Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

69 55 0
Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dịch vụ thành lập Thay đổi Giấy phép kinh doanh cty Việt Nam cty vốn FDI Tuyển Cộng tác viên (CK 15% gói Dịch vụ) 0899315716 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, CHỮ VIẾT TẮT 1 Danh mục hình ảnh Hình 1.1: Chỉ se 6 Hình 1.2: Chỉ có lõi 6 Hình 1.3: Chỉ tơ 7 Hình 1.4: Chỉ multifilament 8 Hình 1.5: Hướng xoắn của chỉ 10 Hình 1.6: Liên kết sợi dọc và sợi ngang của vải dệt thoi 11 Hình 1.7: Vải cotton 15 Hình 1.8: Vải lanh 16 Hình 1.9: Vải len 17 Hình 1.10: Vải polyester 18 Hình 1.11: Cấu tạo kim may 20 Hình 2.1: Các thiết bị sử dụng trong sản xuất áo sơ mi, quần tây 32 Hình 2.2: Hình vẽ mô tả phẳng các chi tiết áo sơ mi 35 Hình 2.3: Hình vẽ mô tả phẳng các chi tiếtquần tây 48 Hình 3.1: Biểu đồ so sánh hệ số tiêu hao chỉ giảm giữa công ty may Hữu Nghị với kết quả khảo sát áo sơ mi 70 Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn % tiêu hao chỉ giảm của khảo sát áo sơ mi so với công ty may Hữu Nghị 70 Hình 3.3: Biểu đồ so sánh hệ số tiêu hao chỉ giảm giữa công ty may Nhà Bè với kết quả khảo sát quần tây 71 Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn % tiêu hao chỉ giảm của khảo sát quần tây so với công ty may Nhà Bè 71 Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn hệ số chỉ tăng dần tương ứng với số lớp liên kết trên áo sơ mi 72 Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn hệ số chỉ tăng dần tương ứng với số lớp liên kết trên quần tây 73 2 Danh mục bảng biểu Bảng 1.1: Bảng hướng dẫn lựa chọn kim phù hợp với vải 21 Bảng 2.1: Hệ số chỉ may tại công ty Cổ Phần May Việt Tiến 27 Bảng 2.2: Hệ số chỉ may tại công ty Cổ Phần May Phương Đông 27 Bảng 2.3: Hệ số chỉ may tại công ty May Thạch Bình 28 Bảng 2.4: Hệ số chỉ may tại công ty May Nhà Bè 30 Bảng 2.5: Hệ số chỉ may tại công ty Cổ Phần May Hữu Nghị 30 Bảng 2.6: Bảng so sánh hệ số chỉ giữa các công ty 30 Bảng 2.7: Bảng qui định đường may trên áo sơ mi 36 Bảng 2.8: Bảng thông số thành phẩm áo sơ mi 36 Bảng 2.9: Bảng minh họa xử lý số liệu bước công việc may bọc chân cổ và may bọc manchette 45 Bảng 2.10: Bảng thông số thành phẩm quần tây 48 Bảng 2.11: Bảng qui định đường may trên quần tây 49 Bảng 2.12: Bảng minh họa xử lý số liệu bước công việc may đáp túi vào lót túi 61 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm trên áo sơ mi 62 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm trên quần tây 64 Bảng 3.3: Bảng so sánh mức tiêu hao chỉ trên 1m đường may giũa công ty may Hữu Nghị và thực nghiệm áo sơ mi 69 Bảng 3.4: Bảng so sánh mức tiêu hao chỉ trên 1m đường may giũa công ty may Nhà Bè và thực nghiệm quần tây 71 Bảng 3.5: Mối liên hệ giũa số lớp liên kết ảnh hưởng đến mức tiêu hao chỉ tương ứng 1m đường may trên áo sơ mi 72 Bảng 3.6: Mối liên hệ giũa số lớp liên kết ảnh hưởng đến mức tiêu hao chỉ tương ứng 1m đường may trên quần tây 73 Bảng 3.7: Kết quả tiêu hao chỉ trên 1cm đường may trong các công đoạn lắp ráp áo sơ mi 75 Bảng 3.8: Kết quả tiêu hao chỉ trên 1m đường may trong các công đoạn lắp ráp quần tây 75 3 Ký hiệu chữ viết tắt MB1K: máy bằng một kim VS3C: vắt sổ 3 chỉ VS5C: vắt sổ 5 chỉ NF: chỉ trên GF: chỉ dưới LF: Chỉ đan ziczag MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước 1 2. Tính cấp thiết của đề tài: 1 3. Mục tiêu 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 6. Nội dung nghiên cứu 2 Chương 1: Tổng Quan các vấn đề cần nghiên cứu 4 1.1. Giới thiệu chỉ may 4 1.1.1. Khái niệm về chỉ may 4 1.1.2. Các tính chất ảnh hưởng đến chức năng của chỉ may 4 1.1.2.1. Tính thẩm mỹ 4 1.1.2.2. Tính cơ lý hóa 4 1.1.2.3. Khả năng may của chỉ 5 1.1.3. Phân loại chỉ may 5 1.1.4. Cấu trúc cơ bản của chỉ may 9 1.1.5. Yêu cầu chất lượng của chỉ may. 10 1.2. Giới thiệu vải dệt thoi 11 1.2.1. Khái niệm vải dệt thoi 11 1.2.2. Phân loại vải 13 1.2.3. Giới thiệu một số loại vải dùng để may áo sơ mi, quần tây 13 1.3. Giới thiệu về kim 18 1.4. Mối liên hệ giữa kim, chỉ, vải 21 1.5. Phương pháp tính tiêu hao chỉ may trong sản xuất may mặc 22 1.5.1. Phương pháp xác định mức tiêu hao chỉ trên 1m đường may 22 1.5.2. Phương pháp tính định mức chỉ trên sản phẩm áo sơ mi, quần tây 22 1.6. Một số thuật toán áp dụng trong xử lý thống kê số liệu thực nghiệm: 23 1.6.1. Cỡ mẫu: 23 1.6.2. Các số thống kê thể hiện mức độ phân tán. 23 1.6.3. Số thống kê của nhiều mẫu cùng thực hiện: 24 1.6.4. Mức tin cậy 25 Chương 2: Nghiên cứu khảo sát thực nghiệm tiêu hao chỉ trên các thiết bị chuyên dùng trong sản xuất áo sơ mi, quần tây. 26 2.1. Khảo sát thực trạng hệ số chỉ may tại một số doanh nghiệp 26 2.1.1. Hệ số chỉ may tại Công Ty Cổ Phần May Phương Đông 27 2.1.2. Hệ số chỉ may tại Công Ty May Thạch Bình 28 2.1.3. Hệ số chỉ may tại Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè 29 2.1.4. Hệ số chỉ may tại Công Ty May Hữu Nghị 30 2.1.5. So sánh hệ số chỉ 30 2.2. Một số thiết bị sử dụng trong sản xuất áo sơ mi, quần tây. 31 2.3. Thực nghiệm mẫu xác định lại mức độ tiêu hao chỉ thực tế 33 2.3.1. Thực nghiệm xác định hệ số tiêu hao chỉ trên áo sơ mi 33 2.3.1.1. Thực nghiệm xác định lại mức độ tiêu hao chỉ 37 2.3.1.2. Xử lý số liệu 44 2.3.2. Quần tây 46 2.3.2.1. Thực nghiệm xác định hệ số chỉ trên quần tây 46 2.3.2.2. Xử lý số liệu 60 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 62 3.1. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm 62 3.1.1. Áo sơ mi 62 3.1.2. Quần tây 64 3.1.3. So sánh mức độ tiêu hao chỉ giữa doanh nghiệp và khảo sát thực nghiệm 69 3.1.3.1. Áo sơ Mi 69 3.1.3.2. Quần tây 70 3.1.4. Quan hệ giữa tiêu hao chỉ trên một mét đường may với số lớp liên kết khác nhau trên cùng một thiết bị 72 3.2. Kết luận và kiến nghị 77 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước Nhóm nghiên cứu được biết tình hình nghiên cứu tiêu hao nguyên phụ liệu đã được nghiên cứu nhiều trong và ngoài nước chủ yếu từ các công ty sản xuất chỉ may, chỉ thêu. Qua tham khảo các trang web: http:link. springer. com; http:www. sciencedirect. com;http:www. sciencemag. org;http:journalfinder. elsevier. com không có bài báo nghiên cứu cụ thể nào. Tại các doanh nghiệp phần lớn hệ số chỉ may được lấy từ nhà cung cấp, còn trong các tài liệu giảng dạy trong nước thì chưa đề cập nhiều đến số liệu này. Hơn thế nữa tác giả nhận thấy nhiều số liệu giữa các doanh nghiệp trong khu vực TP HCM còn có sự khác nhau. Vì vậy nhóm nghiên cứu quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức tiêu hao phụ liệu chỉ trong sản xuất hàng may mặc thời trang tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực TP. HCM” nhằm tìm ra số liệu đáng tin cậy bổ sung vào tài liệu giảng dạy là cần thiết trong giảng dạy chuyên ngành Công Nghệ May tại Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM. 2. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp may hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp đều phải xác định yếu tố đầu vào hợp lý cho kết quả đầu ra đạt hiệu quả cao nhất. Đối với một đơn vị sản xuất yếu tố cơ bản để đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành bình thường liên tục đó chính là nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm. Trong các doanh nghiệp chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cho sản xuất ra sản phẩm, nó có tác dụng rất lớn đến hiệu quả trong của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy sau khi đã có một dây chuyền sản xuất hiện đại, một lực lượng sản xuất tốt thì vấn đề các doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là nguyên phụ liệu. Các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ nguyên phụ liệu ngay từ khâu thu mua, lựa chọn nhà cung cấp đến khâu sử dụng, vừa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiết kiệm hạ giá thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là ngành may mặc, chi phí về nguyên phụ liệu trong giá thành chiếm một tỷ trọng lớn, chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên phụ liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Trong số các loại nguyên phụ liệu của ngành may thì chỉ may chiếm vai trò rất quan trọng, dù là mặt hàng gì, kiểu dáng như thế nào, thời trang mùa nào thì trong sản xuất sự liên kết vật liệu may cũng cần đến chỉ. Việc tính toán nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất rất quan trọng nếu tính không chính xác dẫn đến thiếu so với nhu cầu sản xuất làm ách tắc gián đoạn trong sản xuất, nếu định mức chỉ tính thừa quá độ so với thực tế sẽ gây lãng phí. Công việc tính định mức nguyên phụ liệu cần đạt mức độ chính xác cao, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lập dự toán chi phí nguyên phụ liệu, đảm bảo cho việc cung cấp đủ số lượng, đúng chất lượng nguyên phụ liệu và kịp thời đúng lúc cho sản xuất. Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch. Vì tầm quan trọng của mức tiêu hao nguyên phụ liệu trong sản xuất ngành may nhóm chúng tôi mong muốn có một nghiên cứu thực sự, số liệu tin cậy để làm tài liệu giảng dạy cung cấp cho sinh viên số liệu cơ sở làm nền tảng kế thừa để tiếp tục nghiên cứu nhiều vấn đề trong sản xuất ngành may nâng cao hiệu quả quản lý, sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu giảng dạy trong nước liên quan đến lĩnh vực này chúng tôi thấy còn nhiều sai lệch về số liệu hoặc còn thiếu trong tài liệu giảng dạy so với thực tế sản xuất. Vì vậy việc nghiên cứu mức tiêu hao chỉ trong sản xuất là cần thiết để làm tài liệu giảng dạy, và cung cấp số liệu cho các doanh nghiệp tham khảo. 3. Mục tiêu Mục tiêu của đề tài nhằm xác định hệ số tiêu hao chỉ may trên các máy chuyên dùng để làm cơ sở tính định mức chỉ trên sản phẩm sản phẩm áo sơ mi, quần tây. Xác định hệ số chỉ may làm cơ sở đưa vào tài liệu giảng dạy chuyên ngành tại Khoa Công Nghệ May Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM 4. Phương pháp nghiên cứu: Tham khảo tài liệu trong công ty, qua trang web, nhà cung cấp chỉ. Thực nghiệm, làm mẫu Phương pháp thống kê Xử lý, tổng hợp số liệu 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hệ số chỉ may trên nhiều lớp liên kết, trên các loại máy chuyên dùng trong sản xuất áo sơ mi, quần tây tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. HCM 6. Nội dung nghiên cứu Tim hiểu thực trạng công tác tính định mức tiêu hao Chỉ may tại một số công ty trên địa bàn TP.HCM Nghiên cứu khảo sát thực nghiệm từng loại đường may tương ứng các loại máy chuyên dùng trên sản phẩm áo sơ mi. Nghiên cứu khảo sát thực nghiệm từng loại đường may tương ứng các loại máy chuyên dùng trên sản phẩm áo quần tây. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu chỉ may Sự hư hỏng dù nhỏ nhất trong chỉ may khi thực hiện cũng gây tổn thất trong các khoản đầu tư vào nguyên vật liệu, thiết bị, kỹ thuật may và lao động. Do đó, điều quan trọng là phải biết thấu đáo chỉ may đang sử dụng, nâng cao sự hiểu biết về chỉ may, phân tích các thông số của chỉ, theo đúng qui trình lựa chọn và cách sử dụng chỉ may đóng một vai trò quan trọng để đạt được hiệu suất may tốt và chất lượng đường may như mong muốn. 1.1.1. Khái niệm về chỉ may Chỉ may, là loại sợi đặc biệt được xây dựng và thiết kế để chạy thật nhanh qua một máy may. Chúng tạo thành những mũi khâu hiệu quả mà không bị đứt hoặc trở nên biến dạng trong suốt thời gian sử dụng của sản phẩm. Các chức năng cơ bản của chỉ may là để ráp nối chi tiết, tăng hiệu suất mũi may và có tính thẩm mỹ. 1.1.2. Các tính chất ảnh hưởng đến chức năng của chỉ may 1.1.2.1. Tính thẩm mỹ: Màu sắc, độ bóng và độ mịn, độ dày cũng cần được xem xét khi lựa chọn chỉ cho các mục đích trang trí như đường diễu trên hoặc thêu. Các điều cần cân nhắc khác gồm: Màu sắc và độ bóng phù hợp Độ bền màu Lựa chọn kiểu mũi khâu Tính đồng nhất khi hình thành mũi khâu 1.1.2.2. Tính cơ lý hóa Chỉ may được sử dụng trong sản phẩm may mặc phải đủ bền để chịu được mài mòn và sức nóng của đầu kim xuất hiện trong khi may , độ bền qua xử lý hoàn tất hàng may và có thể co giãn trong quá trình mặc. Hiệu suất chỉ may sử dụng trong hàng may mặc có thể được đánh giá như sau: Độ bền đường may Độ chống mòn Độ đàn hồi Tính kháng hóa chất Tính dễ cháy Độ bền màu 1.1.2.3. Khả năng may của chỉ Theo trang www.coatsindustrial.comeninformationhubapparelexpertisesewing threadssewability thì: khả năng may là một thuật ngữ dùng để mô tả hiệu suất của chỉ may. Chỉ có khả năng may tốt là đường kính đồng nhất trên suốt chiều dài bề mặt vải. Tính đồng nhất của chỉ theo chiều dọc đường may góp phần vào độ bền đồng nhất và giảm ma sát, khi nó đi qua các quá trình hình thành mũi khâu. Nó cũng giảm thiểu sự đứt chỉ và giảm các chi phí liên quan phát sinh từ các đường may phải may lại, sửa chữa các đường may kém chất lượng trên sản phẩm. Các thông số xác định chất lượng khả năng may tốt của chỉ may là: Không đứt chỉ trong khi may tốc độ cao Tạo nên đường may bền chắc. Đường may không bị bỏ mũi Đều đặn, để ngăn chặn lực căng chỉ thay đổi trong suốt quá trình may Tính chịu mài mòn cao Bề mặt đủ mịn để vượt qua cơ cấu dẫn hướng của máy may dễ dàng. 1.1.3. Phân loại chỉ may Chỉ may có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một số cách phân loại thông thường là dựa trên: Nguồn gốc xơ, sợi Cấu trúc Xử lý hoàn tất 1.1.3.1 Phân loại dựa trên nguồn gốc xơ, sợi Nguồn từ thiên nhiên Hiện nay việc sử dụng sợi làm từ thiên nhiên là rất ít trong các ứng dụng công nghiệp. Tuy nhiên, các chỉ may từ thiên nhiên thường được sử dụng là sợi bông dùng may các hàng vải bông, vải lanh, chỉ tơ tằm để may các hàng lụa tơ tằm và vải len. Nguồn tổng hợp Do những hạn chế từ sợi thiên nhiên, người ta chuyển sang sử dụng chỉ làm từ sợi tổng hợp vì chúng có đặc tính mong muốn như: độ bền đặc biệt cao, khả năng chống mài mòn cao và sức kháng tốt với hóa chất. Chúng cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi độ ẩm, mục nát, nấm mốc, côn trùng hay vi khuẩn. 1.1.3.2 Phân loại chỉ may dựa theo cấu trúc: Chỉ xe(twist thread): Hình 1.1: Chỉ xe (www.coatsindustrial.comeninformationhubapparelexpertisesewingthread.) Chỉ xe được thực hiện bằng cách sử dụng sợi thiên nhiên hoặc tổng hợp. Sợi xe polyester là một trong những loại chỉ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nó bền hơn chỉ cotton có kích thước tương đương, và có bán sẵn trên thị trường với nhiều kích cỡ và màu sắc. Chỉ có lõi (Corespun thread) Hình 1.2: Chỉ có lõi (www.coatsindustrial.comeninformationhubapparelexpertisesewingthread.) Chỉ có lõi là sự kết hợp từ xơ stapen và các sợi tơ. Các chỉ có lõi thường dùng nhất có kết cấu từ nhiều sợi xe lại, mỗi sợi xe gồm một lõi sợi tơ polyester được bọc xung quanh bằng sợi cotton hoặc sợi polyester. Cấu trúc này ảnh hưởng đến độ bền của sợi polyester và khả năng may của sợi cotton hoặc sợi polyester được bọc xung quanh. Chỉ có lõi thường được sử dụng may tốc độ cao trên nhiều loại hàng may mặc, đặc biệt là những đòi hỏi độ bền đường may cao. Chỉ tơ (Filament threads) Bền chắc hơn chỉ may xe với cùng loại sợi giống nhau và cùng kích thước. Ba loại chỉ tơ thường được sử dụng: + Chỉ monofilament: Hình 1.3: Chỉ monofilament (www.coatsindustrial.comeninformationhubapparelexpertisesewingthread.) Chỉ monofilament được làm từ sợi đơn liên tục với độ dày nhất định. Mặc dù chỉ monofilament là bền, đồng nhất và không đắt tiền để sản xuất nhưng nó thiếu tính linh hoạt, cứng và cảm thấy ngứa khi mặc. Do đó chỉ dùng hạn chế để may viền, rèm cửa, và bọc đồ nội thất. Chỉ smooth multifilament Hình 1.4: Chỉ multifilament (www.coatsindustrial.comeninformationhubapparelexpertisesewingthread.) Chỉ multifilament thường được làm từ nylon hoặc polyester và được sử dụng ở nơi yêu cầu chính có độ bền cao. Nó gồm hai hoặc nhiều sợi liên tục xoắn lại với nhau. Thường được sử dụng để may giày, quần áo da, và các sản phẩm công nghiệp. Chỉ Textured filament: Chỉ cấu trúc Filament thường được làm từ sợi polyester và được sử dụng chủ yếu như sợi gia cố cho đường may kín. Sợi chỉ tơ cấu trúc filament thường làm cho chỉ may dễ tuột hơn. 1.1.3.3 Phân loại dựa trên khâu hoàn tất chỉ Hoàn tất chỉ cho hai mục đích: Để cải thiện khả năng may „sewability‟ Một số khâu hoàn tất chỉ may bao hàm làm gia tăng sức bền chỉ, gia tăng độ kháng mài mòn và bôi trơn chỉ may. Để đạt được một yêu cầu chức năng cụ thể Một số khâu hoàn tất chỉ may bao gồm hoàn thiện sự liên kết, chống nấm mốc, Chất làm chậm sự cháy, chống thấm nước và chống tĩnh điện. Xác nhận đóng gói: Chỉ may được đặt trong các loại bao bì đóng gói khác nhau tùy theo loại sợi, máy móc và nhu cầu may. Xác nhận đóng gói là quan trọng đối với chỉ may để thực hiện tốt nhất trong quá trình vận chuyển và sử dụng trong các máy. Đóng gói có thể được mã hóa theo màu, theo kích thước và loại chỉ để dễ nhận biết. Các thuật ngữ chỉ may: Có thể lựa chọn nhiều loại chỉ may, điều quan trọng là phải biết một số thuật ngữ liên quan đến đặc tính quan trọng của chỉ may để đánh giá sự khác biệt giữa các loại chỉ may khác nhau. Độ bền kéo tuyệt đối (Tensile strength) là lực kéo tối đa tại thời điểm sợi bị đứt, diễn tả bằng gamlực (G) hoặc centinewton (cN). Độ bền kéo tương đối (Tenacity) là độ bền kéo tính trên đơn vị độ mảnh (cNtex). Đô bền kéo đứt vòng chỉ (Loop strength) là tải trọng cần thiết để làm đứt vòng chỉ được móc vòng qua chiều dài của sợi chỉ khác cùng loại. Độ bền kéo đứt vòng chỉ tối thiểu (Minimum loop strength) là độ bền của vòng yếu nhất trong một loạt các vòng (kiểm tra trên chiều dài liên tục của chỉ may). Độ giãn dài tại điểm đứt (Elongation at break) là lượng chỉ may được kéo giãn dài hơn vào thời điểm đứt của nó, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm của độ dài hơn với độ dài ban đầu. Mô đun (Modulus) là một thuật ngữ dùng để chỉ giá trị bằng số cho thấy vải dệt hoạt động mức nào khi tác động vào một lực kéo. Độ đàn hồi (Elasticity) là một đặc tính của chỉ may, có khả năng phục hồi lại chiều dài ban đầu sau khi được kéo giãn bằng một lực đã định. Độ co (Shrinkage): là lượng chỉ co rút lại dưới tác động của giặt hoặc sấy nóng. Độ ẩm (Moisture regain) là trọng lượng độ ẩm trong sợi hoặc chỉ may thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm trọng lượng của vật liệu khô hoàn toàn 1.1.4. Cấu trúc cơ bản của chỉ may Tất cả chỉ may thường bắt đầu chu kỳ sản xuất của chúng như các sợi đơn. Những sợi cơ bản nầy được sản xuất bằng cách xe lại với nhau bởi các sợi tương đối ngắn hoặc sợi filament liên tục mảnh. Một số trường hợp được sử dụng trong việc hình thành chỉ may là: Twist – xoắn (xe sợi) của chỉ may dùng để chỉ số vòng xoắn trên mỗi đơn vị chiều dài cần thiết để giữ các sợixoắn sợi với nhau để sợichỉ may có độ bền và tính linh hoạt cần thiết. Chỉ may xoắn quá mức cũng có thể gặp rắc rối trong khi may do “tạo xoắn khi đang may” điều đó có thể là nguyên nhân làm nhăn, tạo gút, rối nùi và có thể bị sổ ra làm ngăn cản việc hình thành mũi may. Hướng xoắn: Hướng xoắn được xác định là S cho hướng xoắn trái và Z cho hướng xoắn phải. Đường may máy một kim và các máy khác chỉ may được thiết kế cho sợi chỉ hướng xoắn Z. Chỉ may xoắn hướng S dể bị sổ xoắn trong quá trình hình thành mũi may. Hướng xoắn không ảnh hưởng đến độ bền của chỉ may, nhưng nó có thể làm giảm nghiêm trọng hiệu suất may khi nó được sử dụng trên một máy không thích hợp. Hình 1.5: Hướng xoắn của chỉ (www.coatsindustrial.comeninformationhubapparelexpertisesewingthread.) Sợi tao và sợi chỉ xe (Ply and cord) Sợi với nhiều thành phần được xoắn lại với nhau để tạo sợi tao. Thường được sử dụng nhất là 2, 3 hoặc 4 sợi, chỉ tao được xoắn lại với nhau để có sợi chỉ may. Thường được sử dụng nhất là 4, 6 hoặc 9 sợi. Kích cỡ: Độ dày tổng thể của chỉ may hoàn tất được gọi là số “Grist”, số “ticket”, đơn vị Tex hoặc chỉ số count. Chỉ may càng mịn càng tốt tuỳ thuộc vào độ bền cần thiết của đường may. Nói chung, chỉ may càng dày có độ bền càng lớn, với cùng một thành phần xơ và cùng cấu trúc sợi. Chỉ may mịn hơn có xu hướng lẫn vào bề mặt vải và chịu mài mòn kém hơn so với chỉ may to hơn. Chỉ may càng mịn dùng với kim mảnh càng tốt và sản phẩm ít bị biến dạng hơn với kim to hơn. 1.1.5. Yêu cầu chất lượng của chỉ may. Độ bền kéo tốt: giữ đường may dính chắc trong suốt quá trình giặt và mặc. Bề mặt trơn nhẵn và không có lỗi: đảm bải ít ma sát giữa kim và vật liệu trong quá trình may tốc độ cao. Chỉ may phải được bôi trơn tốt để tăng khả năng may và Chống mài mòn. Độ dàyđường kính đồng nhất là kết quả chỉ may di chuyển trơn tru, và nhanh chóng xuyên qua mắt kim và vải. Nó cũng ảnh hưởng đến độ bền kéo của chỉ may, khả năng chống mài mòn và cấu trúc xoắn của