1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải y tế trên địa bàn quận 8 thành phố hồ chí minh

97 3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

LỜI CÁM ƠN Sau thời gian học tập tại trường chính nhờ được thầy cô chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức hữu ích. Cuối cùng em cũng đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Chính trong quá trình làm luận văn đã giúp cho em mở mang được rất nhiều điều, thấy được mức độ vận dụng lý thuyết vào thực tế, mong muốn được học hỏi hơn nữa. Với luận văn tốt nghiệp này chính là bước khởi đầu để em có thể tự tin bắt tay vào công việc chuyên môn của mình sau này. Em xin được tỏ lòng biết ơn của mình đến thầy TS. Võ Đình Long là người trực tiếp hướng dẫn em làm luận văn này. Người đã tận tình hướng dẫn, cho em rất nhiều lời khuyên và góp ý để em hoàn thành luận văn này. Cảm ơn thầy đã tạo điều kiện cho em tiếp thu kiến thức mới. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị và cô chú ở trung tâm y tế dự phòng quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh. Các cô chú trong trung tâm đã tận tình chỉ dẫn, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu cho em trong quá trình khảo sát thực tế tại bệnh viện để bổ sung cho phần trình bày luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo của trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, đã luôn động viên và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. Con xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc dạy dỗ con nên người. Cảm ơn cả gia đình đã luôn quan tâm đóng góp ý kiến, cho con những lời khuyên và tạo mọi điều kiện để con hoàn thành tốt luận văn của mình. Cuối cùng mình xin cảm ơn các bạn đồng khóa đã giúp đỡ mình rất nhiều trong học tập cũng như thực hiện luận văn này. Mặc dù được sự giúp đỡ của nhiều người, nhưng với lượng kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của thầy cô, anh chị và các bạn để em có thể sửa chữa những sai sót cũng như để nâng cao được kiến thức của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Lâm TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm mục đích: đánh giá được hiện trạng về công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận 8, đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Quận 8 theo quy định của pháp luật”. Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi ngày phát sinh 423,1kg chất thải rắn y tế, trong đó Trung tâm y tế dự phòng quận 8 có khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh nhiều nhất là (223kg/ngày), phòng khám đa khoa Rạch Cát có khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh ít nhất (2 kg/ngày). Kết quả dự báo cho thấy đến năm 2020 khối lượng chất thải rắn y tế tăng 2,41lần (637,43kg/ngày) và đến năm 2030 tăng 3,52 lần (784,96 kg/ngày). Công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận 8 hiện nay còn gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan như : khối lượng chất thải rắn y tế nhỏ, phân tán, cơ sờ vật chất để thu gom, vận chuyển, xử lý còn thiếu, lạc hậu; kinh phí cho công tác quản lý chất thải rắn y tế từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý còn rất hạn chế. Mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng trong việc đầu tư xử lý chất thải rắn y tế chưa đúng mức và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra về quản lý chất thải rắn y tế; các vi phạm chưa được xử lý nghiêm theo quy định. Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn y tế từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cần áp dụng 04 giải pháp chung, bao gồm: Nâng cao năng lực về quản lý chất thải rắn y tế; Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải rắn ; Gia tăng việc kiểm tra giám sát thực hiện đăng ký chủ nguồn thải, hành nghề QLCTNH hoạt động trên địa bàn quận 8; Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8; 02 giải pháp cụ thể, bao gồm giải pháp công nghệ và giải pháp quản lý. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Văn Lâm, là sinh viên thực hiện luận văn “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải y tế trên địa bàn Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh ”, xin cam đoan như sau: Luận văn này là đề tài nghiên cứu của sinh viên dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Đình Long cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo Viện khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, bạn bè và các đơn vị có liên quan. Các tư liệu được tham khảo, tổng hợp và trích dẫn có nguồn gốc đáng tin cậy. Tôi xin cam đoan các nội dung ghi trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung nghiên cứu và kết quả của Luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 5 năm 2014 Nguyễn Văn Lâm CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của nghành Y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống các cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Tính đến năm 2010, Việt Nam có 1.186 bệnh viện với 187.843 giường. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đăc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải bỏ, bao gồm những chất thải bỏ nguy hại. Theo tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất gây độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Nguồn chất thải rắn từ hệ thống bệnh viện hiện nay lên tới 350-400 tấn/ngày, trong đó có khoảng 30 tấn chất thải nguy hại. Với nước thải, mỗi ngày các bệnh viện xả ra khoảng 150.000m 3. Nếu không được xử lý tốt, những thành phần nguy hại trong chất thải y tế như vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, gây ung thư có thể tạo ra nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Tại hội thảo “Giải pháp công nghệ xử lý chất thải cho các bệnh viện” tổ chức sáng 12/04/2012 tại Hà Nội Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế -Bộ Y tế cho biết “Hiện nay 66% bệnh viện tại Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải” Đối với chất thải rắn y tế, đa số các bệnh viện xử lý còn thủ công, thô sơ: 67% bệnh viện xử lý bằng lò đốt, 32,2% xử lý bằng lò thủ công hoặc chôn lấp. Trong đó đa số các trạm y tế cấp phường, xã thì chưa có hệ thống xử lý rác thải và xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Trong đó, chất thải rắn y tế nguy hại chiếm khoảng 10-25% gồm vật sắc nhọn, bệnh phẩm, chất thải hóa học, chất thải dược phẩm, chất thải phóng xạ... Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tham mưu ban hành các văn bản quy định về quản lý chất thải rắn y tế như: Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã xây dựng và trình Bộ Y tế ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất thải bệnh viện”; Bộ Y tế cũng đã nghiên cứu và ban hành Quyết định số 1873/QĐ- BYT về Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Y tế giai đoạn 2009- 2015, trên cơ sở xác định những nhiệm vụ cụ thể với những giải pháp phù họp theo lộ trình, nhằm giải quyết cơ bản các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Mục tiêu của kế hoạch là giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở y tế, bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế, cộng đồng dân cư và hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường; PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái, Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị & Khu công nghiệp đã nghiên cứu đề tài "Xây dựng tiêu chuẩn thu gom, lưu giữ, vận chuyến, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại" (2007); Báo cáo kết quả khảo sát chất thải tò 36 bệnh viện Hà Nội; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý chất thải bệnh viện ở Hà Nội (1998). Bộ Y tế tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại y tế đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2015, 100% lượng chất thải rắn nguy hại y tế tại các cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng chất thải rắn nguy hại y tế được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Giai đoạn đến năm 2025, 100% lượng chất thải rắn nguy hại y tể tại các cơ sở y tế được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 8 nói riêng, tình hình quản lý chất thải y tế cũng nằm trong tình hình chung của cả nước, nhưng hiện nay ngoài Quy hoạch phát triển ngành y tế Thành phố Hồ Chí minh đến năm 2020 đã triển khai và đang thực hiện bổ sung Quy hoạch, cùng với các báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng một số bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa thì có thể xem hoàn toàn chưa có công trình nghiên cứu nào về tình hình phát sinh và quản lý chất thải y tế để có giải pháp quản lý thích hợp. 1.2. Tính cấp thiết Quận 8 là môt trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh nằm Với những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và vị trí phân bố lãnh thổ của quận 8 được xem là một trong những địa phương giàu tiềm năng về phát triển kinh tế, đặt biệt phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến và tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, điều này tạo ra một động lực lớn để đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế quận 8. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng GDP của quận 8 là 19,1 %.Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo dân số tăng, theo số liệu thống kê, năm 2011 dân số quận 8 có 423.129 người. Như vậy tăng trưởng về kinh tế, cuộc sống người dân được cải thiện, bên cạnh đó Quận 8 cũng gặp không ít khó khăn và thách thức trong Bảo vệ môi trường, điều tất yếu sẽ tạo ra nhiều nguồn thải cho môi trường như nước thải, chất thải rắn, khí thải,… Để giải quyết các chất thải trên, nhà nước và nhân dân phải đầu tư nhiều nguồn lực để xử lý. Quận 8 hiện tại có 3 bệnh viện 1 Trung tâm y tế dự phòng, 16 trạm y tế phường, 3 phòng khám đa khoa và 197 cơ sở y tế tư nhân bình quân 600 gường bệnh/423.129 người dân. Tuy nhiên với kinh phí đầu tư cơ bản cho y tế còn hạn chế về quy mô đầu tư còn dàn đều chủ yếu là đầu tư về cơ sở hạ tầng, phần lớn cơ sở vật chất các đơn vị trong nghành còn mang tính chắp vá, thời gian đầu tư kéo dài, trang thiết bị chuyên môn vừa thiếu vừa lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải y tế chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các bệnh viện, cơ sở y tế chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế đạt yêu cầu, chưa có quy hoạch hệ thống xử lý chất thải y tế cho toàn quận nên công tác quản lý chất hải rắn y tế vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể việc phân loại chất thải rắn y tế chưa đúng quy định, trong các cơ sở y tế, hầu hết cán bộ thực hiện 1 hoặc toàn bộ quy trình xử lý chất thải rắn y tế. Mặc dù các cơ sở y tế đã được tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ nhưng việc kiểm tra chưa thường xuyên. Các cơ sở y tế chưa có phương tiện thu gom và phân loại rác thích hợp để giảm thiểu chi phí, nhân viên thu gom rác chưa có kiến thức cơ bản để phân loại rác, chưa nhận thức đúng về nguy cơ của rác thải y tế nguy hại. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đạt yêu tiêu chuẩn. Trong nhiều vấn đề đó, việc quản lý chất thải rắn y tế đã làm các nhà quản lý đô thị của quận 8 gặp phải không ít khó khăn. Chất thải rắn y tế hiện nay chủ yếu là đốt thô sơ hoặc chôn lấp nhưng chưa thực hiện các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm môi trường, khả năng thu gom, vận chuyển và xử lý và phân loại chất thải rắn y tế còn thấp, năng lực thu gom hiện đáp ứng được khoảng 85% yêu cầu. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng một hệ thống quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn nhằm hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và bảo đảm sức khỏe của người dân đó là lý do chọn quận 8 Thành phố HCM là nơi nguyên cứu cho đề tài này. Để tổ chức quản lý chất thải rắn y tể một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của quận 8 và đảm bảo các quy định của pháp luật cần lượng hóa được nguồn phát sinh chất thải rắn y tế và dự báo khả năng phát sinh của nó trong tương lai để làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp. Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết trên. 1.3. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN Đánh giá được hiện trạng về công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận 8 , từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả và khả thi phù hợp vói điều kiện kinh tế xã hội của Quận 8 theo các quy định của pháp luật. 1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 1.4.1. Tóm tắt các nội dung nghiên cứu chính 1.4.1.1 Xác định phạm vi nghiên cứu và đổi tượng nghiên cứu, lập danh sách các cơ sở y tế trong toàn quận : Đối tượng nghiên cứu bao gồm các bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng; phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thuộc Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.. 1.4.1.2 Xác định mục tiêu nghiên cứu để xây dựng phiếu điều tra thông tin: Phiếu điều tra được xây dựng với các thông tin sau: - Thông tin chung về cơ sở y tế được điều tra; - Các thủ tục về môi trường đã thực hiện liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế; - Quy mô, số lượng của các loại chất thải rắn y tế phát sinh; - Hiện trạng tồn trữ, phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn, nhận dạng chất thải rắn y tế; - Sự tuân thủ pháp luật trong công tác quản lý chất thải rắn y tế; - Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế; - Các sự cố môi trường, tác động của chất thải rắn y tế đến môi trường (nếu có) - Kinh phí đầu tư cho xừ lý chất thải rắn y tế hàng năm. Sử dụng phiếu điều tra thông tin để lấy thông tin tại 3 bệnh viện, và 1 Trung tâm y tế dự phòng, 16 trạm y tế phường; 02 phòng khám đa khoa khu vực và 206 phòng khám đa khoa tư nhân; 1.4.1.3 Thu thập thông tin, thống kẽ hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8 Thu thập các thông tin có sẵn từ các cơ quan quản lý các cơ sở dịch vụ y tế liên quan - (phòng Y tế, ƯBND các quận 8, Công ty môi trường đô thị thành phố, Ban Quản lý các dự án y tế, các dự án và báo cáo ĐTM của các cơ sở y tế, các sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải rắn của các cơ sở y tế.. ) Khảo sát nhận dạng chất thải rắn y tế, thu thập kết quả phân tích mẫu chất thải rắn y tế - của các đối tượng điều tra để xác định mức độ ô nhiễm của các loại chất thải rắn y tế đến môi trường phát sinh tại từng cơ sở và khả năng xử lý môi trường của các hệ thống xử lý đã được đầu tư tại cơ sở y tế. - Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn y tế gây ra cần so sánh kết quả phân tích, đo đạc thu thập được với các QCVN sau: • Chất thải rắn y tế ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 03/12/2007 và Thông tư 12/2011/TT-BTNMT, ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại; • Các chất ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTNH y tế so sánh theo QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. • Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại CTNH y tế tác động đến môi trường và sức khỏe theo ngưỡng nguy hại quy định tại QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. 1.4.1.4 Thu thập các thông tin liên quan để làm cơ sở dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn y tế và đề xuất các giải pháp quản lý: Thu thập Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận 8 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế quận 8 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Thu thập các tài liệu nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế trong nước và thế giới, các công nghệ xử lý chất thải rắn y tế thân thiện môi trường. 1.4.1.5 Tổng hợp thông tin, phân tích, xử lý thông tin thu thập, điều tra được; Dùng chương trình ứng dụng Excel để thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu, phân loại các thông tin thu thập được qua phiếu điều tra và tài liệu. Tổng họp số lượng và loại chất thải rắn y tế theo mã số quản lý chất thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và phân loại theo quy định của Quy chế quản lý chất thải y tế tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 03/12/2007 của Bộ Y tế. 1.4.1.6 Đánh giá hiện trạng phát sinh, dự báo lượng tương lai, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8 Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế , lượng hóa chúng, sau đó dựa vào các chỉ số phát triển kinh tế xã hội trong các Quy hoạch phát triển liên quan và các số liệu tổng hợp được để tính toán, dự báo lượng chất thải chất thải rắn y tế phát sinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đánh giá hiện trạng năng lực quản lý chất thải rắn y tế của Quân 8(triển khai các VBPL về quản lý chất thải rắn y tế, nhân sự quản lý nhà nước về y tế, công tác tổ chức thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý, quản lý cơ sở dữ liệu, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, kiểm tra giám sát công tác thực hiện của các cơ sở y tế, xử lý vi phạm...); Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải rắn y tế từ khâu phát sinh đến thải bỏ trong giai đoạn hiện nay, đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù họp với quy định của pháp luật và tình hình phát triển KT - XH của Quận 8. Tham khảo ý kiến của chuyên gia về cách tính toán, dự báo và các giải pháp đề xuất nhằm quản lý thích hợp chất thải rắn y tế. 1.5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn Cung cấp luận cứ khoa học để nghiên cứu các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế phù họp với tình hình từng địa phương, bảo đảm việc phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe nhân dân phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, giảm thiểu được áp lực phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn y tế phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Quận 8 và các quy định của pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và chăm sóc sức khỏe của người dân, tiến tới phát triển bền vững. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm chất thải y tế : Chất thải y tế (CTYT) là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên cứu..chất thải rắn y tế là chất thải có các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất, chất phóng xạ... thường ở dạng rắn, lỏng, khí. CTYT được xếp là chất thải nguy hại, cần có phương thức lưu giữ, xử lý, thải bỏ đặc biệt, có quy định riêng; gây hại sức khoẻ, an toàn môi trường hay gây cảm giác thiếu thẩm mỹ. Theo Điều 3,của Quyết định 43/2007/QĐ-BYT, ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì chất thải y tế và chất thải y tế được hiểu như sau : Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. 2.1.2 Phân loại chất thải y tế 2.1.2.1 Chất thải lây nhiễm Nhóm A: chất thải sắc nhọn: là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế Nhóm B: Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh tò buồng bệnh cách ly Nhóm C: Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và các dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. Nhóm D: Chất thải giải phẫu: Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. 