- Công ty TNHHMTV dịch vụ công ích quận 8: Công ty dịch vụ công ích có từ 4 công nhân tương ứng với số lượng xe mô tô trực tiếp thu gom Trung bình mỗi công nhân thu
b) Lò đốt chất thải công nghiệp công suất 04 tấn/ngày Đây là lò đốt do CITENCO đầu tư Lò đốt được thiết kế theo dạng môđul chuẩn với công suất 300 kg/h tương đương
5.2.3.2. Xử lýchất thả iy tế
Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chất độc hại sinh ra từ chất thải y tế điều quan trọng là phương pháp tiêu huỷ phải được thức hiện an toàn, có kiểm soát và phải được cách ly khỏi môi trường, cộng đồng nhằm ngăn ngừa bất kỳ các tác động lớn nào đến môi trường. Phương pháp tiêu huỷ được xem là lý tưởng khi đảm bảo các khả năng tiêu huỷ tính độc hại của chất thải y tế. Quá trình tiêu hủy chất thải y tế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Bảng 5.3: Các yêu cầu kỹ thuật tiêu huỷ chất thải y tế
Tiêu huỷ tính độc hại của chất thải y tế
- Tiêu huỷ các tổ chức truyền nhiễm còn sống.
- Tiêu huỷ các thuốc chữa bệnh, dược phẩm hoặc biến đổi thành dạng không ăn được.
- Tiêu huỷ các vật có cạnh sắc hoặc các vật khác có thể gây ra vết thương trên cơ thể.
- Tiêu huỷ máu, mô tế bào, dịch cơ thể hoặc các chất hữu cơ khác mà có mùi hoăc bẩn thiểu.
- Chuyển đổi chất nước thành dạng không nhìn thấy.
Kiểm soát quá trình
- Đảm bảo chất lượng quá trình thực hiện phương pháp tiêu huỷ có liên quan tới việc tiêu huỷ các tính độc hại của chất thải.
- Khả năng của phương pháp tiêu huỷ để xử lý sự biến đổi về thành phần rác thải và lượng rác vào.
Kiểm soát môi trường
- Tránh gây ra sự phát sinh, phát tiết chất độc hại thứ cấp qua quá trình sử dụng phương pháp tiêu huỷ.
- Ngăn ngừa sự nhiễm bẩn của đất khi sử dụng phương pháp tiêu huỷ. - Ngăn ngừa sự xâm nhập ngẫu nhiên vào cơ thể người.
- Ngăn ngừa sư xâm nhập từ từ vào cơ thể người vì sự đào bới hoặc ăn trộm.
- Ngăn ngừa sự xâm nhập tới các vật chủng trung gian (côn trùng, vật gặm nhấm, chim, mèo, chó)
(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải - 2004)
Trên cơ sở phân loại và thu gom rác nói trên, lượng rác thông thường không độc hại được thu gom vận chuyển về xử lý trong bãi rác công cộng. Lượng rác y tế còn lại trong các thùng đỏ, vàng được chuyển về thiêu đốt trong lò đốt rác chuyên dụng. Các bệnh viện nên đầu tư hệ thống lò đốt để xử lý chất thải y tế.
Mặc dù qui mô các bệnh viện trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, lượng chất thải y tế phát sinh mỗi ngày cũng không nhiều lắm nhưng mỗi huyện nên đầu tư cho bệnh viện của mình một lò đốt để xử lý chất thải y tế. Các bệnh viện có thể sử dụng lò đốt trong nước thiết kế, với công nghệ đốt 2 cấp, đảm bảo việc đốt cháy chất thải một cách tốt nhất, kèm theo hệ thống xử lý lượng khí thải phát sinh trong quá trình đốt cháy để cho lượng khí khi thải ra ngoài đảm bảo đúng tiêu chuẩn qui định. Sử dụng các lò đốt với công suất nhỏ từ 20-30 kg/h, chi phí cho một lò đốt khoảng từ 200-300 triệu đồng VN.
Việc lắp đặt hệ thống lò đốt như trên vừa phù hợp với nhu cầu xử lý và phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của bệnh viện. Ngoài việc xử lý chất thải của bệnh viện mình, các bệnh viện cũng có thể ký hợp đồng với các phòng khám khu vực, phòng khám tư nhân trong huyện để thu gom xử lý chất thải y tế. Việc đầu tư lò đốt để xử lý chung như vậy vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí xử lý cho bệnh viện, giảm lượng chất thải y tế bị thất thoát trong môi trường vì các phòng khám tư nhân thường hay thải rác thải y tế chung với chất thải sinh hoạt, giảm lượng chất thải phải chôn lấp tránh gây ô nhiễm môi trường đất, giải quyết được vấn đề diện tích đất sử dụng cho chôn lấp ngày một ít đi, vừa có thể thu gom, xử lý được toàn bộ chất thải y tế phát sinh trong địa bàn các huyện cũng như trong tỉnh một cách triệt để nhất, đảm bảo vệ sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cộng đồng.