chỉ. Chỉ may không đồng đều có thể bị xoắn thành những gút ngắn và ách tắc ở mắt kim. Độ đàn hồi tốt cho phép chỉ may phục hồi độ dài ban đầu ngay sau khi gở bỏ lực căng. Độ đàn hồi của chỉ may ảnh hưởng đến độ bền kéo và chất lượng thành phẩm của đường may. Độ bền màu tốt sẽ giữ lại màu sắc ban đầu của chỉ mà không làm phai màu khi giặt hoặc tiếp xúc với ánh sáng. Độ bền màu chỉ may có khả năng chống các tác nhân khác nhau mà nó được tiếp xúc trong quá trình sản xuất và sử dụng như: nước Clo, mồ hôi, giặt nước, giặt khô, tẩy trắng. Độ co rút thấp của chỉ may được sử dụng trên các chất liệu vải có độ co rút cao hơn làm giảm khả năng bị nhăn nhúm đường may. Tính chống ăn mòn hóa chất tốt là một đặc tính hấp dẫn của chỉ may sử dụng trong hàng may mặc có thể giặt, tẩy hoặc giặt khô. Tính chịu mài mòn tốt đảm bảo hiệu suất may và làm cho các sợi chỉ bền hơn. Những con số sau đây cho thấy các kết quả kiểm tra độ mài mòn của chỉ may cho thấy tính chống mài mòn tương ứng: Nếu vải lanh có tính chống mài mòn 1, thì Cotton = 3, Tơ đũi = 4, Nylon = 40 1.2. Giới thiệu vải dệt thoi 1.2.1. Khái niệm vải dệt thoi Là sản phẩm dạng tấm, do hai hệ thống sợi đan thẳng góc nhau tạo thành. Hệ thống nằm dọc theo chiều dài tấm vải gọi là sợi dọc, hệ thống kia gọi là sợi ngang. Hình 1.6: Liên kết sợi dọc và sợi ngang của vải dệt thoi Hiện nay đây là loại vải phổ biến trên thế giới, chi tiết làm nhiệm vụ mang sợi ngang đan với sợi dọc để tạo nên vải là con thoi, nên gọi loại vải này là vải dệt thoi. Những năm sau này ngành chế tạo máy dệt đã thay con thoi bằng những chi tiết khác như cái kẹp, kiếm, mũi phun, nhưng nguyên lý đan để tạo thành vải vẫn không thay đổi. Tùy theo thành phần xơ vải thuộc loại đồng nhất, không đồng nhất hoặc pha. Vải đồng nhất chỉ dệt bằng một loại xơ hay sợi duy nhất, thí dụ như vải bông, vải lanh, vải len, lụa tơ tằm… Vải không đồng nhất được quy ước là vải dệt từ hệ sợi ngang và hệ sợi dọc, mỗi loại là đồng nhất nhưng khác loại, thí dụ một hệ là sợi bông, một hệ là sợi len, sợi tơ tằm hay sợi hoá học. Vải pha phổ biến là dệt từ sợi pha, thí dụ là sợi bông pha polyeste, sợi len pha visco… Vải pha cũng có thể là vải dệt từ những sợi xe cùng kiểu nhưng thành phần của sợi xe làm bằng nguyên liệu khác loại. Người ta còn quy ước vải len có chứa 10% thành phần xơ khác vẫn được xem như đồng nhất nếu lượng xơ này đưa vào không nhằm mục đích thay len mà để tạo nên một hiệu ứng bề mặt nào đó. Tùy theo mục đích sử dụng mà vải thuộc loại vải dân dụng hay vải công nghiệp. Vải dân dụng là vải dùng cho may mặc (may quần áo), dùng cho sinh hoạt (may các loại khăn, chăn, drap, gối), và dùng để trang trí (rèm cửa, màn cửa…), vải công nghiệp là loại vải được các ngành công nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất như vải lót da nhân tạo, vải bạt, vải bao bì… Tùy theo phương pháp xử lý mà vải thuộc loại vải mộc (lấy trực tiếp từ máy dệt ra) hay vải hoàn tất (qua xử lý hoá học, nhiệt ẩm). Vải mộc thường được dùng làm vải lót trong ngành may hoặc dùng trong các ngành công nghiệp khác. Vải hoàn tất đưa ra thị trường có thể đã được tẩy trắng, được nhuộm màu, được in hoa hoặc cào bông. Cấu trúc vải được đặc trưng bởi: quy cách sợi, kiểu dệt, mật độ sợi trong vải, nó thể hiện qua các kích thước, sự bố trí và các dạng liên kết của hai hệ sợi tạo nên vải. Các chỉ tiêu chất lượng sợi và cấu tạo của vải quyết định tính chất cơ lý và ngoại quan của vải. Nhiều nhà bác học đã nghiên cứu vấn đề cấu tạo vải, và đã đưa đến một số kết luận về mối liên quan giữa tính chất và cấu tạo vải. Theo giáo sư Novikov (người Nga) đã nghiên cứu lý thuyết cấu tạo vải bằng phương pháp hình học. Sau khi nghiên cứu và phân tích giáo sư rút ra kết luận sức căng sợi dọc và sức căng sợi ngang ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc của vải. Theo phó tiến sĩ khoa học Epémina cũng đã thực hiện nhiều nghiên cứu về cấu tạo và thiết kế vải, và nhận xét cấu tạo vải có liên quan đến tính chất vật lý, cơ học và tính chất vệ sinh, cấu tạo vải phụ thuộc vào một loạt các thông số: chi số sợi, mật độ, kiểu dệt. Chi số sợi: chi số sợi dọc hoặc sợi ngang ảnh hưởng lớn đến cấu tạo vải. Nếu thay đổi chi số sợi hệ này hoặc hệ kia sẽ thay đổi độ uốn của sợi trong vải. Giảm chi số sợi dọc, tăng chi số sợi ngang, độ uốn của sợi dọc sẽ giảm, nghĩa là sợi dọc sẽ duỗi thẳng hơn còn sợi ngang sẽ có độ uốn tăng lên do đó cấu tạo vải thay đổi đồng thời làm thay đổi tính chất cơ lý của vải. Ngoài ra, cấu tạo của sợi tức là loại nguyên liệu (xơ), độ xoắn… cũng ảnh hưởng đến cấu tạo vải. Trong thực tế sản xuất thường dùng sợi dọc có chất lượng tốt hơn sợi ngang, độ xoắn sợi dọc thường cao hơn sợi ngang. 1.2.2. Phân loại vải Theo trọng lượng: Nguyên liệu thường sử dụng trong ngành may mặc sơ mi quần tây thông thường là vải dệt thoi được thiết kế sản xuất và thương mại theo thông số khối lượng vải (gm2). Vải được phân loại thành loại nhẹ (nhỏ hơn 100 gm2), vải loại trung bình (100200 gm2) và vải loại nặng (lớn hơn 200 gm2) Theo thành phần xơ sợi Tỉ lệ các thành phần xơ sợi trong vải sẽ quyết định đến tính chất cơ lý hóa, tính thẩm mỹ tính tiện nghi của sản phẩm… Việc pha trộn các thành phần xơ sợi theo tỷ lệ nhằm mục đích tạo ra sự đa dạng cho mặt hàng vải và bổ sung được các ưu nhược điểm của các thành phần xơ sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên như cotton, len… Theo cấu trúc: Quy cách của sợi chủ yếu là do độ mảnh sợi quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng 1m2 vải và các tính chất sử dụng của vải sau này. Sau đó là độ xoắn của sợi. Với mức độ xoắn cao, bản thân sợi sẽ bền, ảnh hưởng tốt đến độ đứt sợi khi dệt và các tính chất sử dụng của vải. Về tính chất độ đều và độ bền kéo của sợi là rất quan trọng. Sau đó là độ sạch và một số tính chất khác thuộc loại thứ yếu. Đối với chất lượng nói chung, sợi dọc có yêu cầu cao hơn sợi ngang. Ngoài ra kiểu dệt khác nhau, mật độ dọc và mật độ ngang thay đổi, do đó cấu tạo vải cũng thay đổi. Kiểu dệt quyết định hình thức của mặt vải và có ảnh hưởng đến các tính chất sử dụng của vải. 1.2.3. Giới thiệu một số loại vải dùng để may áo sơ mi, quần tây Vải cotton: Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông do cây bông vải cung cấp cùng nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Tuỳ tỷ lệ % sợi bông có trong vải mà nhà sản xuất định ra từng loại vải. Sản phẩm 100% cotton có nghĩa sản phẩm sử dụng vải nguyên liệu 100% sợi bông cùng một số hoá chất làm cho vải lâu mục, bền và mềm mại. Sản phẩm 80% cotton là sản phẩm trong vải chỉ có 80% sợi bông nguyên chất, 20% còn lại có thể là nylon, polyester, rayon… làm cho vải có độ bóng cao. Vải cotton là chất liệu khá thông dụng, sợi tự nhiên có nguồn gốc từ cây bông. Một số tính chất của cotton và vải làm từ sợi cotton: Cảm giác sờ tay mềm, dễ chịu. Thấm hút tốt (hút mồ hôi, hút ẩm). Dễ xếp nếp, do đó cũng dễ nhăn Đây là chất liệu được yêu thích trong mùa hè, nó không chỉ thoải mái mà còn giúp người mặc giảm nhiệt độ hơn vì tác dụng lưu thông khí. Vải bông có độ co giãn tốt, mặc mát, thích hợp với mọi lứa tuổi. Nhận biết vải cotton: Thường nhận biết bằng cách đốt là dễ nhất. Nếu lửa hồng, khói xám và có mùi giấy cháy, chỗ cháy có dạng bột không vón cục thì đó là cotton. Tuy nhiên khi đã may thành trang phục thì không thể nhận biết bằng cách trên. Do đó, quí khách chỉ dựa vào uy tín thương hiệu. Nếu nhìn thì cotton có vẻ “mộc” hơn những loại khác. Cảm giác sờ tay mềm nhưng không rũ, không lạnh. Một số lưu ý: Sau khi giặt vài lần, vải cotton sẽ xù lông trên bề mặt, nhất là những chỗ trang phục bị ma sát nhiều như: tay, cùi chõ, mông vế trong, đầu gối, đáy. . . Do đó người sử dụng sẽ không ngạc nhiên khi trang phục bị xù lông vì hiểu là do tính chất sợi. Cotton rất dễ nhăn nên khi mặc, những chỗ bị gấp nếp sẽ nhăn. Vải có thành phần cotton nhiều đôi khi ủi không thẳng cho dù có xịt nước. Hình 1.7: Vải cotton Vải silk: (Tơ tằm) Là loại vải được thiên nhiên ban tặng những ưu điểm rất quý. Nó cũng được dùng để may áo sơ mi tuy nhiên do giá thành cao nên không phổ biến đại trà như vải kate. Tơ tằm là kết quả của sự hóa rắn chất lỏng nhớt do con tằm tiết ra. Tính chất: + Cảm giác sờ tay rất dễ chịu, mềm, mịn nhưng không trơn như xơ tổng hợp + Độ bóng tự nhiên + Hút ẩm và nhả ẩm tốt nên khi mặc rất dễ chịu + Sử dụng vải tơ tằm ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè + Không ảnh hưởng bởi axit loãng + Không ảnh hưởng bởi kiềm với nhiệt độ thấp + Chất oxy hóa khử tẩy trắng tơ tằm + Khi ủi tơ tằm lưu ý không ủi nhiệt độ cao làm cho tơ bị cứng, giảm bền. + Dễ bị sẫm màu và giảm bền khi phơi nắng + Muối hữu cơ không làm hại tơ tằm. Nhận biết: khi cháy có mùi tóc cháy, tro dưới dạng bột Vải lanh: Vải lanh (linen) được chiết xuất lấy sợi từ cây lanh. Từ xưa đến nay, hầu hết tất cả mọi người đều yêu thích sử dụng loại vải này. Vải lanh được đưa vào sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau, từ đồ gia dụng trong nhà đến các sản phẩm may mặc thường ngày. Và trải qua thời gian, loại vải này được sử dụng nhiều vào các sản phẩm may mặc. Vải lanh hấp thụ được tia cực tím, có tính bảo vệ người mặc dưới ánh sáng mặt trời. Chất liệu lanh tạo ra cho người mặc cảm giác thoải mái thoáng mát, nhẹ vì nó rất thấm mồ hôi, vải này không dính và không gây kích ứng da. Hơn nữa, vải lanh rất dễ giặt và rất nhanh khô. Bên cạnh đó giá thành vải lanh thường rẻ hơn các chất liệu khác, nhưng vải lanh lại có nhược điểm là chóng nhàu, kém bền, dễ mục do vi sinh vật. Vải lanh thường được sử dụng để may quần tây nữ nhiều hơn quần tây nam. Hình 1.8: Vải Lanh Vải len (wool): Len là một loại vật liệu dệt may được thu hoạch từ lông của động vật có vú như: cừu, dê, thỏ, lạc đà, …Thành phần chủ yếu của len là keratin, môt loại acid amin. Tùy theo chất lượng của len như: độ mảnh, độ đồng nhất, người ta chia len ra 4 loại: len mịn, len nửa mịn, len thô và len nửa thô (đo theo đường kính) Len có tính hút ẩm rất cao, Len dễ bị lão hóa dưới ánh sáng mặt trời, nhất là khi ướt, vải sợi sẽ bị hóa vàng, giảm bền, giảm đàn hồi và tăng độ cứng. Khi sử dụng, không phơi hàng len trực tiếp dưới ánh nắng. Khả năng hấp thụ tia cực tím của len khá lớn. Có chức năng bảo vệ da tốt hơn so với bông. Len được sử dụng nguyên chất hoặc