BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNTTRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI KHOA MÔI TRƯỜNG TRỊNH THANH HUYỀN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
KHOA MÔI TRƯỜNG
TRỊNH THANH HUYỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN
Ngành:
Mã số:
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP:
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
1051090789
TS NGUYỄN THỊ MINH HẰNG Th.S TRẦN THỊ MAI HOA
HÀ NỘI – 2015
Trang 2W R U
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
======
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Trịnh Thanh Huyền Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Khoa: Môi trường
1 - TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
2 - CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN:
3 - NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN: Tỷ lệ % Chương 1: Tổng quan về chất thải y tế và giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn 20%
Chương 2: Điều tra, đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý 40%
chất thải tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý và xử lý 35%
chất thải tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
Kết luận và kiến nghị 5%
Trang 34 - BẢN VẼ VÀ BIỂU ĐỒ (ghi rõ tên và kích thước bản vẽ):
5 - GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TỪNG PHẦN: Phần Họ tên giáo viên hướng dẫn
Toàn phần (trừ phần thí nghiệm) T.S Nguyễn Thị Minh Hằng Thí nghiệm Th.S Trần Thị Mai Hoa 6 - NGÀY GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: Ngày tháng năm 201
Trưởng Bộ môn (Ký và ghi rõ Họ tên) Giáo viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ Họ tên) Nhiệm vụ Đồ án tốt nghiệp đã được Hội đồng thi tốt nghiệp của Khoa thông qua Ngày tháng năm 201
Chủ tịch Hội đồng
(Ký và ghi rõ Họ tên)
Trang 4Sinh viên đã hoàn thành và nộp bản Đồ án tốt nghiệp cho Hội đồng thingày tháng năm 201
Sinh viên làm Đồ án tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ Họ tên)
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian hơn ba tháng tìm tài liệu và nghiên cứu đồ án tốt nghiệp
chuyên ngành Kỹ thuật môi trường, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các
biện pháp quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn” đã được hoàn
thành tại Trường đại học Thủy Lợi vào tháng 12/2014
Trong quá trình thực hiện, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô,bạn bè Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô trong Trường Đại Học Thủy Lợi nói chung và các thầy cô trongKhoa Môi Trường nói riêng đã truyền đạt cho em những kiến thức cũng như kinhnghiệm quý báu trong suốt 4,5 năm học tập và rèn luyện tại trường
Em xin bày tỏ lòng biết sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Minh Hằng Người thầy
đã chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện đồ án
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè đặc biệt là các bạnsinh viên lớp 52MT, và gia đình đã động viện, ủng hộ về tinh thần giúp em tậptrung nghiên cứu và hoàn thành đồ án
Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, kinh nghiệm bản thân chưa nhiều nên chắcchắn không thể tránh được những sai sót Em rất mong thầy cô đóng góp ý kiến để
đồ án của em được hoàn thiện hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014
Sinh viên
Trịnh Thanh Huyền
Trang 6MỤC LỤ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ GIỚI THIỆU VỀ
TỈNH BẮC KẠN 1
1.1 Tổng quan về chất thải y tế 1
1.1.1 Giới thiệu về chất thải y tế 1
1.1.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường 4
1.1.3 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe cộng đồng 6
1.1.4 Các giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải y tế 8
1.2 Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn và hoạt động của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 14
1.2.1 Khái quát về tỉnh Bắc Kạn 14
1.2.2 Tình hình hoạt động của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 21
1.2.3 Kết quả hoạt động của bệnh viện 25
1.2.4 Cơ cấu tổ chức 26
1.2.5 Số lượng cán bộ công nhân viên 26
CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN 27
2.1 Các nguồn phát sinh và khối lượng chất thải 27
2.1.1 Các nguồn phát sinh chất thải 27
2.1.2 Khối lượng chất thải phát sinh qua các năm 31
2.2 Việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở Bệnh viện 32
2.3 Quản lý điều hành và trách nhiệm trong công tác quản lý CTYT 33
2.4 Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải 36
2.4.1 Đối với chất thải rắn y tế 36
2.4.2 Đối với nước thải y tế 46
2.5 Theo dõi và giám sát 48
2.5.1 Theo dõi và giám sát trong bệnh viện 48
2.5.2 Theo dõi và giám sát bên ngoài 50
Trang 72.6 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý, thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 50
2.7 Dự báo lượng chất thải y tế phát sinh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 59
2.7.1 Dự báo về phát sinh CTRYT 59
2.7.2 Đối với NTYT 60
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN 62
3.1 Xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại bệnh viện 62
3.1.1 Đề xuất cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý chất thải y tế 62
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong hệ thống quản lý CTYT.63 3.2 Nâng cao hoạt động quản lý tại bệnh viện 64
3.2.1 Hệ thống quản lý hành chính 66
3.2.2 Nâng cao trình độ nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện 67
3.3 Cải thiện công tác quản lý chất thải tại bệnh viện 71
3.4 Giải pháp xử lý chất thải y tế tại bệnh viện 74
3.4.1 Đối với CTRYT 74
3.4.2 Đối với NTYT 79
3.5 Giải pháp cho công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện 83
3.5.1 Quản lý tốt nội vi 83
3.5.2 Giải pháp kinh tế 83
3.5.3 Giải pháp kêu gọi đầu tư 84
KẾT LUẬN 85
KIẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢ
Trang 8CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ATCN: An toàn công nghệ
BGĐ: Ban giám đốc
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
BVĐK: Bệnh viện Đa khoa
BYT: Bộ Y tế
CP: Cổ phần
CTR: Chất thải rắn
CTRNH: Chất thải rắn nguy hại
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
CTRYT: Chất thải rắn y tế
CTYT: Chất thải y tế
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
KHTH: Kế hoạch tổng hợp
KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn
NTYT: Nước thải y tế
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QĐ: Quyết định
QLCT: Quản lý chất thải
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND: Ủy ban nhân dân
XLNT: Xử lý nước thải
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần rác thải y tế 3
Bảng 1.2 Quy chuẩn một số chỉ tiêu nước thải bệnh viện 12
Bảng 1.3 Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2013 15
Bảng 1.4 Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 16
Bảng 1.5 Lượng mưa trung bình tháng trong năm 16
Bảng 1.6 Tốc độ gió trung bình tháng trong năm 17
Bảng 1.7 Số giờ nắng trung bình tháng trong năm 17
Bảng 1.8 Phân bố diện tích trong bệnh viện 23
Bảng 1.9 Số liệu khám, chữa bệnh của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Kạn 2011-tháng 4/2014 25
Bảng 2.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn 28
Bảng 2.2 Tỷ lệ phần trăm thành phần chất thải rắn trong bệnh viện 30
Bảng 2.3 Lượng chất thải phát sinh từ 2011 đến nay 31
Bảng 2.4 Công tác đào tạo tập huấn 35
Bảng 2.5 Phương pháp xử lý chất thải rắn y tế 45
