-5m, thường xanh, lá rộng, ñộ che phủ tán trên 70% Những loài thường gặp như: Lá nến (Macaranga denticula), Bùng bục (Mallotus apelta), Phèn

ñen (Phyllanthus reticulatus); các loài xâm nhập gồm Sim (Rhodomyrtus

tomentosa ), Mua (Meiastoma septemervium) và khẳng ñịnh quần xã cây bụi ở ñây

thuận lợi cho việc khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên

Trang 24

1 Cây nhất niên; 2 Thuỷ thực vật; 3 Địa thực vật; 4 Bán ẩn thực vật; 5 Ngọa thực vật; 6 Hiển thực vật; 7 Phụ kinh và ký sinh Humboldt (1806) dựa vào quan ñiểm cảnh quan ngoại mạo ñã chia thành 16 dạng sống chính và ông gọi theo tên của các ñơn vị phân loại Kemer (1863), Grisebach (1872) phân chia thành cây

gỗ cây sống phụ, thân cỏ Schimper (1898) trong khi xem xét nhóm kiểu sinh thái- ngoại mạo, ñã coi các ñặc ñiểm: cây ưa ẩm, cây sống khô, cây hướng ñộng là yếu tố chủ yếu ñể phân chia dạng sống

Cơ sở phân chia dạng sống của Raunkiaer (l934) thường ñược sử dụng, thông qua dấu hiệu là vị trí chồi so với mặt ñất trong thời gian bất lợi của năm Thang

phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống: 1 Cây có chồi ở cao trên mặt ñất (Ph); 2

Cây chồi sát ñất (Ch); 3 Cây chồi nửa ẩn (He); 4 Cây chồi ẩn (Cr); 5 Cây chồi 1 năm (Th) Trong ñó cây có chồi cao trên mặt ñất (Ph) ñược chia thành các dạng nhỏ: a Cây gỗ lớn có chồi trên mặt ñất, cao trên 30 m (Meg); b Cây lớn có chồi trên ñất, từ 8-30 m (Mes); c Cây nhỏ có chồi trên ñất, từ 2-8m (Mi); d Cây có chồi trên ñất lùn dưới 2 m (Na); e Cây có chồi trên ñất leo cuộn (Lp); f Cây có chồi trên ñất sông nhờ và sông bám (Ep); g Cây có chồi trên ñất thân thảo; h Cây có chồi trên mong nước (Sức) Ông ñã xây dựng ñược phổ dạng sống tiêu chuẩn (SB):

SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + l3Th

Ở Việt Nam

Trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giả Pocs Tamas (2001) ñã ñưa ra một số kết quả khác với sự phân chia dạng sống của Raunkiaer Ông

Trang 25

SB = 71,2Ph + l,29Ch + 0,36He + 7,29Cr + 1,89Th

Lê Trần Chấn (1990) [10] , khi ñánh giá dạng sống thực vật cho rằng vùng nhiệt ñới ẩm ñặc trưng bởi sự ưu thế của nhóm dạng sống cây chồi trên ñất (Ph), vùng ôn ñới lạnh và hàn ñới ñặc trưng bởi nhóm dạng sống cây chồi nửa ẩn vùng cực ñặc trưng bởi nhóm dạng sống cây chồi sát ñất (Ch), nhóm cây sống 1 năm (Th) ñặc trưng cho vùng sa mạc còn nhóm cây chồi ẩn (Cr) ñặc trưng cho vùng ôn ñới

Ông cũng ñã thống kê phổ dạng sống của hệ thực vật Việt Nam: 1 Nhóm dạng sống

cây chồi trên (Ph) có 5.573 loài chiếm 54,6% tổng số loài của hệ thực vật; 2 Nhóm dạng sống cây chồi sát ñất (Ch) - 1020 loài (10,2%); 3 Nhóm dạng sống cây chồi nửa ẩn (He) - 2.182 loài (21,4%); 4 Nhóm dạng sống cây chồi ẩn (Cr) - 1.087 loài (l0,6%); 5 Nhóm dạng sống cây sống một năm (Th) - 578 loài (5,6%)

Trần Đình Lý (1993, 1997) [35] ñã phân chia dạng sống thực vật ở vườn quốc gia Cúc Phương theo nguyên tắc của Raunkiaer Khi phân chia dạng sống TTV ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) [67] cũng phân chia dựa trên nguyên tắc của Raunkiaer

Ngô Tiến Dũng (2004) [17] nghiên cứu tính ña dạng thực vật ở vườn quốc

gia Yok Đôn ñã lập ñược phổ dạng sống của thực vật Yok Đôn là: SB = 71,73Ph + l,41Ch + 7,77He + 4,59Cr + 6Th, trong ñó nhóm cây có chồi trên mặt ñất có 406

loài chiếm tỷ trọng cao nhất 71,73%, ñồng thời so sánh phổ dạng sống của hệ cây

gỗ Yok Đôn với các vùng khác thấy rằng hệ cây gỗ ở vườn quốc gia Yok Đôn ít bị

tác ñộng, cụ thể là nhóm Ph còn cao 71,73%

Đặng Kim Vui (2002) [75], nghiên cứu ñặc ñiểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ñã phân chia dạng sống thực vật dựa vào hình thái cây: cây gỗ, cây bụi, cây leo và cây cỏ và ñã xác ñịnh ñược có 17

Trang 26

có 24 loài (chiếm 7,47%); Nhóm cây một năm có 35 loài (chiếm 10,80%)

Lê Ngọc Công (2004) [16], nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số TTV ở Thái Nguyên và vùng phụ cận, ñã phân hệ thực vật thành các nhóm dạng sống sau: 1 Cây gỗ; 2 Cây bụi; 3 Cây cỏ; 4 Dây leo, cho từng trạng thái nghiên cứu

1.2.5 Tái sinh tự nhiên

Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [28] , tái sinh là một quá trình sinh học mang tính ñặc thù của hệ sinh thái rừng Biểu hiện của tái sinh là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng Các cây con này dần dần sẽ thay thế vị trí của cây già cỗi (theo thời gian) hay ñây chính là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ

Đồng thời, trong quá trình TSTN các kiểu phụ, kiểu trái không có nhiều biến ñổi cụ thể trong hình thái cấu trúc nhưng lại có biến ñổi về tỷ lệ và thành phần cá thể các loài cây trong quần xã thực vật do mỗi loài cây có chu kỳ phát dục riêng biệt, có thời gian ra hoa, kết quả, có tập tính truyền giống và lan truyền khác nhau

1.2.5.1 Trên thế giới

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự tái sinh của thực vật, theo David

T A W và Richards P.W (l964) khi nghiên cứu về TTV rừng nhiệt ñới khẳng ñịnh tình hình tái sinh của những loài cây chiếm ưu thế còn thưa thớt ở tầng trên Ngoài

ra, công trình nghiên cứu của Richards P W (1952); Bamard, Rollet (1974, l996),

về phân bố cây tái sinh rừng nhiệt ñới, các tác giả cho rằng trong các ô có kích thước nhỏ (1m x 1m) và (1m x l,5m) cây TSTN có dạng phân bố cụm, một số có dạng phân bố Poisson Zlobin (1970), ñề ra các chỉ tiêu và tiêu chuẩn phân loại chất

Trang 27

17

lượng và dự báo khuynh hướng phát triển của cây con Aubreville A (1951), ñưa ra

lý thuyết tái sinh tuần hoàn thành bức khảm: tại một ñịa ñiểm và trong thời gian nhất ñịnh xã hợp của loài ưu thế sẽ ñược thay thế bằng xã hợp có thành phần khác với xã hợp cũ

Khi nghiên cứu phân chia các giai ñoạn trong quá trình tái sinh rừng, nhiều nhà khoa học cho rằng cần phải nghiên cứu quá trình tái sinh rừng từ khi hình thành

cơ quan sinh sản của thực vật cho ñến khi cây con phát triển ổn ñịnh

Lamprecht H (1989) [80], căn cứ vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của các loài cây, ông ñã phân chia cây rừng nhiệt ñới thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây nửa chịu sáng và nhóm cây chịu bóng

Một số tác giả khác lại ñề nghị nên nghiên cứu từ giai ñoạn ra hoa, mùa vụ hạt giống, sự phù hợp của mùa vụ hạt giống với ñiều kiện khí hậu

1.2.5.2 Ở Việt Nam

Trần Đình Lý (1993-1997) [35] ñã có nhiều công trình ñánh giá năng lực tái sinh TTV rừng Việt Nam Những năm gần ñây, diện tích rừng bị thu hẹp và suy thoái do nhiều nguyên nhân nên những công trình nghiên cứu về quá trình tái sinh phục hồi rừng rất phong phú và cho rằng số lượng và chất lượng của lớp TSTN trong giai ñoạn ñầu của quá trình phục hồi TTV rừng thì các trạng thái thảm cỏ, thảm cây bụi có cây gỗ mộc, rải rác ñều có thể xếp vào ñối tượng có khả năng khoanh nuôi phục hồi rừng Năm 1996, ông nghiên cứu về khả năng tái sinh phục hồi tự nhiên trên ñất sau nương rẫy

Vũ Tiến Hinh (1991) [20] khi nghiên cứu ñặc ñiểm tái sinh của rừng tự nhiên, cho rằng toàn lâm phần tự nhiên của rừng tái sinh liên tục và càng ở tuổi nhỏ số cây càng tăng

Thái Văn Trừng (1998) [68] nhận xét rằng: Quá trình TSTN phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ánh sáng chiếu xuống mặt ñất, ñặc biệt những cây mạ, cây non

chịu ñược bóng trong thời niên thiếu thì mới có ñủ các cấp tuổi ở dưới tán rừng

Trang 28

18

Nguyễn Ngọc Lung, Lâm Phúc Cố (1994) [33] ñánh giá quá trình TSTN phụ

thuộc vào 3 yếu tố chính sau ñây: 1 Nguồn hạt giống, khả năng phát tán hạt giống

trên một ñơn vị diện tích; 2 Điều kiện ñể hạt nảy mầm bén rễ (nhiệt ñộ, ñộ ẩm ); 3 Điều kiện ñể cây mạ và cây con sinh trưởng và phát triển (ñất, nước, ánh sáng …) Trong quá trình nghiên cứu TSTN của rừng nhiệt ñới nhiều nhà lâm học còn ñặc biệt quan tâm tới phương thức tái sinh của các loài cây mục ñích Nguyễn Văn Thêm

(1995) [57] nghiên cứu quá trình TSTN của Dầu song nàng (Dipterocalpus den) trong

rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt ñới mưa mùa ở Đồng Nai khẳng ñịnh: Tái sinh theo lỗ trống là kiểu phổ biến của Dầu song nàng Bên cạnh ñó còn

có nghiên cứu của Phạm Đình Tam (1987) [51] về tái sinh các lỗ trống ở rừng thứ sinh vùng Hương Sơn (Hà Tĩnh) cũng cho thấy: Số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau, lỗ trống càng lớn cây tái sinh càng nhiều và hơn

hẳn những nơi kín tán

Nguyễn Thế Hưng (2003) [25] nghiên cứu tái sinh của TTV cây bụi tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) có ñánh giá tái sinh trong các trạng thái TTV: trừ thảm cây bụi thấp, còn hầu hết các trạng thái TTV có năng lực tái sinh ở mức trung bình ñến khá cây gỗ tái sinh có mật ñộ 4.513-5.401 cây/ha Chủ yếu là cây gỗ tái sinh bằng chồi, thành phần loài và cấu trúc ñơn giản, ít loài có giá trị kinh tế

Phạm Ngọc Thường (2003) [66] ñánh giá quá trình tái sinh trên ñất sau nương rẫy cho rằng: mỗi khoảng thời gian phục hồi, TTV tái sinh có ñặc trưng về tổ thành loài cây, mật ñộ, ñộ che phủ và chất lượng cây tái sinh khác nhau … Chỉ tiêu ñể ñánh giá chất lượng cây tái sinh thể hiện trên 3 phương diện: Về kỹ thuật, về kinh tế

và về sinh vật học

Lê Đồng Tấn (2005) [55], nghiên cứu về TSTN dưới tán rừng thứ sinh ở Quân Boong - vườn quốc gia Tam Đảo, ñã thống kê ñược 53 loài cây tái sinh, trong

ñó có 26 loài là cây gỗ, ñạt chiều cao sinh trưởng 6cm trở lên; 17 loài cây bụi và gỗ

nhỏ Thành phần chủ yếu như: Trọng ñũa (Ardisia sít.), Lến (Psychotria rubra), Ba chạc (Euoñia lepta), Trám (Canarium album), Re (Phoebe sp.), Chẹo (Engeihartia

mxburghiana ), Bời lời (Litsea umbelata) Mật ñộ cây tái sinh khá cao, dao ñộng trong

Trang 29

19

khoảng từ 16.230 - 21.030 cây/ha, trung bình 18.165 cây/ha Cây chồi dao ñộng trong

khoảng 17,39 - 46,15% thấp hơn so với tỷ lệ cây hạt 53,85 - 82,61% Đồng thời cũng chỉ ra rằng, do thành phần chủ yếu là cây bụi và cây tiên phong ưa sáng nhưng lại

sinh trưởng trong ñiều kiện bị che bóng nên chất lượng tái sinh không cao Tỷ lệ cây

tốt 32,11%, cây trung bình 26,58% và cây xấu 43,31%

Nhiều tác giả khác cũng có những nghiên cứu về ñặc ñiểm lớp TSTN trong các trạng thái thực bì khác nhau ở một số vùng sinh thái ñồi núi của Việt Nam như Nguyễn Duy Chuyên (1995) [12] ; Nguyễn Hồng Quân (1984) [47]; Đỗ Hữu Thư và

cộng sự (1994) [63]; Hà Văn Tuế, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995) [70]

Ngoài hình thức TSTN ñể phục hồi rừng, trên thực tế còn có hình thức tái sinh nhân tạo Đây là phương pháp có sự tác ñộng tích cực của con người ñối với TTV như: mở tán rừng, phát dây leo, bụi rậm ñể xúc tiến sự nẩy mầm và sự sinh trưởng của một số loài ưa sáng, tra thêm hạt, dặm thêm cây mạ, cây con ở hình thức này còn ñược các nhà lâm nghiệp gọi là: tu bổ rừng hoặc cải tạo rừng ở mức thấp hoặc chặt hết rừng cũ ñể trồng thuần loại (1 loại) như cây Keo, Bạch ñàn gọi là trồng lại rừng (Tái sinh nhân tạo trên ñất thoái hoá)

1.2.6 Khoanh nuôi phục hồi rừng

1.2.6.1 Trên thế giới

Trên thế giới trồng rừng ñã xuất hiện khá sớm trước ñây chủ yếu ñược thực hiện một cách tự phát bởi các nhà quý tộc, các nhà yêu thích thiên nhiên và những người truyền ñạo ñến các nước thuộc ñịa (Lamprecht H., 1989) [80]

Từ cuối thế kỉ XIX ñầu thế kỉ XX việc trồng rừng ñã ñược thực hiện một cách quy mô hơn Năm 1938, trung tâm trồng rừng (CIS) thuộc Viện Nông nghiệp quốc tế ñược thành lập, về sau trung tâm này thuộc tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO) mọi vấn ñề lâm nghiệp do FAO ñiều hành (G I Vorobiev, 1976) [74]

Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhu cầu gỗ tăng lên nhanh chóng ở các nước kinh tế phát triển, các nước ñang phát triển và các nước thuộc ñịa Các nước xã hội chủ nghĩa cũ như Liên Xô, Tiệp Khắc, Đức, những nghiên cứu về trồng rừng ñã phổ

Trang 30

20

biến rộng rãi và được thực hiện ngay sau chiến tranh kết thúc Một số nước Tây Âu như Italia, Pháp đã tiến hành trồng các lồi Bạch Dương sản lượng cao trong phạm vi lớn và đã đạt được 1/3 nhu cầu của cơng nghiệp giấy sợi Các nước nhiệt đới và á đới trồng rừng đã hình thành ngay cả trên đất nước trước kia là đồi trọc do nhu cầu của cơng nghiệp giấy sợi và tính cấp bách phải bảo vệ mơi trường

Mặc dù việc trồng rừng đang được các nước quan tâm và phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống Nhưng hiện nay vẫn cịn cĩ những ý kiến khác nhau về trồng rừng

Baur George N (1968) [76] khẳng định việc trồng rừng là cần thiết để mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng nhưng nếu trồng rừng như của Wadsworth (1960) thì chỉ là giải pháp trước mắt, cịn về lâu dài thì phải dựa vào những kiến thức đúng đắn về sinh thái học của quần lạc đĩ

R Catinot (1965) [9] cho rằng ở vùng nhiệt đới ẩm châu Phi sau khi khai thác

cĩ thể thay thế một quần thể rừng tự nhiên bằng rừng trồng mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý rằng cần phải nắm chắc kỹ thuật lâm sinh thì quá

trình thực hiện mới cĩ hiệu quả, J Collect (1980) [13] cũng đưa ra ý kiến tương tự

Miyawaki A (1991) [81] đã nêu khẩu hiệu “cây bản địa trên đất bản địa”, xuất phát từ quan điểm rừng là một hệ sinh thái, ơng đã thực hiện nhiều dự án phục hồi hệ sinh thái rừng nhiệt đới bằng biện pháp trồng rừng Những thành cơng của các nghiên cứu đã mở ra một hướng mới trong việc phục hồi các hệ sinh thái rừng

đã bị phá hủy hoặc bị suy thối ở các mức độ khác nhau Những phương pháp do tác giả đề xuất được áp dụng ở một số nước Đơng Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia [77], [79], [83] Các nghiên cứu này được thể hiện chủ yếu bằng việc trồng rừng, trong đĩ giống cây trồng là tập đồn cây bản địa được xác định bằng phương pháp sinh thái TTV của Clement (1916) và việc trồng rừng được thực hiện bằng phương pháp do ơng đề xướng gọi là phương pháp Miyawaki Theo phương pháp này thì việc hồi phục lại rừng mưa nhiệt đới ở Buntulu, Sarawak (Malaysia)

Trang 31

Wadsworth (1960) khi nói về vai trò của rừng trong kinh doanh, ông ñã khẳng ñịnh trồng rừng thâm canh sẽ là nguồn cung cấp gỗ duy nhất có kinh tế ở các miền nhiệt ñới (dẫn theo George N Baur, 1968) [76]

Tại Hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ VI (tháng 6/1966) ở Mañrit các vấn

ñề sử dụng rừng hợp lý, tăng tốc ñộ sinh trưởng rừng và các biện pháp tăng nhanh phục hồi và cải tạo rừng bằng việc trồng các loài cây mọc nhanh có sản lượng cao ñược các ñại biểu ñưa ra và thảo luận (dẫn theo Vorobiev G.I., 1981) [74]

Tại Hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ VII (10/1972) ở Buenos-Aires ñã khẳng ñịnh cần phải ñẩy mạnh việc trồng rừng, nhưng Hội nghị cũng lưu ý là trồng rừng chỉ cho hiệu quả khi phối hợp chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật tạo ñiều kiện cho cây rừng sinh trưởng (dẫn theo Vorobiev G.I., 1981) [74]

1.2.6.2 Ở Việt Nam

Theo Nguyễn Ngọc Lung, Lâm Phúc Cố (1994) [33] , có 2 phương thức phục hồi rừng chính: một là TSTN; hai là trồng rừng Trồng rừng có nhiều ưu ñiểm mà khoanh nuôi ít khi có ñược như nhanh chóng tạo ra khối lượng lớn các sản phẩm có chất lượng theo ý muốn của người kinh doanh năng suất trên một ñơn vị xác ñịnh tương ñối cao Nhưng trồng rừng cũng có những nhược ñiểm và hạn chế nhất ñịnh: vốn ñầu tư cao, giảm tính ña dạng sinh học và sự phát triển bền vững của TTV, có những tai biến về sinh thái và sâu bệnh, ñôi khi tạo ra những tác ñộng cơ học gây

xói mòn, rửa trôi

Khoanh nuôi phục hồi rừng là giải pháp lâm sinh lợi dụng triệt ñể khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người ñể ñẩy nhanh quá trình tạo rừng trong một khoảng thời gian xác ñịnh Khoanh nuôi sẽ lấp khoảng trống trong rừng phòng hộ, rừng ñặc dụng và các khu bảo tồn từ 5-8

Trang 32

22

năm Đặc biệt sau thời kỳ khoanh nuôi rừng ñược chuyển sang giai ñoạn nuôi dưỡng và làm giàu rừng Giữa hai phương thức này có sự tác ñộng của con người,

ở mức ñộ thấp là khoanh nuôi phục hồi rừng

Nguyễn Tiến Bân (1997) [4] cho rằng cần phục hồi hệ sinh thái rừng nhiệt ñới bằng các loài cây bản ñịa ñể duy trì và bảo vệ nguồn gen và tạo ra hệ sinh thái rừng hỗn loài bền vững

Theo Đỗ Hữu Thư (1997), ñối tượng ñể khoanh nuôi là ñất lâm nghiệp chưa

có rừng, có ñộ dày từ 30 cm trở lên (ñối với vùng ñất không ngập nước thường xuyên) hoặc những bãi phù sa, ñầm lầy mà TTV có thể phát triển ñược (rừng ngập

mặn, rừng chịu nước) trên ñó phải có các yếu tố sau: 1 TTV sau khi rừng bị khai

thác kiệt còn nguồn gây giống của cây gỗ: 2 Thảm cây bụi xen cây gỗ; 3 Thảm cỏ, thảm cây bụi, ñất hoang hoá có cây gỗ tái sinh hoặc có nguồn gây giống của cây gỗ

Lê Đồng Tấn (1997) [53] nghiên cứu khả năng phục hồi rừng tự nhiên một số quần xã thực vật trên ñất sau nương rẫy tại Bắc Yên, Sơn La cho rằng: rừng ñược phục hồi bằng giải pháp khoanh nuôi không chỉ nhằm mục ñích phòng hộ mà còn bảo

vệ ñược nguồn gen và tính ña dạng vốn có của hệ sinh thái rừng nhiệt ñới và ñáp ứng ñược nhu cầu cấp bách của người dân Đồng thời ñưa ra sơ ñồ quá trình diễn thế phục hồi rừng ở ñây: Thảm cỏ → Thảm cây bụi → Rừng thứ sinh → Rừng khí hậu

Tương ứng với các quần xã thực vật là: Đất trống trọc sau nương rẫy → Thảm

cỏ Tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus); Lau, Chít (Thysanolaena maxima) → Lành ngạnh, Thàu táu (Aporosa dioica A villosa), Me rừng (Phyllanthus embica); Hoắc quang (Wendlandia formosa); Táo rừng (Zizyphus

oenoplia ), Đậu → Dẻ gai (Castanopsis armata), Chẹo (Engelhardia roxburghina), Vối thuốc (Schima wallichii); Bồ ñề (Styrax tonkinensis), Sơn rừng; Màng tàng (Litsea cubeba), Hu ñay (Trema angustifolia), Muối, Bời lời (Litsea); Ràng ràng, Táo mèo → Fagaceae, Lauraceae, Juglandaceae, Magnoliaceae, Theaceae

Trần Đình Lý (l997) [35] ñã ñưa ra 6 giải pháp phủ xanh ĐTĐNT: 1 Khoanh

nuôi phục hồi rừng; 2 Khoanh nuôi phục hồi các TTV phòng hộ; 3 Trồng rừng; 4 Trồng các loại cây ăn quả; 5 Trồng cây lương thực; 6 Thực hiện giải pháp nông, lâm kết hợp

Trang 33

23

Lê Ngọc Công (2004) [16] nghiên cứu diễn thế TTV ở tỉnh Thái Nguyên, chia khoảng thời gian phục hồi trên ñất thoái hoá nhẹ thành 2 pha; pha 1: giai ñoạn ñầu

từ 1-3 năm; pha 2: giai ñoạn tiếp theo: từ 4-6 năm

Phạm Ngọc Thường (2003) [66] ñưa ra một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy dựa trên 2 nguyên lý về mặt khoa học và thực tiễn

1.3 Những nghiên cứu về hiện trạng ĐTĐNT

Tại châu Phi: Gồm các nước Zambia, Tanzania, Zimbabwe Các mô hình ñã thực hiện:

- Mô hình thảm cỏ luân phiên (Rotation Woodlost) nhằm phủ xanh ñất trong thời kỳ bỏ hoá Trong mô hình này, người ta ñã xây dựng Điển (Sesbaina sesban), một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) ñể phủ xanh ñất trong thời kỳ bỏ hoang Sau 2-3 năm có thể khai thác làm củi Phần còn lại ñốt hoặc ñể mục ñể tăng thêm chất mùn và chất dinh dưỡng cho ñất

- Mô hình trồng cây gỗ + cây ăn quả ña tầng (Mulititistrata) Trong mô hình này, các loài cây trồng chủ yếu là cây bản ñịa sẽ tạo ra một hệ thống trồng trọt bền vững có nhiều sản phẩm và tăng thu nhập

- Mô hình chăn nuôi lâm sinh (Silvopastoral) bằng việc tạo ra thảm cỏ chăn nuôi dưới tán rừng thứ sinh

Tại châu Mỹ La Tinh: Gồm các nước Braizil, Peru, Mexico Các mô hình ñã xây dựng ñều nhằm mục ñích bảo ñảm an toàn lương thực và phủ xanh ĐTĐNT Những mô hình ñã thực hiện gồm:

- Mô hình trồng trọt cải tạo vườn nhà (Homgarden)

Trang 34

- Mô hình nông lâm kết hợp ñể cải tạo thảm cỏ tranh (Imperata cylindrica)

- Mô hình trồng cây trên ñỉnh ñồi ñể chống xói mòn

- Mô hình trồng cây họ ñậu trong việc phủ xanh cải tạo ñất

- Mô hình sử dụng ñộ tàn che của cây họ ñậu ñể kiểm soát cỏ dại

Những nghiên cứu khác cũng ñã ñược thực hiện: Phương pháp xây dựng mô hình nông lâm kết hợp (C Trachummok, 1982; L Roche, 1982), ñào tạo và huấn luyện kỹ năng xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ñể phủ xanh ĐTĐNT (R F Risher, 1991)

1.3.2 Ở Việt Nam

Công cuộc phủ xanh ĐTĐNT ở nước ta ñã ñược thực hiện từ những năm

1960 Đến năm 1980 thực sự trở thành vấn ñề cấp bách Điều ñó ñược thể hiện qua nhiều chương trình dự án ñã và ñang thực hiện:

- Dự án PAM – Phủ xanh ĐTĐNT

- Chương trình 327 – Trồng rừng phòng hộ

- Dự án trồng rừng trên ñất cát ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam (PACSA)

- Dự án trồng rừng phòng hộ ñầu nguồn JBIC tại 5 tỉnh miền Trung

- Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng do Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ

2 Quốc hội khoá X ngày 29/7/1997

- Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “Phủ xanh ĐTĐNT” mã số 04A (1986 - 1990) và “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp” mã số KN03 (1990 -1995) do Bộ Lâm nghiệp chủ trì

Trang 35

Phủ xanh ĐTĐNT bằng trồng rừng

Đối với việc trồng rừng (rừng sản xuất, rừng ñặc dụng, rừng phòng hộ) bằng các loài cây nhập nội, các nghiên cứu thường tập trung vào việc tuyển chọn và khảo nghiệm giống, nghiên cứu ñiều kiện lập ñịa, phương thức trồng, sinh trưởng phát triển của các loài, cấu trúc phục vụ cho công tác chăm sóc tu bổ

Đối với việc trồng rừng nhằm mục ñích phòng hộ và bảo vệ môi trường, các tác giả ñã ñi sâu vào nghiên cứu phục hồi các hệ sinh thái rừng nhiệt ñới theo hướng

ña loài nhiều tầng bằng các loài cây bản ñịa

Trần Ngũ Phương (2000) [46] ñã mô tả quy luật cấu trúc và quá trình phục hồi các kiểu rừng nhiệt ñới ở Việt Nam và ñưa ra giải pháp tái sinh nhân tạo bằng trồng rừng hỗn loài nhiều tầng kết hợp cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây ñặc sản và các sản phẩm phi gỗ khác Theo mô hình này thì tầng trên (tầng cây gỗ)

là các loài cây gỗ bản ñịa có giá trị thương mại cao Tầng dưới (tầng ưu thế sinh thái) là các loài cho quả, cây ñặc sản, Tầng dưới tán là các loài cây thuốc, cây làm

ăn gia súc và cây lương thực

Trang 36

26

Phủ xanh ĐTĐNT bằng khoanh nuôi phục hồi rừng

Cho ñến nay, khoanh nuôi phục hồi rừng ñang là một giải pháp tích cực ñể tăng nhanh ñộ che phủ rừng của nước ta Vấn ñề này ñã ñược Nhà nước ñặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc ban hành 2 quy phạm nhằm lợi dụng năng lực TSTN cho phục hồi rừng: Quy phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất và rừng ñặc dụng (QPN 14-92) và quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21 - 98)

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng phục hồi tự nhiên của TTV ñã

bị thoái hoá cần phải phủ xanh (Lâm Phúc Cố (1996) [14]; Trần Đình Đại và cộng

sự (1990) [18]; Nguyễn Ngọc Thường 2003 [66] ; Lê Ngọc Công, 2004 [16]…) Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy TTV ñã bị suy thoái ñến thảm cỏ, thảm cây bụi ñều có khả năng phục hồi thành rừng bằng con ñường TSTN Vấn ñề là thời gian và chất lượng rừng ñược phục hồi

Lê Đồng Tấn và cộng sự ñã nghiên cứu xây dựng mô hình khoanh nuôi tại một số ñịa phương; Con Cuông – Nghệ An (giai ñoạn 1992 - 1996) [52] , Sơn La (giai ñoạn 1990-2000) [53] Lai Châu (giai ñoạn 2000-2002) [54], và gần ñây tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (giai ñoạn 2001-2005) [55] cho thấy khả năng phục hồi tự nhiên của TTV không cao Trên ñất tốt sau 8-9 năm nếu không bị lửa rừng, chặt phá, hay chăn thả thì thảm cỏ có thể phục hồi thành rừng non ñáp ứng ñược yêu cầu phòng hộ Còn về phương diện kinh doanh thì không ñáp ứng ñược

do tỷ lệ các loài cây có giá trị kinh tế không nhiều Trên ñất xấu quá trình lâu hơn,

có thể mất 14-16 năm (ở Sơn La, Mê Linh – Vĩnh Phúc) mới có thể thành rừng Tuy nhiên, nếu có biện pháp lâm sinh thích hợp (phát luống, vệ sinh, trồng dặm) thì quá trình sẽ nhanh hơn

Đinh Hữu Khánh (2004) [27] ñã nghiên cứu khoanh nuôi thảm cỏ (trạng thái IC) ở Phú Yên - Bình Định có thể thấy sau 2-5 năm áp dụng giải pháp khoanh nuôi

ñã tăng ñộ che phủ của TTV cây bụi Tổ thành thực vật cũng thay ñổi theo chiều hướng cây gỗ chiếm ưu thế, sinh trưởng của cây tái sinh cũng tăng lên ñáng kể

Trang 37

27

Phủ xanh ĐTĐNT bằng các giải pháp nông lâm kết hợp

Từ những năm 1980, ñã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ñể phủ xanh ĐTĐNT

Những nghiên cứu về cơ cấu cây trồng trong hệ canh tác nông lâm kết hợp ñã ñược tác giả nghiên cứu và thử nghiệm như: Đàm Tạ Quang (1984) – Nghiên cứu

về cơ cấu cây trồng theo phương thức nông lâm kết hợp ở Thanh Hoá; Trần Đình Đại và cộng sự (1990) [18] – Xây dựng mô hình kết hợp tại Sơn La; Trần Đình Lý (1996, 2000, 2003) [35] [38] [39] – Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế sinh thái trên vùng ñồi tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình

Phan Anh (2004) [1] ñã xây dựng mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC) và

mô hình Vườn – Ao – Chuồng – Rừng (VACR) nhằm nhanh chóng phủ xanh ĐTĐNT ở Bản dân tộc Vân Kiều – Phú Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế Trên cơ sở kết quả ñạt ñược tác giả ñề xuất giải pháp phát triển vườn cây lâu năm theo hướng vườn ñồi, vườn rừng, phát triển lâm nghiệp theo hướng nông nghiệp ñể làm vườn ñồi vườn rừng

1.3.3 Ở Thái Nguyên

Tại Thái Nguyên, công tác phủ xanh ĐTĐNT chủ yếu ñược thực hiện qua các chương trình do Nhà nước ñầu tư: Dự án trồng rừng PAM, Dự án trồng rừng 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng… Ngoài ra còn có các dự án do ñịa phương thực hiện như: Dự án rừng ñặc dụng Thần Sa – Phượng Hoàng; Dự án ATK Định Hoá, Dự án ñầu tư trồng 5.000 ha rừng nguyên liệu cho Nhà máy ván dăm thuộc tỉnh Thái Nguyên

Những nghiên cứu về phủ xanh ĐTĐNT còn rất hạn chế Có thể nêu lên một

số công trình ñã thực hiện như sau:

Phạm Ngọc Thường (2001, 2003) [65] [66] – Nghiên cứu xây dựng mô hình phục hồi rừng và sử dụng ñất bỏ hoá ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn Từ kết quả nghiên cứu tác giả ñã ñề xuất giải pháp lâm sinh ñể xúc tiến tái sinh cho thảm cây vầu nứa và cây gỗ

Trang 38

28

Đặng Kim Vui (2002) [75] – Nghiên cứu ñặc ñiểm về cấu trúc rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên Kết quả cho thấy khả năng phục hồi tự nhiên của TTV trong khu vực là không lớn, vì vậy cần có giải pháp chăm sóc tu bổ

Lê Ngọc Công (2004) [16] - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và khả năng phục hồi tự nhiên của các quần xã thực vật tái sinh trên ñất sau nương rẫy tại Thái Nguyên Theo tác giả khả năng phục hồi tự nhiên của TTV trên ñất sau nương rẫy phụ thuộc rất nhiều vào ñộ thoái hoá ñất, nguồn giống và ñiều kiện lập ñịa

Đào Thanh Vân (2004) [73] - Kết quả chuyển giao mô hình trồng cây ăn quả trên nghiệm từ việc chuyển giao kỹ thuật nhân giống cây trồng cho 3 xã vùng cao của dự án Ba Bể, Bắc Kạn

Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan ñến nội dung phủ xanh ĐTĐNT ñã ñược công bố (250 công trình) Phần lớn các công trình là những bài báo ñược ñăng trên các Hội thảo, báo cáo của các ñề tài nghiên cứu khoa học Chưa có chuyên khảo nào về lĩnh vực này

Các nghiên cứu ñã tập trung theo 3 hướng giải pháp: Phủ xanh ĐTĐNT bằng trồng rừng, phủ xanh ĐTĐNT bằng khoanh nuôi TSTN, phủ xanh ĐTĐNT bằng các giải pháp nông lâm kết hợp

Mặc dù ñã ñạt ñược những thành tựu ñáng kể trong công cuộc phủ xanh ĐTĐNT nhưng cho ñến nay vẫn còn tồn tại một số vấn ñề thời sự cần ñược giải quyết như sau:

Trang 39

29

- Trước hết, ñó là việc ñịnh hướng, ñưa ra tiêu chí xác ñịnh và ñánh giá một cách chính xác cả về diện tích và tiềm năng ĐTĐNT Đây là vấn ñề khó khăn nhất ñối với công tác quy hoạch và thực hiện các giải pháp phủ xanh ĐTĐNT hiện nay ở nước ta Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ñã xếp tất cả các trạng thái thực bì

từ Ia ñến Ib, Ic, núi ñá không cây, bãi cát, bãi bồi vào ĐTĐNT Nghĩa là chỉ căn cứ vào hiện trạng TTV, còn ñất ñai – một ñiều kiện quyết ñịnh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật lại chưa ñược quan tâm Điều ñó ñã gây ra khó khăn cho các ñịa phương khi thực hiện giao ñất giao rừng và thực hiện phủ xanh

- Cho ñến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ñã ban hành 2 quy phạm: Quy phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất và rừng ñặc dụng (QPN 14-92) và Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21-98) Nhưng việc thực hiện các quy phạm này còn nhiều bất cập Trong ñó chủ yếu là quy trình thực hiện như thế nào cho ñúng và phù hợp với mỗi vùng, mỗi ñịa phương

- Những nghiên cứu ñã thực hiện chủ yếu tập trung vào khâu kỹ thuật Ví dụ: Đối với các mô hình nông lâm kết hợp là tuyển chọn loài cây, thiết kế xây dựng mô hình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Đối với các mô hình khoanh nuôi là các biện pháp lâm sinh (phát tỉa, trồng dặm) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng Trong khi những nghiên cứu về yêu cầu xã hội, quy trình thực hiện, quyền lợi nghĩa

vụ của người dân, ñầu tư về khoa học kỹ thuật và vốn còn chưa ñược quan tâm thích ñáng Những thiếu sót này là nguyên nhân làm cho các mô hình ít ñi vào cuộc sống

và thường thất bại sau khi hết kỳ hạn của chương trình, dự án

- Các giải pháp phủ xanh cho từng ñối tượng chưa rõ ràng, dẫn ñến hiệu quả không cao Thực tế cho thấy có những vùng ĐTĐNT nếu phủ xanh bằng giải pháp nông lâm kết hợp, làm kinh tế trang trại thì sẽ cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với khoanh nuôi phục hồi rừng Nhưng cũng có những khu vực nếu phủ xanh bằng giải pháp làm kinh tế trang trại, vườn rừng hay nông lâm kết hợp thì sẽ thu ñược lợi nhuận cao hơn, nhưng vì tính cần thiết thì cần phải phủ xanh bằng phục hồi rừng Đây cũng là vấn ñề tồn tại cần ñược giải quyết

Trang 40

30

Tất cả những nội dung trên ñã ñược ñề cập ñến trong báo cáo năm 2005 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính Phủ về việc thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giai ñoạn 1998-2004

- Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta, nhưng những nghiên cứu về phủ xanh ĐTĐNT còn rất ít, ñặc biệt là những nghiên cứu về giải pháp và quy trình thực hiện Đây là là một trong những khó khăn nhất hiện nay ñối với việc thực hiện nhiệm vụ phủ xanh ĐTĐNT tại ñịa phương

- So với các tỉnh khác, diện tích ĐTĐNT của tỉnh Thái Nguyên khá cao Phần lớn diện tích ñất trống ñều phân bổ ở vùng sâu vùng xa và khu vực ñầu nguồn của các sông Điều này có ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng phòng hộ và bảo vệ nguồn nước cũng như phòng tránh thiên tai không chỉ cho các ñịa phương trong tỉnh mà còn ñối với cả các tỉnh ñồng bằng Bắc Bộ

- Thái Nguyên là tỉnh thuộc An toàn khu là hậu phương vững chắc ñảm bảo cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta thắng lợi, là vùng có nhiều ñịa danh lịch sử và du lịch, các dân tộc sống trong vùng ñều có tinh thần lao ñộng cần

cù, sáng tạo nhưng cho ñến nay ñời sống của người dân vẫn còn rất khó khăn, tỷ lệ

hộ nghèo cao (trên 20%), trong khi tiềm năng ñất ñai còn khá lớn Vì vậy, nghiên cứu tìm ra giải pháp ñúng ñể phủ xanh ĐTĐNT là một biện pháp tích cực phần cải thiện và nâng cao ñời sống cho người dân

1.4 Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ñất và TTV

Người ñầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ về mối quan hệ giữa kiểu TTV và ñất là D Stamp (1925), tác giả ñã phân loại TTV nhiệt ñới dựa trên quan niệm sinh ñịa quần lạc H G Champion (1936) khi nghiên cứu kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện ñã coi ñất

