ủaẹaờcrh ọùờảlờb thờãấậthờtrấì ờiọờ
4.3.2.4. Xu hướng chung và khả năng ứng dụng công nghệ không đốt ở Việt Nam
Theo thông tin của Cục Môi trường Bộ Y tế thì thế giới đang xu hướng đã loại bỏ công nghệ đốt vì nó có thể thải ra những chất khó phân huỷ như: Dioxin, Furan hoặc những chất khó phân huỷ khác và rất khó kiểm soát được những công nghệ đốt này và thay vào đó là công nghệ không đốt vì nó không thải ra khí độc hại.
Công nghệ xử lý CTNH y tế không đốt được lựa chọn bởi vì nó phát huy được hiệu quả cao đối với các chất thải lây nhiễm, chi phí vận hành thấp, không gây ô nhiễm môi trường thứ phát. Các công nghệ không đốt bao gồm: Quy trình nhiệt - khử khuẩn bằng nhiệt ướt như nồi hấp hay hệ thống hấp ướt tiên tiến, khử khuẩn bằng nhiệt khô, công nghệ vi sóng, plasma...; Quy trình hóa học - hóa học không dùng clo, thủy phân kiềm; Quy trình bức xạ - tia cực tím, cobalt; Quy trình sinh học - xử lý bằng enzym. Trong số các công nghệ trên, quy trình nhiệt là phổ biến nhất và được chia thành 3 loại gồm :
- Quytrình nhiệt thấp (có 19 nhà cung cấp công nghệ này) với nhiệt độ vận hành khoảng từ 200 - 350°F (tò 93 - 177°C) với 2 nhóm cơ bản là nhiệt ướt và nhiệt khô. Công nghệ nhiệt ướt dùng hơi nước để khử khuẩn chất thải. Công nghệ xử lý bằng vi sóng thực chất là khử khuẩn bằng hơi nước vì hơi nước bão hòa được thêm vào làm ẩm chất thải và năng lượng vi sóng sẽ làm nóng chất thải. Quy trình nhiệt khô không thêm nước hay hơi nước vào chất thải. Chất thải được làm nóng bởi tính dẫn nhiệt, đối lưu tự nhiên hay cưỡng bức, sử dụng bức xạ nhiệt hoặc bức xạ hồng ngoại.
- Quy trình nhiệt trung bình (có 2 nhà cung cấp công nghệ này): Nhiệt độ vận hành khoảng từ 350 - 700°F (177 - 370°C) có tác dụng phá vỡ liên kết hóa học của chất hữu cơ. Đây là quy trình dựa trên công nghệ mới bao gồm quy trình trùng hợp ngược sử dụng năng lượng vi sóng cường độ cao và khử trùng hợp sử dụng hơi nóng và áp suất cao.
- Quy trình nhiệt cao (có 13 nhà cung cấp công nghệ này): Nhiệt độ vận hành vào khoảng 1.000 - 15.000°F (540 - 8.300°C) hoặc cao hơn. Điện trở, cảm ứng điện, khí tự nhiên
hoặc năng lượng plasma cung cấp nhiệt cao. Nhiệt độ cao làm thay đổi tính chất lý hóa của chất thải, từ chất hữu cơ thành chất vô cơ và tiêu hủy hoàn toàn chất thải đồng thời làm thay đổi lớn về trọng lượng và thể tích chất thải.
Quy tình nhiệt thấp cần có thêm thiết bị cắt, xay để làm giảm thể tích và biến dạng chất thải, thể tích chất thải có thể giảm tò 60 - 70%. Quy trình nhiệt cao có thể giảm thể tích đến 90-95%.
Việc áp dụng các công nghệ thay thế cho công nghệ đốt ờ nước ta là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng chung hiện nay của thế giới, thực hiện các cam kết giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, BVMT và sức khỏe con người. Tháng 8/2004, trong tài liệu "Chính sách quản lý an toàn chất thải y tế", WHO đã đưa ra các chính sách nhằm khuyến cáo các quốc gia quan tâm đến quản lý chất thải y tế. Cụ thể như: Quản lý chất thải y tế không an toàn gây tò vong và tàn tật, gây rủi ro cho sức khỏe con người, đặc biệt lo ngại về việc phơi nhiễm với dioxin và furan từ khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; cần những quyết định đúng đắn trong quản lý chất thải y tế; Phù hợp với Chiến lược của WHO (Phát triển các ứng dụng tái chể chất thải ở nơi có thể tái chế được; Sử dụng các thiết bị y tế không có chứa chất liệu PVC; Khuyến khích sử dụng các thiết bị nhỏ thay thế cho phương pháp thiêu đốt; Phát triển và ứng dụng các công nghệ không đốt để xử lý chất thải rắn y tế; Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, chính sách, luật pháp và hướng dẫn quản lý chất thải y tế; Phân bổ nguồn nhân lực, tài chính cho quản lý an toàn chất thải y tế.
Việc áp dụng công nghệ khử khuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và quản lý vì chi phí đầu tư và vận hành rẻ hơn phương pháp thiêu đốt; không phát sinh khí thải độc hại, đặc biệt là dioxin và furan; không phát sinh xỉ độc hại chứa kim loại nặng; chất thải sau khi khử khuẩn được chôn lấp như chất thải thông thường; kiểm soát chất lượng khử khuẩn, điều này ngành y tế hoàn toàn có thể làm chủ và thực hiện được vì các bệnh viện lớn đều có khoa vi sinh, thuận tiện và tính khả thi cao hơn so với việc kiểm soát khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có thiết bị đo được nồng độ dioxin trong khí thải, giá thành xét nghiệm mẫu rất cao nếu phải gửi đi xét nghiệm ở nước ngoài; kinh
nghiệm khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế, đồ vải trong ngành y tế sẽ rất hữu ích trong việc quản lý thiết bị khử khuẩn chất thải rắn y tế nếu thiết bị này do bệnh viện quản lý và vận hành.
Về công nghệ không đốt, đến nay đã có 13 bệnh viện, viện, trung tâm y tế áp dụng công nghệ vi sóng áp suất thường và áp suất cao để xử lý chất thải lây nhiễm trong cả nước.
Như vậy, các cơ sở y tể trong những năm qua đã có bước tiếp cận với công nghệ không đốt và mang lại kết quả ban đầu đáng khích lệ.