Bảng 2.6 Các vị trí đo đạc lấy mẫu nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 52
Bảng 2.7 Kết quả phân tích nước thải trước hệ thống xử lý 53
Bảng 2.8 Kết quả phân tích nước thải tại điểm xả chung 55
Bảng 2.9 Kết quả phân tích mẫu nước nguồn tiếp nhận cách điểm xả 10m, trên điểm xả gần dòng chảy chung dẫn về khu XLNT của Thị xã 56
Bảng 2.10 Kết quả phân tích mẫu nước nguồn tiếp nhận cách điểm xả 5m, dưới điểm xả 57
Bảng 3.1 Chế độ báo cáo từ khoa KSNK và các khoa liên quan tới Giám đốc và Hội đồng KSNK 73
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ nguyên tắc thu gom và xử lý nước thải bệnh viện 12
Hình 1.2 Sơ đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn 15
Hình 1.3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 22
Hình 1.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức bệnh viện 26
Hình 2.1 Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 28
Hình 2.2 Nguồn phát sinh chất thải y tế tại bệnh viện 29
Hình 2.3 Tỷ lệ các thành phần chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 30
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình thu gom, phân loại, quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 36
Hình 2.5 Thùng đựng CTYTSH tại hành lang BVĐK 39
Hình 2.6 Thùng đựng CTYTSH tại sân BVĐK 39
Hình 2.7 Xe đẩy chất thải tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn 41
Hình 2.8 Công trình xử lý nước thải BVĐK tỉnh Bắc Kạn 47
Hình 2.9 Sơ đồ công nghệ xử lý của hệ thống xử lý nước thải BVĐK tỉnh Bắc Kạn 47
Hình 2.10 Các chai lọ còn tồn đọng 51
Hình 2.11 Vị trí lấy mẫu nước thải tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn 53
Hình 2.12 Biểu đồ so sánh hàm lượng các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5, PO4 3- trước hệ thống xử lý với QCVN 28:2010 (B) 54
Hình 2.13 Biểu đồ so sánh nồng độ 2 chỉ tiêu COD, BOD5 khi qua hệ thống xử lý với QCVN 28:2010 (B) 56
Hình 2.14 Biểu đồ so sánh nồng độ 2 chỉ tiêu COD, BOD5 tại nguồn tiếp nhận cách điểm xả là 10m, trên điểm xả, gần dòng chảy chung dẫn về khu XLNT của Thị xã với QCVN 28:2010 (B) 57
Hình 2.15 Biểu đồ so sánh nồng độ 2 chỉ tiêu COD, BOD5 tại nguồn tiếp nhận cách điểm xả là 5m, dưới điểm xả với QCVN 28:2010 (B) 58
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải bên trong bệnh viện 63
Trang 11Hình 3.2 Đề xuất sơ đồ quy trình quản lý chất thải rắn y tế tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn
từ 2015-2020 65
Hình 3.3 Thiết bị khử khuẩn bằng hơi nước 75
Hình 3.4 Thiết bị xử lý bằng lò vi sóng cỡ nhỏ 77
Hình 3.5 Sơ đồ đề xuất hệ thống xử lý NTYT tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn 81
Hình 3.6 Sơ đồ bố trí các hồ sinh vật tùy tiện 83
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng củangành Y tế Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sứckhoẻ của nhân dân, hệ thống các cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng
và hoàn thiện Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là cácbệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải bỏ, bao gồm cả nhữngchất thải bỏ nguy hại
Để có thể kiểm soát được lượng chất thải y tế phát sinh không phải là mộtđiều đơn giản, bởi chất thải y tế bao gồm cả chất thải rắn và nước thải Vì vậy màphạm vi quản lý, xử lý sẽ rất rộng Hơn nữa, lượng chất thải sinh ra liên tục hànggiờ, hàng ngày Nếu chúng không được quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường vàảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng
Cùng với quá trình phát triển, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn là bệnh việnhạng II tuyến tỉnh với quy mô 320 giường bệnh, gần 320 cán bộ viên chức gồm 28khoa phòng, lưu lượng người bệnh đến khám từ 150- 250 người/ ngày, vào điều trịtrung bình từ 20-50 người/ngày, do đó số lượng các loại chất thải phát sinh trongquá trình hoạt động chuyên môn sẽ rất nhiều, việc quản lý chất thải nếu không tuânthủ tốt theo các quy định thì sẽ gây ra hậu những quả đáng tiếc
Xuất phát từ những mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn của chất thải y tế gây
ra đối với môi trường và con người, cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng caonhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ
đó, nâng cao năng lực tổ chức, trách nhiệm và từng bước hoàn thiện hệ thống quản
lý chất thải cũng như nâng cao chất lượng cảnh quan vệ sinh cho bệnh viện
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả công tác thu gom, quản lý chất thải y tế tạiBVĐK cần cụ thể hơn, kết hợp với quá trình giám sát thực tế giúp tìm hiểu nhữngthiếu sót còn tồn tại trong công tác thu gom và quản lý hiện nay của bệnh viện, gópphần làm tăng hiểu biết và nâng cao ý thức cũng như chất lượng điều trị Từ đó,nâng cao chất lượng quản lý chất thải y tế tại BVĐK
Trang 13Do vậy, em lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn”, vận dụng các kiến
thức đã học để giải quyết vấn đề môi trường trong thực tế, giúp cải thiện vệ sinhmôi trường trong sạch và đảm bảo sức khỏe cho dân cư sống xung quanh bệnh viện
2 Mục tiêu đề tài
- Điều tra đặc điểm phát thải, thực trạng công tác thu gom, phân loại và xử lýCTYT tại BVĐK
- Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải y tế tại BVĐK
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom và quản lýchất thải y tế tại BVĐK
3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các hoạt động quản lý chất thải y tế và đề xuất các biệnpháp quản lý chất thải tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được áp dụng để thực hiện đề tài này là:
- Phương pháp tổng hợp số liệu: thu thập thông tin và nguồn tài liệu liên quanđến quá trình hoạt động của bệnh viện
- Phương pháp khảo sát tình hình thực tế
5 Cấu trúc của đồ án
Gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về chất thải y tế và giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn
- Chương 2: Điều tra, đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý chất thảitại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý và xử lý chấtthải tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ GIỚI THIỆU VỀ
TỈNH BẮC KẠN 1.1 Tổng quan về chất thải y tế
1.1.1 Giới thiệu về chất thải y tế
1.1.1.1 Khái niệm chất thải y tế
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt độngkhám bệnh, chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, xét nghiệm, chuẩn đoán cáchoạt động trong công tác phòng bệnh, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về ysinh học
1.1.1.2 Tính chất của chất thải y tế
Chất thải y tế có ở dạng rắn, lỏng và khí Chất thải y tế thường bao gồm cảcác loại chất thải có đặc tính và tác động tới môi trường, sức khỏe giống như cácchất thải thông thường khác
Tuy nhiên, một phần trong chất thải y tế là các loại hình chất thải có đặc tínhriêng biệt và có nguy cơ cao gây rủi ro về môi trường và sức khỏe cộng đồng Vì thế
mà chất thải y tế được xếp vào nhóm chất thải nguy hại Chất thải nguy hại là chấtthải có chứa các hợp chất hoặc các chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trựctiếp như dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, làm ngộ độc, dễ lây nhiễm và các đặc tính khác,hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe conngười Do vậy mà các lọai chất thải y tế nguy hại đòi hỏi phải được thu gom, phânlập và tiêu hủy theo quy trình đặc biệt và đảm bảo an toàn có áp dụng các công nghệphức tạp và thường là tốn kém để tránh thoát thải ra môi trường bên ngoài Thôngthường chất thải y tế nguy hại có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể,chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan tổ chức của cơ thể người được cắt bỏ trongđiều trị, động vật đã sử dụng thí nghiệm nghiên cứu, bơm kim tiêm, các vật sắcnhọn, dược phẩm, hóa chất, các đồng vị phóng xạ dùng trong y tế…
