Luận văn Môi trường ĐỘC QUYỀN: Đánh giá chất lượng nước mặt ở hệ thống kênh Tân Hóa Lò gốm và đề xuất các giải pháp quản lý

45 40 0
Luận văn Môi trường ĐỘC QUYỀN: Đánh giá chất lượng nước mặt ở hệ thống kênh Tân Hóa  Lò gốm và đề xuất các giải pháp quản lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dịch vụ thành lập Thay đổi Giấy phép kinh doanh cty Việt Nam cty vốn FDI Tuyển Cộng tác viên (CK 15% gói Dịch vụ) 0899315716 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN I TÓM TẮT II ABSTRACT III LỜI CAM ĐOAN IV MỤC LỤC V DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIII DANH MỤC CÁC BẢNG IX DANH MỤC CÁC HÌNH X CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2 4.1. Ý nghĩa khoa học 2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KÊNH RẠCH 4 1.1.1. Tình hình ô nhiễm nước kênh trên thế giới 4 1.2. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH 6 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 6 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước 7 1.3. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC KÊNH TÂN HÓA LÕ GỐM 8 1.3.1. Hệ thống kênh Tân Hoá Lò Gốm 8 1.3.2. Điều kiện tự nhiên trên lưu vực kênh 12 1.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội: 18 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 22 2.1.1. Nghiên cứu hiện trạng môi trường kênh TH LG 22 2.1.2. Đánh giá nguồn gây ô nhiễm kênh TH LG 22 2.1.3. Đánh giá chất lượng nước kênh TH LG 22 2.1.4. Đề xuất các giải pháp khống chế các nguồn thải vào kênh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh 23 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.2.1. Phương pháp luận: 23 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 24 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC, NƯỚC THẢI VÀ CHẤT THẢI RẮN TẠI KÊNH 34 3.1.1. Hiện trạng về hệ thống thoát nước 34 3.1.2. Đặc điểm hiện trạng tuyến kênh 35 3.1.3. Hiện trạng các nguồn thải 37 3.1.4. Ô nhiễm CTR trong khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm 42 3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước tại lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm 44 3.2.1. Kết quả phân tích chất lượng nước 44  Kết quả phân tích chất lượng nước năm 2014 44 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LƯU VỰC KÊNH TH LG ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI 47 3.3.1. Tác hại của một số thành phần trong nước thải 48 3.3.2. Tác động đến đời sống thủy sinh vật 49 3.3.3. Tác động đến sức khỏe cộng đồng 49 3.4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA KÊNH TH LG 51 Diễn biến quá trình pha loãng và phân hủy chất ô nhiễm trong kênh rạch... 51 3.4.1. Yếu tố dòng chảy 52 3.4.2. Yếu tố thủy triều 52 3.4.3. Vai trò thủy sinh 53 3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH TÂN HÓA – LÒ GỐM 53 3.5. Giải pháp quy hoạch 54 3.5.1. Quy hoạch dân cư 54 3.5.2. Tái bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp 55 3.5.3. Quy hoạch mạng lưới thoát nước 56 3.5.4. Quy hoạch môi trường 57 3.6. Quy hoạch môi trường 58 3.6.1. Công cụ pháp lý 59 3.6.2. Công cụ kinh tế 60 3.6.3. Áp dụng mô hình hóa quản lý chất lượng nước trong từng chi lưu thuộc lưu vực 61 3.6.4. Giáo dục cộng đồng: 62 3.7 Giải pháp kỹ thuật 64 3.7.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn 64 3.7.2 Thu gom và xử lý nước thải 66 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghệp GTCC Giao thông công chánh KCCN Khu Cụm công nghiệp KCN Khu công nghiệp KTXH: Kinh tế xã hội LV Lưu vực LVS, LVK Lưu vực sông, lưu vực kênh SXS Sản xuất sạch SXSH Sản xuất sạch hơn TNN Tài nguyên nước TH – LG Tân Hóa Lò Gốm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Các đặc trưng chế độ mưa 14 Bảng 1. 2. Thống kê về nhiệt độ tại TP.HCM 15 Bảng 1. 3. Độ ẩm tương đối trong các tháng tại Tp. Hồ Chí Minh 15 Bảng 1. 4.Thông tin về vùng ngập lụt ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm 17 Bảng 1. 5. Diện tích, dân số, mật độ dân số của các quận thuộc lưu vực kênh Tân Hóa Lò Gốm 18 Bảng 1. 6. Số Lượng Doanh Nghiệp Theo Ngành Nghề Trong Quận 6, 11, Tân Bình và Tân Phú 20 Bảng 2. 1. Vị trí các trạm khảo sát chất lượng nước TH LG 29 Bảng 2. 2. Bảo quản mẫu theo quy định 30 Bảng 2. 3. Phương Pháp Phân Tích 30 Bảng 3. 1.Công tác tiếp nhận và xử lý bùn thải tại Kênh Tân Hóa Lò Gốm năm 2014 2016 ..................................................................................................................... 35 Bảng 3. 2. Kết quả phân tích chất lượng nước trong năm 2014 lúc triều xuống 44 Bảng 3. 3. Kết quả phân tích chất lượng nước trong năm 2014 lúc triều lên 44 Bảng 3. 4.Kết quả phân tích chất lượng nước trong năm 2015 lúc triều xuống 45 Bảng 3. 5. Kết quả phân tích chất lượng nước trong năm 2015 lúc triều lên 46 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Ranh giới hành chính lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm 11 Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp luận và các bước tiến hành 24 Hình 2.2. Hiện trạng kênh Tân Hóa – Lò Gốm chưa cải tạo 36 Hình 2.3. Kênh Tân Hóa – Lò Gốm đã được cải tạo 37 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, là môi trường trong đó diễn ra các quá trình sống, có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cuộc sống con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống nhưng do nhận thức còn hạn chế, con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Sự tác động vô ý thức của con người đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu về kinh tế của cả nước. Song thành phố cũng đang phải đối mặt với vấn đề nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lý đã xả thẳng ra hệ thống kênh rạch, sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước mặt một cách nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Các kênh rạch của Thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm nặng nề như kênh Tân Hoá Lò Gốm, kênh Tham Lương Bến Cát Vàm Thuật, kênh Đôi Tẻ; Tàu Hủ Bến Nghé, hệ thống kênh Thầy Cai An Hạ. Hệ thống kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đã được cải cải tạo nhưng có nguy cơ tái ô nhiễm. Ô nhiễm nguồn nước do nhiều nguyên nhân. Trong đó có sự gia tăng tốc độ khu đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh chóng, việc lắp đặt và sử dụng dây chuyền sản xuất có công nghệ, thiết bị lạc hậu, đi đôi với việc xả nước thải vào nguồn nước không qua xử lý. Cộng thêm vào đó là tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường trở nên ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, chất thải sinh hoạt cũng rất đáng lưu ý. Việc xây hầm vệ sinh không đúng quy cách, hoặc xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước cũng là một nguồn chất thải gây ô nhiễm đáng kể. Vì vậy, để bảo vệ môi trường nước tại các kênh rạch Thành Phố Hồ Chí Minh, bảo vệ sức khoẻ con người, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững của Thành Phố Hồ Chí Minh gắn liền với bảo vệ môi trường. Do đó đề tài luận văn “Đánh giá chất lượng nước mặt ở hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm và đề xuất các giải pháp quản lý“ rất cần thiết để giải quyết những vấn đề bức xúc nêu trên. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp quản lý và tổng hợp các biện pháp bảo vệ chất lượng nước kênh Tân Hóa Lò Gốm, trên cơ sở đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, đánh giá chất lượng, khả năng chịu tải của kênh. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá hiện trạng chất lượng nước kênh Tân Hóa Lò Gốm; Xác định các nguồn thải chính; Đánh giá khả năng chịu tải của kênh Tân Hóa Lò Gốm; Xác định tồn tại, yếu kém và rút kinh nghiệm từ quản lý chất lượng nước kênh. Xây dựng các giải pháp khống chế các nguồn thải vào kênh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng nước tại kênh Tân Hoá Lò Gốm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này thực hiện chủ yếu điều tra nghiên cứu hiện trạng môi trường dân cư, sản xuất kinh tế xã hội tại lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm chảy qua một số Quận của TP.HCM như Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận 11, Quận 6, đánh giá chất lượng nước kênh và sau đó sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước kênh TH LG. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học Việc tính toán tải lượng ô nhiễm một số nguồn thải chính, dự báo diễn biến chất lượng nước, khả năng tiếp nhận các nguồn thải của sông, tính toán tải lượng tối đa được phép xả thải, là cơ sở khoa học – quản lý quan trọng để các cấp lãnh đạo hoạch định chủ trương, chính sách phát triển KTXH gắn với bảo vệ môi trường, đặc biệt để kiểm soát tải lượng ô nhiễm cho phép của các nguồn thải từ các nhà máy, KCCN,… thải ra kênh Tân Hóa Lò Gốm. Luận văn đã nghiên cứu thực nghiệm về hiện trạng, tính toán tải lượng ô nhiễm khả năng chịu tải của kênh Tân Hóa Lò Gốm để đánh giá hiệu quả quản lý chất lượng nước kênh trong thời gian qua và trong tương lai. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần giải quyết một vấn đề bức xúc trong thực tế: tìm ra cách thức, giải pháp, tổ chức hợp lý để triển khai hiệu quả việc bảo vệ môi trường nước kênh TH LG nói riêng, và đáp ứng chủ trương của Trung ương và địa phương trong quản lý và bảo vệ môi trường lưu vực kênh, sông nói chung. Luận văn cung cấp thông tin về hiện trạng, mức độ ô nhiễm của từng ngành, thông tin liên quan đến khả năng chịu tải của kênh TH LG, giúp cho cơ quan quản lý có cơ sở để thực thi nhiệm vụ kiểm tra giám sát của mình và các cơ sở thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KÊNH RẠCH 1.1.1. Tình hình ô nhiễm nước kênh trên thế giới Hệ thống kênh rạch ở Thái Lan: Giáo sư Danai Thaitakoo, một nhà nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn tại Thái Lan, tin rằng hàng năm Bangkok đều đối mặt với nguy cơ bị ngập nặng. Ông cho rằng khả năng quy hoạch đô thị kém và hiện tượng lấp kênh mương để lấy đất xây dựng là nguyên nhân. “Bangkok từng được mệnh danh là Venice của phương Đông nhờ hệ thống kênh của nó. Nhưng ngày nay điều đó đã thay đổi”. Hai con kênh Klong Lad Lampu và Klong Rang Kaew không còn giúp bảo vệ khu vực này tránh lũ nữa. Bởi lẽ một kênh đã bị cắt bởi một tòa nhà lớn, kênh còn lại bị chặn bởi một công trình đường sá. Nước tràn đầy ở hai con kênh bị cắt cụt thậm chí còn đe dọa đường Rama 2 kết nối Bangkok với miền Nam Thái Lan. Các con kênh chết là một thực tế không chỉ ở khu vực đồng bằng trũng như Thon Buri mà còn xuất hiện ở tất cả vùng đồng bằng trũng khác còn lại của Bangkok. Đó là một trong những lý do tại sao Bangkok phải ngập lụt sâu và lâu hơn nhiều so với trước đây. Ngày xưa, các con kênh với dòng chảy tự do là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân địa phương, là môi trường sống của nhiều loài cá tôm và là nơi bơi tắm thỏa thích của cư dân. Bây giờ, ở khu vực nội thành Bangkok, các con kênh chỉ tồn tại chủ yếu như một chiếc cống thoát nước thải mang dòng nước đen ngòm, hôi thối ra một chiếc cống nước thải lớn hơn được gọi là sông. Sự lạm dụng các con kênh đã khiến Bangkok phải trả giá bằng trận lụt lịch sử năm 2011 vừa rồi. Nước lũ đổ về từ phía bắc đáng lẽ chảy ra biển qua các con kênh ở thủ đô nhưng bây giờ, điều này không thể vì tình trạng tắc nghẽn xuất hiện hầu như ở mọi con kênh. Ô nhiễm kênh, rạch ở Trung Quốc: Đầu năm nay, vụ việc hàng nghìn xác lợn chết trôi sông đã khiến truyền thông thế giới quan tâm hơn tới đất nước rộng lớn này. Bên cạnh sự phát triển kinh tế vượt bậc, một mặt trái đáng lo ngại đó chính là tình trạng ô nhiễm môi trường. Vô vàn những dòng sông, dòng kênh ô nhiễm tại Trung Quốc xuất hiện bên cạnh những nhà máy công nghiệp khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Vậy mà, đâu đó, vẫn có những hình ảnh người dân lặn sông mưu sinh kiếm sống hay thậm chí là bơi lội tại đây. Những dòng sông, dòng kênh ô nhiễm kéo theo sự gia tăng của những ngôi làng ung thư. Đứng trước sự bức xúc của người dân, lãnh đạo Trung Quốc cũng đã có những biện pháp giảm thiểu, xử lý những dòng sông ô nhiễm này. 1.1.2. Tình hình ô nhiễm nước kênh ở Việt Nam Thủ đô Hà Nội: Thủ đô Hà Nội được ghi nhận có nhiều ao hồ, sông và kênh rạch nhất trên thế giới, riêng khu vực nội đô đã có hơn 111 hồ ao lớn nhỏ và một số con sông lớn chảy qua (sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Đáy, sông Nhuệ và sông Tích,…). Hệ thống sông, hồ, tất cả đã tạo nên nét đặc trưng rất độc đáo về cảnh quan của Hà Nội cũng như chức năng điều hòa không khí và môi trường. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, đặc biệt là quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích sông hồ đã bị giảm rất nhiều, thậm chí có hồ, ao đã biến mất hoàn toàn do hoạt động san lấp, lấn chiếm mặt hồ của con người và hiện tượng sạt lở tự nhiên hàng năm do sông hồ không được kè bờ. Hệ thống sông, kênh, mương trên địa bàn Hà Nội đã nổi tiếng về ô nhiễm. Người dân Thủ đô và công luận đã khá bức xúc với hai nguyên nhân đã như thành hai căn bệnh mãn tính dẫn đến tình trạng ô nhiễm đó: Sự thu hẹp, đến tắc nghẽn lòng sông, kênh, mương và việc xả thải vô tội vạ, nguồn nước thải chưa qua xử lý ra sông, kênh, mương gây ô nhiễm trầm trọng các kênh, mương, sông Hà Nội, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước. Nhiều cuộc khảo sát thực tế, nhiều Hội thảo khoa học, nhiều cuộc họp liên ngành, liên tỉnh đã được tiến hành nhằm giải tỏa tình trạng này. Hà Nội cũng đã bàn, đã đề xuất phương án và thực tế cũng đã đầu tư khá nhiều kinh phí, những mong giải quyết được triệt để vấn đề ô nhiễm. Tuy nhiên, đến nay tình trạng hẹp lòng, ô nhiễm trên các sông, kênh, mương của Hà Nội vẫn đang là vấn đề nan giải. TP. Hồ Chí Minh: TP.HCM có 2.000km kênh rạch, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thoát nước trên địa bàn TP. Nội thành TP.HCM có 5 hệ thống kênh rạch chính, với tổng chiều dài 76km, bao gồm Nhiêu Lộc Thị Nghè; Bến Nghé Tàu Hũ, Kênh Đôi Kênh Tẻ, Tân Hóa Lò Gốm; Tham Lương Bến Cát Vàm Thuật. Hệ thống kênh rạch này cùng với sông Sài Gòn (khoảng 38km) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thoát nước. Trừ hệ thống kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, Bến Nghé Tàu Hũ, Kênh Đôi Kênh Tẻ đang hồi sinh, còn nhiều dòng kênh khác đang “chết” vì rác. Rác nhiều đến nỗi nước không chảy được, kênh biến thành ao tù, bốc mùi hôi thối và là nơi sinh sôi của muỗi, ruồi… Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch địa bàn thành phố vốn đã được bàn luận từ lâu nhưng vấn đề giải quyết vẫn chưa đi tới đâu. Nhìn từ nhiều góc độ, ta dễ dàng nhận thấy chính ý thức người dân là tác nhân quan trọng nhất với môi trường kênh rạch hiện nay. Nhưng họ luôn đổ lỗi cho các nhà máy xí nghiệp thải nước, cho nhà nước không có những dự án hỗ trợ môi trường… hay đó là sự ỷ lại “ có cán bộ chuyên trách môi trường lo, đâu phải việc của mình”. Nói sâu hơn, người dân luôn mặc định nguyên nhân không phải do mình. Trong khi đó cũng có một bộ phận khác dù biết tác hại nhưng vẫn thản nhiên, thờ ơ vì thấy cái lợi trước mắt. 1.2. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Từ lâu trên thế giới, đã áp dụng hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông, kênh (LVS, LVK) cho phát triển bền vững trên lưu vực, với bốn thành phần: quy hoạch lưu vực; quản lý hoạt động phát triển trên lưu vực; xây dựng khung thể chế, chính sách và công cụ phân tích, trợ giúp xây dựng quy hoạch và ra quyết định quản lý. Ở Canada, các nghiên cứu về vùng lưu vực sông được thực hiện bởi Trung tâm Học viện nghiên cứu lưu vực sông gồm: Điều tra tổng hợp các đặc điểm trầm tích vùng của sông thung lũng Minas, Điều tra thói quen cư trú và sinh sản các loài các không di trú và các loài cá ở vùng nước ngọt và nước mặn. Nghiên cứu cá chết do thủy triều, mối quan hệ trầm tích động vật và độ đục của các cửa sông có thủy triều lớn. Nghiên cứu tác động môi trường lên sự gia tăng và phục hồi các vùng đất nước ngập phèn hóa. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (TNN) lưu vực kênh, sông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đáp ứng nhu cầu hiện tại và điều phối cho các mục đích sử dụng khác nhau, với việc áp dụng ngày càng nhiều các giải pháp phi công trình (thể chế, cơ chế, chính sách, giải pháp,...) về quy hoạch lưu vực (LV), cân đối hài hòa quan điểm và lợi ích của các ngành, địa phương trong việc quyết định đến quan hệ thượng lưu hạ lưu. Quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn nước LVS nhằm duy trì chất lượng nước đạt quy chuẩn cho các mục đích sử dụng khác nhau. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã phát triển cách tiếp cận “Bảo vệ LV để quản lý chất lượng nước” (WPA – Watershed Protection Approach), với các đặc trưng của mô hình quản lý chất lượng nước sông gồm:  Xác định các vấn đề ưu tiên  Sự đồng thuận của các bên có liên quan  Những giải pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề  Đo lường sự thành công qua quan trắc và thu thập dữ liệu. 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước Giáo sư Nguyễn Tất Đắc cùng cộng sự đã nghiên cứu, tính toán diễn biến chất lượng nước trên toàn lưu vực Sài Gòn Đồng Nai cũng như quá trình lan truyền các chất ô nhiễm do các kịch bản phát triển trên lưu vực. Giáo sư Lê Huy Bá cùng cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp bảo vệ môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Long An”. Trong đó, đã đánh giá một cách toàn diện hiện trạng và diễn biến môi trường, tài nguyên và các hệ sinh thái trên lưu vực (thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ), từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên (nhấn mạnh tài nguyên nước). Đề tài “ Nghiên cứu khả năng tiếp nhận tải lượng ô nghiễm do nước thải, khả năng tự làm sạch của các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè. Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất các phương án quản lý các sông lớn tại TP.HCM” (Viện Tài nguyên Môi Trường, 1995), nghiên cứu này bước đầu tính toán khả năng tiếp nhận nước thải (sức chịu tải của môi trường nước chỉ qua 2 chỉ tiêu DO và BOD) của một số sông chính trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu đã sử dụng một số mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm trên cơ sở phân tích các kịch bản phát triển trong vùng. Đề tài KHCN0717 của GS.TS Lâm Minh Triết “Xây dựng một số cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý thống nhất và tổng hợp chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai” đã sử dụng các mô hình tính toán Qual 2K, MIKE để tính toán lan truyền các chất ô nhiễm trên các thủy vực, trong đó tính toán đến các kịch bản xả thải và dung nước trên lưu vực đến năm 2010 và năm 2015. Đề tài “ Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai” của Viện Quy Hoạch Thủy lợi Miền Nam đã nghiên cứu về diễn biến chất lượng nước và môi trường trên toàn lưu vực trên cơ sở sử sụng mô hình MIKE. Tiến sĩ Nguyễn Minh Lâm: Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Bến Lức và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông. Năm 2003, Chương trình hợp tác môi trường Mỹ Á, Quỹ châu Á và Đại học Porland (Mỹ) đã đầu tư 25.000 USD triển khai dự án Cải thiện chất lượng môi trường kênh Tân Hóa Lò Gốm với sự tham gia của cộng đồng, đoạn 2 km thuộc phường 3, quận 11. So với các dự án cải tạo môi trường kênh, mương trong thành phố, số kinh phí này không lớn, tuy nhiên hiệu quả lớn nhất rút ra từ quá trình triển khai dự án là bài học về công tác giáo dục, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, Giám đốc Chương trình hợp tác môi trường Mỹ Á Nathan Sage cho biết. 1.3. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC KÊNH TÂN HÓA LÒ GỐM 1.3.1. Hệ thống kênh Tân Hoá Lò Gốm Kênh Tân Hóa Lò Gốm có chiều dài chính 7,84km, các nhánh phụ dài 9,27 km, là một phần mạng lưới đường thủy và kênh thoát nước trong hệ thống kênh rạch của TP. Hồ Chí Minh. Tuyến kênh này chảy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam Thành phố qua địa bàn 4 quận, từ khu vực Bàu Cát (Tân Bình) chảy dọc qua các quận Tân Phú, quận 11, quận 6 nối vào kênh Tàu Hủ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, do đó chịu sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn của kênh Tàu Hủ ở hạ lưu. Từ thượng lưu, kênh Tân Hóa Lò Gốm có kích thước khá ổn định và có bề rộng tăng dần về phía hạ lưu với bề rộng thay đổi từ 6m ở thượng lưu và rộng dần về hạ lưu khoảng gần 60m, chiều sâu dọc kênh thay đổi từ 2 5m. Độ dốc lòng kênh trung bình khoảng 0.1%. Kênh chính Tân Hóa – Lò Gốm gồm 3 đoạn kênh hợp thành là: • Kênh Tân Hóa: tiêu nước cho phần thượng lưu của lưu vực (Tân Bình, Tân Phú). • Ông Buông: tiêu nước cho khu vực trung lưu lưu vực (một phần Quận 11, Tân Phú, Quận 6). • Lò Gốm: tiêu thoát nước cho khu vực hạ lưu (Quận 6). Một số kênh nhỏ phụ liên quan khác cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiêu thoát nước của lưu vực như sau: • Rạch Bàu Trâu Kênh Hiệp Tân: dài khoảng 2.4km, rộng 48m, tiêu nước từ hướng Tây Bắc của lưu vực (thuộc Quận Tân Phú), đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho Xí nghiệp Thực phẩm Cầu Tre (1200m3 ngày) và khu vực dân cư, tiểu thủ công nghiệp lân cận. Rạch này đang bị bồi lấp, lấn chiếm và ô nhiễm rất nặng . • Rạch Đầm Sen: dài khoảng 600m, rộng 68m, nằm trên địa bàn quận 11: tiêu nước mưa chảy tràn từ Công viên Đầm Sen và các vùng lân cận khác. Rạch này nối với khu công viên Đầm Sen và có một nhánh là rạch Cầu Mé đảm nhận chức năng thoát nước cho khu vực Hàn Hải Nguyên Minh Phụng Lạc Long Quân. Rạch Cầu Mé đã lập dự án đầu tư cải tạo thành cống hộp, còn rạch Đầm Sen được giữ lại sau khi thực hiện các biện pháp làm sạch, chỉnh trang kết hợp với công viên Đầm Sen phục vụ nghỉ ngơi, giải trí. • Rạch Bà Lài: rộng khoảng 10m, dài 1200m: tiêu thoát nước về phía Tây Lò Gốm, tuy nhiên trước đây dòng rạch bị ngập rác, nhiều đoạn bị san lấp, gây tình trạng ngập cục bộ do bị cắt mất nguồn thóat dẫn đến khả năng tiêu thoát nước còn rất thấp. Thành phố đã có dự án xây dựng cải tạo rạch này, thay thế rạch bằng cống hộp (do Ban Quản lý Dự Án Quận 6 làm chủ đầu tư) tất cả được hoàn thành trong năm 2005. • Kênh Thúi: rộng 2m, dài 720m, thoát nước cho khu vực phường 19 quận Tân Bình, hiện không còn khả năng thoát nước, gây ngập và ô nhiễm nặng nề cho khu vực, đã lập dự án đầu tư cải tạo kênh thành cống kín. • Một phần kênh Hàng Bàng: từ đường Bình Tiên đến rạch Lò Gốm, rộng 1.5 2m, dài 300m. Gây ngập cho một phần khu vực quận 6. Ranh giới khu vực được giới hạn bởi các tuyến đường: • Phía Bắc: khu vực Bàu Cát quận Tân Bình. • Phía Đông: đường Lò Siêu Lạc Long Quân. • Phía Tây: đường Âu Cơ. • Phía Nam: kênh Tàu Hủ. Phường nằm dọc theo tuyến kênh chính: Q.Tân Bình: P.10, P.11, P.14 Q.Tân Phú: P.Hòa Thạnh, P.Tân Thới Hòa,, P.Phú Trung Q.11: P1, P.2, P.3, P.5, P.8, P.9. Q.6: P.4, P.5, P.7, P.8, P.9, P.10, P.11, P.12, P.14. Ranh giới hành chính lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm được thể hiện trong hình 1.1. Hình 1.1. Ranh giới hành chính lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm Lưu vực kênh Tân Hoá Lò Gốm có diện tích khoảng 1.484ha, trải rộng ra 4 quận: Tân Bình, Tân Phú, Quận 11, Quận 6. Độ sâu nguyên thuỷ của kênh này là 6m, giờ đây giảm chỉ còn 2.53m hoặc thậm chí bị lấp gần đầy bởi bùn và rác rưởi như ở đoạn từ cầu Phú Lâm đến thượng nguồn. Kênh này đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho các quận nói trên. Đáy kênh vừa nhỏ lại hẹp và bị lấn chiếm bởi các căn hộ xây cất bất hợp pháp. Kênh còn bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều cũng như mực nước tăng lên ở sông Cần Giuộc. Ảnh hưởng triều chỉ biểu hiện rõ ở phần kênh phía hạ lưu từ cầu Hậu Giang trở ra, phần còn lại của kênh đã bị tắc nghẽn cùng với nước thải gây ra vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng . Việc xây cất lấn chiếm bừa bãi ven kênh gây trở ngại lớn đến dòng chảy và là nguồn gây ô nhiễm quan trọng do tình trạng thiếu các phương tiện vệ sinh, các chất thải được xả trực tiếp xuống dòng kênh. Mặt khác, công tác duy tu bảo dưỡng thường kỳ cũng khó thực hiện vì không có đường công vụ cho máy móc thi công. 1.3.2. Điều kiện tự nhiên trên lưu vực kênh  Đặc điểm địa hình: Lưu vực Tân Hóa Lò Gốm chia thành hai vùng chính. Một khu đất chính khá cao bao phủ vùng thượng nguồn của kênh (Quận 11, Tân Phú và Tân Bình ), phần đất thấp phần lớn nằm ở quận 6. Phần thượng nguồn có địa hình nhấp nhô (cao độ từ 6 8 m trên mực nước biển). Phần lớn Quận 6 và 11 có cao độ dưới 2m. Đường đồng mức 2m được xem là ranh giới quan trọng vì nước triều của sông lên đến 1,3m trên mực nước biển. Nó cũng được xem là rãnh thu nước và thoát nước rất có hiệu quả của vùng đất có cao độ trên 2m. Nếu dưới 2m hệ thống thoát nước sẽ bị ảnh hưởng bởi triều.  Đặc điểm về địa chất công trình: Khu vực Tân Hóa – Lò Gốm được bao phủ bởi lớp trầm tích pleistocene. Thành phần chính là đất sét và cát. Tại các vùng đất thấp dọc theo kênh, các lớp hình thành từ việc đô thị hóa nhanh chóng đã được phủ lên lớp mặt rất đa dạng bao gồm: cát, rác, xà bần hoặc đất, nhằm mục đích tôn nền. Theo phân tích địa chất của Sở GTCC thì toàn lưu vực khá phù hợp để xây dựng các công trình thoát nước mà không cần làm móng đặc biệt. Mực nước ngầm từ 0,9 2,2 m sâu vào mùa khô và có thể tăng lên từ 0,15 0,5 vào mùa mưa. Ở khu vực cạn của lưu vực, nước ngầm bị tác động bởi triều, làm ảnh hưởng đến bất kỳ phần xây dựng của bất kỳ hệ thống nào. Khoan thăm dò địa chất trên toàn lưu vực cũng như dọc kênh ở các độ sâu khác nhau vào mùa khô cũng như mùa mưa cho thấy phân bố địa tầng từ trên xuống dưới như sau: Lớp đất đắp có độ dày từ 1,02,0m gồm: đất sét, cát, đất bột lẫn nhiều đá vụn, rác và xác thực vật. Nguồn gốc hình thành lớp đất này do quá trình dân cư lấn kênh tạo thành, chỉ xuất hiện ở các vùng thấp, trũng dọc kênh. Lớp đất sét lẫn cát bột, nhiều cát, màu xám, ở trạng thái mềm, dẻo (CL) bề dày trung bình từ 23m, ở độ sâu từ 27m. Cường độ chịu tải RCT=0,7 1,0 kgcm2. Lớp cát có độ lớn hạt từ trung bình đến nhuyễn lẫn đất sét màu xám trạng thái bở rời (SC) có bề dày trung bình 2m, ở độ sâu từ 537m. Cường độ chịu tải RCT=3,4 kgcm2 (các cống xả, thiết bị tách dòng thường nằm trên lớp (CL) hoặc lớp này). Lớp cát hạt to đến nhuyễn, lẫn đất bột ở trạng thái chặt vừa, có khả năng chịu tải cao (SM) phân bố từ lớp (SC) đến hết đáy lỗ khoan (các tuyến thoát nước thải, hầm bơm được đặt ở độ sâu của lớp (SC) hay lớp này).  Đặc điểm khí tượng thủy văn: Thủy văn: Sông rạch TP bao gồm một mạng lưới gắn kết với nhau và rất phức tạp. Mạng lưới kênh rạch khá dày với tổng chiều dài gần 100km trên toàn thành phố. Các con kênh chính (55 km) là Nhiêu Lộc Thị Nghè, Tham Lương Vàm Thuật Bến Cát, Tàu Hũ Bến Nghé, kênh Đôi kênh Tẻ và Tân Hóa Lò Gốm. Mạng lưới kênh bị ảnh hưởng rất lớn bởi triều, một số kênh còn bị ảnh hưởng của triều từ nhiều hướng và kết quả là các chất ô nhiễm bị lưu giữ lại trong kênh. Thời gian triều cường từ tháng 9 12, triều thấp từ tháng 4 8 và mực triều trung bình từ tháng 1 3. Trong lưu vực Tân Hóa Lò Gốm có thể ảnh hưởng của triều lên đến km 3,57 (đến cầu Tân Hóa). Về mực nước cũng ảnh hưởng theo mùa. TP.HCM có 2 mùa: mùa mưa (từ tháng 6 12) và mùa khô. Mực nước khác biệt khoảng 75 cm giữa tháng 9 10 (tháng mưa nhiều nhất) và tháng 3 4 (tháng khô nhất). Vào mùa khô, do lượng nước thải chậm, sự nhiễm mặn của sông khá quan trọng. Do nước kênh Tân Hóa Lò Gốm rất ô nhiễm so với nước sông Sài Gòn và nước kênh Tàu Hũ Bến Nghé, nước ô nhiễm của kênh bị đẩy lên và xuống khi bị ảnh hưởng của triều. Quá trình pha loãng diễn ra khá chậm. Vào mùa khô mực nước từ cầu Tân Hóa lên thượng nguồn rất thấp. Phần còn lại của kênh hòa vào sông Cần Giuộc. Khí hậu: Khí hậu TP.HCM bị ảnh hưởng bởi gió mùa nhiệt đới nên có nhiệt độ cao, độ ẩm cao, mây nhiều, có tính ổn định cao, thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ, không có thiên tai, hầu như không có bão lụt, chỉ bị ảnh hưởng nhẹ nhưng không đáng kể. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Gió mùa Tây Nam vào mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 12, 90% lượng nước mưa bình quân đều diễn ra vào mùa này với mức trung bình là 300mmm2 tháng, mưa hầu như ngày nào cũng có. Nhiệt độ và độ ẩm cao (trung bình 320C, độ ẩm 79,7%). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 9 và tháng 6, lượng mưa trung bình là 355 mm và 313 mm. Từ tháng 12 đến tháng 4 lượng mưa rất hiếm. Về lượng nắng hàng năm trung bình 6,2 giờ mỗi ngày, với lượng nắng tối đa là 8 giờ trong tháng 2 và tháng 3 và tối thiểu là 5 giờ vào tháng 10. Lượng mây thay đổi trung bình từ 65 80% vào tháng 7, 8, 9 và 40% vào tháng 2. Sấm sét, giông gió thường xảy ra vào mùa mưa, khoảng 6, 7 ngày tháng nhưng hiếm khi xảy ra trong những tháng còn lại. Chế độ mưa: Lượng mưa về mùa mưa chiếm 95% cả năm, lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 5% cả năm. Mưa thường xảy ra 120140 ngày một năm, trung bình 1012 ngày mỗi tháng. Những trận mưa lớn gây ngập rộng thường xảy ra từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 10. Mùa mưa bắt đầu với gió mùa TâyNam vào khoảng ngày 105 và kết thúc vào khoảng 3010, lượng mưa trong tháng lớn nhất là 355mm vào tháng 8. Những cơn mưa lớn thường xảy ra trong thời gian ngắn. Vào mùa khô, TP.HCM chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc, trong đó tháng 2 là tháng khô nhất. Cường độ mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm được ước tính lần lượt là 80 và 91mmgiờ. Lượng mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm được ước tính lần lượt là 114 và 128mm. Bảng 1. 1. Các đặc trưng chế độ mưa Các yếu tố đặc trưng chế độ mưa Trị số (mm) Lượng mưa trung bình năm 1.979 Lượng mưa lớn nhất năm 2.718 Lượng mưa nhỏ nhất năm 1.553 Số ngày mưa trung bình 154 Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 338 (tháng 9) Số ngày mưa trung bình lớn nhất 22 (tháng 9) Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất 3 Các yếu tố đặc trưng chế độ mưa Trị số (mm) Lượng mưa cực đại 177 Lượng mưa tháng cực đại 603 ( Nguồn : Trạm Khí Tượng Thủy văn Thành Phố, 2013) Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí ít thay đổi giữa các tháng trong năm, biên độ dao động trong khoảng 570C, nhiệt độ trung bình năm là 270C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lại tương đối lớn (khoảng 7100C vào mùa khô và 590C vào mùa mưa). Bảng 1. 2. Thống kê về nhiệt độ tại TP.HCM Mô tả Nhiệt độ, 0C Nhiệt độ trung bình năm 27 Dao động nhiệt độ trong tháng nóng nhất (tháng 4) 2439 Dao động nhiệt độ trong tháng lạnh nhất (tháng 11) 2231 Nhiệt độ trung bình trong tháng lạnh 26.5 Nhiệt độ trung bình trong tháng nóng 31.5 Nguồn: Số liệu do Viện Môi trường và Tài nguyên (CEFINEA) tổng hợp Độ ẩm: Độ ẩm không khí rất cao vào các tháng mùa mưa lên đến mức độ bão hòa 100%. Vào các tháng khô, độ ẩm giảm, độ ẩm tương đối cho bởi bảng sau: Bảng 1. 