2.1.2.2 Chất thải hóa học nguy hại - Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. - Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2, ban hành kèm theo Quy chế quản lý Chất thải y tế). - Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (tò nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa); cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). 2.1.2.3 Chất thải phóng xạ Chất thải phóng xạ: gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh tò các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2.1.2.4 Bình chứa áp suất Bao gồm bình đựng oxy, C02, bình gas, bình dung khí. Các bình này dẽ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. 2.1.2.5 Chất thải thông thường Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. - Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài iệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. - Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Trong quản lý môi trường, khi xem xét quản lý một đối tượng nào đó chúng ta cần xem xét đánh giá một cách toàn diện, không được bỏ sót yếu tố nào từ việc phát sinh đối tượng cần quản lý, tác động của nó đến môi trường cho đền các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến công tác quản lý. Trọng tâm của việc nghiên cứu là đánh giá hiện trạng phát sinh, tính chất của chúng ra sao và lượng hoá được thành phần chất thải rắn y tế trong hiện tại, dự báo trong tương lai để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Vì vậy phương pháp chung được áp dung trong đề tài là điều tra, thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế cho tất cả các đối tượng phát sinh trong phạm vi toàn quận và tính toán dự báo lượng phát sinh chất thải rắn y tế trong tương lai, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân khách, quan, chủ quan tác động đến công tác quản lý chất thải rắn y tế hiện tại để đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả. 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, điều tra, thống kê hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8: - Thu thập Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quận 8 đến năm 2020; Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế quận 8 đến năm 2020; - Thu thập các tài liệu nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế trong nước, các công nghệ xử lý chất thải rắn y tế thân thiện môi trường. - Thu thập các thông tin có sẵn từ các cơ quan quản lý các cơ sở dịch vụ y tế liên quan (Phòng y tế, Uỷ ban nhân dân quận 8, Ban Quản lý các dự án y tế, Công ty môi trường Đô thị thành phố, Công ty Dịch vụ Công ích quận 8 và các cơ sở y tế trên địa bàn quận. - Điều tra bằng phiếu đối với các cơ sở y tế - Khảo sát nhận dạng chất thải rắn y tế, thu thập kết quả phân tích mẫu chất thải rắn y tế của các đối tượng điều tra để xác định khối lượng, thành phần và nồng độ, mức độ ô nhiễm của các loại chất thải rắn y tế đến môi trường phát sinh tại từng cơ sở. - Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải y tế nguy hại gây ra cần so sánh kết quả phân tích, đo đạc thu thập được với các quy chuẩn Việt Nam như sau:  Chất thải rắn y tế nguy hại phân loại theo Quy chế Quản lý chất thải y tế ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 03/12/2007 và Thông tư 12/2011/TT-BTNMT, ngày 14/4/2011 quy định về Quản lý chất thải nguy hại;  Quy định quản lý chất thải rắn nguy hại theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ.  Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 về việc quản lý chất thải rắn nguy hại.  Các chất ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTYTNH so sánh theo QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.  Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại chất thải rắn y tế tác động đến môi trường và sức khỏe theo ngưỡng nguy hại quy định tại QCVN 07: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. 2.2.2. Phương pháp điều tra: Nội dung điều tra: điều tra tình hình phân loại thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8. Phương pháp điều tra: Bộ câu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích rác thải y tế: Lấy mẫu tại bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân và trạm y tế phường phân tích và đánh giá ảnh hưởng chất thải rắn y tế tới môi trường quận 8. Từ đó đề ra các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8. 2.2.4. Tổng hợp thông tin, xử lý thông tin thu thập, điều tra được: Dùng trình ứng dụng Excel để thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu phân loại các thông tin thu thập được qua phiếu điều tra và tài liệu. Tổng hợp số phương pháp này dựa trên những thông tin thu thập được từ phiếu điều tra và các tài liệu, số liệu sẵn có của cơ quan quản lý về môi trường để đánh giá tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế cũng như công tác quản lý chất thải rắn y tế tại địa phương. Lượng và loại chất thải y tế theo mã số quản lý chất thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và phân loại theo quy định của Quy chế Quản lý chất thải y tế tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 03/12/2007 của Bộ Y tế. 2.2.5. Phương pháp tổng quan tài liệu: Phương pháp này đòi hỏi việc tìm kiếm, tham khảo các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau có nội dung liên quan đến đề tài luận văn nhằm chọn lọc những nội dung cần thiết, sau đó tổng hợp lại để làm nổi bật vấn đề cần đề cập. 2.2.6. Phương pháp đánh giá: Đánh giá hiện trạng phát sinh, quản lý chất thải rắn y tế, tính chất của từng nhóm rác thải y tế, công nghệ xử lý và dự báo lượng chất thải rắn y tế trong tương lai, phân tích nguyên nhân tác động đến công tác quản lý chất thải rắn y tế và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chất thải y tế trên địa bàn quận phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và các quy định của pháp luật. Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế, lượng hóa chúng, sau đó dựa vào các chỉ số phát triển kinh tế xã hội trong các Quy hoạch phát triển liên quan và các số liệu tổng hợp được để tính toán, dự báo lượng chất thải rắn y tế phát sinh đến năm 2020; Đánh giá hiện trạng năng lực quản lý chất thải y tế của Quận (công tác tổ chức thu gom, phân loại ,vận chuyển, xử lý, quản lý cơ sở dữ liệu, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, kiểm tra giám sát công tác thực hiện của các cơ sở y tế, xử lý vi phạm…) và dự báo đến năm 2020; Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải y tế từ khâu phát sinh đến thải bỏ trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020 phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh; Tham khảo ý kiến của chuyên gia, của thầy hướng dẫn về cách tính toán, dự báo và các giải pháp đề xuất nhằm quản lý thích hợp chất thải rắn y tế. CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN 8 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 3.1.1. Vị trí địa lý Quận 8 có vị trí địa lý như sau: o Điểm cực Bắc: 10o45’8” độ vĩ Bắc, giáp Quận 5 và Quận 6. o Điểm cực Nam: 10o41’45” độ vĩ Bắc, giáp Huyện Bình Chánh. o Điểm cực Tây: 106o35’51” độ kinh Đông, giáp Huyện Bình Chánh. o Điểm cực Đông: 106o41’22” độ kinh Đông, giáp Quận 7. Hình 3.1.1: Bản đồ về vị trí địa lý của quận 8 3.1.2. Diện tích: Diện tích tự nhiên của Quận 8 là 19,17 Km2. 3.1.3. Điều kiện tự nhiên: Quận 8 chịu ảnh hưởng khí hậu chung của Thành phố HCM. o Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.939 mm. o Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. o Chịu ảnh hưởng của gió mùa. o Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79,5%. 3.1.4. Địa hình: Địa hình Quận 8 tương đối thấp, trũng. Cao độ trung bình là 1,2m. Cao độ thấp nhất là 0,3m (Phường 7), cao động cao nhất 2,0m (Phường 2). 3.1.5. Thổ nhưỡng: Đất đai Quận 8 hầu hết đều bị nhiễm phèn nặng và nhiễm mặn. Cường độ chịu lực của đất rất thấp (khoảng 0,05kg/cm2 đến 0,2kg/cm2).Khu vực đất nhiễm phèn ít là Phường 11, 12, 13. Khu vực đất nhiễm phèn nhiều là Phường 7. 3.1.6. Thủy văn: Mặt nước sông rạch có chiều dài tổng cộng là 105,9 Km, bao gồm nhiều kênh rạch lớn nhỏ và ao hồ. Thủy văn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều. Mực nước triều bình quân thấp nhất là 0,38m, mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. 3.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội 3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm qua nền kinh tế của Quận tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đặt 19,7%/năm. Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng doanh thu dịch vụ - thương mại tăng từ 59,85% năm 2005 tăng lên 83,24% năm 2011, doanh thu công nghiệp giảm từ 40,15% xuống còn 16,76%. Trong doanh thu dịch vụ - thương mại, doanh thu dịch vụ chiếm từ 7 - 8%. Cơ cấu kinh tế của Quận trong những năm qua vẫn duy trì phát triển theo hướng Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp, tuy nhiên cơ cấu kinh tế giữa các ngành có sự thay đổi theo thời gian. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế có nhiều tiến bộ, tập trung việc hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đăng ký kinh doanh, phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật, tiếp cận các chính sách, chương trình hỗ trợ của Thành phố về đào tạo, di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm, quan tâm công tác quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị đến năm 20 15, đồng thời rà soát các khu vực sản xuất công nghiệp của Quận, quy hoạch ngành nghề dịch vụ nhạy cảm . Sự thay đổi chỉ tiêu cơ cấu kinh tế của quận là giảm chỉ tiêu cơ cấu ngành công nghiệp, tăng chỉ tiêu cơ cấu ngành thương mại dịch vụ là những quy luật tất yếu và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra cũng như thích ứng với vị thể về điều kiện tự nhiên của quận. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên địa bàn Quận là đúng hướng, thích ứng với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa nhanh của một đô thị. Trong những năm tới khi quá trình công nghiệp hóa đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, cần tiếp tục phát huy lợi thế của các hoạt động thương mại dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng khu vực này trong cơ cấu kinh tế, đồng thời từng bước giảm tỷ trọng ngành công nghiệp. Có như vậy, nền kinh tế của Quận mới phát triển cân đối, bền vững, tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của Quận. 3.2.2.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 3.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp Do tiến trình đô thị hoá nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm mạnh để chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp, người nông dân không còn đất để sản xuất nông nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua với bản tính năng động vốn có của mình, người dân đã chủ động chuyển đổi hướng làm ăn mới sang các ngành nghề như kinh doanh thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Về trồng trọt, trong những năm qua bên cạnh việc phát triển đô thị làm giảm trực tiếp diện tích đất nông nghiệp, còn có nguyên nhân khác là trong quá trình xây dựng đô thị do thiếu tính đồng bộ đã tạo nên những tình trạng ngập úng kéo dài và ô nhiễm nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp làm giảm phần nào năng suất, sản lượng đối với phần diện tích đất nông nghiệp còn lại hiện đang sản xuất. Ngoài ra do các dự án xây dựng đang trong thời gian chờ triển khai nên người dân không yên tâm đầu tư sản xuất, nhất là đối với diện tích cây lương thực dẫn đến năng suất bị hạn chế. Tuy nhiên với lợi thế cách các quận nội thành không xa, có thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá nông nghiệp phong phú và đa dạng nên người dân đã đầu tư sản xuất các sản phẩm như rau đậu các loại thay cho trồng cây lương thực. Về chăn nuôi, trong giai đoạn vừa qua ngoài bị ảnh hường do diện tích đất nông nghiệp giảm; còn bị dịch cúm gia cầm (H5N1), dịch tai xanh ở lợn nên quy mô đàn gia súc, gia cầm của quận có sự thay đổi thất thường theo chiều hướng giảm, tuy nhiên các hộ gia đình đã chủ động chuyển đổi cơ cấu vật nuôi tạo ra được nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. 3.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp Trong những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; song hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quận cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm qua đật 19,67%/năm. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc đổi mới trang thiết bị, quy trình công nghệ, xây dựng thương hiệu, nhất là tập trung các ngành may mặc, da giày, nhựa, cơ khí, hoá chất, điện - điện tử, ….để nâng sức cạnh tranh của sản phẩmẾ Trong quá trình phát triển sản xuất một số cơ sở sản xuất đã cố gắng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Hoạt động hợp tác xã đang trong giai đoạn củng cố, chuyển đổi ngành nghề, các lĩnh vực hoạt động đa dạng hơn; đến nay đã có 23 hợp tác xã và 01 chi nhánh hoạt động theo Luật hợp tác xã. Trong đó, 11 hợp tác xã hoạt động hiệu quả, phát triển thêm ngành nghề và sản phẩm mới; 5 họp tác xã hoạt động ổn định, 04 hợp tác xã mới thành lập cũng đã xây dựng và hoạt động theo mô hình hợp tác xã kiểu mới. 3.2.2.3. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ Trong những năm qua, kinh tế thương mại - dịch vụ của Quận vẫn duy trì được tốc độ phát triển mạnh với nhiều loại hình đa dạng, tăng nhanh về số lượng và quy mô; doanh thu thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 41,14%/năm; trong doanh thu thương mại - dịch vụ, doanh thu dịch vụ chiếm từ 7 - 8%, doanh thu chợ Bình Điền chiếm tỷ trọng 64,62%. Các dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, vận tải, kho bãi, bảo hiểm...chiếm tỷ trọng không đáng kể. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng lên không ngừng và chiếm tỷ trọng trên 78% tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Quận. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn Quận 8 chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ; mạng lưới thương mại dịch vụ bao gồm hệ thống chợ, các cửa hàng bán lẻ dọc các tuyến đường chính của Quận. Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, Quận đã xây dựng đề án thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Quận giai đoạn 2009 - 2011, định hướng đến năm 2015 - 2020, triển khai xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Quận từ nay đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, nhịp độ tăng trưởng của Quận năm 2011 chậm hơn so với cùng kỳ, do hoạt động của nhiều doanh nghiệp kém hiệu quả; các chương trình, chính sách hỗ trợ trực tiếp từ thành phố không nhiều và doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận. Tỷ trọng ngành dịch vụ vẫn còn thấp, chủ yếu phát triển tự phát, tập trung vào các ngành ăn uống, vận tải, kho bãi, môi giới địa ốc, lưu trú... Lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao chưa được định hướng quy hoạch phát triển như tài chính, ngân hàng, sàn giao dịch bất động sản, giáo dục, dạy nghề, y tế chất lượng cao... Lĩnh vực thương mại còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành dịch vụ, chủ yếu từ doanh thu chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền. Loại hình siêu thị phát triển chưa nhiều (hiện có 03 siêu thị với qui mô nhỏ: Co-op mart Tuy Lý Vương, siêu thị Fahasa Lý Thái Tổ, siêu thị Plentydays). Siêu thị hiện vẫn chưa thay thế vai trò, chức năng của chợ truyền thống, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho đại bộ phận dân cư. Việc phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị tại Quyết định số 17/2009/QĐ -UBND của ủy ban nhân dân thành phố còn chậm so với yêu cầu. Các tuyến đường, khu vực chuyên doanh chưa hình thành rõ nét. Việc xử lý một số điểm kinh doanh tự phát, lấn chiếm lòng lề đường chưa triệt để do việc xử phạt và phương án tái bố trí kinh doanh cho tiểu thương chưa hiệu quả, nên tình trạng tái lấn chiếm vẫn còn tiếp diễn sau mỗi đợt ra quân ngắn hạn. 3.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 3.2.3.1. Dân số Theo số liệu thống kê năm 2011, dân số Quận 8 là 423.129 nhân khẩu (trong đó: 202.802 nam, 220.327 nữ); dân số phân bố tập trung chủ yếu ở các phường: phường 4 (44.155 nhân khẩu, chiếm 10,44%), phường 5 (41.478 nhân khẩu, chiếm 9,80%), phường 15 (40.329 nhân khẩu, chiếm 9,53%) và phường 6 (38.569 nhân khẩu, chiếm 9,12%). Mật độ dân số bình quân toàn quận năm 2011 là 22.064 người/km 2. Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, mức giảm sinh hàng năm được duy trì.Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2011 là 0,745% (giảm 0,263% so với năm 2006). 3.2.3.2. Lao động và việc làm Năm 2011, Quận 8 có 310.002 người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động tập trung đông nhất ở các phường: phường 4 (32.152 lao động), phường 5 (28.550 lao động), phường 15 (29.232 lao động) phường 16 (26.666 lao động) và thấp nhất ở các phường: phường 13 (7.276 lao động), phường 11 (8.451 lao động), phường 8 (9.679 lao động). Nguồn lao động tăng nhanh là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Giai đoạn 2006 - 2011, số người trong độ tuổi lao động tăng 32.060 người. Cơ cấu lao động trên địa bàn Quận đang có sự thay đổi tích cực về khu vực và ngành nghề, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực thương mại - dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp. Lao động ở khu vực tư nhân tăng mạnh, đặc biệt tăng nhanh ở ngành thương mại - dịch vụ. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển của các ngành kinh tế. 3.2.3.3. Thu nhập và mức sống Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong quận không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập ngày càng tăng khiến cho cơ cấu chi tiêu của người dân chuyển dịch theo hướng tích cực, chi cho ăn uống ngày càng giảm và tương tự là sự gia tăng phần chi tiêu cho các hoạt động mua sắm, giải trí khác; tỷ lệ hộ có tiện nghi sinh hoạt tăng đáng kể. -Chương trình xóa đói giảm nghèo có sự lãnh đạo tập trung của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp các ban ngành, tập trung tạo nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu vay vốn tạo việc làm của người nghèo, kết hợp thực hiện chính sách ưu đãi, chăm lo tích cực cho các đối tượng trong chương trình cải thiện đời sống, nâng thu nhập. Với sự chăm lo của xã hội, đã tác động ý thức của người nghèo vươn lên thoát nghèo; năm 2011 số hộ nghèo của toàn Quận là 3.915 hộ (giảm 1.540 hộ so với năm 2010). 3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 3.2.4.1 Giao thông Trong những năm qua hạ tầng giao thông đã được cải thiện đáng kể, các tuyến đường kết nối liên thông giữa Quận 8 với các Quận lân cận đã được đầu tư đưa vào sử dụng như: cầu đường Nguyễn Văn Cừ, nâng cấp cầu Chà Và, cầu Chữ Y, mở rộng đường Dương Bá Trạc, đường Phạm Hùng; các tuyến giao thông huyết mạch của quận như đường Tạ Quang Bửu, đường Phạm Thế Hiển đã được cải tạo nâng cấp từng phần; một số tuyến đường giao thông nội bộ đã được sửa chữa như đường Trương Đình Hội, đường Thanh Niên, đường 41, đường vào Trung tâm Thương mại Bình Điền phường 7...,các hẻm chính được mở rộng và bê tông hóa,.. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn Quận 8 trong thời gian qua phát triển chậm, chắp vá và tạm bợ, nhất là khu vực dân cư mới (khu vực giáp ranh Bình Chánh, Quận 7 thuộc các phường 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 16); cấp đường và chất lượng đường nhiều tuyến còn chưa đảm bảo, một số tuyến đường chính kết nối với các quận, huyện lân cận chưa được đầu tư kịp thời; tỷ lệ đất giao thông so với tổng diện tích đất tự nhiên mới chỉ chiếm 12,85%, trong khi theo chỉ tiêu ngành xây dựng phải đạt từ 18 20% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong những năm tới cần tiếp tục có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành nhằm tòng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông, đáp ứng kịp thời cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Ngoài mạng lưới giao thông đường bộ, trên địa bàn Quận 8 được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi và kênh rạch, có mạng lưới giao thông đường thuỷ tương đối phát triển, có tiềm năng chuyên chở hàng hoá với khối lượng lớn từ Miền Tây lên Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, đặc biệt là kênh Tàu Hủ, kênh Đôi. Tuy nhiên hệ thống kênh rạch này bị lấn chiếm và không được nạo vét trong một thời gian dài nên hạn chế phần nào khả năng vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ. Hình 3.2.4.1: Bản đồ thể hiện giao thông ở quận 8 TP. HCM 3.2.4.2 Thủy lợi Hệ thống thủy lợi của quận kết hợp với hệ thống kênh, rạch tự nhiên của địa bàn và làm nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thoát nước cho khu vực, đáng kể gồm các tuyến chính như: kênh Đôi, sông cần Giuộc, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ, rạch Nước Lên, rạch Bà Tàng, rạch Ruột Ngựa và các kênh rạch nhỏ khác còn lại. Tuy nhiên do địa bàn của quận nằm trong vùng có địa hình thấp, chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều cũng như khả năng kè và bê tông hóa hệ thống rạch còn hạn chế nên thường bị bồi lắng ở các con kênh rạch gây cản trở phần nào đến tốc độ dòng chảy, nhất là hạn chế đến khả năng tiếu thoát nước trong mùa mưa, gây nên tình trạng úng lụt ở một số khu vực. 3.2.4.3. Năng lượng, bưu chính - viễn thông Nguồn điện cung cấp cho Quận 8 phụ thuộc vào nguồn cấp lưới điện của Thành phố và được cung cấp từ trạm điện 110/15 -22KV Phú Định, có thông qua các trạm Chánh Hưng, Chợ Lớn, Phú Lâm, Nhà Bè; lưới điện trung hạ thế hiện đã phủ kín các địa bàn dân cư. Tuy nhiên những năm gần đây nguồn điện cung cấp cho Thành phố gia tăng đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng đượ c nhu cầu phát triển phụ tải của quận; lưới điện phân phối trung hạ thế chủ yếu dùng đường dây trên không và trạm đặt ngoài trời quá cũ và quá tải, kém mỹ quan và mất an toàn đô thị; mật độ lưới phân phối còn rất thưa thớt chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng xây dựng không đúng quy định và thiếu quy hoạch nên còn nhiều nơi vi phạm hành lang an toàn của lưới điện; kết cấu lưới điện chưa hợp lý, nhiều tuyến 15KV quá dài gây tổn thất trên lưới cao. Do vậy trong thời gian tới cần cải tạo nâng cấp hệ thống điện trên toàn Quận nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của nhân dân. Mạng lưới bưu chính viễn thông ngày càng được hiện đại hoá với kỹ thuật tiên tiến, góp phần quan trọng trong việc trao đối thông tin trên địa bàn Quận. Tỷ lệ sử dụng điệ n thoại (cả cố định và di động) tăng nhanh trong những năm qua, và gần như đã đạt tới ngưỡng bão hòa. Đây là điều vô cùng quan trọng đối với một quận đang chuyển mình mạnh mẽ trong quá trình đô thị hóa, góp phần đáp ứng yêu cầu phục vụ chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ngành xuống cơ sở cũng như nhu cầu giao lưu trao đổi thông tin, liên lạc của nhân dân trong toàn Quận. 3.2.4.4. Giáo dục - đào tạo Lĩnh vực giáo dục đã có sự chuyển biến nhất định, các chỉ tiêu về giáo dục đã cơ bản hoàn thành theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận lần IX. Quận đã xây dựng và triển khai Đề án nâng cao chất lượng giáo dục. Qui mô và mạng lưới trường lớp được phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong Quận. Qui mô học sinh tăng, tỷ lệ học sinh học 02 buổi/ngày đạt 50,99% ở Tiểu học và 32,59% ở Trung học cơ sở. Phương pháp dạy học đã từng bước đổi mới theo chương trình thay sách giáo khoa; công tác chuẩn hóa và nâng chuẩn trình độ giáo viên (tỷ lệ giáo viên trên chuẩn khối mầm non 57,3%, tiểu học 93,57%, trung học cơ sở 61,88%), đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm thực hiện, đã góp phần làm chuyển biến về chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần hàng năm. Ket quả năm học 2010 - 2011, toàn Quận có 56 học sinh giỏi cấp Thành phố và 848 em học sinh giỏi cấp Quận, số lượng học sinh giỏi cấp Thành phố tăng cao so với năm học trước. Cấp Tiểu học có tỷ lệ học sinh bỏ học là 0%, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng là 99,25%, hiệu suất đào tạo là 97,43%, tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 là 100%. Cấp Trung học cơ sở có tỷ lệ học sinh bỏ học là 0,16%, tỷ lệ học sinh lưu ban là 0,63%, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng là 98,39 %, hiệu suất đào tạo là 88,65 %, tỷ lệ xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là 99.97 %, tỷ lệ học sinh đậu vào 10 hệ công lập là 90.35%, tỷ lệ học sinh đậu vào các loại hĩnh trường lóp sau tốt nghiệp trung học cơ sở là 98.85%. Tuy nhiên, sỹ số học sinh/lớp còn cao so với chuẩn quy định của từng bậc học. Việc học 02 buổi/ngày chỉ mới đáp ứng nhu càu học tập, chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho học sinh, còn thiếu các phòng chức năng cho môn nhạc, mỹ thuật, sân bãi cho giáo dục thể chất. Nhìn chung, công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện, việc miễn giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ hộ nghèo đã tạo điều kiện cho một bộ phận con em gia đình chính sách, gia đình nghèo được tới trường, giảm lưu ban, bỏ học. Việc thành lập Ban Chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật đã giúp cho công tác giáo dục trẻ khuyết tật có bước phát triển. Công tác giáo dục thường xuyên đã thực hiện tốt chức năng phổ cập giáo dục và chống mù chữ, nhu cầu học ngoại ngữ, tin học cho nhân dân. Quận 8 đã hoàn thành giáo dục phổ cập bậc trung học. 3.2.4.5. Y tế Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đã góp phàn cải thiện điều kiện phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng tốt hơn, đến năm 2011, có 10/16 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế phường - xã. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng, các mặt hoạt động của y tế dự phòng được chủ động triển khai, khống chế hiệu quả dịch bệnh. Công tác giáo dục, truyền thông sức khoẻ được tăng cường bằng nhiều hình thức, Quận đã chỉ đạo các ngành chức năng và ủy ban nhân dân 16 phường tăng cường triển khai chiến dịch phòng chống dịch bệnh tay - chân miệng, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm lây qua tiếp xúc khu vực trường học. Tổ chức đoàn kiểm tra phường về công tác phòng chống dịch bệnh . Tổ chức tập huấn về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho cán bộ phụ trách và mạng lưới truyền thông viên, cộng tác viên (BĐH khu phố) trên địa bàn Quận 8. Nhờ vậy kiến thức y học thường thức và ý thức phòng chống dịch bệnh của nhân dân ngày càng nâng lên. - Công tác khám chữa bệnh đảm bảo quy chế chuyên môn, triển khai thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện, mua bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo, diện chính sách - xã hội, thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi. Tổ chức các kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt trên 95%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 3,5%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,745%. - Công tác đầu tư cơ sở vật chất cho ngành y tế được quan tâm, đã đưa vào sử dụng Trạm y tế Phường 16, khởi công xây dựng mới Trạm y tế Phường 2, 4, 5, 1 và lập thủ tục chuẩn bị đầu tư đối với Trạm y tế Phường 14, 11, 8. Theo dõi Tổ chức TNTG thực hiện dự án xử lý nước thải y tế của hệ thống Bệnh viện Quận 8 và 02 Phòng khám đa khoa Rạch Cát, Xóm Củi. Tuy nhiên, trang thiết bị và nhân sự y tế còn thiếu, còn một số Trạm y tế phường chưa có bác sĩ. Phần lớn các khoa và phòng khám đa khoa Bệnh viện Quận 8 chưa đủ nhân sự, chủ yếu tập trung cho khám chữa bệnh ngoại trú. Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động chưa đạt mục tiêu đề ra. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch sốt suất huyết và tay - chân - miệng tăng cao so cùng kỳ tại các Phường 4, 5, 6, 7, 15, do địa bàn nhiều kênh rạch, tình hình vệ sinh môi trường chưa tốt. Tỷ lệ âm hóa trong điều trị lao được cải thiện nhưng chưa đạt các mục tiêu chương trình đề ra. 3.2.4.6. Văn hoá thông tin Trong những năm qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin cổ động của quận phát triển khá tốt, góp phần vào công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong nhân dân, vận động nhân dân thực hiện nếp sống, lối sống văn minh, lành mạnh, có văn hoá. Thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; xây dựng khu phố văn hoá, gia đình văn hoá; thực hiện phòng trào xây dựng “công sở văn minh - sạch đẹp - an toàn”; thực hiện việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới - việc tang - lễ hội; các hoạt động văn hoá, văn nghệ đã hướng mạnh vào việc phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá, phát triển văn hoá của đồng bào các dân tộc, các loại hình văn hoá truyền thống ca nhạc tài tử, cải lương, thơ.. .được chú trọng; hướng dẫn các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng pháp luật, hạn chế được các vi phạm trong hoạt động dịch vụ, kinh doanh văn hoá. Nhìn chung với những cơ sở văn hóa hiện có đã đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân và đây là tiềm năng lớn để phát huy văn hóa vừa hiện đại vừa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên tính chất sinh hoạt văn hóa văn nghệ hiện còn đon điệu, nhiều cơ sở chỉ có mặt bằng, chưa được đầu tư xây dựng đúng mức nên chưa thu hút được nhân dân đến sinh hoạt thường xuyên. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong giai đoạn tới. CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 4.1. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI Y TẾ, QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 4.l.l. Sơ lược hiện trạng hệ thống y tế trên địa bàn Quận 8 Trên địa bàn quận 8, các cơ sở y tế bao gồm: 3 bệnh viện, 1 trung tâm y tế dự phòng, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 16 trạm y tế phường, 206 phòng khám y tế tư nhân. Đến năm 2013 hệ thống y tế Quận 8 đã được xây dựng hầu như rộng khắp trong toàn Quận. với tổng số 600 giường bệnh. Bình quân số giường bệnh/vạn dân đạt 14,2 giường thấp hơn bình quân cả nước (22 giường/vạn dân). 4.1.2. Hiện trạng quản lý nhà nước về CTR y tế tại Quận 8. Hiện nay, trên địa bàn Quận 8 việc quản lý nhà nước về CTR y tế được thực hiện bởi Sở Y tế Thành phố, Sở TN&MT Thành phố, Phòng Y tế và Phòng Tài Nguyên và Môi trường quận 8. Các nội dung quản lý được triển khai trong thời gian qua như sau: 4.1.2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chi cục Bảo vệ môi trường, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, với cơ cấu tổ chức gồm 6 phòng : phòng Tổng hợp - Đánh giá tác động môi trường và phòng Kiểm soát ô nhiễm, phòng thông tin môi trường, Trung tâm quan trắc môi trường, phòng thẩm định và phòng thu phí môi trường. Một trong những chức năng của phòng Kiểm soát ô nhiễm là giúp Lãnh đạo Chi cục tham mưu cho lãnh đạo Sở TN&MT thực hiện công tác quản lý nhà nước về CTR y tế. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp và điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải theo phân cấp quy định tại Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ TN&MT, hiện nay đang thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TTBTNMT ngày 14/42011 của Bộ TN&MT Quy định về Quản lý chất thải nguy hại đồng thời chỉ đạo tổ chức kiểm tra công tác quản lý CTNH của các chủ nguồn thải trong phạm vi địa phương. Bên cạnh việc theo dõi và kiểm soát ô nhiễm từ CTR y tế, để nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp về sự cần thiết phải quản lý CTR y tế theo đúng qui định, Sở TN&MT đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật về Bảo vệ môi trường cũng như trực tiếp hướng dẫn thực hiện quản lý CTR y tế tại cơ sở. Các văn bản chính đã được Sở triển khai trong thời gian qua gồm: Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (từ Điều 70 đến Điều 76 về Quản lý chất thải nguy hại); Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại, Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/ 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến CTNH và hiện nay là Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/42011 của Bộ TN&MT Quy định về Quản lý chất thải nguy hại. Hàng năm Sở tiến hành thống kê tổng lượng CTNH phát sinh bởi các chủ nguồn thải đã đăng ký và đánh giá tình hình quản lý CTNH trong phạm vi địa phương mình để báo cáo ƯBND thành phố và Bộ TN&MT. Ngoài Sở TN&MT, lực lượng Cảnh sát môi trường cũng tham gia rất tích cực vào chức năng quản lý nhà nước về CTR y tế. Bằng các tác nghiệp đặc thù, việc theo dõi, điều tra các hành vi vi phạm trong quản lý, xử lý CTR y tế hiện được bắt đầu triển khai khá tốt, nhiều hành vi vi phạm đã được phát hiện và xử lý kịp thời. 4.1.2.2. Sở Y tế Bộ phận quản lý về CTR y tế của Sở Y tế là Phòng Nghiệp vụ y. Phòng Nghiệp vụ y có 4 nhân lực. Công tác kiểm tra việc quản lý CT y tế được lồng ghép với các nội dung về chống nhiễm khuẩn và các nhiệm vụ khác, định kỳ kiểm tra: 6 tháng/lần. Tuy nhiên, do nhân lực hạn chế nên công tác kiểm tra không khắp hết các cơ sở y tế. Quá trình kiểm tra chưa đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục tồn tại. Đồng thời, do kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế còn hạn chế, công tác quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải y tế chưa được thực hiện nên việc kiểm tra của ngành chủ yếu nhắc nhở, chưa thực hiện các biện pháp chế tài khi phát hiện các vi phạm. Nhìn chung công tác vi phạm về quản lý chất thải y tế vẫn còn xảy ra phổ biến từ những nguyên nhân nói trên. 4.1.2.3 Phòng TN&MT Quận 8 Phòng TN&MT có chức năng tham mưu UBND quận quản lý môi trường đối với các cơ sở y tế có quy mô phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án BVMT đơn giản. Phòng TN&MT vừa có chức năng trực tiếp quản lý vừa có chức năng phối hợp với Sở TN&MT và các đơn vị liên quan. - Thực hiện chức năng nhiệm vụ được quy định tại Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận. - Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý chất thải tại địa phương - Chỉ đạo, quản lý và điều hành hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn y tề trên địa bàn quản lý (thông qua UBND phường và công ty DVCI quận 8) Trong thời gian qua, công tác nhắc nhở lập Bản cam kết BVMT, đề án BVMT đơn giản, thẩm định các Bản đề án BVMT, Bản cam kết BVMT... chưa được các Phòng TN&MT chú trọng, nhất là các nội dung liên quan đến CTNH y tế; các phòng cũng chưa chủ động có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát các cơ sở y tế này. Do đó, xảy ra tình trạng nhiều cơ sở y tế, nhất là các cơ sở y tế tư nhân không thực hiện các thủ tục môi trường và chưa thực hiện các nghĩa vụ quản lý CTR y tế theo quy định. 4.1.2.4 Trung tâm Y tế dự phòng Quận 8 Trung tâm Y tế dự phòng quận 8: ngoài chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế/Phòng Y tế tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về Y tế dự phòng trên địa bàn quận, còn có chức năng phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách. 4.2HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN THẾ GIỚI Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Các nghiên cứu đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản lý CTYT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT đối với môi trường, sức khoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền dịch bệnh; những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng; người phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế. 4.2.1 Thực trạng phát sinh chất thải y tế Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại, quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở các khoa phòng. Bảng 1.1. Chất thải y tế theo giƣờng bệnh trên thế giới [53] Tuyến bệnh viện Tổng lượng CTYT(kg/GB) CTYT nguy hại (kg/GB) Bệnh viện trung ương 4,1 - 8,7 0,4 - 1,6 Bệnh viện tỉnh 2,1 - 4,2 0,2 - 1,1 Bệnh viện huyện 0,5 - 1,8 0,1 - 0,4 4.2.2. Phân loại chất thải y tế Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (1992), ở các nước đang phát triển có thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); chất thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn), chất thải hóa học và dược phẩm không kể các loại thuốc độc với tế bào, chất thải nguy hiểm khác(chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình có chứa khí áp suất cao). Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải có khả năng truyền nhiễm mạnh); nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và chế phẩm sinh học liên quan; Những vật sắc nhọn được dùng trong điều trị, nghiên cứu...; Máu và các sản phẩm của máu; Chất thải động vật (xác động vật, các phần của cơ thể...); Các vật sắc nhọn không sử dụng; Các chất thải gây độc tế bào; Chất thải phóng xạ . Công ước Stockholm khuyến khích và đặt mối quan tâm hàng đầu đối với sự tiến bộ của những quy trình, phương pháp và kỹ thuật xử lý chất thải y tế nhằm tránh được việc hình thành và phát thải không chủ định những chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP). Công ước cũng yêu cầu phải quan tâm đến việc thu hồi, tái sử dụng, tái chế, phân tách chất thải và việc thúc đẩy những sản phẩm tạo ra ít chất thải hơn, đồng thời khuyến cáo rằng những mối quan ngại về sức khỏe cộng đồng phải được quan tâm đúng mức. Tại các nước phát triển, các quy trình này đều thực hiện nghiêm ngặt. Tuy nhiên không phải ở tất cả những quốc gia đã thông qua Công ước Stockholm đều thực hiện tốt Chính sách quản lý an toàn chất thải y tế của WHO, nhất là tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Ở các nước đang phát triển như Ân độ, việc phân loại, thu gom và xử ý CTNH y tế cũng được quy định rất sớm trong Luật Bảo vệ Môi trường (1986) và được xem như là tiêu chuẩn để thực hiện (Nguồn: A Critical Analysis of Healthcare Waste Management in Developed and Developing Countries: Case Studies from India and England). Trước năm 1998, quản lý chất thải y tế ở Ấn Độ là trách nhiệm của thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các nhà chức trách thuộc Chính phủ. Từ năm 1998, Chính phủ Ấn Độ mới có luật mới quy định quản lý chất thải bệnh viện là một phần vệ sinh bệnh viện và duy trì các hoạt động như thu gom, vận chuyển, xừ lý, vận hành hệ thống xử lý, gắn liền trách nhiệm đó cho các bệnh viện, cơ sở y tế. Trong khi đó, các nước phát triển như ở Anh, Quy chế Chất thải nguy hại đã được ban hành và sử dụng từ năm 2006 và gắn liền với các nguyên tắc quản lý phù họp với các công ước Quổc tế 4.2.3. Quản lý chất thải rắn y tế Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thương này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng có nắp đậy. Theo H.