1.1.1.3 Phân loại chất thải y tế
Việc phân loại và xác định chất thải y tế của đa số các nước trên thế giới, kể
cả các nước trong khu vực cũng như hướng dẫn của tổ chức thế giới (WHO) đềubao gồm các loại chính như sau:
Nhóm chất thải lâm sàng bao gồm 5 phân nhóm khác nhau là:
Trang 15- Nhóm A: Chất thải nhiễm khuẩn: vật liệu thấm máu, dịch, băng gạc, bôngbăng, túi đựng dịch, dẫn lưu…
- Nhóm B: Các vật sắc nhọn: các loại kim tiêm, lưỡi dao mổ, dao lam dùngtrong y tế, ống thuốc tiêm vỡ…
- Nhóm C: Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xétnghiệm như găng tay, lam kính, bệnh phẩm…
- Nhóm D: Chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn, bị nhiễmkhuẩn, thuốc gây độc tế bào kể cả các lọ thuốc đã được sử dụng nhưng còn tồn lưulượng, và hóa chất có tính gây độc đối với tế bảo
- Nhóm E: Bệnh phẩm Nhóm này bao gồm các mô và cơ quan người, độngvật, một phần nào đó trên cơ thể bị cắt bỏ do phẫu thuật
Nhóm chất thải phóng xạ
Nhóm chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu
và nghiên cứu như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm, gạc sát khuẩn có sử dụng hoặc bịnhiễm các đồng vị phóng xạ
- Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm,chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm., kim tiêm, bơm tiêm, chai lọ phóng xạ
- Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát sinhtrong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu người bệnh, các chất bài tiết,nước súc rửa các dụng cụ có chứa chất phóng xạ
- Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khí dùng trong lâm sàng như xe, cáckhí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ
Nhóm chất thải hóa học:
Chất thải hóa học gồm các hóa chất có thể không gây nguy hại như đường,axit béo, axit amin, một số loại muối…và hóa chất có thể gây nguy hại nhưForman- dehyde, hóa chất quang học, các dung môi, hóa chất dung để tiệt khuẩn y
tế và dung dịch làm sạch, khử khuẩn, các hóa chất dung trong khử trùng tẩy uế,thanh trùng
Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất:
Trang 16Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy,
CO2, bình gas, các bình chứa khí một lần…Đa số các bình chứa khí nén này thường
dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng quy cách
Nhóm chất thải sinh hoạt:
Nhóm này có đặc điểm chung như chất thải sinh hoạt thông thường từ hộ giađình gồm giấy loại,vải loại, vật liệu đóng bao, đóng gói, thức ăn còn thừa, thựcphẩm thải bỏ và các chất thải ngoại cảnh như các loại lá, hoa quả rụng…
1.1.1.4 Thành phần của chất thải y tế
Đối với chất thải rắn y tế:
- Thành phần vật lý:
Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải…
Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm…
Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng hang…
Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng…
Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa
Nếu phân tích nguyên tố thì gồm những thành phần : C, H, O, N, S, Cl vàmột số phân tro
Trang 17Vỏ hộp kim loại 2.9 Không
Chai lọ thủy tinh, xi lanh thủy tinh,
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác 20.9 Không
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22.6
Nguồn: Quản lý chất thải nguy hại-Nguyễn Đức Khiển
Đối với nước thải y tế:
Nước thải bệnh viện được xếp vào nước thải sinh hoạt trong đó chứa đựngcác chất thải trong quá trình sống của con người Nước thải sinh hoạt bao gồm99,9% nước và 0,1% rắn; trong đó, có khoảng 58% là chất hữu cơ phân bổ chủ yếu
ở dạng keo, không tan, 42% là chất vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật Nồng độcác chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện thay đổi tùy thuộc vào điều kiện hoạtđộng cụ thể của từng bệnh viện, nhưng phần lớn đều ở mức cao, đặc biệt là đối vớimột số vi khuẩn Nước thải bệnh viện chứa nhiều mầm bệnh có khả năng lây nhiễmcao như: Samonella, Shigella, Vibro, Coliform, tụ cầu, liên cầu…nguy cơ nhiễmvirus chủ yếu là virus đường tiêu hóa, virus bại liệt SCHO, Coxcachu…nhiễm cácloại kí sinh trùng, amip, trứng giun và các loại nấm hạ đẳng
1.1.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường
1.1.2.1 Tác động của CTRYT
Xét về mức độ dơ bẩn và độc hại có thể quy chất thải rắn y tế vào loại ônhiễm bậc nhất trong số các loại chất thải rắn của xã hội và tất nhiên nó sẽ gây ra rấtnhiều tác động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Vấn đề vận chuyển các loại chất thải rắn từ các khoa phòng của các bệnhviện đến nơi tập trung, phân loại, xử lý cũng là điều đáng đươc quan tâm, nhất làmột số bệnh viên cao tầng
Nếu vận chuyển chất thải từ trên tầng xuống đất bằng các phương tiện thủcông và sử dụng cầu thang bộ làm tuyến đường vận chuyển chính thì cản trở lưuthông của các bệnh viện và sự va chạm giữa người đi bộ với dụng cụ vận chuyển
Trang 18chất thải Có thể dẫn tới tình trạng đổ vỡ hoặc rơi rớt chất thải rắn dọc theo cầuthang làm mất mỹ quan của bệnh viện.
Khu vực tập trung, phân loại, xử lý chất thải rắn nếu không tổ chức sắp xếp
có khoa học cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường như: bốc mùi hôithối và là mầm mống gây dịch bệnh Nước và các dịch chiết tách ra từ chất thải rắntại khu vực này thường có mức độ ô nhiễm mạnh nên nếu không tổ chức quản lý tốt
và vệ sinh thường xuyên sàn khu phân loại tiếp nhận sẽ ảnh hưởng xấu đến môitrường xung quanh
Cuối cùng là vấn đề đưa chất thải rắn y tế ra môi trường bên ngoài Các tácđộng đối với môi trường xuất phát từ vấn đề ô nhiễm không khí do bốc mùi hôithối, nguồn nước ô nhiễm do nước mưa hòa tan các chất độc hại và vi trùng cótrong rác Từ đó mà ảnh hưởng đến đất đai và nước ngầm Sau cùng là các dịchbệnh lan truyền do các loại côn trùng, ruồi muỗi và vi trùng phát triển từ bãi rác 1.1.2.2 Tác động của NTYT
Nguồn tiếp nhận nước thải của các bênh viện và trung tâm y tế là hệ thốngcống thoát nước và sau đó được đổ ra sông Đây là nguồn tiếp nhận nước thải vàchất thải nói chung của hàng loạt các loại hoạt động kinh tế-xã hội khác Nếu hoạtđộng không được tốt thì chẳng những môi trường bên trong bệnh viện bị ảnh hưởngtiêu cực từ các loại nước thải ô nhiễm mà các nguồn nước xung quanh khu vực bệnhviện cũng bị ảnh hưởng
Hiện nay, nguồn nước cấp cho các đô thị ở Việt Nam được lấy 70% từ nguồnnước mặt và 30% từ nguồn nước ngầm Song nguồn nước mặt phần lớn là bị ônhiễm, mức ô nhiễm cao gấp từ 2-3 lần có nơi từ 10-20 lần TCCP Theo kết luậncủa một số nhà chuyên môn thì nguồn nước mặt bị ô nhiễm hiện nay là một trongnhững nguyên nhân chính dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản Các quầnthể sinh vật sống dưới nước khó có thể tồn tại và phát triển trong một môi trườngnước bị ô nhiễm bởi kim loại nặng, chất hữu cơ, chất phóng xạ và các hóa chất độchại khác
Tác động đầu tiên ở đây là sự ngập úng gây mất vệ sinh môi trường bệnhviện Khi gặp mưa lớn và kéo dài sẽ gây ra sự ngập úng, những vị trí thấp ở một sốbệnh viện do hệ thống thoát nước không đảm bảo Sự tích tụ chất bẩn và chất độc
Trang 19hại lâu ngày trong bệnh viện sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinhmôi trường chung của bệnh viện.
