Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ

117 41 0
Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dịch vụ thành lập Thay đổi Giấy phép kinh doanh cty Việt Nam cty vốn FDI Tuyển Cộng tác viên (CK 15% gói Dịch vụ) 0899315716 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng việt Tiếng anh T Thuế suất Tax D Khấu hao Depreciation NPV Hiện giá thuần Net present value NAL Hiện giá thuần của thuê TC Net advantage to leasing ROE Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu Return on equity ROA Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản Return on assets DR Chứng chỉ tín thác Depositary receipts ODA Hỗ trợ phát triển Official Development Assistance FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign direct Investment FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài Foreign Indirect Investment NAFOSTED Quỹ phát triển khoa học và công Nation Foundation for nghệ quốc gia Science and Technology Development GDR Chứng chỉ Lưu ký Toàn cầu Global Depositary Receipt GNP Tổng sản lượng Quốc gia Gross National Product GDP Tổng sản lượng Quốc nội Gross Domestic Product DN Doanh nghiệp DNVN Doanh nghiệp Việt Nam DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ NĐT Nhà đầu tư CTTC Cho thuê tài chính SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TCPH Tổ chức phát hành HMTD Hạn mức tín dụng ĐNB Đông Nam Bộ VKTTĐĐNB Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ TPP Thái Bình Dương HĐHCNSXHHXK Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu BVTV Bảo vệ thực vật KCN KCX Khu công nghiệp – khu chế xuất CNH – HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa NSNN Ngân sách Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTT Ngân hàng tín thác NHLK Ngân hàng lưu ký TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mục tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 7 Bảng 1.2. Định hướng phát triển các ngành hàng xuất khẩu đến năm 2020 8 Bảng 1.3. Mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế 12 Bảng 1.4. Giá trị gia tăng sản phẩm cà phê 17 Bảng 1.5. Giá trị gia tăng sản phẩm chè 19 Bảng 1.6: Các tiêu chuẩn cho thuê tài chính của một số quốc gia 41 Bảng 2.1: Chi thường xuyên cho hoạt động Khoa học và Công nghệ từ Ngân sách Trung ương thông qua Bộ Khoa học và Công Nghệ giai đoạn 2009 2013 119 Bảng 2.2: Chi thường xuyên cho hoạt động Khoa học và Công nghệ từ Ngân sách địa phương khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn 2009 2013 120 Bảng 2.3 : Mục đích huy động vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu Đông Nam Bộ 124 Bảng 2.4 Thực trạng huy động vốn cổ phần để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp vùng Đông nam bộ 125 Bảng 2.5 Hình thức huy động mà các doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ lựa chọn nếu có nhu cầu đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu 125 Bảng 2.6: Các doanh nghiệp xuất khẩu Đông Nam Bộ được khảo sát theo loại hình doanh nghiệp 126 Bảng 2.7 : Thống kê các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín Đông Nam Bộ năm 2013 theo loại hình doanh nghiệp 127 Bảng 2.8 : Thống kê các doanh nghiệp cổ phần xuất khẩu uy tín Đông Nam Bộ năm 2013 theo loại hình công ty cổ phần 128 Bảng 2.9: Thực trạng huy động bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ 130 Bảng 2.10 Hình thức huy động mà các doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ sẽ lựa chọn nếu có nhu cầu đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu 130 Bảng 2.11 : Nguồn động vốn huy động qua TTCK trong năm 20122013 132 Bảng 2.12: Tình hình tăng trưởng tín dụng qua các năm 2010 – 2013 134 Bảng 2.13: Tăng trưởng dư nợ tín dụng các lĩnh vực ưu tiên 135 Bảng 2.14: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo ngành 135 Bảng 2.15 : Nguyên nhân doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàng thương mại 137 Bảng 2.16: Lãi suất vay dài hạn ngân hàng qua các năm 139 Bảng 2.17: Mức lãi suất doanh nghiệp chấp nhận 140 Bảng 2.18. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài các tỉnh Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 – 2014 148 Bảng 2.19: Cơ cấu thu hút vốn đầu tư nước ngoài các tỉnh Đông Nam Bộ lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20062014 150 Bảng 2.20: Bảng thống kê khó khăn dành cho doanh nghiệp FDI 155 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Đông Nam Bộ 184 Bảng 3.2: Bảng tính l i suất thực – Trường hợp Vincom 206 Bảng 3.3 : Lãi suất thực – Trường hợp của Hoàng Anh Gia Lai 207 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1. Bản đồ địa lý khu vực Đông Nam Bộ 10 Hình 1.2. Chuỗi sản xuất cà phê 17 Hình 1.3. Chuỗi sản xuất chè 18 Hình 1.4. Các hình thức huy động vốn trong nước để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp 31 Hình 1.5 Sơ đồ quy trình cho thuê tài chính 39 Hình 1.6 Sơ đồ quy trình cho thuê tài chính có đòn bẩy 40 Hình 2: 1: Chi thường xuyên cho hoạt động Khoa học và Công nghệ từ Ngân sách địa phương khu vực Đông Nam Bộ 120 Hình 2.2: Chi phát triển khoa học và công nghệ của Đông Nam Bộ 121 Hình 3.1. Quy trình mẫu về việc phát hành trái phiếu công ty 197 Hình 3.1 Sơ đồ phát hành cổ phiếu ra nước ngoài 209 Biểu đồ 1.1. Định hướng về cơ cấu thị trường xuất khẩu đến năm 2020 9 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Bộ theo đối tác lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20062014 151 Biểu đồ 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Bộ theo ngành nghề các dự án còn hiệu lực đến ngày 20062014 152 MỤC LỤC MỞĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 4 5. Bố cục đề tài 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP. 6 1.1 Nhu cầu huy động và sử dụng vốn để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu 6 1.1.1. Sự cần thiết thực hiện chiến lược phát triển hoạt động xuất khẩu ở nước ta nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng đến năm 2020 6 1.1.2. Sự cần thiết của hoạt động đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu 16 1.1.2.1. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu làm gia tăng giá trị hàng xuất khẩu 17 1.1.2.2. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để phát triển xuất khẩu một cách bền vững 22 1.1.2.3. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu 22 1.1.3. Sự cần thiết phải huy động vốn để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu 23 1.2. Chính sách tài chính, tín dụng và đặc điểm của huy động vốn để đầu tư, hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 2015, hướng đến 2020 26 1.2.1. Chính sách tài chính, tín dụng để đầu tư, hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 2015, và định hướng đến 2020 26 1.2.2. Đặc điểm của huy động vốn để đầu tư, hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 2015, hướng đến 2020 26 1.3 Các hình thức huy động vốn trong và ngoài nước để đầu tư, hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp 31 1.3.1 Các hình thức huy động vốn trong nước để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. 31 1.3.1.1 Nguồn vốn Ngân sách nhà nước 31 1.3.1.2 Huy động nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp 32 1.3.1.3 Huy động nguồn vốn vay của các doanh nghiệp 35 1.3.1.4 Huy động nguồn vốn khác của các doanh nghiệp 51 1.3.2. Các hình thức huy động vốn nước ngoài 52 1.3.2.1. Huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế 52 1.3.2.2 Thị trường trái phiếu quốc tế 53 1.3.2.3 Thị trường trái phiếu nước ngoài 54 1.3.2.4 Thị trường trái phiếu Châu Âu 54 1.3.2.5 Điều kiện tham gia vào thị trường trái phiếu 55 1.3.2.6 Thị trường cổ phiếu 57 1.3.2.7. Các hình thức huy động vốn nước ngoài khác 58 1.4. Nhân tố ảnh hưởng huy động vốn trong và ngoài nước 63 1.4.1. Lãi suất huy động vốn để đầu tư 63 1.4.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn đầu tư 63 1.4.1.2. Vai trò của Lãi suất đến việc huy động vốn đầu tư: 66 1.4.1.3. Nâng cao hiệu quả của lãi suất huy động vốn để tạo nguồn đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu. 71 1.4.2 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 73 1.4.3. Năng lực tài chính của doanh nghiệp xuất khẩu 75 1.4.3.1. Khái niệm 75 1.4.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính 75 1.4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp 82 1.4.4 Mức độ ổn định thị trường tài chính 86 1.5. Kinh nghiệm của một số nước về huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu và bài học kinh nghiệm cho Việt 88 1.5.1. Kinh nghiệm của Singapore về huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp 88 1.5.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp 89 1.5.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản về huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp 90 1.5.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc về huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. 