Ô-ga-oa, cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khoẻ, môi trường khu vực Châu Á, phần lớn các nước đang phát triển không kiểm soát tốt CTYT, chưa có khả năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải. Từ những năm 90, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapo, Australia, Newziland đã đi đầu trong công tác xử lí CTYT, Malaixia có phương tiện xử lý rác thải tập trung trên bán đảo và các hệ thống xử lý rác thải thải riêng biệt cho các bệnh viện ở xa tại Boocneo. Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy như đốt rác bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được áp dụng ở các nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nước Châu Á đã tìm ra một số phương pháp xử lý chất thải khác để thay thế như Philippin đã áp dụng phương pháp xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy; Nhật Bản đã khắc phục vấn đề khí thải độc hại thoát ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng việc gắn vào các thùng có những thiết bị cọ rửa; Indonexia chủ trương nâng cao nhận thức trước hết cho các bệnh viện về mối nguy hại của CTYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa chọn phù hợp. 4.2.4 .Xu hướng chung và khả năng ứng dụng công nghệ không đốt ở Thế giới. Năm 1988, cả nước Mỹ có 6.200 lò đốt chất thải y tế nhưng đến năm 2006 chỉ còn lại 62 lò đốt hoạt động. Ở Canada, năm 1995 có 219 lò đốt nhưng đến năm 2003 chỉ còn 56 lò đốt vận hành. Nhiều nước châu Âu đã đưa ra các biện pháp kiên quyết nhằm đóng cửa các lò đốt chất thải y tế. Tại Đức, năm 1984 có 554 lò đốt hoạt động nhưng đến năm 2002 không còn lò đốt nào vận hành, hay tại Bồ Đào Nha, năm 1995 có 40 lò đốt nhưng năm 2004 chỉ còn 1 lò đốt hoạt động. Ailen có 150 lò đốt hoạt động năm 1990 nhưng đến năm 2005 đã ngưng hoạt động toàn bộ các lò đốt chất thải y tế. 4.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI VIỆT NAM Nguyên nhân tăng nhanh chất thải rắn y tế là do: số lượng cơ sở y tế và số giường bệnh tăng; thực hành y học hiện đại với nhiều phương pháp chuẩn đoán và điều trị mới, tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần; dân số tăng, người dân được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế. Trong số các cơ sở phát sinh chất thải y tế thì nguồn phát sinh chủ yếu là các bệnh viện; các cơ sở y tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu, trung tâm xét nghiệm và các Labo nghiên cứu y sinh học, các ngân hàng máu... Ở Việt Nam, trong những năm gần đây mức độ đáp ứng nhu cầu chữa trị bệnh tính chung trong cả nước tăng lên rõ rệt: năm 2005 là 17,7 giường bệnh/1 vạn dân, đến năm 2009 là 22 giường bệnh/1 vạn dân (Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam, 2011). Việc tăng số lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh đồng nghĩa với việc tăng khối lượng chất thải y tế cần phải xử lý. Trước tình hình đó, để bảo đảm chăm sóc sức khỏe người dân trước mắt và phòng tránh những tác động xấu, nguy hại đến môi trường, hệ thống quản lý nhà nước về chất thải nguy hại ở Việt Nam đã hình thành và từng bước phát triển. 4.3.1 Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn y tế Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn y tế đã hình thành và quản lý các nội dung sau: + Luật Bảo vệ Môi trường 1993, 2005 + Quản lý hệ cấp phép xử lý chất thải rắn y tế + Quản lý hệ thống chứng từ theo dõi vận chuyển chất thải rắn y tế + Quản lý chất thải vận chuyển xuyên biên giới + Thống kê, tổng hợp thông tin và báo cáo hàng năm + Hỗ trợ dự báo và ra quyết định - Đối với các đối tượng được quản lý về CTR, bao gồm cả CTNH y tế (các chủ đăng ký, xử lý, vận chuyển chất thải) các trách nhiệm phải thực hiện như sau: + Phân loại; + Xử lý (nếu có năng lực) + Đăng ký chủ nguồn thải + Đăng ký mã số hành nghề xử lý chất thải nguy hại + Báo cáo hàng năm + Tìm hiểu các thông tin về pháp lý liên quan - Đối với cộng đồng: công bố thông tin về chất thải rắn y tế. + Tra cứu thông tin về loại hình, địa điểm, yêu cầu quy định đối liên quan đến chất thải rắn y tế; + Hỗ trợ xử lý nhanh các sự cố môi trường liên quan; - Mặc dù đã hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn y tế như đã nêu trên nhưng trong thực tế trước sự gia tăng nhanh của chất thải rắn y tế , CTNH y tế, công tác quản lý chất thải rắn y tế nói chung và CTNH y tế nói riêng ở nước ta hiện nay vẫn chưa được thực hiện triệt để. Các nguyên nhân làm phát sinh sự gia tăng của các loại hình chất thải y tế có thể kể đến, cụ thể như; + Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: khoa học phân tích, y học, độc chất học,… + Nhận thức của chủ thải và cộng đồng; + Hành vi cố tình đưa chất thải chưa qua xử lý vào môi trường; + Sự yếu kém của bộ máy quản lý. 4.3.2. Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải rắn y tế, CTNHy tế: (1). Văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thi hành quản lý chất thải rắn y tế trong đó có CTNH y tế: Đây là thành phần cơ bản quan trọng, là nền tảng quan trọng chi phối các thành phần còn lại. Một số các Công ước, văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn đã ban hành và triển khai để quản lý chất thải rắn y tế và CTNH y tể hiện hành gồm: a) Những công ước, chính sách quốc tế về CTNH - Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995). - Công ước Stockhom về POP mà Việt Nam đã tham gia. - Công ước của Liên hợp quốc về sự biến đổi môi trường; - Các thỏa thuận và công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia; - Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985; - Chính sách quản lý an toàn chất thải y tể của WHO, tháng 8/2004. b) Các văn bản Luật, Nghị định, Quyết định...đã ban hành - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại (thay thế Thông tư số 12/2006/TTBTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT); Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2000 chất thải nguy hại- dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa. - Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT;, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế; - Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Chống nhiễm khuẩn, Quy chế công tác khoa Chống nhiễm khuẩn và Quy chế chức năng, nhiệm vụ của Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn trong Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo; - Quyết định số 1873/QĐ-BYT, ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành về Kế hoạch Bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009-2015; - Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số: 170/QĐ-TTg, ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025. TCVN 7469:2005 An toàn bức xạ. Đo hoạt độ vật liệu rắn được coi như chất thải không phóng xạ để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn cất. QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Ngày 26/12/2011 Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư 44/2011/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường "QCVN 41:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng"; (2) Các văn bản chế tài thực hiện quản lý CTNH : Nếu chỉ có bộ khung pháp lý và các văn bản hướng dẫn cho việc quản lý CTNH là chưa đủ cần có các chế tài thi hành các luật, nghị định, quy chế, thông tư,...như sau: - Nghị định số 45/2005/NĐ-CP, ngày 06/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; - Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 của Chính phủ về Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất. - Nghị định số: 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các Nghị định này ra đời đã góp phần làm tăng hiệu lực thi hành của các VBPL, đưa công tác quản lý CTR y tế ngày càng đi vào nề nếp. 4.3.2. Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lýchất thải rắn y tế 4.3.2.1. Phân loại, thu gom : Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế là cả một quá trình quản lý chất thải từ lúc phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng. Ở Việt Nam, việc phân loại chất thải y tế được quy định bởi Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường năm 2006 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ 2007-2009 có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Hầu hết các bệnh viện sử dụng các túi đựng chất thải không đúng quy định về chất liệu và quy cách; chỉ có một số ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh). Hầu hết ở các bệnh viện(90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận chuyển chất thải. 4.3.2.2. Vận chuyển chất thải rắn y tế Đối với chất thải rắn y tế, các bệnh phẩm thường được phân loại và xử lý ngay tại cơ sở y tế, các loại chất thải rắn y tế phải vận chuyển đi xử lý tập trung thường gồm các loại: Chất thải phóng xạ; bình áp suất; bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải; tro lò đốt còn dư lượng các chất độc hại...Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay có nhiều Bệnh viện cấp Tỉnh, cấp huyện vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải cho các chất lây nhiễm tại cơ sở. Ở các nước phát triển, các phương tiện vận chuyển chất thải rắn y tế được thiết kế đúng tiêu chuẩn, đạt yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và có hệ thống kiểm soát chặt chẽ trong quá trình vận chuyển. Tại Việt Nam, trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4% bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR... đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường. Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nang và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác. Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo Quy định. Nhìn chung các phương tiện vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, không có các trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế tại một số thành phố được trình bày trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế tại một số TP Loại đô Thành Dụng cụ thu gom tại phố thị chỗ Xe tay Đô thị Lưu trữ chất thải Có điều Không Thùng xe có Khác bánh hòa và có điều Phòng Không có khu lưu thông hòa và gió thông chung trữ Hà Nội 32 25 15 24 gió 13 15 9 TPHCM 30 27 7 38 11 1 1 Đà Nằng 9 5 6 2 13 2 3 2 4 11 1 3 8 5 1 14 0 1 5 5 12 74 75 39 66 45 31 30 loai đặc biệt Đô thị Hải loai 1 Phòng Huế Tổng Nguồn: Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam - Tập 6. Nghiên cứu về quản lý CTR ở Việt nam JICA, tháng 5 — 2011. * Một số loại phương tiện vận chuyển CTR y tế sử dụng trên Thế giới (1). Hệ thống Container cố định (SCS- Stationnary Container System) Hệ thống này có thể được dùng để thu gom mọi loại chất thải. Container chứa chất thải vẫn giữ nguyên ở ngay vị trí thu gom khi lấy tải. Hệ thống này chia thành hai loại chính: (i) Hệ thống thu gom lấy tải cơ giới, (ii) Hệ thống thu gom lấy tải thủ công. Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị thiết bị ép chất thải. Đây là ưu điểm chính của hệ thống container cố định, hệ số sử dụng thể tích container rất cao so với hệ thống container di động. Nhược điểm lớn của hệ thống này là thân xe thu gom có cấu tạo phức tạp sẽ gây khó khăn trong vấn đề bảo trì. Mặt khác hệ thống này không thích hợp để thu gom các chất thải có kích thước lớn. (2). Hệ thống Container di động (HCS- Hauled Container System) Trong hệ thổng Container di động, các container được sử dụng để chứa chất thải và được vận chuyển đến bãi đổ, đổ bỏ chất thải và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom mới. Hệ thống Container di động thích hợp cho các nguồn phát sinh chất thải với tốc độ lớn bởi vì sử dụng các container có kích thước lớn. Theo lý thuyết, hệ thống này chỉ cần một nhân công. Trong thực tế, để đảm bảo an toàn khi chất tải và dở tải, đặc biệt đối với CTNH, thường sắp xếp 2 nhân công cho mỗi xe thu gom. Trong hệ thống Container di động, chất thải được đổ vào container một cách thủ công, không có bộ phận nén ép nên hệ số sử dụng container thấp. Theo quy định chung: điểm đến cuối cùng nằm ở vị trí thuận tiện đường bộ thì những phương tiện phổ biến nhất dùng để vận chuyển chất thải từ các cơ sở y tế đến trạm trung chuyển và từ trạm trung chuyển đến nơi xử lý là các loại xe có toa móc, toa kéo. Các loại xe chở chất thải cần thỏa mãn những yêu cầu: (i) chi phí vận chuyển thấp nhất, (ii) chất thải được bảo quản kín trong suốt quá trình vận chuyển, (iii) xe được chọn phải phù hợp với các đường giao thông tuyến vận chuyển, (iv) tải trọng xe không vượt quá giới hạn cho phép của đường, (v) phương pháp bốc dỡ tải đơn giản và phù hợp. Một số loại xe chuyên dụng trong vận chuyển CTNH nói chung trên thế giới được trình bày ở Hình 1.1 Hình 1.1: Một số dạng xe thường được dùng trong vận chuyển CTR 4.3.2.3. Mô hình và công nghệ xử lý chất thải y tế dạng rắn hiện nay - Theo Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, TCMT, 2010 thì hiện nay ở nước ta tồn tại 2 mô hình xử lý chất thải rắn y tế: + Khu xử lý CTR y tế tập trung; + Các cơ sở xử lý CTR y tế phân tán; - Các công nghệ xử lý CTNH y tế hiện nay như sau: + Tại Hà Nội sử dụng lò đốt chất thải y tế DEL- MONEGO công suất 200 kg/h ở Cầu Diễn do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Môi trường đô thị (URENCO) quản lý để xử lý chất thải y tế trong địa bàn Hà Nội. + Tại Đà Nằng, sử dụng lò đốt HOVAL công suất 200 kg/h ở khu xử lý chất thải rắn Khánh Sơn do Công ty Môi trường đô thị quản lý để xử lý chất thải y tế trong địa bàn thành phố (CITENCO). + Tại Tp. Hồ Chí Minh, sử dụng hai lò đốt HOVAL công suất 150 kg/h và 300 kg/h đặt tại Nhà máy xử lý chất thải rắn y tế và công nghiệp do Công ty Môi trường thành phố quản lý để xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trong và ngoài thành phố. Đối với các lò đốt CTNH y tế, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT, ngày 18/7/2008 ban hành QCVN 02: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuât quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế nhằm kiểm soát các khí thải độc hại phát sinh với các khí như: bụi, HF, HC1, CO, NOx, S02, Hg, Cd, Pb, tổng Dioxin/ Furan. Tuy vậy, việc kiểm soát khí thải lò đốt và nhiệt độ buồng đốt còn gặp nhiều khó khăn do có một số chỉ tiêu hiện nay như đo nồng độ dioxin phải gửi mẫu ra nước ngoài với chi phí rất cao (khoảng 2.000 USD/mẫu xét nghiệm dioxin). Lò đốt chất thải y tế là nguồn chính phát sinh ra dioxin và thủy ngân trong các hoạt động dân sự hiện nay. Mặt khác, với mục tiêu bào vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe, các nước đang phát triển như Mỹ và châu Âu ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải lò đốt chất thải y tế. Trong tình hình như vậy, nhiều loại lò đốt được sản xuất tại Mỹ và châu Âu cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường và tìm cách xuất khẩu sang các nước đang phát triển, nơi mà các tiêu chuẩn môi trường còn lỏng lẻo hoặc chưa có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. 4.3.2.4. Xu hướng chung và khả năng ứng dụng công nghệ không đốt ở Việt Nam Theo thông tin của Cục Môi trường Bộ Y tế thì thế giới đang xu hướng đã loại bỏ công nghệ đốt vì nó có thể thải ra những chất khó phân huỷ như: Dioxin, Furan hoặc những chất khó phân huỷ khác và rất khó kiểm soát được những công nghệ đốt này và thay vào đó là công nghệ không đốt vì nó không thải ra khí độc hại. Công nghệ xử lý CTNH y tế không đốt được lựa chọn bởi vì nó phát huy được hiệu quả cao đối với các chất thải lây nhiễm, chi phí vận hành thấp, không gây ô nhiễm môi trường thứ phát. Các công nghệ không đốt bao gồm: Quy trình nhiệt - khử khuẩn bằng nhiệt ướt như nồi hấp hay hệ thống hấp ướt tiên tiến, khử khuẩn bằng nhiệt khô, công nghệ vi sóng, plasma...; Quy trình hóa học - hóa học không dùng clo, thủy phân kiềm; Quy trình bức xạ - tia cực tím, cobalt; Quy trình sinh học - xử lý bằng enzym. Trong số các công nghệ trên, quy trình nhiệt là phổ biến nhất và được chia thành 3 loại gồm : - Quy trình nhiệt thấp (có 19 nhà cung cấp công nghệ này) với nhiệt độ vận hành khoảng từ 200 - 350°F (tò 93 - 177°C) với 2 nhóm cơ bản là nhiệt ướt và nhiệt khô. Công nghệ nhiệt ướt dùng hơi nước để khử khuẩn chất thải. Công nghệ xử lý bằng vi sóng thực chất là khử khuẩn bằng hơi nước vì hơi nước bão hòa được thêm vào làm ẩm chất thải và năng lượng vi sóng sẽ làm nóng chất thải. Quy trình nhiệt khô không thêm nước hay hơi nước vào chất thải. Chất thải được làm nóng bởi tính dẫn nhiệt, đối lưu tự nhiên hay cưỡng bức, sử dụng bức xạ nhiệt hoặc bức xạ hồng ngoại. - Quy trình nhiệt trung bình (có 2 nhà cung cấp công nghệ này): Nhiệt độ vận hành khoảng từ 350 - 700°F (177 - 370°C) có tác dụng phá vỡ liên kết hóa học của chất hữu cơ. Đây là quy trình dựa trên công nghệ mới bao gồm quy trình trùng hợp ngược sử dụng năng lượng vi sóng cường độ cao và khử trùng hợp sử dụng hơi nóng và áp suất cao. - Quy trình nhiệt cao (có 13 nhà cung cấp công nghệ này): Nhiệt độ vận hành vào khoảng 1.000 - 15.000°F (540 - 8.300°C) hoặc cao hơn. Điện trở, cảm ứng điện, khí tự nhiên hoặc năng lượng plasma cung cấp nhiệt cao. Nhiệt độ cao làm thay đổi tính chất lý hóa của chất thải, từ chất hữu cơ thành chất vô cơ và tiêu hủy hoàn toàn chất thải đồng thời làm thay đổi lớn về trọng lượng và thể tích chất thải. Quy tình nhiệt thấp cần có thêm thiết bị cắt, xay để làm giảm thể tích và biến dạng chất thải, thể tích chất thải có thể giảm tò 60 - 70%. Quy trình nhiệt cao có thể giảm thể tích đến 90-95%. Việc áp dụng các công nghệ thay thế cho công nghệ đốt ờ nước ta là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng chung hiện nay của thế giới, thực hiện các cam kết giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, BVMT và sức khỏe con người. Tháng 8/2004, trong tài liệu "Chính sách quản lý an toàn chất thải y tế", WHO đã đưa ra các chính sách nhằm khuyến cáo các quốc gia quan tâm đến quản lý chất thải y tế. Cụ thể như: Quản lý chất thải y tế không an toàn gây tò vong và tàn tật, gây rủi ro cho sức khỏe con người, đặc biệt lo ngại về việc phơi nhiễm với dioxin và furan từ khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; cần những quyết định đúng đắn trong quản lý chất thải y tế; Phù hợp với Chiến lược của WHO (Phát triển các ứng dụng tái chể chất thải ở nơi có thể tái chế được; Sử dụng các thiết bị y tế không có chứa chất liệu PVC; Khuyến khích sử dụng các thiết bị nhỏ thay thế cho phương pháp thiêu đốt; Phát triển và ứng dụng các công nghệ không đốt để xử lý chất thải rắn y tế; Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, chính sách, luật pháp và hướng dẫn quản lý chất thải y tế; Phân bổ nguồn nhân lực, tài chính cho quản lý an toàn chất thải y tế. Việc áp dụng công nghệ khử khuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và quản lý vì chi phí đầu tư và vận hành rẻ hơn phương pháp thiêu đốt; không phát sinh khí thải độc hại, đặc biệt là dioxin và furan; không phát sinh xỉ độc hại chứa kim loại nặng; chất thải sau khi khử khuẩn được chôn lấp như chất thải thông thường; kiểm soát chất lượng khử khuẩn, điều này ngành y tế hoàn toàn có thể làm chủ và thực hiện được vì các bệnh viện lớn đều có khoa vi sinh, thuận tiện và tính khả thi cao hơn so với việc kiểm soát khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có thiết bị đo được nồng độ dioxin trong khí thải, giá thành xét nghiệm mẫu rất cao nếu phải gửi đi xét nghiệm ở nước ngoài; kinh nghiệm khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế, đồ vải trong ngành y tế sẽ rất hữu ích trong việc quản lý thiết bị khử khuẩn chất thải rắn y tế nếu thiết bị này do bệnh viện quản lý và vận hành. Về công nghệ không đốt, đến nay đã có 13 bệnh viện, viện, trung tâm y tế áp dụng công nghệ vi sóng áp suất thường và áp suất cao để xử lý chất thải lây nhiễm trong cả nước. Như vậy, các cơ sở y tể trong những năm qua đã có bước tiếp cận với công nghệ không đốt và mang lại kết quả ban đầu đáng khích lệ. 4.3.2.5 Dịch vụ trợ giúp Để kiểm soát CTR y tế, CTNH y tế có hiệu quả cao cần phải có một cơ sở hạ tầng về mặt kỹ thuật tốt. cần phải có một năng lực nhất định về phòng thí nghiệm, các thông tin kỹ thuật và tư vấn, nhân lực,.. Như vậy, nhìn một cách tổng quát có thể thấy rằng hệ thống quản lý chất thải rắn nói chung và CTNH y tế nói riêng là sự tổ họp của các nhân tố với nhau và hình thành nên một hệ thống gồm hai thành phần chính đó là: Hệ thống quản lý hành chính pháp luật và một hệ thống kỹ thuật hỗ trợ. Hai hệ thống này luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong việc quản lý chất thải rắn y tế nói chung và CTNH y tế nói riêng. 4.3.3 Phân cấp về quản lý chất thải rắn y tế Thẩm quyền cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH được quy định như sau : - Cơ quan quản lý CTNH (CQQLCNT) (Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường được phân cấp) có thẩm quyền cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH có cơ sở phát sinh CTNH trong địa bàn tỉnh. - Tổng cục MT có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) trở lên. - Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp (sau đây gọi chung là CQCP địa phương) có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh. 4.3.4. Quy trình quản lý kiểm soát chất thải y tế - Việc kiểm soát có hiệu quả quá trình phát sinh, lưu giữ, xử lý, tái chế, tái sử dụng, chuyên chở, thu hồi và chôn lấp có kiểm soát các chất thải rắn y tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. - Việc giảm thiểu lượng chất thải rắn y tế có thể được thực hiện thông qua các biện pháp giảm lượng chất thải phát sinh tại nguồn, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải. Cần phải xử lý chất thải rắn y tế trước khi thải bỏ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chúng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 5.1. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CTR Y TẾ 5.1.1. Kết quả điều tra, khảo sát lượng và thành phần CTR y tế phát sinh Tùy theo loại hình dịch vụ y tế mà chất thải rắn y tế có thành phần và số lượng khác nhau. Để thu thập thông tin về hiện trạng phát sinh, quản lý CTR y tế tại các cơ sở y tế, các công việc được thực hiện như sau: - Xây dựng phiếu điều tra thông tin (xem mẫu tại phụ lục); - Tổ chức khảo sát, điều tra thực tế tại các cơ sở; - Công tác tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý CTR y tế; + Thủ tục về MT, về CTR y tế; + Công tác giám sát, quan trắc môi trường, báo cáo; + Công tác tổ chức quản lý, xử lý CTR y tế, CTNH; + Lượng CTR y tế phát thải; + Chi phí đầu tư cho xử lý CTR y tế…. - Đánh giá các kết quả thu thập từ khảo sát thực tế. Quá trình thực hiện đề tài, học viên đã tiến hành khảo sát và thu thập thông tin của 21 cơ sở y tế Danh sách các cơ sở y tế đã khảo sát được trình bày trong bảng 3.l. Bảng 3.1. Danh sách các cơ sở y tế điều tra TT Tên cơ sở y tế TT Tên cơ sở y tế 1 BV điều dưỡng 11 Trạm Y tế phường 3 2 BV quận 8 12 Trạm Y tế phường 4 3 Viện vệ sinh y tế công cộng 13 Trạm Y tế phường 5 4 Trung tâm y tế dự phòng 14 Trạm Y tế phường 6 5 Phòng khám đa khoa Xom Củi 15 Trạm Y tế phường 7 6 Khoa tham vấn hổ trợ cộng đồng 16 Trạm Y tế phường 8 7 Phòng Khám đa khoa Rạch Cát 17 Trạm Y tế phường 9 8 28 phòng khám tư nhân 18 Trạm Y tế phường 10 9 Trạm Y tế phường 1 19 Trạm Y tế phường 11 10 Trạm Y tế phường 2 20 Trạm Y tế phường 12 22 Trạm Y tế phường 14 21 Trạm Y tế phường 13 24 Trạm Y tế phường 16 23 Trạm Y tế phường 15 Kết quả điều tra về chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế được thể hiện tại dưới đây: STT Tên cơ sở y tế Địa chỉ Khối lượng (kg/tháng) Khối lượng (tấn/năm) Đơn vị thu gom 1230 14.760 CTMTĐTTP 1 Bệnh viện điều dưỡng 88 Cao Lỗ, P4 Quận 8 2 PKĐA khoa rạch cát ( trực thuộc bệnh viện quận 8) 160 Mễ Cốc, P15 Quận 8 3 PKĐA khoa xóm củi ( trực thuộc bệnh viện quận 8) 379 Tùng Thiện Vương P13 Q8 4 Trung tâm y tế dự phòng Q8 1 70 TTV P11 Q8 5 Khoa tham vấn hổ trợ cộng đồng quận 8 6 7 60 265 0.72 3.180 CTMTĐTTP CTMTĐTTP 1330,45 15.965 CTMTĐTTP 314 Âu Dương Lân P3 Q8 2137 25.644 CTMTĐTTP Trạm y tế 16 phường Trên địa bàn Q8 3420 41.040 CTMTĐTTP Viện vệ sinh y tế công cộng 159 Hưng Phú P8 Q8 2502 30.024 CTMTĐTTP 8 9 Bệnh viện điều dưỡng 125/61 Âu Dương Lân P3 Q8 1300 15.600 CTMTĐTTP 206 cơ sở y tế tư nhân Trên địa bàn Quận 8 624 7.488 CT dịch vụ công ích Q8 Từ kết quả điều tra các cơ sở y tế được thể hiện tại dưới đây có thể ước lượng hệ số phát thải CTR y tế cho từng đối tượng như sau: + Tổng lượng chất thải y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn quận 8 là: 156.256,5 kg/năm; + Tổng lượng chất thải y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn quận 8 là : 428,1kg/ngày Trong đó: + Hệ số phát thải trung bình tại các cơ sở y tế: 428,1/600 kg/gường/ngày; tương ứng với 0,7135kg/giường/ngày; Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-2010, lượng CTR y tế trung bình là 0,86 kg/giường/ ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày. Như vậy lượng CTR y tế phát sinh trong toàn Quận hiện nay khoảng 0,7135kg/giường/ngày, là phù hợp vói mức phát thải chung của cả nước. + Tổng CTR y tế tại 02 bệnh viện : 30.360 kg /năm + Tổng CTR y tế tại 04 Phòng khám: 988kg/năm; + Lượng CTR y tế được xử lý: 423,1 kg/ngày; + Số cơ sở có lò đốt CTR y tế hợp vệ sinh: 0/50 cơ sở y tế . + Số cơ sở y tế phân loại chất thải y tế100% các cơ sở y tế công lập, và 15% các cơ sở y tế ngoài công lập chưa có phân loại chất thải. + Số cơ sở có kho chứa chất thải y tế: 3/ 50 cơ sở y tế + Số cơ sở y tế có kho chứa CTR họp vệ sinh: 0/50 cơ sở y tế + Số bệnh viện lượng hóa được các chất thải phóng xạ, chất hàn răng almagam thải, bình chứa áp suất 0/3 BV có phát sinh; - Số cơ sở y tế có phân công cán bộ quản lý CTR y tế: 0/ 50; - Số cơ sở y tế lập thủ tục về quản lý CTR y tế: - Số cơ sở lập thủ tục về môi trường: - Số cơ sở thực hiện giám sát môi trường và CTR: - Số cơ sở được tập huấn về Quản lý CTR: - Số cơ sở có văn bản hướng dẫn quản lý CTR y tế: 50/50 ; - Kinh phí đầu tư cho giám sát và xử lý CTR y tế: .000.000đ - Chiếm 0,34% tổng chi của ngành y tế quận(423 tỷ đồng năm 2011) 5/50 ; 5/50 ; 5/50; 50/50; 5.1.2 Kết quả về khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế 5.1.2.1 Khối lượng  Khối lượng từ các nguồn phát sinh thường xuyên Theo số liệu báo cáo của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố, giai đoạn 2000 – 2010 chất thải rắn y tế (lây nhiễm) thu gom xử lý đã tăng liên tục từ 4,6 tấn/ngày (2000) đến 12,86 tấn/ngày (2009) từ các cơ sở khám chữa bệnh, mà chủ yếu là từ các bệnh viện (hầu hết là khối công lập) Tại quận 8 Năm 2013 khối lượng chất thải rắn y tế thải ra là 423,1kg/ngày gồm 2 đơn vị thu gom là CTTNHHMTV Môi trường đô thị Thành phố và CTMT Dịch vụ công ích Quận 8. Như vậy, số lượng cơ sở y tế còn lại có hai trường hợp xảy ra: (1) là có ký hợp đồng với các Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích quận 8 (viết tắt là MTV DVCI) thì khối lượng đã được bao gồm trong báo cáo của CITENCO; (2) là không có ký hợp đồng thì khối lượng này được thải theo con đường chất thải rắn sinh hoạt hoặc thải bỏ ra môi trường hoặc đốt tại chỗ và chưa được thống kê đầy đủ. Các đối tượng không thực hiện hợp đồng chuyển giao chất thải rắn y tế hầu hết là ở khối dân lập có quy mô nhỏ (phòng mạch, phòng nha, phòng khám nhỏ, …) Theo thống kê, từ năm 2009 đến nay chất thải rắn y tế thu gom được tăng từ 278,5kg/ngày đến 423,1kg/ngày và có khoảng 45 cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ chưa thu gom được. Nếu mỗi cơ sở y tế nhỏ lẻ phát sinh từ 0.1 – 0.5kg/ngày chất thải rắn y tế lây nhiễm thì có khoảng 20 – 45 kg/ngày chưa được thu gom. Số lượng chưa thu gom được này đang theo hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt đến các bãi chôn lấp của thành phố.  Khối lượng từ các nguồn phát sinh không thường xuyên Tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường sản xuất và tiêu thụ dược phẩm, dược liệu lớn nhất cả nước, cũng là nơi tiềm tàng phát sinh những lô hàng dược liệu, dược phẩm hư hỏng và quá hạn sử dụng, và được xem là một dạng chất thải y tế (nguy hại). Trong thực tế, các chất thải y tế dưới dạng này đã có phát sinh và đã được cơ quan chức năng cho xử lý như là chất thải rắn y tế nguy hại. Tại Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, gần đây các loại bệnh dịch gia cầm, gia súc xuất hiện thường xuyên, và các vụ thực phẩm bị nhiễm bẩn (hư hỏng), nhiễm độc (trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thực phẩm) có chiều hướng gia tăng với khối lượng mỗi một vụ từ vài chục đến vài trăm tấn. Tất cả những loại chất thải này đã được thành phố quan tâm và cho xử lý đúng theo quy trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại. Mặc dù trong thực tế đã có phát sinh và đã được xử lý, nhưng đến nay khối lượng chất thải y tế phát sinh không thường xuyên chưa được thống kê một cách đầy đủ có hệ thống (ước lượng khoảng 20-40 tấn/năm) và đây cũng là một trong những hạn chế của hệ thống quản lý. 5.1.2.2 Thành phần chất thải rắn y tế ở TP. Hồ Chí Minh Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế phụ thuộc vào quy mô, hình thức và chức năng hoạt động của từng cơ sở y tế (bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, tuyến cơ sở, tuyến thành phố…). Nhưng nhìn chung chất thải rắn y tế bao gồm từ 06-13 thành phần cơ bản được thống kê trong các bảng dưới đây: Bảng 5.1.2.2 Thành phần chất thải y tế tại các bệnh viện của thành phố Hồ Chí Minh 5.1.2.3.Thành phần rác thải y tế tại quận 8 Bảng 1: Thành phần phần trăm CTR y tế ngày thứ nhất STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ phần trăm(%) Độ ẩm (%) Có thành phần chất thải nguy hại 1 Các chất hữu cơ 50,3 60 Có 2 Chai nhựa PVC, PE, PP 13,4 7,2 Có 3 Bông băng 6,7 73 Có 5 Chai lọ, xylanh, ống thuốc bằng thủy tinh 2,4 7,8 Có 6 Vỏ hộp kim loại 1,8 5,6 Không 7 Kim tiêm, ống tiêm 6,4 4,4 Có 8 Giấy loại, cactông 2,3 4,3 Không 9 Các bệnh phẩm sau mổ 0,8 15,6 có 10 Đất, cát, sần sứ và các loại CTR khác 15,9 - Không 11 Tổng cộng 100 Bảng 2: Thành phần phần trăm CTR y tế ngày thứ hai STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ phần trăm(%) Độ ẩm (%) Có thành phần chất thải nguy hại 1 Các chất hữu cơ 48,7 55 Có 2 Chai nhựa PVC, PE, PP 12,6 7,3 Có 3 Bông băng 7,1 65 Có 5 Chai lọ xylanh 2,5 7,1 Có 6 Vỏ hộp kim loại 1 ,9 5,9 Không 7 Kim tiêm, ống tiêm 6,8 6,3 Có 8 Giấy loại, cactong 2,0 5,4 Không 9 Các bệnh phẩm sau mổ 1,3 11,6 Có 10 Đất, cát, sần sứ và các loại CTR khác 17,1 - Không 11 Tổng cộng 100 Bảng 3: Thành phần phần trăm CTR y tế ngày thứ ba STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ phần trăm(%) Độ ẩm (%) Có thành phần chất thải nguy hại 1 Các chất hữu cơ 45,1 58 Có 2 Chai nhựa PVC, PE, PP 14,8 7,6 Có 3 Bông băng 5,9 61 Có 5 Chai lọ, xylanh, ống thuốc bằng thủy tinh 2,8 5,7 Có 6 Vỏ hộp kim loại 1,7 5,4 Không 7 Kim tiêm, ống tiêm 5,8 4,3 Có 8 Giấy loại, cactong 3,2 7,4 Không 9 Các bệnh phẩm sau mổ 0,9 14,6 có 10 Đất, cát, sần sứ và các loại CTR khác 19,8 - Không 11 Tổng cộng 100 Tỷ lệ phần trăm(%) Độ ẩm (%) Có thành phần chất thải nguy hại Bảng 4:Thành phần phần trăm CTR y tế ngày thứ tư STT Thành phần rác thải y tế 1 Các chất hữu cơ 45.8 58 Có 2 Chai nhựa PVC, PE, PP 14,7 7,1 Có 3 Bông băng 6,9 78 Có 5 Chai lọ, xylanh, ống thuốc bằng thủy tinh 2,8 6,2 Có 6 Vỏ hộp kim loại 2,3 5,1 Không 7 Kim tiêm, ống tiêm 5,4 4,9 Có 8 Giấy loại, cactong 3,7 7,5 Không 9 Các bệnh phẩm sau mổ 1,1 12,5 Có 10 Đất, cát, sần sứ và các loại CTR khác 17,3 - Không 11 Tổng cộng 100 Bảng 5: Thành phần phần trăm CTR y tế ngày thứ năm STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ phần trăm(%) Độ ẩm (%) Có thành phần chất thải nguy hại 1 Các chất hữu cơ 52,9 58 Có 2 Chai nhựa PVC, PE, PP 13,6 6,9 Có 3 Bông băng 6,5 71 Có 5 Chai lọ, xylanh, ống thuốc bằng thủy tinh 2,6 5,8 Có 6 Vỏ hộp kim loại 1,7 4,3 Không 7 Kim tiêm, ống tiêm 5,7 4,8 Có 8 Giấy loại, cactong 2,3 6,2 Không 9 Các bệnh phẩm sau mổ 0,7 14,8 Có 10 Đất, cát, sần sứ và các loại CTR khác 14 - Không 11 Tổng cộng 100 Tỷ lệ phần trăm(%) Độ ẩm (%) Có thành phần chất thải nguy hại Bảng 6: Thành phần phần trăm CTR y tế ngày thứ sáu STT Thành phần rác thải y tế 1 Các chất hữu cơ 50,7 57 Có 2 Chai nhựa PVC, PE, PP 13,6 7,7 Có 3 Bông băng 6,6 68 Có 5 Chai lọ, xylanh, ống thuốc bằng thủy tinh 3,7 5,9 Có 6 Vỏ hộp kim loại 2,1 5,7 Không 7 Kim tiêm, ống tiêm 5,6 6,3 Có 8 Giấy loại, cactong 1,8 5,4 Không 9 Các bệnh phẩm sau mổ 1,1 13,8 Có 10 Đất, cát, sần sứ và các loại CTR khác 14,8 - Không 11 Tổng cộng 100 Bảng 7: Tỷ lệ thành phần CTR trung bình trong một tuần STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ phần trăm(%) Độ ẩm (%) Có thành phần chất thải nguy hại 1 Các chất hữu cơ 48,9 57,6 Có 2 Chai nhựa PVC, PE, PP 13,8 7,3 Có 3 Bông băng 6,6 69 Có 5 Chai lọ, xylanh, ống thuốc bằng thủy tinh 2,8 6,4 Có 6 Vỏ hộp kim loại 1,9 5,3 Không 7 Kim tiêm, ống tiêm 6,0 5,2 Có 8 Giấy loại, cactong 2,6 6,0 Không 9 Các bệnh phẩm sau mổ 1,0 13,8 Có 10 Đất, cát, sần sứ và các loại CTR khác 16,5 - Không 11 Tổng cộng 100 5.1.3 Phân loại tại nguồn Do đặc tính nguy hại nên chất thải rắn y tế được Bộ Y tế sớm quan tâm và triển khai công tác phân loại tại nguồn từ năm 1995. So với các tỉnh thành khác,Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương triển khai công tác phân loại tại nguồn rất tốt, với hầu hết các bệnh viện trên địa bàn đều có tổ chức phân loại thành 5 nhóm chất thải như sau: (1) Chất thải lây nhiễm: được chứa trong túi và thùng màu vàng; (2) Chất thải hóa học nguy hại: được chứa trong túi và thùng màu đen; (3) Chất thải phóng xạ: được chứa trong túi và thùng màu đen; (4) Chất thải là các bình chứa áp suất: được chứa trong túi và thùng màu xanh (bình nhỏ); (5) Chất thải thông thường (sinh hoạt) được chứa trong túi và thùng màu xanh. Trong các nhóm chất thải trên ở các cơ sở y tế thì phổ biến nhất là chất thải lây nhiễm và chất thải thông thường và được phân loại thành 3 nhóm cơ bản như sau: (1) Chất thải lây nhiễm (2) Chất thải sinh hoạt (chất hữu cơ dễ phân hủy) (3) Chất thải tái chế (được chứa trong túi và thùng màu trắng). Nhìn chung, chất thải y tế được tổ chức phân loại tại nguồn tạicác bệnh viện trên địa bàn quận 8 là khá tốt ở khối công lập (100%) theo quy định của ngành y tế. Công tác lưu giữ tại nguồn cũng được các cơ sở y tế thực hiện tốt, hầu hết các bệnh viện đều có nhà lưu giữ rác y tế tạm thời trước khi chuyển giao cho đơn vị thu gom (Chất thải y tế có tính lây nhiễm lưu giữ tối đa không quá 72 giờ). Một đặc điểm khác so với chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại hay chất thải sinh hoạt, chất thải rắn y tế chỉ được phân loại tại nguồn, không thực hiện phân loại trong quá trình thu gom vận chuyển hay tại các khu tập trung, trạm trung chuyển hoặc tại nhà máy xử lý. Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện tốt phân loại tại nguồn ở khối công lập thì ở quận 8 khối dân lập vẫn chưa thực hiện tốt, nhất là các cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ. Ước tính khối dân lập có khoảng 50-70% thực hiện phân loại nhưng chưa triệt để, tỷ lệ còn lại (3050%) không thực hiện phân loại tại nguồn, cũng đồng nghĩa với việc giao chất thải rắn y tế không đúng theo hệ thống, mà giao theo chất thải rắn sinh hoạt. 5.1. 4 Thu gom tại nguồn - Tổ chức thu gom tại nguồn Hệ thống thu gom chất thải rắn y tế lây nhiễm tại quận 8 hiện nay duy nhất do Nhà nước tổ chức, gồm: + Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố (CITENCO) tổ chức thu gom tại nguồn các cơ sở y tế quy mô lớn như các bệnh viện công và tư, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các trạm y tế phường và chịu trách nhiệm thu gom tại các điểm tập trung chuyển đến nhà máy xử lý. + Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 8 tổ chức thu gom trên địa bàn quận, chủ yếu là từ các sở y tế nhỏ. phòng mạch tư, phòng khám đa khoa tư nhân. - Khối lượng thu gom tại nguồn: Tính đến thời điểm hiện nay (2011), hoạt động thu gom tại nguồn của hệ thống được phân bổ (tự nhiên/tự phát) như sau: + CITENCO thu gom tại nguồn khoảng 408 kg/ngày, tương đương khoảng 100% tổng khối lượng thu gom. + Công ty DVCI quận 8 thu gom tại nguồn khoảng 25 kg/ngày tương đương khoảng 78% tổng khối lượng thu gom. Hình 5.1.4: Phân loại và thu gom chất thất rắn y tế tại TTYTDP Q8 Hiện nay, tại các cơ sở y tế được điều tra nói riêng và các cơ sở y tế công lập, dân lập nói chung đều được phổ biến các quy định về quản lý chất thải y tế theo QĐ 43/2007/QĐ-BYT. Qua điều tra hầu hết cơ sở có hướng dẫn bằng văn bản về quản lý chất thải y tế; 02 cơ sở y tế tư nhân còn lại có hướng dẫn bằng miệng cho nhân viên), do đó 100% các cơ sở y tế được điều tra đều thực hiện việc phân loại chất thải y tế. về màu sắc, chất liệu bao bì đựng chất thải tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế đều thực hiện nghiêm túc theo quy định. Tuy nhiên, có nội dung chưa thực hiện đủng như: không trang bị túi đựng chất thải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và không có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY” bên ngoài túi; nơi đặt thùng đựng chất thải không có hướng dẫn cách phân loại và thu gom; không có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải; lượng chất thải chứa trong túi hầu hết vượt 3/4 túi .Tình trạng này vi phạm ở tất cả các cơ sở y tế trong Quận. Hiện tượng CTNH y tế lẫn lộn trong những dạng chất thải sinh hoạt và chúng được thải cùng nhau vào môi trường vẫn còn diễn ra ở nhiều cơ sở y tế tư nhân. - Hình thức thu gom tại nguồn: Đối với các cơ sở y tế như bệnh viện quận 8, Bệnh viện Điều dưỡng, Viện Vệ sinh y tế công cộng (có nhà lữu giữ chất thải rắn y tế, có thùng chứa) thì được thu gom với hình thức “trao đổi thùng”. Đối với cơ sở y tế nhỏ thì chất thải được chứa trong bao màu vàng và công nhân thu gom cả bao cho vào thùng chứa màu vàng. Tần suất thu gom đối với các cơ sở y tế là bệnh viện tối đa là 2 ngày/lần; đối vối cơ sở y tế có quy mô vừa và nhỏ thì không quá 1 tuần/lần cho cơ sở không có bệnh phẩm và 1 ngày/lần cho cơ sở có bệnh phẩm. 5.1.5 Vận chuyển và trung chuyển Chất thải rắn y tế lây nhiễm thu gom tại nguồn được vận chuyển theo hai con đường như sau: - Vận chuyển trực tiếp đến nhà máy xử lý, quy trình này do CITENCO thực hiện, với khối lượng khoảng 408kg/ngày (100%tổng khối lượng thu gom). - Vận chuyển đến các điểm tập trung (trạm trung chuyển), quy trình này do Công ty TNHH MTV DVCI thực hiện, với khối lượng khoảng 25kg/ngày (78%tổng khối lượng thu gom), sau đó từ điểm tập trung được CITENCO tiếp tục vận chuyển đến nhà máy xử lý. Tại một số Bệnh viện trên địa bàn quận , phòng khám đa khoa, các loại CTNH y tế mặc dù được phân loại để xử lý, như CTNH y tế như bệnh phẩm, nhau thai, bông băng,... còn xử lý bằng cách đốt tại các lò đốt trên địa bàn thành phố như bệnh viện Quận 8, phòng khám đa khoa Xóm Củi…. Theo điều tra thì đa số các cơ sở y tế trên địa bàn quận chưa có phương tiện chuyên dụng để vận chuyển CTNH y tế từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, do đó, các cơ sở y tế đã sử dụng các phương tiện thông thường như: xe mô tô, xe ba gác để vận chuyển CTNH y tế của cơ sở mình đến nơi xử lý..., - CTNH y tế được chứa đựng trong quá trình vận chuyển không bảo đảm an toàn khi có sự cố xảy ra trên đường vận chuyển; - Người được giao vận chuyển CTNH y tế không có chuyên môn và nhận thức đầy đủ về CTNH y tế mà mình được giao vận chuyển (hộ lý, xe ôm, ba gác...) Đồng thời theo quy định tại Điều 26 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT về quản lý CTNH thì “Chủ hành nghề quản lý CTNH chỉ được phép bắt đầu hoạt động sau khi được cấp Giấy phép QLCTNH; Chỉ được phép ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH với các chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn hoạt động được phép ghi trong Giấy phép QLCTNH; chỉ tiếp nhận vận chuyển, xử lý số lượng, loại CTNH bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng, Chứng từ CTNH và Giấy phép QLCTNH.” Như vậy, việc các Bệnh viện nhận trách nhiệm xử lý CTNH y tế trong tình trạng chưa đầy đủ các điều kiện về thủ tục nhân lực, phương tiện và trang thiết bị là hoàn toàn trái với quy định của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Đây là giải pháp tình thế trong điều kiện khó khăn hiện nay, là trách nhiệm do Sở Y tế giao mà các Bệnh viện phải thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện giải pháp này cần phải có phương án thực hiện, quản lý an toàn hơn, trách nhiệm hơn của cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan để phòng ngừa những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Điểm tập trung thường được chọn là tại Trạm trung chuyển phường 3 quận 8. Chất thải rắn y tế được lưu giữ tại các điểm tập trung không quá 72 giờ tính cả thời gian lưu giữ tại nguồn). Dưới đây là sơ đồ mạng lưới thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế lây nhiễm trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. Hình 3.2.2.2 Sơ đồ mạng lưới thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế. 5.1.6 Phương tiện và trang thiết bị thu gom và vận chuyển - Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố (CITENCO): đang sở hữu 11 xe tải chuyên dụng vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm, có đăng ký vận chuyển chất thải nguy hại, có dấu hiệu cảnh báo, có bệ nâng và thùng chứa đi kèm, với tổng trọng tải khoảng 26,29 tấn và trang bị 610 thùng chứa loại 240 lít cho khoảng 153 cơ sở y tế mà Công ty đang có hợp đồng thu gom. Tính trung bình khoảng 300 thùng luôn sẵn sàng chứa tại cơ sở y tế và 300 thùng rỗng trên xe để trao đổi. Trung bình, mỗi thùng chứa 50kg thì sức chưa là 300thùng x 50kg = 15.000kg, như vậy với số lượng phương tiện vận chuyển và thiết bị thùng chứa hiện nay thì CITENCO có đủ khả năng đáp ứng trong giai đoạn hiện nay. Bảng 3.2.2.3 Phương tiện vận chuyển của CITENCO - Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 8: Có 4 xe mô tô (tùy theo địa bàn có khối lượng chất thải rắn y tế ít hay nhiều), có trang bị thùng kín bằng nhựa hoặc inox, có khóa an toàn để thu gom chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế có quy mô nhỏ như phòng khám nhỏ, phòng mạch, nhà thuốc tư nhân, phòng hộ sinh, phòng dịch vụ y tế… Các cơ sở y tế này thường có khối lượng chất thải ít, từ 0,5- 5 kg/ngày; sức chứa của mỗi thùng từ 30- 50kg. Với phương tiện mô tô này có thể vào được sâu trong các con hẻm để lấy chất thải mà vẫn đảm bảo được an toàn, vệ sinh. Bảng 3.2.2.6 Phương tiện thu gom chất thải rắn y tế của các Công ty TNHH MTV DVCI quận 8 TT Quận Mô tô Công Cơ sở y tế thu nhân gom Khối lượng thu gom (kg/ngày) Tỷ lệ thu gom Điểm tập (%) kết 1 8 4 4 206 30 TTC P.3 (Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, 11/2010) Ghi chú: TTC: Trạm trung chuyển DVCI: Dịch vụ công ích Nhân công - Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố: Có 30 công nhân chuyên và trực tiếp thu gom vận chuyển, được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định. - Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 8: Công ty dịch vụ công ích có từ 4 công nhân tương ứng với số lượng xe mô tô trực tiếp thu gom. Trung bình mỗi công nhân thu gom 15- 50 kg/chuyến và 2- 5 chuyến/ngày tùy vào từng địa bàn. Hình 5.1.6: Xe chở rác chuyên dụng 5.1.7 Tái sử dụng và tái chế Trước năm 1994, các y dụng cụ (ống tiêm. kim chích, dao phẩu thuật, chai lọ dịch truyền…) đều được các cơ sở y tế tái sử dụng sau khi đã được tiệt trùng. Tuy nhiên, việc tái sử dụng này không đảm bảo an toàn cho người bệnh. Từ năm 1995 đến nay, các cơ sở y tế (đi đầu là các bệnh viện công lập ) bắt đầu chuyển dần sang sử dụng y dụng cụ dùng 1 lần, cũng là thời điểm mà lượng chất thải rắn y tế tăng nhanh hơn. Chất thải rắn y tế có thể tái chế được ở 2 loại phế liệu chính (1) các loại nhựa, và (2) thủy tinh, có giá trị rất cao do thường là các loại rất tốt (loại 1). Các cơ sở y tế, cũng giống như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, hoàn toàn có quyền bán các phế liệu của họ và đây là một thị trường hoàn toàn tự do, tuy nhiên thành phố chưa thống kê được khối lượng chất thải rắn y tế có thể tái chế. Hoạt động tái chế chất thải rắn y tế đã tồn tại rất lâu, nhưng do trước đây việc quản lý không chặt chẽ và vì quá chú trọng vào lợi ích kinh tế, một số cơ sở y tế lạm dụng trong việc phân loại, tận thu các loại phế liệu trong đó có các loại đã bị nhiễm dịch bẩn y tế như máu, mủ, bệnh phẩm (dây dịch truyền, chai dịch truyền nhiễm máu, ống tiêm nhựa đã qua sử dụng nhiễm máu, một số y cụ khác đã sử dụng cho các bệnh nhân) cũng được các cơ sở y tế tận dụng làm phế liệu để tái chế. Điều này không an toàn cho môi trường và sản phẩm tái chế nếu quy trình tái chế không đảm bảo đủ nhiệt độ tiệt khuẩn. Sau khi Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành, thì việc phân loại và quy định các thành phần chất thải rắn y tế có thể tái chế được rõ ràng hơn. Bên cạnh, nhờ sự tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng quản lý môi trường nên các cơ sở y tế dần đi vào thực hiện nghiêm túc việc phân loại tại nguồn và việc này được giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị cơ sở y tế. Nếu thực hiện phân loại tại nguồn tốt thì các đơn vị tái chế có thể hoạt động mà không cần sự kiểm soát của Sở Y tế, mà hoạt động này phải được điều chỉnh bởi Quy chế hoạt động tái chế. 5.1.8 Xử lý & chôn lấp tại quận 8 Xử lý chất thải rắn y tế ở Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh đến nay vẫn do Nhà nước đảm trách, mặc dù đã có chủ trương xã hội hóa (do không hấp dẫn nhà đầu tư), và CITENCO là đơn vị thực hiện, với công nghệ xử lý sau phân loại tại nguồn duy nhất là đốt tiêu hủy. Hiện thành phố Hồ Chí Minh có 02 nhà máy xử lý chất thải rắn y tế, Bình Hưng Hòa và Đông Thạnh. Tại Trung tâm hỏa táng của Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, nhà máy có 02 lò đốt như sau: a) Lò đốt chất thải y tế công suất 07 tấn/ngày: Đây là lò đốt chất thải rắn y tế bán tự động với công nghệ hiện đại, từ khâu tiếp nhận rác đến khâu xử lý khói và thoát tro. Nhiệt độ đốt của lò từ 8000C- 1.1000C và thời gian thực hiện 1 mẻ đốt là 20 phút, sử dụng nhiên liệu đốt là gaz. Lò đốt này do hãng Hoval- Thụy Sĩ sản xuất năm 2000 với đầy đủ tính năng của 01 lò đốt chất thải y tế hiện đại, được thiết kế với công suất 7- 8 tấn/ngày. Tuy nhiên, công suất vận hành lò đốt có thể tăng (trong điều kiện cho phép và không quá công suất thiết kế của nhà sản xuất) lên đến 13,95 tấn/ngày. Hiện lò đốt 07 tấn/ngày đang hoạt động với công suất tối đa (12- 13 tấn/ngày), gần gấp đôi công suất của lò. Do không đủ thời gian bảo dưỡng nên lò thường xuyên gặp sự cố và mỗi lần hư hỏng chất thải tại nhà máy bị ứ đọng với khối lượng có khi lên đến 20-30 tấn. b) Lò đốt chất thải công nghiệp công suất 04 tấn/ngày Đây là lò đốt do CITENCO đầu tư. Lò đốt được thiết kế theo dạng môđul chuẩn với công suất 300 kg/h. tương đương 4.800 kg/ngày cho 16 giờ đốt liên tục. Có nghĩa là hệ thống có thể tăng thêm 20% công suất trong trường hợp khối lượng chất thải tăng đột biến. Nhiệt độ đốt của lò từ 8500C- 10000C. Lò đốt 4 tấn/này chủ yếu là dùng đốt chất thải công nghiệp – nguy hại, tuy nhiên vì lò 07 tấn/ngày đang sử dụng hết công suất nên lò này có vai trò dự phòng và hỗ trợ trong những ngày có khối lượng chất thải rắn y tế tăng lên. Như đã nói ở trên, khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh không thường xuyên với khối lượng vài trăm tấn trong một vụ thì trong thời khắc này, lò đốt 04 tấn/ngày và cùng với sự tham gia của 05 lò đốt chất thải công nghiệp – nguy hại tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ giải quyết được các loại chất thải có khả năng gây bệnh và nguy hại cho môi trường Như vậy về mặt kỹ thuật, chất thải rắn y tế lây nhiễm tại Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh được xử lý khá tốt so với các tỉnh thành khác. Tuy nhiên nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa đang ở trong giai đoạn quá tải, và đến năm 2015 thì phải giải tỏa di dời. Do đó sau năm 2015 nếu thành phố không đầu tư nhà máy xử lý thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề xử lý. Ngoài ra, thành phố đang đưa vào vận hành 01 nhà máy xử lý chất thải rắn y tế ở xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn với công suất 21 tấn/ngày, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2011 (hoặc đầu năm 2012) để kịp thời giảm tải cho nhà máy Bình Hưng Hòa. 5.1.9 Nhận xét và đánh giá một số mặt cơ bản của hệ thống quản lý chất thải rắn y tế hiện tại Với hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh như trên, những ưu điểm và hạn chế chính của hệ thống được xác định như sau: 5.1.9.1 Ưu điểm (1) Hệ thống kỹ thuật hoạt động khá ổn định và đồng bộ từ thu gom tại nguồn cho đến xử lý tiêu hủy; Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ (chuyên dụng) đáp ứng được yêu cầu và có thể kiểm soát, làm chủ được tình hình; Công tác phân loại và tồn trữ tại nguồn do cơ sở y tế thực hiện dưới sự quản lý của Sở Y tế và sự tác động tích cực của hệ thống thu gom xử lý (Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý). Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, ghi nhận chưa có sự cố nghiêm trọng nào xảy ra của hệ thống, sự ổn định này cho thấy tính ưu việc của hệ thống quản lý, giao hoàn toàn chủ động cho Công ty TNHH MTV MTĐT thành phố quản lý về mặt kỹ thuật. (2) Hệ thống công ty dịch vụ công ích quận huyện là công cụ hữu hiệu để mở rộng mạng lưới thu gom tại nguồn. Sự năng động của hệ thống đã tác động tích cực và lôi kéo hệ thống dịch vụ y tế (cơ sở y tế) vào công tác quản lý môi trường, cụ thể là công tác tổ chức phân loại tại nguồn. Nhự vậy, đối với quản lý chất thải y tế, đến giai đoạn hiện nay vai trò của Nhà nước vẫn giữ vị trí chủ đạo, trong khi vai trò của hệ thống tư nhân còn rất mờ nhạt. 5.1.9.2 Hạn chế (1) Công đoạn xử lý của hệ thống đang có xu hướng quá tải: thường xuyên ứ đọng chất thải nhất là khi có sự cố xảy ra cho lò đốt, như vậy không đảm bảo có thể giải quyết được khi có các biến cố phát sinh chất thải (chất thải y tế phát sinh không thường xuyên). Điều này cũng thể hiện tính chủ quan (thiếu chủ động dự đoán) của cơ quan quản lý chức năng nói chung và đơn vị được giao trực tiếp thực hiện nói riêng. (2) Công tác phân loại tại nguồn chưa triệt để, trong đó khối y tế tư nhân chưa phân loại tốt và còn lạm dụng chất thải tái chế. (3) Khối lượng chất thải rắn y tế thu gom xử lý chiếm khoảng 85%, còn 15 % là thất thoát và chưa có giải pháp để thu gom. Hay nói một cách khác là tổ chức mạng lưới thu gom chưa bao phủ toàn thành phố. Tỷ lệ chưa thu gom được có thể đi theo ba còn đường, một là trộn lẫn vào chất thải rắn sinh hoạt đến bãi chôn lấp, hai là được đốt tiêu hủy tại chỗ (tại cơ sở phát sinh) và ba là thải bỏ ra môi trường. Trong đó hai con đường đốt tại chỗ và thải ra môi trường là khó thực hiện hơn, do dễ bị phát hiện với điều kiện của thành phố. Như vậy chỉ còn con đường thải theo chất thải rắn sinh hoạt là phổ biến. (4) Trang thiết bị chưa đồng bộ ở công tác thu gom tại nguồn (Công ty DVCI quận). (5) Quận 8 chưa có quy hoạch hay chiến lược quản lý chất thải y tế đến năm 2025 (2030). (6) Số liệu phục vụ cho công tác quản lý chủ yếu dựa số liệu hành chính (số liệu do các đơn vị báo cáo), chưa dựa vào số liệu khoa học (số liệu do nghiên cứu) và các số liệu này còn rất rời rạc. Trong đó, đặc biệt khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh không thường xuyên chưa được đánh giá thống kê và dự báo. (7) Hệ thống quản lý chất thải rắn y tế còn thiếu tính xã hội hóa trong thu gom xử lý, do đó chưa có tính cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ. Điều này cũng có thể là do thiếu tính hấp dẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực này (không mang lại lợi nhuận cao). (8) Cán bộ chuyên môn về môi trường ở các cơ sở y tế điều chưa có, hoặc có cán bộ phụ trách nhưng không chuyên. (9) Hầu hết các cơ sở y tế công lập (Bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế dự phòng) đã nhận thức được mức độ nguy hại của CTR y tế cũng như chất thải rắn y tế nguy hại, nhưng vì không chủ động được nguồn kinh phí đầu tư các hệ thống xử lý chất thải nên mặc dù có phân loại nhưng hầu hết CTNH y tế được không được xử lý đúng quy định. Đối với các cơ sở y tế tư nhân, mức độ nhận thức về CTR y tế còn nhiều hạn chế, nhiều cơ sở không tiếp cận được các VBPL về quản lý CTNH y tế, do vậy công tác tổ chức quản lý CTR y tế tại các cơ sở này chưa đúng theo qui định của pháp luật, có cơ sở còn thải bỏ CTNH y tế không đúng quy định, xử lý chưa triệt để hoặc xử lý như chất thải thông thường. Chất thải được kê khai không hoàn chỉnh, mất hồ sơ lưu hay các loại chứng từ về việc chôn lấp chất thải. Các cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc việc giám sát môi trường nói chung tại các cơ sở y tế và giám sát CTNH y tế nói riêng (qua điều tra chỉ có 21/50 cơ sở thực hiện giám sát môi trường và CTNH chủ yếu là các cơ sở y tế tư nhân). - Chỉ có các cơ sở y tế công lập được điều tra thực hiện báo cáo định kỳ về CTNH y tế. Tại tất cả các bệnh viện, khu vực lưu giữ CTNH y tế chưa đạt được các yêu cầu về thiết kế nơi lưu giữ, hệ thống thoát nước, tường bao ngăn giữ nước, thông gió và chiếu sáng, an ninh, phương tiện bảo vệ cá nhân, sự sắp xếp các thùng chứa, thiết bị và vật liệu ứng cứu khẩn cấp. nhằm ngăn ngừa và hạn chế tác động khi có sự cố theo quy định của QĐ 43/2007/QĐ-BYT và Thông tư 12/201 l/TT-BTNMT Có bệnh viện không có kho lưu giữ chất thải nguy hại y tế như bệnh viện quận 8,Trung tâm y tế dự phòng Quận 8 và hầu hết các cơ sở y tế tư nhân . - Khu vực lưu giữ CTNH y tế không được hoặc chưa được dán nhãn đúng quy cách; khu vực chứa CTNH y tế để hở, có thể bốc hơi và phát tán vào môi trường xung quanh. - CTNH y tế được lưu giữ quá thời gian qui định (kim tiêm, hóa chất, chất phóng xạ, bình áp suất hỏng...). Đồng thời việc theo dõi lượng phát sinh và tồn kho các ỉoại chất thải này hầu hết các cơ sở y tế trên điạ bàn quận đều thực hiện chưa tốt. -Tại các cơ sở y tế như bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng..., công tác quản lý CTNH đã được quán triệt trong ngành bằng Quy chế quản lý chất thải Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế đồng thời Quyết định 23/2006/QĐ-TTg và Thông tư 12/2006/TT-BTNMT và hiện nay Thông tư 12/2011/TT-BTNMT cũng được tuyên truyền, phổ biến. Tuy nhiên, công tác quản lý CTNH y tế vẫn chưa được thực hiện tốt với nhiều nguyên nhân như sau: - Các cơ sở y tế này chỉ tập trung cho công tác khám chữa bệnh, chưa thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị mình các quy định về quản lý CTR y tế, cũng như chất thải rắn y tế nguy hại; chưa tổ chức tập huấn, bồi dường, đào tạo các kiến thức quản lý CTR y tế cho nhân viên; - Nhận thức cán bộ và người có trách nhiệm liên quan chưa đầy đủ về CTR y tế và tác hại của nó đến môi trường nên chưa tổ chức tốt công tác vận hành phân lọai, thu gom, lưu trữ, giám sát, đăng ký, hồ sơ theo dõi và báo cáo định kỳ theo quy định; Chưa quan tâm dành kinh phí thích đáng để đầu tư trang thiết bị phục vụ yêu cầu phân loại rác, lưu giữ CTNH y tế theo quy định. Việc quản lý CTNH của các cơ sở y tế quy mô nhỏ như: trạm y tế phường, phòng khám đa khoa tư nhân, nhà hộ sinh tư nhân...công tác quản lý CTR y tế cũng chưa thực hiện tốt, còn nhiều tồn tại: CTNH y tế có thực hiện phân loại, nhưng không triệt để, mang nặng tính cách đối phó, nhất là tại các cơ sở y tế tư nhân. 5.9.1.3 Các nguyên nhân tồn tại Mặc dù văn bản pháp luật và các hướng dẫn quản lý CTNH đã được Sở TN&MT triển khai nhưng chưa triển khai rộng, sâu đến các đối tượng này. Sở Y tế có hướng dẫn thực hiện các quy định của Quyết định 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế nhưng do kinh phí đầu tư cho hoạt động cấp xã, phường rất hạn chế, cộng với sự quan tâm chưa đúng mức của các cơ sở y tế này nên việc phân loại thu gom, phân loại CTNH y tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, hầu hểt xử lý như chất thải thông thường. - Các phòng TN&MT chưa quan tâm quản lý môi trường nói chung và CTNH y tế nói riêng đến các cơ sở y tế quy mô nhỏ này nên 100% các phòng khám tư nhân, trạm y tế ở các huyện đều chưa lập các thủ tục về môi trường và quản lý CTNH y tế, bên cạnh đó đa số chủ nguồn thải chưa xác định được những chất thải nào là chất thải nguy hại hoặc có cơ sở biết phân biệt nhưng thấy số lượng ít nên hợp đồng với các đơn vị không có chức năng thu gom và vận chuyển đi xử lý như chất thải thông thường. 5.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 5.2.1 Phân loại, thu gom và vận chuyển 5.2.1.1 Tách - phân loại Điểm mấu chốt của biện pháp giảm thiểu chất thải y tế đó là tách ngay từ đầu là cách chính xác chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn thông thường, mặc dầu chúng đều có trong bệnh viện. Việc tách và phân loại chính xác chất thải rắn y tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp theo như quá trình vận chuyển và lưu chứa tại trạm hay nơi trung chuyển và quá trình vận chuyển tới nơi tiêu huỷ và quá trình tiêu huỷ. Việc phân tách chất thải là quá trình thủ công và phụ thuộc vào kỹ năng thực hành của kỹ thuật viên, nhân viên y tế, hộ lý. Do vậy để thực hiện tốt việc tách và phân loại phải tập huấn cho các đối tượng trên. Việc tách và phân loại chất thải rắn y tế đòi hỏi phải có thùng chứa, túi lót thùng chứa, dây thắt túi, hộp nhốt vật sắc nhọn. Yêu cầu màu sắc phải thống nhất để dễ quản lý chất thải rắn y tế đã được phân loại thu gom trong suốt quá trình lưu thông. Tổ chức công tác quản lý, thu gom và phân loại rác thải tại nguồn nhằm tái sử dụng chất thải và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. Tổ chức vận chuyển rác thải sinh hoạt và rác thải thông thường theo hệ thống xử lý rác thải đô thị nhằm tiết kiệm chi phí lò đốt rác thải y tế nguy hại, bao gồm việc đầu tư các thùng đựng rác sinh hoạt chuyên dùng và phương tiện vận chuyển rác nội bộ tập kết rác thải tới điểm vận chuyển chung. Để việc thu gom và xử lý rác thải bệnh viện đạt hiệu quả cao, bệnh viện cần trang bị cho các khoa, buồng khám và chữa bệnh, các khu vực công cộng 4 loại thùng chứa rác hợp vệ sinh có màu sắc qui định, có nhãn khác nhau như:  Khu vực công cộng  Thùng màu xanh: chứa rác thải sinh hoạt như các loại lá, rau, cỏ và quả, thức ăn dư thừa, các vỏ bao bì chứa đồ, v.v. là các loại rác không độc hại để đội vệ sinh công cộng tới thu gom và chôn lấp.  Thùng màu nâu: chứa các loại rác thải trơ không nguy hại như thạch cao, gạch, đá đất, đất cát, v.v. khi quét dọn khuôn viên để vệ sinh công cộng chở đi.  Thùng màu vàng: chứa các loại giấy, cao su, nilon và các loại nhựa, vải mặc, chăn màn, quần áo, lá khô, v.v. đây là những thứ dễ cháy đưa về lò đốt để trợ nhiệt giảm nguyên liệu cần dùng.  Thùng màu đỏ: chứa các loại rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao để thiêu đốt trong lò đốt rác bệnh viện. Thùng này phải có túi nilon đặt sẵn để tiện cho việc vận chuyển và xử lý trong lò đốt. Hình 5.2.1.1: Phân loại thùng thu gom rác Một số yêu cầu cần thiết cho thùng, túi đựng chất thải y tế: Bảng 5.1: Yêu cầu màu sắc, đánh dấu nhãn thùng và túi đựng chất thải y tế Loại chất thải Chất thải lây nhiễm cao Chất thải lây nhiễm, bệnh phẩm, giải phẫu Màu và đánh dấu nhãn Loại thùng, túi Vàng, ký hiệu nhiễm khuẩn Thùng nhựa, túi nhựa bền cao chắc chắn Vàng, có logo nhiễm khuẩn Thùng nhựa, túi nhựa bền Túi nhựa bền hoặc hộp Vật sắc nhọn Vàng, để chứa vật sắc nhọn Chất thải y tế có đồng vị Vàng nâu, logo có bức xạ Hộp chì, kim loại có dán phóng xạ theo qui định nhãn bức xạ giấy, chai nhựa Chất thải rắn y tế thông Đen, như túi đựng rác sinh Túi nilon, thùng nhựa, kim thường hoạt loại (Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thảI – 2004) Có logo được thống nhất trên phạm vi quốc tế đối với chất thải y tế nguy hại, có thêm dòng chữ chú giải để cảnh báo chất thải “lây nhiễm”. Các ký hiệu khác kèm theo có thể chỉ và cảnh báo chất gây ăn mòn, hoá chất độc hay các loại có thể đốt cháy được.  Các điểm cần chú ý trong quá trình tách và phân loại là:  Phải tách chất thải rắn thông thường ra khỏi chất thải rắn y tế nguy hại.  Thùng, túi chứa chất thải rắn y tế nguy hại phải có nhãn, ký hiệu.  Chất thải y tế có mức lây nhiễm cao như môi trường đã nuôi cấy vi sinh vật phải thu vào túi bền chắc, chịu nhiệt để hấp khử trùng sơ bộ. Có thể sử dụng một số dụng cụ để phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải theo bảng dưới đây: Bảng 5.2: Một số dụng cụ thu gom, phân loại CTR y tế nguy hại tại nguồn và nhà cung cấp hiện có trên thị trường Việt Nam STT 1 2 Loại dụng cụ Thùng rác C106. M63.5 x 57(200 lít) Thùng rác C64.5. M48.5x 63.5(70 lít) Hãng Chức năng PENNEC Lưu, trung chuyển PENNEC Vận chuyển nội bộ 3 Thùng rác C46. M39 x 36(49 lít) PENNEC Thu gom tại khoa 4 Thùng nhựa 120 CTYT (120 lít) Song Long Lưu, trung chuyển 5 Thùng rác ShungSheng 15 l ít TQ Thu gom tại khoa 6 Xe chở rác 97. 0,75m3 URENCO Hà Thu gom, vận chuyển rác th Nội ường 7 Túi PVC 700 x 800, (10-15 kg) 8 Túi PVC 55 x 60, (5-10 kg) 9 Găng tay cao su BHLĐ CT BBXNK Lót thùng thu gom CTR y tế Long Biên nguy hại Lót thùng thu gom CTR y tế nguy hại VN Bảo hộ lao động Sau đây là bản hướng dẫn phân loại, thu gom một số loại chất thải y tế điển hình tham khảo từ thực tế của bệnh viện Chợ Rẫy (Xem phụ lục 6). Theo bảng hướng dẫn, chất thải y tế đã được phân loại 1 cách rõ ràng, cụ thể rất thuận lợi cho việc xử lý chất thải. Sau khi phân loại thì:  Thùng đựng vật sắc nhọn được bỏ vào bao rác vàng  Những dụng cụ phát sinh thì phòng thí nghiệm vệ sinh hoặc từ phóng xạ được xử lý sơ bộ trước khi bỏ vào túi đựng vật sắc nhọn.  Các chất thải ở mục 21 và 22 phải được xử lý sơ bộ ngay tại nơi phát sinh trước khi chuyển về nơi tập trung chất thải của bệnh viện.  Tất cả các bao rác phải được thắt chặt bằng dây nilon ngang vạch qui định sau đó mới được chuyển về nơi tập trung. 5.2.1.2 Thu gom tại khoa phòng Hộ lý và nhân viên y tế phân loại, tách chất thải rắn y tế ngay trong quá trình thực hành nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật như thay băng, thủ thuật xâm lấn, tiêm, truyền. Hoạt động này phải duy trì thường xuyên, liên tục. Nhân viên tránh thu gom chất thải rắn y tế về thùng chứa trung chuyển, vận chuyển về khu trung chuyển chất thải rắn y tế nguy hại của bệnh viện. Cần chú ý:  Chất thải phải được thu gom hàng ngày và chuyển về nơi lưu, trung chuyển chất thải của bệnh viện.  Thùng, túi chứa đầy chất thải, khi vận chuyển đi phải có nhãn ghi rõ chất thải từ khoa, bệnh viện, ngày, giờ.  Phải có ngay thùng, túi chứa đặt vào vị trí khi đã chuyển thùng cũ đi. 5.2.1.3 Lưu chứa Phải có khu trung chuyển, lưu chứa chất thải rắn có thể xây dựng riêng hoặc có thể kết hợp với nhà xưởng lắp đặt lò đốt nếu được trang bị để tiêu huỷ tại chỗ. Nhà xưởng có lò đốt và lưu chất thải rắn y tế nguy hại, xử lý thùng thu gom, diện tích nhà bao che (đối với bệnh viện tuyến tỉnh) từ 40m2 – 50m2.  Nền nhà lưu chứa chất thải cứng, không thấm nước, dễ rữa sạch, và có rãnh tháo nước tốt  Phải có đủ nước và thuận tiện để cọ rữa nền, cọ rữa thùng chứa rác.  Thuận lợi cho đi lại, vận chuyển đưa rác vào và lấy các dụng cụ ra.  Thuận lợi cho xe chở rác vào và ra khi đến thu rác.  Phải có mái che tránh mưa, tránh nắng trực tiếp.  Ngăn được động vật, côn trùng, gà, chó, chim xâm nhập.  Chiếu sáng tốt, thông gió tốt, dễ quan sát. Giới hạn thời gian lưu chứa như sau:  Tốt nhất là vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại đi xử lý trong ngày.  Vận chuyển chất thải đi xử lý trong vòng 48 giờ đối với mùa đông.  Vận chuyển chất thải đi xử lý trong vòng 24 giờ đối với mùa hè. Lò đốt rác y tế chuyên dùng Tro trơ Công ty vệ sinh công cộng thu gom, xử lý tại bãi Rác thải sinh hoạt trong các khu công cộng thùng xanh Rác thải trong các khu khám và chữa bệnh thùng nâu thùng vàng thùng đỏ thùng xanh thùng vàng thùng đỏ hộp vàng hộp đỏ Sơ đồ 2: Qui trình thu gom và vận chuyển rác Việc phân loại, thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải càng chi tiết, cụ thể thì hiệu quả xử lý càng cao, công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả hơn và vấn đề ô nhiễm sẽ được giảm đi rất nhiều. Nhưng bên cạnh đó chi phí đầu tư cho trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Trong giai đoạn từ nay cho đến 2010, do tình hình kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn. Việc huy động vốn đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải rắn của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, việc nâng cao trình độ của nhân viên bệnh viện trong công tác quản lý, kỹ năng trong công tác phân loại, xử lý chất thải bệnh viện cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, trước mắt để cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, các bệnh viện tỉnh có thể áp dụng việc phân loại chất thải ra thành 2 loại: chất thải rắn sinh hoạt đựng trong các thùng màu xanh và chất thải rắn y tế đựng trong các thùng màu vàng. Chất thải sinh hoạt sẽ được nhân viên của các công ty Công Trình Đô Thị đến thu gom và vận chuyển đến bãi rác công cộng vào những giờ nhất định trong ngày. Chất thải y tế sẽ được nhân viên tổ vệ sinh của bệnh viện thu gom và xử lý bằng cách thiêu đốt trong các lò chuyên dùng. Sơ đồ 3: Qui trình thu gom và xử lý chất thải rắn áp dụng từ nay đến 2010 trên địa màuLai xanh bànThùng tỉnh Gia Thùng màu vàng Chất thải y tế Chất thải sinh hoạt Công ty cộng trình đô thị thu gom, xử lý tại bãi Tro trơ Lò đốt rác y tế chuyên dùng 5.2.2. Các biện pháp về quản lý môi trường Các biện pháp về quản lý môi trường có tác dụng lặp lại, cũng cố, thiết lập và ngày càng hoàn thiện trình tự quản lý môi trường bệnh viện theo đúng trình tự hệ thống quản lý môi trường theo luật định. Trong đó  Các bệnh viện phải thực hiện đúng và đầy đủ những qui định của nhà nước đã ban hành trong vấn đề quản lý chất thải rắn. Một khi hệ thống quản lý môi trường được thực hiện tốt sẽ tác động toàn diện tới khả năng cải thiện chất lượng môi trường trong các bệnh viện nhằm thực hiện tốt các yêu cầu bảo vệ môi trường, năng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách tốt nhất.  Sự nổ lực phấn đấu của bệnh viện trong công tác bảo vệ môi trường nhằm đạt được các chứng chỉ quản lý môi trường nhằm cải thiện hình ảnh của bệnh viện và tạo nên lề lối, nề nếp, sự thay đổi ứng xử môi trường tích cực cần thiết cho cơ sở trong và sau khi hoàn thành nhiệm vụ xử lý ô nhễm môi trường.  Thực hiện đúng, đầy đủ qui chế quản lý chất thải y tế trong quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý của bộ y tế.  Lập kế hoạch nâng cấp, xây dựng mới, vận hành và bão dưỡng cơ sở xử lý chất thải (đối với bệnh viện đã có hệ thống lò đốt). Đầu tư xây dựng hệ thống lò đốt mới (đối với bệnh viện chưa có hệ thống lò đốt), đồng thời phối hợp với Sở Y Tế, Sở Tài Nguyên & Môi Trường, Công Ty Môi Trường Đô Thị của địa phương để quản lý và xử lý chất thải y tế theo đúng qui định.  Huy động nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng và công tác quản lý chất thải y tế nguy hại từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ của chính phủ, nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác. Xét theo yêu cầu và kinh nghiệm thực tế có thể đề xuất tổ hợp các giải pháp quản lý môi trường bệnh viện như sau 5.2.2.1. Các biện pháp về cơ chế quản lý, tổ chức quản lý môi trường bệnh viện Thành lập đội (tổ, nhóm) bảo vệ môi trường chức năng chuyên sâu của bệnh viện theo chế độ bổ nhiệm và phân công lao động nhằm thực hiện các công tác tuyên truyền, giáo dục và đào tạo về môi trường, áp dụng hệ thống quản lý môi trường nhà nước, các biện pháp về ngăn ngừa ô nhiễm. Phải có 1 tổ đảm nhận việc thực hiện công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải và phải được trang bị đồ bảo hộ cho những cá nhân thực hiện công tác này. Đôn đốc, thanh kiểm tra và giám sát công tác bảo vệ môi trường ở bệnh viện. Đưa ra các qui định, nội qui về và nhiệm vụ bảo vệ môi trường bệnh viện và về nhiệm vụ xử lý ô nhiễm môi trường cấp bách theo quyết định của chính phủ. Tổ chức quán triệt sâu rộng tới các bộ phận chức năng liên quan. Tổ chức qui định nội dung bổ sung về công tác thi đua, khen thưởng của bệnh viện, áp dụng đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường bệnh viện tạo mối liên kết và phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường chặt chẽ giữa các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và đoàn thể quân chúng khác trong bệnh viện. 5.2.2.2. Các biện pháp về áp dụng hệ thống bảo vệ môi trường bệnh viện Kết hợp và phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường chặt chẽ giữa bệnh viện với Sở Tài Nguyên & Môi Trường (phòng Môi Trường) nhằm thúc đẩy công tác tuyên truyên, giáo dục và đào tạo về môi trường, hướng dẫn và hỗ trợ tổ chức áp dụng hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức nhà nước về môi trường, xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường bệnh viện, hướng dẫn hỗ trợ tổ chức áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ cần áp dụng (bao gồm cả ngăn ngừa ô nhiễm). Phối hợp với Sở Tài Nguyên & Môi Trường để thanh tra và giám sát quá trình thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở bệnh viện, nên có những đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý môi trường của bệnh viện. Huy động sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nguồn quỹ bảo vệ môi trường quốc gia, ngân sách nhà nước Trung Ương và địa phương, các tài trợ, quyên góp ủng hộ và đầu tư khác cho nhân viên xử lý ô nhiễm cấp bách. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa bệnh viện với các tổ chức, cơ quan chức năng nhằm nhận được các hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật, giúp đỡ giáo dục, đào tạo về môi trường, hỗ trợ kinh nghiệm, chuyên gia giúp đỡ xây dựng và lựa chọn chiến lược bảo vệ môi trường phù hợp, khảo sát, điều tra và đánh giá qui mô ô nhiễm, xây dựng các phương án xử lý ô nhiễm khả thi và hiệu quả nhất .v.v. Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý ô nhiễm môi trường và chiến lược bảo vệ môi trường ở cấp cao nhất (cấp giám đốc bệnh viện). Các cấp lãnh đạo bệnh viện cần có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa cho công tác quản lý môi trường bệnh viện. Tiến hành giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của toàn dân (nếu có) và thiết lấp bước đầu các mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa bệnh viện với cộng đồng dân cư xung quanh, cam kết tự nguyện về tổ chức xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng QĐ64. Thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao ý thức và giáo dục về môi trường cho cán bộ, công nhân viên chức bệnh viện theo kế hoạch xử lý ô nhiễm cấp bách và chiến lược bảo vệ môi trường đề ra. 5.2.3. Các giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm 5.2.3.1. Xử lý ô nhiễm không khí và mùi hôi Trong quá trình lưu trữ chất thải rắn bệnh viện sẽ phát sinh ra nhiều mùi hôi từ thức ăn dư thừa, rau củ bỏ, v.v trong chất thải sinh hoạt cho đến những bệnh phẩm,v.v trong chất thải y tế. Nếu để lâu chúng sẽ dễ bị phân hủy gây ra những mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, nhân viên bệnh viện và nhửng khu vực lân cận khu lưu trữ. Ngoài ra, còn dễ thu hút côn trùng, các vật lây truyền bệnh như chuột, gián, muỗi, v.v. Đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn vì vậy cần phải xử lý triệt để vấn đề mùi hôi này. Các biện pháp công nghệ xử lý có thể áp dụng để khắc phục vấn đề mùi hôi này phụ thuộc vào qui mô và tác động môi trường của nguồn khí thải gây ô nhiễm và có thể bao gồm: Đối với vấn đề mùi hôi, các biện pháp kỹ thuật công nghệ xử lý mùi hôi có thể áp dụng bao gồm:  Áp dụng các biện pháp kháng mùi và che mùi trên cơ sở sử dụng các chất kháng mùi và che mùi cục bộ như nước hoa cục bộ vào những nơi thường phát sinh mùi.  Tăng cường chất lượng công tác vệ sinh bệnh viện, lau chùi, rữa sạch những nơi thường phát sinh mùi.  Phát quang bụi rậm, làm sạch cỏ nhằm tránh sự ẩm ướt gây nên mùi hôi và muỗi nhiều.  Hạn chế việc đốt rác thủ công trong khuôn viên bệnh viện. 5.2.3.2. Xử lý chất thải y tế Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chất độc hại sinh ra từ chất thải y tế điều quan trọng là phương pháp tiêu huỷ phải được thức hiện an toàn, có kiểm soát và phải được cách ly khỏi môi trường, cộng đồng nhằm ngăn ngừa bất kỳ các tác động lớn nào đến môi trường. Phương pháp tiêu huỷ được xem là lý tưởng khi đảm bảo các khả năng tiêu huỷ tính độc hại của chất thải y tế. Quá trình tiêu hủy chất thải y tế phải đảm bảo các yêu cầu sau: Bảng 5.3: Các yêu cầu kỹ thuật tiêu huỷ chất thải y tế Kết quả Các yêu cầu kỹ thuật - Tiêu huỷ các tổ chức truyền nhiễm còn sống. - Tiêu huỷ các thuốc chữa bệnh, dược phẩm hoặc biến đổi thành dạng không ăn được. Tiêu huỷ tính độc hại của chất thải y tế - Tiêu huỷ các vật có cạnh sắc hoặc các vật khác có thể gây ra vết thương trên cơ thể. - Tiêu huỷ máu, mô tế bào, dịch cơ thể hoặc các chất hữu cơ khác mà có mùi hoăc bẩn thiểu. - Chuyển đổi chất nước thành dạng không nhìn thấy. - Đảm bảo chất lượng quá trình thực hiện phương pháp tiêu huỷ có Kiểm soát quá liên quan tới việc tiêu huỷ các tính độc hại của chất thải. trình - Khả năng của phương pháp tiêu huỷ để xử lý sự biến đổi về thành phần rác thải và lượng rác vào. - Tránh gây ra sự phát sinh, phát tiết chất độc hại thứ cấp qua quá trình sử dụng phương pháp tiêu huỷ. - Ngăn ngừa sự nhiễm bẩn của đất khi sử dụng phương pháp tiêu huỷ. Kiểm soát - Ngăn ngừa sự xâm nhập ngẫu nhiên vào cơ thể người. môi trường - Ngăn ngừa sư xâm nhập từ từ vào cơ thể người vì sự đào bới hoặc ăn trộm. - Ngăn ngừa sự xâm nhập tới các vật chủng trung gian (côn trùng, vật gặm nhấm, chim, mèo, chó) (Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải - 2004) Trên cơ sở phân loại và thu gom rác nói trên, lượng rác thông thường không độc hại được thu gom vận chuyển về xử lý trong bãi rác công cộng. Lượng rác y tế còn lại trong các thùng đỏ, vàng được chuyển về thiêu đốt trong lò đốt rác chuyên dụng. Các bệnh viện nên đầu tư hệ thống lò đốt để xử lý chất thải y tế. Mặc dù qui mô các bệnh viện trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, lượng chất thải y tế phát sinh mỗi ngày cũng không nhiều lắm nhưng mỗi huyện nên đầu tư cho bệnh viện của mình một lò đốt để xử lý chất thải y tế. Các bệnh viện có thể sử dụng lò đốt trong nước thiết kế, với công nghệ đốt 2 cấp, đảm bảo việc đốt cháy chất thải một cách tốt nhất, kèm theo hệ thống xử lý lượng khí thải phát sinh trong quá trình đốt cháy để cho lượng khí khi thải ra ngoài đảm bảo đúng tiêu chuẩn qui định. Sử dụng các lò đốt với công suất nhỏ từ 20-30 kg/h, chi phí cho một lò đốt khoảng từ 200-300 triệu đồng VN. Việc lắp đặt hệ thống lò đốt như trên vừa phù hợp với nhu cầu xử lý và phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của bệnh viện. Ngoài việc xử lý chất thải của bệnh viện mình, các bệnh viện cũng có thể ký hợp đồng với các phòng khám khu vực, phòng khám tư nhân trong huyện để thu gom xử lý chất thải y tế. Việc đầu tư lò đốt để xử lý chung như vậy vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí xử lý cho bệnh viện, giảm lượng chất thải y tế bị thất thoát trong môi trường vì các phòng khám tư nhân thường hay thải rác thải y tế chung với chất thải sinh hoạt, giảm lượng chất thải phải chôn lấp tránh gây ô nhiễm môi trường đất, giải quyết được vấn đề diện tích đất sử dụng cho chôn lấp ngày một ít đi, vừa có thể thu gom, xử lý được toàn bộ chất thải y tế phát sinh trong địa bàn các huyện cũng như trong tỉnh một cách triệt để nhất, đảm bảo vệ sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cộng đồng. 5.2.4. Các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm Việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm nhằm mục tiêu gia tăng phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm phát sinh, cũng cố và cải thiện chất lượng môi trường bệnh viện. Các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm có thể áp dụng cho từng khu vực nhỏ, riêng biệt và sau đó triển khai áp dụng toàn diện cho điều kiện thực tế của bệnh viện. 5.2.4.1. Quản lý nội vi Đây là nhóm giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm dễ áp dụng nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện bởi hiệu quả mang lại có thể rất đáng kể và tổ chức thực hiện đơn giản dựa trên những vấn đề sau: - Nâng cao ý thức trách nhiệm làm việc và bảo vệ môi trường bệnh viện của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt, khám chữa bệnh tại bệnh viện (giảm thất thoát, rơi vãi, phát sinh chất thải, phân loại chất thải tại nguồn, cải thiện chế độ bảo quản thuốc, vật phẩm và dụng cụ y tế). - Cải thiện hợp lý quá trình quản lý các hoạt động sinh hoạt, khám chữa bệnh tại bệnh viện, bao gồm các công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải phát sinh. - Có thể giới hạn lại số người nuôi bệnh mỗi người nằm viện chỉ cần một người chăm sóc (thường 1 người nằm viện nhưng lại có tới 2 hoặc 3 người nuôi bệnh đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh đáng kể lượng chất thải sinh hoạt cho bệnh viện), giờ giấc thăm bệnh trong ngày. 5.2.4.2. Khảo sát quá trình hoạt động và làm việc tốt hơn Đây là nhóm giải pháp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động chung của bệnh viện và có thể bao gồm các biện pháp áp dụng như sau: - Bố trí lại mặt bằng để có sự kết hợp giữa các bộ phận chức năng nhằm cải tiến và hợp lý hoá các hoạt động, gia tăng hiệu quả và chất lượng phục vụ. Có đường vận chuyên chất thải riêng tránh ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. - Tăng cường năng lực tự động hoá trong các hoạt động khám chữa bệnh nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh. - Thay đổi cách vận hành, chỉ huy, điều phối và phối hợp các hoạt động khám chữa bệnh nhằm gia tăng hiệu quả và chất lượng phục vụ. - Nên có 1 bộ phận chuyên trách để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm trong bệnh viện. 5.2.4.3. Một số biện pháp khả thi khác Đây là nhóm các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm còn lại bao gồm các giải pháp áp dụng như sau:  Cải thiện tính năng và hiệu quả chất lượng sản phẩm, trong dịch vụ bao gồm: bộ mặt, uy tín, kỹ năng và năng lực khám chữa bệnh.  Thay đổi nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động khám chữa bệnh như: thuốc, vật phẩm, dụng cụ y tế, nhiên liệu và tiết kiệm năng lượng (điện, hơi).  Tái sử dụng chất thải tại bệnh viện như có thể sử dụng lại những giấy bỏ, giẽ lau, lá cây, v.v. trong bệnh viện để dùng làm nhiên liệu hỗ trợ cho quá trình vận hành lò đốt chất thải. Đây là nhóm giải pháp được hoạch định với mục tiêu dài hạn nhằm áp dụng toàn diện các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm để nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả và năng suất phục vụ, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, đạt được tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp cho bệnh viện sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ xử lý cấp bách. 5.2.5. Đề xuất các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường cho công tác xử lý ô nhiễm môi trường. Theo điều (khoản 5) của QĐ64 và theo các giải pháp quản lý môi trường đã được đề xuất, áp dụng ở trên, có thể đề xuất tổ hợp các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức môi trường khả thi cho công tác xử lý ô nhiễm môi trường bệnh viện như sau: 5.2.4.4. Tổ chức các chương trình tuyên truyền nội bộ và đối với khu vực dân cư xung quanh bệnh viện về bảo vệ môi trường Hội nghị tổ chức quán triệt chủ trương xử lý ô nhiễm môi trường của bệnh viện tới đội ngũ cán bộ công nhân viên chức và tổ chức đoàn thể quần chúng của bệnh viện. Tổ chức các cuộc họp trực tiếp giữa bệnh viện với đại diện khu vực dân cư nhằm bước đầu giải quyết khiếu nại, khiếu kiện (nếu có). Giới thiệu chủ trương và các chương trình xử lý ô nhiễm cấp bách của bệnh viện. Khẳng định và thuyết phục về quyết tâm và cam kết tự nguyện của bệnh viện đối với nhiệm vụ xử lý ô nhiễm môi trường. Tiến hành chương trình tuyên truyền thường xuyên có nội dung ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu về xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường thông qua phương tiện loa phóng thanh của bệnh viện. Tổ chức in ấn, phát các tài liệu, tờ rơi ngắn gọn về công tác bảo vệ môi trường bệnh viện với Sở Tài Nguyên & Môi Trường bệnh viện. Tổ chức chương trình quảng bá truyền hình thu hút sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ về giáo dục, đào tạo, kỹ thuật công nghệ, v.v. nhằm thu hút huy động vốn đầu tư xử lý ô nhiễm nếu có các điều kiện hỗ trợ của truyền hình địa phương. Tổ chức giới thiệu các tiến bộ và kết quả xử lý ô nhiễm đạt được trong nội bộ bệnh viện với các khu vực dân cư trong quá trình tiến hành xử lý ô nhiễm môi trường thông qua phương tiện loa phóng thanh của bệnh viện. 5.2.4.5. Tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo về chương trình xử lý ô nhiễm và công tác bảo vệ môi trường Tổ chức chương trình các lớp học cấp tốc và ngắn hạn cho bộ phận quản lý môi trường chuyên trách của bệnh viện về các giải pháp xử lý ô nhiễm, hệ thống quản lý môi trường, công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải y tế, kỹ thuật và công nghệ xử lý ô nhiễm. Áp dụng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm, vận hành máy móc, thiết bị xử lý và các nội dung quản lý bổ sung cần thiết khác với sự hỗ trợ của sở Tài Nguyên & Môi Trường (phòng Môi Trường). Tổ chức quán triệt chiến lược xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường bệnh viện tới đội ngũ cán bộ công nhân viên chức và các tổ chức đoàn thể quần chúng của bệnh viện. Tổ chức giới thiệu kinh nghiệm chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và kỹ năng bảo vệ môi trường bệnh viện . Tổ chức các chương trình đào tạo cấp tốc và ngắn hạn về công tác thanh tra và giám sát môi trường với sự hỗ trợ của Sở Tài Nguyên & Môi Trường (phòng Môi Trường). Tổ chức các công tác thanh tra và giám sát môi trường của các tổ chức đoàn thể quần chúng của bệnh viện. Các chương trình giáo dục và đào tạo bổ sung khác (nếu cần thiết). 5.3. DỰ BÁO LƯỢNG CT Y TẾ PHÁT SINH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 ĐẾN NĂM 2030 Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại có thể dự báo dựa trên các cơ sở sau: - Thực tế của Quận 8 và thành phố Hồ Chí Minh; - Qui hoạch phát triển ngành y tế của Quận 8 và thành phố Hồ Chí Minh; - Các dự án y tế sẽ được thực hiện tại Quận 8; - Tốc độ tăng trưởng của các loại hình y tế tại Quận 8 và thành phố Hồ Chí Minh; - Xu hướng phát triển các loại hình chăm sóc sức khỏe và phương pháp khám bệnh, chữa bệnh tại thành phố và trên thế giới.  Thành phần Cơ sở dự báo thành phần chất thải rắn y tế và chất thải rắn y tế nguy hại tương tự như cơ sở dự báo nguồn phát sinh.  Khối lượng Việc tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại trong tương lai có thể được thực hiện theo các phương pháp sau: - Tính toán khối lượng chất thải rắn y tế tại một thời điểm xác định dựa trên tốc độ gia tăng hàng năm (% năm) khối lượng chất thải rắn y tế của Quận 8 được xác định theo số liệu thống kê khối lượng chất thải rắn y tế thống kê trong vòng 10 năm (2003-2013) hoặc lâu hơn nữa, theo công thức: Mn = Mn-1 x [1 + (a/100)] (tấn/năm hoặc tấn/ngày) trong đó, Mn - khối lượng chất thải rắn y tế năm thứ n, tấn/ngày hoặc tấn/năm Mn-1 - khối lượng chất thải rắn y tế của năm trước đó n-1, tấn/ngày hoặc tấn/năm; a -tốc độ gia tăng khối lượng chất thải rắn y tế năm, % năm Với phương pháp này, có thể sử dụng hai loại số liệu: ● Số liệu khoa học: là số liệu có được do tiến hành, điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích (số liệu Sở Y tế đã thực hiện năm 2004, nhưng không liên tục). ● Số liệu hành chính: là số liệu có được do tổng hợp các báo cáo từ các đơn vị liên quan thực hiện và các cơ quan quản lý. - Tính toán khối lượng chất thải rắn y tế tại một thời điểm xác định dựa trên chỉ tiêu phát triển ngành, mức độ phát thải xác định (khối lượng phát sinh trên mỗi giường bệnh hoặc trên mỗi bệnh nhân) và số giường bệnh (bệnh nhân), theo công thức: Mn = (Nn x m)/1.000 trong đó, Mn - khối lượng chất thải rắn y tế năm thứ n, tấn/ngày; Nn M - (tấn/ngày) số giường bệnh (bệnh nhân) của thành phố năm thứ n; mức độ phát thải chất thải rắn y tế, kg/bệnh nhân.ngày hoặc kg/gường bệnh • Chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại  Nguồn phát sinh Số lượng các nguồn phát sinh chất thải rắn y tế từ các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân và cửa hàng kinh doanh dược phẩm sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.  Thành phần Không thay đổi.  Khối lượng Trong quy hoạch này, dự báo khối lượng chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại được tính toán dựa vào khối lượng phát sinh trong quá khứ. Kết quả được trình bày trong Bảng 4.1 4.2 và 4.3. Bảng 4.1 Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế giai đoạn 2009-2013 Năm Khối lượng thu gom xử lý (kg/ngày) Khối lượng thu gom xử lý (tấn/năm) Tỷ lệ tăng trung bình (%/năm) 2009 2010 2011 2012 2013 278,5 315,6 346,8 388,9 423,1 101,652 115,194 126,582 141,948 154,431 13,3 9,9 12,1 8,8 Tỷ lệ tăng trung bình 11,025 (làm tròn 11) giai đoạn 2008-2013 Dự báo khối lượng được tính như sau: - Khối lượng thực tế phát sinh (M) bằng tổng khối lượng thu gom xử lý (m) cộng với 15% thu gom và vận chuyển sai tuyến: M = m + 15%M à M=100 x m/85 trong đó, M - Khối lượng thực tế phát sinh, tấn/ngày m - Khối lượng thu gom và xử lý đúng tuyến (qua cân), tấn/ngày; - Bảng 4.7 và 4.8 trình bày kết quả tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn y tế trong giai đoạn 2014-2029 là từ 11-15%/năm (tỷ lệ thu gom và xử lý đúng tuyến là 85%, tỷ lệ thu gom và xử lý sai tuyến là 15%). Bảng 4.2 Khối lượng chất thải rắn y tế giai đoạn 2014 – 2029 (tính tối thiểu tăng 11%/năm) Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 465,41 511,951 563,146 619,460 681,406 749,546 824,500 906,950 395,59 435,158 478,674 526,541 579,195 637,114 700,825 770,907 144,39 158,832 174,716 192,187 211,406 232,546 255,810 281,381 Khối lượng thực tế phát sinh (kg/ngày) Khối lượng thu gom xử lý (kg/ngày) Khối lượng thu gom xử lý (tấn/năm) Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Năm 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 Khối lượng thực tế phát sinh 997,64 1097,409 1207,150 1327,865 1460,651 1606,716 1767.387 1944,125 (kg/ngày) Khối lượng thu gom xử lý 847,99 932,798 1026,607 1128,685 1241,553 1365,708 1502,279 1652,506 (kg/ngày) Khối lượng thu gom xử lý 309,591 340,471 374,518 411,970 453,167 498,483 548,332 603,165 (tấn/năm) Bảng 4.3 Khối lượng CTRYT giai đoạn 2014-2029 (tính tối đa tăng 15%/năm) Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 486,565 559,549 643,481 740,003 851,003 978,653 1125,320 1294,118 413,580 475,617 546,959 629,002 723,352 831,855 956,522 1100.000 150,956 173,600 199,640 229,585 264,023 303,627 349,130 401,500 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 1488,235 1711,470 1968,190 2263,416 2602,92 2993,36 3442,36 3958,71 Khối lượng thực tế phát sinh (kg/ngày) Khối lượng thu gom xử lý (kg/ngày) Khối lượng thu gom xử lý (tấn/năm) Năm Khối lượng thực tế phát sinh (tấn/ngày) Khối lượng (tấn/ngày) Khối lượng (tấn/năm) 1265,000 1454,749 461,725 530,983 1672,961 1923,905 610,631 702,225 2212,49 2544,36 2926,10 3364,91 807,588 928,692 1067,99 1228,19 Hình: Diển biến CTNH y tế tại Thành phố Tuy Hòa Hình: diển biến CTRNH y tế tại huyện tây hòa CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 − KẾT LUẬN Dân số tăng nhanh (Gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học) đã làm cho lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn (220tấn/ngày) điều này đã tạo nên một áp lực lớn đối việc thu gom và xử lý. − Việc thải rác ra các kênh rạch và trên các đường phố của người dân còn khá phổ biến (rác kênh rạch: 30 tấn/ngày, rác đường phố: 30 tấn/ngày). − Thu phí rác hộ dân còn nhiều bất cập như:  Nhiều hộ xả rác nhưng khi chi trả thì chỉ trả phí cho một hộ.  Một số hộ dân gần các bô rác hay các điểm hẹn thì đổ thẳng rác tại các nơi này nên không trả phí cho việc thải rác. − Việc thu gom rác khi được chuyển giao cho các chủ dân lập thì vẫn còn xảy ra tình trạng thu gom kiểu “da beo”. − Việc thu gom rác đường phố vẫn chưa được tốt: đó là sau khi thu gom xong trong quá trình vận chuyển rác đến điểm hẹn thì xảy ra hiện tượng rơi vãi rác nhưng một số công nhân không thu dọn mà vẫn tiếp tục vận chuyển, điều này đã phần nào góp phần gây mất cảnh quan đô thị. − Trong quá trình vận chuyển rác bằng các thùng hoặc các xe cơ giới tải trọng lớn thì mùi hôi vẫn chưa hoàn toàn được khống chế gây ảnh hưởng đến người đi đường và sức khỏe của công nhân khi phải tiếp xúc lâu dài với nó. − Phương tiện thu gom còn thô sơ là nguyên nhân làm cho nước rò rỉ rác chảy xuống mặt đường trong quá trình vận chuyển. Do vậy việc giữ gìn môi trường sạch đẹp chỉ là một trong số rất nhiều việc cần làm khi đất nước gia nhập WTO nhưng đó lại là một nhân tố quan trọng để thu hút bè bạn quốc tế đến với chúng ta để thiết lập quan hệ vì họ đánh giá chúng ta ở ý thức, ở tác phong làm việc vì vậy chúng ta cần làm sao để có một tác phong chuyên nghiệp, và giữ gìn môi trường là một nhân tố hình thành nên tác phong đó. 6.2 KIẾN NGHỊ Tiến hành phân loại rác tại nguồn nhằm: − − −  Giảm đến mức tối thiểu lượng rác thải phải chôn lấp, diện tích đất chôn lấp.  Thu được lợi nhuận từ quá trình tái sinh tái chế. Tiền thu được từ tái sinh tái chế sẽ được sử dụng vào các mục đích sau:  Trợ giá cho người dân.  Hỗ trợ lương cho công nhân.  Sửa chữa và nâng cấp trang thiết bị thu gom và vận chuyển. Nhà nước có những chính sách hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tham gia vào quá trình thu gom và xử lý rác thải.(Hỗ trợ mặt bằng, miễn thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi). − Đưa chương trình giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vào trong các trường học (ngay từ bậc mầm non). − Thực hiện “Văn minh rác đô thị”. − Đưa ra các hình thức phạt đối với những người cố tình xả rác bừa bãi tại các nơi công cộng (cảnh cáo hoặc phạt tiền) − Tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân trong việc xả rác nơi công cộng.(tổ chức các cuộc thi nói về nói lên sự nguy cấp và những tác hại của rác, dán các poster tuyên truyền…) − Nhằm hạn chế chi phí ngân sách phải chi cho công tác thu gom, quét dọn, vận chuyển, xử lý CTR, nên đẩy mạnh việc xã hội hóa trong công tác thu gom, quét dọn, vận chuyển và xử lý (công tác này sẽ dần được chuyển cho các công ty dân lập và đặt dưới sự quản lý của nhà nước). [...]... giá hiện trạng phát sinh, quản lý chất thải rắn y tế, tính chất của từng nhóm rác thải y tế, công nghệ xử lý và dự báo lượng chất thải rắn y tế trong tương lai, phân tích nguyên nhân tác động đến công tác quản lý chất thải rắn y tế và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chất thải y tế trên địa bàn quận phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và các quy định của pháp luật Đánh giá hiện trạng. .. kê hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8: - Thu thập Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quận 8 đến năm 2020; Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế quận 8 đến năm 2020; - Thu thập các tài liệu nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế trong nước, các công nghệ xử lý chất thải rắn y tế thân thiện môi trường - Thu thập các thông tin có sẵn từ các cơ quan quản lý các cơ sở... dân) 4.1.2 Hiện trạng quản lý nhà nước về CTR y tế tại Quận 8 Hiện nay, trên địa bàn Quận 8 việc quản lý nhà nước về CTR y tế được thực hiện bởi Sở Y tế Thành phố, Sở TN&MT Thành phố, Phòng Y tế và Phòng Tài Nguyên và Môi trường quận 8 Các nội dung quản lý được triển khai trong thời gian qua như sau: 4.1.2.1 Sở Tài nguyên và Môi trường: Chi cục Bảo vệ môi trường, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường,... sở dịch vụ y tế liên quan (Phòng y tế, Uỷ ban nhân dân quận 8, Ban Quản lý các dự án y tế, Công ty môi trường Đô thị thành phố, Công ty Dịch vụ Công ích quận 8 và các cơ sở y tế trên địa bàn quận - Điều tra bằng phiếu đối với các cơ sở y tế - Khảo sát nhận dạng chất thải rắn y tế, thu thập kết quả phân tích mẫu chất thải rắn y tế của các đối tượng điều tra để xác định khối lượng, thành phần và nồng độ,... thống quản lý nhà nước về chất thải rắn y tế Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn y tế đã hình thành và quản lý các nội dung sau: + Luật Bảo vệ Môi trường 1993, 2005 + Quản lý hệ cấp phép xử lý chất thải rắn y tế + Quản lý hệ thống chứng từ theo dõi vận chuyển chất thải rắn y tế + Quản lý chất thải vận chuyển xuyên biên giới + Thống kê, tổng hợp thông tin và báo cáo hàng năm + Hỗ trợ dự báo và ra... Phương pháp l y mẫu và phân tích rác thải y tế: L y mẫu tại bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân và trạm y tế phường phân tích và đánh giá ảnh hưởng chất thải rắn y tế tới môi trường quận 8 Từ đó đề ra các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn quận 8 2.2.4 Tổng hợp thông tin, xử lý thông tin thu thập, điều tra được: Dùng trình ứng dụng Excel để thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu phân loại các thông... nguy hại và chất thải thông thường Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa y u tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ l y nhiễm, g y ngộ độc, phóng xạ, dễ ch y, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải n y không được tiêu h y an toàn 2.1.2 Phân loại chất thải y tế 2.1.2.1 Chất thải l y nhiễm Nhóm A: chất thải sắc nhọn: là chất thải có thể g y ra các. .. nguồn thải chất thải nguy hại, kiểm tra giám sát công tác thực hiện của các cơ sở y tế, xử lý vi phạm…) và dự báo đến năm 2020; Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải y tế từ khâu phát sinh đến thải bỏ trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020 phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh; Tham khảo ý kiến của chuyên gia, của th y. .. là chất thải nguy hại, cần có phương thức lưu giữ, xử lý, thải bỏ đặc biệt, có quy định riêng; g y hại sức khoẻ, an toàn môi trường hay g y cảm giác thiếu thẩm mỹ Theo Điều 3,của Quyết định 43/2007/QĐ-BYT, ng y 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì chất thải y tế và chất thải y tế được hiểu như sau : Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y bao gồm chất thải y tế. .. điều tra và tài liệu Tổng hợp số phương pháp n y dựa trên những thông tin thu thập được từ phiếu điều tra và các tài liệu, số liệu sẵn có của cơ quan quản lý về môi trường để đánh giá tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế cũng như công tác quản lý chất thải rắn y tế tại địa phương Lượng và loại chất thải y tế theo mã số quản lý chất thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và phân ... văn Đánh giá trạng đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế địa bàn quận Thành phố Hồ Chí Minh thực nhằm mục đích: đánh giá trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế địa bàn Quận 8, đề xuất. .. rác thải y tế: L y mẫu bệnh viện, sở y tế tư nhân trạm y tế phường phân tích đánh giá ảnh hưởng chất thải rắn y tế tới môi trường quận Từ đề giải pháp quản lý chất thải rắn y tế địa bàn quận. .. 4.1.2 Hiện trạng quản lý nhà nước CTR y tế Quận Hiện nay, địa bàn Quận việc quản lý nhà nước CTR y tế thực Sở Y tế Thành phố, Sở TN&MT Thành phố, Phòng Y tế Phòng Tài Nguyên Môi trường quận Các

Ngày đăng: 16/10/2015, 09:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w