ủaẹaờcrh ọùờảlờb thờãấậthờtrấì ờiọờ
4.3.1 Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn y tế
Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn y tế đã hình thành và quản lý các nội dung sau:
+ Luật Bảo vệ Môi trường 1993, 2005
+ Quản lý hệ cấp phép xử lý chất thải rắn y tế
+ Quản lý hệ thống chứng từ theo dõi vận chuyển chất thải rắn y tế + Quản lý chất thải vận chuyển xuyên biên giới
+ Thống kê, tổng hợp thông tin và báo cáo hàng năm + Hỗ trợ dự báo và ra quyết định
- Đối với các đối tượng được quản lý về CTR, bao gồm cả CTNH y tế (các chủ đăng ký, xử lý, vận chuyển chất thải) các trách nhiệm phải thực hiện như sau:
+ Phân loại;
+ Đăng ký chủ nguồn thải
+ Đăng ký mã số hành nghề xử lý chất thải nguy hại + Báo cáo hàng năm
+ Tìm hiểu các thông tin về pháp lý liên quan
- Đối với cộng đồng: công bố thông tin về chất thải rắn y tế.
+ Tra cứu thông tin về loại hình, địa điểm, yêu cầu quy định đối liên quan đến chất thải rắn y tế;
+ Hỗ trợ xử lý nhanh các sự cố môi trường liên quan;
- Mặc dù đã hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn y tế như đã nêu trên nhưng trong thực tế trước sự gia tăng nhanh của chất thải rắn y tế , CTNH y tế, công tác quản lý chất thải rắn y tế nói chung và CTNH y tế nói riêng ở nước ta hiện nay vẫn chưa được thực hiện triệt để. Các nguyên nhân làm phát sinh sự gia tăng của các loại hình chất thải y tế có thể kể đến, cụ thể như;
+ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: khoa học phân tích, y học, độc chất học,… + Nhận thức của chủ thải và cộng đồng;
+ Hành vi cố tình đưa chất thải chưa qua xử lý vào môi trường; + Sự yếu kém của bộ máy quản lý.