Các sản phẩm hóa chất, dược phẩm được thải thẳng vào hệ thống cống thải
sẽ gây ra các ảnh hưởng bất lợi tới hoat động của hệ thống xử lý nước thải, nhất làvới các hệ thống sử dụng công nghệ phân hủy sinh học Hoặc gây ảnh hưởng độchại tới các hệ sinh thái tự nhiên tiếp nhận nguồn nước này
1.1.3 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe cộng đồng
1.1.3.1 Ảnh hưởng của các loại chất thải truyền nhiễm và các vậy sắc nhọn
Các vật thể trong thành phần chất thải nguy hại có thể chứa đựng một lượngrất lớn bất kì tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào như tụ cầu, HIV, viêmgan B Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các cáchthức sau:
- Qua da, qua một vết thủng, trầy xước hoặc vết cắt trên da do vật sắc nhọngây tổn thương
- Qua các niêm mạc, màng nhầy
- Qua đường hô hấp do xông, hít thở phải
- Qua đường tiêu hóa do nuốt, ăn phải
Đối với những bệnh có khả năng truyền nhiễm, nguy hiểm do virus gây ranhư HIV/AIDS, viêm gan B hoặc C, những nhân viên y tế, đặc biệt các y tá, hộ lý lànhững người có nguy cơ nhiễm cao nhất qua các vết thương do các vật sắc nhọn bịnhiễm máu bệnh nhân gây nên Các nhân viên hành chính của bệnh viện và nhữngngười vận hành hệ thống quản lý chất thải trong phạm vi bệnh viện cũng như ngoàibệnh viện ở các trạm xử lý chất thải của địa phương, khu vực cũng có nguy cơ đáng
kể, chẳng hạn như những nhân viên quét dọn vệ sinh, những người bới rác tại cácbãi đổ rác mặc dù chưa có nhiều bằng chứng ghi nhận những nguy cơ này (do chưa
có sự quan tâm đúng mức tới các đối tượng này) Nguy cơ của các lọai bệnh truyềnnhiễm này trong số các bệnh nhân và cộng đồng không phải tiếp xúc với chất thải y
tế thấp hơn nhiều
Trong bất kỳ một cơ sở y tế nào, y tá và những nhân viên quản lý bệnh viện
là những nhóm nguy cơ chính bị tổn thương vì họ là những người tiếp xúc trực tiếpvối chất thải y tế
Trang 20Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiêncứu nào phản ánh được tình trạng tổn thương do nghề nghiệp của các nhân viên y tế
và nhân viên các công ty môi trường đô thị cũng như người dân sống cận kề các bãirác có lẫn rác từ các bệnh viện
1.1.3.2 Ảnh hưởng của các chất thải hóa chất và dược phẩm
Nhiều hóa chất và dược phẩm được sử dụng trong cơ sở y tế là những mốinguy cơ đe dọa sức khỏe con người như độc dược, các chất gây độc gen, chất độc tếbào, chất ăn mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ Các loại chất nàythường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế hoặc đôi khi với tỷ lệ khá lớn nhưtrong trường hợp các dạng thuốc, sinh phẩm quá hạn, thuốc thừa hoặc hết tác dụngcần vứt bỏ Chúng có thể gây nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và gây nhiễm độc mãntính gây ra các tổn thương như bỏng Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quátrình hấp thụ hóa chất hoặc các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các chất hóa chất gâyphản ứng
1.1.3.3 Ảnh hưởng của các chất thải gây độc gen
Thực chất cần phải đủ thời gian để thu thập những bằng chứng về ảnh hưởnglâu dài đối với sức khỏe của các chất thải gây độc gen từ các cơ sở y tế bởi vì rấtkhó đánh giá ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe của các chất thải gây độc gentrong y tế lên mối nguy cơ đối với con người
Có rất nhiều nghiên cứu được xuất bản đã điều tra khả năng kết hợp giữanguy cơ đối với sức khỏe và tiếp xúc với thuốc chống ung thư, biểu hiện bằng sựtăng đột biến các thành phần trong nước tiểu ở những người đã tiếp xúc và tăngnguy cơ sảy thai Mức độ tập trung các thuốc gây độc gen trong bầu không khí bêntrong bệnh viện đã được xem xét trong một số nghiên cứu để đánh giá các ảnhhưởng về sức khỏe liên quan với việc tiếp xúc các yếu tố nguy cơ Hiện vẫn chưa cónhững công bố khoa học nào ghi nhận những hậu quả bất lợi đối với sức khỏe docông tác quản lý yếu kém đối với các chất gây độc gen từ trong các cơ sở y tế nhưbệnh viện
1.1.3.4 Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
Nhiều tai nạn được ghi nhận do việc thanh lý, xử lý các nguyên liệu trong trịliệu hạt nhân cùng với số lượng lớn những người bị tổn thương do vô tình hay hoàn
Trang 21cảnh phải tiếp xúc với nguy cơ chất thải phóng xạ trong y tế Đa số các tác hại củachất thải phóng xạ trong cơ sở y tế được báo cáo qua các vụ tai nạn liên quan đếnviệc tiếp xúc với các nguồn phóng xạ ion hóa trong các cơ sở điều trị, như hậu quả
từ các thiết bị phát tia X quang hoạt động không an toàn, do việc chuyên chở vậnchuyển các dung dịch xạ trị không đảm bảo hoặc thiếu các biện pháp giám sát trịliệu
1.1.4 Các giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải y tế
1.1.4.1 Đối với CTRYT
a) Thu gom, vận chuyển, lưu giữ:
Thu gom
Theo quy định, chất thải y tế được các hộ lý và y công thu gom hàng ngàyngay tại các khoa, phòng Tuy nhiên, tình trạng chung do các bệnh viện và trungtâm y tế không có đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trựctiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải
Lưu giữ, vận chuyển
Chất thải y tế được thu gom phân loại và vận chuyển về khu trung chuyển tạibệnh viện Thực tế trong quy hoạch xây dựng cũng chưa có những hướng dẫn choviệc xây dựng, các tiêu chuẩn cho khu trung chuyển chất thải rắn bệnh viện
Hầu hết các điểm tập trung chất thải rắn y tế được bố trí trên một khu đất bêntrong khuôn viên bệnh viện thành một khu trung chuyển Các khu trung chuyển cóđiều kiện vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơivãi, côn trùng dễ dàng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện
Việc phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn của quy trìnhquản lý chất thải bệnh viện Chỉ mới có vài công ty bước đầu nghiên cứu sản xuấtđược phương tiện để thu gom và vận chuyển chất thải, tuy nhiên còn đang ở giaiđoạn thí điểm chưa sản xuất đại trà Chỉ có 18.75% trong tổng số các bệnh viện cóchất thải được vận chuyển ra khỏi bệnh viện bằng xe chuyên dụng của công ty môitrường đô thị
b) Xử lý chất thải rắn y tế
Trang 22 Phương pháp khử trùng
Phương pháp này thường được sử dụng đối với chất thải y tế có nguy cơ lâynhiễm cao như bông băng, gạc, kim tiêm… nhằm hạn chế xảy ra tai nạn cho nhânviên thu gom, vận chuyển và xử lý rác Phương pháp khử trùng bao gồm: khử trùngbằng hóa chất, khử trùng bằng nhiệt khô và ướt, khử trùng bằng vi sóng, khử trùng
Phương pháp khử trùng bằng hóa chất thường sử dụng các chất khử trùngnhư là clo, hypoclorite,…Phương pháp này tương đối đơn giản, rẻ tiền, hiệu quảkhử khuẩn cao trong điều kiện vận hành tốt Tuy nhiên, cần có kỹ thuật viên taynghề cao để vận hành, sử dụng các chất nguy hại khác cần có các phương pháp antoàn kèm theo không tiêu hủy toàn bộ các hóa chất, hay các loại chất thải nhiễmkhuẩn
Khử trùng bằng nhiệt khô và ướt thì chất thải cần phải băm nhỏ trước khikhử trùng nhưng các thiết bị băm hoặc nghiền thường hay có sự cố về cơ khí Hiệuquả khử khuẩn không ổn định thường hay phụ thuộc vào điều kiện vận hành Chiphí đầu tư cao, chi phí vận hành thấp và ít có tác động đến môi trường Sau khi khửkhuẩn chất thải được thải bỏ như chất thải y tế sinh hoạt
Khử trùng bằng vi sóng là một trong những phương pháp có hiệu quả khửtrùng tương đối tốt trong điều kiện vận hành bình thường, giảm một phần thể tíchchất thải, có lợi cho môi trường nhưng phương pháp này có nhược điểm là chi phívận hành cao và cần phải bảo trì thường xuyên trong quá trình vận hành
Khử trùng bằng bếp lò mặt trời là phương pháp sử dụng bếp hoạt động bằngnăng lượng mặt trời Phương pháp này đơn giản, rẻ tiền, giết chết phần lớn vi khuẩn
có hại nhưng nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc vào thời tiết, lượngnhiệt chiếu sáng trong ngày, nhiệt độ của lò chỉ khoảng 100 – 150oC
Thiêu đốt chất thải rắn y tế
Phương pháp đốt là phương pháp oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxytrong không khí, trong đó rác sẽ được chuyển hóa thành khí và các chất trơ khôngcháy Đây là phương pháp phổ biến được nhiều nơi áp dụng, là quá trình oxy hóa ởnhiệt độ cao, tạo CO2, H2O
Phương pháp này có ưu điểm hiệu quả khử trùng rất cao, tiêu diệt các vikhuẩn gây bệnh trong rác thải và các chất ô nhiễm khác Diện tích xây dựng nhỏ so
Trang 23với tổng diện tích toàn bệnh viện Rác thải xử lý ngay tại chỗ không cần phải vậnchuyển đi xa.