3. Độ ẩm tương đối trong các tháng tại Tp. Hồ Chí Minh Tháng Độ ẩm tương đối (%) Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất 1 77 99 23 2 74 99 22 3 74 98 20 4 76 99 21 5 83 99 33 6 86 100 30 7 87 100 40 Tháng Độ ẩm tương đối (%) Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất 8 86 99 44 9 87 100 43 10 87 100 40 11 84 100 33 12 81 100 29 (Nguồn : Trạm Khí Tượng Thủy văn Thành Phố, 2013) Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi hàng năm tương đối lớn: 1.399 m. Lượng bốc hơi lớn trong các tháng mùa khô, bình quân trong các tháng nắng: 56 mmngày (tháng 3,4). Sự bốc hơi từ mặt nước theo ước tính khoảng 600mm vùng ven biển và 500mm sâu trong đất liền. Số giờ chiếu sáng trung bình hàng năm là 2.299 giờ, cường độ ánh sáng vào giữa mùa khô có khi đến 100.000lux. Chế độ thủy triều: Thủy triều ở TP.HCM theo chế độ bán nhật triều, có 2 đỉnh triều (một cao một thấp) và 2 đáy triều (một cao một thấp). Khác biệt giữa mực nước triều cường và mực nước triều ròng thay đổi trong khoảng 2,73,3m ở gần TP.HCM và 2,54,0m tại các cửa sông. Do cao trình thấp (dưới 2,5m), hầu hết các sông và kênh ở TP.HCM đều bị ảnh hưởng của thủy triều. Một chu kỳ thủy triều đầy đủ kéo dài trung bình 1215 ngày, gồm 57 ngày triều cường và 35 ngày triều ròng. Thời gian triều lên thường vào khoảng 1520 giờ, trong khi đó thời gian triều xuống chỉ vào khoảng 48 giờ. Điều này không có lợi cho hệ thống thoát nước mưa. Sông ngòi trong thành phố được nối thông với nhau và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ thủy triều từ Biển Đông, có 03 thời kỳ thủy triều trong một năm: • Tháng 01 3: thủy triều trung bình. • Tháng 4 8: thủy triều thấp. • Tháng 9 12: thủy triều cao. Triều cường cao nhất thường ở thời điểm trung và hạ tuần mỗi tháng (âm lịch). Biên độ triều thay đổi từ 1,7 2,5m, cao nhất theo ghi nhận được là 3,95m. Mức độ ảnh hưởng của thủy triều phụ thuộc vào địa hình lòng sông, kênh, rạch (độ sâu, chiều rộng, quá trình truyền triều) đối với cửa sông. Ở đây cần lưu ý là tốc độ chảy ra phần lớn đều lớn hơn tốc độ chảy vào, chỉ có một vài nơi tốc độ chảy ra bằng tốc độ chảy vào đặc biệt là thời gian nước chảy ra bằng thời gian nước chảy vào. Cho nên ở một số kênh rạch thì khối lượng nước bẩn chưa chảy ra khỏi cửa kênh thì đã bị nước đẩy trở vào làm cho tình hình ô nhiễm càng trầm trọng thêm (vì tính chất bán nhật triềum hai lần nước lớn và hai lần nước ròng). Thời gian quá ngắn chỉ 6 giờ nên lượng nước không kịp chảy ra ngoài sông chính và trên kênh rạch còn tồn tại vùng giáp nước. Chính vì vậy nơi đây thường bị ô nhiễm rất nặng. Mặt cắt kênh Tân Hoá Lò Gốm bị co hẹp và cạn do bùn, rác và xà bần được đổ bừa bãi xuống kênh, làm giảm tác động thau rửa của thủy triều qua kênh Tàu Hủ Bến Nghé. Tuy nhiên, do phải tiêu thoát nước trực tiếp vào kênh Tàu Hủ Bến Nghé nên chịu ảnh hưởng rất lớn về thủy văn của dòng kênh này. Vùng ngập lụt: Là kết quả của việc thiếu duy tu, địa hình đất đai thấp, lượng mưa lớn trong một giai đoạn ngắn, triều cao và không đủ hệ thống thoát nước, một số khu vực của TP.HCM bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Tình trạng ngập lụt kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày trong mùa mưa. Khảo sát sơ bộ đã được tiến hành trong 11 khu trong lưu vực Tân Hóa Lò Gốm có liên quan đến vấn đề ngập lụt với tổng diện tích ngập lụt là 578,8 ha. Khu vực rộng lớn bị ngập do thiếu hệ thống thoát nước nằm ở phần phía Tây của lưu vực quận 6 và Tân Bình. Ở Quận 6 nguyên nhân thứ hai bị ngập nước do lượng nước thải trong kênh bị quá tải. Đặc biệt tại phường 14, 9 và 11. Số lượng đất trũng hiện nay trong khu đất thấp là nơi điều tiết tự nhiên và rất quan trọng. Với quan điểm này thật là một điều đáng tiếc vì trong những năm gần nay, một số lượng đất trũng tại Quận 6 đã bị lấp lại. Bảng 1. 4.Thông tin về vùng ngập lụt ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm Quận 6 Quận 11 Quận Tân Bình Diện tích ngập (ha) Đất xây dựng 348,5 100,5 820,9 Ngập thường xuyên Độ sâu (cm) (2050) 25 (2040) 31 (2060) 29 Thời gian (số giờ) (124) 10,9 (14) 2,5 (124) 6,3 Khu vực ngập nhất Độ sâu (cm) (30100) 41 (30100) 78 (2060) 30 Thời gian (số giờ) (224) 12,6 (224) 8,8 (124) 6,8 1.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội:  Dân số: Theo số liệu chính thức, sự phát triển của Thành phố giảm nhẹ trong thời gian qua. Năm 2004 tỉ lệ gia tăng dân số là 2,48%; 2,24% năm 2006 và là 1,99% năm 2009. Bảng 1. 5. Diện tích, dân số, mật độ dân số của các quận thuộc lưu vực kênh Tân Hóa Lò Gốm Địa điểm Diện tích Km2 Dân số (2013) Mật độ ngườikm Quận 6 6.564 248.820 37,906 Quận 11 3.259 227.220 69,721 Q. Tân Phú 9.847 220.255 22,37 Lưu vực TH LG 22.236 700.387 31,50 Hiện nay, mức sống của người dân trong khu vực này tương đối thấp so với các vùng dân cư nội thành khác của thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ đông đảo nhất là tầng lớp dân cư nghèo và trung bình, những người thợ làm thuê cho chủ cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu vực. Đặc biệt có những hộ dân sống với mức quá khổ, nằm trong viện xoá đói giảm nghèo của thành phố. Mức sống thấp đi kèm theo trình độ dân trí thấp, chiếm tỷ lệ lớn của dân cư trong khu vực này là bộ phận người Hoa và đặc biệt là những người Hoa nghèo, so với cộng đồng người Hoa ở Quận 5, Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh. Một tỷ lệ không nhỏ dân cư này không biết đọc, không biết viết tiếng Việt. Ngoài cộng đồng người Hoa là dân cư bản địa (là các cư dân nông thôn phát triển lên) và các dân mới được định cư từ miền Bắc, miền Trung vào. Tình hình y tế, sức khỏe cộng đồng nơi đây thuộc loại yếu kém so với các vùng nội thành khác của thành phố Hồ Chí Minh.  Tăng trưởng kinh tế: Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thương mại dịch vụ sản xuất CNTTCN Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 98,18% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra (10.388,18 tỷ đồng), tăng 13% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó các ngành mũi nhọn như ngành may tăng 11,46%, dệt tăng 11,11%, nhựa tăng 9,34%, cơ khí tăng 9,7% và chế biến thực phẩm tăng 6,93%. Thương nghiệp dịch vụ: Tổng mức doanh số bán ra và doanh thu dịch vụ đạt 98,40% kế hoạch năm (51.824,78 tỷ đồng), tăng 23% so với cùng kỳ năm 2012. Tốc độ tăng chủ yếu ở những ngành có tỷ trọng lớn là ngành lương thực, thực phẩm; ngành gỗ, vật liệu xây dựng và ngành may mặc. Xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu thực hiện năm 2013 là 344,703 triệu USD, tăng 11,38% so với cùng kỳ năm 2012. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc và nông sản. Tổng kim ngạch nhập khẩu thực hiện năm 2013 là 733,733 triệu USD, tăng 10,66% so với cùng kỳ năm 2012. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng nguyên phụ liệu may, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, hàng hóa chất. Tài chính thuế: Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện cả năm đạt 1.207,175 tỷ đồng, đạt 100,01% kế hoạch năm (1.207 tỷ đồng), tăng 14,5% so với cùng kỳ. Trong đó, thu thuế công thương nghiệp 619,1 tỷ đồng, đạt 84,23% kế hoạch (735 tỷ đồng), tăng 1,3% so với cùng kỳ; lệ phí trước bạ là 166 tỷ đồng, đạt 116,08% kế hoạch (143 tỷ đồng), tăng 18,1% so với cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân là 99 tỷ đồng, đạt 94,29% kế hoạch (105 tỷ đồng), tăng 24,7% so với cùng kỳ; tiền thuê đất 90 tỷ đồng, đạt 160,71% kế hoạch (56 tỷ đồng), tăng 87,3% so với cùng kỳ; tiền thuế đất phi nông nghiệp là 13 tỷ đồng, đạt 81,25% kế hoạch (16 tỷ đồng), tăng 172% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách địa phương thực hiện là 648,185 tỷ đồng, đạt 96,96% kế hoạch (668,489 tỷ đồng). Tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương thực hiện năm 2013 là 615,720 tỷ đồng đạt 96,87% kế hoạch (635,605 tỷ đồng), tăng 16,58% so với thực hiện cùng kỳ. Thành lập Ban chỉ đạo quận, phường về đôn đốc thu ngân sách đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn quận năm 2013. Đến nay đã thu được 45,18 tỷ đồng, trong đó Ban chỉ đạo quận đôn đốc đơn vị nộp ngân sách 27,58 tỷ đồng, Ban chỉ đạo Chi cục Thuế thu 14,6 tỷ đồng. Bảng 1. 6. Số Lượng Doanh Nghiệp Theo Ngành Nghề Trong Quận 6, 11, Tân Bình và Tân Phú Ngành nghề Quận 6 Quận 11 Quận Tân Bình Quận Tân Phú 2013 2013 2013 2013 Chế biến gỗ, tre, sản phẩm, vật liệu xây dựng 109 24 54 70 Thực phẩm và thức uống 342 270 396 425 Dệt, nhuộm 142 205 1278 1283 May thêu quần áo 291 79 802 918 Thuộc da, vali, giầy, túi xách 6 169 98 100 Y khoa, thiết bị nghe nhìn, đồng hồ các loại 1 3 2 3 Hóa chất, sản phẩm hóa chất, thuốc 90 83 132 117 Máy phát thanh, truyền hình, và các thiết bị nghe nhìn khác 78 6 22 18 Sản phẩm kim loại 191 72 89 72 Cơ khí 914 884 598 720 Mạ kim loại 61 50 53 42 Sản xuất giấy và bột giấy 68 108 118 118 Xuất bản, in ấn và photo 121 47 64 74 Chế biến cao su, nhựa 731 558 684 736 Khác 280 326 405 476 Tổng cộng 3431 2884 4795 5172 Phòng kiểm soát ô nhiễm – Sở TNMT TP. HCM Những doanh nghiệp nằm trong khu dân cư đô thị, hoạt động trong ngành sản xuất gây ô nhiễm nặng, đã thất bại liên tục trong việc quản lý ô nhiễm môi trường được đặt vào Danh sách đen của Sở TNMT. Từ những kết quả điều tra công nghiệp mới đây, Sở TNMT đề nghị trong giai đoạn đầu của chương trình cần thực hiện di dời 260 doanh nghiệp ô nhiễm nhất bao gồm 130 doanh nghiệp gây ô nhiễm không khí, 35 doanh nghiệp gây ô nhiễm nước, 89 doanh nghiệp gây ô nhiễm nước và không khí và 6 doanh nghiệp kết hợp làm tắc nghẽn giao thông. CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Nghiên cứu hiện trạng môi trường kênh TH LG Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Đặc điểm tự nhiên tại lưu vực kênh TH LG (khí hậu, địa hình lưu vực kênh, địa chất thủy văn,…) Đặc điểm dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên lưu vực kênh TH LG Đặc điểm KTXH của một số Quận trên lưu vực TH LG Đặc điểm về môi trường dân cư tại khu vực nghiên cứu Hiện trạng nước thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải rắn tại khu vực kênh TH LG Hiện trạng thoát nước của kênh Hiện trạng ô nhiễm, phạm vi ảnh hưởng và công tác quản lý môi trường kênh TH LG 2.1.2. Đánh giá nguồn gây ô nhiễm kênh TH LG Nguồn gây ô nhiễm kênh Đánh giá thông qua tính chất, thành phần hóa lý của chất thải từ các nguồn trên. 2.1.3. Đánh giá chất lượng nước kênh TH LG Tìm hiểu thành phần, tính chất hóa lý của nước kênh. Đánh giá chất lượng nước kênh so với các chỉ tiêu cho phép về tiêu chuẩn môi trường nước. Đánh giá mối liên quan giữa các kết quả hóa lý và thủy sinh. Đánh giá ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn, thủy triều đến chất lượng nước kênh (đặc trưng hình thái kênh, thủy triều chế độ bán nhật triều). Đánh giá khả năng tự làm sạch của kênh. 2.1.4. Đề xuất các giải pháp khống chế các nguồn thải vào kênh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh Dựa trên việc nghiên cứu hiện trạng thông qua các khảo sát thực tế và tham khảo các công trình nghiên cứu, xây dựng các giải pháp cải thiện chất lượng nước kênh TH LG: Thực hiện chương trình lồng ghép quy hoạch phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và quy hoạch bảo vệ môi trường: quy hoạch dân cư, quy hoạch mạng lưới dịch vụ nhà hàng khách sạn, quy hoạch di dời các cơ sở sản xuất CNTTCN đến các KCN tập trung, quy hoạch cơ sở hạ tầng… Xây dựng các biện pháp quản lý môi trường cũng như quản lý các nguồn thải. Xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp luận: Tiếp cận toàn diện, hệ thống, thực tiễn và tổng hợp. Tiếp cận hệ thống kinh tế xã hội sinh thái môi trường gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Tiếp cận tích hợp thông tin Tiếp cận kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm, tri thức, cơ sở dữ liệu đã có liên quan đến đề tài. Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp luận và các bước tiến hành 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể  Phương pháp kế thừa: Đây là phương pháp sử dụng và thừa hưởng những tài liệu đã có về chất lượng nước mặt của kênh Tân Hóa Lò Gốm của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM: số liệu về thủy văn, số liệu quan trắc. Thu thập, phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, các văn bản từ các Sở ban ngành về các thông tin có liên quan đến đề tài như thu thập số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường, thông tin từ các dự án đầu tư, quy hoạch kênh của thành phố; thông tin từ các báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo thông tin môi trường hàng năm được xem xét, chọn lọc các thông tin cần thiết để sử dụng thích hợp cho từng nội dung của luận văn. Thu thập và chọn lọc các thông tin về điều kiện tự nhiên, các công trình nghiên cứu trước đây, các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu, các bản đồ hình chính, bản đồ lưu vực kênh. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về chất lượng nước kênh,…  Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện, thu thập các thông tin tư liệu liên quan từ cơ quan quản lý và từ thực tế: • Điều kiện kinh tế xã hội: Phân bố dân cư dọc bờ kênh, quy hoạch tái định cư, hiện trạng lấn kênh cho mục đích kinh doanh, các dự án cải tạo nâng cấp chất lượng nước kênh. • Số liệu thủy văn: Tốc độ dòng chảy, mực độ triều dâng, lượng mưa, nhiệt độ. • Số liệu quan trắc môi trường nước kênh: Độ đục, COD, BOD, pH, Coliform, Amoni (NH4+) (tính theo nitơ), Photphas (PO43) (tính theo P) • Các tài liệu khác theo nhiều cách khác nhau. Các dữ liệu thu thập được sẽ là thông tin đầu vào của quá trình đánh giá hiện trạng môi trường chất lượng nước kênh. Ngoài ra còn tham khảo các nguồn tài liệu khác, thông tin từ Internet…  Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Hình thức điều tra: điều tra qua hình thức văn bản hành chính để lấy thông tin, số liệu cho việc đánh giá và khảo sát thực tế. Tiến hành khảo sát, ghi hình tại khu vực nghiên cứu về hiện trạng môi trường kênh. Các thông tin được thu thập thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, thông qua phiếu điều tra để thu thập thông tin và quá trình khảo sát trực tiếp các hộ dân trên địa bàn, nhằm nắm các thông tin cơ bản về tình hình tập quán sinh hoạt của người dân, các loại hình sản xuất có nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn kênh và điều tra hiện trạng sử dụng nước bằng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân và các cơ sở sản xuất theo các nội dung trong phiếu điều tra. Ngoài ra, phỏng vấn cán bộ quản lý để biết thực trạng kênh và ô nhiễm nguồn nước ở kênh. Cán bộ được phỏng vấn ở Sở TM MT TP.HCM, Phòng TNMT các quận.  Phương pháp lấy mẫu và phân tích: Kết quả phân tích mẫu nước và kim loại nặng được đối chiếu với các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành: đánh giá chất lượng nước mặt theo QCVN 08:2015BTNMT (QCKTQG về chất lượng nước mặt). Các Chỉ Tiêu Phân Tích: Độ đục Độ đục của nước bắt đầu từ sự hiện diện của một số các chất lơ lửng có kích thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phù (kích thước 0,1 10 mm). Trong nước, các chất gây đục thường là đất sét, chất hữu cơ, chất vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh động vật. Độ đục phát sinh từ nhiều nguyên nhân như: • Ảnh hưởng của nước lũ làm xáo trộn lớp đất, lôi cuốn, phân rã xác động thực vật. • Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. • Sự phát triển của vi khuẩn và một số vi sinh vật: tảo,… Ý nghĩa môi trường: Độ đục ảnh hưởng quan trọng đến cấp nước công cộng, làm giảm vẻ mỹ quan, gây khó khăn cho quá trình lọc và khử khuẩn. pH Là đại lượng đặc trưng cho tính acid hay kiềm trong mẫu nước. Khi pH = 7: nước trung tính pH > 7 : nước có tính bazơ pH < 7 : nước có tính axit Trong lĩnh vực cấp nước, pH liên quan đến tính ăn mòn, hoà tan và ảnh hưởng đến các quá trình xử lý nước như keo tụ, oxy hoá, diệt khuẩn, làm mềm, khử sắt. pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hoà tan trong nước. Ở pH < 5, nước có thể chứa Fe, Mn, Al ở dạng hoà tan và một số loại khí như CO2, H2S tồn tại ở dạng tự do trong nước. Tính chất này được sử dụng để khử các hợp chất sulfur và cacbonat có trong nước bằng biện pháp làm thoáng. Khi tăng pH có thêm tác nhân oxy hoá, các kim loại hoà tan trong nước chuyển thành dạng kết tủa ra khỏi nước bằng biện pháp lắng lọc. pH chi phối mọi quá trình hoạt động của vi sinh vật trong nước. Vì vậy, pH cần được kiểm soát trong khoảng thích hợp khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nitrate Là giai đoạn oxy hoá cao nhất trong chu trình nitơ và là giai đoạn sau cùng trong tiến trình oxy hoá sinh học. Ở lớp nước mặt, nitrat thường ở dạng vết nhưng đối với nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng rất cao. Nước uống chứa nhiều nitrat có thể gây bệnh huyết sắc tố cho trẻ em. Phosphate Trong thiên nhiên, phosphate được xem là sản phẩm của quá trình lân hoá, thường gặp ở dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng phosphate cao sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh. Hiện tượng này có thể có nguồn gốc từ sự ô nhiễm của nước sinh hoạt, nông nghiệp hoặc từ nước thải công nghiệp sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa hay phân bón. Do đó, chỉ tiêu phosphate được ứng dụng trong việc kiểm soát mức độ ô nhiễm của dòng nước. Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical Oxygen Demand – BOD) Nhu cầu oxy sinh hoá là lượng oxy cần thiết phải cung cấp để vi sinh tiêu thụ trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân huỷ trong điều kiện yếm khí. Là chỉ tiêu xác định mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệp qua chỉ số oxy dùng để khoáng hoá các chất hữu cơ. Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hoá các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn. Ngoài ra BOD còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm dòng chảy. BOD có liên quan đến việc đo lượng oxy tiêu thụ do vi sinh vật khi phân huỷ chất hữu cơ có trong nước thải. Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand – COD) Là một trong những chỉ tiêu đặc trưng dùng để khảo sát, đánh giá hiện trạng và kiểm tra mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải và nước mặt đặc biệt là các công trình xả thải. Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ trong thành phần nước thải bằng phương pháp hoá học (sử dụng tác nhân oxy hoá mạnh). Theo phương pháp này, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hầu như toàn bộ các chất hữu cơ đã bị oxy hoá, chỉ trừ một số ít trường hợp ngoại lệ, nhờ vậy cho phép xác định nhanh hàm lượng chất hữu cơ. Oxy hoà tan (Dissolve oxygen) Là yếu tố xác định sự thay đổi xảy ra do vi sinh vật kỵ khí hoặc hiếu khí. Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến việc kiểm soát dòng chảy. Ngoài ra DO còn là cơ sở kiểm tra BOD nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Tất cả các quá trình xử lý hiếu khí phụ thuộc vào sự hiện diện của DO. Trong nước thải, việc xác định DO là không thể thiếu vì đó là phương tiện kiểm soát tốc độ sục khí, đảm bảo đủ lượng DO thích hợp cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. DO cũng là yếu tố quan trọng trong sự ăn mòn sắt thép đặc biệt là hệ thống cấp nước lò hơi. Chỉ tiêu vi sinh Trong nước có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loại đơn bào. Trong số này có một số gây bệnh nên ta cần loại bỏ chúng trước khi sử dụng. Việc kiểm tra chỉ tiêu vi sinh không thể xác định một loại đặc trưng. Một số loại vi sinh vật dùng phân tích chỉ tiêu vi sinh là Coliform, Fecal Coliform, E.Coli,… Phương Pháp Lấy Mẫu: Phối hợp với Sở TN MT, thiết lập các điểm lấy mẫu phân tích cố định kênh, dựa trên kết quả khảo sát, các vị trí lấy mẫu được lựa chọn, tiến hành thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho quá trình đánh giá chất lượng nước của kênh. Bảng 2. 1. Vị trí các trạm khảo sát chất lượng nước TH LG STT Địa điểm Kí hiệu Vị trí 1 Cầu Hòa Bình M1 10046’51.7’’ 106038’45.8’’ 2 Cầu Ông Buông M2 10046’22.8’’ 106038’32.4’’ (Nguồn: Nghiên Cứu Khả Thi về Vệ sinh và Nâng cấp Đô thị lưu vực kênh THLG, tập 7, 032003). Quá trình thu mẫu nước gồm các bước sau: Phương pháp lấy và bảo quản mẫu nước được tiến hành theo:  TCVN 6663 3:2008 (ISO 5667 3:2003) Chất lượng nước Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.  TCVN 5994:1995 (ISO 5667 4:1987) Chất lượng nước Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.  TCVN 6663 6:2008 (ISO 5667 6:2005) Chất lượng nước Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.  Mẫu nước để xác định nồng độ chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận là mẫu tổ hợp của ít nhất 3 mẫu đơn được lấy tại 3 vị trí khác nhau trên cùng một mặt cắt ngang (giữa dòng, 14 chiều rộng sông từ bờ trái và 14 chiều rộng sông từ bờ phải) và ở độ sâu 0,5m tính từ mặt nước. Dụng cụ lấy mẫu Mẫu được lấy bằng thiết bị chuyên dùng rồi đổ vào can nhựa có dung tích 1 2 lít hoặc l

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM TRINH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Ở HỆ THỐNG KÊNH TÂN HÓA – LÒ GỐM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Mã số: 60.85.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016 LỜI CẢM ƠN Luận văn “Đánh giá chất lượng nước mặt hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm đề xuất giải pháp quản lý“ hồn thành khơng riêng cơng sức thân mà giúp đỡ nhiều người Em xin chân thành cám ơn GS.TSKH Lê Huy Bá suốt thời gian làm luận văn, Thầy tận tình bảo cung cấp cho học viên nhiều tài liệu quý giá giúp học viên hoàn thành luận văn Em xin chân thành cám ơn thầy, cô Viện Khoa học Công nghệ Quản lý Môi Trường - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trang bị cho học viên kiến thức làm tảng giúp học viên thực nội dung ý nghĩa trình bày luận văn Cám ơn đến anh chị công tác Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Môi trường Tp Hồ Chí Minh nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho học viên trình thu thập số liệu, thông tin phục vụ đề tài hoàn thành luận văn tiến độ Em xin gửi lời biết ơn đến gia đình, anh chị lớp Cao học mơi trường khóa động viên chia sẻ khó khăn vất vả q trình thực luận văn Trân trọng! TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2016 Học viên thực Nguyễn Thị Kim Trinh ii TĨM TẮT Kênh Tân Hóa – Lị Gốm ( TH – LG) có ý nghĩa quan trọng trình phát triển kinh tế - xã hội Quận Tân Bình, Tân Phú, Quận 11 Quận nói riêng TP.HCM nói chung Hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, dòng kênh cần quản lý bảo vệ tốt nhằm phục vụ an toàn cho nhu cầu sử dụng khác giữ gìn cảnh quan TP.HCM Nghiên cứu luận văn đạt kết đặt Tổng quan đầy đủ nghiên cứu nước nước quản lý lưu vực kênh, sông vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn Đánh giá trạng chất lượng nước kênh Tân Hóa - Lị Gốm Xác định ngun nhân nguồn thải tính tốn tải lượng nhiễm từ nguồn thải khác tác động lên chất lượng nước kênh Tân Hóa - Lò Gốm Kết nghiên cứu đề tài luận văn nhằm xây dựng giải pháp chế sách phù hợp, giải pháp xử lý cấp bách nguồn thải lưu vực sông giải pháp có tính đột phá liên quan đến lựa chọn ngành nghề cho phép đầu tư, di dời sở công nghiệp nhằm bảo đảm khả chịu tải kênh Đề xuất giải pháp giảm thiểu nguồn thải vào kênh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đưa biện pháp bảo vệ mơi trường Từ Khóa: Hiện trạng chất lượng nước, ngun nhân nguồn thải, tính tốn tải lượng nhiễm, khả chịu tải kênh, giải pháp giảm thiểu ABSTRACT Tan Hoa -Lo Gom canal (TH-LG) has been playing an important role in developing economy and society of Ho Chi Minh City in general, Tan Binh, Tan Phu District, District 11 and in particular To attain the sustainalble pathway of socio-economic development goals, the canal should be managed and provided environmental protection at best to safely meet different needs and preserve the Ho Chi Minh landscape Thesis also achieve the results set out A complete overview of the study on domestic and overseas about river basin, canal basin management and other problems relating to the thesis An assessment of current water quality status of Tan Hoa – Lo Gom Canal To identify the sources that cause pollution and calculate the amount of pollution load from different discharging sources on Tan Hoa- Lo Gom Canal water quality Results of the thesis try to develop appropriate solutions to policy mechanisms and policies, emergency treatment for waste sources on river basin and the breakthrough solution related to choices in the fields of investment, relocation the industrial establishments to ensure loading capacity of the Canal To propose solution in order to reduce pollution sources to canal as well as minimize water pollution and recommend environment protection measures Keywords: Current water quality status, pollution resource causes, calculation of water pollution load, canal loading capacity, solution to reduce LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan kết đạt luận văn “Đánh giá chất lượng nước mặt hệ thống kênh Tân Hóa – Lị Gốm đề xuất giải pháp quản lý“ nghiên cứu, tìm hiểu riêng cá nhân học viên Trong toàn nội dung luận văn, điều trình bày cá nhân học viên tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Các tài liệu, số liệu trích dẫn thích nguồn rõ ràng, đáng tin cậy kết trình bày luận văn trung thực Tp HCM, tháng 06 năm 2016 Học viên thực Nguyễn Thị Kim Trinh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN I TÓM TẮT II ABSTRACT III LỜI CAM ĐOAN IV MỤC LỤC V DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIII DANH MỤC CÁC BẢNG IX DANH MỤC CÁC HÌNH X CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1 Ý nghĩa khoa học 4.2 Ý nghĩa thực tiễn CHƯƠNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KÊNH RẠCH 1.1.1 Tình hình nhiễm nước kênh giới 1.2 TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH 1.2.1 Các nghiên cứu giới 1.2.2 Các nghiên cứu nước 1.3 TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC KÊNH TÂN HÓA - LÕ GỐM 1.3.1 Hệ thống kênh Tân Hố - Lị Gốm 1.3.2 Điều kiện tự nhiên lưu vực kênh 12 1.3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội: 18 CHƯƠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 22 2.1.1 Nghiên cứu trạng môi trường kênh TH - LG 22 2.1.2 Đánh giá nguồn gây ô nhiễm kênh TH - LG 22 2.1.3 Đánh giá chất lượng nước kênh TH - LG 22 2.1.4 Đề xuất giải pháp khống chế nguồn thải vào kênh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh 23 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.2.1 Phương pháp luận: 23 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 24 CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 3.1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC, NƯỚC THẢI VÀ CHẤT THẢI RẮN TẠI KÊNH 34 3.1.1 Hiện trạng hệ thống thoát nước 34 3.1.2 Đặc điểm trạng tuyến kênh 35 3.1.3 Hiện trạng nguồn thải .37 3.1.4 Ơ nhiễm CTR khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm .42 3.2 Kết phân tích chất lượng nước lưu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm 44 3.2.1 Kết phân tích chất lượng nước 44  Kết phân tích chất lượng nước năm 2014 44 3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LƯU VỰC KÊNH TH -LG ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI 47 3.3.1 Tác hại số thành phần nước thải 48 3.3.2 Tác động đến đời sống thủy sinh vật 49 3.3.3 Tác động đến sức khỏe cộng đồng 49 3.4 ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA KÊNH TH - LG 51 Diễn biến q trình pha lỗng phân hủy chất ô nhiễm kênh rạch 51 3.4.1 Yếu tố dòng chảy .52 3.4.2 Yếu tố thủy triều 52 3.4.3 Vai trò thủy sinh 53 3.5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH TÂN HÓA – LÒ GỐM 53 3.5 Giải pháp quy hoạch .54 3.5.1 Quy hoạch dân cư 54 3.5.2 Tái bố trí sở sản xuất công nghiệp 55 3.5.3 Quy hoạch mạng lưới thoát nước 56 3.5.4 Quy hoạch môi trường 57 3.6 Quy hoạch môi trường .58 3.6.1 Công cụ pháp lý .59 3.6.2 Công cụ kinh tế 60 3.6.3 Áp dụng mơ hình hóa quản lý chất lượng nước chi lưu thuộc lưu vực .61 3.6.4 Giáo dục cộng đồng: 62 3.7Giải pháp kỹ thuật 64 3.7.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn 64 3.7.2 Thu gom xử lý nước thải .66 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .71 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghệp GTCC Giao thông công chánh K/CCN Khu/ Cụm công nghiệp KCN Khu công nghiệp KT-XH: Kinh tế - xã hội LV Lưu vực LVS, LVK Lưu vực sông, lưu vực kênh SXS Sản xuất SXSH Sản xuất TNN Tài ngun nước TH – LG Tân Hóa - Lị Gốm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Các đặc trưng chế độ mưa 14 Bảng Thống kê nhiệt độ TP.HCM 15 Bảng Độ ẩm tương đối tháng Tp Hồ Chí Minh 15 Bảng 4.Thông tin vùng ngập lụt khu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm 17 Bảng Diện tích, dân số, mật độ dân số quận thuộc lưu vực kênh Tân Hóa - Lị Gốm 18 Bảng Số Lượng Doanh Nghiệp Theo Ngành Nghề Trong Quận 6, 11, Tân Bình Tân Phú 20 Bảng Vị trí trạm khảo sát chất lượng nước TH - LG 29 Bảng 2 Bảo quản mẫu theo quy định 30 Bảng Phương Pháp Phân Tích 30 Bảng 1.Công tác tiếp nhận xử lý bùn thải Kênh Tân Hóa - Lò Gốm năm 2014 - 2016 35 Bảng Kết phân tích chất lượng nước năm 2014 lúc triều xuống 44 Bảng 3 Kết phân tích chất lượng nước năm 2014 lúc triều lên 44 Bảng 4.Kết phân tích chất lượng nước năm 2015 lúc triều xuống 45 Bảng Kết phân tích chất lượng nước năm 2015 lúc triều lên 46 Tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương thực năm 2013 615,720 tỷ đồng đạt 96,87% kế hoạch (635,605 tỷ đồng), tăng 16,58% so với thực kỳ Thành lập Ban đạo quận, phường đôn đốc thu ngân sách doanh nghiệp, hộ kinh doanh địa bàn quận năm 2013 Đến thu 45,18 tỷ đồng, Ban đạo quận đơn đốc đơn vị nộp ngân sách 27,58 tỷ đồng, Ban đạo Chi cục Thuế thu 14,6 tỷ đồng Bảng Số Lượng Doanh Nghiệp Theo Ngành Nghề Trong Quận 6, 11, Tân Bình Tân Phú Quận Quận 11 Ngành nghề Quận Quận Tân Bình Tân Phú 2013 2013 2013 2013 109 24 54 70 Thực phẩm thức uống 342 270 396 425 Dệt, nhuộm 142 205 1278 1283 May thêu quần áo 291 79 802 918 Thuộc da, vali, giầy, túi xách 169 98 100 3 90 83 132 117 78 22 18 Sản phẩm kim loại 191 72 89 72 Cơ khí 914 884 598 720 Mạ kim loại 61 50 53 42 Sản xuất giấy bột giấy 68 108 118 118 Xuất bản, in ấn photo 121 47 64 74 Chế biến cao su, nhựa 731 558 684 736 Khác 280 326 405 476 Tổng cộng 3431 2884 4795 5172 Chế biến gỗ, tre, sản phẩm, vật liệu xây dựng Y khoa, thiết bị nghe nhìn, đồng hồ loại Hóa chất, sản phẩm hóa chất, thuốc Máy phát thanh, truyền hình, thiết bị nghe nhìn khác Phịng kiểm sốt nhiễm – Sở TNMT TP HCM Những doanh nghiệp nằm khu dân cư đô thị, hoạt động ngành sản xuất gây ô nhiễm nặng, thất bại liên tục việc quản lý ô nhiễm môi trường đặt vào Danh sách đen Sở TNMT Từ kết điều tra công nghiệp đây, Sở TNMT đề nghị giai đoạn đầu chương trình cần thực di dời 260 doanh nghiệp ô nhiễm bao gồm 130 doanh nghiệp gây nhiễm khơng khí, 35 doanh nghiệp gây nhiễm nước, 89 doanh nghiệp gây ô nhiễm nước khơng khí doanh nghiệp kết hợp làm tắc nghẽn giao thông CHƯƠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Nghiên cứu trạng môi trường kênh TH - LG - Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Đặc điểm tự nhiên lưu vực kênh TH - LG (khí hậu, địa hình lưu vực kênh, địa chất thủy văn,…) - Đặc điểm dân cư, sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lưu vực kênh TH - LG - - Đặc điểm KT-XH số Quận lưu vực TH - LG - Đặc điểm môi trường dân cư khu vực nghiên cứu Hiện trạng nước thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải rắn khu vực kênh TH LG - - Hiện trạng nước kênh Hiện trạng nhiễm, phạm vi ảnh hưởng công tác quản lý môi trường kênh TH LG 2.1.2 Đánh giá nguồn gây ô nhiễm kênh TH - LG - - Nguồn gây ô nhiễm kênh Đánh giá thơng qua tính chất, thành phần hóa lý chất thải từ nguồn 2.1.3 Đánh giá chất lượng nước kênh TH - LG - - Tìm hiểu thành phần, tính chất hóa lý nước kênh Đánh giá chất lượng nước kênh so với tiêu cho phép tiêu chuẩn môi trường nước - - Đánh giá mối liên quan kết hóa lý thủy sinh Đánh giá ảnh hưởng chế độ thủy văn, thủy triều đến chất lượng nước kênh (đặc trưng hình thái kênh, thủy triều- chế độ bán nhật triều) - Đánh giá khả tự làm kênh 2.1.4 Đề xuất giải pháp khống chế nguồn thải vào kênh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh - Dựa việc nghiên cứu trạng thông qua khảo sát thực tế tham khảo cơng trình nghiên cứu, xây dựng giải pháp cải thiện chất lượng nước kênh TH - LG: - Thực chương trình lồng ghép quy hoạch phát triển thị hóa, cơng nghiệp hóa quy hoạch bảo vệ mơi trường: quy hoạch dân cư, quy hoạch mạng lưới dịch vụ nhà hàng khách sạn, quy hoạch di dời sở sản xuất CN-TTCN đến KCN tập trung, quy hoạch sở hạ tầng… - Xây dựng biện pháp quản lý môi trường quản lý nguồn thải - Xây dựng giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp luận: - Tiếp cận toàn diện, hệ thống, thực tiễn tổng hợp - Tiếp cận hệ thống kinh tế - xã hội - sinh thái - môi trường gắn với mục tiêu phát triển bền vững - Tiếp cận tích hợp thơng tin Tiếp cận kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm, tri thức, sở liệu có liên quan đến đề tài Dân số mật độ phân bố dân cƣ khu vực Quá trình tăng trƣởng kinh tế khu vực Chế độ thủy văn, tố độ dòng chảy, nguồn tiếp nhận, Hiện trạng nguồn thải gây ô nhiễm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc Tình hình nhiễm kênh: nƣớc thải, rác thải, bồi lắng, Các dự án cải tạo kênh, cải thiện chất lƣợng nƣớc, nạo vét thông d Điều tra trạng kênh Nƣớc thải sinh hoạt Nƣớc thải công nghiệp Nƣớc thải dịch vụ Xác định nguyên nhân nguồn thải chínhRác thải sinh hoạt, Ý thức môi trƣờng ngƣời dân Tác động biến đổi khí hậu - Giải pháp quy hoạch: dân cƣ, sở sản xuất, mạng lƣới thoát nƣớc,… - Đề xuất công cụ quản lý: công cụ pháp lý, Đề xuất biện công cụ kinh tế, giáo dục ý thức cộng đồng, áp pháp giảm thiểu ô dụng mô hình quản lý chất lƣợng nƣớc nhiễm lƣu vực - Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn, thu gom xử lý nƣớc thải Hình 2.1 Sơ đồ phương pháp luận bước tiến hành 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể  Phương pháp kế thừa: - Đây phương pháp sử dụng thừa hưởng tài liệu có chất lượng nước mặt kênh Tân Hóa - Lị Gốm Sở Tài ngun Mơi trường TPHCM: số liệu thủy văn, số liệu quan trắc - Thu thập, phân tích tổng hợp nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, văn từ Sở ban ngành thơng tin có liên quan đến đề tài thu thập số liệu từ Sở Tài nguyên Môi trường, thông tin từ dự án đầu tư, quy hoạch kênh thành phố; thông tin từ báo cáo trạng môi trường, báo cáo thông tin môi trường hàng năm xem xét, chọn lọc thông tin cần thiết để sử dụng thích hợp cho nội dung luận văn - Thu thập chọn lọc thông tin điều kiện tự nhiên, cơng trình nghiên cứu trước đây, tài liệu nước liên quan đến đề tài nghiên cứu, đồ hình chính, đồ lưu vực kênh - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định chất lượng nước kênh,…  Phương pháp thu thập số liệu: - Phương pháp sử dụng chủ yếu trình thực hiện, thu thập thông tin tư liệu liên quan từ quan quản lý từ thực tế: • Điều kiện kinh tế xã hội: Phân bố dân cư dọc bờ kênh, quy hoạch tái định cư, trạng lấn kênh cho mục đích kinh doanh, dự án cải tạo nâng cấp chất lượng nước kênh • • Số liệu thủy văn: Tốc độ dòng chảy, mực độ triều dâng, lượng mưa, nhiệt độ Số liệu quan trắc môi trường nước kênh: Độ đục, COD, BOD, pH, Coliform, Amoni (NH4+) (tính theo nitơ), Photphas (PO43-) (tính theo P) • - Các tài liệu khác theo nhiều cách khác Các liệu thu thập thông tin đầu vào q trình đánh giá trạng mơi trường chất lượng nước kênh - Ngồi cịn tham khảo nguồn tài liệu khác, thông tin từ Internet…  Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: - Hình thức điều tra: điều tra qua hình thức văn hành để lấy thơng tin, số liệu cho việc đánh giá khảo sát thực tế - Tiến hành khảo sát, ghi hình khu vực nghiên cứu trạng môi trường kênh - Các thông tin thu thập thơng qua hình thức vấn trực tiếp, thông qua phiếu điều tra để thu thập thông tin trình khảo sát trực tiếp hộ dân địa bàn, nhằm nắm thông tin tình hình tập quán sinh hoạt người dân, loại hình sản xuất có nguồn thải vào mơi trường nước mặt địa bàn kênh điều tra trạng sử dụng nước phiếu điều tra, vấn trực tiếp người dân sở sản xuất theo nội dung phiếu điều tra - Ngoài ra, vấn cán quản lý để biết thực trạng kênh ô nhiễm nguồn nước kênh Cán vấn Sở TM & MT TP.HCM, Phòng TNMT quận  Phương pháp lấy mẫu phân tích: Kết phân tích mẫu nước kim loại nặng đối chiếu với tiêu chuẩn quy chuẩn hành: đánh giá chất lượng nước mặt theo QCVN 08:2015/BTNMT (QCKTQG chất lượng nước mặt) Các Chỉ Tiêu Phân Tích: Độ đục Độ đục nước diện số chất lơ lửng có kích thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phù (kích thước 0,1 - 10 mm) Trong nước, chất gây đục thường đất sét, chất hữu cơ, chất vô cơ, thực vật vi sinh vật bao gồm loại phiêu sinh động vật Độ đục phát sinh từ nhiều nguyên nhân như: • Ảnh hưởng nước lũ làm xáo trộn lớp đất, lôi cuốn, phân rã xác động thực vật • Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải cơng nghiệp • Sự phát triển vi khuẩn số vi sinh vật: tảo,… Ý nghĩa môi trường: Độ đục ảnh hưởng quan trọng đến cấp nước công cộng, làm giảm vẻ mỹ quan, gây khó khăn cho q trình lọc khử khuẩn pH Là đại lượng đặc trưng cho tính acid hay kiềm mẫu nước - Khi pH = 7: nước trung tính - pH > : nước có tính bazơ - pH < : nước có tính axit - Trong lĩnh vực cấp nước, pH liên quan đến tính ăn mịn, hồ tan ảnh hưởng đến trình xử lý nước keo tụ, oxy hoá, diệt khuẩn, làm mềm, khử sắt pH nước có liên quan đến diện số kim loại khí hồ tan nước Ở pH < 5, nước chứa Fe, Mn, Al dạng hồ tan số loại khí CO2, H2S tồn dạng tự nước Tính chất sử dụng để khử hợp chất sulfur cacbonat có nước biện pháp làm thống - Khi tăng pH có thêm tác nhân oxy hố, kim loại hồ tan nước chuyển thành dạng kết tủa khỏi nước biện pháp lắng lọc - pH chi phối trình hoạt động vi sinh vật nước Vì vậy, pH cần kiểm sốt khoảng thích hợp xử lý nước thải phương pháp sinh học Nitrate - Là giai đoạn oxy hố cao chu trình nitơ giai đoạn sau tiến trình oxy hoá sinh học Ở lớp nước mặt, nitrat thường dạng vết nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng cao Nước uống chứa nhiều nitrat gây bệnh huyết sắc tố cho trẻ em Phosphate - Trong thiên nhiên, phosphate xem sản phẩm q trình lân hố, thường gặp dạng vết nước thiên nhiên Khi hàm lượng phosphate cao yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh Hiện tượng có nguồn gốc từ ô nhiễm nước sinh hoạt, nông nghiệp từ nước thải công nghiệp sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa hay phân bón Do đó, tiêu phosphate ứng dụng việc kiểm soát mức độ nhiễm dịng nước Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical Oxygen Demand – BOD) - Nhu cầu oxy sinh hoá lượng oxy cần thiết phải cung cấp để vi sinh tiêu thụ q trình oxy hố chất hữu bị vi sinh vật phân huỷ điều kiện yếm khí Là tiêu xác định mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt công nghiệp qua số oxy dùng để khoáng hoá chất hữu Chỉ số BOD lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ phản ứng oxy hố chất hữu nước nhiễm Chỉ số BOD cao chứng tỏ lượng chất hữu có khả phân huỷ sinh học nhiễm nước lớn Ngồi BOD cịn tiêu quan trọng để kiểm sốt nhiễm dịng chảy BOD có liên quan đến việc đo lượng oxy tiêu thụ vi sinh vật phân huỷ chất hữu có nước thải Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand – COD) Là tiêu đặc trưng dùng để khảo sát, đánh giá trạng kiểm tra mức độ ô nhiễm nguồn nước thải nước mặt đặc biệt cơng trình xả thải Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá chất hữu thành phần nước thải phương pháp hoá học (sử dụng tác nhân oxy hoá mạnh) Theo phương pháp này, khoảng thời gian ngắn tồn chất hữu bị oxy hố, trừ số trường hợp ngoại lệ, nhờ cho phép xác định nhanh hàm lượng chất hữu Oxy hoà tan (Dissolve oxygen) Là yếu tố xác định thay đổi xảy vi sinh vật kỵ khí hiếu khí Đây tiêu quan trọng liên quan đến việc kiểm sốt dịng chảy Ngồi DO sở kiểm tra BOD nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt nước thải công nghiệp Tất trình xử lý hiếu khí phụ thuộc vào diện DO Trong nước thải, việc xác định DO khơng thể thiếu phương tiện kiểm sốt tốc độ sục khí, đảm bảo đủ lượng DO thích hợp cho vi sinh vật hiếu khí phát triển DO yếu tố quan trọng ăn mòn sắt thép đặc biệt hệ thống cấp nước lị Chỉ tiêu vi sinh Trong nước có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo loại đơn bào Trong số có số gây bệnh nên ta cần loại bỏ chúng trước sử dụng Việc kiểm tra tiêu vi sinh xác định loại đặc trưng Một số loại vi sinh vật dùng phân tích tiêu vi sinh Coliform, Fecal Coliform, E.Coli, … Phương Pháp Lấy Mẫu: Phối hợp với Sở TN & MT, thiết lập điểm lấy mẫu phân tích cố định kênh, dựa kết khảo sát, vị trí lấy mẫu lựa chọn, tiến hành thu mẫu phân tích tiêu phục vụ cho trình đánh giá chất lượng nước kênh Bảng Vị trí trạm khảo sát chất lượng nước TH - LG STT Địa điểm Cầu Hịa Bình Cầu Ơng Bng Kí hiệu M1 M2 Vị trí 10046’51.7’’ 106038’45.8’’ 10046’22.8’’ 106038’32.4’’ (Nguồn: Nghiên Cứu Khả Thi Vệ sinh Nâng cấp Đô thị lưu vực kênh TH-LG, tập 7, 03/2003) - Quá trình thu mẫu nước gồm bước sau: Phương pháp lấy bảo quản mẫu nước tiến hành theo: + TCVN 6663 - 3:2008 (ISO 5667 - 3:2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn bảo quản xử lý mẫu + TCVN 5994:1995 (ISO 5667 - 4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn lấy mẫu hồ ao tự nhiên nhân tạo + TCVN 6663 - 6:2008 (ISO 5667 - 6:2005) - Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn lấy mẫu sông suối + Mẫu nước để xác định nồng độ chất ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận mẫu tổ hợp mẫu đơn lấy vị trí khác mặt cắt ngang (giữa dòng, 1/4 chiều rộng sông từ bờ trái 1/4 chiều rộng sông từ bờ phải) độ sâu 0,5m tính từ mặt nước Dụng cụ lấy mẫu Mẫu lấy thiết bị chuyên dùng đổ vào can nhựa có dung tích lít lấy trực tiếp can nhựa nhúng trực tiếp xuống nước độ sâu 0,2 0,4m Công tác lấy mẫu Việc lấy mẫu thực thời gian quy định Các mẫu nước bảo quản đem nơi lưu trữ mẫu phịng thí nghiệm Các can nhựa đựng mẫu rửa sạch, tráng axit nước trước tiến hành lấy mẫu Riêng chai thu mẫu để xét nghiệm vi sinh khử trùng trước theo quy tắc Khi tiến hành lấy mẫu, can mẫu tráng 03 lần mẫu nước cần lấy, sau đổ đầy vặn nút thật chặt Các thông số như: DO, nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, độ mặn, độ đục đo trường Bảo quản mẫu Để đảm bảo độ xác cho kết phân tích, mẫu nước bảo quản thùng đá chuyên dụng Sau lấy mẫu, mẫu nước xếp vào thùng, thùng ln xếp lớp nước đá để trì nhiệt độ cho mẫu khoảng 0C bảo quản suốt q trình vận chuyển phịng thí nghiệm (thông thường từ 24 - 48h) Đồng thời cố định mẫu axit số tiêu bắt buộc Các nhóm thí nghiệm phịng thí nghiệm có thiết bị lưu trữ mẫu, bảo đảm chất lượng mẫu không thay đổi suốt thời gian tiến hành phân tích Các mẫu phân tích sau vận chuyển phòng vòng 24h Bảng 2 Bảo quản mẫu theo quy định Thời gian bảo STT Thơng số phân tích Chai đựng Điều kiện bảo quản BOD PE Lạnh 4oC COD PE Lạnh 4oC DO PE Đo chỗ pH PE Đo chỗ SS PE Lạnh 4oC Nitrate PE Lạnh 4oC 24 Photphas PE Lạnh 4oC Coliform TT Vô trùng nƣớc, sau lấy mẫu, 4oC quản tối đa 24 12 Ghi PE: chai polyethylen TT: chai thuỷ tinh Bảng Phương Pháp Phân Tích Stt 01 Thông số pH Đơn vị Phương pháp thử nghiệm TCVN 6492 – 2011(*) Stt Thông số Đơn vị Phương pháp thử nghiệm 02 mg/L TCVN 7324:2004 03 mg/L SMEWW 5220 (C):2005 (*) 04 mg/L TCVN 6625 – 2000 (*) 05 BOD5 mg/L TCVN 6001 – – 2008 (**) 06 Amoni (tính theo N) mg/L SMEWW 4500 – N C(**) 07 Tổng P mg/L TCVN 6202 – 2008 08 Tổng Coliforms MPN/100ml SMEWW 9221 B – 2005  Phương pháp thống kê xử lý liệu - Kết điều tra xử lý, tổng hợp phân tích máy tính dựa phần mềm ứng dụng Word, Excel… - Các kết phân tích thể bảng biểu, đồ thị, xử lý chương trình Microsoft Excel - Dựng đồ thị minh hoạ tiêu đo đạc để nhận xét biến đổi tiêu - Phân tích, đánh giá dựa qui chuẩn: QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, Luật BVMT  Phương pháp so sánh So sánh lý thuyết thực tế, quy chuẩn, tiêu chuẩn với trạng thông qua tài liệu, thơng tin thu thập từ rút kết luận cho nghiên cứu liên quan Đề tài  Phương pháp chuyên gia phân tích Tham vấn kết nghiên cứu tới nhà khoa học, chuyên gia nhà quản lý • GS.TSKH LÊ HUY BÁ - Viện Khoa Học Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường, Trường ĐH Cơng Nghiệp TP.HCM • TS NGUYỄN MINH LÂM - Viện Môi Trường Tài Nguyên, Trường ĐH Bách KHOA TPHCM • TS NGUYỄN TẤN PHONG - Viện Môi Trường Tài Nguyên, Trường ĐH BÁCH KHOA TP HCM • TS LƯƠNG VĂN VIỆT - Viện KHCN & Quản Lý Môi Trường, Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM • TS TRẦN THỊ NGỌC DIỆU – Viện KHCN & Quản Lý Môi Trường, Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM - Trên sở phiếu góp ý chuyên gia nhà quản lý lĩnh vực môi trường đề xuất sách, giải pháp phù hợp với thực tiễn Cơ sở lý thuyết khả chịu tải dòng kênh Một số khái niệm “ Khả chịu tải”, có nhiều tác giả giới đưa khái niệm khác khả chịu tải - Khả chịu tải môi trường khả tiếp nhận lớn tổng nguồn thải mà nằm khả tự làm môi trường (Williams 1996) - Khả chịu tải môi trường khả tiếp nhận loại chất thải tối đa mà đáp ứng yêu cầu chất lượng cho mục đích sử dụng nước qui định khu vực nghiên cứu (duy trì cân sinh thái, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, …) Như vậy, theo quan điểm này, khả chịu tải nước phụ thuộc vào khả tụ làm tự nhiên ( it’s purephication) hệ sinh thái Bên cạnh đó, khả tự làm tự nhiên hệ sinh thái phụ thuộc vào thành phần, cấu trúc hình dạng kênh - Khả chịu tải tính đến q trình vật lý như: q trình hịa tan, phân tán, lắng tụ bay cá trình hóa học, sinh học, sinh hóa mà đẫn đến phân hủy hay loại bỏ chất gây ô nhiễm tác động không chấp nhận khu vực bị tác động Xem xét trình dẫn đến tích tụ nhiều lần chất gây nhiễm khả chuyển hóa thành hợp chất độc ( ví dụ Hg thành CH3Hg+) Q trình tự làm kênh Khả tự làm sạch: Khả làm giảm nồng độ chất ô nhiễm đến mức độ nguồn nước, gọi khả "tự làm sạch" (self purification) nguồn nước, thể qua q trình: pha lỗng lý học nước thải với nguồn nước khoáng hoá chất hữu nước Q trình pha lỗng nước thải nước kênh: Q trình pha lỗng; Xáo trộn hồn tồn Q trình khống hóa chất dịng kênh: Q trình chuyển hố chất bẩn nguồn nước: Q trình ơxi hố sinh hố chất hữu cơ; Q trình hồ tan ơxy nước Vai trị thủy sinh vật trình tự làm sạch: Quá trình quang hợp, hô hấp lắng cặn; Hô hấp cặn đáy; Quá trình diệt khuẩn Tại điều 3, Luật BVMT 2005 định nghĩa: “Sức chịu tải môi trường giới hạn cho phép mà mơi trường tiếp nhận hấp thụ chất ô nhiễm” Tại điều 3, Luật BVMT 2015 định nghĩa: “Sức chịu tải môi trường giới hạn chịu đựng nhân tố tác động để mơi trường tự phục hồi” Khái niệm liên quan đến sức chịu tải môi trường phạm vi nhỏ khả tiếp nhận nước thải Năm 2009, Bộ Tài Nguyên Mơi Trường ban hành Thơng tư só 02/2009/TT - BTNMT qui định đánh giá khả tiếp nhận nước thải nguồn nước Theo thơng tư khả tiếp nhận nước thải nguồn nước khả nguồn nước tiếp nhận thêm tải lượng ô nhiễm định mà đảm bảo nồng độ chất ô nhiễm nguồn nước không vượt giá trị giới hạn qiu định qui chuẩn/ tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng nguồn tiếp nhận Mặt khác, số đề tài nghiên cứu khoa học nước đánh giá khả tiếp nhận lượng chất ô nhiễm dựa khả tự làm dòng kênh Các nghiên cứu xây dựng phần mềm mô chất lượng nước kênh, sông có tính đến số q trình tiêu thụ oxy phân hủy chất hữu tái sinh oxy phụ thuộc vào chất dòng kênh thể hệ số tự làm hay số trình khác làm ảnh hưởng đến nồng độ oxy q trình quang hợp, oxy từ khí quyển, sử dụng oxy từ sinh vật đáy… kịch phát triển kinh tế xã hội khu vực để đưa kịch xả thải.Sau so sánh kết tính tốn mơ hình với nồng độ cho phép qui định tiêu chuẩn/qui chuẩn cho phép CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC, NƯỚC THẢI VÀ CHẤT THẢI RẮN TẠI KÊNH 3.1.1 Hiện trạng hệ thống nước Phần lớn nhà có bể tự hoại nối kết với đường cống công cộng, trừ khu nhà dọc bờ kênh, thường đổ chất thải trực tiếp xuống kênh Mạng lưới nước khơng bảo đảm nhu cầu nước Do tình trạng úng lụt diễn thường xuyên ảnh hưởng đến môi trường lưu vựu kênh sức khỏe người dân Vào mùa mưa, nước từ cống ngầm, kênh, mương dẫn tràn đường phố, gây vệ sinh Khi nước rút, lớp bùn cặn lệt sệt tồn mặt đường phố, nhà cửa, gây ô nhiễm môi trường nguồn phát sinh bệnh tật Do khơng có hệ thống xử lý nước thải nên mơi trường nước bị ô nhiễm nặng nề Điều gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường sức khỏe người dân Quá trình cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước Ban Quản Lý Nâng Cấp Đô Thị làm chủ đầu tư Mục tiêu dự án mở rộng kênh, nắn dòng chảy (xây cống hộp kín), nạo vét bùn, đắp bờ kênh, xây tường ngăn lũ, cải tạo đường rộng từ 6-20m, xây 10 cầu qua kênh, chỉnh trang khu cảnh quan dọc tuyến Để cải tạo nguồn nước kênh Tân Hóa – Lị Gốm, 2.500m dài cống hộp từ Âu Cơ đến cầu Hịa Bình xây dựng để gom nước thải sinh hoạt từ hộ dân Nước thải đưa hệ thống xử lý trước thải môi trường Cải thiện hệ thống thoát nước cấp 2, lưu vực Tân Hóa - Lị Gốm: hạng mục lắp đặt 26.153m cống hộp cống trịn phục vụ nước 56 đoạn đường huyết mạch lưu vực Có 20.173,37m cống hộp kích thước từ 1,5m x 1m đến (3m x 2m) xây dựng hoàn thành 1.091 hầm ga phục vụ thu gom nước thải lưu vực ( Phụ lục ) ... Minh gắn liền với bảo vệ mơi trường Do đề tài luận văn ? ?Đánh giá chất lượng nước mặt hệ thống kênh Tân Hóa – Lị Gốm đề xuất giải pháp quản lý? ?? cần thiết để giải vấn đề xúc nêu 12 MỤC TIÊU NGHIÊN... tổng quát Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp biện pháp bảo vệ chất lượng nước kênh Tân Hóa - Lò Gốm, sở đánh giá trạng, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, đánh giá chất lượng, khả chịu tải kênh 2.2... đoan kết đạt luận văn ? ?Đánh giá chất lượng nước mặt hệ thống kênh Tân Hóa – Lị Gốm đề xuất giải pháp quản lý? ?? nghiên cứu, tìm hiểu riêng cá nhân học viên Trong toàn nội dung luận văn, điều trình

Ngày đăng: 08/09/2021, 14:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT

  • ABSTRACT

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • CHƯƠNG MỞ ĐẦU

  • 1. TÍNH CẤP THIẾT

  • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Mục tiêu tổng quát

    • 2.2. Mục tiêu cụ thể

    • 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

      • 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

        • 4.1. Ý nghĩa khoa học

        • 4.2. Ý nghĩa thực tiễn

        • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

        • 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KÊNH RẠCH

          • 1.1.1. Tình hình ô nhiễm nước kênh trên thế giới

          • 1.1.2. Tình hình ô nhiễm nước kênh ở Việt Nam

          • TP. Hồ Chí Minh:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan