1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

75 1,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 4,26 MB

Nội dung

Cây ngắn ngàytrong mô hình nông lâm kết hợp có vai trò rất quan trọng trong sử dụng đấtdốc bền vững: trước hết cây ngắn ngày cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầutrước mắt của người dân, c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA LÂM NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍN ĐỀ TĂI:

ĐÂNH GIÂ HIỆN TRẠNG VĂ PHĐN TÍCH CÂC NHĐN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG LĐM KẾT HỢP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở XÊ HƯƠNG LỘC, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÍN HUẾ

Sinh viín thực hiện: Lí Thị Hòa Lớp: Lđm nghiệp 39B

Địa điểm thực tập: xê Hương Lộc, huyện Nam

Đông, tỉnh Thừa Thiín Huế Giâo viín hướng dẫn: ThS Hoăng Huy Tuấn

Năm 2009

Trang 2

Lời cảm ơn

Hồn thành đề tài này, tơi tỏ lịng biết ơn quý thầy

cơ giáo trong khoa Lâm nghiệp – trường Đại học Nơng Lâm Huế đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập tại trường Tơi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - ThS Hồng Huy Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.

Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tơi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.

Trong quá trình hồn thành khĩa luận, do kinh nghiệm bản thân cịn hạn chế nên khĩa luận khơng tránh khỏi sai sĩt Tơi rất mong sự giúp đỡ của quý thầy cơ cùng sự đĩng gĩp chân thành của các bạn sinh viên.

Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2009 Sinh viên

Lê Thị Hịa

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Một số quan điểm về Nông lâm kết hợp 4

2.2 Vai trò của Nông lâm kết hợp 6

2.3 Các dạng mô hình Nông lâm kết hợp ở Việt Nam 10

2.4 Thực trạng và những thách thức khi thiết lập các mô hình Nông lâm kết hợp 11

PHẦN 3: MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 14

3.2 Nội dung 14

3.2.1 Tình hình cơ bản của địa điểm nghiên cứu 14

3.2.2 Phân loại các mô hình NLKH ở xã Hương Lộc 14

3.2.3 Các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong các mô hình nông lâm kết hợp 14

3.2.4Một số nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của nông hộ 14

3.2.5 .Một số giải pháp phát triển hệ thống nông lâm kết hợp theo hướng bền vững 14 3.3 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 14

3.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 14

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 Tình hình cơ bản của địa điểm nghiên cứu 18

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 18

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 24

4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của xã Hương Lộc 28

4.2 Phân loại các mô hình nông lâm kết hợp ở xã Hương Lộc 30

4.3 Mô tả các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong các mô hình NLKH 33

4.3.1 Cây công nghiệp - cây ăn quả - lúa - cây hoa màu - ao 33

Trang 4

4.3.2 Rừng – cây ăn quả - cây công nghiệp – ao – lúa – cây hoa màu 37

4.3.3 Rừng - cây ăn quả - chăn nuôi - ao 40

4.3.4 Rừng - cây ăn quả - cây hoa màu - ao - lúa 43

4.3.5 Rừng - cây công nghiệp - cây hoa màu - chăn nuôi 46

4.3.6 Rừng - cây hoa màu - ao - chuồng - lúa 48

4.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình nông lâm kết hợp trên địa bàn xã Hương Lộc 51

4.4.1 Hiệu quả về kinh tế 51

4.4.2 Hiệu quả về xã hội 53

4.4.3 Hiệu quả về môi trường 53

4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình 53

4.5.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên 54

4.5.2 Ảnh hưởng của nguồn lực đến sản xuất của hộ gia đình 57

4.5.3 Ảnh hưởng thị trường đầu vào và đầu ra các sản phẩm 60

4.6 Một số giải pháp phát triển hệ thống nông lâm kết hợp theo hướng bền vững 60

4.6.1 Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phân bón cho hộ gia đình 61

4.6.2 Giải pháp về chỉ đạo sản xuất 61

4.6.3 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 62

4.6.4 Giải pháp xây dựng tổ chức bộ máy khuyến nông 62

4.6.5 Giải pháp về vốn 62

4.6.6 Giải pháp về thị trường 63

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64

5.1 Kết luận 64

5.2.Đề nghị 64

Trang 5

PHẦN 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông lâm kết hợp (NLKH) là phương thức trồng cây ngắn ngày xenvới cây dài ngày theo sự phối trí về không gian và thời gian Cây ngắn ngàytrong mô hình nông lâm kết hợp có vai trò rất quan trọng trong sử dụng đấtdốc bền vững: trước hết cây ngắn ngày cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầutrước mắt của người dân, cung cấp thức ăn cho gia súc, phát triển chăn nuôi

hộ gia đình, cung cấp rau xanh, cây dược liệu, nguồn phân xanh cho sản xuấtnông nghiệp trên đất dốc Cây ngắn ngày còn là một lớp thảm che phủ, chốngxói mòn khi cây rừng chưa khép tán, đồng thời còn hỗ trợ về mặt sinh tháicho cây gỗ và cây trồng dài ngày khác Hiệu quả kinh tế của cây ngắn ngàyphụ thuộc không chỉ vào giá trị sản phẩm mà nó cung cấp trong từng thời vụ

mà nó phụ thuộc vào khoảng thời gian có khả năng trồng xen với cây lâunăm, trong cả giai đoạn kết hợp [3]

Trên thế giới, hệ thống nông lâm kết hợp đã xuất hiện từ lâu và phát triểnrất mạnh Đặc biệt ở các nước phát triển, các mô hình nông lâm kết hợp pháttriển với quy mô lớn dưới dạng trang trại và đạt hiệu quả rất cao như ở Hoa Kỳ,

Hà Lan, Nhật Bản…Các mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môitrường rất tốt và còn đảm bảo tính bền vững cao

Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống, trong khi đó diện tíchđất đồi núi khá lớn chiếm 3/4 diện tích cả nước nên việc kết hợp các mô hìnhcanh tác nông lâm kết hợp để tận dụng một cách có hiệu quả trên diện tích đấthiện có nhằm vừa đảm bảo tạo thu nhập vừa bão vệ được môi trường sinh thái

là điều tất yếu Chính vì vậy, việc kết hợp giữa nông lâm ngư nghiệp trongcác mô hình trang trại ở nước ta đã có từ rất lâu, nhưng mới phát triển mạnhtrong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây Thực tiễn chothấy đây là một trong những phương thức thích hợp trong việc quản lý cácnguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng đa dạng và bền vững Do đặc điểmtài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương khác nhau đã tạonên nhiều mô hình NLKH đa dạng, đặc biệt tại các vùng cao, vùng sâu vùng

xa, nơi cần thiết vận dụng và phát triển những tiến bộ mới trong canh táchướng đến bảo tồn đất và nước

Trang 6

Nhận thấy được vai trò của các mô hình NLKH, Nhà nước đã có cácchính sách hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp như: Các chính sách về đất đaicủa Chính phủ được phản ánh ở trong các Nghị định, Quyết định, Thông tư(Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/01/1999, thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN - TCĐC, ngày 6/6/2000; quyết định số 178/2001/QĐ - TTg, ngày12/11/2001…), các chính sách về khoa học công nghệ và các chính sách vềkhuyến lâm để hỗ trợ phát triển NLKH, chính vì thế có nhiều mô hình NLKHđược xây dựng và phát triển khá nhanh Nhiều nơi nông lâm kết hợp thực sự

đã đưa lại những hiệu quả đáng kể, góp phần nâng cao đời sống người dânmiền núi thông qua việc cung cấp các sản phẩm lương thực thực phẩm (rau,trứng, thịt, sữa…), đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các hộ gia đình đó là cácsản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v giải quyết công ăn việc làm cho ngườidân miền núi, tăng thu nhập cho người nông dân [6]

Mặt khác, hiện nay khí hậu toàn cầu đang bị biến đổi nghiêm trọng gâyảnh hưởng xấu đến cuộc sống của toàn nhân loại Biến đổi khí hậu làm thayđổi chế độ mưa nắng, nguy cơ nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi sẽ dẫnđến hiện tượng xói mòn và rửa trôi đất Theo thông báo của Trung tâmNghiên cứu Nông - Lâm quốc tế (ICRAF), các mô hình NLKH là giải pháptốt nhất để tăng độ che phủ, giảm xói mòn rửa trôi và điều quan trọng nhất làgiảm sự nóng lên của toàn cầu, đồng thời giảm đói nghèo ở các nước đangphát triển [5] Như vậy một biện pháp để cải tạo khí hậu là tăng diện tích rừngbằng cách trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc

Huyện Nam Đông nằm cách thành phố Huế khoảng 60 km về phía Nam với tổng diện tích là 650,518 km2 , với 2/3 diện tích đất là đồi núi Trong

Tây-đó rừng tự nhiên chiếm 39.939.01 ha và 10/11 xã, thị trấn là có rừng tự nhiên.Ngoài ra còn có hơn 1,859 ha rừng trồng Do phía Nam bị chắn bởi các dãynúi thuộc vườn quốc gia Bạch Mã nên ở đây có lượng mưa trung bình hàngnăm thuộc loại cao nhất nước Lượng mưa trung bình hàng năm lên đến 4000-

5000 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm là từ 24-250C, độ ẩm tương đối trungbình hàng năm là 87-88% với đặc điểm tự nhiên khí hậu đó, nơi đây đã tạo ratiểu vùng khí hậu đặc trưng với hệ động thực vật phong phú và mang nhữngđiểm thích nghi đặc trưng Thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các môhình nông lâm kết hợp

Trang 7

Xã Hương Lộc thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế HươngLộc có địa hình chủ yếu là đồi núi, cuộc sống của người dân ở đây cũng thấp.Tại đây, sau khi được giao đất giao rừng đã phát triển các mô hình nông lâmkết hợp rất rộng Tuy nhiên, các mô hình ở đây chưa được nhiều Các mô hìnhphần lớn là mới thành lập và hiệu quả chưa cao Sự hiểu biết của người nôngdân quyết định tới việc kết hợp các loài cây trồng, vật nuôi như thế nào trong

hệ thống canh tác của họ là một vấn đề rất quan trọng trong nghiên cứu vàphát triển NLKH Sự quyết định này sẽ rất đa dạng, nó phụ thuộc rất nhiềuyếu tố khác nhau trong sản xuất nông lâm kết hợp của người nông dân Vì vậy

chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã Hương Lộc, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm nghiên cứu sự đa dạng

của mô hình NLKH và các nhân tố ảnh hưởng ở cấp nông hộ

Trang 8

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Một số quan điểm về Nông lâm kết hợp

Hiện nay, trong khi hầu hết chúng ta hiểu một cách rất rõ ràng lâm nghiệphay nông nghiệp là gì thì nông lâm kết hợp là một lĩnh vực hết sức phức tạp Có rấtnhiều khái niệm khác nhau về NLKH được phát triển và thay đổi theo thời gian

Theo Bene và các cộng sự (1977), NLKH là một hệ thống quản lý đất bềnvững nhằm gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai; phối hợp sự sản xuất củacác cây hoa màu (kể cả cây lâu năm) và cây rừng và/ hoặc với vật nuôi cùng mộtlúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất; và áp dụng các kỹ thuật canh táctương ứng với các điều kiện văn hoá xã hội của người dân địa phương [5]

Nair (1987) đưa ra khái niệm NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó

có sự phối hợp cây lâu năm với cây hoa màu và /hoặc vật nuôi một cách thíchhợp với điều kiện sinh thái và xã hội theo hình thức phối hợp không gian và thờigian để gia tăng sức sản xuất tổng thể của cây trồng và vật nuôi một cách bềnvững trên một đơn vị diện tích đất đai, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuậtthấp và trên các vùng đất khó khăn [5]

NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất, trong đó các cây lâunăm (cây gỗ, tre, cây ăn quả…) được trồng có tính toán trên cùng một đơn vịdiện tích đất với cây hoa màu và/ hoặc vật nuôi dưới dạng xen theo không gianhay theo thời gian Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có mối quan hệ tương

hỗ cả về mặt sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của chúng (Lungdgren vàRaintree, 1983) [5]

Hiện nay, NLKH được xem như là một hệ thống quản lý tài nguyên thiênnhiên Hệ thống này kết hợp các loài cây trồng ở trang trại và ở các cảnh quannông nghiệp (agricultural landcape) để đa dạng hoá và duy trì sản xuất Mốiquan tâm trong việc đẩy mạnh xúc tiến NLKH bắt nguồn từ lợi ích về kinh tế, xãhội và môi trường của nó cho tất cả những người sử dụng đất [5]

Có thể nói rằng NLKH trên thế giới bắt đầu phát triển mạnh vào cuối thế

kỷ 19, khi mà hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dưới sự bảo hộ của thực dân Anh Trong các đồn điền trồng cây gỗ Tếch (Tectona

Trang 9

grandis), người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây

chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm Phương thức này sau

đó được áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi Các nghiên cứu và phát triển các

hệ thống kết hợp này thường hướng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, đượcthực hiện bởi các nhà lâm nghiệp với việc luôn cố gắng đảm bảo các nguyên tắc:

 Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loài cây rừng trồng, là đốitượng cung cấp sản phẩm chính trong hệ thống

 Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp

 Tối ưu hoá về thời gian canh tác cây trồng nông nghiệp sẽ bảo đảm tỷ lệsống và tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ

 Loài cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loài cây nông nghiệp

 Tối ưu hoá mật độ để đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của cây trồngthân gỗ

Chính vì vậy mà các hệ thống này chưa được xem xét như là một hệthống quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair, 1995)[5]

Nhiều nhân tố và sự phát triển trong những năm 1970 đã tạo điều kiện choviệc công nhận NLKH là một hệ thống quản lý sử dụng đất có khả năng áp dụngcho cả trên trang trại (nông nghiệp) và trên đất rừng (lâm nghiệp) Các nhân tốnày bao gồm:

 Sự đánh giá lại chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB)

 Sự tái thẩm định các chính sách lâm nghiệp của Tổ chức Lương Nông(FAO) thuộc Liên Hợp Quốc

 Sự thức tỉnh các mối quan tâm khoa học về xen canh và hệ thống canh tác

 Tình trạng thiếu lương thực ở nhiều vùng trên thế giới

 Sự gia tăng nạn phá rừng và suy thoái về môi trường sinh thái

 Cuộc khủng hoảng năng lượng trong thập niên 70 của thế kỷ 20 và sau

đó là sự leo thang về giá cả và phân bón

 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc tế (IDRC) của Canada thiếtlập dự án xác định các ưu tiên nghiên cứu về lâm nghiệp nhiệt đới

 Sự hình thành Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu NLKH (ICRAF) [5]

Trang 10

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nônglâm kết hợp đã có ở Việt Nam từ lâu đời như các hệ thống canh tác nương rẫytruyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiềuvùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước… Từ thập niên 60, song song với phongtrào thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn - Ao - Chuồng (VAC) được nhân dâncác tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều biếnthể khác nhau thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể Sau đó là các hệ thốngRừng - Vườn - Ao - Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh ở cáckhu vực dân cư miền núi Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thônmiền núi theo phương thức nông lâm kết hợp ở các khu vực có tiềm năng là mộtchủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước Quá trình thực hiện chính sáchđịnh canh định cư, kinh tế mới, gần đây các Chương trình 327, Chương trìnhtrồng mới 5 triệu ha rừng (661) và chính sách khuyến khích phát triển kinh tếtrang trại đều có liên quan tới việc xây dựng và phát triển các hệ thống nông lâmkết hợp tại Việt Nam [5].

Các thông tin, kiến thức về nông lâm kết hợp cũng đã được một số nhàkhoa học, tổ chức tổng kết dưới những góc độ khác nhau Điển hình là các ấnphẩm của Lê Trọng Cúc và cộng sự (1990) về việc xem xét và phân tích các hệsinh thái nông nghiệp vùng trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhânvăn Các hệ thống nông lâm kết hợp điển hình trong nước đã được tổng kết bởiFAO và IIRR (1995) cũng như đã được mô tả trong ấn phẩm của Cục KhuyếnNông và Khuyến lâm dưới dạng các “mô hình” sử dụng đất Mittelman (1997)

đã có một công trình tổng quan rất tốt về hiện trạng nông lâm kết hợp và lâmnghiệp xã hội ở Việt nam, đặc biệt là các nhân tố chính sách ảnh hưởng đến sựphát triển nông lâm kết hợp Tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu về tương tác giữaphát triển nông lâm kết hợp với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh(vi mô và vĩ mô) vẫn còn rất ít [ 5]

2.2 Vai trò của Nông lâm kết hợp

Nông lâm kết hợp nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình phù hợp tốt nhất chonhững điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau Các mô hình nông lâm kết hợp cóvai trò rất lớn cả về mặt dân sinh kinh tế, xã hội và môi trường Về mặt kinh tế,các mô hình này đã đem lại thu nhập cho người dân từ việc khai thác, trao đổi

Trang 11

các sản phẩm sản xuất được đến việc cung cấp lương thực, thực phẩm tiêu dùnghàng ngày đặc biệt là nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đồngthời cung cấp thức ăn cho gia súc, tạo ra các vùng nguyên liệu cho tiểu thủ côngnghiệp, cung cấp vật liệu xây dựng nhà, nông trại…

Về mặt xã hội, nông lâm kết hợp góp phần tạo công ăn việc làm chongười dân, vừa sử dụng được công lao động nhàn rỗi vừa tăng được thu nhậpcho gia đình và giảm được các tệ nạn xã hội, giảm áp lực lên các thành phố…

Còn về mặt môi trường, hơn 20 năm nghiên cứu nông lâm kết hợp phốihợp với các kết quả nghiên cứu về sinh thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp vàkhoa học đất đã cho thấy các hệ thống nông lâm kết hợp - nếu được thiết kế vàquản lý thích hợp - sẽ có khả năng: giảm dòng chảy bề mặt và xói mòn đất, duytrì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và phát huy chu trình tuần hoàn dinhdưỡng, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng và vật nuôi Nhờ vậygia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm sức ép của dân số giatăng lên tài nguyên đất (Young, 1997), không những thế nông lâm kết hợp cònlàm giảm hiệu ứng nhà kính [5]

Lợi ích của phương thức canh tác trồng xen cây nông nghiệp, cây dượcliệu, và cây đặc sản có khả năng chịu bóng hoặc ưa bóng dưới tán rừng là:

- Chúng ta đã gắn bó chặt chẽ được các hoạt động sản xuất của người dânđịa phương với hoạt động sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng Do họ

có thu nhập thường xuyên, hàng năm từ các cây trồng xen dưới tán để bảo đảmcuộc sống của họ [1]

- Các loại rừng tự nhiên và rừng trồng là loại gỗ lớn, quý với chu

kỳ khai thác dài 40-50 năm hoặc lâu hơn, vẫn có khả năng bảo vệ và phát triển ởcác địa phương trong nước với sự đầu tư của nhà nước không nhiều [1]

- Việc trồng xen các cây nông nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả,cây đặc sản có khả năng chịu bóng hoặc ưa bóng dưới tán rừng còn có tác dụng

sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn năng lượng ánh sáng dồi dào ở vùng nhiệt đớinhư ở Việt Nam [1]

- Nó còn có tác dụng làm tăng thêm khả năng thấm nước và giữnước, khả năng chống xói mòn đất của rừng tự nhiên, nhất là rừng trồng, nhằm

Trang 12

hạn chế lũ lụt trong mùa mưa và có nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệptrong mùa khô trong một khu vực, một vùng tự nhiên [1].

- Những công trình nghiên cứu của Uỷ ban Chính phủ về thay đổikhí hậu (IPCC) do tập thể các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng khí hậu đãchứng minh rằng các hệ thống nông lâm có thể “bẫy” được lượng cacbon gấp 3lần trên cùng một diện tích đất trồng và đồng cỏ, đồng thời ít ra cũng đạt 60%trên cùng một diện tích mới trồng trọt và rừng tái sinh Sanchez nói: “tương laicủa rừng ở các nước đang phát triển là trên đồng ruộng Trong các vùng cólượng mưa cao, do dân số gia tăng và đất bị phát quang để canh tác, người nôngdân trồng cây bởi lẽ họ rất cần các sản phẩm của cây cối, khiến họ phải trồngrừng” Một báo cáo đặc biệt của IPPC tháng 5/2000 với nhan đề “sử dụng đất,thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp” đã nêu rõ, việc chuyển đổi đất trồng không

có năng suất và đất chăn thả thành đất nông lâm nghiệp có tiềm năng cao nhất đểhấp thu cacbon của khí quyển Theo các số liệu thống kê của IPCC, trong mộtnăm nếu quản lý tốt, đất chưa trồng trọt có thể bẫy được 12 megaton CO2 khíquyển, đất chăn thả mới - 240 megaton, rừng mới trồng và tái sinh - 197 đến 584megaton và nông lâm kết hợp - 390 megaton Báo cáo còn cho biết, ngược lạisuy thoái rừng phát tán hàng năm 1788 megaton cacbon trong khí quyển [9]

Sản xuất nông lâm kết hợp là việc kết hợp các cây con trên cùng mộtđơn vị diện tích Nông lâm kết hợp gia tăng độ che phủ của đất do trồng cáccây dài ngày, thâm canh hoa màu nên làm cho đất được che phủ thườngxuyên, hạn chế xói mòn đất Bên cạnh đó trong mô hình còn trồng các loạikeo, các loại đậu có tác dụng cải tạo đất tốt Mặt khác, trong mô hình còn sửdụng các loại phân chuồng có tác dụng tốt đối với đất Do điều kiện địa hìnhdốc, nên để hạn chế xói mòn người ta còn tạo ra các hàng ranh trên đó trồngcác cây có tác dụng giữ đất như Dứa, Tre, Lồ ô, các cây ăn quả…

Việc tận dụng triệt để không gian trong mô hình cũng đã sử dụng tối đanăng lượng Mặt Trời, phát huy tiềm năng sinh thái học, tạo ra hệ sinh thái tối

đa Cây trồng được thâm canh một cách tối đa trên cùng diện tích nên nănglượng Mặt Trời luôn được sử dụng Các loài cây trồng lâu năm và hàng nămđược trồng xen kẽ nhau vừa giảm được xói mòn và tận dụng ánh sáng MặtTrời triệt để

Trang 13

Các vùng nông thôn miền núi, đó là những nơi có diện tích sản xuấtlương thực khá nhỏ nên gây khó khăn cho người dân trong vấn đề an ninhlương thực Họ hầu như không đủ lương thực trong một năm, trong thời gianthiếu lương thực họ phải sống dựa vào các sản phẩm từ rừng hoặc là phải đimua từ bên ngoài Do đó, việc sử dụng mô hình nông lâm kết hợp khôngnhững hạn chế được việc mất rừng mà còn tăng cường diện tích sản xuấtlương thực Trong giới hạn diện tích người ta vừa trồng các cây lâu năm, vừatrồng các cây hàng năm, giúp cho lấy ngắn nuôi dài mà còn đảm bảo lươngthực cho người dân Người dân có thể kết hợp các cây hoa màu như sắn,khoai, lạc, cải…đan xen nhau để tăng năng suất Sản xuất dựa vào nông lâmkết hợp giúp người dân sản xuất ổn định trên cùng một diện tích, đảm bảolương thực, không gây xói mòn đất, cải tạo điều kiện khí hậu Như vậy, các

mô hình nông lâm kết hợp góp phần vào quá trình phát triển nông thôn Trênthực tế, đã có nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu từ các mô hình trangtrại, trong đó các mô hình sử dụng nông lâm kết hợp chiếm đa số

Nông lâm kết hợp được nghiên cứu về cả mặt lý luận và thực tiễn Lýluận của nông lâm kết hợp được viết thành các sách, các bài giảng của các tổchức quốc tế, các trường đại học, cao đẳng Từ những lý luận đó, người ta mớitiến hành nghiên cứu thực tiễn của các mô hình nông lâm kết hợp

Các nghiên cứu về nông lâm kết hợp nhằm nâng cao đời sống của cáccộng đồng dân cư sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng nhằm giảm áp lựcvào rừng và phát triển bền vững Lĩnh vực nông lâm kết hợp đã được các tổchức, cá nhân trong nước và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu Nhữngnghiên cứu về nông lâm kết hợp là một cơ sở để cho người dân phát triển kinh

tế, đồng thời cũng góp phần bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên

Ở nước ngoài, nông lâm kết hợp được áp dụng nhiều và nó đưa lại hiệuquả kinh tế cao Nông lâm kết hợp được phát triển trong các trang trại có quy

mô lớn và đầu tư khoa học kỹ thuật cao nên không chỉ có phục vụ trong một

hộ gia đình mà phát triển ở quy mô hàng hoá Ở trong các trang trại này tỷ lệ

cơ giới hoá cao Do đó, hiệu quả sản xuất của nó cao hơn, cùng với thị trường

ổn định hơn ở nước ta

Trang 14

Ở nước ta, là một nước có nền nông nghiệp lâu đời và diện tích đồi núichiếm phần lớn đất tự nhiên Vì thế việc áp dụng tổng hợp nhiều thành phầntrong một mô hình sản xuất đã có từ lâu đời Các mô hình nông lâm kết hợp ởnước ta còn mang tính tự phát nhiều và dựa chủ yếu vào kinh nghiệm sản xuấtcủa người dân Mặc dù vậy, hiện nay ở nước ta đã có nhiều mô hình có hiệuquả khả quan nhất là ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ Tuy nhiên, việcnghiên cứu và định nghĩa về các mô hình nông lâm kết hợp thì mới xuất hiệngần đây Mặc dù vậy, lĩnh vực nông lâm kết hợp vẫn là mảng đề tài đượcnghiên cứu tương đối nhiều và đạt kết quả tốt Các nghiên cứu được cập nhậtqua các trang báo như Nông thôn ngày nay, Kinh tế nông thôn, Tạp chí khoahọc… Những nghiên cứu nổi bật ở đây là hiệu quả của các mô hình nông lâmkết hợp ở trên các địa bàn khác nhau trong các trang trại Vì đặc thù của nước tađịa hình chủ yếu là đồi núi nên việc thuần nhất một loại cây trồng hay vật nuôi làrất khó Do đó, việc kết hợp các thành phần nông - lâm - ngư nghiệp trong sảnxuất là điều rất cần thiết và nó cũng đã đem lại những kết quả khả thi

2.3 Các dạng mô hình Nông lâm kết hợp ở Việt Nam

Tại các nước châu Á cũng như Việt Nam, các cộng đồng dân cư, dântộc ít người đã và đang sinh sống tại các vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, nơigiao thông liên lạc khó khăn chính họ là người tiên phong trong việc hìnhthành các mô hình nông lâm kết hợp Ở Việt Nam do điều kiện địa hình đồinúi chiếm phần lớn, cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa lắm nắng nhiều mưacho nên các mô hình được lựa chọn nhiều nhất vẫn là các mô hình Vườn - Ao

- Chuồng (VAC), Vườn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR), vườn cây ăn quả,vườn cây công nghiệp… Những mô hình này là hệ thống nông lâm kết hợptruyền thống, mang đậm những kinh nghiệm sản xuất bản địa của người xưa,nên rất phù hợp với từng vùng địa phương, góp phần giải quyết về kinh tế,giải quyết lao động dư thừa trong xã hội và trình độ sản xuất thấp, đồng thờicũng đảm bảo môi trường không bị thay đổi nhiều Các mô hình kinh tếchuyên canh hầu như rất ít, thường phân bố ở các vùng Tây Nguyên như trangtrại cà phê, điều…, vùng Nam Bộ, vùng Tây Bắc Còn ở các vùng khác nhất

là các vùng miền Trung thì các mô hình đa cây, con là rất phổ biến [5]

Trang 15

Nguyên nhân của việc lựa chọn các mô hình trên vừa đảm bảo được cảtính kinh tế, môi trường, xã hội

- Nếu canh tác trên các vùng đất dốc mà sử dụng độc canh cây ngắnngày sẽ gây ra xói mòn lớn, làm thay đổi môi trường sống và sản xuất hiệuquả không cao do đất đai ngày càng xấu đi, khí hậu khắc nghiệt

- Nếu canh tác chỉ chăn nuôi hay cây lâu năm như cây rừng thì sẽ không

đủ lương thực cho đời sống vì người dân nông thôn miền núi đang có nguy cơthiếu lương thực nghiêm trọng Mặt khác, sử dụng đa cây, con trong các mô hìnhcũng góp phần giảm thiểu rủi ro của biến động thị trường gây nên

- Theo Nguyễn Văn Trương (1985) đã nghiên cứu về một số đặc điểm

về đất đai, khí hậu và cây trồng phòng hộ, kiến trúc các mô hình nông lâm kếthợp trên các vùng đất hoang, đồi núi trọc, xây dựng mô hình nông lâm trên gòđồi, hệ nông lâm trên đồi núi, xây dựng hệ canh tác trên các hệ tự nhiên.Trong phần xây dựng các mô hình nông lâm trên gò đồi đã đưa ra một số môhình như: Mô hình trồng thuần loài cây nhỏ bé trên vùng gò đồi, kiến trúcnông lâm trên vùng đồi núi có độ dốc vừa 15 - 200, mô hình rừng cây bãi cỏ

và rừng để chăn nuôi Hệ thống nông lâm trên đồi núi có mô hình nương bậcthang, mô hình rừng - vườn - ruộng bậc thang, mô hình phức hợp rừng, rừngvườn và nương bậc thang, mô hình nông lâm kết hợp tạm thời Diện tích đấthoang đồi núi ở nước ta hiện nay cũng tương đối lớn Đó là kết quả củaphương thức sử dụng tài nguyên rừng, đất, nước theo các cách khai thác mở.Chúng ta hiểu rõ đặc điểm hệ tự nhiên, đánh giá đúng các tác nhân không lợi

và phát huy sự đóng góp của những nhân tố khác, mở mang canh tác một cáchkhoa học, thì rõ ràng chúng ta không làm ảnh hưởng đến môi trường mà cònkiến tạo ra những hệ canh tác bền vững, phong phú, góp phần làm cho dângiàu, nước mạnh Trên những vùng đồi núi chúng ta có nhiều đồi núi trọc, kếtquả việc sử dụng mang tính chất bóc lột thiên nhiên nhưng bên cạnh đó lại cónhững rừng quế, rừng hồi, những rừng vườn rất phong phú, cung cấp nhiềusản phẩm, bền vững trên đất đồi, những nơi có mưa to và có mùa khô [4]

Trang 16

2.4 Thực trạng và những thách thức khi thiết lập các mô hình Nông lâm kết hợp

Thực trạng xây dựng và phát triển các mô hình nông lâm kết hợp trênđất nước ta rất đáng chú ý Những hiệu quả của các mô hình hay những vấn

đề còn tồn tại được xem xét ở nhiều khía cạnh để đưa ra các hướng phát triểncũng như các giải pháp khắc phục thể hiện qua các trang báo của Tạp chíkhoa học, báo điện tử… như:

Đời sống người dân ở nước ta còn thấp vì thế việc quan tâm đầu tư vàocác mô hình còn ít, chưa được chú trọng, kèm theo đó là trình độ văn hoá cònthấp nên rất khó khăn trong việc áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuấtcũng như nắm bắt được các thông tin thị trường

Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư thoả đáng, phần lớn ở những nơi có môhình nông lâm kết hợp chưa có giao thông thuận tiện, điện lưới chưa đầy đủ

Những chính sách của Nhà nước như giao đất giao rừng, thủ tục vayvốn còn rất rườm rà…

Do đó, việc thiết lập các mô hình nông lâm kết hợp đang gặp rất nhiềuthách thức Nước ta là một nước đang phát triển nên nền kinh tế đang cònthấp, đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn nên việc đầu tư pháttriển sản xuất bị hạn chế Trình độ dân trí còn thấp, nhất là các vùng nôngthôn miền núi, đây lại là những nơi thực hiện các mô hình nông lâm kết hợpnhiều nhất Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước còn rất nhiều bất cậpgây khó khăn cho người dân trong việc thành lập các mô hình nông lâm kếthợp như giao đất giao rừng, thuế, vay vốn…Vì vậy, để thiết lập các mô hìnhnông lâm kết hợp và đưa lại hiệu quả tốt cần phải kết hợp nhiều yếu tố Trướchết, việc lựa chọn mô hình phải thích hợp về điều kiện lập địa, điều kiện kinh

tế cũng như kinh nghiệm sản xuất của người dân là rất cần thiết Mục tiêu chủyếu của việc thiết lập các mô hình là giải quyết sinh kế cho người dân, đặcbiệt là các vùng nông thôn, miền núi Hiện nay, ở nước ta trình độ sản xuấtcũng như kinh nghiệm quản lý chưa cao Vì thế, lựa chọn mô hình thích hợp

để người dân có thể chủ động trong quá trình phát triển của mô hình Thứ hai,

mô hình được thành lập phải đảm bảo tính xã hội Ở nước ta nói chung, cácvùng nông thôn nói riêng tỷ lệ người thất nghiệp khá cao, cho nên các mô

Trang 17

hình sản xuất này còn phải góp phần giải quyết việc làm cho người dân, từ đógóp phần giảm các tệ nạn xã hội Mặt khác, các mô hình được lựa chọn phảiđảm bảo về môi trường, không những làm môi trường không thay đổi theochiều hướng xấu mà còn làm trong sạch môi trường thiên nhiên.

Nghiên cứu về nông lâm kết hợp được chú trọng nhiều trên thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng Ở Việt Nam các mô hình nông lâm kết hợpđược viết thành sách, bài giảng…Trên các trang báo điện tử nhất làwww.nongthon.net nhiều tác giả có những bài viết về hiệu quả của các môhình làm kinh tế giỏi trong đó các mô hình nông lâm kết hợp được đăng rấtnhiều Những nghiên cứu về nông lâm kết hợp là bước đầu tạo đà cho sự pháttriển của nông lâm kết hợp

Trang 18

PHẦN 3 MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân loại và mô tả các mô hình nông lâm kết hợp đang tồn tại ở xãHương Lộc, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phân tích các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong các môhình nông lâm kết hợp

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp củanông hộ

3.2 Nội dung

3.2.1 Tình hình cơ bản của địa điểm nghiên cứu

3.2.2 Phân loại các mô hình NLKH ở xã Hương Lộc

3.2.3 Các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong các mô hình nônglâm kết hợp

3.2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của nông hộ

3.2.5 Một số giải pháp phát triển hệ thống nông lâm kết hợp theo hướng bềnvững

3.3 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các mô hình nông lâm kết hợp hiện có trên địa bàn xã Hương Lộc.huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được xem xét thông qua cáctài liệu, các quyết định, báo cáo, văn bản liên quan đến việc xây dựng các môhình nông lâm kết hợp, báo cáo về điều kiện tự nhiên, xã hội, điều kiện kinh

tế của địa phương Các số liệu thu thập từ Uỷ ban xã, Phòng NN và PTNT,Phòng Tài nguyên đất và Môi trường…

- Thu thập số liệu sơ cấp: Các thông tin sơ cấp được thu thập thông qua+ Sử dụng một số công vụ PRA như lát cắt sinh thái

+ Phỏng vấn: Phỏng vấn các hộ gia đình hay nhóm hộ gia đình có xâydựng các mô hình nông lâm kết hợp, bằng bộ câu hỏi đóng hoặc mở nhằm tìmhiểu về tình hình sản xuất của các hộ gia đình có mô hình nông lâm kết hợp,

Trang 19

hiệu quả sản xuất, khó khăn trong quá trình sản xuất, nhu cầu, nguyện vọngcủa họ trong quá trình thực hiện các mô hình…

+ Phương pháp quan sát có sự tham gia: Quan sát các mô hình có sựtham gia của người dân để mô tả các mô hình về quy mô, kết cấu và đánh giá

sơ bộ hiệu quả của các mô hình…

+ Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích hiệu quả kinh tế

* Cây lâm nghiệp:

+ Tổng chi phí cho chu kỳ sản xuất (C)

C = VC + CLĐTrong đó:

C: Tổng chi phí cho chu kỳ sản xuất (tính cả lao động gia đình)

VC: Chi phí vật chất (Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…)

CLĐ: Công lao động gồm (Công lao động xử lý thực bì + Công trồng +Công chăm sóc + Công quản lý bảo vệ + Công khai thác)

+ Tổng chi phí hàng năm (C1)

C1 = C : NTrong đó:

C1: là chi phí hàng năm

C: Tổng chi phí cho chu kỳ sản xuất

N: Số năm của chu kỳ sản xuất

+ Tổng thu của chu kỳ sản xuất (TT)

TT = SL × GTrong đó:

TT: Tổng thu của chu kỳ sản xuất

SL: Sản lượng

G: Giá sản phẩm khi thu hoạch

+ Tổng thu hàng năm (TT1)

TT1 = TT : NTrong đó:

TT1: Tổng thu hàng năm

TT: Tổng thu của chu kỳ sản xuất

N: Số năm của chu kỳ sản xuất

Trang 20

+ Lợi nhuận cả chu kỳ sản xuất (LN)

LN = TT - CTrong đó:

LN: Lợi nhuận cả chu kỳ sản xuất

TT: Tổng thu của chu kỳ sản xuất

C: Tổng chi phí cho chu kỳ sản xuất

+ Lợi nhuận hàng năm (LN1)

LN1 = TT1 - C1Trong đó:

LN1: Lợi nhuận hàng năm

R: tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn

LN1: Lợi nhuận hàng năm

C1: chi phí đầu tư hàng năm

* Cây công nghiệp

Chu kỳ sản xuất = Thời kỳ kiến thiết cơ bản (từ khi trồng đến khi chuẩn

bị ra hoa kết quả ) + Thời kỳ kinh doanh (giai đoạn cây cho thu hoạch)

Tổng chi phí hàng năm = Khấu hao thời kỳ kiến thiết cơ bản + Chi phíhàng năm ở thời kỳ kinh doanh

Khấu hao của thời kỳ kiến thiết cơ bản = Tổng chi phí thời kỳ kiến thiết

cơ bản/ Số năm của thời kỳ kiến thiết cơ bản

Chi phí hàng năm ở thời kỳ kinh doanh = Công lao động chăm sóc +Các loại vật tư kỹ thuật chuyên dùng + Chi phí vật rễ mau hỏng hàng năm +Công lao động thu hoạch

Tổng thu ở thời kỳ kinh doanh = Sản lượng x Đơn giá

Lợi nhuận hàng năm ở thời kỳ kinh doanh = Tổng thu hàng năm ở thời

kỳ kinh doanh – Chi phí hàng năm ở thời kỳ kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn = Lợi nhuận hàng năm ở thời kỳ kinh

Trang 21

doanh/ Tổng chi phí hàng năm x 100%.

* Cây hàng năm

+ Tổng chi phí hàng năm (C)

C = VC + CLĐTrong đó:

C: là chi phí hàng năm

VC: Chi phí vật chất (Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…)

CLĐ: Công lao động gồm (Công làm đất + Công trồng + Công chămsóc + Công quản lý bảo vệ + Công thu hoạch)

+ Tổng thu hàng năm (TT)

TT = SL × GTrong đó:

TT: Tổng thu hàng năm

SL: Sản lượng

G: Giá sản phẩm khi thu hoạch

+ Lợi nhuận = Tổng thu hàng năm - Tổng chi phí của cây hàng năm

* Chăn nuôi

Tổng doanh thu trong năm = Sản lượng x Đơn giá

Tổng chi phí trong năm = Con giống + Thức ăn + Thuốc trị bệnh +Công chăm sóc

Lợi nhuận trong năm = Tổng thu trong năm - Tổng chi phí trong năm

Trang 22

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình cơ bản của địa điểm nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Hương Lộc nằm về phía Đông của huyện và gần kề trung tâmhuyện lỵ

Toạ độ địa lý của xã:

 Điểm cực Bắc: 16011’27’’ vĩ Bắc, 107048’51’’ kinh Đông

 Điểm cực Nam: 16007’42’’ vĩ Bắc, 107045’34’’ kinh Đông

 Điểm cực Đông: 16010’01’’ vĩ Bắc, 107052’32’’ kinh Đông

 Điểm cực Tây: 16009’25’’ vĩ Bắc, 107043’22’’ kinh Đông

Ranh giới hành chính của xã:

- Phía Bắc giáp xã Hương Phú

- Phía Nam giáp xã Thượng Lộ

- Phía Đông giáp huyện Phú Lộc và tỉnh Quảng Nam

- Phía Tây giáp thị trấn Khe Tre và xã Thượng Lộ

Xã Hương Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 6.633,60 ha, toàn xã được

tổ chức thành 03 thôn, bao gồm: Thôn 1 (Lộc Hưng), thôn 2 (Lộc Mỹ), thôn 3(Mỹ Hưng)

Xã Hương Lộc có dạng dẹt, kéo dài theo hướng Đông - Tây, có tỉnh lộ14B chạy dọc theo phía Bắc của xã, nối liền các xã trong huyện, đồng thời làtrục giao thông chính nối liền huyện lỵ Nam Đông với quốc lộ 1 qua đèo La Hy

Xã Hương Lộc còn là vùng phòng hộ đầu nguồn sông Hương, vì vậy nóchiếm một vị trí quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái và pháttriển kinh tế của cả tỉnh Thừa Thiên Huế [7], [8]

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình xã Hương Lộc chủ yếu là đồi núi có dạng lòng chảo, trũng ởgiữa và thông với thị trấn Khe Tre, xã Thượng Lộ bởi vùng trũng dọc theosông Phú Mậu Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Nam - Bắc PhíaNam được bao bọc bởi các dãy núi có nhiều đỉnh cao trên 1.000m như núiĐLịp (1.230m), núi Ki Giao (1.200m), núi Bạch Mã (1.085m), núi Nôm

Trang 23

(1.038m) Khu vực phía Bắc tiếp giáp với núi Nôm (671m).

Với dạng địa hình được núi bao bọc ba phía, địa hình thấp dần về phíatrung tâm xã, tạo thành một khu vực bằng phẳng ở trung tâm xã có độ caotrung bình 248m so với mực nước biển

Địa hình xã Hương Lộc được phân chia thành 02 bộ phận chính:

- Vùng gò đồi xen vùng thấp trũng trung tâm xã có dạng một lòng chảokéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam

- Vùng núi thấp và trung bình chiếm diện tích lớn, phân bố ở phía Nam

và một phần nhỏ ở phía Bắc

4.1.1.3 Điều kiện khí hậu

Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ nên khí hậu xã Hương Lộc nói riêng

và huyện Nam Đông nói chung thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùaĐông lạnh Hương Lộc ít chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào mùa

Hè vì nó đã bị các dãy núi ở phía Tây của lãnh thổ chặn lại nên về mùa hè có khíhậu mát hơn, mưa nhiều hơn so với khu vực đồng bằng

+ Nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ trung bình hàng năm là từ 24-250C.Nhưng nhiệt độ cao nhất của các tháng trong năm có thể lên đến 380C nhưtháng 4 và tháng 5 năm 2003, nhiệt độ trung bình là 38,5 và 38,60C Nhiệt độthấp nhất thường rơi vào tháng 1 và 2 với nhiệt độ từ 10-140C Như vậy nhiệt

độ ở đây rất thích hợp cho sự phát triển của các loại cây trồng, tuy nhiên vàonhững tháng nhiệt độ cao, lượng mưa ít gây ra hạn hán, thiếu nước tưới tiêu,cây trồng thường cằn cỗi, sinh trưởng chậm, ngoài ra một số cây ăn quả còn

bị nám quả… vào những tháng lạnh, nhiệt độ hạ thấp xuống kèm theo mưalàm cho độ ẩm không khí tăng lên, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển củamột số loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh ở cây trồng (nấm quả, thối thân, phấntrắng ở keo…) và vật nuôi (cúm gia cầm, gà rù, gia súc bị chết do quálạnh…), như vậy nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và pháttriển của cây trồng và vật nuôi

+ Lượng mưa trung bình hàng năm lên đến 4000-5000mm, nhưng phân

bố không đồng đều giữa các tháng trong năm Lượng mưa cao nhất của cáctháng trong năm tập trung vào các tháng từ 10-12, lượng mưa thấp nhất là vào

Trang 24

tháng 5 Sự phân bố không đồng đều lượng mưa có ảnh hưởng lớn đến sảnxuất và sinh hoạt của bà con nông dân Vào những tháng mưa nhiều, lượngmưa tập trung 80% lượng mưa cả năm với cường độ lớn gây xói mòn đất, lũlụt trên toàn bộ diện tích, có khi còn xảy ra lũ quét Làm ngập úng các câytrồng nông nghiệp làm giảm năng suất cây trồng Ngược lại vào những thángnhiệt độ cao, lượng mưa ít sẽ bị hạn hán thiếu nước sinh hoạt và sản xuất củacác hộ gia đình.

+ Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm là 87-88%, độ ẩmcao nhất là thường vào mùa mưa từ tháng 10-12 với độ ẩm trung bình lên đến95% Độ ẩm cao là một thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.Tuy nhiên, độ ẩm cao kèm theo mưa nhiều, thiếu ánh sáng sẽ là điều kiệnthuận lợi cho các sinh vật gây bệnh cho cây trồng và vật nuôi Làm giảm năngsuất, gây thiệt hại kinh tế

Nhìn chung, khí hậu nơi đây thuận lợi cho việc phát triển sản xuấtnông, lâm nghiệp với nhiều công thức luân canh đa dạng và phong phú

Khí hậu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống conngười Nó chi phối mạnh đến quá trình sản xuất của người dân như lịch mùa

vụ, thời điểm chăm sóc, loại cây trồng… Tuy nhiên cần phải theo dõi thời tiết

để đưa ra kế hoạch sản xuất và phòng trừ sâu bệnh cho cây con

4.1.1.4 Tài nguyên

a/ Đất

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của con người, là lãnh thổ để conngười sinh sống và phát triển nhưng đây cũng là nguồn tài nguyên không thểtái tạo và có giới hạn về không gian Đất là tài nguyên vô cùng quan trọng cho

sự phát triển của bất cứ một vùng nào Đặc biệt, ở các vùng sản xuất nôngnghiệp thì đất không những là công cụ sản xuất mà còn là tư liệu sản xuất

Do nền địa chất phức tạp và với tính chất đa nham của vùng bao gồm:

Đá granit, điorit, cát kết, phiến thạch sét, phù sa bồi tụ Cùng với tác độngcủa khí hậu nhiệt đới ẩm nên ở đây có nhiều loại đất Theo bản đồ đất tỷ lệ1/50.000 thì ở xã Hương Lộc bao gồm các loại đất sau:

Trang 25

Bảng 1: Tổng hợp các loại đất ở xã Hương Lộc

Đơn vị tính: haSTT

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét Fs 3.718,41 50,05

2 Đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ Fp 87,86 1,32

5 Đất vàng đỏ phát triển trên đá granit Fa 2.483,89 37,44

(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường năm 2008)

Theo phân tích từng loại đất thể hiện như sau:

 Nhóm đất phù sa (p ):

Được hình thành do sự bồi tụ của các sông với diện tích 299,68 ha, chiếm20,32% diện tích tự nhiên Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trungbình Mặc dầu chỉ chiếm 20,32% diện tích tự nhiên nhưng được phân bố ở khuvực bằng phẳng Đây là loại đất rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt

là các loại cây lương thực, thực phẩm như: lúa, ngô, khoai, bí, mướp đắng…[8]

 Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs):

Diện tích 3.718,41 ha, chiếm 50,05% diện tích tự nhiên, được phát triểntrên sản phẩm phong hoá của đá macma bazơ và trung bình, đá vôi…Phân bố

ở địa hình tương đối cao đến bằng thoải lượn sóng Đất có thành phần cơ giớinặng đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng trung bình thấp, tầng đất trungbình đến dày, thoát nước tốt Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng cây ănquả, nông lâm kết hợp (cao su, hồ tiêu, mía, keo, màu…) [8]

 Ngoài ra các loại đất như: đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất đỏvàng phát triển trên đá Granit (Fa), loại đất này thường phân bố ở khu vực sảnxuất nông nghiệp, có tầng dày khá, thoát nước tốt, hàm lượng các chất dinhdưỡng trong đất từ trung bình đến khá, thích hợp cho việc trồng các loại câycông nghiệp ngắn và dài ngày [8]

Trang 26

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Hương Lộc năm 2008

Đơn vị tính: ha

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 86,84 46,74

Trang 27

vậy mà diện tích để sản xuất lúa, hoa màu, cây ăn quả có xu hướng tăng lêntrong những năm tới Trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớnnhất trong các loại đất được phân theo mục đích sử dụng với 5.703,80 hachiếm 97,81% diện tích đất nông lâm ngư nghiệp Như vậy, diện tích đất lâmnghiệp đã chiếm gần hết diện tích đất tự nhiên của toàn xã do đó tiềm năngđất lâm nghiệp của xã là rất lớn Trong tổng diện tích 5.703,80 ha đất lâmnghiệp thì có 552,50 ha rừng sản xuất và 5151,30 ha rừng phòng hộ Diện tíchđất để nuôi trồng thuỷ sản thấp nhất với 2 ha chiếm 0,03% diện tích đất nônglâm ngư nghiệp.

- Đất chưa sử dụng: có diện tích là 616,13 ha chiếm 9,29% tổng diệntích tự nhiên Đây cũng là tiềm năng để phát triển sản xuất các mô hình trangtrại kinh tế của xã

b/ Tài nguyên khoáng sản

* Đặc điểm:

Xã Hương Lộc có nguồn khoáng sản không phong phú Khoáng sản tạiđịa phương chủ yếu chỉ là cát sạn Nguồn khoáng sản này đã được người dânđịa phương khai thác làm vật liệu xây dựng Tuy nhiên do hiện tượng khaithác bừa bãi cát sạn làm vật liệu xây dựng nên một số vùng ven sông suối nơi

bị khai thác cát sạn có hiện tượng sạt lở làm mất đất sản xuất và ảnh hưởngđến đời sống người dân địa phương

c/ Tài nguyên nước

Xã Hương Lộc có 26 khe suối lớn nhỏ, đó là: Khe Biêng, A Ro, A Dài,

Ta Rui, A’Kỳ, K’Bếp, M’Gông, Tà Gua, Gà Hôn, La Vân…Tất cả các khesuối này đều đổ về sông Tả Trạch

*Đặc điểm:

Hương Lộc là một xã có hệ thống sông suối tương đối dày đặc vànguồn nước phong phú, phân bố khắp địa bàn xã Nguồn nước có ý nghĩaphục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của xã là: Khe ĐầmTrâu, khe Lồ Ô, sông Tả Trạch…

Tuy hệ thống sông suối tương đối dày đặc và được sự quan tâm hỗ trợxây dựng hệ thống nước tự chảy về thôn bản nhưng các khe suối nhỏ hẹp vàtrữ lượng nước thấp nên không đủ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản

Trang 28

xuất của người dân địa phương Nước thường bị thiếu vào các tháng mùa khôhạn đặc biệt là tháng 5-7 gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và làm giảmnăng suất các loại cây trồng.

d/ Tài nguyên thảm thực vật

Xã Hương Lộc có thảm thực vật khá phong phú, hệ thống cây trồng đadạng, bao gồm các loại cây trồng hàng năm và lâu năm cùng với diện tíchrừng tương đối lớn Đây là một điểm thuận lợi trong việc sản xuất cũng nhưmôi trường của xã

Nhìn chung điều kiện tự nhiên của xã Hương Lộc tương đối thuận lợicho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp Các điều kiện như khí hậu, đấtđai, nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng hànghoá và đa dạng cây trồng

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Kinh tế

Dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương, xã Hương Lộc đãtừng bước phát triển kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuấthàng hoá Khuyến khích đầu tư mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ thương mại

Năm 2008 tổng thu ngân sách của xã là 48.629 triệu đồng Tổngthu nhập toàn xã là 19.470.350.000 đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt8.15 triệu đồng/người/năm Nông nghiệp là ngành đưa lại thu nhập chính chotoàn xã với tổng sản lượng lương thực (có hạt) đạt 92,67/100,5 tấn, đạt92,21%, giá trị các ngành nông lâm nghiệp đạt năm 2008: 5.952.985.000đồng, trong đó: Trồng trọt 2.795.685.000 đồng; chăn nuôi 1.5772 triệu đồng;lâm nghiệp 1.580.100.000 đồng Giá trị chăn nuôi chiếm 26,5% giá trị nônglâm Theo số liệu thống kê cho thấy tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là

71 ha Vụ Hè - Thu bà con gieo cấy đúng lịch thời vụ, đầu tư chăm sóc đúngmức nên năng suất đạt 50,8 tạ/ha tăng 0,49 tạ/ha so với năm 2007 góp phần

ổn định nguồn lương thực cho các hộ gia đình Tổng đàn gia súc trong toàn xã

là 1.709 con giảm 234 con so với năm 2007, nguyên nhân là do một số con bịmắc bệnh, chết do đợt rét lạnh năm 2007 Tổng đàn gia cầm: 5.874 con (trongđó: gà 4.674 con; ngan, vịt 1.200 con) Bên cạnh đó tình hình nuôi cá nước

Trang 29

ngọt trong toàn xã được bà con nông dân quan tâm phát triển, tận dụng hếtdiện tích ao hồ, trên cơ sở tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tínhhết năm 2008 diện tích nuôi cá nước ngọt là: 2,5 ha Bà con tập trung nuôi cácloại cá như: Trắm cỏ, cá trê lai và cá rô phi đơn tính Cùng với việc phát triểnnông nghiệp thì bà con nông dân đã tiến hành trồng lại diện tích rừng đã khaithác và trồng mới năm ha Đến nay diện tích rừng trồng toàn xã là 217,4 ha,năm 2008 tổng giá trị ngành lâm nghiệp đóng góp vào tổng giá trị thu nhậpcủa toàn xã là 1.58 tỷ đồng.

Song song với việc phát triển nông nghiệp, các ngành tiểu thủ côngnghiệp như buôn bán, may mặc, xay xát, nghề mộc - nề, sấy cau truyền thốngtiếp tục được giữ vững và nâng cao góp phần ổn định đời sống và giải quyếtviệc làm cho một bộ phận lao động ở địa phương, cụ thể tổng thu từ ngànhnghề TTCN là 1,599,100,000đ chiếm 8.0% tổng thu nhập, từ buôn bán là 1.32

tỷ đồng chiếm 6,77 % tổng thu nhập

Theo số liệu điều tra đến ngày 23 tháng 12 năm 2008, dân số của xãHương Lộc là 2394 người với 1241 nam và 1153 nữ Tổng toàn xã có 473 hộ,bình quân mỗi hộ có 5 người, với 461 hộ nông nghiệp và 12 hộ phi nôngnghiệp, trong xã có 1444 người trong độ tuổi lao động chiếm 60,32% tổngdân số toàn xã, phần lớn lao động tập trung chủ yếu là sản xuất nông nghiệp

Do diện tích đất sản xuất thiếu, một phần lao động trẻ phải vào Nam sinhsống, làm ăn Số còn lại là người già và trẻ em, vì thế đây cũng là nguồn laođộng lớn trong tương lai

Bảng 3: Tình hình phân bố dân cư và lao động của xã Hương Lộc

Trang 30

Qua bảng 3 ta thấy rằng dân số xã Hương Lộc tương đối đông với 2394khẩu Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho trong việc sản xuất nghề nông với

tỷ lệ cơ giới hoá thấp Tuy nhiên đó cũng là điều gây khó khăn cho việc giảiquyết việc làm cho người dân trong lúc nhàn rỗi

Xã Hương Lộc được chia làm 3 thôn (thôn Lộc Hưng, thôn Lộc Mỹ,thôn Mỹ Hưng) với hệ thống khu dân cư lâu đời và tương đối ổn định Do đặcđiểm của xã nên dân số thường sống tập trung Việc dân cư sống tập trung cónhiều thuận lợi cho công tác tổ chức sản xuất và đời sống của người dân

Dân số nói lên tiềm năng của địa phương Đồng thời dân số cũng là khókhăn cần phải giải quyết Dân số đặt ra các nhu cầu về dịch vụ công cộng, giảiquyết việc làm cho người dân

4.1.2.3 Lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê năm 2008, Hương Lộc có 1444 lao động, chiếm60,32% tổng số dân toàn xã Điều này cho thấy lao động của xã dồi dào,nhưng lao động nông nghiệp vẫn còn ở mức cao Trình độ của người lao độngchưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước khoảng 17%, như vậy việc áp dụngkhoa học kỹ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn Nhìn chung tỷ lệ lao động nôngnhàn cao, gây lãng phí nguồn nhân lực

Việc làm trên địa bàn xã đã có nhiều thuận lợi, tuy nhiên trong thờigian tới cần nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động này để đáp ứng nhu cầungày càng cao của thị trường Trong tương lai cần phải có định hướng đàotạo, để người dân chủ động được về khoa học công nghệ đặc biệt là chế biếntại chỗ

* Điện lưới và các nguồn năng lượng khác:

Hiện có 100% số hộ trong xã đã sử dụng điện lưới quốc gia Nguồn

Trang 31

năng lượng được người dân sử dụng nhiều nhất vẫn là củi và một số phếphẩm từ nông nghiệp Số hộ sử dụng gas trong xã còn rất ít Trong xã chưa có

mô hình sử dụng khí sinh học nào

* Thông tin liên lạc:

Toàn xã hiện có 200 máy điện thoại cố định, số người sử dụng máy diđộng cũng từng bước được nhân rộng, phục vụ kịp thời cho nhu cầu liên lạccủa cán bộ và nhân dân Thư tín, báo chí về tận cơ sở, kịp thời đưa các sự kiệndiễn ra trong nước và Quốc tế, công báo tỉnh được cấp về tận thôn

* Thuỷ lợi và cung cấp nước:

Trong xã có 5 km kênh mương, mức độ lưu thông dòng chảy không tốt

và thường gây thất thoát nước nên thiếu nước tưới cho đồng ruộng trong mùakhô Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh trong toàn xã khá cao 99% Nguồncung cấp nước chủ yếu cho các hộ dân được lấy từ các giếng đào và một sốcông trình nước tự chảy Tuy nhiên một số hộ vẫn còn sử dụng nước khe suối,

ý thức của một số người dân vẫn còn hạn chế vứt rác bừa bãi làm nguồn nướcsông suối ngày một ô nhiễm

- Công tác y tế, vệ sinh môi trường ngày càng được quan tâm Đội ngũcán bộ y tế tích cực tuyên truyền về sức khoẻ và các biện pháp phòng tránhbệnh tật

- Văn hoá văn nghệ, thể thao được duy trì đều đặn Phong trào xâydựng làng xã văn minh, gia đình văn hoá được tuyên truyền sâu rộng trongnhân dân Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhìn chung đượcgiữ vững

* Qua thực trạng phát triển kinh tế và xã hội của xã Hương Lộc chothấy trong giai đoạn tới, sự phát triển về kinh tế, xã hội bước đầu đã có sựphát triển, tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển chung của xã trong giai

Trang 32

đoạn tới Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân và dưới sự điềuhành trực tiếp của Uỷ ban nhân dân xã, nhân dân đã tích cực đổi mới, mạnhdạn đầu tư khai thác tiềm năng sẵn có, đưa những tiến bộ khoa học công nghệvào áp dụng ở xã Do đó đời sống của nhân dân trên toàn xã ngày càng đượccải thiện tốt hơn, chính trị xã hội ổn định Nhiều hộ gia đình văn hoá mớiđược công nhận, nhiều hộ gia đình sản xuất giỏi được khen thưởng Trình độdân trí ngày càng nâng cao.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn mang tính thuần nông, tốc độ chuyển dịch

cơ cấu kinh tế chậm Cơ sở hạ tầng chưa được đáp ứng với đà tăng trưởng củayêu cầu phát triển kinh tế, xã hội Chưa phát huy hết lợi thế của xã

Hơn nữa, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế thì áp lực đốivới đất đai ngày một lớn, đặc biệt là đất phát triển cho ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, khu dân cư Vì vậy đòi hỏi phải có những giảipháp phù hợp về đất đai, đảm bảo sự phát triển chung của toàn xã

4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của xã Hương Lộc

Dựa vào thực tiễn sản xuất, tình hình phát triển kinh tế và kết quả thực

tế cũng như các báo cáo kết quả của xã, chúng tôi thấy được những thuận lợi

và một số khó khăn của xã như sau:

4.1.3.1 Thuận lợi

Qua việc phân tích các vấn đề có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh

tế xã hội tôi nhận thấy xã Hương Lộc có một số thuận lợi để phát triển kinh tếnói chung và thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp như sau:

- Trước hết phải nói rằng, xã Hương Lộc là một xã có tiềm năng vôcùng phong phú về đất đai và nguồn lao động sản xuất nông lâm nghiệp Xã

có diện tích tương đối lớn với 6633,06 ha bao gồm cả đồng bằng và đồi núi.Đối với diện tích đồng bằng tuy nhỏ nhưng tương đối bằng phẳng nên thuậnlợi trong việc cơ giới hoá sản xuất và tưới tiêu Đối với lâm nghiệp thì diệntích rất lớn chiếm khoảng 86% diện tích tự nhiên của xã thuận lợi cho việcphát triển trồng rừng cũng như các mô hình trang trại nông lâm kết hợp Đồngthời diện tích rừng lớn cũng góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường, điều hoàkhí hậu, chống xói mòn đất, bảo vệ sản xuất nông nghiệp… Trong những nămqua xã đã tận dụng được các nguồn vốn của trung ương, tỉnh và các dự án đầu

Trang 33

tư nước ngoài… để xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho đời sống và sảnxuất của nhân dân Nhiều dự án đã được đầu tư vào xã như trồng mới 5 triệu

ha, chương trình 327, dự án xoá đói giảm nghèo miền Trung (ADB)…Cácnguồn vốn hỗ trợ như Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp

và phát triển nông thôn, vốn tín dụng người nghèo, vốn thương mại…với cácmức vay khác nhau

- Tuy là một xã có điều kiện tương đối khó khăn, đời sống của người dâncòn thấp nhưng tất cả các em ở lứa tuổi đều được đến trường, nhiều học sinh đỗvào các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Các cán bộ lãnhđạo luôn được nâng cao trình độ nên có khả năng tiếp thu những công nghệ và

mô hình sản xuất mới rất nhanh Bên cạnh đó, con người ở đây có đức tính cần

cù, siêng năng và cũng có tinh thần học hỏi cao

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khá ổn định

4.1.3.2 Khó khăn

Những năm qua, có nhiều chính sách, chương trình dự án đã được đầu

tư, đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội có bước phát triển nhanh, an ninh chínhtrị ổn định, tuy nhiên địa phương vẫn còn đối mặt với các khó khăn sau:

- Các yếu tố khí hậu, thuỷ văn bất lợi, hạn hán khô nóng vào mùa Hè,mưa lớn, bão, lốc, lũ lụt vào mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân

- Địa hình dốc, các sông, suối đều ngắn và cạn nên vào mùa mưa lượngmưa chảy xiết nên gây ra hiện tượng xói lở mạnh, về mùa khô nước cạnnhanh, lưu lượng thấp, gây thiếu nước ngọt cho sản xuất cũng như sinh hoạtcủa bà con nông dân

- Diện tích đất trống có khả năng khai thác hầu hết nằm ở những vị tríkhông thuận lợi, độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn

- Thiếu các mô hình tổ chức thị trường có hiệu quả Mạng lưới cungứng dịch vụ thương mại còn manh mún, nhỏ lẻ Thiếu thông tin về thị trườngtiêu thụ sản phẩm, thị trường nông sản chủ yếu vẫn thả nổi để cho người dân

tự tiêu thụ sản phẩm

- Lao động sản xuất thiếu kỹ thuật, thiếu phương pháp, chưa áp dụngtốt tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Chính sách đào tạo lao động

Trang 34

chưa định hướng được đối tượng lao động, mục tiêu đào tạo cụ thể.

- Trình độ dân trí còn ở mức thấp, năng lực đội ngũ cán bộ còn yếu, thiếu

- Kinh tế của người dân còn thấp nên việc đầu tư cho sản xuất còn hạnchế Sản xuất chủ yếu là các công cụ thô sơ và dựa vào tự nhiên là phần lớn,lấy công làm lãi

- Số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm còn nhiều Đây là mộtvấn đề quan trọng ảnh hưởng đến cả vấn đề kinh tế, xã hội Trong tương laicần có biện pháp tạo công ăn việc làm cho họ

- Sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, kiến thức bản địa của ngườidân, đặc biệt trong việc thành lập các mô hình nông lâm kết hợp

- Trình độ khoa học kỹ thuật của người dân còn thấp Tỷ lệ cơ giới hoátrong sản xuất, đặc biệt trong nông lâm ngư nghiệp còn rất thấp Hiện nay cơgiới hoá tiên tiến nhất trong sản xuất nông nghiệp tại xã là máy tuốt lúa, còncác khâu khác là làm bằng công cụ thô sơ và dùng sức kéo của gia súc

- Cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây tuy đã có chú trọng đầu tưnhưng vẫn còn thấp kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụđời sống của nhân dân, bên cạnh đó lại bị sự tàn phá của thiên tai liên tục nênxuống cấp nhanh gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng tớicông trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

- Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức vẫn khó khăn do vấn

đề thế chấp tài sản, thời gian vay chưa phù hợp với quy trình sản xuất

4.2 Phân loại các mô hình nông lâm kết hợp ở xã Hương Lộc.

Theo Nair (1989), hệ thống nông lâm kết hợp có thể được phân loạidựa vào cấu trúc và chức năng, điều kiện sinh thái

 Phân loại theo cấu trúc: Dựa vào cấu trúc của các thành phần, baogồm sự phối hợp không gian của các thành phần cây gỗ, sự phân chia theochiều thẳng đứng của các thành phần hỗn giao với nhau và sự phối hợp theothời gian khác nhau

 Phân loại theo chức năng: Dựa vào chức năng chủ yếu hay vai tròcủa các thành phần trong hệ thống, chủ yếu là những thành phần thân gỗ Ví

dụ, chức năng sản xuất (sản xuất gỗ, củi, thực phẩm, thức ăn gia súc…); chứcnăng phòng hộ (đai cản gió, chống cát bay, bảo vệ vùng đầu nguồn…)

Trang 35

 Phân loại theo điều kiện kinh tế xã hội: Dựa vào các mức độ đầu tư(thấp hay cao), mục đích thương mại hay tự cung tự cấp hay cả 2 mục đích.

Phân loại theo điều kiện sinh thái: Dựa vào điều kiện sinh thái và sựtương thích sinh thái của các hệ thống

Như vậy, xuất phát từ điều kiện thực tế của xã Hương Lộc, điều kiệnsinh thái tương đối đồng nhất, các mô hình đều có chức năng sản xuất với cả

2 mục đích thương mại và tự cung tự cấp, vì vậy việc phân loại các mô hìnhNLKH chúng tôi dựa vào cấu trúc của các thành phần trong mô hình là phùhợp nhất

Kết quả điều tra cho thấy ở xã Hương Lộc có 35 hộ gia đình sản xuấtnông lâm kết hợp với tổng diện tích khoảng 71,85 ha Dựa vào cấu trúc chothấy hệ thống NLKH ở xã Hương Lộc có thể được chia thành 6 loại mô hình(xem chi tiết ở bảng 4)

Trang 36

Bảng 4: Tổng hợp các mô hình Nông lâm kết hợp có trên địa bàn

xã Hương Lộc

T

Diện tích bình quân (ha)

Cơ cấu cây trồng vật nuôi trong

2 Rừng CAQ CCN Ao

Keo + cau, cam, mít,chuối, chanh, bưởi, xoài +điều, cao su, tiêu, chè + cá+ lúa + sắn, ngô, khoai,rau củ quả

3 Rừng CAQ Chăn nuôi

6 Rừng - Cây hoa màu - Chăn

Keo, trầm + dưa leo, đậu

cô ve, sắn, lạc + cá + trâu,

dê, lợn rừng, gà, vịt + lúa

(Nguồn: Điều tra năm 2009)

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng:

- Quy mô của các mô hình không lớn lắm, biến động từ 1-3,4 ha, bêncạnh đó có một số hộ gia đình được giao thêm diện tích rừng tự nhiên để quản

Trang 37

lý Tuy nhiên, các hộ gia đình không được canh tác ở khu vực rừng này Diệntích để sản xuất là rất nhỏ và lẻ tẻ.

- Có tổng số 35 mô hình NLKH, trong đó mô hình: rừng - cây hoa màu

chăn nuôi ao lúa chiếm diện tích lớn nhất Xếp thứ 2 là mô hình rừng cây công nghiệp - cây hoa màu - chăn nuôi, mô hình có diện tích nhỏ nhất làCCN - CAQ - cây hoa màu - ao - lúa

Các mô hình này do hộ gia đình tự xây dựng từ lâu, kỹ thuật canh tácsản xuất chủ yếu bằng kiến thức bản địa của các hộ gia đình, từ năm 1998được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của dự án giảm nghèo miền Trung (ADB),lấy một số mô hình thí điểm để nhân rộng, vì vậy mà từ đó đến nay các môhình sản xuất có quy mô hơn về diện tích cũng như về cơ cấu cây trồng, nângcao năng suất cây trồng và vật nuôi

- Hầu hết các mô hình được thiết lập ở xa khu dân cư và cơ sở hạ tầngcòn thấp, vì vậy các mô hình phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, cũng do

xa khu dân cư cho nên hầu hết chưa phát triển mạnh chăn nuôi Những hộphát triển chăn nuôi chủ yếu là các hộ gia đình có đất thổ cư xây dựng ngaytrên diện tích mô hình đó

- Các mô hình được thiết lập trên các vùng đồi, độ dốc từ 10-200C, cáccon đường đi vào khu sản xuất chưa được bê tông hoá nên rất khó khăn choviệc đi lại để sản xuất và vận chuyển hàng hoá

- Sự sai khác giữa các mô hình là không lớn lắm Sự sai khác này chủyếu là do địa hình, quy mô diện tích khác nhau làm cho cấu trúc của các môhình khác nhau, sự khác nhau này còn do nguồn vốn và kiến thức của ngườidân là khác nhau, nếu xét một cách tương đối thì các mô hình đều thuộc loại

mô hình VAC, VACR

4.3 Mô tả các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong các mô hình NLKH

4.3.1 Cây công nghiệp - cây ăn quả - lúa - cây hoa màu - ao

Diện tích 1,6 ha Thường được xây dựng ở các vùng có địa hình dốc trên 100

Qua điều tra khảo sát thực tế và qua phỏng vấn các hộ gia đình liênquan, chúng tôi đã phác thảo sơ đồ bố trí các thành phần cây trồng, vật nuôi

và cơ cấu thu nhập trong mô hình như sau:

Ngày đăng: 19/10/2014, 22:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tổng hợp các loại đất ở xã Hương Lộc - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 1 Tổng hợp các loại đất ở xã Hương Lộc (Trang 25)
Bảng 3: Tình hình phân bố dân cư và lao động của xã Hương Lộc - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3 Tình hình phân bố dân cư và lao động của xã Hương Lộc (Trang 29)
Sơ đồ 1: Lát cắt dọc của hộ gia đình ông Đoàn Hán - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 1 Lát cắt dọc của hộ gia đình ông Đoàn Hán (Trang 38)
Bảng 6: Cơ cấu thu nhập của các thành phần trong mô hình - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 6 Cơ cấu thu nhập của các thành phần trong mô hình (Trang 43)
Sơ đồ 3: Lát cắt dọc của hộ gia đình ông Trần Ban - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 3 Lát cắt dọc của hộ gia đình ông Trần Ban (Trang 45)
Bảng 7: Cơ cấu thu nhập các thành phần trong mô hình - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 7 Cơ cấu thu nhập các thành phần trong mô hình (Trang 46)
Sơ đồ 4: Lát cắt dọc của hộ gia đình ông Lê Văn Chung - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 4 Lát cắt dọc của hộ gia đình ông Lê Văn Chung (Trang 47)
Bảng 8: Cơ cấu thu nhập của các thành phần trong mô hình - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 8 Cơ cấu thu nhập của các thành phần trong mô hình (Trang 50)
Bảng 9: Cơ cấu thu nhập của các thành phần trong mô hình - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 9 Cơ cấu thu nhập của các thành phần trong mô hình (Trang 52)
Sơ đồ 6: Lát cắt dọc của hộ gia đình ông Cao Tuệ - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 6 Lát cắt dọc của hộ gia đình ông Cao Tuệ (Trang 53)
Bảng 10: Cơ cấu thu nhập của các thành phần trong mô hình - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 10 Cơ cấu thu nhập của các thành phần trong mô hình (Trang 55)
Hình ảnh cây ăn quả Mô hinh: Rừng - cây ăn quả - chăn nuôi - ao - đánh giá hiện trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm kết hợp của hộ gia đình ở xã hương lộc, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế
nh ảnh cây ăn quả Mô hinh: Rừng - cây ăn quả - chăn nuôi - ao (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w