pha với bông. Bởi lẽ, trong may mặc, len thích hợp cho các trang phục mặc ngoài như: quần tây, áo vest, áo măng tô, áo jacket…vv. Len nguyên chất thường tạo cho người mặc cảm giác ngứa, mặc nóng do len dầy và không thoáng khí. Len thích hợp cho trang phục mặc ngoài với tác dụng giữ ấm. Để cơ thể tránh bị ngứa có thể may thêm một lớp lót bên trong cho trang phục. Giặt bằng xà phòng trung tính. Phơi ở nơi râm mát, thoáng gió. Trang phục len nên được cất giữ cẩn thận để tránh gián, rận. Dấu hiệu nhận biết: len không cháy lan, khi cháy có mùi tóc cháy. Bỏ ra khỏi ngọn lửa thì tắt. Hình 1.9: Vải Len Vải polyester: Polyester là một thuật ngữ chung mô tả một sợi sản xuất có chất bất kỳ chuỗi dài polyme tổng hợp có ít nhất 85% (theo trọng lượng) của polymer là một este và terephthalic acid. Nhất polyester được làm bằng polyethylene terephthalate. Các thuộc tính của các loại sợi polyester thay đổi tùy theo thành phần, cấu trúc và xử lý của họ, nhưng một số tính năng chung được tìm thấy với gần như tất cả các loại sợi polyester Sợi Polyester là một trong số nhiều sợi nhân tạo được sử dụng trong các loại vải, trên toàn thế giới. Nó là một loại sợi có giá thành thấp hơn các loại sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên để sản xuất và cho phép việc tạo ra quần áo rẻ tiền. Sự đổi mới lớn nhất trong polyester đã phát hiện gần đây của tấm vi phim. Phát hiện này cho phép các nhà sản xuất polyester chuyển đổi kết cấu và tạo ra sợi polyester tạo cảm giác siêu mềm, bền, vải trọng lượng nhẹ. Các ưu điểm của các loại vải polyester bao gồm: chi phí không tốn kém; sức mạnh vượt trội và khả năng phục hồi cao; nhẹ, kỵ nước (nó cảm thấy khô hoặc di chuyển các hiệu ứng độ ẩm từ cảm ứng), nó có điểm nóng chảy cao bất thường; có khả năng kháng thuốc nhuộm, dung môi và hầu hết các hoá chất; vết kháng; chống kéo dài và thu hẹp; nhanh chóng làm khô; nếp nhăn, nấm mốc và chống mài mòn. Hình 1.10: Vải polyester Một số loại vải có thành phần khác: Kate: Thành phần chính là 60% cotton + 40% polyeste hoặc 65% cotton + 35% polyeste hoặc 70% cotton + 30% polyester… Len pha polyester: theo tỉ lệ 60% wool và 40% polyester 70% wool và 30% polyester 50% wool và 48% polyester và 2% nylon Polyester pha rayon: 65%86%72% poly và 35%14%28% rayon Popyester pha visco: 80%75% polyester và 20%25% visco Polyester, visco, wool: 66% polyester, 26% visco, 8% wool Polyester, wool, acrylic, polyamide, visco 60%33%3%2%2% Trên đây là một số loại vải có tỉ lệ thành phần pha khác nhau với mục đích bổ sung các tính chất của các thành phần sợi pha cho nhau, giữ được các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của len hay visco… hơn nữa làm giảm được giá thành của sản phẩm và chính các loại vải pha này đã góp phần tạo ra thị trường vải may sơ mi, quần tây ngày càng phong phú và đa dạng. 1.3. Giới thiệu về kim Kết cấu của kim may Kim là chi tiết quan trọng trong quá trình may, dùng để đưa chỉ xuyên qua lớp nguyên liệu may và kết hợp với các chi tiết khác tạo thành mũi may. Có nhiều loại kim khác nhau như kim thẳng, kim cong… với nhiều chỉ số và nhiều chủng loại phù hợp với yêu cầu công nghệ và loại máy. Kết cấu của kim may được tiêu chuẩn hóa và được chế tạo bằng thép tốt, gồm các phần chính sau: Đốc kim (A): là phần để lắp vào trụ kim nhờ có vít hãm kim. Đốc kim có thể là tròn, cũng có thế là dẹt một mặt, loại đốc kim dẹt một mặt thường dùng cho các máy may gia đình, máy may công nghiệp thường đốc kim tròn. Đầu đốc được chế tạo vát côn và chỏm cầu để tạo điều kiện lắp kim hết chiều sâu lỗ trụ kim. Đường kính đốc kim A và chiều dài N do nhà chế tạo quy định, khi chiều dài N lớn kim càng khỏe và bền nhưng nếu N lớn quá làm đốc kim xuyên vào vải sẽ làm cho vải bị thủng và bị nhăn. Thân kim (B): là phần mang chỉ xuyên qua lớp nguyên liệu may, nó thường có dạng trụ tròn, trên nó có xẻ rãnh hoặc hai rãnh để chứa chỉ. Một số loại kim được chế tạo thành hai thân là B1 và B2 với mục đích là tăng cường độ bền cho kim, tránh rung kim, giảm ma sắt và làm tăng nhiệt độ cho kim khi may. Đường kính thân kim có ảnh hưởng lớn tới quá trình may. Nếu thân kim to sẽ làm hỏng lớp nguyên liệu may, nếu quá nhỏ sẽ gãy kim hoặc đứt chỉ. Rãnh chứa chỉ (G): thường gọi là rãnh dài được chế tạo để chỉ nằm gọn trong rãnh làm giảm ma sát và chống đứt chỉ trong quá trình may. Thông thường kim có một rãnh chứa chỉ, nhưng một số kim dùng cho máy may móc xích sẽ có thêm rãnh chứa chỉ ngắn đối diện với rãnh chứa chỉ dài. Hãm móc chỉ (H): nằm đối diện với rãnh chứa chỉ dài và trên mắt kim dùng để tạo điều kiện cho mỏ móc bắt chỉ tốt hơn. Rãnh ngắn của kim: kim có rãnh ngắn được sử dụng cho máy móc xích kép và máy vắt sổ (MO, MF, MH…) nó làm giảm sức cản của chỉ sinh ra khi xuyên vải. Trên thân kim có phần cầu nôi (Phần không có rãnh) có tác dụng làm giảm sức cản của chỉ khi kim đi từ vị trí thấp nhất của kim Mũi kim (F): là phần tạo điệu kiện thuận lợi cho kim xuyên qua lớp nguyên liệu dễ dàng. Mũi kim càng nhọn, kim xuống càng dễ nhưng hay gẫy kim. Tùy loại nguyên liệu may mà dạng mũi kim sẽ khác nhau Hình 1.11: Cấu tạo kim may Parts of a Sewing machine needles pg 87 ( Harold Carr, Barbara Latham, The technology of clothing manufacture , 2nd ed, Osney Mead, Oxford, 1994) Bảng 1.1: Bảng hướng dẫn lựa chọn kim phù hợp với vải Parts of a Sewing machine needles pg 93 ( Harold Carr, Barbara Latham, The technology of clothing manufacture , 2nd ed, Osney Mead, Oxford, 1994) 1.4. Mối liên hệ giữa kim, chỉ, vải Đường kính của chỉ phải nhỏ hơn đường kính rãnh kim Độ xe chỉ phù hợp với số của kim Độ bền đứt của chỉ, vải, kim phải phù hợp Nên chọn chỉ và vải có cùng thành phần xơ sợi. Kim sẽ bị mòn và nên thay kim sau 8h hoạt động Mắt kim nên lớn hơn 40% so với đường kính của sợi. 1.5. Phương pháp tính tiêu hao chỉ may trong sản xuất may mặc 1.5.1. Phương pháp xác định mức tiêu hao chỉ trên 1m đường may Phương pháp tiêu hao thực tế: Lấy một ống chỉ đã biết trước số mét và may hoàn tất một sản phẩm. Sau đó đo số mét chỉ còn lại trên ống chỉ, ta tính được số mét chỉ tiêu hao cho một sản phẩm. Từ đó tính được định mức chỉ cho cả mã hàng. Phương pháp tính theo chiều dài đường may: Khảo sát trên 1 mét đường may của từng loại máy. Độ dày nguyên liệu, mật độ mũi chỉ, dạng đường may theo Tiêu chuẩn kỹ thuật. Tháo cẩn thận ra và đo lại xem hết bao nhiêu mét chỉ cho mỗi loại đường may. Ghi lại số mét. Đo số đường may của tất cả các chi tiết trên toàn bộ sản phẩm xem mỗi loại đường may của từng loại máy có tổng chiều dài là bao nhiêu mét. (Mỗi chiều dài đường may cộng thêm tiêu hao 2 đầu chỉ từ 4 – 6 cm) rồi nhân với hệ số đường may của từng loại máy. 1.5.2. Phương pháp tính định mức chỉ trên sản phẩm áo sơ mi, quần tây Theo sách giáo trình của TS. Võ Phước Tấn, Công nghệ may 5 Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất May, nhà xuất bản thống kê, 2006 và các công ty sử dụng cách tính định mức chỉ theo chiều dài đường may như sau: Đo chiều dài đường may của từng loại máy trên toàn bộ sản phẩm xem mỗi loại đường may có tổng chiều dài là bao nhiêu, rồi nhân với hệ số đường may của từng loại máy (mỗi đường may cộng thêm 6 cm tiêu hao hai đầu chỉ). Số chỉ sử dụng cho sản phẩm bằng tổng số mét chỉ tiêu hao cho tất cả các loại đường may (loại máy) trên sản phẩm. Công thức tính định mức tiêu hao chỉ cho một loại đường may: L = ∑(Ldmtt + 6) x K Trong đó: Ldmtt: chiều dài một đường may thực tế đo trên sản phẩm K: hệ số đường may Theo sách giáo trình của TS. Võ Phước Tấn, hệ thống bài tập Công nghệ may trang phục 5, nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2006 thì công tác tính định mức chỉ cho mỗi sản phẩm được tính bằng tổng số chỉ tính được nhân thêm phần trăm hao hụt của đơn hàng (phần trăm hao hụt này thay đổi tùy thuộc vào mỗi đơn hàng, nếu số lượng đơn hàng ít thì phần trăm hao hụt sẽ cao hơn bình thường). Công thức tính định mức tiêu hao chỉ cho một sản phẩm: ĐM = (1+x)∑L (cm) Trong đó: x: phần trăm hao hụt Tính định mức chỉ cho cả mã hàng ta lấy số chỉ (đã có phần trăm hao hụt) nhân với số lượng đơn hàng. 1.6. Một số thuật toán áp dụng trong xử lý thống kê số liệu thực nghiệm: 1.6.1. Cỡ mẫu: Theo Nguyễn Văn Lân, xử lý thống kê số liệu thí nghiệm và những ví dụ ứng dụng trong ngành dệt may, NXB Đại Học Quốc Gia, 2003 trang 49 Khoảng tin cậy ứng với một mức chắc chắn nào đó càng hẹp thì mức độ tiếp cận của kết quả thử nghiệm với chất lượng tổng thể càng cao. Điều này có liên quan mật thiết với số quan trắc, bởi vì số quan trắc càng lớn tính đại diện của mẫu càng tăng. Đại lượng thuộc phân bố chuẩn Nếu gọi giá trị của một nửa khoản tin cậy là E = (tp thì ứng với E cho trước, có thể tính số quan trắc n theo công thức n = (tp. sE)2 hay theo: = Cũng có thể dùng giá trị tương đối e = E , khi đó công thức tính n sẽ có dạng: = Trong đó là hệ số biến động. Khi đã biết độ lệch chuẩn s hoặc hệ số biến động qua một mẫu thử nghiệm trước và tính được tỷ số Es hoặc e , tra bảng 6 của phụ lục, dò theo cột mức chắc chắn P sẽ tìm thấy n. 1.6.2. Các số thống kê thể hiện mức độ phân tán. Theo Nguyễn Văn Lân, xử lý thống kê số liệu thí nghiệm và những ví dụ ứng dụng trong ngành dệt may, NXB Đại Học Quốc Gia, 2003 trang 39 Mức độ phân tán của các giá trị xi trong tập hợp thể hiện tính không đồng nhất nhiều hay ít của chất lượng qua các số thống kê sau đây: Độ rộng ký hiệu , là phạm vi biến động của các giá trị xi từ giá trị nhỏ nhất xmin cho đến giá trị lớn nhất xmax; tức là = xmax xmin. Độ rộng phần tư ký hiệu 14 là hiệu số của số phần tư trên và số phần tư dưới 14 = x14t – x14d. Độ rộng phần tư chuẩn hóa ký hiệu 14ch tính theo: 14ch = 14 x 0, 7413 Độ lệch chuẩn ký hiệu s, nói lên mức độ phân tán của các giá trị xi so với s = = Giá trị dưới dấu căn gọi là phương sai ký hiệu s2 hoặc . Độ rộng phần tư 14 xấp xỉ 1, 3. s nên độ rộng phần tư chuẩn hóa xấp xỉ bằng s. Hệ số biến động ký hiệu c % cũng thể hiện mức độ phân tán của các giá trị xi so với nhưng ở dạng tương đối: c % = . 100 Hệ số biến động thô ký hiệu rc % cũng thể hiện mức độ phân tán nhưng tính theo tỷ số giữa độ rộng phần tư chuẩn hóa 14ch và trung vị : rc % = 100 1.6.3. Số thống kê của nhiều mẫu cùng thực hiện: Theo Nguyễn Văn Lân, xử lý thống kê số liệu thí nghiệm và những ví dụ ứng dụng trong ngành dệt may, NXB Đại Học Quốc Gia, 2003 trang 40 Giả sử khi thử nghiệm, người ta đã thực hiện k mẫu. Mỗi mẫu có số quan trắc lặp khác nhau no. Kết quả đo biểu diễn dưới dạng xij (với i =1, …, k và j = 1, …, no). Số trung bình của mẫu thứ i tính theo: = Phương sai của mẫu thứ i: vi = Số trung bình k mẫu: = Trung bình phương sai của k mẫu: = Phương sai của số trung bình k mẫu: = Nếu dùng phương sai chệch để tính, sẽ có mối quan hệ: = + Trong đó: = = = 1.6.4. Mức tin cậy Theo Nguyễn Văn Lân, xử lý thống kê số liệu thí nghiệm và những ví dụ ứng dụng trong ngành dệt may, NXB Đại Học Quốc Gia, 2003 trang 37 Mức tin cậy là xác suất chắc chắn để khẳng định một kết luận nào đó. Mức tin cậy P = 95% tương đương với trong 100 trường hợp có khả năng 95 trường hợp đúng như kết luận, còn 5 trường hợp khác với kết luận. Ngược với mức tin cậy là mức rủi ro thường ký hiệu bằng α=100P. Trong công tác điều tra, người ta thường dùng P = 90 – 95%, công tác nghiên cứu công nghệ và thiết bị, P = 95 – 98%, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, P = 95 – 99%. Mức tin cậy có hai loại: Mức tin cậy một phía: khi kết quả kiểm tra không được vượt quá một giới hạn nào đó (trên hay dưới), nằm dưới giới hạn thì chất lượng đạt mà vượt quá giới hạn thì chất lượng không đạt. Mức tin cậy hai phía: khi điều kết luận quan tâm đến hai giới hạn trên và dưới, vượt quá giới hạn trên và nằm dưới giới hạn dưới thì chất lượng sản phẩm không đạt. Ví dụ: khi xét đường kính các chi tiết cơ khí lắp ghép, đường kính không được lớn quá giới hạn trên và cũng không được nhỏ quá giới hạn dưới. Bình thường trong đo lường thử nghiệm, người ta áp dụng mức tin cậy 95% và khi cần có sự khẳng định quan trọng mới dùng mức tin cậy 99%, thậm chí 99, 9%. CHƯƠNG 2 Nghiên cứu khảo sát thực nghiệm tiêu hao chỉ trên các thiết bị chuyên dùng trong sản xuất áo sơ mi, quần tây 2.1 Khảo sát thực trạng hệ số chỉ may tại một số doanh nghiệp Đối tượng khảo sát: Hiện nay trên địa bàn TP. HCM có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất mặt hàng áo sơ mi, quần tây. Nhưng do điều kiện và thời gian có hạn nên nhóm nghiên cứu đã lấy đại diện một số doanh nghiệp tiêu biểu: Công ty may Việt Tiến, công ty may Phương Đông, công ty may Hữu Nghị, công ty may Nhà Bè, công ty may Thạch Bình để có số liệu tham khảo về hệ số chỉ mà các doanh nghiệp hiện đang sử sụng để tính định mức chỉ các cho đơn đặt hàng. Phương pháp khảo sát: Hỏi ý kiến chuyên gia tại các công ty may áo Sơ mi, Quần tây Nội dung khảo sát: Khảo sát hệ số chỉ của các thiết bị chuyên dùng trong sản xuất áo sơ mi, quần tây, phần trăm hao hụt cộng vào trong quá trình tính định mức đơn hàng, chiều dài hao hụt đầu chỉ…  Độ cộng thêm đầu ra đầu vào mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau: Độ cộng đầu vào đầu ra, tại công ty Nhà Bè là: 6 cm, công ty Hữu Nghị là: 10 cm, công ty Việt Tiến 10 cm, công ty 8 Hưng Phú 10cm  Ngoai ra mức độ cộng % tiêu hao trong sản xuất mỗi công ty có khác nhau: Công ty Việt Tiến cộng theo số lượng mét chỉ sử dụng, số lượng dưới 15000 mét tỷ lệ hao hụt 50%, từ 15001 mét đến 45000 mét tỷ lệ hao hụt 40%, Từ 45001 mét đến 150000 mét là 30%, Từ 150001 mét đến 450000 mét tỷ lệ 10%, từ 450001 mét đến 750000 mét là 5%, Trên 750000 mét là 3%.  Công ty Việt Thịnh cộng 30% cho tất cả các đơn hàng có số lượng khác nhau.  Công ty cổ phần dệt may Thành Công cộng % hao hụt theo số lượng sản phẩm sản xuất của một đơn hàng như: đơn hàng dưới 200 sản phẩm cộng 20%, đơn hàng tư 200 sản phẩm đế dưới 1500 sản phẩm cộng 15%, đơn hàng có số lượng lớn hơn 1500 sản phẩm độ cộng là10%. Đầu ra đầu vào là 12 cm.  Công ty X28 Hưng Phú có độ cộng đầu ra đầu vào 10 cm, cộng hao hụt sản xuất là 10%. 2.2 Một số hệ số chỉ may tại các doanh nghiệp May 2.2.1 Hệ số chỉ may tại Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến Bảng 2.1 Hệ số chỉ may tại Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến STT TÊN ĐƯỜNG MAY THIẾT BỊ Mũi may TIÊU HAO (mét) 1 Đường may một kim 301 3 2 Đường may vắt sổ 3 chỉ 504 17 3 Đường may vắt sổ 5 chỉ 516 22 4 Đường may 1 kim móc xích 401 8 5 Đường may kansai 406 1319 6 Đường may vắt lai 105 10 7 Đường may đính nút 2 hoặc 4 lỗ 0. 2 8 Đường may đính bọ 0. 6 cm 0. 35 9 Đường may đính bọ 1cm 0. 55 10 Đường may thùa khuy thẳng 0. 7 11 Đường may thùa khuy đầu tròn đuôi rối 1. 4 12 Đường may thùa khuy mắt phụng 1. 75 2.2.2 Hệ số chỉ may tại Công Ty Cổ Phần May Phương Đông Bảng 2.2: Hệ số chỉ may tại Công Ty May Phương Đông STT KIỂU ĐƯỜNG MAY Mũi may Chỉ trên Chỉ dưới Hệ số ( mét) 1 Đường may một kim 301 Chỉ trên: 1, 5 Chỉ dưới: 1, 5 3 2 1 kim móc xích 401 Chỉ trên: 2 8 Chỉ dưới: 6 3 2 kim móc xích 401 Chỉ trên: 4 Chỉ dưới: 12 16 4 Vắt sổ 3 chỉ 504 Chỉ trên: 2, 8 Chỉ dưới: 12 14 5 Vắt sổ 4 chỉ Chỉ kim: 4, 75 Chỉ móc: 14, 25 19 6 Vắt sổ 5 chỉ 516 Chỉ kim+móc xích:6, 4 Chỉ móc: 13, 6 20 7 Kansai 2 kim đánh bông dưới 406 Chỉ trên: 4 Chỉ dưới: 12 16 8 Kansai 3 kim đánh bông dưới 407 Chỉ trên: 6 Chỉ dưới: 12 18 9 Kansai 2 kim đánh bông trên+dưới 605 Chỉ kim: 5 Chỉ móc: 20 25 10 Kansai 3 kim đánh bông trên+dưới Chỉ kim: 8, 4 Chỉ móc: 19, 6 28 11 Zigzag Chỉ trên: 3, 5 Chỉ dưới: 3, 5 7 12 Khuy mắt phụng 1, 4 m 1, 4 m 13 Khuy thường 0, 7 m 0, 7 m 14 Đính nút 0, 3 m 0, 3 m 15 Đính bọ 0, 55 m 0, 55 m 2.2.3 Hệ số chỉ may tại Công Ty May Thạch Bình Bảng 2.3: Hệ số chỉ may tại công ty may Thạch Bình STT KIỂU ĐƯỜNG MAY Mũi may HỆ SỐ ( mét ) TỔNG ( mét ) GHI CHÚ 1 Đường may một kim 301 Chỉ trên: 1, 5 Chỉ dưới: 1, 5 3 Vải nỉ: 3, 5 2 2 kim thường 301 Chỉ trên: 3 Chỉ dưới: 3 6 Vải nỉ: 7 3 1 kim móc xích 401 Chỉ trên: 2 Chỉ dưới: 4 6 4 2 kim móc 401 Chỉ trên: 4 12 xích Chỉ dưới: 8 5 Vắt sổ 3 chỉ 504 Chỉ trên: 2, 5 Chỉ dưới: 13 15, 5 6 Vắt sổ 4 chỉ Chỉ kim: 4, 5 Chỉ móc: 17 21, 5 Vải nỉ: 23 7 Vắt sổ 5 chỉ 516 Chỉ kim+m. xích:7, 5 Chỉ móc: 13 20, 5 8 Kansai 2 kim đánh bông dưới 406 Chỉ trên: 4, 5 Chỉ dưới: 12 16, 5 Vải nỉ: 18 9 Kansai 3 kim đánh bông dưới 407 Chỉ trên: 9 Chỉ dưới: 10 19 10 Kansai 3 kim đánh bông trên+dưới 605 Chỉ kim: 9 Chỉ móc: 16 25 Vải nỉ: 30 11 Khuy mắt phụng 3 cm 1, 6m Tim khuy 209:0. 2m 12 Khuy thường 1, 2 cm 0, 7 m 0, 7 m 13 Đính nút 2 lỗ 0, 3 m 0, 3 m 4 lỗ 0, 4 m 0, 4 m 14 Quấn chân nút 0, 2 m 0, 2 m 15 Đính bọ 0, 5 cm 0, 3 m 0, 3 m 0, 71 cm 0, 5 m 0, 5 m 1, 2 cm 0, 7 m 0, 7 m 2.2.4 Hệ số chỉ may tại Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè Bảng 2.4 Hệ số chỉ may tại công ty may Nhà Bè Stt Loại thiết bị Mũi may Hệ số ( mét) 1 MB1K 301 3 2 VS3C 504 14 3 Kansai 2 kim 406 12 4 Móc xích 401 5. 5 5 Đột mũi khâu tay 205 2 6 Khuy mắt phụng 2mkhuy 7 Đóng nút 4 lỗ 1mnút 8 Bọ 0. 5mbọ 9 Vắt lai 105 5. 5 2.2.5 Hệ số chỉ may tại Công Ty May Hữu Nghị Bảng 2.5: Hệ số chỉ may tại công ty may Hữu Nghị Stt Loại thiết bị Mũi may Hệ số ( mét) 1 MB1K 301 3 2 Móc xích 401 11 3 VS3C 504 15 4 VS5C 516 21 5 Khuy thường 0. 8 6 Đóng nút 4 lỗ 0. 6 2.2.6 So sánh hệ số chỉ Bảng 2.6: Bảng so sánh hệ số chỉ giữa các công ty STT KIỂU ĐƯỜNG MAY Hệ số (mét) THẠCH BÌNH Hệ số (mét) PHƯƠNG ĐÔNG Hệ số (mét) NHÀ BÈ Hệ số (mét) VIỆT TIẾN Hệ số (mét) HỮU NGHỊ 1 Máy bằng 1 kim 3 3 3 3 3 2 1 kim móc xích 6 8 5. 5 8 5. 5 3 2 kim móc xích 12 16 10 11 4 Vắt sổ 3 chỉ 15, 5 14 14 17 14 5 Vắt sổ 4 chỉ 21, 5 19 16 20 6 Vắt sổ 5 chỉ 20, 5 20 20 22 21 7 Kansai 2 kim đánh bông dưới 16, 5 16 12 1319 12 8 Khuy mắt phụng 1, 6 m 1, 4 m 2 m 1. 75m 2m 9 Tim khuy 0, 2 m 0, 2 m 10 Khuy thường 0, 7 m 0, 7 m 1 m 0. 7m 11 Đính nút 2 lỗ 0, 3 m 0. 3m 0, 5 m Đính nút 4 lỗ 0, 4 m 0, 7 m 1m 12 Bọ 0. 6cm 0. 55m 0. 35m Bọ 1cm 0. 55m 0. 55m 13 Vắt lai 10 10 Hệ số chỉ mà các doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay không có sự thống nhất, mà bản thân mỗi doanh nghiệp dựa vào kinh nghiệm, tình hình thực tế sản xuất hoặc theo hệ số nhà bán chỉ cung cấp từ đó đưa ra những hệ số chỉ sử dụng riêng cho doanh nghiệp mình. 2.3 Một số thiết bị sử dụng trong sản xuất áo sơ mi, quần tây. Hình 2.1: Các thiết bị sử dụng trong sản xuất sơ mi, quần tây 2.4 Thực nghiệm mẫu xác định lại mức độ tiêu hao chỉ thực tế. 2.4.1 Thực nghiệm xác định hệ số tiêu hao chỉ trên áo sơ mi Hình 2.2: Hình vẽ mô tả phẳng các chi tiết áo sơ mi Bảng 2.7: Bảng quy định đường may trên áo sơ mi STT Tên đường may 1 May bọc chân cổ 2 Quay lá cổ 3 Diễu lá cổ 4 Quay lá ba 5 Diễu lá ba 6 May bọc manchette 7 Quay manchette 8 Diễu manchette 9 May nẹp khuy 10 May nẹp nút 11 May túi 12 Ráp đô 13 Diễu đô 14 Ráp vai con 15 Diễu vai con 16 May trụ tay 17 Tra manchette 18 Tra cổ 19 Diễu cổ 20 Tra tay 21 Diễu vòng nách 22 May cuốn sườn 23 May lai 24 Thùa khuy 25 Đính nút Bảng 2.8: Bảng thông số thành phẩm áo sơ mi Khách hàng: MISE AU GREEN Mã hàng: MAG PAT Đơn vị: cm VỊ TRÍ ĐO SIZE THÔNG SỐ S M L XL 2XL 3XL 4XL TOL + A 12 vòng ngực 55 58 62 65 70 74. 5 77. 5 0. 5 B 12 vòng lai 50. 5 53. 5 57. 5 60. 5 65 70 73 0. 5 C 12 vòng nách (đo thẳng) 23. 2 24. 1 25. 1 25. 9 27 28. 8 29. 6 0. 5 D 12 bắp tay 19. 8 20. 5 21. 5 22. 3 23 24. 5 25. 2 0. 3 E Dài tay 62. 8 63. 5 64. 2 64. 9 66 68 68. 7 0. 5 F Rộng vai 47. 5 49 51. 5 53 56 58. 5 60 0. 5 G Dài thân sau 72 74 78 80 82 86 88 1 H Dài manchette 11. 8 12 12. 3 12. 5 13 13. 3 13. 5 0. 25 I Rộng manchette 7 7 7 7 7 7 7 0. 2 J Cao lá bâu 4. 6 4. 6 4. 6 4. 6 4. 6 4. 6 4. 6 0. 2 K Cao chân bâu 3. 2 3. 2 3. 2 3. 2 3. 2 3. 2 3. 2 0. 2 L Nhọn lá bâu 8 8 8 8 8 8 8 0. 2 M Dài lá bâu 38. 6 41 42. 5 44. 5 46 47 49 0. 3 Sản phẩm sử dụng vải 35% polyester, 65% cotton. Sử dụng bốn loại chỉ. + Chỉ 603 (8754120) dùng làm chỉ may, nút, khuy, móc xích kép + Chỉ 602 dùng cho vắt sổ 5 chỉ. 2.4.2 Thực nghiệm xác định lại mức độ tiêu hao chỉ Tiến hành khảo sát trên đường may thực tế bằng cách: Thực hiện đường may trên loại vải có độ dày trung bình với chiều dài đường may trên mẫu vải là 50cm, mật độ mũi chỉ 4,5 mũicm. Tiến hành thực hiện may và tháo chỉ ba lần. Sau khi tháo ta đo chiều dài lại chỉ trên và chỉ dưới, ta tính được tiêu hao chỉ cho đường may. Từ đó tính được hệ số của từng loại đường may trên từng loại máy bằng cách lấy số tiêu hao (độ dài tính bằng cm) chia cho 50. Riêng đối với máy đóng bọ, thùa khuy, đính nút ta tính hệ số tiêu hao (độ dài tính bằng m) chia cho 100. Kích thước mẫu vải thử nghiệm: 10cm 50cm  May bọc chân cổ + May bọc manchette: Thực hiện đường may trên máy bằng 1kim, tiến hành may