91 1.5.5. Bài học kinh nghiệm đối với hoạt động huy động vốn hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu khả năng có thể vận dụng vào thực tế ở Việt Nam nói chung, các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng 93 1.5.5.1. Khả năng vận dụng ở nước ta: 93 1.5.5.2. Khả năng vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài về huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu vào thực tiễn của vùng Đông Nam Bộ 94 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 20102013 101 2.1. Thực trạng hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ 101 2.2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 101 2.1.2. Những kết quả đạt được trong đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp vũng Kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 102 2.1.3. Những hạn chế tồn tại trong công tác đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất khẩu của các doanh nghiệp vũng kinh tế Đông Nam Bộ 111 2.2. Thực trạng tình hình huy động vốn đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ giai đoạn 20102013, hướng đến 2020 118 2.2.1. Thực trạng các hình thức huy động vốn trong nước để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp 118 2.2.1.1. Thực trạng huy động vốn từ nguồn ngân sách của Nhà nước cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 118 2.2.1.2. Thực trạng huy động vốn cổ phần doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 123 2.2.1.3. Thực trạng phát hành trái phiếu DN sản xuất hàng xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 129 2.2.1.4. Thực trạng về vay dài hạn ngân hàng thương mại để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 132 2.2.1.5. Thực trạng huy động vốn qua hình thức thuê tài chính 143 2.2.2. Thực trạng huy động vốn trên thị trường quốc tế cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 147 2.3 Những thành công, tồn tại và nguyên nhân chủ quan và khách quan 163 2.3.1 Những thành công 163 2.3.2 Những tồn tại 166 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại: 169 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ĐÔNG NAM BỘ 176 3.1 Dự báo và định hướng của nhà nước ta về huy động vốn đầu tư hiện hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 20102020 và tầm nhìn đến năm 2030 176 3.1.1. Định hướng của Nhà nước nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng về huy động vốn đầu tư hiện hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 20102020 và tầm nhìn đến năm 2030 176 3.1.2 Dự báo về nhu cầu huy động vốn đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 2010 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 184 3.2 Các giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khấu cho các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 185 3.2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước: 185 3.2.1.1. Giải pháp huy động vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu 185 3.2.1.2 Giải pháp huy động vốn tự có của các doanh nghiệp để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu 187 3.2.1.3. Huy động vốn vay 189 3.2.1.4 Giải pháp huy động vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu 199 3.2.2. Nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu: 201 3.2.2.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI): 201 3.2.2.2. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) 202 3.2.2.3. Huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế 203 3.3 Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước 215 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ 216 3.3.2. Kiến nghị Đối UBCKNN, và các bộ ngành cần củng cố và phát huy chức năng của TTCK: 219 3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước 222 KẾT LUẬN 223 TÀI LIỆU THAM KHẢO 225 PHỤ LỤC 228 1. Tính cấp thiết của đề tài MỞ ĐẦU Kể từ khi thực hiện các chính sách mở cửa, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam bình quân thời kỳ 20012010 thuộc loại cao, đạt gần 16%năm. Chính sách mở cửa nhằm thúc đẩy xuất khẩu đ và đang là mục tiêu cho các chiến lược kinh tế vĩ mô khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đóng một vai trong quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội tăng thu ngoại tệ, tạo ra việc làm cho người dân, tăng thu nhập bình quân đầu người, góp phần ổn định kinh tế chính trị xã hội.... Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ (VKTTĐĐNB) bao gồm 8 tỉnh – thành: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang, nhờ vị trí địa lý thuận lợi, gần cảng biển, cảng hàng không, dân số đông, và có lịch sử phát triển lâu đời đ tạo nên lợi thế của vùng. Tuy chỉ chiếm gần 17% dân số cả nước, hơn 8% diện tích, nhưng sản xuất hơn 42% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp gần 60% tổng thu ngân sách quốc gia. VKTĐĐNB là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước, là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hàng đầu của cả nước, là đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, có thể nói VKTTĐĐNB là mũi nhọn trong xuất khẩu của cả nước. Vì vậy, để tạo đà và thúc đẩy cho các vùng kinh tế khác trong cả nước phát triển, cần nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn của vùng. Hiện nay, khi tốc độ phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, các nhà kinh tế đều cho rằng, đổi mới đ thật sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục về công nghệ và tổ chức trong các ngành kinh tế đ trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là đổi mới để hiện đại hóa các công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) nói riêng đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, dùng thiết bị cũ, công nghệ Trung Quốc, dẫn đến lệ thuộc vào nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và chuyên gia Trung Quốc còn chiếm tỉ lệ khá cao. Khi chúng ta tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phải có công nghệ tốt hơn, nhất là từ Châu Âu, mới tận dụng được cơ hội này. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe dọa. Đổi mới công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh. Muốn thúc đẩy đầu tư hiện đại hóa công nghệ khu vực này, cần phải có vốn. Huy động vốn để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Thực tế các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu (HĐHCNSXHXK), trong điều kiện vốn tích lũy nội bộ doanh nghiệp còn hạn chế, vốn huy động bên ngoài chưa nhiều về số lượng và cũng chưa đa dạng về phương thức, hiệu quả không cao. Điều đáng quan tâm hơn cả là chưa được sự hỗ trợ tích cực và hữu hiệu từ chính sách của nhà nước. thực tế đòi hỏi có hệ thống các giải pháp đồng bộ từ nhà nước, từ bản thân doanh nghiệp để động viên, khai thác nguồn vốn đầu tư HĐHCNSXHXK của các DN xuất khẩu vùng ĐNB. Từ đó, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ.” được các tác giả đặt ra và lựa chọn để nghiên cứu đ đáp ứng yêu cầu bức xúc hiện nay của nước ta. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng và đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy khả năng huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho các doanh nghiệp xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 20102030 Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, đề tài tập trung hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: (i) Nghiên cứu nhu cầu huy động và sử dụng vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp; (ii) Phân tích thực trạng huy động vốn để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ giai đoạn 20102013; (iii) Nghiên cứu một số giải pháp huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ. Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nội dung của đề tài tập trung đi vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1. Các hình thức huy động vốn nào được sử dụng để đầu tư, hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp? 2. Việc đổi mới hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ đang đối đầu trước những thách thức nào? 3. Các tồn tại và nguyên nhân dẫn đến thiếu vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ giai đoạn 20102013 là gì? 4. Giải pháp nào nhằm huy động được nguồn vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ? 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi của đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các nguồn vốn có thể khai thác để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ giai đoạn 20102030 4. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Cơ sở dữ liệu Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Bộ tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Ngân hàng Nhà nước, các báo cáo của Bộ Công Thương, Cục đầu tư nước ngoài và nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được từ khảo sát các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Vùng Đông Nam Bộ... để đưa vào phân tích,. Ngoài ra, còn nghiên cứu kinh nghiệm từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc nhằm rút ra các bài học có thể áp dụng cho Việt Nam nói chung và khu vực Đông Nam Bộ nói riêng. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, điển hình các phương pháp như: Sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, nhận định xu hướng… nhằm thừa kế các công trình nghiên cứu trước, đưa ra những kết luận và nhận định nhằm giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn khác nhau như: Bộ tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Ngân hàng Nhà nước, các báo cáo của Bộ Công Thương, Cục đầu tư nước ngoài; điều tra, thu thập dữ liệu sơ cấp từ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Vùng Đông Nam Bộ Phương pháp thống kê: Trên cơ sở số liệu thu thập được, tiến hành xử lý, nhập liệu và thống kê theo những tiêu chí thích hợp. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn vốn, phân tích các tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc huy động vốn để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ hiện nay. sau: 5. Bố cục đề tài: Đề tài ngoài các phần mở đầu, kết luận, bố cục đề tài gồm 3 chương như CHƯƠNG 1: Tổng quan về huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: Thực trạng huy động vốn để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 2013. CHƯƠNG 3: Đề xuất giải pháp và khuyến nghị đối với hoạt động huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 2030. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP. 1.1 Nhu cầu huy động và sử dụng vốn để đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu. 1.1.1. Sự cần thiết thực hiện chiến lược phát triển hoạt động xuất khẩu ở nước ta nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng đến năm 2020 Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hoạt động mua bán riêng lẻ mà là cả một chuỗi các quan hệ mua bán toàn cầu trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài để thu ngoại tệ, qua đó có thể đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân. Do vậy, xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại để đem lại những hiệu quả cao hoặc có thể gây thiệt hại vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng vận hành được. Chính vì tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Nhà nước ta đ có nhiều chủ trương phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu. Chủ trương đó đ được thể hiện một cách cụ thể trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 (quyết định số: 2471QĐTTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ) cụ thể như sau: a) Mục tiêu phát triển về xuất khẩu Mục tiêu tổng quát Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng. Mục tiêu cụ thể Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân: Bảng 1.1. Mục tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 STT Thời kỳ Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 1 2011 2015 12%năm 2 2016 – 2020 11%năm 3 2021 2030 10%năm (Nguồn: Quyết định số: 2471QĐTTg về Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030) Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030. b) Định hướng xuất khẩu Định hướng chung Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Định hướng phát triển ngành hàng Bảng 1.2. Định hướng phát triển các ngành hàng xuất khẩu đến năm 2020 STT Tên nhóm ngành, hàng xuất khẩu Định hướng phát triển tỷ trọng ngành hàng xuất khẩu 2010 2020 1 Hàng nhiên liệu, khoáng sản 11,2% 4,4% 2 Nông, lâm, thủy sản 21,2% 13,5% 3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 40,1% 62,9% 4 Nhóm hàng mới 12% 19,2% 5 Nhóm hàng khác còn lại 15,5% 0 Tổng 100% 100% (Nguồn: Các tác giả lập biểu dựa trên quyết định số: 2471QĐTTg về Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030) Từ bảng trên có thể nhận thấy định hướng phát triển các ngành hàng xuất khẩu như sau: Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu. Định hướng phát triển thị trường Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng. Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đ ký FTA. Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: Biểu đồ 1.1. Định hướng về cơ cấu thị trường xuất khẩu đến năm 2020 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực Đông Nam Bộ Hình 1.1. Bản đồ địa lý khu vực Đông Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố là: TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Phía bắc tây bắc giáp Campuchia, phía nam giáp biển Đông, phía tâytây nam giáp Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, phía đông đông nam giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng có diện tích tự nhiên 23.605 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước. Theo số liệu tổng điều tra dân số tại thời điểm 0142009, Vùng Đông Nam Bộ có khoảng 14 triệu người, chiếm 16,3% dân số cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh chiếm 51%. Mật độ dân số của Vùng là 594 ngườikm2, gấp gần 2,3 lần mật độ dân số chung của cả nước. Vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất cả nước (3,2%năm), do thu hút nhiều dân nhập cư từ vùng khác đến sinh sống. Vùng Đông Nam Bộ có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hàng đầu ở khu vực phía nam Việt Nam. Bên cạnh đó, vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế x hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa; đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,… Vùng Đông Nam Bộ là khu vực phát triển kinh tế năng động với mức tăng trưởng cao, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, khoa học – kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ; có hệ thống đô thị phát triển, các khu công nghiệp phát triển mạnh trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được gắn kết bởi đường bộ, đường biển, đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế x hội nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Riêng đối với khu vực Đông Nam Bộ, theo Quyết định Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 số 252QĐTTg ngày 13 tháng 2 năm 2014, thì mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2020 là phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành vùng phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao và bền vững. Là vùng kinh tế động lực đầu tàu; là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của cả nước và khu vực. Là vùng có cơ cấu kinh tế và không gian phát triển hài hòa; có hệ thống đô thị tầm quốc gia và khu vực, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại ngang tầm với các quốc gia trong khu vực. Về mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế : Bảng 1.3. Mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế STT Mục tiêu Giai đoạn 2011 – 2015 2016 2020 1 Tốc độ tăng trưởng GDP 8,0% – 8,5%năm 8,5 – 9,0 %năm 2 Tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ: trong đó: + Khu vực dịch vụ 95 – 96% tổng GDP 44% 3 GDP bình quân đầu người 3900 – 4000 USD >5000 USD 4 Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người 3700 USD 5400 USD 5 Thu ngân sách cả nước 55% 60% 6 Tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20%năm 7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 85% (Nguồn Quyết định Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 số 252QĐTTg ngày 13 tháng 2 năm 2014) Như vậy theo định hướng chiến lược phát triển của nước ta nói chung cũng như khu vực Đông Nam Bộ nói riêng đều định hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Thực tế cho thấy ở nước ta, nền kinh tế đang bước đầu phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại đặc biệt hướng mạnh vào xuất khẩu hàng hoá là một chủ chương đúng đắn phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Hơn bao giờ hết, xuất khẩu hàng hoá thực sự cần thiết với những lý do sau đây: Thứ nhất: Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu. Trong kinh doanh quốc tế, xuất khẩu không phải là chỉ để thu ngoại tệ về, mà là với mục đích đảm bảo cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả m n nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu (xuất khẩu > nhập khẩu), tích luỹ ngoại tệ (thực chất là đảm bảo chắc chắn hơn nhu cầu nhập khẩu trong tương lai). Xuất khẩu và nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là điều kiện, vừa là tiền đề của nhau xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, để phát triển kinh tế, tránh được nguy cơ tụt hậu với thế giới, đồng thời còn tìm cách đuổi kịp thời đại, Đảng và Nhà nước ta đ đề ra công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong đó nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại là một điều kiện tiên quyết. Muốn nhập khẩu, chúng ta phải có ngoại tệ, có các nguồn ngoại tệ sau: Xuất khẩu hàng hoá. dịch vụ. Viện trợ, đi vay, đầu tư .... Liên doanh đầu tư nước ngoài với ta. Các dịch vụ thu ngoại tệ: ngân hàng, du lịch ... Có thể thấy rằng, trong các nguồn trên thì xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ là nguồn quan trọng nhất vì: nó chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời là khả năng bảo đảm trả được các khoản đi vay, viện trợ trong tương lai. Như vậy cả về dài hạn và ngắn hạn, xuất khẩu luôn là câu hỏi quan trọng cho nhập khẩu. Thứ hai: Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước và của vùng Đông Nam Bộ. Để xuất khẩu được, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn được những ngành nghề, mặt hàng có tổng chi phí (chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu) nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới. Họ phải dựa vào những ngành hàng, những mặt hàng khai thác được các lợi thế của đất nước cả về tương đối và tuyệt đối. Ví dụ như trong các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ta thì dầu mỏ, thuỷ sản, gạo, cà phê, hồ tiêu, than đá,.. là những mặt hàng khai thác lợi thế tuyệt đối nhiều hơn (vì chỉ một số nước có điều kiện để sản xuất các mặt hàng này). Còn hàng may mặc khai thác chủ yếu lợi thế so sánh về giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, phân biệt lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh chỉ mang ý nghĩa tương đối. Hoạt động xuất khẩu vừa thúc đẩy thai thác các lợi thế của đất nước vừa làm cho việc khai thác đó có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị tiên tiến đưa năng suất lao động lên cao. Các lợi thế cần khai thác ở nước ta là nguồn lao động dồi dào, cần cù, giá thuê rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và địa thế địa lý đẹp. Thứ ba: Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Chúng ta biết rằng có hai xu hướng xuất khẩu: xuất khẩu đa dạng và xuất khẩu mũi nhọn. Xuất khẩu đa dạng là có mặt hàng nào xuất khẩu được thì xuất khẩu nhằm thu được nhiều ngoại tệ nhất, nhưng với mỗi mặt hàng thì lại nhỏ bé về quy mô, chất lượng thấp (vì không được tập trung đầu tư) nên không hiệu quả. Xuất khẩu hàng mũi nhọn: Tuân theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo tức là tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có điều kiện nhất, có lợi thế so sánh hay chính là việc thực hiện chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế. Khi đó, nước ta có khả năng chiếm lĩnh thị trường, trở thành độc quyền mặt hàng đó và thu lợi nhuận siêu ngạch. Xuất khẩu mũi nhọn có tác dụng như đầu của một con tàu, tuy nhỏ bé nhưng nó có động cơ, do đó nó có thể kéo cả đoàn tàu tiến lên. Hiện nay, đây là hướng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, có kết hợp với xuất khẩu đa dạng để tăng thu ngoại tệ. Và khi mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn đem lại hiệu quả cao thì các doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư để phát triển ngành hàng đó, dẫn đến phát triển các ngành hàng có liên quan. Ví dụ: Khi ngành may xuất khẩu phát triển làm cho ngành dệt cũng phát triển để cung cấp nguyên vật liệu cho ngành may dẫn đến ngành trồng bông, đay cũng phát triển để cung cấp nguyên vật liệu cho ngành dệt. Hơn nữa, xu hướng xuất khẩu là mũi nhọn làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất trong nền kinh tế vì cơ cấu một nền kinh tế chính là số lượng các ngành sản xuất và tỷ trọng của chúng so với tổng thể. Rõ ràng, tỷ trọng ngành hàng mũi nhọn là tăng lên và tăng mạnh còn trong nội bộ ngành đó thì những khâu, những loại sản phẩm ưa chuộng trên thị trường thế giới cũng sẽ phát triển hơn. Tức là xuất khẩu hàng mũi nhọn làm thay đổi cơ cấu ngành và cả cơ cấu trong nội bộ một ngành theo hướng khai thác tối ưu lợi thế so sánh của đất nước. Mặt khác, trên thị trường thế giới yêu cầu về hàng hoá dịch vụ ở mức chất lượng cao, cạnh tranh gay gắt. Chỉ có các doanh nghiệp đủ mạnh ở mỗi nước mới tham gia thị trường thế giới. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để tồn tại và phát triển. Toàn bộ các tác động trên làm cho nền kinh tế phát triển tăng trưởng theo hướng tích cực. Đó là ý nghĩa kinh tế của hoạt động xuất khẩu. Thứ tư: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập và tăng mức sống. Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì phải cần thêm lao động, còn để xuất khẩu có hiệu quả thì phải tận dụng được lợi thế lao động nhiều, giá rẻ ở nước ta. Chính vì thế mà chúng ta chủ trương phát triển ngành nghề cần nhiều lao động như ngành may mặc. Với một đất nước hơn 90 triệu dân, tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao thì đây là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện nước ta hiện nay. Thứ năm: Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Hoạt động xuất khẩu đem lại ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán, là một trong bốn điều kiện đánh giá nền kinh tế của một nước: GDP, lạm pháp, thất nghiệp và cán cân thanh toán. Cao hơn nữa là xuất siêu, tăng tích luỹ ngoại tệ, luôn đảm bảo khả năng thanh toán với đối tác, tăng được tín nhiệm. Qua hoạt động xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam được bầy bán trên thị trường thế giới, khuyếch trương được tiếng vang và hình ảnh của một quốc gia. Hoạt động xuất khẩu làm cho các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, làm tiền đề thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như dịch vụ du lịch, ngân hàng, đầu tư, hợp tác, liên doanh ... Thứ sáu: Thu hút công nghệ hiện đại; tạo nguồn lực cũng cố an ninh quốc phòng phát triển hoạt động xuất khẩu là một chiến lược để phát triển nền kinh tế nước ta. Trong những năm qua, phát triển xuất khẩu đ có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đ trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, x hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Xuất khẩu đ đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế bên cạnh các yếu tố khác là tiêu dùng, đầu tư và nhập khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu cao và tương đối ổn định trong nhiều năm đ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô như hạn chế nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ. Phát triển xuất khẩu cũng đ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ lao động, hạn chế gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.2. Sự cần thiết của hoạt động đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế x hội nói chung và phát triển hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường… Sự cần thiết của hoạt động đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu được thể hiện qua các khía cạnh sau đây: 1.1.2.1. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu làm gia tăng giá trị hàng xuất khẩu Thực tế sản xuất cho thấy, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào hiện đại hóa công nghệ sản xuất. Để minh chứng điều này, chúng tôi lấy ví dụ kết quả giá trị gia tăng của một số mặt hàng xuất khẩu nằm trong nhóm ngành hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam như sau: a) Mặt hàng cà phê: Chuỗi sản xuất cà phê phổ biến được mô tả theo sơ đồ sau: Hình 1.2. Chuỗi sản xuất cà phê Đối với các dòng sản phẩm cà phê chính, giá trị gia tăng được tạo ra quy ra trên 1 tấn cà phê nhân như bảng sau: Bảng 1.4. Giá trị gia tăng sản phẩm cà phê Dòng sản phẩm Cơ cấu sản phẩm (%) Doanh thu (tr.đtấn quy nhân) GTGT (tr.đtấn quy nhân) Tỷ lệ GTGT doanh thu SP (%) Tỷ lệ GTGT đóng góp vào ngành hàng (%) 1 2 3 4 5=14 Cà phê nhân vối xuất khẩu 87 45,6 33,29 73,0 63,5 Cà phê nhân chè xuất khẩu 6 69,8 60,8 87,1 5,2 Cà phê hòa tan nguyên chất 1 83,5 64,58 77,3 0,77 Cà phê hòa tan phối trộn (2 in 1, 3 in 1 v.v..) 4,5 230,0 122,8 53,3 2,4 Cà phê rang xay 2,5 114,0 81,2 71,2 1,8 Tổng 100 73,7 (Nguồn: Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thủy sản của Cục chế biến, thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn – Hà Nội, tháng 11 năm 2013) Vai trò của hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu tác động đến việc nâng cao giá trị gia tăng ở mặt hàng cà phê như sau: (a1). Khâu sản xuất cà phê: Khi áp dụng các công nghệ hiện đại như quy trình sản xuất bền vững (bộ nguyên tắc 4C, chứng chỉ UTZ Certified, Rain Forest, VietGAP...), sản phẩm giảm 15% chi phí đầu vào (do kiểm soát được lượng nước tưới, phân bón...) dẫn đến gia tăng giá trị sản phẩm đầu ra nên giá bán tăng khoảng 50USDtấn cà phê nhân. (a2). Khâu thu hoạch và chế biến cà phê nhân: Đối với chế biến cà phê nhân: các biện pháp nâng cao chất lượng như chế biến ướt, cải tiến công nghệ (đánh bóng ướt, phân loại màu) sản xuất ra cà phê nhân chất lượng cao, giá bán có thể tăng trên 200 USDtấn (doanh thu cao hơn khoảng 10% so với cà phê nhân thông thường). Tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm được chế biến ướt vẫn còn thấp, chỉ khoảng 15% tổng sản lượng cà phê nhân xuất khẩu hiện nay. (a3). Khâu chế biến sâu (cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê phối trộn...) Đây là khâu cho giá trị gia tăng cao nhất, từ 65 123 triệu đồngtấn cà phê nhân, nhưng cũng là những mặt hàng có cơ cấu thấp nhất. Tổng công suất thực tế của cà phê chế biến sâu trong một năm khoảng 94.374 tấn sản phẩm (chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng cà phê nhân cả nước) và chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước. Trong đó công suất thực tế chế biến cà phê bột chỉ đạt 50% công suất thiết kế, gây l ng phí đầu tư. b) Mặt hàng chè: Chuỗi sản xuất chè phổ biến được mô tả theo sơ đồ sau: Hình 1.3. Chuỗi sản xuất chè Đối với các dòng sản phẩm chính, giá trị gia tăng được tạo ra quy ra trên 1 tấn chè khô bán thành phẩm như bảng sau: Bảng 1.5. Giá trị gia tăng sản phẩm chè Dòng sản phẩm Cơ cấu sản phẩm (%) Doanh thu (tr.đtấn chè BTP) GTGT (tr.đtấn chè BTP) Tỷ lệ GTGTdoanh thu SP (%) Tỷ lệ GTGT đóng góp vào ngành hàng (%) (1) (2) (3) (4) (5) = (1)(4) Chè đen XK 46.33 31.36 11.25 35.87 16.62 Chè xanh XK 38.87 36.05 11.25 31.21 12.13 Chè xanh nội tiêu 13.5 73.64 33.505 45.50 6.14 Chè Olong XK 1.25 72.15 47.828 66.29 0.83 Chè Olong nội tiêu 0.05 300 227.85 75.95 0.04 Tổng 100 35.76 (Nguồn: Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thủy sản của Cục chế biến, thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn – Hà Nội, tháng 11 năm 2013) Giá trị gia tăng bình quân của chè là 35,76%, nghĩa là hàng năm, với doanh thu khoảng 300 triệu USD (đ tính cả phần nội tiêu), ngành chè thu được 107,28 triệu USD giá trị gia tăng. Ảnh hưởng tiêu cực do không thực hiện hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu tác động đến việc nâng cao giá trị gia tăng ở mặt hàng chè như sau: (b1). Khâu sản xuất (trồng chè): Tình hình thực tế chưa hiện đại hóa công nghệ sản xuất chè nên đ ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị gia tăng ở mặt hàng chè như sau: Nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp, sản xuất nông hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mô sản xuất nhỏ bình quân khoảng 0,2 hahộ, sản xuất kém bền vững, thiếu các biện pháp bảo vệ chống xói mòn trên các nương chè, việc áp dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác hạn chế đ trở thành những vấn đề cấp bách hiện nay của ngành chè. Người trồng chè vì lợi nhuận trước mắt đ lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để nâng cao năng suất dẫn tới nguy cơ nhiễm chất độc hại và tồn dư thuốc BVTV trong quá trình trồng trọt quá cao là vấn đề bức xúc nhất hiện nay của ngành chè và là rào cản lớn nhất để đưa sản phẩm chè vào thị trường thương mại quốc tế, nhất là đi vào các thị trường có hệ thống rào cản kỹ thuật được kiểm soát chặt chẽ và có tiềm năng giá trị gia tăng cao. Các nhà máy chè lớn đ được quy hoạch vùng nguyên liệu, nhưng những năm qua các địa phương đ cho phép xây thêm nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, nhiều khi xây dựng ngay trong vùng nguyên liệu của nhà máy lớn, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán nguyên liệu, doanh nghiệp mua nguyên liệu tự do, mua xô không theo phẩm cấp phân loại và không kiểm soát được nguồn gốc nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là kiểm soát dư lượng thuốc BVTV. (b2). Khâu thu hái bảo quản nguyên liệu chè tươi Nông dân trồng chè không quan tâm đến kỹ thuật thu hái và chất lượng nguyên liệu (hái chè dài, thu hái nguyên liệu bằng liềm, bằng máy hái cải tiến tăng khẩu độ) làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tăng chi phí đầu tư và nhân công trong quá trình chế biến, đồng thời cây chè bị khai thác kiệt quệ. Việc áp dụng hái chè bằng máy để giải quyết việc thiếu nhân lực vào vụ thu hoạch do thiếu kinh phí nên mới chỉ đạt khoảng 8%. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều cấp không những làm tăng giá nguyên liệu đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm thấp. (b3). Khâu chế biến Trình độ công nghệ chế biến thấp và còn nhiều bất cập, bên cạnh các nhà máy được đầu tư trang thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại là hàng loạt các nhà máy đầu tư không triệt để, thiết bị công nghệ chắp vá, lạc hậu. Cụ thể: + Trong các nhà máy chè, số nhà máy được trang bị đồng bộ, máy móc thiết bị tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật chiếm 20%; số nhà máy trung bình: 40%; còn lại 40% số cơ sở chế biến chắp vá, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của quá trình chế biến chè. Ngoài ra trong cả nước còn có hơn một vạn hộ sản xuất, chế biến chè thủ công nhỏ lẻ. + Công nghệ sản xuất chè đen hiện tại Việt Nam chủ yếu sản xuất chè theo công nghệ OTD của Liên Xô và Ấn Độ đang chiếm phần lớn và tình trạng thiết bị cũ, lạc hậu. Các nhà máy dùng công nghệ CTC có thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại chiếm tỷ trọng thấp. Ngành chế biến chè công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 60%, cơ cấu sản phẩm chè chưa hợp lý, chè xanh, chè ôlong, chè chất lượng cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Là nước có sản lượng chè xuất khẩu lớn đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng giá bán thấp chỉ bằng 70 75% giá thế giới, nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm hàng hóa chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, không có thương hiệu. Sản phẩm mang thương hiệu chè của Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng và mẫu m chưa hấp dẫn nên sức cạnh tranh thấp. Nguồn nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến chè không được đào tạo bài bản, ít nhà máy có thợ đầu tầu, tay nghề cao. Nếu phân tích mở rộng cho các ngành nông, lâm, thủy sản khác chúng ta cũng thấy nhiều hạn chế liên quan đến giá trị gia tăng. Cụ thể các sản phẩm sơ chế, các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của nước ta, như: Gạo xuất khẩu chủ yếu là loại chất lượng thấp; chè đen (giá thấp hơn chè xanh) chiếm 60% sản lượng; cà phê chế biến ướt có thể tăng giá trên 200 USDtấn nhưng mới chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng cà phê nhân xuất khẩu; dăm gỗ xuất khẩu giá trị gia tăng rất thấp (19,4%) nhưng chiếm đến 35% cơ cấu sản phẩm đồ gỗ... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân cốt lõi nhất là đầu tư cho khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn rất thấp so với các nước trong khu vực (5 USDngười năm 2009) so với 20 USD của Trung Quốc (năm 2004) và 1.000 USD (năm 2007) của Hàn Quốc. Điều này làm hạn chế động lực phát triển sản xuất ra các nông sản hàng hóa từ tính đa dạng đến nâng cao chất lượng sản phẩm Các số liệu phân tích trên là cơ sở vững chắc để khẳng định hiện đại hóa công nghệ là cách thức hiệu quả nhất để nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu.. 1.1.2.2. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để phát triển xuất khẩu một cách bền vững Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý…để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu một cách bền vững. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm. 1.1.2.3. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế là vấn đề không nên xem nhẹ trong chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam. Thế nhưng, nếu nhìn vào thực trạng công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng, chúng ta sẽ thấy một bức tranh không mấy sáng sủa. Theo kết quả khảo sát tại 1.200 doanh nghiệp Việt Nam của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Cộng hòa liên bang Đức (GTZ), năm 2008 chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hằng năm của doanh nghiệp được dành cho đổi m

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH  BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH VÀ PTCN CẤP BỘ NĂM 2014 Đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ HIỆN ĐẠI HĨA CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ĐƠNG NAM BỘ Cơ quan chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYỄN TRUNG TRỰC Thành phố Hồ Chí Minh, 20 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - NĂM 2014 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng việt Tiếng anh T Thuế suất Tax D Khấu hao Depreciation NPV Hiện giá Net present value NAL Hiện giá thuê TC Net advantage to leasing ROE Tỷ lệ thu nhập vốn chủ sở hữu Return on equity ROA Tỷ lệ thu nhập tổng tài sản Return on assets DR Chứng tín thác Depositary receipts ODA Hỗ trợ phát triển Official Development Assistance FDI Đầu tư trực tiếp nước Foreign direct Investment FII Đầu tư gián tiếp nước Foreign Indirect Investment NAFOSTED Quỹ phát triển khoa học công Nation Foundation for nghệ quốc gia Science and Technology Development GDR Chứng Lưu ký Toàn cầu Global Depositary Receipt GNP Tổng sản lượng Quốc gia Gross National Product GDP Tổng sản lượng Quốc nội Gross Domestic Product DN Doanh nghiệp DNVN Doanh nghiệp Việt Nam DNVVN Doanh nghiệp vừa nhỏ NĐT Nhà đầu tư CTTC Cho thuê tài SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TCPH Tổ chức phát hành HMTD Hạn mức tín dụng ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - NĂM 2014 ĐNB Đông Nam Bộ VKTTĐĐNB Vùng kinh tế trọng điểm Đơng Nam Bộ TPP Thái Bình Dương HĐHCNSXHHXK Hiện đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất BVTV Bảo vệ thực vật KCN - KCX Khu công nghiệp – khu chế xuất CNH – HĐH Công nghiệp hóa - đại hóa NSNN Ngân sách Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTT Ngân hàng tín thác NHLK Ngân hàng lưu ký TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - NĂM 2014 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Mục tiêu cụ thể tốc độ tăng trưởng xuất hàng hóa bình qn thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 Bảng 1.2 Định hướng phát triển ngành hàng xuất đến năm 2020 .8 Bảng 1.3 Mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế 12 Bảng 1.4 Giá trị gia tăng sản phẩm cà phê .17 Bảng 1.5 Giá trị gia tăng sản phẩm chè 19 Bảng 1.6: Các tiêu chuẩn cho thuê tài số quốc gia 41 Bảng 2.1: Chi thường xuyên cho hoạt động Khoa học Công nghệ từ Ngân sách Trung ương thông qua Bộ Khoa học Công Nghệ giai đoạn 2009 - 2013 119 Bảng 2.2: Chi thường xuyên cho hoạt động Khoa học Công nghệ từ Ngân sách địa phương khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn 2009 - 2013 120 Bảng 2.3 : Mục đích huy động vốn doanh nghiệp xuất Đông Nam Bộ 124 Bảng 2.4 Thực trạng huy động vốn cổ phần để đầu tư đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất doanh nghiệp vùng Đơng nam .125 Bảng 2.5 Hình thức huy động mà doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ lựa chọn có nhu cầu đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất 125 Bảng 2.6: Các doanh nghiệp xuất Đông Nam Bộ khảo sát theo loại hình doanh nghiệp 126 Bảng 2.7 : Thống kê doanh nghiệp xuất uy tín Đơng Nam Bộ năm 2013 theo loại hình doanh nghiệp 127 Bảng 2.8 : Thống kê doanh nghiệp cổ phần xuất uy tín Đơng Nam Bộ năm 2013 theo loại hình cơng ty cổ phần 128 Bảng 2.9: Thực trạng huy động cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ 130 Bảng 2.10 Hình thức huy động mà doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ lựa chọn có nhu cầu đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất 130 Bảng 2.11 : Nguồn động vốn huy động qua TTCK năm 2012-2013 132 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - NĂM 2014 Bảng 2.12: Tình hình tăng trưởng tín dụng qua năm 2010 – 2013 134 Bảng 2.13: Tăng trưởng dư nợ tín dụng lĩnh vực ưu tiên 135 Bảng 2.14: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo ngành .135 Bảng 2.15 : Nguyên nhân doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàng thương mại 137 Bảng 2.16: Lãi suất vay dài hạn ngân hàng qua năm 139 Bảng 2.17: Mức lãi suất doanh nghiệp chấp nhận 140 Bảng 2.18 Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước tỉnh Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 – 2014 .148 Bảng 2.19: Cơ cấu thu hút vốn đầu tư nước tỉnh Đông Nam Bộ lũy kế dự án hiệu lực đến ngày 20/06/2014 150 Bảng 2.20: Bảng thống kê khó khăn dành cho doanh nghiệp FDI 155 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất doanh nghiệp Đông Nam Bộ .184 Bảng 3.2: Bảng tính l i suất thực – Trường hợp Vincom 206 Bảng 3.3 : Lãi suất thực – Trường hợp Hoàng Anh Gia Lai .207 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - NĂM 2014 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1 Bản đồ địa lý khu vực Đông Nam Bộ .10 Hình 1.2 Chuỗi sản xuất cà phê 17 Hình 1.3 Chuỗi sản xuất chè .18 Hình 1.4 Các hình thức huy động vốn nước để đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp 31 Hình 1.5 Sơ đồ quy trình cho th tài 39 Hình 1.6 Sơ đồ quy trình cho th tài có địn bẩy 40 Hình 2: 1: Chi thường xuyên cho hoạt động Khoa học Công nghệ từ Ngân sách địa phương khu vực Đông Nam Bộ 120 Hình 2.2: Chi phát triển khoa học công nghệ Đông Nam Bộ 121 Hình 3.1 Quy trình mẫu việc phát hành trái phiếu cơng ty 197 Hình 3.1 Sơ đồ phát hành cổ phiếu nước 209 Biểu đồ 1.1 Định hướng cấu thị trường xuất đến năm 2020 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Đơng Nam Bộ theo đối tác lũy kế dự án hiệu lực đến ngày 20/06/2014 151 Biểu đồ 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Đơng Nam Bộ theo ngành nghề dự án hiệu lực đến ngày 20/06/2014 152 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - NĂM 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài Mục tiêu nghiên cứu .3 Phạm vi nghiên cứu 4 Cơ sở liệu phương pháp nghiên cứu Bố cục đề tài CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ HIỆN ĐẠI HĨA CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP .6 1.1 Nhu cầu huy động sử dụng vốn để đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất 1.1.1 Sự cần thiết thực chiến lược phát triển hoạt động xuất nước ta nói chung vùng Đơng Nam Bộ nói riêng đến năm 2020 1.1.2 Sự cần thiết hoạt động đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất 16 1.1.2.1 Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất làm gia tăng giá trị hàng xuất .17 1.1.2.2 Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất để phát triển xuất cách bền vững 22 1.1.2.3 Hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất để nâng cao suất lao động, giảm giá thành, tăng khả cạnh tranh doanh nghiệp xuất 22 1.1.3 Sự cần thiết phải huy động vốn để đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất .23 1.2 Chính sách tài chính, tín dụng đặc điểm huy động vốn để đầu tư, đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2015, hướng đến 2020 26 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - NĂM 2014 1.2.1 Chính sách tài chính, tín dụng để đầu tư, đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020 26 1.2.2 Đặc điểm huy động vốn để đầu tư, đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp giai đoạn 2010- 2015, hướng đến 2020 26 1.3 Các hình thức huy động vốn ngồi nước để đầu tư, đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp 31 1.3.1 Các hình thức huy động vốn nước để đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp 31 1.3.1.1 Nguồn vốn Ngân sách nhà nước 31 1.3.1.2 Huy động nguồn vốn tự có doanh nghiệp .32 1.3.1.3 Huy động nguồn vốn vay doanh nghiệp 35 1.3.1.4 Huy động nguồn vốn khác doanh nghiệp 51 1.3.2 Các hình thức huy động vốn nước ngồi 52 1.3.2.1 Huy động vốn thị trường tài quốc tế 52 1.3.2.2 Thị trường trái phiếu quốc tế 53 1.3.2.3 Thị trường trái phiếu nước 54 1.3.2.4 Thị trường trái phiếu Châu Âu .54 1.3.2.5 Điều kiện tham gia vào thị trường trái phiếu .55 1.3.2.6 Thị trường cổ phiếu 57 1.3.2.7 Các hình thức huy động vốn nước ngồi khác 58 1.4 Nhân tố ảnh hưởng huy động vốn nước 63 1.4.1 Lãi suất huy động vốn để đầu tư .63 1.4.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn đầu tư 63 1.4.1.2.Vai trò Lãi suất đến việc huy động vốn đầu tư: .66 1.4.1.3 Nâng cao hiệu lãi suất huy động vốn để tạo nguồn đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất .71 1.4.2 Hiệu kinh doanh doanh nghiệp 73 1.4.3 Năng lực tài doanh nghiệp xuất 75 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - NĂM 2014 1.4.3.1 Khái niệm 75 1.4.3.2 Các tiêu phản ánh lực tài 75 1.4.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến lực tài doanh nghiệp 82 1.4.4 Mức độ ổn định thị trường tài 86 1.5 Kinh nghiệm số nước huy động vốn để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất học kinh nghiệm cho Việt 88 1.5.1 Kinh nghiệm Singapore huy động vốn để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp 88 1.5.2 Kinh nghiệm Hàn Quốc huy động vốn để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp 89 1.5.3 Kinh nghiệm Nhật Bản huy động vốn để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp 90 1.5.4 Kinh nghiệm Trung Quốc huy động vốn để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp 91 1.5.5 Bài học kinh nghiệm hoạt động huy động vốn đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất khả vận dụng vào thực tế Việt Nam nói chung, tỉnh Đơng Nam Bộ nói riêng 93 1.5.5.1 Khả vận dụng nước ta: 93 1.5.5.2 Khả vận dụng kinh nghiệm nước huy động vốn để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất vào thực tiễn vùng Đông Nam Bộ 94 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2010-2013 101 2.1 Thực trạng đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ 101 2.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất hàng xuất vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 101 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - NĂM 2014 2.1.2 Những kết đạt đầu tư đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất doanh nghiệp vũng Kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 102 2.1.3 Những hạn chế tồn công tác đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất doanh nghiệp vũng kinh tế Đông Nam Bộ 111 2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ giai đoạn 2010-2013, hướng đến 2020 118 2.2.1 Thực trạng hình thức huy động vốn nước để đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp 118 2.2.1.1 Thực trạng huy động vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 118 2.2.1.2 Thực trạng huy động vốn cổ phần doanh nghiệp sản xuất hàng xuất vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 123 2.2.1.3 Thực trạng phát hành trái phiếu DN sản xuất hàng xuất vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 129 2.2.1.4 Thực trạng vay dài hạn ngân hàng thương mại để đầu tư đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 132 2.2.1.5 Thực trạng huy động vốn qua hình thức thuê tài 143 2.2.2 Thực trạng huy động vốn thị trường quốc tế cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 147 2.3 Những thành công, tồn nguyên nhân chủ quan khách quan 163 2.3.1 Những thành công 163 2.3.2 Những tồn 166 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế, tồn tại: .169 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ HIỆN ĐẠI HĨA CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT Những biện pháp mà DNXK khuyến khích áp dụng trợ giúp Chính Phủ Singapore niêm yết thị trường chứng khốn chứng khốn hóa khoản vay - Xây dựng Quỹ hỗ trợ cho DNXK Singapore đ thành lập quỹ sáng tạo công nghệ để hỗ trợ DNXK lĩnh vực công nghệ thông qua khoản vay chiết khấu, khoản hỗ trợ tài cung cấp vốn đầu vào tiến hành dự án sáng tạo khoa học kỹ thuật dự án cập nhật khoa học kỹ thuật đại Quỹ hỗ trợ phát triển Công nghệ Singapore hỗ trợ khơng hồn lại, cho vay với lãi suất 0%, đầu tư vào doanh nghiệp - Phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, đặc biệt đầu tư vào DNXK Chính phủ Singapore đ thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm Ủy ban phát triển kinh tế (EDB) đảm nhiệm vào năm 1985 thúc đẩy tăng trưởng Quỹ Singapore nhằm phát triển doanh nghiệp thúc đẩy cải tiến cộng nghệ 1.5.2 inh nghiệm Hàn Quốc huy động vốn để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp Hàn Quốc đ tích cực hỗ trợ sản xuất cơng nghiệp để tăng tích lũy kỹ thuật trình độ kỹ thuật nhân công Họ đ chuyển đổi từ kinh tế nhập dần sang kinh tế xuất khẩu, tăng cường hỗ trợ phủ việc xúc tiến xuất khẩu, cơng nghệ, tài Đó tổng hợp yếu tố mức độ tự hóa tài chính, cấp hạn mức tín dụng tối thiếu cho DNXK, đầu tư cho đại hóa cơng nghệ, trình độ nguồn nhân lực Chính phủ cịn ấn định thời gian hỗ trợ, để buộc DNXK hỗ trợ nỗ lực chứng minh khả cạnh tranh họ thị trường quốc tế Ngân hàng xuất nhập Hàn Quốc đ đưa sản phẩm dành riêng cho DNXK để đáp ứng mục tiêu phủ với hạn mức vay, đồng tiền cho vay với tài sản chấp đa dạng; thư bảo lãnh, bất động sản bảo lãnh phủ, với mức lãi suất ưu đ i áp dụng cho DNXK Bên cạnh DNXK Hàn Quốc thể mở rộng khả huy động vốn thông qua sử dụng dịch vụ tài từ tổ chức tín dụng xuất (Financing service from Export Credit Agencies – ECAs) Tháng năm 1992, Hàn Quốc thành lập tổ chức tín dụng xuất với tên gọi Công ty bảo hiểm xuất Hàn Quốc Tổ chức hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất cịn có khả hổ trợ tài cho DNXK thơng qua hoạt động bảo lãnh vay vốn làm cho khoản vay trở nên hấp dẫn ngân hàng thương mại, để ngân hàng thương mại cho nhà xuất cá nhân nhà đầu tư vay Ngoài thuê tài giải pháp mà DNXK Hàn Quốc đ áp dụng để thực hiện đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất Theo luật Hàn Quốc, doanh nghiệp sử dụng hình thức thuê tài để tài trợ cho nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị khơng hưởng quyền lợi mua sắm thiếp bị máy móc nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng mà cịn có nhiều ưu điểm hình thức tài trợ thơng thường như: tỷ lệ tài trợ cao, không yêu cầu tài sản chấp, luật quy định linh hoạt vấn đề toán tiền thuê, thủ tục liên quan quy định đơn giản hóa 1.5.3 inh nghiệm Nhật Bản huy động vốn để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp Chính sách Nhật Bản hưởng đến tự chủ DNXK, công nghệ đại, sáng tạo hình thức kinh doanh khuyến khích cạnh tranh tạo hội việc làm hấp dẫn Nhật Bản áp dụng biện pháp tăng cường vốn để đại hóa cơng nghệ cho DNXK thơng qua cấp tín dụng biện pháp hỗ trợ tài thực thơng qua hệ thống hỗ trợ tín dụng tổ chức tài tín dụng cơng cộng phục vụ DNXK Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp DNXK tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn tổ chức tín dụng tư nhân thơng qua bảo lãnh hiệp hội bảo lãnh tín dụng, Cơng ty bảo hiểm tín dụng xuất Nhật Bản NEXI Chính phủ trọng gia tăng nguồn tín dụng trung dài hạn để DN đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, khuyến khích nhập máy móc thiếp bị Bên cạnh đó, phương thức thuê tài đ giúp DNXK Nhật kịp thời ứng dụng trang thiết bị đại vào kinh doanh cải tiến công nghệ 1.5.4 inh nghiệm Trung Quốc huy động vốn để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp Qua khảo sát trạng nguồn vốn doanh nghiệp xuất Trung Quốc giai đoạn bùng nổ xuất 1980 – 2004 thấy rằng:  Các doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào nguồn nợ vay bên ngoài, vốn chủ sở hữu phát triển  FDI dường có ảnh hưởng chủ yếu xuất Trung Quốc, ảnh hưởng lớn nhiều so với nguồn vốn nước  Tác động FDI vào xuất rõ ràng ngành công nghiệp thâm dụng lao động lớn so với ngành công nghiệp thâm dụng vốn Để giải khó khăn nguồn vốn, doanh nghiệp xuất Trung Quốc đ mở rộng huy động vốn thông qua kênh sau:  Thu hút nguồn vốn FDI để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất cho doanh nghiệp Tác động FDI vào xuất Trung Quốc xuất phát từ nguồn vốn bổ sung, kỷ thuật cơng nghệ, trình độ quản lý bí tập đồn đa quốc gia (MNCs) mang theo, với quyền truy cập vào toàn cầu, khu vực đặc biệt nhà nước, thị trường Nguồn vốn FDI khơng giải khó khăn thiếu hụt vốn mà cịn đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao lực hoạt động DNXK Tạo bước nhảy vọt cho DNXK nói riêng hoạt động xuất quốc gia nói chung  Dịch vụ tài từ tổ chức tín dụng xuất (Financing service from Export Credit Agencies – ECAs) Năm 2001, Trung Quốc thành lập tổ chức tín dụng xuất với tên gọi Tổng cơng ty Sinosure Tổ chức có khả hổ trợ tài cho DNXK thơng qua hoạt động bảo lãnh vay vốn làm cho khoản vay trở nên hấp dẫn ngân hàng thương mại, để ngân hàng thương mại cho nhà xuất cá nhân nhà đầu tư vay  Dịch vụ tài từ doanh nghiệp khác (Financing service from other corporates) Các DNXK tận dụng lợi dịch vụ tài số cơng ty ngồi nước cung cấp theo định hướng sản xuất, chẳng hạn cho thuê tài Shanghai Electric  Thế chấp tài sản trí tuệ vốn cổ phần từ ngân hàng (Intellectual property mortgage and bank shares) Các DNXK có sở hữu sang chế, nhãn hiệu, quyền sử dụng làm tài sản chấp để vay vốn ngân hàng Vốn cổ phần từ ngân hàng mang lại lợi ích cho ngân hàng lẫn doanh nghiệp Trong ngắn hạn, việc bơm vốn ngân hàng giúp cho doanh nghiệp giải khó khăn Về lâu dài, ngân hàng với cương vị cổ đông trực tiếp tham gia quản lý giám sát Ngân hàng thường có phát triển nhanh độ tin cậy lớn dễ dàng tài trợ vốn cho DNXK Chính phủ hướng ngân hàng tổ chức tài bơm tiền giữ ý tưởng chi phối các DNXK  Vốn liên doanh, (Venture capital) Vốn liên doanh nguồn tài linh hoạt Trung Quốc Các doanh nghiệp xuất Trung Quốc bán cổ phần để liên doanh với quỹ đầu tư mạo hiểm để có vốn đầu tư đại hóa trang thiếp bị, máy móc sản xuất hàng xuất  Quỹ đặc biệt từ nguồn tài Chính phủ (The special fund from the government’s financial capital) Bằng cách tăng cường đầu tư vào R & D xây dựng thương hiệu hàng đầu, doanh nghiệp xuất áp dụng cho quỹ đặc biệt miễn phí, chẳng hạn Quỹ đổi công nghệ Việc làm này, mặt, giúp giảm bớt áp lực nguồn vốn Mặt khác, làm tăng tài sản vơ hình phát triển thương hiệu công ty 1.5.5 Bài học kinh nghiệm hoạt động huy động vốn đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất khả vận dụng vào thực tế Việt Nam nói chung, tỉnh Đơng Nam Bộ nói riêng 1.5.5.1 vận dụng nước ta: Thứ nhất: Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngồi gồm có: ODA (Official Development Assistance): Vốn hỗ trợ phát triển thức, bao gồm ODA khơng hồn lại ODA với lãi suất ưu đ i, hàm chứa 25% vốn khơng hồn lại; FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Vốn vay thương mại từ nước ngoài, vốn đầu tư quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, viện trợ nhân đạo Trong đầu tư trực tiếp nước nguồn vốn quan trọng vấn đề đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất Thứ hai: Phát triển thị trường vốn tư nhân động linh hoạt, giúp doanh nghiệp dể dàng hoạt động huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán Thứ ba: Xây dựng Quỹ hỗ trợ cho DNXK Việt Nam, quỹ sáng tạo công nghệ để hỗ trợ DNXK lĩnh vực công nghệ thông qua khoản vay chiết khấu, khoản hỗ trợ tài Thứ tư: Phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm, đặc biệt đầu tư vào DNXK, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng Quỹ nhằm phát triển doanh nghiệp thúc đẩy cải tiến cộng nghệ Thứ năm: Thành lập tổ chức tín dụng xuất (Financing service from Export Credit Agencies – ECAs) hổ trợ tài cho DNXK thông qua hoạt động bảo lãnh vay vốn làm cho khoản vay trở nên hấp dẫn ngân hàng thương mại Thứ sáu: Tận dụng lợi dịch vụ tài số cơng ty ngồi nước cung cấp theo định hướng sản xuất, chẳng hạn cho thuê tài 1.5.5.2 vận dụng kinh nghiệm nước huy động vốn để đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất vào thực tiễn vùng Đông Nam Bộ Thứ nhất: Doanh nghiệp xuất khu vực Đông Nam Bộ nên tiếp cận quỹ đầu tư mạo hiểm để đại hóa Cơng nghệ sản xuất hàng xuất Xem xét thị trường đầu tư mạo hiểm nay, giai đoạn “thừa tiền, thiếu dự án” Trên thị trường vắng bóng dự án có khả sinh lời cao, quỹ lại phải cạnh tranh với nhà đầu tư tư nhân Do đó, hoạt động đầu tư mạo hiểm trầm lắng Hiện số quỹ đầu tư hoạt động Việt Nam nhiều khoảng 56 quỹ, phân loại theo hình thức đầu tư: Đầu tư chủ yếu vào cổ phần tư nhân: quỹ; đầu tư công nghệ cao đầu tư mạo hiểm: 3quỹ ( Mekong Capital, IDGVV- IDGVenture VietNam,VinaCapital); Đầu tư vào bất động sản: quỹ Đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, công ty cổ phần khoản đầu tư hội: 43 quỹ Như vậy, có nhiều quỹ đầu tư hoạt động Việt Nam quỹ mang tính chất đầu tư vốn mạo hiểm chiếm tỷ trọng thấp (3/56 quỹ).Cần phải thừa nhận rằng,hầu hết nguồn vốn đầu tư mạo hiểm nước ta chưa thực hoạt động với đầy đủ chức vốn có Như vậy, nguồn vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm nguồn vốn dồi đáp ứng khả giúp doanh nghiệp đại hóa cơng nghệ doanh nghiệp nói chúng doanh nghiệp xuất nhập khu vực Đơng Nam Bộ nói riêng Để doanh nghiệp xuất Đơng Nam Bộ thu hút nguồn vốn đầu tư đại hóa cơng nghệ từ quỹ đầu tư mạo hiểm cần: - Tìm hiểu quỹ đầu tư: Doanh nghiệp xuất Đông Nam Bộ cần nghiên cứu, chuẩn bị tư liệu quỹ đầu tư mà quan tâm: tiêu chí, mục đích quỹ, quy định, thủ tục để có chiến lược hiệu thu hút đầu tư thành cơng Tìm hiểu thơng tin qua báo chí, website quỹ đầu tư, tiếp cận thực tế từ kinh nghiệm doanh nghiệp đ nhận vốn đầu tư… việc bạn cần làm từ lúc - Xây dựng doanh nghiệp xuất Đơng Nam Bộ với kế hoạch kinh doanh hồn hảo, sản phẩm chất lượng, dự án đầu tư công nghệ hiệu - Doanh nghiệp xuất Đông Nam Bộ nên chuẩn bị cấu cơng ty để trình bày rõ ràng chuẩn cho quỹ đầu tư phải có báo cáo tài kiểm tốn Nhiều cơng ty làm ăn tốt khơng có báo cáo tài kiểm tốn mà có báo cáo thuế - Tiếp cận xây dựng mối quan hệ tốt với quỹ đầu tư: Doanh nghiệp xuất Đông Nam Bộ nên tổ chức buổi trao đổi cởi mở chia sẻ thông tin với quỹ đầu tư mạo hiểm Tại đây, doanh nghiệp cần trình bày kế hoạch kinh doanh tham vấn kinh nghiệm từ chuyên gia Ngoài việc cung cấp vốn giúp doanh nghiệp xuất khu vực Đông Nam Bộ đại hóa cơng nghệ sản xuất, vốn đầu tư mạo hiểm đóng vai trị quan trọng việc tạo mối liên kết chặt chẽ tổ chức định chế tài chính, trường đại học, DN định hướng cơng nghệ, tập đồn công nghiệp tạo thành “mạng lưới phức tạp” Sự phát triển chiều sâu chiều rộng mạng lưới đ góp phần thúc đẩy phát triển KHCN, phát triển thị trường tài chính, đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN DN vừa nhỏ Hơn vận hành có hiệu tổ chức đầu tư mạo hiểm tổ chức mạng lưới hạn chế tình trạng thơng tin bất cân xứng, góp phần giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cho kinh tế trình đổi Như hiệu vốn mạo hiểm q trình đầu tư đổi cơng nghệ tăng trưởng kinh tế Thứ hai: Doanh nghiệp xuất khu vực Đông Nam Bộ nên thu hút đầu tư trực tiếp nước Kể từ Luật Đầu tư trực tiếp nước thực hiện, Đông Nam Bộ vùng dẫn đầu nước số dự án số vốn đăng ký đầu tư Tuy nhiên, việc đầu tư ln có chênh lệch cao tỉnh vùng TPHCM dẫn đầu số lượng dự án số vốn đăng ký đầu tư Những năm gần tác động hủng hoảng kinh tế toàn cầu, số dự án đầu tư vào TPHCM có giảm khơng đáng kể, năm 2010 đạt 337 dự án chiếm 58,5% số dự án đầu tư vùng với số vốn chiếm 34% Bình Dương tỉnh ln hấp dẫn nhà đầu tư Bình quân dự án FDI vào Bình Dương triệu USD/dự án, số vốn dự án đầu tư tăng lên so với trước, thu hút vốn đầu tư FDI tỉnh vượt kế hoạch đề Ngun nhân khiến Bình Dương ln điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư Bình Dương có hạ tầng cơng nghiệp hồn chỉnh đại, có hệ thống giao thơng thuận lợi kết nối Đây tiêu chí hàng đầu để đối tác chọn lựa đầu tư Bên cạnh đó, Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu hai tỉnh nhà đầu tư ý Trong năm gần đây, dự án đầu tư hai tỉnh tăng lên, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2008 có dự án, đến năm 2010 đ tăng lên 39 dự án với số vốn đạt bình quân 65,6 triệu USD/dự án Đây tỉnh đạt quy mô vốn cao vùng nước Bình Phước tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, địa địa hình so với tỉnh khác vùng khơng có nhiều thuận lợi, đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngồi Đến năm 2010, Bình Phước có 13 dự án đầu tư FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư 164,5 triệu USD Để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư, tỉnh Bình Phước đ đề nhiều giải pháp, xây dựng, khai thác nguồn vốn nước  Các lợi để phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Thế mạnh vị trí Đơng Nam Bộ có cửa ngõ phía Tây liên hệ với Campuchia nước Thái Lan, Malaysia thông qua mạng đường xun Á, cửa ngõ phía Đơng liên hệ với nước giới thông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thị Vải Việc hình thành cửa ngõ phía Đơng phía Tây đ tạo lập thành hành lang kinh tế Đông-Tây, nơi diễn nhiều hoạt động kinh tế sôi động vùng, đồng thời tạo lên sức hút mạnh mẽ nhà đầu tư nước tham gia đầu tư vào vùng Thế mạnh giao thông Trước hết, hệ thống trục giao thơng đường bộ, đường sắt, đường biển đường hàng không tốt, ngồi cịn có đầu mối giao thơng, tuyến giao thông quan trọng mang ý nghĩa nước quốc tế: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (tương lai sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai), cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu-Thị Vải, đường xuyên Á nối với Campuchia, đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1A, Quốc lộ 51, Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 nối với Tây Nguyên Vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng quan hệ kinh tế với tỉnh Tây Nguyên, tỉnh duyên hải miền Trung việc cung cấp đầu vào tiêu thụ sản phẩm Thế mạnh khống sản Đơng Nam Bộ có nguồn tài ngun thiên nhiên lớn quan trọng nước dầu mỏ khí đốt, tập trung vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu; trữ lượng dầu mỏ chiếm khoảng 93,3% trữ lượng dầu đ xác minh nước; trữ lượng khí chiếm 16,2% trữ lượng khí nước Dầu mỏ khí đốt mặt hàng xuất quan trọng nguồn ngun, nhiên liệu cho cơng nghiệp hóa dầu, cơng nghiệp điện tương lai Vì vậy, cần nghiên cứu đầu tư thêm để khai thác mang tính chiến lược vùng Thế mạnh nhân lực Đông Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, lao động có trình độ chun mơn cao so với vùng khác, có khả nắm bắt vận dụng tiến khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhanh, đào tạo nâng cao tay nghề trình phát triển khu công nghiệp Đội ngũ sàng lọc, tuyển chọn không từ nguồn lao động vùng mà từ tỉnh lân cận Lợi nguồn lao động vùng điều kiện hấp dẫn nhà đầu tư nước ngồi Trình độ phân cơng lao động theo lãnh thổ phát triển tương đối cao, vùng đ hình thành tương đối rõ ngành, vùng sản xuất chun mơn hóa  Tác động FDI đến phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ Công nghiệp lĩnh vực truyền thống thu hút nhiều FDI cần lượng vốn đầu tư lớn Bên cạnh đó, xu FDI dần chuyển sang ngành công nghệ cao cho thấy khơng phát triển cơng nghiệp, kinh tế khó thu hút FDI dài hạn Chính vậy, sách phát triển cơng nghiệp vừa mục tiêu, vừa công cụ thu hút FDI kinh tế, đặc biệt kinh tế phát triển Đông Nam Bộ sử dụng lợi sẵn có vùng để phát triển cơng nghiệp, thu hút nguồn vốn FDI mức cao ln nhà đầu tư nước ngồi ý Cũng thế, giá trị sản xuất cơng nghiệp vùng đạt kết cao so với nước Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm gần có xu hướng giảm xuống tỷ lệ giảm không đáng kể, đạt mức cao nước Năm 2005 chiếm 55,65%, đến năm 2009 chiếm 52,2% giá trị sản xuất công nghiệp nước Trong đó, TPHCM ln đạt giá trị cao với 22,18% năm 2009, tương đương với giá trị sản xuất nông nghiệp vùng Đồng sông Hồng, cao nhiều lần so với vùng khác Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội vùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao mức chung nước từ 1,5-2,5 lần, giai đoạn 1996-2002 đạt 11,6%, cao gấp 1,66 lần Nói cách tổng qt, quy mơ vùng kinh tế Đông Nam Bộ chiếm 1/3 nước GDP tổng vốn đầu tư x hội; riêng thu ngân sách xuất cao hơn, xấp xỉ 2/3 Đạt kết có đóng góp khơng nhỏ từ việc đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI nhìn nhận trụ cột góp phần cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung vùng Đơng Nam Bộ nói riêng Vai trị FDI thể thơng qua việc đóng góp vào yếu tố quan trọng tăng trưởng kinh tế như: Bổ sung nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm phát triển nguồn nhân lực Đặc biệt FDI góp phần thúc đẩy Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào kinh tế giới Mặc dù dự án FDI đ có mặt 63 tỉnh, thành phố nước doanh nghiệp có vốn FDI chủ yếu tập trung vào đầu tư khu đô thị lớn mà chưa phân bố địa phương nước Điều nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách phát triển vùng đô thị vùng nông thôn, miền ngược miền xuôi Hơn nữa, FDI tập trung nhiều thành phố lớn gia tăng sức ép cho đô thị dân số, hạ tầng thị Bên cạnh đó, dự án FDI chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, chưa trọng nhiều đến nông-lâm nghiệp thủy sản hạn chế lớn cho việc phát triển kinh tế Việt Nam Song để dự án FDI quan tâm nhiều đến ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản hay trọng nhiều đến vùng kinh tế khó khăn Việt Nam cần có quan tâm phối hợp cấp, ngành biện pháp, sách thiết yếu Chính phủ để dự án FDI vào Việt Nam đạt hiệu Thứ ba: Doanh nghiệp xuất khu vực Đông Nam Bộ nên tìm hiểu, sử dụng quỹ đổi cơng nghệ Quốc gia Liên Bộ Tài Khoa học Công nghệ vừa ban hành Thông tư Liên tịch số 120/2014/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài Quỹ đổi cơng nghệ quốc gia, có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2014 Thông tư quy định, vốn điều lệ Quỹ 1.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) hoạt động khoa học, cơng nghệ Quỹ hoạt động khơng mục đích lợi nhuận, có chức cho vay ưu đ i, hỗ trợ l i suất vay, bảo l nh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho tổ chức, cá nhân doanh nghiệp thực nghiên cứu, chuyển giao, đổi hồn thiện cơng nghệ Quỹ tự chủ tài theo quy định tổ chức tài nhà nước thực chế độ kế toán theo quy định pháp luật kế toán Nguồn vốn hoạt động Quỹ bao gồm nguồn từ NSNN huy động từ tổ chức tài chính, tín dụng ngồi nước; vốn đóng góp tự nguyện tổ chức, cá nhân nước; l i cho vay từ dự án vay vốn Quỹ nguồn vốn hợp pháp khác Quỹ sử dụng 50% vốn ngân sách cấp để thực hình thức hỗ trợ l i suất vay, cho vay ưu đ i, bảo l nh để vay vốn Theo đó, vốn điều lệ Quỹ đổi công nghệ quốc gia 1.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước hoạt động khoa học, công nghệ Quỹ cấp vốn bổ sung hàng năm từ NSNN để đạt tổng mức vốn điều lệ Quỹ Vốn Quỹ sử dụng để tài trợ, cho vay đảm bảo theo quy định pháp luật hành, quy định Thông tư đảm bảo đối tượng, mục đích Vốn hoạt động tài sản Quỹ phải sử dụng mục đích có hiệu theo phương thức tài trợ Quỹ Việc giám sát, kiểm tra, tra việc sử dụng vốn tài sản Quỹ thực theo quy định hành chi ngân sách nhà nước Theo Thông tư nói quy định quản lý tài hoạt động tài quỹ gồm: Tài trợ cho dự án nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao doanh nghiệp; sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới; chuyển giao, hồn thiện, sáng tạo cơng nghệ để sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia Tài trợ dự án ươm tạo công nghệ Tài trợ đề tài nghiên cứu lập dự án nghiên cứu tiền khả thi, dự án khả thi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; đề tài nghiên cứu tìm kiếm, giải m cơng nghệ, khai thác sáng chế, cải tiến kỹ thuật cho phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến Tài trợ dự án nhân rộng, phổ biến, giới thiệu chuyển giao ứng dụng tiến khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khu vực nông thôn, miền núi Tài trợ dự án đào tạo nhân lực khoa học công nghệ phục vụ việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp Ngồi ra, tình hình hoạt động cụ thể Quỹ, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, định tăng vốn điều lệ Quỹ sau thống với Bộ Tài Quỹ đổi cơng nghệ quốc gia sử dụng 50% vốn ngân sách cấp để thực hình thức hỗ trợ l i suất vay, cho vay ưu đ i, bảo l nh để vay vốn CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ HIỆN ĐẠI HĨA CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2010-2013 2.1 Thực trạng đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ 2.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất hàng xuất vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ So với vùng kinh tế khác nước, doanh sản xuất hàng xuất vùng kinh tế trọng điểm Đơng Nam Bộ có đặc điểm khác biệt sau: (1) Các doanh nghiệp xuất vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ hoạt động vùng kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: So với phát triển kinh tế vùng khác nước vùng Đơng Nam Bộ có tốc độ phát triển cao Hơn phát triển bền vững, động, đầu nghiệp cơng nghiệp hóa, đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu với nước khu vực Đông Nam Á giới Rất nhiều doanh nghiệp xuất vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ hoạt động ngành mũi nhọn có hàm lượng cơng nghệ cao (cơng nghệ tin học, công nghệ lắp ráp sản xuất hàng điện tử, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ vi sinh), làm nịng cốt thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, đại hóa vùng nói riêng nước nói chung Doanh nghiệp FDI doanh nghiệp xuất vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao (2) Các doanh nghiệp xuất vùng kinh tế trọng điểm Đơng Nam Bộ có nhiều thuận lợi vị trí địa lý hoạt động sản xuất xuất khẩu: Về vị trí địa lý tự nhiên tiếp giáp nhiều vùng nguyên vật liệu Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…, khu vực Đông Nam Bộ có nhiều khu cơng nghiệp, khu chế xuất nhiều cảng lớn thuận tiện cho việc xuất khẩu, gần ... 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - NĂM 2014 HÀNG XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VÙNG KINH. .. đại hóa cơng nghệ sản xuất hàng xuất doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ 101 2.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất hàng xuất vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ 101 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU... nghệ sản xuất doanh nghiệp vũng kinh tế Đông Nam Bộ 111 2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn đầu tư đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ giai

Ngày đăng: 08/09/2021, 12:30

Mục lục

    NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ĐÔNG NAM BỘ

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    3. Phạm vi nghiên cứu

    4. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

    Cơ sở dữ liệu

    Phương pháp nghiên cứu

    5. Bố cục đề tài:

    1.1.1. Sự cần thiết thực hiện chiến lược phát triển hoạt động xuất khẩu ở nước ta nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng đến năm 2020

    a) Mục tiêu phát triển về xuất khẩu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan