W R U====== NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: TRẦN THỊ HOA Đào tạo: Đại học chính quy Lớp: 52MT Ngành: Kỹ thuật môi trường Khoa: Môi trường 1 - TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA MÔI TRƯỜNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
TS NGUYỄN THỊ MINH HẰNG Th.S TRẦN THỊ MAI HOA
HÀ NỘI - 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA MÔI TRƯỜNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
TS NGUYỄN THỊ MINH HẰNG Th.S TRẦN THỊ MAI HOA
HÀ NỘI - 2015
Trang 2W R U
======
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: TRẦN THỊ HOA Đào tạo: Đại học chính quy
Lớp: 52MT Ngành: Kỹ thuật môi trường
Khoa: Môi trường
1 - TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ
2 - CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN:
Cục thống kê Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên,
Nhà xuất bản thống kê
Trung tâm quan trắc và Công nghệ Môi trường Tỉnh Thái Nguyên, 2011
3 - NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN: Tỷ lệ %
Chương 1: Tổng quan hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầu 20%
đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên Chương 2: Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Cầu 45%
đoạn chảy qua Tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ chất lượng 30%
nước sông Cầu đoạn chảy qua Tỉnh Thái Nguyên Kết luận và kiến nghị 5%
4 - BẢN VẼ VÀ BIỂU ĐỒ (ghi rõ tên và kích thước bản vẽ):
Trang 3
Phần Họ tên giáo viên hướng dẫn
Toàn phần (trừ phần thí nghiệm): T.S Nguyễn Thị Minh Hằng
Thí nghiệm: Th.S Trần Thị Mai Hoa
6 - NGÀY GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP:
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp đại học với đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước
mặt sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ ” Đây là một đề tài phức tạp và khó khăn trong cả việc thu thập, phân tích
thông tin, số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất giải pháp cụ thể Tuyvậy trong quá trình triển khai, thực hiện, em đã cố gắng đến mức cao nhất để hoànthành đồ án với khối lượng và chất lượng cao nhất có thể Đồ án được nghiên cứu
và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Minh Hằng và ThS.Trần ThịMai Hoa - Khoa Môi trường của Trường Đại Học Thủy Lợi
Với sự giúp đỡ tận tình, chi tiết và cụ thể của TS Nguyễn Thị Minh Hằngcùng các thầy cô giáo trong Khoa Môi Trường, sự giúp đỡ của bạn bè đặc biệt làcác bạn sinh viên lớp 52MT, sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đồ án tốtnghiệp của em đã được hoàn thành
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, xây dựng đồ án, em luôn nhận được sựquan tâm hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Minh Hằng và cô Trần Thị MaiHoa Bên cạnh đó em còn nhận được sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình để hoànthành đồ án này Qua đây em xin trân trọng cám ơn tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình vàquý báu đó
Do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ, kiến thức thực tiễn chưa nhiềunên đồ án không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Kính mong các thầy, côgiáo đóng góp ý kiến để kết đồ án của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hoa
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học
BVMT : Bảo vệ môi trường
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Hàm lượng oxy hòa tan
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN & MT : Tài Nguyên và Môi trường
TSS : Chất rắn lơ lửng
UBND : Ủy ban nhân dân
WQI : Đánh giá chất lượng nước
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Thái Nguyên 9
Bảng 1.2 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm tại Thái Nguyên 9
Bảng 1.3 Tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Thái Nguyên 11
Bảng 1.4 Đặc trưng hình thái các sông lưu vực sông Cầu 12
Bảng 1.5 Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 17
Bảng 1.6 Dân số tỉnh Thái Nguyên phân theo giới tính và phân theo thành thị nông thôn 21
Bảng 2.1 Các vị trí đo đạc lấy mẫu nước sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên 34 Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua Cao Ngạn đến Cam Giá 36
Bảng 2.3 Bảng quy định các giá trị qi, BPi 48
Bảng 2.4 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 49
Bảng 2.5 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 49
Bảng 2.6 Kết quả phân tích mẫu nước SC1 50
Bảng 2.7 Kết quả tính toán WQI của các thông số trong mẫu nước SC1 51
Bảng 2.8 Kết quả tính toán WQI của các thông số trong các mẫu nước quan trắc 52 Bảng 2.9 Giá trị WQI tại các điểm lấy mẫu quan trắc 52
Bảng 2.10 Phân loại chất lượng nước mô hình WQI – TCMT 53
Bảng 3.1 Thông số các chất trong nước thải chế nhà máy giấy dự kiến trong tương lai 72
Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu điểm Cam Giá 74
Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng nước thải của nhà máy giấy xả thải ra sông Cầu 74
Bảng 3.4 Giá trị giới hạn Ctc đối với từng thông số ô nhiễm 75
Bảng 3.5 Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận 75
Bảng 3.6 Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận 76
Bảng 3.7 Tải lượng ô nhiễm của một số chất ô nhiễm cụ thể từ nguồn xả thải đưa vào nguồn nước tiếp nhận 77
Bảng 3.8 Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với từng chất ô nhiễm cụ thể 78
Bảng 3.9 Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm nguồn nước sản xuất 80
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 7
Hình 1.2 Bản đồ mạng lưới sông ngòi tỉnh Thái Nguyên 12
Hình 2.1 Bản đồ quan trắc nước sông Cầu Tỉnh Thái Nguyên 24
Hình 2.2 Diễn biến hàm lượng BOD trung bình trên sông Cầu từ 2005 đến 2011 25
Hình 2.3 Diễn biến hàm lượng COD trung bình trên sông Cầu từ 2005 đến 2011 26
Hình 2.4 Diễn biến hàm lượng TSS trung bình trên sông Cầu từ 2005 đến 2011 27
Hình 2.5 Diễn biến nồng độ NO3- trung bình trên sông Cầu từ 2005 đến 2011 28
Hình 2.6 Diễn biến nồng độ NH4+ trung bình trên sông Cầu từ 2005 đến 2011 29
Hình 2.7 Địa điểm quan trắc mẫu nước sông Cầu 34
Hình 2.8 Bản đồ quan trắc nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên 35
Hình 2.9 Biểu đồ so sánh thông số DO trên sông Cầu 37
Hình 2.10 Biểu đồ so sánh thông số BOD5 trên sông Cầu 37
Hình 2.11 Biểu đồ so sánh thông số COD trên sông Cầu 38
Hình 2.12 Biểu đồ so sánh thông số TSS trên sông Cầu 38
Hình 2.13 Biểu đồ so sánh thông số NO3- trên sông Cầu 39
Hình 2.14 Biểu đồ so sánh thông số NO2- trên sông Cầu 39
Hình 2.15 Biểu đồ so sánh thông số NH4+trên sông Cầu 39
Hình 2.16 Biểu đồ so sánh thông số PO43- trên sông Cầu 40
Hình 2.17 Biểu đồ so sánh thông số Coliform trên sông Cầu 40
Hình 2.18 Biểu đồ so sánh chỉ số WQI 52
Hình 2.19 Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh trên tổng số người mắc bệnh của Thái Nguyên 54 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý môi trường tỉnh Thái Nguyên 59
Hình 3.2 Sơ đồ quá trình đánh giá sơ bộ nguồn nước tiếp nhận nước thải 69
Hình 3.3 Sơ đồ xác định các chất ô nhiễm cần đánh giá và đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 71
Hình 3.4 Sơ đồ biểu thị dòng thải của nhà máy giấy 73
Trang 8M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi thực hiện 2
3 Mục đích của đồ án 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Cấu trúc đồ án 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ GIỚI THIỆU VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN 3
1.1 Tổng quan về môi trường nước 3
1.1.1 Đặc điểm môi trường nước 3
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá cơ bản 4
1.2 Giới thiệu về tỉnh Thái Nguyên 7
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 7
1.2.1.1 Vị trí địa lý - địa hình 7
1.2.1.2 Khí hậu - thủy văn 10
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 14
1.2.2.1 Điều kiện kinh tế 15
1.2.2.2 Điều kiện xã hội 21
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH THÁI NGUYÊN 24
2.1 Hiện trạng chất lượng nước mặt của sông Cầu 24
2.1.1 Hiện trạng chất lượng nước mặt của sông Cầu những năm gần đây 24
2.1.2 Phân tích hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn từ Cao Ngạn đến Cam Giá 30
2.1.2.1 Quy trình, kỹ thuật lấy mẫu 30
2.1.2.2 Quy định về lưu giữ bảo quản dụng cụ lấy mẫu và mẫu trước khi phân bổ mẫu cho phòng thí nghiệm phân tích 33
2.1.2.3 Báo cáo lấy mẫu nước sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên 33
2.2 Các nguồn gây ô nhiễm 42
2.2.1 Ô nhiễm do sinh hoạt 42
2.2.2 Ô nhiễm do công nghiệp 42
Trang 92.2.3 Ô nhiễm do nông - lâm - thủy sản 44
2.2.3.1 Nông nghiệp 44
2.2.3.2 Lâm nghiệp 44
2.2.3.3 Thuỷ sản 45
2.2.4 Ô nhiễm do chất thải y tế 45
2.3 Phương pháp đánh giá chất lượng nước sông Cầu 45
2.4 Đánh giá khả năng sử dụng nước của sông Cầu 53
2.5 Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại sông Cầu 54
2.5.1 Đe dọa tới sức khỏe con người 54
2.5.2 Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp 55
2.5.3 Ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái 55
2.5.4 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế 56
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH THÁI NGUYÊN 57
3.1 Các thể chế chính sách trong quản lý môi trường nước 57
3.1.1.Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng nước 57
3.1.2 Tổ chức quản lý tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên 59
3.2 Ý nghĩa và tầm quan trọng trong quản lý, bảo vệ môi trường chất lượng nước sông Cầu 64
3.3 Các hạn chế còn tồn tại và biện pháp để quản lý, bảo vệ chất lượng nước sông Cầu 64
3.3.1 Cơ chế, chính sách quản lý 64
3.3.2 Về kỹ thuật 78
3.3.3 Về kinh tế 82
3.3.4 Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người 83
3.3.5 Thanh tra, quan trắc môi trường 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1 Kết luận 86
2 Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò quan trọng đối mọi sựsống trên trái đất và có tác động vô cùng lớn tới sự phát triển KT - XH Trongnhững năm gần đây với tốc độ gia tăng dân số, hoạt động công nghiệp phát triểnmạnh kéo theo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước ngày càng cao Cạnh đó nhận thứccủa đông đảo người dân, đặc biệt là người dân ở các nước đang phát triển nhận thức
về sử dụng nguồn tài nguyên nước chưa thật đúng đắn, dẫn đến nguồn nước ngọt nguồn nước được sử dụng chủ yếu cho sinh hoạt của con người đang ngày càng bịsuy giảm trầm trọng về cả lượng và chất Một số lưu vực lớn đang bị ô nhiễm nặng
-và đang được các ngành các cấp đang quan tâm là lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sôngĐồng Nai, sông Cầu, …
Tỉnh Thái Nguyên nằm trong lưu vực sông Cầu có mạng lưới sông, suối tươngđối dày, mật độ sông suối bình quân 1,2 km/km2 Các sông chính là sông Cầu, sôngCông và hàng trăm sông suối khác Các nguồn nước mặt từ sông, suối, ao, hồ, đãđóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên:cung cấp nước cho hoạt động phát triển công nghiệp và sinh hoạt, phục vụ cấp nướccho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, giải trí, thể thao dưới nước, giao thông thuỷ,tiếp nhận và thoát nước thải, tạo các khu du lịch sinh thái, góp phần bảo tồn và pháttriển đa dạng sinh học Đóng góp ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội củatỉnh, nhưng do ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên (mưa lũ, xói mòn đất, đặcđiểm sinh - địa - hóa của các loại đất đá trong lưu vực) và các nguồn thải từ hoạtđộng đô thị, công nghiệp, nông nghiệp trong tỉnh và từ thượng nguồn, nên chấtlượng nước các sông đặc biệt là lưu vực sông Cầu đã có dấu hiệu ô nhiễm, mức độ
ô nhiễm ở từng khu vực rất khác nhau do chịu ảnh hưởng của các nguồn tác độngkhác nhau
Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn
chảy qua tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ ” là một vấn
đề cần thiết cho quản lý chất lượng nước mặt tỉnh Thái Nguyên nói chung và lưuvực sông Cầu nói riêng
Trang 122 Đối tượng và phạm vi thực hiện
Sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3 Mục đích của đồ án
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn chảy quatỉnh Thái Nguyên và đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ được thực hiện thôngqua việc đánh giá chất lượng nước, mức độ ô nhiễm, khả năng sử dụng nước chocác mục đích, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước mặt lưu vực sông Cầutại từng đoạn sông phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt trênđịa bàn tỉnh
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập các tài liệu có liên quan như: tài liệu về điều kiện tựnhiên, tình hình phát triển KT - XH, báo cáo hiện trạng môi trường nước của tỉnhThái Nguyên
- Phương pháp phân tích đánh giá chất lượng nước: đánh giá chất lượng nướcnhờ vào các thông số đo được tại các trạm quan trắc và so sánh với các quy chuẩnhiện hành
- Điều tra, thu thập thông tin và thống kê về nhu cầu sử dụng các nguồn nướcmặt cho các mục đích khác nhau: sinh hoạt, công nghiệp, thuỷ sản, nông nghiệp, dulịch, theo từng khu vực trên địa bàn tỉnh
- Điều tra, xác định các nguyên nhân, thống kê các nguồn thải, đặc trưng ônhiễm trong các nguồn thải (từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, )
có ảnh hưởng đến chất lượng nước
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ GIỚI THIỆU VỀ
TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Tổng quan về môi trường nước
1.1.1 Đặc điểm môi trường nước
Tài nguyên nước được quyết định bởi những yếu tố sau đây:
- Khối lượng nước thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng ngày càng tăng do việctăng dân số, sản xuất nông, công nghiệp và dịch vụ
- Chất lượng nước thỏa mãn yêu cầu của từng mục tiêu sử dụng như: nước cấpcho sinh hoạt, nước phục vụ nông nghiệp, nước phục vụ thủy sản và bảo vệ đờisống hoang dã, nước cấp cho công nghiệp
Mỗi mục đích sử dụng cần có tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá riêng vềmức độ phù hợp cho nhu cầu sử dụng Để xem xét liệu nguồn nước có đạt yêu cầu
sử dụng cho từng mục đích hay không ta cần so sánh với tiêu chuẩn chất lượngnước do các tổ chức chuyên môn quốc tế hoặc do nhà nước qui định Trong các tiêuchuẩn chất lượng nước người ta chọn lọc một số thông số lí, hóa, sinh đặc trưng.Mỗi một thông số được qui định một giá trị tối đa cho phép sao cho có mặt của cáctác nhân đó trong nguồn nước ở nồng độ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe conngười, sự phát triển của tôm cá, hoặc sự phát triển của cây trồng
Cùng với sự phát triển của loài người, con người đã và đang làm cho môitrường nước bị ô nhiễm Ô nhiễm môi trường nước được chia thành hai dạng: tựnhiên và nhân tạo, được định nghĩa là sự thay đổi chất lượng nước làm cho nướcsuy giảm, trở nên độc hại và không thể sử dụng nữa Luật Tài nguyên nước của ViệtNam quy định ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi các tính chất như vật lý, hóa học
và thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép, là sự có mặt của mộthay nhiều chất lạ trong môi trường nước dù chất đó có độc hại hay không bới vì khivượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật thì chất đó sẽ trở nên độc hại Ô nhiễmnước tự nhiên do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, bão, lũ lụt) có thể nghiêm trọngnhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chấtlượng nước toàn cầu Ô nhiễm nhân tạo là nguyên nhân quan trọng và phổ biến nhấtđược phân thành các loại: ô nhiễm do các chất hữu cơ thối rữa, ô nhiễm do cácnguồn từ hệ thống đốt nóng, ô nhiễm do các chất độc hại, ô nhiễm do chất trơ, ônhiễm do các nguyên tố và các chất phóng xạ
Trang 141.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá cơ bản
Ô nhiễm môi trường nước do sự hoạt động của con người là nguyên nhânchính thông qua các hoạt động sản xuất công, nông, dịch vụ,…con người đã đưalượng lượng chất thải ngày càng lớn vào nước tự nhiên Có rất nhiều các loại tácnhân gây ô nhiễm môi trường nước và việc xác định nguồn nước ô nhiễm có thể sửdụng các chỉ tiêu thông số sau [5]:
Màu sắc
Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo, các chất hữu cơ,…, nó trởnên kém thấu quang ánh sáng mặt trời Các sinh vật sống ở tầng nước sâu và đangphải chịu điều kiện thiếu ánh sáng trở nên hoạt động kém linh hoạt Các chất rắnchứa trong môi trường nước làm hoạt động của các sinh vật sống trong nước khókhăn hơn, một số trường hợp có thể gây chết Chất lượng nước suy giảm có tácđộng xấu tới hoạt động sống bình thường của con người
Mùi và vị
Nước tự nhiên sạch không có mùi vị hoặc có mùi vị dễ chịu Khi trong nước
có các sản phẩm phân huỷ chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi
vị trở nên khó chịu
Nhiệt độ
Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải nhà máy nhiệt điện, nhà máy điệnhạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong lưu vực nhận nước chonên làm cho nước nóng lên (ô nhiễm nhiệt) Nhiệt độ cao của nước làm thay đổi cácquá trình sinh, hoá, lí học thường của hệ sinh thái nước Nhiệt độ cao của nước cũng
có thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí (ẩm hơn, gây hiện tượngsương mù…)
Độ pH
Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, khi chứa nhiều ion H+ hơn OH-, nước cótính axit và pH < 7, khi chứa nhiều ion OH-, nước có tính kiềm và pH > 7 Độ pH cóảnh hưởng đến điều kiện sống bình thường của các sinh vật trong nước: cá thườngkhông sống được khi nước có pH < 4 hoặc pH > 10 Sự thay đổi độ pH của nướcliên quan đến sự hiện diện các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ hữu cơ, sự hoàtan của một số anion NO3-, SO42-,…
Trang 15Nhu cầu ôxi sinh hóa (BOD)
Nhu cầu ôxi sinh hóa cần thiết để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ có thế ôxi hóađược bằng sinh học Quá trình ôxi hóa là quá trình các vi sinh vật háo khí sử dụngcác chất hữu cơ và ôxi để tạo ra năng lượng sống cho mình đồng thời biến các chấthữu cơ thành vô cơ trong trường hợp tốt nhất là CO2, H2O Trong thực tế lấy BOD5
(lượng ôxi dùng trong 5 ngày đầu) làm giá trị chuẩn đế xác định BOD trong suốtthời gian bất kì sau
Dựa vào BOD có thể: kiểm soát ô nhiễm hữu cơ, đánh giá khả năng tự làmsạch của nước, qui định chất lượng được đổ ra sông hồ từ các thành phố xí nghiệp.BOD còn được dùng để đánh giá hiệu quả xử lý Giá trị của BOD càng lớn nghĩa làmức độ ô nhiễm càng cao Trong các sông hồ bị ô nhiễm bẩn bởi nước thải sinhhoạt BOD5 thường bằng 70% BOD toàn phần
Nhu cầu ôxi hóa học (COD)
Nhu cầu ôxi hóa học là lượng ôxi cần thiết để ôxi hóa hết các hợp chất hữu cơtrong nước Hiện nay tác nhân ôxi hóa mạnh K2Cr207 thường được dùng để xác địnhCOD vì chất này ôxi hóa đến 95-100% chất hữu cơ để tạo nên CO2, N2, và H2O Giátrị của COD càng lớn tức là mức độ ô nhiễm càng cao Chỉ số COD biểu thị cảlượng các chất hữu cơ không thể bị ôxi hóa bằng vi sinh vật do đó giá trị COD hơnBOD
Các hợp chất chứa N, P
Được tạo ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ Các hợp chất chứa nitođược xem như là các chất chỉ thị để nhận biết chất ô nhiễm của các nguồn nước.Trong nước thải hầu hết nitơ tồn tại dưới dạng nitơ hữu cơ và của tảo Chu trìnhchuyển hóa N trong nước thường từ NH4+ thành NO2-, tiêu tốn ôxi nên nước chứanhiều NH4+ sẽ làm giảm nồng độ ôxi hòa tan trong nước
Photpho là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho thực vật và tảo Nồng độ cao củaphotpho trong nước gây ra sự phát triển mạnh của tảo, khi tảo chết đi quá trình phânhủy kỵ khí làm giảm lượng ôxi hòa tan trong nước và điều này gây ảnh hưởng độchại với đời sống thủy sinh Song song với quá trình quang hợp là quá trình hô hấp(phân hủy chất hữu cơ để tạo năng lượng, ngược với quá trình quang hợp) xảy ra.Trong khi hô hấp, tảo và thực vật thủy sinh tiêu thụ ôxi thải ra CO2- là tác nhân làm
Trang 16giảm pH của nước Trong các nguồn nước, nếu hàm lượng N > 30 60 mg/l, P > 4
-8 mg/l sẽ xảy ra hiện tượng phú dưỡng
Chất rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn lơ lửng là các tác nhân gây ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh, đặcbiệt là sự cản trở quang hợp của các thực vật nước do các chất lơ lửng trong nước sữlàm giảm sự đâm xuyên của ánh sáng, đồng thời gây tác hại về cảnh quan và bộlắng dòng sông
Tổng Coliform
Thường có trong nước thải chăn nuôi, đô thị,…do thiếu hệ thống xử lý nướcthải chăn nuôi, nhu cầu đô thị hóa dân cư sống tập chung đông nên nước thải sinhhoạt hàng ngày bị nhiễm bẩn nặng Một phần do hệ thống thoát nước không tốt, mộtphần do ý thức con người chưa tự giác nên đa số coliform nhiều trong nước thải,làm cho chất lượng nước suy giảm nhiều
Dầu mỡ
Dầu mỡ trong nước thải sau khi thải sẽ lan nhanh trên mặt nước tạo thànhmàng dầu chỉ một phần nhỏ tan trong nước Khi hàm lượng dầu tan trong nước cao0,2 mg/l thì nước bắt đầu có mùi hôi, không thể dùng vào mục đích nấu ăn uống Ônhiễm dầu sẽ làm giảm khả năng tự làm sạch các nguồn nước do giết chết các visinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch Nước thải nhiễm dầu còn gây cạnkiệt ôxi của nguồn nước đi tiêu thụ ôxi cho quá trình ôxi hóa hiđrocacbon và chemặt thoáng không khí cho ôxi tái hợp không khí và nguồn nước Khi hàm lượng dầutrong nguồn nước từ 0,1-0,5 mg/l sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các loàiđộng, thực vật sống dưới nước
Kim loại nặng
Những chất gây ô nhiễm này được thải ra từ các hóa chất (Pb, Hg, Cd, As, Fe,Cu, ) Sử dụng nguồn nước này cho tưới tiêu khiến cây trồng bị nhiễm kim loạinặng, con người khi sử dụng làm thức ăn sẽ bị nhiễm kim loại nặng, gây ảnh hưởngnghiêm trọng tới sức khỏe
Trang 171.2 Giới thiệu về tỉnh Thái Nguyên
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý - địa hình
a) Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, códiện tích tự nhiên 3.526,215 km2 Đơn vị hành chính tỉnh gồm 7 huyện: PhổYên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương; 1 thành phố:thành phố Thái Nguyên và 1 thị xã : Thị xã Sông Công; với tổng số 181 xã, phường
và thị trấn, trong đó có: 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du
và đồng bằng [2]
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, ở phía Tây tiếp giápvới Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía Đông tiếp giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang,phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên làmột trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng trung du miền núi Bắc
Bộ và là cửa ngõ giao lưu KT - XH giữa vùng trung du miền núi Bắc Bộ với vùngđồng bằng Bắc Bộ
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
Trang 18bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên và PhúBình Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn.
Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi: được chia thành ba kiểu:
- Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối
50-70 m, phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên
- Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy độcao phổ biến từ 100-150 m, phân bố ở phía Bắc của tỉnh trong lưu vực sông Cầu, từĐồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá
- Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100-125
m, chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ đến Định Hoá
Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp: chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếmtrọn vùng đông bắc của tỉnh Nhóm cảnh quan địa hình núi thấp, phân bố dọc ranhgiới Thái Nguyên với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, VĩnhPhúc Các kiểu cảnh quan hình thái địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đáchính là đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào
và đá xâm nhập axít Nhiều cảnh quan có cấu tạo xen kẽ các loại đá trên Trước đây,phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừngnhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm
Nhóm cảnh quan hình thái địa hình nhân tác: ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu
là các hồ chứa nhân tạo, trong đó các hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, BảoLinh, Cây Si, Ghềnh Chè Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 200 hồchứa các loại với tổng diện tích mặt nước gần 6.000 ha Đây là điều kiện thuận lợilớn cho tỉnh trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt Một số hồ lớn như
Trang 19hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Ghềnh Chè, Bảo Linh, là những địa điểm hấp dẫn đối vớiphát triển du lịch sinh thái.
1.2.1.2 Khí hậu - thủy văn
Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Thái Nguyên
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG ( o C)
18,
28, 6
29, 3
28, 9
28, 3
26,
29, 1
27, 4
20, 7
22, 9
26, 7
29, 4
29, 6
28, 5
20,
26, 7
28, 1
28, 4
28, 2
20, 5
24, 1
26, 5
29, 2
28, 9
29, 4
21, 5
23, 5
27, 8
29, 5
29, 7
27, 8
1
Th 2
Th 3
Th 4
Th 5
Th 6
Th 7
Th 8
Th 9
Th1 0
Trang 20cả năm Do ảnh hưởng bởi địa hình nên lượng mưa có sự khác nhau giữa các khuvực, lượng mưa tập trung nhiều ở vùng đồng bằng nhiều hơn vùng miền núi
Trang 21Bảng 1.3 Tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Thái Nguyên
TỔNG LƯỢNG MƯA THÁNG (mm) N/
Trang 22Thủy văn
Tại tỉnh có 02 con sông lớn là sông Cầu và sông Công cùng rất nhiều hệ thốngsông ngòi nhỏ khác Một số số liệu đặc trưng hình thái các sông lưu vực sông Cầuđược thể hiện :
Bảng 1.4 Đặc trưng hình thái các sông lưu vực sông Cầu
DT lưu vực (km 2 )
Độ cao trung bình LV (m)
Độ dốc trung bình (%)
Hệ số tập trung nước
Hệ số uốn khúc
Mật độ lưới sông (km/km 2 )
Nguồn: Trung tâm tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2011
Hình 1.2 Bản đồ mạng lưới sông ngòi tỉnh Thái Nguyên [3]
Trang 23Lưu vực sông Cầu có modun dòng chảy trung bình từ 22-24 l/s.km2 Tổng lưulượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³ Dòng chảy năm dao động không nhiều,năm nhiều nước chỉ gấp 1,8-2,3 lần so với năm ít nước Hệ số biến đổi dòng chảykhoảng 0,28 Dòng chảy của Sông Cầu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùacạn Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10.Lượng dòng chảy mùa lũ không vượt quá 75% lượng nước cả năm Tháng có dòngchảy lớn nhất là tháng 8, chiếm 18-20% lượng dòng chảy cả năm Tháng cạn nhất làtháng 1 hoặc tháng 2, lượng dòng chảy khoảng 1,6-2,5%
Sông Cầu có dạng trải dài từ Bắc xuống Nam Thung lũng phía thượng lưu vàtrung lưu nằm giữa hai cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc.Phần thượng lưu sông Cầu chảy theo hướng Bắc Nam, độ cao trung bình đạt tới 300
- 400m, lòng sông hẹp và rất dốc, nhiều thác ghềnh và có hệ số uốn khúc lớn (>2,0),
độ rộng trung bình trong mùa cạn khoảng 50 - 60m, 80 - 100m trong mùa lũ, độ dốckhoảng >0,1% Phần trung lưu từ Chợ Mới, sông Cầu chảy theo hướng Tây Bắc -Đông Nam trên một đoạn khá dài sau đó trở lại hướng cũ cho tới Thái Nguyên Hạlưu sông Cầu được tính từ Thác Huống đến Phả Lại, từ đây hướng chảy chủ đạo làTây Bắc - Đông Nam, địa hình có độ cao trung bình 10 đến 20m, lòng sông rất rộng
70 đến 150m và độ dốc giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 0,01%
Sông Chợ Chu
Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá chảy theo hướng TâyBắc Đông Nam đến Định Thông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc sang địa phậnBắc Kạn (thị trấn Chợ Chu) qua Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc Đông namhợp lưu với sông Cầu ở Chợ Mới Diện tích lưu vực sông Chu khoảng 437km2, độcao trung bình của lưu vực là 206 m, độ dốc 16,2%
Trang 24Sông Nghinh Tường
Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550 m tại xã Vân Cư Phú Bình, chảytheo hướng Tây Bắc Đông nam đến xã Cúc Đường, Võ Nhai, chuyển hướng Đôngnam Tây bắc đổ vào sông Cầu từ bờ trái tại thượng lưu Lang Hinh Sông có chiềudài là 46 km, độ cao trung bình 290 m, độ dốc 12,9%, mật độ lưới sông 1,05km/km2, diện tích lưu vực là 465 km2
Sông Đu
Sông Đu bắt nguồn từ vùng Lương Can ở độ cao 275 m, sông chảy theohướng Tây Bắc, Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm, Phú Lương, TháiNguyên Sông Đu chảy chủ yếu trong vùng trung du là chính, có độ cao trung bìnhcủa lưu vực là 129 m, độ dốc 13.3% Tổng lượng nước sông Đu khoảng 264.106m3,lưu lượng trung bình là 8.37 m3/s
Sông Công
Sông Công là một phụ lưu cấp 1 của sông Cầu, bắt nguồn từ núi Hồng phíaĐông Bắc dãy Tam Đảo Toàn bộ chiều dài của sông Công đều nằm trọn trên địaphận tỉnh Thái Nguyên Sông Công có diện tích lưu vực khá lớn 951 km2, chảy theohướng Tây Bắc Đông nam và nhập vào sông cầu tại Hương Ninh, Hợp Thịnh, BắcGiang Lưu vực sông Công có độ cao trung bình 224 m, độ dốc 27,3% rất cao sovới các sông khác Tổng lượng nước sông Công vào khoảng 0,794.106 m3, lưulượng trung bình năm 25 m3/s và modun dòng chảy năm vào khoảng 26 l/s.km2
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.2.1 Điều kiện kinh tế
Thành phố Thái Nguyên là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế khácao: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2009 là 9,1% GDP bìnhquân đầu người năm 2009 ước đạt 14,6 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng2,5 triệu đồng/người so với năm 2008 Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá sosánh 1994) trên địa bàn là 9.972 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch đầu năm và tăng14% so với năm 2008 Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 65,38 triệu USD, bằng93,4% kế hoạch điều chỉnh Trong đó, xuất khẩu địa phương là 52,17 triệu USD,bằng 65,8% so với cùng kỳ Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.631,87
tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách trong cân đối là 1.422,37 tỷ đồng, bằng
Trang 25124,22% dự toán đầu năm, bằng 108% dự toán điều chỉnh và tăng 28,48% so vớinăm 2008 Riêng thu nội địa 1.308,17 tỷ đồng, bằng 120,57% dự toán đầu năm,bằng 108,38% dự toán điều chỉnh và tăng 24,21% so với năm 2008 [2]
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) ướcđạt 2.316 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2008, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh.Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 47 triệu đồng, bằngmục tiêu kế hoạch điều chỉnh Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2009 là 625 tỷđồng, đạt tốc độ tăng 12,7% so với năm 2008 và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra đầunăm là tăng 8% trong năm 2009 Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 408,3 nghìntấn, bằng 102,1% kế hoạch, giảm 0,43% (- 1.777 tấn) so với năm 2008
Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn: dân tự trồng;doanh nghiệp và trồng theo dự án của nhà nước) đạt 6.565 ha, tăng 11,4% so vớitrồng mới năm 2008 Trong đó, riêng địa phương trồng theo dự án 661 đạt 5.045 ha,bằng 112,1% kế hoạch Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 709 ha, đạt118,2% kế hoạch Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2009 là 48,6%, thấp hơn0,4% so với mục tiêu kế hoạch đề ra là 49%
a) Công nghiệp
Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp - xâydựng Tỷ trọng của ngành trong GDP toàn tỉnh liên tục tăng lên qua các năm và chotới nay ngành này vẫn đóng góp nhiều nhất cho GDP tỉnh Năm 2010 ngành côngnghiệp - xây dựng chiếm 41,54% GDP toàn tỉnh Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế củatỉnh, từng bước khẳng định xu thế đúng đắn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế củatỉnh
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế của tỉnh cũng như của vùng, nơitập trung hầu hết các cơ sở công nghiệp, với nhiều loại hình sản xuất (luyện cốc,luyện gang, luyện cán thép, luyện kim màu, giấy, sản xuất vật liệu xây dựng, thựcphẩm, đồ uống, giấy, ) Chính vì vậy, khu vực thành phố phát sinh lượng nước thảilớn nhất trên 45.376 m3/ngày đêm với đặc thù ô nhiễm đa dạng, đặc trưng của nhiềuloại hình ngành nghề
Trang 26Năm 2010, toàn tỉnh có 1.771 cơ sở sản xuất công nghiệp - xây dựng kinhdoanh theo Luật Doanh nghiệp Số cơ sở tăng bình quân hàng năm là 22,2% Trong
số này có trên 130 cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, điển hình là Công ty Cổ phầnGang thép Thái Nguyên, Công ty vật liệu xây dựng, Điện lực Thái Nguyên, Công typhụ tùng máy số I, Công ty Natsteel Vina
Cụ thể các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh gồm:
- Công nghiệp sản xuất cơ khí: Gồm chế tạo máy, cơ khí tiêu dùng, lắp ráp sảnxuất phụ tùng, sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế, tập trung ở các khu côngnghiệp sông Công và nhà máy quốc phòng trong tỉnh
- Công nghiệp khai khoáng luyện kim: Gồm than, quặng sắt, chì kẽm, thiếc,pirit, titan, đá xây dựng , phân bố ở các huyện phía Bắc
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Gồm cát, sỏi, xi măng, sét, đá xẻ,gạch xây , tập trung ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, thành phố Thái Nguyên, Phú Lương,Phổ Yên Ngành khai thác cát sỏi xây dựng tập trung ở khu vực sông Cầu Có 9doanh nghiệp và 4 nhà máy xi măng lò đứng với công suất nhỏ, 02 nhà máy ximăng lò quay (xi măng Quang Sơn, xi măng La Hiên) với công suất gần 2 triệu tấn/năm Có ba nhà máy sản xuất gạch tuy-nel: Nhà máy gạch Cao Ngạn có công suất
20 triệu viên/năm, nhà máy gạch Phổ Yên mới đưa vào vận hành có công suất thiết
kế 50 triệu viên/năm và nhà máy gạch tuynel Gia Phong công suất 36 triệuviên/năm
- Công nghiệp nhẹ: Các sản phẩm chủ yếu là hàng may mặc, da giầy, giấy, tơtằm, bao bì, thực phẩm tươi sống, bia, nước giải khát, lắp ráp xe máy,
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm: Các sản phẩm chủyếu của ngành là chè, trái cây, thực phẩm đông lạnh, nước khoáng,
- Công nghiệp điện tử tin học: Gồm lắp ráp điện tử, ứng dụng công nghệ thôngtin, dịch vụ cung cấp, sửa chữa lắp đặt, bảo trì các thiết bị điện tử, tin học
Từ năm 2000 - 2010 một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là truyền thốngcủa Tỉnh phát triển khá Bên cạnh đó nhiều sản phẩm hàng hoá như giấy, hàng maymặc, vật liệu xây dựng đã được thị trường tín nhiệm, sản lượng tăng khá nhanhqua các năm
Trang 27- Các ngành tiểu thủ công nghiệp: Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệpcủa Thái Nguyên còn nhỏ bé, tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, thị xãsông Công, huyện đồng Hỷ và huyện Phổ Yên Nhìn chung, quy mô sản xuất nhỏ,chủ yếu là lao động thủ công, máy móc thiết bị sản xuất lạc hậu.
Bảng 1.5 Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
1 Than sạch
1.481,5
13 Gạch nung triệu viên 111,9 193,8 150,4 157,1 177,6
14 Giấy bìa các
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2011
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần quan trọng vào sự tăngtrưởng kinh tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh về các loại sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ và mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh đối với một số sản phẩm Sự phát triển
Trang 28tiểu thủ công nghiệp góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hoá nông thôn, hình thànhthêm các thị trấn, thị tứ trên cơ sở hình thành những ngành nghề mới tại các xã vàcác cụm xã, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn
b) Nông - lâm nghiệp - thủy sản
Ngành sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tuy chiếm tỷ trọng ngày cànggiảm dần trong nền kinh tế tỉnh Ngành này đang từng bước tiếp cận với sản xuấthàng hoá Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh là thóc, chè, lạc, đậu tương,gia súc, gia cầm và hoa quả tươi
Phân ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 90% tổnggiá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sảntỉnh năm 2010 đạt 2.453,69 tỷ đồng so với giá năm 1994 (7.696,58 tỷ đồng theo giáhiện hành) Một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung hướng vào các loại cây, con cósản lượng và giá trị kinh tế cao đã được hình thành như: vùng chè, lợn, gà, bò vàrừng nguyên liệu Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người trong toàn tỉnhliên tục tăng qua các năm, năm 2010 đạt 414.950 tấn trong đó huyện Phú Bình đạtcao nhất (73.145 tấn) [2]
Cơ cấu sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi được chuyển dịch phù hợp với nhu cầuthị trường:
- Sản lượng lương thực đáp ứng được mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực,đồng thời hình thành và phát triển được những vùng lúa đặc sản hàng hoá Diện tíchtrồng lúa trong tỉnh giảm, năm 2010 tổng diện tích trồng lúa cả năm còn 69.743hanhưng do năng suất lúa tăng lên qua các năm nên sản lượng lúa liên tục tăng từ năm
2000 cho đến nay Năm 2010 sản lượng lúa trong toàn tỉnh đạt 339.770 tấn
- Diện tích trồng ngô tăng nhanh đến năm 2010 đạt 17.888 ha, trong khi đódiện tích trồng khoai liên tục giảm còn 7.069 ha Diện tích trồng sắn năm 2010 chỉkhoảng 3.864 ha
- Sản xuất chè ngày càng phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạnghoá sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, mở rộng diện tích chè thươngphẩm Diện tích trồng chè của tỉnh liên tục tăng lên qua các năm nhờ chuyển đổi đấtvườn tạp kém hiệu quả sang trồng chè, năm 2010 đạt 17.661 ha, trong đó sản lượng
Trang 29chè búp tươi đạt 171.900 tấn với năng suất trên 9,7 tấn/ha Ngoài cây chè, một sốcây công nghiệp khác cũng được trồng nhiều trong tỉnh: cây lạc được trồng với diệntích 4.311 ha, đậu tương 1.567 ha Diện tích cây ăn quả có xu hướng giảm từ năm
2005 đến nay, năm 2010 chỉ còn 7.484 ha, trong đó diện tích vải, nhãn đạt 5.826 ha
- Ngành chăn nuôi hàng năm có sự tăng trưởng đáng kể Năm 2010 thống kêđược trên địa bàn tỉnh có 93.481 con trâu, 42.922 con bò, 577.516 con lợn, 2.209con ngựa, 12.573 con dê và 6.864 nghìn con gia cầm Sản lượng gia súc, gia cầmtoàn tỉnh tăng, tuy nhiên tỷ trọng của chăn nuôi trong tổng GDP nông nghiệp chưađược cải thiện đáng kể
- Ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá trị nông - lâm - thuỷ sản củatỉnh Năm 2010 giá trị của ngành này (kể cả dịch vụ thuỷ sản) đạt 166,3 tỷ đồng,chiếm 6,78 % giá trị sản xuất toàn ngành nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh Sản xuấtthuỷ sản Thái Nguyên chủ yếu là hoạt động nuôi trồng (chiếm 92,78%) Sản lượngchủ yếu là cá các loại, giá trị sản lượng khai thác tuy tăng lên trong những năm gầnđây nhưng mới chiếm chưa đầy 2,5% tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản
- Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú với tổng diệntích 176.731ha, trong đó có 96.303 ha rừng tự nhiên và 80.428ha rừng trồng Năm
2010 sản lượng gỗ khai thác 52.425m3, sản lượng củi khai thác 243.000m3 và2.400.000 cây tre nứa, luồng
Tỷ trọng dịch vụ nông - lâm nghiệp - thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuấtngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản của tỉnh còn rất nhỏ, hiện chiếm chưa đầy 8,5%(theo giá hàng hoá) Các dịch vụ cung cấp giống cây trồng, tưới tiêu, làm đất, sơ chếsản phẩm, cung ứng giống cây lâm nghiệp, cung ứng thức ăn gia súc, sửa chữa giacông cơ khí (công cụ tuốt lúa, sao chè ) đã bước đầu phát triển Hệ thống dịch vụ
kỹ thuật nông - lâm nghiệp - thuỷ sản của tỉnh hiện có 7 nông - lâm trường, 6 công
ty, 6 cơ quan sự nghiệp khoa học, 11 trạm trại sản xuất giống cây trồng vật nuôi,các cửa hàng đại lý bán vật tư nông nghiệp, 104 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp,
150 tổ hợp tác thuỷ lợi, các tổ dịch vụ làm đất cơ giới hoá
c) Thương mại, dịch vụ
Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hangPhượng Hoàng, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng
Trang 30Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai Bên cạnh
đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địaphương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm,chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn Hiện nay, Thái Nguyênđang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ SuốiLạnh và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế
1.2.2.2 Điều kiện xã hội
a) Dân số
Tổng dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2010 là 1.131.278 người Năm 2010, sốdân nữ của tỉnh chiếm 50,59% Tỷ lệ dân thành thị của tỉnh tăng chậm trong nhữngnăm qua, năm 2010 mới chiếm khoảng 24% tổng dân số
Có tám dân tộc cùng sinh sống với nhau từ lâu đời trên đất Thái Nguyên Dântộc Kinh chiếm khoảng 75,5%; Tày 10,7%; Nùng 5,1%; Dao 2,1%; Sán Dìu 2,4%;các dân tộc khác (Cao Lan, H'Mông, Hoa) chiếm 4,2% dân số toàn tỉnh
Dân cư Thái Nguyên phân bố không đồng đều: vùng thành thị, đồng bằng cómật độ cao, ở vùng cao và vùng núi dân cư thưa thớt Mật độ dân số bình quân là
320 người/km2, thấp nhất là huyện Võ Nhai 77 người/km2, trong khi đó ở thành phốThái Nguyên mật độ dân số cao 1.501 người/km2 Mật độ dân số này thuộc loại cao
so với tỉnh miền núi Bắc Bộ
Chất lượng dân số tỉnh ngày càng được cải thiện: số người dân biết chữ ngàycàng cao Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số trong độ tuổi từ 15 đến 35 là99,5% và từ 36 tuổi trở lên là 98,9% Năm 2010, tổng số lao động đang làm việctrong các ngành kinh tế của tỉnh là 679.623 người Số lao động qua đào tạo chiếm27,63%, trong đó số lao động đã qua đào tạo nghề chiếm 14,43% Tuy nhiên, sựchênh lệch lớn về trình độ lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị Thời gianlao động ở nông thôn chưa cao, tuy có tăng lên trong những năm gần đây Tỷ lệ thấtnghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị liên tục giảm, năm 2009 là 4,46 %
và năm 2010 tỷ lệ này là 4,34% Như vậy, lực lượng lao động trên địa bàn Tỉnh đãđáp ứng phần lớn nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế của Tỉnh, mặc dù trình
độ chuyên môn cao trong một vài ngành còn hạn chế
Trang 31Bảng 1.6 Dân số tỉnh Thái Nguyên phân theo giới tính và phân theo thành thị nông
Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên, 2011
b) Văn hóa, giáo dục
Thành phố Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miềnnúi phía Bắc với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ cho nên đặc điểm nổi bật trong đờisống văn hoá thành phố Thái Nguyên là mang tính chất hội tụ, giao lưu giữa cácvùng miền, các dân tộc, mang đậm nét văn hoá vùng miền Trung du Việt Bắc Thái
Trang 32Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trường Đại học, 11 trường Cao đẳng
và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảnggần 100.000 lao động [3]
Hệ thống b ưu chính viễn thông
Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống thông tin viễn thông kết nối với toàn quốc vàquốc tế với mạng truyền dẫn vững chắc bằng thiết bị vi ba và tổng đài điện tử - kỹthuật số Với tổng đài 27.000 số hiện nay đã đạt dung lượng 18.000 thuê bao.[2]
Hệ thống nước sạch
Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công hiện nay đã có nhà máy nướcvới công xuất 30.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nhu cầu về khối lượng cũng như chấtlượng nước cho toàn thành phố và thị xã Các thị trấn và thị tứ trong tỉnh đang dầnđược thực hiện đầu tư hệ thống cấp nước sạch
Giao thông vận tải
Đường thuỷ
Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161
km, Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mởrộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp
Trang 33được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính làSông Cầu và sông Công sẽ được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa.
Đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó: Quốc lộ: 183 km,tỉnh lộ: 105,5km, huyện lộ: 659 km đường liên xã: 1.764 km Hệ thống tỉnh lộ vàquốc lộ đều được dải nhựa Hệ thống Quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địabàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm cáchuyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lâncận Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên,chạy qua thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồngbằng Sông Hồng Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ làmạch máu giao thông quan trọng và thuận lợi nối Thái Nguyên với các tỉnh xungquanh [3]
Đường sắt
Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện, đảm bảo phục
vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước Tuyến đường sắt
Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội Tuyến đường sắtLưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội -Quán Triều, tuyến đường sắtnày cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và tỉnh Quảng Ninh.Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoángsản
Trang 34CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
CẦU ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 Hiện trạng chất lượng nước mặt của sông Cầu
2.1.1 Hiện trạng chất lượng nước mặt của sông Cầu những năm gần đây
Thái Nguyên hiện đang là một tỉnh phát triển, do tốc độ phát triển nhanh, chỉquan tâm, chú trọng đến phát triển kinh tế nên vấn đề về môi trường chưa đượcquan tâm tới, khiến cho môi trường tỉnh Thái Nguyên đang bị suy giảm nghiêmtrọng (đặc biệt là môi trường nước) Để nhận thấy những vấn đề môi trường nướchiện đang bị suy giảm tại tỉnh Thái Nguyên ta dựa vào số liệu quan trắc một sốđiểm tiêu biểu như: Văn Lăng (MS 1), Hòa Bình (MS 2), Sơn Cẩm (MS 3), châncầu Gia Bảy (MS 4), đập Thác Huống (MS 5), Cầu Mây (MS 6) đây là những điểmgần cửa xả của các nhà máy, khu đô thị , ), dựa vào những điểm quan trắc ở đây ta
có thể đánh giá chất lượng nước sông một cách toàn diện và chính xác nhất Dướiđây là kết quả quan trắc được tại sông Cầu từ năm 2005 đến 2011
Hình 2.1 Bản đồ quan trắc nước sông Cầu Tỉnh Thái Nguyên
Trang 35Diễn biến BOD trên sông Cầu
Sơn Cẩm
Cầu Gia Bảy
Đập Thác Huống
Thông số DO
Các vị trí quan trắc trên sông Cầu từ năm 2005 đến 2011 có hàm lượng DOhầu hết đạt mức cho phép đối với nguồn loại A2 theo QCVN 08: 2008/BTNMT.Riêng tại chân cầu Gia Bảy, đập Thác Huống hàm lượng DO đo được năm 2007,
2008 thấp và không đạt đối với nguồn loại A2 chỉ đạt đối với nguồn loại B Tuy thếdiễn biến từ năm 2005 đến 2011 có xu hướng tăng lên và đạt mức cho phép vớinguồn loại A2
Thông số BOD
Hình 2.2 Diễn biến hàm lượng BOD trung bình trên sông Cầu từ 2005 đến 2011 [9]
Kết quả quan trắc diễn biến BOD năm 2005 cụ thể: Văn Lăng: 8,2mg/l, HòaBình: 13,5mg/l, Sơn Cẩm: 7mg/l, chân cầu Gia Bảy: 11,4mg/l, đập Thác Huống:6,5mg/l, Cầu Mây( Phú Bình): 16,2mg/l Từ năm 2005 đến 2011 qua các năm hàmlượng BOD tăng giảm thất thường, nhưng nhìn chung đến 2011 làm lượng BODgiảm đáng kể so với năm 2005, mỗi năm giảm trung bình từ 10-20%, năm 2011hàm lượng BOD cụ thể là: Văn Lăng: 3mg/l, Hòa Bình: 4mg/l, Sơn Cẩm: 4mg/l,chân cầu Gia Bảy: 6mg/l, đập Thác Huống: 6mg/l, Cầu Mây (Phú Bình): 5,8mg/lnhưng đa phần chưa đạt QCVN 08: 2008/BTNMT đối với nguồn loại A2 mà chỉ đạtmức B1
Trang 36Diễn biến COD trên sông Cầu
SơnCẩm
Cầu GiaBảy
ĐậpThácHuống
Thông số COD
Hình 2.3 Diễn biến hàm lượng COD trung bình trên sông Cầu từ 2005 đến 2011 [9]
Hàm lượng COD năm 2005: Văn Lăng: 12,5mg/l, Hòa Bình: 28,7mg/l, SơnCẩm: 15mg/l, chân cầu Gia Bảy: 23,2mg/l, đập Thác Huống: 31,5mg/l, Cầu Mây(Phú Bình): 24,5 mg/l, tại hầu hết các điểm quan trắc trên sông Cầu đều đạt giới hạncho phép đối với QCVN 08: 2008/BTNMT theo nguồn loại B1 Từ năm 2005 đến
2011 hàm lượng COD qua từng năm tăng, giảm thất thường, cụ thể: giảm 7-55%trung bình mỗi năm, trừ năm 2007, 2010 hàm lượng COD tăng đột ngột gấp nhiềulần hàm lượng COD năm 2006, 2009 Tuy vậy đến năm 2011 hàm lượng COD giảmđáng kể so với năm 2005, cụ thể: Văn Lăng: 10mg/l, Hòa Bình: 11,5mg/l, SơnCẩm: 10mg/l, chân cầu Gia Bảy: 14,2mg/l, đập Thác Huống: 10,8mg/l, Cầu Mây(Phú Bình): 10,12mg/l, các điểm quan trắc trên sông Cầu đều đạt giới hạn cho phépđối với QCVN 08:2008/BTNMT nguồn loại A2
Trang 37Diễn biến TSS trên sông Cầu
Sơn Cẩm
Cầu Gia Bảy
Đập Thác Huống
Cầu Mây
Thông số TSS
Hình 2.4 Diễn biến hàm lượng TSS trung bình trên sông Cầu từ 2005 đến 2011 [9]
Hàm lượng TSS trung bình tại các điểm quan trắc trên sông Cầu từ năm 2005đến 2011 có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: hàm lượng TSS tại các vị tríVăn Lăng là 78,2mg/l, Hòa Bình: 65,7mg/l, Sơn Cẩm: 65,5mg/l, chân cầu Gia Bảy:67,5 mg/l, đập Thác Huống: 51,2mg/l, Cầu Mây (Phú Bình): 75mg/l kết quả quantrắc năm 2005 hàm lượng TSS cao hơn mức cho phép đối với nguồn loại B1 và đạtmức cho phép đối với nguồn loại B2 theo QCVN 08: 2008/BTNMT nhưng từnhững năm 2006 đến 2011 thấy rằng hàm lượng TSS có xu hướng giảm dần và đếnnăm 2011 tại các vị trí quan trắc trên sông Cầu hàm lượng TSS đạt đối với nguồnloại A Cụ thể: hàm lượng TSS tại các vị trí Văn Lăng: 15,1mg/l, Hòa Bình:21,5mg/l, Sơn Cẩm: 27,4mg/l, chân cầu Gia Bảy: 27,7mg/l, đập ThácHuống:13,5mg/l, Cầu Mây (Phú Bình): 15mg/l Tại các điểm quan trắc từ năm2005-2009, 2010-2011 hàm lượng TSS giảm trung bình khoảng 20-70% mỗi năm,riêng năm 2008-2009 hàm lượng TSS lại tăng lên gấp nhiều lần, nguyên nhân có thể
do hoạt động quản lý chất lượng nước vào thời điểm này lỏng lẻo
Trang 38Diễn biến NO3- trên sông Cầu
Sơn Cẩm
Cầu Gia Bảy
Đập Thác Huống
Cầu Mây
Thông số NO3
-Hình 2.5 Diễn biến nồng độ NO 3 - trung bình trên sông Cầu từ 2005 đến 2011 [9]
Hàm lượng NO3- biến động tăng, giảm thất thường qua các năm nhưng nhìnchung lại từ năm 2005 đến năm 2011 hàm lượng NO3- giảm, cụ thể hàm lượng NO3-
năm 2005 là: Văn Lăng: 3,1mg/l, Hòa Bình: 2.1mg/l, Sơn Cẩm: 3,9mg/l, chân cầuGia Bảy: 3,8mg/l, đập Thác Huống: 3mg/l, Cầu Mây (Phú Bình): 3,7mg/l và tại tất
cả các vị trí nồng độ NO3- đều đạt QCVN 08: 2008/BTNMT đối với cột A2, đếnnăm 2011 hàm lượng NO3- tại tất cả các điểm quan trắc chỉ giao động còn 0,3-0,9mg/l, tất cả đều đạt QCVN 08: 2008/BTNMT đối với cột A2
Thông số NO2
-Tại Văn Lăng, Hòa Bình, Sơn Cẩm, chân cầu Gia Bảy và đập Thác Huốngnồng độ NO2- thấp và đạt mức cho phép khi so với QCVN 08: 2008/BTNMT mứcA2 Cầu Mây (Phú Bình) nồng độ NO2- các năm 2005 đến 2011 khá cao dao độngtrong khoảng (0,06 - 0,2 mg/l) cao hơn so với quy chuẩn cho phép mức B là 1,2 - 4lần Tuy nhiên nồng độ NO2- có xu hướng giảm và đạt mức cho phép đối với nguồnloại B1
Trang 39Diễn biến NH4+ trên sông Cầu
Sơn Cẩm
Cầu Gia Bảy
Đập Thác Huống
Cầu Mây
Thông số NH4+
Hình 2.6 Diễn biến nồng độ NH 4 + trung bình trên sông Cầu từ 2005 đến 2011 [9]
Hàm lượng NH4+ trung bình năm 2005 cụ thể: Văn Lăng: 0,19mg/l, Hòa Bình:0,38mg/l, Sơn Cẩm: 0,2mg/l, chân cầu Gia Bảy: 0,32mg/l, đập Thác Huống:0,68mg/l, Cầu Mây (Phú Bình): 0,5mg/l, đa phần đều đạt mức cho phép theoQCVN 08: 2008/BTNMT của nguồn loại B1, ngoại trừ một số điểm quan trắc nhưđập Thác Huống và Cầu Mây Từ năm 2005 đến năm 2011 hàm lượng NH4+ có xuhướng giảm dần giảm trung bình từ 10- 50% mỗi năm, đến 2011 hàm lượng NH4
tại tất cả các điểm quan trắc đều đạt mức cho phép theo QCVN 08: 2008/BTNMTđối với nguồn loại A1
Trang 4008: 2008/BTNMT với nguồn loại A2 Do có sự quản lý của các ban, ngành (ví dụ :
có các điều luật, thông tư, nghị định về xả thải chất thải ra sông, …) nên chất lượngnước sông đến năm 2011 đã có những chuyển biến tốt hơn, hàm lượng các thông sốtrong nước sông Cầu đã giảm đi đáng kể, đến năm 2011 hàm lượng các thông số sốBOD, COD, TSS, NO3-,… đều đạt QCVN 08: 2008/BTNMT với nguồn loại A2
2.1.2 Phân tích hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn từ Cao Ngạn đến Cam Giá
Để đánh giá được hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn chảy quatỉnh Thái nguyên thì cần phải tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước.Phương pháp lấy mẫu, bảo quản dựa theo các TCVN:
+ TCVN 66631:2011 (ISO 5667/2:1991) Chất lượng nước Lấy mẫu Phần 2: hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
+ TCVN 66633:2008 (ISO 5667/3:1985) Chất lượng nước Lấy mẫu Phần 3: hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
-2.1.2.1 Quy trình, kỹ thuật lấy mẫu
a) Chọn điểm lấy mẫu
Muốn chọn chính xác điểm lấy mẫu cần chú ý hai khía cạnh sau:
- Lựa chọn nơi lấy mẫu (nghĩa là địa điểm lấy mẫu là mặt cắt nằm trong lưuvực sông, sông hoặc suối)
- Xác định điểm lấy mẫu chính xác tại nơi lấy mẫu
b) Súc rửa dụng cụ lấy mẫu
Tất cả các dụng cụ có tiếp súc với nước đều phải được súc rửa Lấy đủ một thểtích nước của thủy vực được lấy mẫu để súc rửa kỹ tất cả các dụng cụ, sử dụng cùng
kỹ thuật lấy mẫu đang được dùng tại nơi lấy mẫu Nếu dùng dây để lấy mẫu thì tướimột vài lần nước chứa trong bình lấy mẫu trước Giữ nước sũng ở dây bằng cách lắcmạnh Không để đoạn dây ướt này bị nhiễm bẩn lại, ví dụ để dây tiếp xúc với mặtđất Súc rửa tương tự với thanh gỗ dùng để lấy mẫu trong trường hợp dùng
Súc rửa bình lấy mẫu bằng cách lấy đủ nước vào bình rồi xoay bình để nướclắng đều tất cả bề mặt bên trong của bình Đổ bỏ nước súc rửa trong bình vào phía
hạ lưu nơi lấy mẫu hoặc theo cách thức sao cho nước súc rửa đó không làm nhiễmbẩn nước nơi được lấy mẫu Bản thân nước súc rửa trong bình hoặc nước dư của