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG “NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP HCM” Mã số: Chủ nhiệm đề tài: Th.S TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 20 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, CHỮ VIẾT TẮT Danh mục hình ảnh Hình 1.1: Chỉ se .6 Hình 1.2: Chỉ có lõi Hình 1.3: Chỉ tơ .7 Hình 1.4: Chỉ multifilament .8 Hình 1.5: Hướng xoắn .10 Hình 1.6: Liên kết sợi dọc sợi ngang vải dệt thoi .11 Hình 1.7: Vải cotton 15 Hình 1.8: Vải lanh 16 Hình 1.9: Vải len 17 Hình 1.10: Vải polyester 18 Hình 1.11: Cấu tạo kim may 20 Hình 2.1: Các thiết bị sử dụng sản xuất áo sơ mi, quần tây 32 Hình 2.2: Hình vẽ mơ tả phẳng chi tiết áo sơ mi .35 Hình 2.3: Hình vẽ mơ tả phẳng chi tiếtquần tây 48 Hình 3.1: Biểu đồ so sánh hệ số tiêu hao giảm công ty may Hữu Nghị với kết khảo sát áo sơ mi .70 Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn % tiêu hao giảm khảo sát áo sơ mi so với công ty may Hữu Nghị .70 Hình 3.3: Biểu đồ so sánh hệ số tiêu hao giảm công ty may Nhà Bè với kết khảo sát quần tây .71 Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn % tiêu hao giảm khảo sát quần tây so với công ty may Nhà Bè 71 Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn hệ số tăng dần tương ứng với số lớp liên kết áo sơ mi 72 Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn hệ số tăng dần tương ứng với số lớp liên kết quần tây 73 Danh mục bảng biểu Bảng 1.1: Bảng hướng dẫn lựa chọn kim phù hợp với vải .21 Bảng 2.1: Hệ số may công ty Cổ Phần May Việt Tiến 27 Bảng 2.2: Hệ số may công ty Cổ Phần May Phương Đông 27 Bảng 2.3: Hệ số may công ty May Thạch Bình 28 Bảng 2.4: Hệ số may công ty May Nhà Bè 30 Bảng 2.5: Hệ số may công ty Cổ Phần May Hữu Nghị .30 Bảng 2.6: Bảng so sánh hệ số công ty 30 Bảng 2.7: Bảng qui định đường may áo sơ mi 36 Bảng 2.8: Bảng thông số thành phẩm áo sơ mi 36 Bảng 2.9: Bảng minh họa xử lý số liệu bước công việc may bọc chân cổ may bọc manchette .45 Bảng 2.10: Bảng thông số thành phẩm quần tây 48 Bảng 2.11: Bảng qui định đường may quần tây 49 Bảng 2.12: Bảng minh họa xử lý số liệu bước công việc may đáp túi vào lót túi 61 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết thực nghiệm áo sơ mi 62 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết thực nghiệm quần tây 64 Bảng 3.3: Bảng so sánh mức tiêu hao 1m đường may giũa công ty may Hữu Nghị thực nghiệm áo sơ mi .69 Bảng 3.4: Bảng so sánh mức tiêu hao 1m đường may giũa công ty may Nhà Bè thực nghiệm quần tây 71 Bảng 3.5: Mối liên hệ giũa số lớp liên kết ảnh hưởng đến mức tiêu hao tương ứng 1m đường may áo sơ mi 72 Bảng 3.6: Mối liên hệ giũa số lớp liên kết ảnh hưởng đến mức tiêu hao tương ứng 1m đường may quần tây 73 Bảng 3.7: Kết tiêu hao 1cm đường may công đoạn lắp ráp áo sơ mi 75 Bảng 3.8: Kết tiêu hao 1m đường may công đoạn lắp ráp quần tây 75 Ký hiệu chữ viết tắt MB1K: máy kim VS3C: vắt sổ VS5C: vắt sổ NF: GF: LF: Chỉ đan ziczag THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Thông tin chung: - Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP- HCM” - Mã số - Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thanh Trúc Điện thoại: 0908235744 - Email - Đơn vị quản lý chuyên môn: Tổ Công Nghệ - Khoa May Thời Trang - Thời gian thực hiện: 140113 : trucbill@yahoo.com Mục tiêu: Mục tiêu đề tài nhằm xác định hệ số tiêu hao may máy chuyên dùng để làm sở tính định mức sản phẩm sản phẩm áo sơ mi, quần tây Xác định hệ số may làm sở đưa vào tài liệu giảng dạy chuyên ngành Khoa Công Nghệ May Trường Đại Học Cơng Nghiệp TP HCM Nội dung chính: - Khảo sát thực trạng công tác định mức doanh nghiệp may - Nghiên cứu khảo sát thực nghiệm mức tiêu hao loại máy may sản phẩm áo sơ mi - Nghiên cứu khảo sát thực nghiệm mức tiêu hao phụ liệu loại máy may sản phẩm quần tây Kết đạt (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng ) - Chứng minh tiêu hao phụ thuộc vào số lớp liên kết nguyên liệu - Xác định hệ số may số thiết bị sản xuất sản phẩm áo sơ mi, quần tây, số liệu nầy đưa vào sử dụng giảng dạy môn chuyên ngành khoa may thời trang MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ngồi nước Tính cấp thiết đề tài: Mục tiêu Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Tổng Quan vấn đề cần nghiên cứu 1.1 Giới thiệu may 1.1.1 Khái niệm may 1.1.2 Các tính chất ảnh hưởng đến chức may 1.1.2.1 Tính thẩm mỹ 1.1.2.2 Tính lý hóa 1.1.2.3 Khả may 1.1.3 Phân loại may 1.1.4 Cấu trúc may 1.1.5 Yêu cầu chất lượng may 10 1.2 Giới thiệu vải dệt thoi 11 1.2.1 Khái niệm vải dệt thoi 11 1.2.2 Phân loại vải 13 1.2.3 Giới thiệu số loại vải dùng để may áo sơ mi, quần tây 13 1.3 Giới thiệu kim 18 1.4 Mối liên hệ kim, chỉ, vải 21 1.5 Phương pháp tính tiêu hao may sản xuất may mặc 22 1.5.1 Phương pháp xác định mức tiêu hao 1m đường may 22 1.5.2 Phương pháp tính định mức sản phẩm áo sơ mi, quần tây 22 1.6 Một số thuật toán áp dụng xử lý thống kê số liệu thực nghiệm: 23 1.6.1 Cỡ mẫu: 23 1.6.2 Các số thống kê thể mức độ phân tán 23 1.6.3 Số thống kê nhiều mẫu thực hiện: 24 1.6.4 Mức tin cậy 25 Chương 2: Nghiên cứu khảo sát thực nghiệm tiêu hao thiết bị chuyên dùng sản xuất áo sơ mi, quần tây 26 2.1 Khảo sát thực trạng hệ số may số doanh nghiệp .26 2.1.1 Hệ số may Công Ty Cổ Phần May Phương Đông 27 2.1.2 Hệ số may Công Ty May Thạch Bình 28 2.1.3 Hệ số may Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè 29 2.1.4 Hệ số may Công Ty May Hữu Nghị 30 2.1.5 So sánh hệ số 30 2.2 Một số thiết bị sử dụng sản xuất áo sơ mi, quần tây 31 2.3 Thực nghiệm mẫu xác định lại mức độ tiêu hao thực tế 33 2.3.1 Thực nghiệm xác định hệ số tiêu hao áo sơ mi 33 2.3.1.1 Thực nghiệm xác định lại mức độ tiêu hao 37 2.3.1.2 Xử lý số liệu 44 2.3.2 Quần tây 46 2.3.2.1 Thực nghiệm xác định hệ số quần tây 46 2.3.2.2 Xử lý số liệu 60 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 62 3.1 Bảng tổng hợp kết thực nghiệm 62 3.1.1 Áo sơ mi 62 3.1.2 Quần tây 64 3.1.3 So sánh mức độ tiêu hao doanh nghiệp khảo sát thực nghiệm .69 3.1.3.1 Áo sơ Mi .69 3.1.3.2 Quần tây 70 3.1.4 Quan hệ tiêu hao mét đường may với số lớp liên kết khác thiết bị 72 3.2 Kết luận kiến nghị 77 PHẦN MỞ ĐẦU Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ngồi nước Nhóm nghiên cứu biết tình hình nghiên cứu tiêu hao nguyên phụ liệu nghiên cứu nhiều nước chủ yếu từ công ty sản xuất may, thêu Qua tham khảo trang web: http://link springer com/; http://www sciencedirect com/;http://www sciencemag org/;http://journalfinder elsevier com/ khơng có báo nghiên cứu cụ thể Tại doanh nghiệp phần lớn hệ số may lấy từ nhà cung cấp, tài liệu giảng dạy nước chưa đề cập nhiều đến số liệu Hơn tác giả nhận thấy nhiều số liệu doanh nghiệp khu vực TP HCM cịn có khác Vì nhóm nghiên cứu định chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức tiêu hao phụ liệu sản xuất hàng may mặc thời trang doanh nghiệp vừa nhỏ khu vực TP HCM” nhằm tìm số liệu đáng tin cậy bổ sung vào tài liệu giảng dạy cần thiết giảng dạy chuyên ngành Công Nghệ May Trường Đại Học Cơng Nghiệp TPHCM Tính cấp thiết đề tài: Hiện kinh tế thị trường doanh nghiệp may hoạt động môi trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải xác định yếu tố đầu vào hợp lý cho kết đầu đạt hiệu cao Đối với đơn vị sản xuất yếu tố để đảm bảo trình sản xuất tiến hành bình thường liên tục nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm Trong doanh nghiệp chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn tổng chi phí cho sản xuất sản phẩm, có tác dụng lớn đến hiệu trình hoạt động sản xuất kinh doanh Bởi sau có dây chuyền sản xuất đại, lực lượng sản xuất tốt vấn đề doanh nghiệp cần phải quan tâm nguyên phụ liệu Các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ nguyên phụ liệu từ khâu thu mua, lựa chọn nhà cung cấp đến khâu sử dụng, vừa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiết kiệm hạ giá thành sản phẩm Trong doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt ngành may mặc, chi phí nguyên phụ liệu giá thành chiếm tỷ trọng lớn, cần biến động nhỏ chi phí nguyên phụ liệu làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Trong số loại nguyên phụ liệu ngành may may chiếm vai trị quan trọng, dù mặt hàng gì, kiểu dáng nào, thời trang mùa sản xuất liên kết vật liệu may cần đến Việc tính tốn ngun phụ liệu đưa vào sản xuất quan trọng tính khơng xác dẫn đến thiếu so với nhu cầu sản xuất làm ách tắc gián đoạn sản xuất, định mức tính thừa độ so với thực tế gây lãng phí Cơng việc tính định mức ngun phụ liệu cần đạt mức độ xác cao, từ đưa định đắn việc lập dự tốn chi phí ngun phụ liệu, đảm bảo cho việc cung cấp đủ số lượng, chất lượng nguyên phụ liệu kịp thời lúc cho sản xuất Giúp cho trình sản xuất diễn nhịp nhàng, kế hoạch Vì tầm quan trọng mức tiêu hao nguyên phụ liệu sản xuất ngành may nhóm chúng tơi mong muốn có nghiên cứu thực sự, số liệu tin cậy để làm tài liệu giảng dạy cung cấp cho sinh viên số liệu sở làm tảng kế thừa để tiếp tục nghiên cứu nhiều vấn đề sản xuất ngành may nâng cao hiệu quản lý, sau nghiên cứu nhiều tài liệu giảng dạy nước liên quan đến lĩnh vực chúng tơi thấy cịn nhiều sai lệch số liệu thiếu tài liệu giảng dạy so với thực tế sản xuất Vì việc nghiên cứu mức tiêu hao sản xuất cần thiết để làm tài liệu giảng dạy, cung cấp số liệu cho doanh nghiệp tham khảo Mục tiêu Mục tiêu đề tài nhằm xác định hệ số tiêu hao may máy chuyên dùng để làm sở tính định mức sản phẩm sản phẩm áo sơ mi, quần tây Xác định hệ số may làm sở đưa vào tài liệu giảng dạy chuyên ngành Khoa Công Nghệ May Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Phương pháp nghiên cứu: Tham khảo tài liệu công ty, qua trang web, nhà cung cấp Thực nghiệm, làm mẫu Phương pháp thống kê Xử lý, tổng hợp số liệu Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Hệ số may nhiều lớp liên kết, loại máy chuyên dùng sản xuất áo sơ mi, quần tây số doanh nghiệp vừa nhỏ địa bàn TP HCM Nội dung nghiên cứu - Tim hiểu thực trạng cơng tác tính định mức tiêu hao Chỉ may số công ty địa bàn TP.HCM - Nghiên cứu khảo sát thực nghiệm loại đường may tương ứng loại máy chuyên dùng sản phẩm áo sơ mi - Nghiên cứu khảo sát thực nghiệm loại đường may tương ứng loại máy chuyên dùng sản phẩm áo quần tây Hình 2.3 hình vẽ mơ tả phẳng chi tiết quần tây Bảng 2.10 Bảng thông số thành phẩm quần tây KHÁCH HÀNG: GAZAN MÃ HÀNG: VCTM08_BBLK Ký Vị trí đo 80 84 88 92 96 Dung sai A Eo 80 84 88 92 96 +/-1 B Mông- đo 103 107 110 114 117 +/- 22 23 23 23 24 +/-0 hiệu điểm cách đáy cm C Đáy trướclưng D Đáy sau- lưng 39 40 40 41 42 +/-0 E Đùi 69 71 73 75 77 +/-1 F ½ Lai 21 21 22 22 22 +/-0 G ½ Gối- 25 26 26 27 27 +/-0 đáy 33 cm H To lưng 5 5 +/-0 I Dài diễu 17 17 17 17 18 +/-0 baghet K Sườn trong- 80 80 80 80 80 +/-1 83 83 83 83 83 +/-1 86 86 86 86 86 +/-1 nhóm S K Sườn trongnhóm R K Sườn trongnhóm L Sản phẩm sử dụng vải 75% polyester, 25% viscose Lót ống 210T, lót túi HB (HB075) Chỉ astra, sử dụng bốn loại + Chỉ 60/3 ( tex 27) (80973) dùng làm may, móc xích, kansai, bọ, nút + Chỉ 60/2 (tex18) (SP1819, 80921) dùng cho vắt sổ + Chỉ 150d/3 (tex30) dùng cho thùa khuy, đột trang trí túi + Chỉ 50d/2 (tex21) dùng cho vắt lai + Nút 24L gồm bốn nút: nút chính, nút túi x2, nút clear + Dây kéo HKK #092 Sản phẩm có ép keo (mex KP35) chi tiết: baghet trái, baghet phải, đầu quai dê, viền túi, khung túi sau, miệng túi trước Mex chống giãn, mex lưng N504P13 Dựng gồm ba loại: dựng lưng lót, dựng FE5034, dựng mép lưng Sườn quần, dàng quần, đáy quần sử dụng mũi may móc xích đơn Mật mũi 4,5 mũi/ cm Bảng 2.11 Bảng qui định tên đường may quần tây STT Tên đƣờng may Máy kim Đột trang trí Kansai đánh xác đinh hệ số Nút lỗ Thực nghiệm Bọ 7-1 cm Bọ chỉ: Bọ lớn cm Khuy Tiến hành khảo sát Vắt sổ đường may thực tế cách: thực đường có may loại vải 10 kim móc xích độ dày trung đường bình với chiều dài 11 kim móc xích may mật độ mẫu vải 50cm, 12 Vắt lai mũi 4, hành mũi/cm Tiến thực may tháo 10 lần Sau tháo ta đo lại chiều dài dưới, ta tính tiêu hao cho đường may Từ tính hệ số loại đường may loại máy cách lấy số tiêu hao (độ dài tính cm) chia cho 50 Riêng máy đóng bọ, thùa khuy, đính nút ta tính hệ số tiêu hao (độ dài tính m) chia cho 100 Kích thước mẫu vải thử nghiệm: 10cm 50cm  Vắt sổ Thực đường may máy vắt sổ chỉ, tiến hành vắt sổ mẫu vải có khối lượng trung bình, chiều dài 50 cm Dựa vào số kim móc tháo ta đo lại, ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: VS3C Trung bình 10 lần thí nghiệm Chỉ (cm) 125 Chỉ (cm) 282 Chỉ đan (cm) 263 Tổng (cm) 670 Hệ số 13  May pen thân sau+ may đáy trước Theo phân tích đường may quần mẫu, may pen đáy trước thực lớp vải Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình, chiều dài 50cm Dựa vào số tháo ta đo lại, ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: VS3C Chỉ (cm) 125 Chỉ (cm) 282 Chỉ đan (cm) 263 Tổng (cm) 670 Trung bình 10 lần thí nghiệm  May định hình miệng túi sau+ chặn lưỡi gà + diễu miệng túi sau Hệ số 13 Theo phân tích đường may quần mẫu, may định hình miệng túi sau thực lớp vải có ép keo lớp lót Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình, dài 50cm Dựa vào số kim suốt tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Chỉ (cm) Chỉ (cm) Tổng Hệ số MB1K (cm) 62 61 124 48 Trung bình 10 lần thí nghiệm  May đáp túi trước + nẹp túi + đáp túi sau + Viền túi sau vào lót túi + may nhãn vào lót + may lộn baghet phải Theo phân tích đường may quần mẫu, may đáp túi trước vào lót túi thực lớp vải lớp lót Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình, chiều dài 50 cm Thực 10 lần, tháo đo lại ta kết trung bình sau: MB1K Chỉ (cm) Trung bình 10 lần thí nghiệm 64 Chỉ (cm) Tổng (cm) 65 129 Hệ số 58  May định hình miệng túi trước Theo phân tích đường may quần mẫu, may miệng túi trước thực lớp vải có keo, lớp khơng keo hai lớp vải lót túi Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình, chiều dài 50cm Dựa vào số kim suốt tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Chỉ (cm) Chỉ (cm) Tổng Hệ số MB1K (cm) 64 54 118 Trung bình 10 36 lần thí nghiệm  Mí miệng túi trước Theo phân tích đường may quần mẫu, may mí miệng túi trước thực ba lớp vải có keo ba lớp lót Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình chiều dài 50 cm: Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: MB1K Chỉ (cm) Chỉ (cm) Trung bình 10 lần thí nghiệm 80 64 Hệ số Tổng (cm) 144 88  Đột miệng túi trước Theo phân tích đường may quần mẫu, may định hình miệng túi sau thực bốn lớp vải có keo bốn lớp lót Ta tiến hành may máy đột với mẫu vải có khối lượng trung bình, chiều dài 50cm Sau tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Chỉ (cm) Hệ số Máy đột Trung bình 10 lần thí nghiệm 72 44  May lộn bao túi+ may đệm đáy Theo phân tích đường may quần mẫu, may lộn bao túi thực lớp vải lót Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình, chiều dài 50 cm Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Chỉ (cm) Chỉ (cm) Hệ số Tổng MB1K (cm) Trung bình 10 57 56 113 26 lần thí nghiệm  Diễu bao túi trước+ diễu bao túi sau Theo phân tích đường may quần mẫu, may diễu bao túi trước thực lớp vải lót Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình, chiều dài 50cm Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Chỉ (cm) Chỉ (cm) Hệ số MB1K Tổng (cm) Trung bình 10 56 56 112 24 lần thí nghiệm  May dây pasant Theo phân tích đường may quần mẫu, may dây passant thực lớp vải Ta tiến hành may máy kansai kim với mẫu vải có khối lượng trung bình, chiều dài 50cm Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Kansai kim Trung bình 10 lần thí nghiệm Chỉ (cm) 195 Chỉ (cm) 286 Chỉ (cm) 84 Tổng (cm) 565 Hệ số 11  Bọc viền baghet trái Theo phân tích đường may quần mẫu, may bọc viền baget trái thực lớp vải có ép keo bốn lớp lót Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình dài, 50cm Dựa vào chiều dài tháo đo lại số ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Chỉ (cm) Chỉ (cm) Tổng Hệ số MB1K (cm) Trung bình 10 lần thí nghiệm 65 63 128 57  May nối lưng lót vào lưng Theo phân tích đường may quần mẫu, may nối lưng lót vào lưng thực mơt lớp vải chính, lớp dựng lớp lót Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình dài, 50cm Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết sau: MB1K Chỉ (cm) Chỉ (cm) Trung bình 10 lần thí nghiệm 61 63 Tổng (cm) 124 Hệ số 48  Mí lưng lót Theo phân tích đường may quần mẫu, đường diễu mí lưng lót thực lớp vải chính, hai lớp dựng hai lớp lót Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình dài, 50cm Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: MB1K Chỉ (cm) Chỉ (cm) Trung bình 10 lần thí nghiệm 71 60 Tổng (cm) 132 Hệ số 64  May baghet đơn vào thân trước+ may lộn đầu quai dê+ may dây kéo vào baghet phải+ tra dây kéo vào thân Theo phân tích đường may quần mẫu, đường may thực lớp vải có keo, lớp khơng keo lớp lót Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình dài, 50cm Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Chỉ (cm) Chỉ (cm) Tổng (cm) Hệ số MB1K Trung bình 10 lần thí nghiệm 65 64 129 58  Mí baghet đơn+ mí cạnh tra dây kéo+ diễu baghet+ chốt baghet+ chốt lưng Theo phân tích đường may quần mẫu, đường may thực hai lớp vải có keo lớp lót Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình dài, 50cm Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: MB1K Chỉ (cm) Chỉ (cm) Tổng (cm) Hệ số 85 58 143 86  Ráp sườn Theo phân tích đường may quần mẫu, đường ráp sườn thực hai lớp vải lớp lót Ta tiến hành may kim móc xích với mẫu vải có khối lượng trung bình, chiều dài 50cm Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Máy móc xích Chỉ (cm) Chỉ (cm) Tổng (cm) Hệ số Trung bình 10 82 168 250 lần thí nghiệm  Tra lưng Tương tự may đáy trước Hệ số trung bình: 2, 48  Ráp giàng+ ráp đáy sau Tương tư thưc ráp sườn Hệ số trung bình:  Mí lọt khe lưng Theo phân tích đường may quần mẫu, mí lọt khe lưng thực lớp vải chính, bốn lớp lót lớp dựng Ta tiến hành may MB1K với mẫu vải có khối lượng trung bình dài, 50cm Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Máy đính bọ Trung bình 10 lần thí nghiệm Chỉ (cm) 19 Chỉ (cm) 11 Tổng (cm) 30 Hệ số  May vắt lai Theo phân tích đường may quần mẫu, may lai thực hai lớp vải Ta tiến hành may máy vắt lai với mẫu vải có khối lượng trung bình, chiều dài 50cm Dựa vào số kim suốt tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 50) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Máy vắt lai Trung bình 10 lần thí nghiệm Chỉ (cm) 216 Hệ số 32  Bọ passant Theo phân tích đường may quần mẫu, bọ passant thực bốn lớp vải lớp keo Ta tiến hành thực máy đính bọ với mẫu vải có khối lượng trung bình Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 100) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Máy đính bọ Trung bình 10 lần thí nghiệm Chỉ (cm) 28 Chỉ (cm) 15 Tổng (cm) 43 Hệ số 43  Bọ túi trước Theo phân tích đường may quần mẫu, bọ túi trước thực bốn lớp vải chính, hai lớp lót hai lớp keo Ta tiến hành thực máy đính bọ với mẫu vải có khối lượng trung bình Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 100) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Máy đính bọ Trung bình 10 lần thí nghiệm Chỉ (cm) 19 Chỉ (cm) 11 Tổng (cm) 30 Hệ số  Bọ túi sau Theo phân tích đường may quần mẫu, bọ túi sau thực lớp vải có keo, mơt lớp khơng keo ba lớp lót Ta tiến hành thưc máy đính bọ với mẫu vải có khối lượng trung bình dài Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 100) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Máy đính bọ Trung bình 10 lần thí nghiệm Chỉ (cm) 27 Chỉ (cm) 14 Tổng (cm) 41 Hệ số 41  Khuy lưng Theo phân tích đường may quần mẫu, khuy thực lớp vải có keo cứng, lớp khơng keo Ta tiến hành thưc máy thùa khuy với mẫu vải có khối lượng trung bình Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 100) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Máy thùa khuy Trung bình 10 lần thí nghiệm Chỉ (cm) Chỉ (cm) Tổng (cm) Hệ số 107 27 134 34  Khuy túi Theo phân tích đường may quần mẫu, Khuy túi sau thực lớp vải có keo giấy, lớp khơng keo Ta tiến hành thưc máy thùa khuy với mẫu vải có khối lượng trung bình Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 100) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Máy thùa khuy Chỉ (cm) (cm) Tổng (cm) Hệ số Trung bình 10 lần thí nghiệm 85 24 109 09  Nút bốn lỗ lưng (đóng chéo) Theo phân tích đường may quần mẫu, nút thực lớp vải có keo cứng, lớp lót lớp dựng Ta tiến hành thưc máy đóng nút với mẫu vải có khối lượng trung bình Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 100) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Máy đóng nút Trung bình 10 lần thí nghiệm Chỉ (cm) 38 Chỉ (cm) Tổng (cm) 46 Hệ số 46  Nút bốn lỗ túi sau Theo phân tích đường may quần mẫu, nút thực lớp vải có keo giấy mơt lớp lót Ta tiến hành thực máy đóng nút với mẫu vải có khối lượng trung bình Dựa vào số tháo đo lại ta tính mức tiêu hao hệ số đường may (bằng tổng tiêu hao chia cho 100) Thực 10 lần ta kết trung bình sau: Máy đóng nút Trung bình 10 lần thí nghiệm Chỉ (cm) 32 Chỉ (cm) Tổng (cm) 40 Hệ số 2.5.2 Xử lý số liệu Sau thực nghiệm lại tất bước cơng việc qui trình lắp ráp áo sơ mi, nhóm nghiên cứu tiến hành xác định (giá trị trung bình), s (Độ lệch chuẩn ký hiệu s, nói lên mức độ phân tán giá trị xi so với ), cv% (Hệ số biến động ký hiệu c % ), e% (độ tin cậy) tất bước công việc Sau kiểm tra tất kết cho giá trị e < 1% Điều có ý nghĩa tất số liệu khảo sát đạt độ tin cậy cao Dưới bước công việc may đáp túi vào lót túi Tất bước cơng việc lại thực tương tự tất thiết bị chuyên dùng sản xuất quần tây Bảng 2.12: Bảng minh họa xử lý số liệu bước cơng việc may đáp túi vào lót túi SỐ MẪU THỰC NGHIỆM Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu 10 CHỈ TRÊN (cm) CHỈ DƯỚI (cm) TỔNG (cm) HỆ SỐ (mét) 63 80 63 90 63 80 63 90 63 90 64 10 63 80 63 70 64 20 64 30 54 00 54 20 54 20 53 70 53 80 53 80 54 00 53 90 54 00 53 90 117 80 118 10 118 00 117 60 117 70 117 90 117 80 117 60 118 20 118 20 36 36 36 35 35 36 36 35 36 36 Cơng thức tính Chỉ (cm) Chỉ (cm) Tổng (cm) 63 94 20 53 95 16 117 89 23 31 31 19 22 22 e < 1% (trên e max = 22 %) 14 Nhóm nghiên cứu dự kiến chọn n>= 30, Nhưng trình thực mẫu loại nguyên liệu vải, keo dựng , mật độ mũi chỉ, môi trường thử nghiệm giống nên kết mẫu thử nghiệm tương đối đồng Khi mẫu đồng tính chất xét, có nghĩa độ lệch chuẩn s thấp dẫn đến e% thấp, nhóm nghiên cứu nên cần cỡ mẫu nhỏ (đo ít) bảo đảm tính đại diện Trong cơng việc thí nghiệm, tính đại diện mẫu lấy quan trọng nhóm nghiên cứu định chọn n=10 kiểm nghiệm lại phương sai s, độ biến động cv% độ tin cậy tương đối e=1% chọn n> 30 việc thực nhiều mẫu thời gian gây lãng phí Qua kiểm tra công đoạn thực nghiệm mẫu n=10 đạt e < 1% CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Bảng tổng hợp kết thực nghiệm 3.1.1 Áo sơ mi Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết thực nghiệm áo sơ mi Stt Hình ảnh đường may Kiểu đường may MB1K Mật Hệ số độ mũi đường (số may mũi/c m) 4, NF: 1, 25 GF: 1, 25 MB1K lớp vải có keo – may bọc chân cổ, bọc manchette MB1K lớp vải keo, không keo quay cổ, quay manchette MB1K lớp vải keo, không keo – diễu cổ, diễu manchette 4, MB1K lớp vải keo, không keo – quay ba MB1K lớp vải keo, không keo – diễu xung quanh ba MB1K lớp vải, keo, không keo – 4, 4, 4, 4, Tỷ lệ % cho loại 50% 50% 2, NF: 1, GF: 1, 12 100% 51% 49% 2, 34 100% NF: 1, 18 GF: 1, 08 52% 48% 2, 26 100% NF: 1, GF: 1, 52 48% 52% 2, 92 100% NF: 1, GF: 1, 52 48% 52% 2, 92 NF: 2, 14 GF: 1, 34 100% 61% 39% 100% 4, 3, 48 NF: 1, GF: 1, 36 51% 49% ... nghiên cứu định chọn nghiên cứu đề tài: ? ?Nghiên cứu mức tiêu hao phụ liệu sản xuất hàng may mặc thời trang doanh nghiệp vừa nhỏ khu vực TP HCM? ?? nhằm tìm số liệu đáng tin cậy bổ sung vào tài liệu. .. LF: Chỉ đan ziczag THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Thơng tin chung: - Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG. .. tế sản xuất Vì việc nghiên cứu mức tiêu hao sản xuất cần thiết để làm tài liệu giảng dạy, cung cấp số liệu cho doanh nghiệp tham khảo Mục tiêu Mục tiêu đề tài nhằm xác định hệ số tiêu hao may

Ngày đăng: 07/09/2021, 22:58

Hình ảnh liên quan

Hình 1.2: Chỉ có lõi - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 1.2.

Chỉ có lõi Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 1.1: Chỉ xe - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 1.1.

Chỉ xe Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 1.3: Chỉ monofilament - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 1.3.

Chỉ monofilament Xem tại trang 14 của tài liệu.
hướng xoắn 'Z'. Chỉ may xoắn hướng 'S' dể bị sổ xoắn trong quá trình hình thành mũi may. - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

h.

ướng xoắn 'Z'. Chỉ may xoắn hướng 'S' dể bị sổ xoắn trong quá trình hình thành mũi may Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 1.6: Liên kết sợi dọc và sợi ngang của vải dệt thoi - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 1.6.

Liên kết sợi dọc và sợi ngang của vải dệt thoi Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 1.7: Vải cotton - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 1.7.

Vải cotton Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 1.9: Vải Len - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 1.9.

Vải Len Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 1.8: Vải Lanh - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 1.8.

Vải Lanh Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 1.10: Vải polyester - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 1.10.

Vải polyester Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 1.11: Cấu tạo kim may - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 1.11.

Cấu tạo kim may Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.1 Hệ số chỉ may tại Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Bảng 2.1.

Hệ số chỉ may tại Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.3: Hệ số chỉ may tại công ty may Thạch Bình - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Bảng 2.3.

Hệ số chỉ may tại công ty may Thạch Bình Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.4 Hệ số chỉ may tại công ty may Nhà Bè - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Bảng 2.4.

Hệ số chỉ may tại công ty may Nhà Bè Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.5: Hệ số chỉ may tại công ty may Hữu Nghị - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Bảng 2.5.

Hệ số chỉ may tại công ty may Hữu Nghị Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 2.1: Các thiết bị sử dụng trong sản xuất sơ mi, quần tây - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 2.1.

Các thiết bị sử dụng trong sản xuất sơ mi, quần tây Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 2.2: Hình vẽ mô tả phẳng các chi tiết áo sơ mi - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 2.2.

Hình vẽ mô tả phẳng các chi tiết áo sơ mi Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.9: Bảng minh họa xử lý số liệu bước công việc may bọc chân cổ và manchette SỐ MẪU THỰC - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Bảng 2.9.

Bảng minh họa xử lý số liệu bước công việc may bọc chân cổ và manchette SỐ MẪU THỰC Xem tại trang 51 của tài liệu.
2.4.3 Xử lý số liệu - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

2.4.3.

Xử lý số liệu Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 2.3 hình vẽ mô tả phẳng các chi tiếtquần tây Bảng 2.10 Bảng thông số thành phẩm quần tây KHÁCH HÀNG: GAZAN - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Hình 2.3.

hình vẽ mô tả phẳng các chi tiếtquần tây Bảng 2.10 Bảng thông số thành phẩm quần tây KHÁCH HÀNG: GAZAN Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.11 Bảng qui định tên đường may trên quần tây - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Bảng 2.11.

Bảng qui định tên đường may trên quần tây Xem tại trang 56 của tài liệu.
Theo phân tích đường may trên quần mẫu, may định hình miệng túi sau được thực hiện trên 3 lớp vải chính có ép keo và một lớp lót - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

heo.

phân tích đường may trên quần mẫu, may định hình miệng túi sau được thực hiện trên 3 lớp vải chính có ép keo và một lớp lót Xem tại trang 57 của tài liệu.
 May định hình miệng túi sau+ chặn lưỡi gà + diễu miệng túi sau - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

ay.

định hình miệng túi sau+ chặn lưỡi gà + diễu miệng túi sau Xem tại trang 57 của tài liệu.
 May định hình miệng túi trước - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

ay.

định hình miệng túi trước Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.12: Bảng minh họa xử lý số liệu bước công việc may đáp túi vào lót túi SỐ MẪU THỰC - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Bảng 2.12.

Bảng minh họa xử lý số liệu bước công việc may đáp túi vào lót túi SỐ MẪU THỰC Xem tại trang 67 của tài liệu.
2.5.2 Xử lý số liệu - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

2.5.2.

Xử lý số liệu Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm trên áo sơ mi - Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: NGHIÊN CỨU MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU CHỈ TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC THỜI TRANG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP. HCM

Bảng 3.1.

Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm trên áo sơ mi Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1 Danh mục hình ảnh

  • 3 Ký hiệu chữ viết tắt

  • THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  • VÀ NHỎ KHU VỰC TP- HCM”

    • 2. Mục tiêu:

    • 3. Nội dung chính:

    • MỤC LỤC

    • PHẦN MỞ ĐẦU

      • 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước

      • 2. Tính cấp thiết của đề tài:

      • 3. Mục tiêu

      • 4. Phương pháp nghiên cứu:

      • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

      • 6. Nội dung nghiên cứu

      • CHƯƠNG 1

        • 1.1. Giới thiệu chỉ may

        • 1.1.1. Khái niệm về chỉ may

        • 1.1.2. Các tính chất ảnh hưởng đến chức năng của chỉ may

        • 1.1.2.1. Tính thẩm mỹ:

        • 1.1.2.2. Tính cơ lý hóa

        • 1.1.2.3. Khả năng may của chỉ

        • 1.1.3. Phân loại chỉ may

        • 1.1.3.1 Phân loại dựa trên nguồn gốc xơ, sợi

          • Nguồn từ thiên nhiên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan