Hình thức thu gom tại nguồn:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải y tế trên địa bàn quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)

Đối với các cơ sở y tế như bệnh viện quận 8, Bệnh viện Điều dưỡng, Viện Vệ sinh y tế công cộng (có nhà lữu giữ chất thải rắn y tế, có thùng chứa) thì được thu gom với hình thức “trao đổi thùng”. Đối với cơ sở y tế nhỏ thì chất thải được chứa trong bao màu vàng và công nhân thu gom cả bao cho vào thùng chứa màu vàng. Tần suất thu gom đối với các cơ sở y tế là bệnh viện tối đa là 2 ngày/lần; đối vối cơ sở y tế có quy mô vừa và nhỏ thì không quá 1 tuần/lần cho cơ sở không có bệnh phẩm và 1 ngày/lần cho cơ sở có bệnh phẩm.

5.1.5 Vận chuyển và trung chuyển

Chất thải rắn y tế lây nhiễm thu gom tại nguồn được vận chuyển theo hai con đường như sau:

- Vận chuyển trực tiếp đến nhà máy xử lý, quy trình này do CITENCO thực hiện, với khối lượng khoảng 408kg/ngày (100%tổng khối lượng thu gom).

- Vận chuyển đến các điểm tập trung (trạm trung chuyển), quy trình này do Công ty TNHH MTV DVCI thực hiện, với khối lượng khoảng 25kg/ngày (78%tổng khối lượng thu gom), sau đó từ điểm tập trung được CITENCO tiếp tục vận chuyển đến nhà máy xử lý.

Tại một số Bệnh viện trên địa bàn quận , phòng khám đa khoa, các loại CTNH y tế mặc dù được phân loại để xử lý, như CTNH y tế như bệnh phẩm, nhau thai, bông băng,... còn xử lý bằng cách đốt tại các lò đốt trên địa bàn thành phố như bệnh viện Quận 8, phòng khám đa khoa Xóm Củi….

Theo điều tra thì đa số các cơ sở y tế trên địa bàn quận chưa có phương tiện chuyên dụng để vận chuyển CTNH y tế từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, do đó, các cơ sở y tế đã sử dụng các phương tiện thông thường như: xe mô tô, xe ba gác để vận chuyển CTNH y tế của cơ sở mình đến nơi xử lý...,

- CTNH y tế được chứa đựng trong quá trình vận chuyển không bảo đảm an toàn khi có sự cố xảy ra trên đường vận chuyển;

CTNH y tế mà mình được giao vận chuyển (hộ lý, xe ôm, ba gác...)

Đồng thời theo quy định tại Điều 26 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT về quản lý CTNH thì “Chủ hành nghề quản lý CTNH chỉ được phép bắt đầu hoạt động sau khi được cấp Giấy phép QLCTNH; Chỉ được phép ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH với các chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn hoạt động được phép ghi trong Giấy phép QLCTNH; chỉ tiếp nhận vận chuyển, xử lý số lượng, loại CTNH bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng, Chứng từ CTNH và Giấy phép QLCTNH.” Như vậy, việc các Bệnh viện nhận trách nhiệm xử lý CTNH y tế trong tình trạng chưa đầy đủ các điều kiện về thủ tục nhân lực, phương tiện và trang thiết bị là hoàn toàn trái với quy định của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Đây là giải pháp tình thế trong điều kiện khó khăn hiện nay, là trách nhiệm do Sở Y tế giao mà các Bệnh viện phải thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện giải pháp này cần phải có phương án thực hiện, quản lý an toàn hơn, trách nhiệm hơn của cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan để phòng ngừa những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Điểm tập trung thường được chọn là tại Trạm trung chuyển phường 3 quận 8. Chất thải rắn y tế được lưu giữ tại các điểm tập trung không quá 72 giờ tính cả thời gian lưu giữ tại nguồn).

Dưới đây là sơ đồ mạng lưới thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế lây nhiễm trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 3.2.2.2 Sơ đồ mạng lưới thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế.

5.1.6 Phương tiện và trang thiết bị thu gom và vận chuyển

- Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố (CITENCO): đang sở hữu 11 xe tải chuyên dụng vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm, có đăng ký vận chuyển chất thải nguy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải y tế trên địa bàn quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w