Nhưng bên cạnh những ưu điểm này là những bất cập còn tồn tại như đòi hỏinhiệt độ buồng đốt phải cao từ 800-1300oC mức duy trì lò đốt đơn giản là rất khó,
và lượng O2 cung cấp, thời gian đốt và mức xáo trộn cần chú ý đảm bảo Quá trìnhđốt thải ra các khí độc hại như CO, NOx, SO2, Nhân viên vận hành lò đốt cần đươcđào tạo, đòi hỏi tay nghề cao mới vận hành được
Chôn lấp chất thải rắn y tế
Trong hầu hết các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh, chấtthải y tế được chôn lấp tại bãi rác công cộng hay chôn lấp trong khu đất của bệnhviện Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện chất thải được chôn lấp vào trong các hốđào và lấp đất lên, nhiều khi lớp đất phủ lên trên chất thải y tế quá mỏng không đảmbảo vệ sinh
Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, một số loại chất thải đặc biệt nhưbào thai, nhau thai và bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đemchôn trong khu đất bệnh viện hoặc chôn trong nghĩa trang của địa phương Do diệntích mặt bằng của bệnh viện bị hạn chế nên nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó khăntrong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn chất thải rắn y tế nguy hại
Một thực trạng là vật sắc nhọn được chôn lấp cùng với các chất thải y tế kháctại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác công cộng, dễ gây rủi ro cho nhân viên thugom, vận chuyển chất thải và cộng đồng
1.1.4.2 Đối với NTYT
a) Thu gom,vận chuyển,lưu giữ
Nguyên tắc chung để thu gom nước thải y tế là:
- Tách nước mưa chảy tràn vào hệ thống thu riêng, phù hợp cả về bố trí hệthống máng, rãnh, cống và bể điều hòa
- Tách lượng nước sinh hoạt thông thường như nước nấu ăn và chế biến thựcphẩm, nước thải khu hành chính, văn phòng …
- Thu gom triệt để lượng nước thải từ hoạt động chuyên môn nhưkhám,chuẩn đoán và điều trị
Trang 24Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn được kiểm soát và thu gom bởi hệ thống sau :
- Mái nhà hứng và hệ thống ống thu nước mưa từ mặt bằng mái xây dựng,thông thường hệ thống máng sắt PVC loại 120-180 mm được lắp đặt phủ đều diệnthu và thoát nước
- Hệ thống rãnh, cống và các hố ga thu bảo đảm thu nước chảy tràn trên mặtbằng khuôn viên bệnh viện Hệ thống này thường được thiết kế và thi công kiểurãnh gom quanh nhà, cống thoát nước xây gạch hay ống bê tông li tâm Kích thướccống và ống tăng dần từ điểm thu gom đầu tiên cho tới khi đổ ra bể điều hòa hoặclưu vực, thông thường từ 250-600 mm đối với cống bê tông
- Hệ thống khống chế thủy lực chủ yếu được dựa vào nguyên tắc tự chảytheo độ dốc tự nhiên của mặt bằng bệnh viện và cách thiết kế thi công Độ dốc trungbình khoảng 1-1.5 % đảm bảo dòng tự chảy thoát nước tốt
- Hệ thống thu, dẫn thoát nước mưa chảy tràn có chi phí đầu tư cơ bản tươngđối cao, thông thường khoảng gấp 5 lần chi phí hệ nước cấp, do vậy nhiều bệnhviện không nhận thức được nên đã thực hiện không hoàn chỉnh ở khâu này Phầnlớn sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống thoát nước mưa chảy tràn là do nhậnthức và hành động chưa đúng ngay từ trong quá trình thiết kế thi công công trìnhcho tới cả trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống
Nước thải chuyên môn
Nước thải từ hoạt động chuyên môn khám bệnh, chuẩn đoán và điều trị đượcthu bởi hệ thống ống thu được lắp đặt trong công trình nhờ hệ thống thu của chậurửa Cách bố trí và đường ống tăng dần từ các điểm thu cục bộ tới các ống góp vàcuối cùng đưa về trạm xử lý bằng hệ thống ống dẫn riêng:
Trang 25Nguồn nước thải hoạt động chuyên môn của các cơ sở y tế
Trạm xử lý nước thải bệnh viện Hệ thống nước thải chung
Nước mưa chảy tràn Nước sinh hoạt
Trước Sau xử lý
Hình 1.1 Sơ đồ nguyên tắc thu gom và xử lý nước thải bệnh viện
b) Xử lý nước thải y tếNguyên tắc và yêu cầu xử lý nước thải y tế:
Nước thải y tế phải được xử lý trước khi thải ra lưu vực Quy chuẩn áp dụng
Trang 26thiết kế phải tính sao cho có thể loại được cát có kích thước tới 0.15m m tương ứngvới tốc độ thủy lực là 13.2mm/s.
- Cyclon thuỷ lực : Được dùng trong trường hợp tách các loại cặn cơ học cókích thước 5-5000 µm
- Lưới lọc: Dùng tách cặn cơ học, rong rêu trong trường hợp xử lý nước thảibệnh viện thường được chế tạo bằng thép không rỉ, hợp kim đồng Niken hoặcPolieste có kích thước lỗ 5-500 µm
- Bể điều hòa: Nước thải có lưu lượng và mức ô nhiễm không đều và khôngđồng nhất theo thời gian, để ổn định chế độ làm việc cho hệ thống xử lý cần ổn địnhnước thải đầu vào cả về lưu lượng và mức độ ô nhiễm
- Phương pháp làm thoáng: Làm thoáng tự nhiên có ứng dụng hạn chế trong
xử lý nước ngầm nhiễm sắt hoặc mangan, nhưng ở mức độ nhất định có khả nănglàm giảm một số chất tan có khả năng bay hơi cao như CO2, H2S, các chất khícácbua hyđro mạch ngắn
- Phương pháp nhiệt: Dùng trong trường hợp chưng cất nhằm mục đích tậnthu các chất đắt tiền trong nước thải công nghiệp hoặc nước thải y sinh học
- Phương pháp oxy hóa: Dùng các tác nhân oxy hóa khác nhau như khôngkhí, oxy,clo các hợp chất chứa Clo, Ozon, KMnO4… Đặc biệt là kỹ thuật sử dụngClo hay hợp chất chứa clo còn dùng rộng rãi trong khử trùng xử lý nước thải bệnhviện
- Kỹ thuật hấp phụ: Là kỹ thuật xử lý các chất hữu cơ hòa tan gây ra màu lạ,thường người ta dùng than hoạt tính Than hoạt tính có thể đưa vào sau công đoạntạo bông hoặc bố trí trước khi thải ra dưới dạng cột hấp phụ hay bể hấp phụ
- Tuyển nổi: Kỹ thuật tuyển nổi thường được áp dụng trong trường hợp táchcác chất lỏng nhẹ hơn nước ra khỏi nuớc
- Lọc: Kỹ thuật lọc thường được thực hiện sau bước keo tụ và lắng
Nhóm phương pháp vi sinh
- Xử lý hiếu khí cặn lơ lửng: Nước sau khi được chỉnh tới pH thích hợp,thêm N, P vào nếu cần sao cho tỷ lệ hữu cơ theo chỉ số BOD5/N/P=100/5/1 là thíchhợp
Trang 27- Bể phốt: Là bể thổi khí, quá trình sục khí phản ứng được thực hiện trongbồn, cặn lơ lửng được lắng tiếp theo
- Xử lý hiếu khí cặn cố định: Lớp vi sinh được nuôi cấy trên các vật liệumang cò bề mặt càng phát triển càng tốt
- Lọc sinh học : Cấu tạo tương tự bể lọc cát nhưng có bố trí luồng khí thổi từdưới lên, vật liệu lọc thô hơn để tăng diện tích giá thể bám
- Bể lọc nhỏ giọt: Nước thải được rải đều và phân bố trên toàn bộ bề mặt lớpvật liệu lọc bằng một cơ cấu lọc nhỏ giọt
- Hồ sinh học: Có thể dùng các ao hồ đủ rộng để xử lý nước thải y tế Nếu hồnông và có độ sâu trung bình <0.7m thì quá trình xảy ra là hiếu khí Nếu hồ có độsâu hơn thì phía trên là quá trình phân hủy hiếu khí, phía dưới là quá trình phân hủy
- Phía Đông: Tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn
- Phía Tây: Tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang
- Phía Nam: Tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên
- Phía Bắc: Tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng
Trang 28Hình 1.2 Sơ đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn
Vị trí địa lý của Bắc Kạn ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác trongvùng, xa trung tâm phát triển kinh tế của vùng, lại không có cửa khẩu biên giới nênviệc giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tư khó khăn
b) Khí hậu thời tiết
Nhiệt độ
Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam,một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm
Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 11,40C - 28,50C Từ tháng 5 đến tháng
10 khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 26,550C Từ tháng 11 đến tháng
4 khí hậu lạnh và ít mưa, nhiệt độ trung bình khoảng 18,00C Tháng 1 có nhiệt độtrung bình thấp nhất trong năm (11,40C) Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,780C
Bảng 1.3 Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2013
Nhiệt độ trung bình tháng ( 0 C) Thán
12
19,90
25,60
28,0
28,30
27,80
27,90
26,0
24,40
21,30
17
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2013
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ
Trang 29tác động tới môi trường không khí của khu vực Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếpđến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạtbụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi ngayxuống đất Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào môi trường không khí, độ ẩm lớntạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi ẩm lơlửng trong không khí bay đi xa, gây truyền nhiễm bệnh Độ ẩm còn có tác dụng vớicác chất khí như SO2 , NOx ,… hòa hợp với hơi nước trong không khí tạo thành cácaxit.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82,50%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất: 87%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất: 78%
Bảng 1.4 Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2013
từ tháng 4 đến tháng 10 với 85% - 90% lượng mưa cả năm Thời gian còn lại là mùa
ít mưa Trong mùa mưa có những tháng có thể có tới gần 20 ngày có mưa Mùa ítmưa thì lượng mưa không đáng kể, hoặc chỉ là mưa phùn
+ Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (tháng 8): 277,3 mm+ Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 12): 3,1 mm
+ Lượng mưa trung bình năm: 1.151,3 mm
Bảng 1.5 Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2013
Lượng mưa trung bình tháng (mm) Thán
Trang 30Bảng 1.7 Số giờ nắng trung bình tháng trong năm 2013
Số giờ nắng trung bình tháng (giờ)
Giá trị 16 25 51 151 171 106 198 197 158 107 161 106
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2013
+ Số giờ nắng trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 1): 5 giờ
+ Số giờ nắng trung bình tháng lớn nhất (tháng 7): 198 giờ
Địa hình, địa mạo
Bắc Kạn có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồmnhiều dạng địa hình như: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình và núi đávôi núi đá xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở Độ dốc bình quân của địa hình là 260
- Phía Tây của tỉnh có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, cónhiều đỉnh cao trên 1000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26-300, nhiềudãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba Bể xen kẽnúi đất tạo thành những thung lũng hẹp
Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn Yên Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỷ là khối đá đồ sộ, dân cư thưa thớt
Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 500 ha, độ sâukhoảng 20 - 25 m, thiên nhiên đã tạo ra nơi đây một phong cảnh đẹp, một khu dulịch lý tưởng
- Phía Nam của tỉnh là vùng đồi núi, độ cao bình quân từ 300 - 400 m so vớimặt nước biển, đây là phần cuối cùng của cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yên
Trang 31Lạc Tuy độ cao không lớn, độ dốc bình quân 260 nhưng địa hình bị chia cắt mạnh,tạo nên các thung lũng nhiều hơn và rộng hơn điển hình là các thung lũng ven sôngCầu.
Thủy văn
Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với 2 mạch vòng cung lớn, nên Bắc Kạn
là khởi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lưới khá dày đặc và chảy theo nhữnghướng khác nhau:
- Sông Năng bắt nguồn từ vùng núi thuộc địa phận huyện Bảo Lạc tỉnh CaoBằng Phần thượng nguồn sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và chảy vàotỉnh Bắc Kạn ở địa phận phía Bắc xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm Sông Năng cótổng chiều dài là 113 km, phần nội tỉnh Bắc Kạn, sông có chiều dài 87 km Tổng lưuvực rộng 2270 km2, trong đó thuộc tỉnh Bắc Kạn là 890 km2, tổng lượng nước 1330triệu m3, lưu lượng bình quân 42,1 m3/s
- Sông Na Rì bắt nguồn từ vùng núi đá vôi có độ cao 825 m, thuộc xã Yên Cưhuyện Chợ Mới chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, XuânDương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pắc Cáp (xãLương Thành) Sông Na Rì có chiều dài 55,5 km chảy uốn khúc theo chân các dãy núicao, thủy chế thất thường, lưu lượng dòng chảy thay đổi đột ngột, lòng sông hẹp
Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn có hồ Ba Bể, đây là một hồ kiến tạo lớn nhất và cũng
là một danh thắng nổi tiếng cả nước Hồ Ba Bể nằm trên độ cao 145 m, rộng khoảnggần 5 triệu m2, gồm 3 hồ (Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng) dài gần 9 km, nơi rộng nhất tới
2 km, độ sâu trung bình khoảng 20 - 25 m, nơi sâu nhất là 29 m Là một hồ kiến tạođược cấu tạo trong đá phiến và đá vôi Ngày 5/6/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trườngViệt Nam đã trao quyết định của UNESCO công nhận Hồ Ba Bể là khu Ramsar (vùngđất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế), sự kiện này đưa Hồ Ba Bể trở thành khuRamsar thứ 3 của Việt Nam sau hồ Xuân Thủy, Nam Định và hồ Bàu Sấu, Đồng Nai Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnhBắc Kạn Đó là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và cho ngưnghiệp Do sông ngòi Bắc Kạn ngắn, dốc nên nhiều thác ghềnh, tiềm năng thuỷ điệntương đối phong phú và tạo ra một số cảnh đẹp lôi cuốn khách du lịch Tuy nhiên,
về phương tiện giao thông vận tải, mạng lưới sông ngòi của tỉnh Bắc Kạn ít có giá
Trang 32Do đặc điểm địa hình tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là đồi núi và các sông suối đaphần nhỏ và dốc, lòng sông, suối hẹp nên vào mùa mưa khi lượng nước dồn vềnhanh dễ gây ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, gây thiệt hại về hoa màu cây cối, tài sản
và đe dọa tính mạng người dân Hệ thống cầu, cống, tràn trên nhiều tuyến đườngcủa tỉnh còn yếu kém, chưa hoàn chỉnh nên mùa mưa gây ra tình trạng ngập, một sốtuyến không thông xe được, gây khó khăn cho giao thông đi lại
1.2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
a) Điều kiện kinh tế
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế của Bắc Kạn duy trì tốc độtăng trưởng đạt mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷtrọng trong ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp, xâydựng và dịch vụ
Năm 2013 GDP tăng 13% so với năm 2012 (kế hoạch 13,5%), trong đó: + Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 11,36% (kế hoạch 7,5%)
+ Khu vực công nghiệp - XDCB tăng 2,64% (kế hoạch 23%) Trong đó, côngnghiệp giảm 14,7% và xây dựng cơ bản tăng 21,4%
+ Khu vực dịch vụ tăng 20,29% (kế hoạch 14%)
Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so vớinăm 2010
Tuy gặp phải điều kiện không thuận lợi cho phát triển kinh tế và phải đối mặtvới những khó khăn chung của cả nước cũng như của địa phương, nhưng dưới sựlãnh đạo của Đảng và các chính sách hỗ trợ của nhà nước, cùng với sự chỉ đạo đúngđắn của lãnh đạo tỉnh, sự cần cù, chăm chỉ, nỗ lực không ngừng trong lao động sảnxuất và tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn của nhân dân các dân tộctỉnh Bắc Kạn, nền kinh tế Bắc Kạn vẫn duy trì được sự phát triển, những năm qua đãđạt được nhiều bước tiến lớn, nhiều thành tích đáng mừng Kinh tế phát triển, của cảilàm ra nhiều hơn, giá trị sản xuất hàng hóa tăng lên làm cho đời sống người dân ngàycàng được cải thiện Cuộc sống ấm no giúp cho người dân có điều kiện tốt hơn đểchăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình Ngoài các bệnh viện được đầu tư xây dựng, tạithị xã Bắc Kạn và các thị trấn huyện lỵ của các huyện nhiều phòng khám tư nhân
Trang 33cũng được mở ra để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Sức khỏe củangười dân được bảo vệ tốt hơn, nhưng cùng với đó ngành y tế sẽ phải đối mặt vớinhững khó khăn thách thức về nâng cao năng lực chuyên môn, áp lực khám chữabệnh và sự quá tải giường bệnh cũng tăng lên, và các loại chất thải y tế cũng ngàycàng nhiều hơn cần được xử lý.
Một mặt trái của sự phát triển kinh tế là sự phân hóa giàu nghèo giữa những khuvực trung tâm thị xã, thị trấn, thị tứ và các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dântộc thiểu số ngày càng tăng Trong khi công tác khám chữa bệnh và xử lý chất thảicủa các cơ sở y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế lớn ngày càng tốt hơn thì tại cácđịa phương kinh tế chậm phát triển, đời sống người dân còn nghèo thì công tác nàyvấp phải rất nhiều khó khăn
b) Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê, dân số năm 2013 của tỉnh Bắc Kạn có 302,500 nghìnngười, trong đó dân số đô thị là 48.992 người, chiếm 16,20%, và dân số khu vựcnông thôn là 253.508 người chiếm 83,80%
Mật độ dân số bình quân thấp, chỉ đạt 62,25 người/km2, tuy nhiên dân cưphân bố không đều, tập trung nhiều ở các đô thị, ven các trục đường giao thông Thị
xã Bắc Kạn là nơi có mật độ dân số cao nhất đạt 281,12 người/ km2, tiếp đến làhuyện Ba Bể 69,96 người/ km2, huyện Pác Nặm 64,81 người/km2, nơi có mật độdân số thấp là các huyện Ngân Sơn và huyện Na Rì mật độ chỉ hơn khoảng 44,73người/km2
Mật độ dân số thấp và phân bố dân cư không đều cùng với địa hình đồi núi,giao thông đi lại không thuận lợi gây rất nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xãhội nói chung và công tác y tế, bảo vệ môi trường của tỉnh nói riêng Dân cư thưathớt, người dân sống rải rác dọc các thung lũng, triền đồi hoặc ven theo các sôngsuối, nên khi muốn quy hoạch xây dựng một công trình y tế hoặc công trình xử lýchất thải thì việc lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp, là trung tâm của khu dân cư,thuận tiện cho người đến khám chữa bệnh là rất khó Vì vậy những trường hợp donhà xa, đi lại khó khăn, lại không có điều kiện kinh tế nên người dân khi có bệnhngại đến cơ sở y tế mà tự chữa bằng các loại cây thuốc, kinh nghiệm dân gian hoặcmời thầy mo, thầy cúng khiến cho bệnh tiến triển trầm trọng hơn vẫn còn gặp ở
Trang 34nhiều địa phương vùng nông thôn của tỉnh Bắc Kạn.
c) Văn hóa – Giáo dục
Giáo dục đào tạo
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, năm học 2012 - 2013, họcsinh xếp loại khá, giỏi của các cấp học phổ thông đều tăng, xếp loại yếu kém giảm
Giáo dục đào tạo phát triển là điều kiện quyết định để nâng cao chất lượngcon người Khi con người được trang bị kiến thức, tri thức sẽ là điều kiện tốt nhất đểphát huy năng lực bản thân, đóng góp cho sự phát triển của gia đình và xã hội Họcvấn, dân trí của người dân được nâng cao thì thái độ, nhận thức của họ đối với vấn
đề y tế vào bảo vệ môi trường cũng sẽ đạt được những chuyển biến tích cực
Văn hoá - thông tin
Năm 2013 trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động văn hoá sôi nổi Nổi bật
là sự kiện tỉnh Bắc Kạn đăng cai tổ chức Ngày Môi trường thế giới vào ngày5/6/2013; Tổ chức chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc” nhằmquảng bá những tiềm năng du lịch, bản sắc dân tộc cùng các tiềm năng thế mạnh của
6 tỉnh Việt Bắc, với các hoạt động đi kèm theo chương trình như: Thi đấu thể thao,triển lãm ảnh miền núi và con người 6 tỉnh vùng Việt Bắc, hội chợ thương mại du lịch,chương trình nghệ thuật dân tộc,…Phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hoá” được triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả ở các địa phương
Văn hóa, thông tin cũng là một công cụ hữu hiệu để tuyên truyền, phổ biếnkiến thức cho người dân về công tác ngành y và bảo vệ môi trường ngành y tế.Tuyên truyền về y tế và bảo vệ môi trường tổ chức theo hình thức công tác văn hóa,văn nghệ như diễn kịch, ca hát, ngâm thơ, vẽ tranh… sẽ thu hút được sự quan tâm,chú ý, hào hứng theo dõi của người dân và hiệu quả sẽ cao hơn Công tác phátthanh, truyền hình phát triển là điều kiện tốt để người dân nắm được các chính sách,chiến lược, định hướng phát triển của tỉnh và của cả nước, trong đó có công tác y tế
và bảo vệ môi trường
1.2.2 Tình hình hoạt động của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
1.2.2.1 Quá trình hình thành, phát triển của bệnh viện và quy mô bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
a) Quá trình hình thành, phát triển của bệnh viện
Trang 35Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được thành lập ngày 4/1/1997 theo quyếtđịnh số 53/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh, là một đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Sở Y Tế Bắc Kạn Hiện tại bệnh viện có 293 cán bộ công nhân viên với mứclương trung bình là 2.500.000đ/người/tháng [2] Trong quá trình hoạt động từ khithành lập đến nay, bệnh viện đã đạt nhiều kết quả trong công tác khám chữa bệnh
và cứu người Bên cạnh đó bệnh viện cũng thu được nhiều thành tích trong thi đuacủa khối ngành đoàn thể như sau :
- Bệnh viện tự kiểm tra chấm điểm theo bảng điểm của bộ y tế đạt 93,65/100điểm; kết quả phúc tra của Sở Y Tế đạt 94,40/100 điểm
- Đạt bệnh viện xuất sắc toàn diện năm 2008, được bộ trưởng Bộ Y Tế tặngbằng khen số 299/QĐ-BYT ngầy 02/02/2009 Ngoài ra bệnh viện còn đạt danh hiệu
“Bệnh viện xuất sắc toàn diện” trong 04 năm liên tục
Các tổ chức đoàn thể thi đua đạt đơn vị văn hóa như: Đảng bộ, Công đoàn vàĐTNCSHCM được công nhận là cơ sở rộng sạch vững mạnh
Hình 1.3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
b) Quy mô bệnh viện
Hạng của bệnh viện: II
Quy mô hiện tại: 440 giường trên tổng diện tích 25.705 m2
1.2.2.2 Vị trí, diện tích và khu vực xung quanh
Vị trí: Tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Trang 36Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn chính thức đi vào họat động năm 2001 đượcxây dựng trên tổng diện tích 25.705m2 với nhiều hạng mục công trình bao gồm cáckhoa, phòng, các công trình phụ trợ và đường nội bộ kết hợp với đường dân sinh.
Khu vực xung quanh bệnh viện:
- Phía Bắc: giáp đường Quốc lộ 3
- Phía Nam: giáp Trung Tâm y tế dự phòng
- Phía Tây: giáp đất ruộng
- Phía Đông: giáp trường học
Bảng 1.8 Phân bố diện tích trong bệnh viện
Trang 37- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng nhưtại địa phương nơi Bệnh viện đóng Tổ chức khám giám định sức khoẻ khi hội đồnggiám định y khoa tỉnh, thành phố trưng cầu.
- Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giảiquyết
c) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo các Bệnh viện tuyến dưới pháttriển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị
- Kết hợp với các Bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạchchăm sóc sức khoẻ ban đầu trong khu vực
d) Phòng bệnh
- Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng
- Phối hợp với các cơ sở y tế phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòngbệnh, phòng dịch
1.2.2.4 Đánh giá môi trường, đăng kí và xin phép
Môi trường và hệ thống chất thải của bệnh viện từ khi hoàn thiện và đưa vào
sử dụng thường xuyên có đơn vị quan trắc, kiểm tra định kỳ
Cụ thể Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn ký hợp đồng với Công ty Cổ phần kỹthuật & phân tích môi trường Hà Nội từ năm 2010 đến nay để tiến hành lấy mẫugiám sát phân tích môi trường 02 lần/năm theo nội dung báo cáo ĐTM/ Đề án bảo
vệ môi trường/ Cam kết bảo vệ môi trường đã được Sở Tài nguyên & Môi trườngtỉnh Bắc Kạn phê duyệt năm 2009; có sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;các kết quả phân tích được so sánh với quy chuẩn Việt Nam hiện hành; có giấyphép xả thải ra môi trường và giấy phép hành nghề quản lý chất thải y tế; báo cáokết quả giám sát môi trường định kỳ theo báo cáo ĐTM/ Đề án bảo vệ môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường
Trang 381.2.3 Kết quả hoạt động của bệnh viện
Bảng 1.9 Số liệu khám, chữa bệnh của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Kạn
5 Tổng số ngày điều trị Ngày 133.900 133.675 127.507 30.007
Trang 391.2.4 Cơ cấu tổ chức
Hình 1.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức bệnh viện
Bệnh viện còn thành lập các hội đồng tư vấn bao gồm:
- Hội đồng Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn
- Hội đồng Thuốc và điều trị
- Hội đồng Khen thưởng kỷ luật
- Hội đồng Khoa học kỹ thuật
1.2.5 Số lượng cán bộ công nhân viên
Tổng số cán bộ y bác sỹ và công nhân viên trong Bệnh viện 296 người
Trong đó: Bác sỹ: 65 người, Y sĩ: 12 người, Y tá: 141 người, Nhân viên khác
(hộ lý ,bảo vệ…): 75 người [2]
Trang 40CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN 2.1 Các nguồn phát sinh và khối lượng chất thải
2.1.1 Các nguồn phát sinh chất thải
2.1.1.1 Nguồn phát sinh ra chất thải rắn y tế
Nguồn phát sinh và thành phần CTYT tại bệnh viện rất đa dạng Nhưng nhìnchung, toàn bộ lượng CTYT tại bệnh viện được phát sinh từ các hoạt động khámchữa bệnh, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và tất cả cácnhân viên, cán bộ y tế
a) Chất thải rắn sinh hoạt
CTR sinh hoạt của các cơ sở y tế phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàngngày của bác sỹ, y tá, cán bộ, công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhânđến thăm nuôi trong các cơ sở y tế, hoạt động văn phòng, từ các phòng chờ, từcăng tin,… và một phần rác thải ngoại cảnh từ hoạt động làm vệ sinh khuôn viên
cơ sở
Do đặc thù công việc của ngành y tế, các bệnh viện, cơ sở y tế từ tuyến tỉnhcho đến tuyến huyện và các trạm y tế xã luôn cần có người trực để đối phó vớinhững trường hợp cấp cứu khẩn cấp, vì thế tại tất cả các cơ sở, hàng ngày đều có ybác sỹ, cán bộ ở lại trực cơ quan Sinh hoạt của họ sẽ làm phát sinh một lượng chấtthải sinh hoạt tương tự như khi họ về sinh hoạt tại gia đình Các y, bác sỹ và cán bộ,công nhân viên khác không nội trú tại cơ quan, thì hoạt động hàng ngày của họ tạiđây cũng làm phát sinh một lượng CTR sinh hoạt, nhưng tải lượng phát sinh trungbình sẽ ít hơn
Các bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, nhất là các bệnh nhânđiều trị nội trú và người nhà của họ sẽ làm phát sinh một lượng CTR sinh hoạttương đối lớn, vì mọi hoạt động sinh hoạt của các bệnh nhân nội trú thường diễn ratại bệnh viện Người nhà đưa bệnh nhân đến khám chữa bệnh hoặc đến thăm nom,chăm sóc bệnh nhân cũng đồng thời thải ra bệnh viện một lượng CTR sinh hoạt
Hoạt động văn phòng của phòng hành chính, các phòng chức năng trong các
cơ sở y tế làm phát sinh một lượng CTR sinh hoạt tương tự như các văn phòng, cơquan, công sở khác