Ngày đăng: 18/04/2014, 17:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Thỏi Trần Bỏi (1983), Giun ủất Việt Nam (thành phần khu hệ phõn bố và ủịa ủộng vật học), Luận án tiến sĩ sinh học, Lưu trữ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giun ủất Việt Nam (thành phần khu hệ phõn bố và ủịa ủộng vật học)
Tác giả: Thỏi Trần Bỏi
Năm: 1983
[3] Thỏi Trần Bỏi (1997), “Vấn ủề sử dụng giun ủất trong phủ xanh ủồi nỳi trọc nước ta”, Tạp chí Lâm nghiệp, tr. 14-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn ủề sử dụng giun ủất trong phủ xanh ủồi nỳi trọc nước ta”, "Tạp chí Lâm nghiệp
Tác giả: Thỏi Trần Bỏi
Năm: 1997
[4] Nguyễn Tiến Bân (1997), “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi hệ sinh thái vựng cao nỳi ủỏ vụi Cao Bằng bằng cỏc loại cõy gỗ quý bản ủịa”. Kỷ yếu Hội nghị khoa học môi trường các tỉnh phía Bắc Sơn La, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La, Sơn La, tr. 97-99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi hệ sinh thái vựng cao nỳi ủỏ vụi Cao Bằng bằng cỏc loại cõy gỗ quý bản ủịa”". Kỷ yếu Hội nghị khoa học môi trường các tỉnh phía Bắc Sơn La
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Năm: 1997
[5] Nguyễn Tiến Bân (1998-2002), "Nghiên cứu các giải pháp trồng rừng ở vùng núi ủỏ vụi cỏc tỉnh biờn giới bằng cỏc loài cõy gỗ quý bản ủịa", Bỏo cỏo tổng kết ủề tài cấp Viện KHVN, Lưu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp trồng rừng ở vùng núi ủỏ vụi cỏc tỉnh biờn giới bằng cỏc loài cõy gỗ quý bản ủịa
[6] Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003 - 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tập 1, 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
[8] Lờ Xuõn Cảnh, Vũ Thị Liờn, Hoàng Chung (2000), “Cấu trỳc quần xó ủộng vật ủất dưới cỏc TTV khỏc nhau ở tỉnh Thỏi Nguyờn và Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học ủất, (13), tr. 117 - 124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trỳc quần xó ủộng vật ủất dưới cỏc TTV khỏc nhau ở tỉnh Thỏi Nguyờn và Bắc Kạn”, "Tạp chí Khoa học ủất
Tác giả: Lờ Xuõn Cảnh, Vũ Thị Liờn, Hoàng Chung
Năm: 2000
[9] Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi (Vương Tấn Nhị dịch), Tài liệu khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội, tr. 2 – 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi
Tác giả: Catinot R
Năm: 1965
[10] Lờ Trần Chấn (1990), Một số ủặc ủiểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ủặc ủiểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam
Tác giả: Lờ Trần Chấn
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1990
[12] Nguyễn Duy Chuyên (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cấy TSTN lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu, Nghệ An”, Công trình khoa học kỹ thuật ủiều tra qui hoạch rừng (1991-1995), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53 - 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quy luật phân bố cấy TSTN lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu, Nghệ An”, "Công trình khoa học kỹ thuật ủiều tra qui hoạch rừng (1991-1995
Tác giả: Nguyễn Duy Chuyên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
[13] Collect J. (1980), Cỏc mặt cụng tỏc ủiều chế rừng (Vũ Đức Tài dịch), Tài liệu khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội, tr. 1 – 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cỏc mặt cụng tỏc ủiều chế rừng
Tác giả: Collect J
Năm: 1980
[14] Lõm Phỳc Cố (1996), “Vấn ủề phục hồi rừng ở Sụng Đà - Mự Cang Chải”, Tạp chí Lâm nghiệp, (5), tr. 14 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn ủề phục hồi rừng ở Sụng Đà - Mự Cang Chải”, "Tạp chí Lâm nghiệp
Tác giả: Lõm Phỳc Cố
Năm: 1996
[15] Lờ Ngọc Cụng, Hoàng Chung, Trần Đỡnh Lý (2001), “Bước ủầu nghiờn cứu ảnh hưởng của quần xã thực vật phục hồi tự nhiên sau nương rẫy ủến một số ủặc tớnh của ủất ở tỉnh Thỏi Nguyờn”, Tạp chớ Sinh học, 23(3), tr. 60 - 63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước ủầu nghiờn cứu ảnh hưởng của quần xã thực vật phục hồi tự nhiên sau nương rẫy ủến một số ủặc tớnh của ủất ở tỉnh Thỏi Nguyờn”, "Tạp chớ Sinh học
Tác giả: Lờ Ngọc Cụng, Hoàng Chung, Trần Đỡnh Lý
Năm: 2001
[16] Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số TTV ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số TTV ở Thái Nguyên
Tác giả: Lê Ngọc Công
Năm: 2004
[17] Ngô Tiến Dũng (2004), “Đa dạng thực vật vườn quốc gia Yok Đôn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (5), tr. 696 - 700 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng thực vật vườn quốc gia Yok Đôn”, "Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tác giả: Ngô Tiến Dũng
Năm: 2004
[18] Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn (1990), "Nghiên cứu cỏc biện phỏp phục hồi rừng bằng khoanh nuụi tại Sơn La", Bỏo cỏo ủề tài 04A- 00-03, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cỏc biện phỏp phục hồi rừng bằng khoanh nuụi tại Sơn La
Tác giả: Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn
Năm: 1990
[19] Phạm Thị Huyền, Vũ Quang Mạnh và cộng sự (2004), "Ve giáp trong cấu trúc quần xó ve bột ở hệ sinh thỏi ủất rừng vườn quốc gia Ba Vỡ, Việt Nam", Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ve giáp trong cấu trúc quần xó ve bột ở hệ sinh thỏi ủất rừng vườn quốc gia Ba Vỡ, Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Huyền, Vũ Quang Mạnh và cộng sự
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2004
[20] Vũ Tiến Hinh (1991), “Về ủặc ủiểm tỏi sinh của rừng tự nhiờn”, Tạp chớ Lõm nghiệp, (2), tr. 3 - 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về ủặc ủiểm tỏi sinh của rừng tự nhiờn”, "Tạp chớ Lõm nghiệp
Tác giả: Vũ Tiến Hinh
Năm: 1991
[21] Vũ Đỡnh Hoố (1982), “Kết quả ủiều tra nghiờn cứu thảm thực vật rừng Tõy Bắc”, Tóm tắt một số công trình 20 năm ủiều tra quy hoạch thiết kế rừng, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội, tr. 28 – 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả ủiều tra nghiờn cứu thảm thực vật rừng Tõy Bắc”, "Tóm tắt một số công trình 20 năm ủiều tra quy hoạch thiết kế rừng
Tác giả: Vũ Đỡnh Hoố
Năm: 1982
[22] Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1 – 3, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Trẻ
[23] Huỳnh Thị Kim Hồi, Nguyễn Đức Anh (2004), “Gúp phần nghiờn cứu giun ủất và các nhóm Mesefauna khác ở ủất ủồi rừng Bằng Tạ - Ba Vỡ - Hà Tõy”, Tạp chớ Sinh học, (9), tr. 22 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gúp phần nghiờn cứu giun ủất và các nhóm Mesefauna khác ở ủất ủồi rừng Bằng Tạ - Ba Vỡ - Hà Tõy”, "Tạp chớ Sinh học
Tác giả: Huỳnh Thị Kim Hồi, Nguyễn Đức Anh
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w