Phân loại, thu gom và vận chuyển 1 Tách phân loạ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải y tế trên địa bàn quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 75)

- Công ty TNHHMTV dịch vụ công ích quận 8: Công ty dịch vụ công ích có từ 4 công nhân tương ứng với số lượng xe mô tô trực tiếp thu gom Trung bình mỗi công nhân thu

5.2.1Phân loại, thu gom và vận chuyển 1 Tách phân loạ

b) Lò đốt chất thải công nghiệp công suất 04 tấn/ngày Đây là lò đốt do CITENCO đầu tư Lò đốt được thiết kế theo dạng môđul chuẩn với công suất 300 kg/h tương đương

5.2.1Phân loại, thu gom và vận chuyển 1 Tách phân loạ

5.2.1.1 Tách - phân loại

Điểm mấu chốt của biện pháp giảm thiểu chất thải y tế đó là tách ngay từ đầu là cách chính xác chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn thông thường, mặc dầu chúng đều có trong bệnh viện. Việc tách và phân loại chính xác chất thải rắn y tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp theo như quá trình vận chuyển và lưu chứa tại trạm hay nơi trung chuyển và quá trình vận chuyển tới nơi tiêu huỷ và quá trình tiêu huỷ.

Việc phân tách chất thải là quá trình thủ công và phụ thuộc vào kỹ năng thực hành của kỹ thuật viên, nhân viên y tế, hộ lý. Do vậy để thực hiện tốt việc tách và phân loại phải tập huấn cho các đối tượng trên.

Việc tách và phân loại chất thải rắn y tế đòi hỏi phải có thùng chứa, túi lót thùng chứa, dây thắt túi, hộp nhốt vật sắc nhọn. Yêu cầu màu sắc phải thống nhất để dễ quản lý chất thải rắn y tế đã được phân loại thu gom trong suốt quá trình lưu thông.

Tổ chức công tác quản lý, thu gom và phân loại rác thải tại nguồn nhằm tái sử dụng chất thải và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

Tổ chức vận chuyển rác thải sinh hoạt và rác thải thông thường theo hệ thống xử lý rác thải đô thị nhằm tiết kiệm chi phí lò đốt rác thải y tế nguy hại, bao gồm việc đầu tư các thùng đựng rác sinh hoạt chuyên dùng và phương tiện vận chuyển rác nội bộ tập kết rác thải tới điểm vận chuyển chung.

Để việc thu gom và xử lý rác thải bệnh viện đạt hiệu quả cao, bệnh viện cần trang bị cho các khoa, buồng khám và chữa bệnh, các khu vực công cộng 4 loại thùng chứa rác hợp vệ sinh có màu sắc qui định, có nhãn khác nhau như:

 Khu vực công cộng

 Thùng màu xanh: chứa rác thải sinh hoạt như các loại lá, rau, cỏ và quả, thức ăn dư thừa, các vỏ bao bì chứa đồ, v.v. là các loại rác không độc hại để đội vệ sinh công cộng tới thu gom và chôn lấp.

 Thùng màu nâu: chứa các loại rác thải trơ không nguy hại như thạch cao, gạch, đá đất, đất cát, v.v. khi quét dọn khuôn viên để vệ sinh công cộng chở đi.

 Thùng màu vàng: chứa các loại giấy, cao su, nilon và các loại nhựa, vải mặc, chăn màn, quần áo, lá khô, v.v. đây là những thứ dễ cháy đưa về lò đốt để trợ nhiệt giảm nguyên liệu cần dùng.

 Thùng màu đỏ: chứa các loại rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao để thiêu đốt trong lò đốt rác bệnh viện. Thùng này phải có túi nilon đặt sẵn để tiện cho việc vận chuyển và xử lý trong lò đốt.

Hình 5.2.1.1: Phân loại thùng thu gom rác

Một số yêu cầu cần thiết cho thùng, túi đựng chất thải y tế:

Bảng 5.1:Yêu cầu màu sắc, đánh dấu nhãn thùng và túi đựng chất thải y tế Loại chất thải Màu và đánh dấu nhãn Loại thùng, túi

Chất thải lây nhiễm cao Vàng, ký hiệu nhiễm khuẩn cao

Thùng nhựa, túi nhựa bền chắc chắn

Chất thải lây nhiễm, bệnh

phẩm, giải phẫu Vàng, có logo nhiễm khuẩn Thùng nhựa, túi nhựa bền Vật sắc nhọn Vàng, để chứa vật sắc nhọn Túi nhựa bền hoặc hộp

giấy, chai nhựa Chất thải y tế có đồng vị phóng xạ Vàng nâu, logo có bức xạ theo qui định Hộp chì, kim loại có dán nhãn bức xạ

Chất thải rắn y tế thông thường

Đen, như túi đựng rác sinh hoạt

Túi nilon, thùng nhựa, kim loại

(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thảI – 2004)

Có logo được thống nhất trên phạm vi quốc tế đối với chất thải y tế nguy hại, có thêm dòng chữ chú giải để cảnh báo chất thải “lây nhiễm”. Các ký hiệu khác kèm theo có thể chỉ và cảnh báo chất gây ăn mòn, hoá chất độc hay các loại có thể đốt cháy được.

 Các điểm cần chú ý trong quá trình tách và phân loại là:

 Phải tách chất thải rắn thông thường ra khỏi chất thải rắn y tế nguy hại.  Thùng, túi chứa chất thải rắn y tế nguy hại phải có nhãn, ký hiệu.

 Chất thải y tế có mức lây nhiễm cao như môi trường đã nuôi cấy vi sinh vật phải thu vào túi bền chắc, chịu nhiệt để hấp khử trùng sơ bộ.

Có thể sử dụng một số dụng cụ để phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải theo bảng dưới đây:

Bảng 5.2: Một số dụng cụ thu gom, phân loại CTR y tế nguy hại tại nguồn và nhà cung cấp hiện có trên thị trường Việt Nam

STT Loại dụng cụ Hãng Chức năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Thùng rác C106. M63.5 x 57(200

lít) PENNEC Lưu, trung chuyển

2 Thùng rác C64.5. M48.5x

63.5(70 lít) PENNEC Vận chuyển nội bộ

3 Thùng rác C46. M39 x 36(49 lít) PENNEC Thu gom tại khoa 4 Thùng nhựa 120 CTYT (120 lít) Song Long Lưu, trung chuyển 5 Thùng rác ShungSheng 15 l ít TQ Thu gom tại khoa 6 Xe chở rác 97. 0,75m3 URENCO Hà

Nội

Thu gom, vận chuyển rác th ường

7 Túi PVC 700 x 800, (10-15 kg) CT BBXNK Long Biên

Lót thùng thu gom CTR y tế nguy hại

8 Túi PVC 55 x 60, (5-10 kg) Lót thùng thu gom CTR y tế nguy hại

9 Găng tay cao su BHLĐ VN Bảo hộ lao động

Sau đây là bản hướng dẫn phân loại, thu gom một số loại chất thải y tế điển hình tham khảo từ thực tế của bệnh viện Chợ Rẫy (Xem phụ lục 6). Theo bảng hướng dẫn, chất thải y tế đã được phân loại 1 cách rõ ràng, cụ thể rất thuận lợi cho việc xử lý chất thải. Sau khi phân loại thì:

 Thùng đựng vật sắc nhọn được bỏ vào bao rác vàng

 Những dụng cụ phát sinh thì phòng thí nghiệm vệ sinh hoặc từ phóng xạ được xử lý sơ bộ trước khi bỏ vào túi đựng vật sắc nhọn.

 Các chất thải ở mục 21 và 22 phải được xử lý sơ bộ ngay tại nơi phát sinh trước khi chuyển về nơi tập trung chất thải của bệnh viện.

 Tất cả các bao rác phải được thắt chặt bằng dây nilon ngang vạch qui định sau đó mới được chuyển về nơi tập trung.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải y tế trên địa bàn quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 75)