Hoàn Thiện Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Kinh Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Xi Măng Thuộc Tổng Công Ty Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam

186 295 0
Hoàn Thiện Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Kinh Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Xi Măng Thuộc Tổng Công Ty Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Danh mục tò viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ, hình MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÊ KẾ TOÁN CP, DT VÀ KQKD TRONG DNSX 15 1.1. Vai trò và nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CP, DT và KQKD trong 15 DNSX 1.1.1 Vai trò kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX 15 1.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CP trong DNSX 17 1.2. Nội dung kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX 19 1.2.1 Bản chất, phân loại CP, DT và KQKD trong DNSX 19 1.2.2. Nội dung kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX trên phương diện KTTC 31 1.2.3. Nội dung kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX trên phương diện KTQT 45 1.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giói về kế toán CP, DT và 60 KQKD trong DNSX 1.3.1 .Kế toán CP, DT và KQKD theo hệ thống kế toán Mỹ 60 1.3.2. Kế toán CP, DT và KQKD theo hệ thống kế toán Pháp 63 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX ở Việt Nam 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 67 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CP, DT VÀ KQKD TRONG CÁC DNSX XI MĂNG THUỘC TCT CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM 68 2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 68 2.1.1. Tổng quan sự hình thành và phát triển ngành Công nghiệp xi măng Việt Nam và TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 68 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 72 2.2. Thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 85 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng hệ thống kế toán Việt Nam về kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 85 2.2.2. Thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 97 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 127 2.3.1. Đánh giá thực trạng phân loại CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 128 2.3.2. Đánh giá thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTTC 128 2.3.3. Đánh giá thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTQT 130 2.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại 131 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 133 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CP, DT VÀ KQKD TRONG CÁC DNSX XI MĂNG THUỘC TCT CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM 134 3.1. Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 134 3.1.1. Định hướng phát triểncủa ngành công nghiệp xi măng Việt Nam và TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 134 3.1.2. Các yêu cầu hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 135 3.2. Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 137 3.2.1 .Hoàn thiện nhận diện và phân loại CP, DT và KQKD 137 3.2.2. Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTTC 146 3.2.3. Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTQT 158 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 177 3.3.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 177 3.3.2. Về phía TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 177 3.3.3. Về phía các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 178 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 180 KẾT LUẬN 181 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CP Chi phí CTCP Công ty cổ phần DNSX Doanh nghiệp sản xuất DT Doanh thu KPCĐ Kinh phí công đoàn KQKD Kết quả kinh doanh KTTC Kế toán tài chính KTQT Kế toán quản trị TCT Tổng công ty TSCĐ Tài sản cố định TTTN Trung tâm trách nhiệm TIẾNG ANH FASB Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính của Mỹ Financial Accounting Standards Board IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standards Board IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standards IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế International Financial Reporting Standards VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam Vietnamese Accounting Standards DANH MỤC CÁC BẢNG, BIÊU Số hiệu Tên bảng biểu Trang bảng, biểu 2.1 Bảng tổng hợp sự khác biệt trong phân loạiCP theo cách 99 ứng xử CP 2.2 Giá trị thương hiệu phân bổ vào CP bán hàng 111 2.3 Bảng tổng hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho 114 2.4 Bảng tổng hợp DT bán hàng và các khoản giảm trù’ DT 115 2.5 Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm xi măng và clinker năm 116 2013, 2014, 2015 của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 2.6 Bảng tổng hợp DT hoạt động tài chính 117 3.1 Dự báo nhu cầu xi măng 134 3.2 Phân loại CP theo chức năng và cách ứng xử của CP 140 3.3 Mã đối tượng tập hợp CP 150 3.4 Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp công đoạn Khai thác 161 đá 3.5 Dự toán CP nhân công trực tiếp công đoạn Khai thác đá 162 3.6 Dự toán CP sản xuất chung công đoạn Khai thác đá 163 3.7 Tiêu thức phân bổ CP của hoạt động sảnxuất phụ trợ 165 DANH MỤC CÁC sơ ĐỒ, HÌNH Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1 Mối quan hệ giữa quy trình thực hiện KTQT với các chức 46 năng quản trị 1.2 Dự toán sản xuất kinh doanh 49 2.1 Mô hình tổ chức quản lý CTCP xi măng Hà Tiền 1 75 2.2 Mô hình tổ chức quản lý Công ty xi măng VICEM 77 Tam Điệp 3.1 Quy trình kế toán ghi nhận và tập hợp CP 155 3.2 Quy trình kế toán bán hàng tại đơn vị trục thuộc hạch toán 157 phụ thuộc khi không được phân cấp hạch toán đến KQKD 3.3 Quy trình kế toán bán hàng tại đơn vị trục thuộc hạch toán 158 phụ thuộc khi được phân cấp hạch toán đến KQKD Số hình Tên hình Trang 2.1 Sản lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ của TCT công 72 nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2006 2016 2.2. Tương quan thị phần xi măng tiêu thụ nội địa năm 2015 so 72 với năm 2014 2.3 Tiêu thụ sản phẩm xi măng năm 2013 2014 của các 82 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 83 2.5 Cơ cấu CP sản xuất xi măng tại Công ty xi măng VICEM 103 Hải Phòng, Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch, CTCP xi măng Hà Tiền 1 năm 2015 2.6 Cơ cấu CP tài chính tại một số DNSX xi măng thuộc TCT 113 công nghiệp xi măng Việt Nam năm 2015 3.1 Hệ thống báo cáo trách nhiệm trong các DNSX xi măng 174 thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam MỞ ĐÀU l. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xi măng là một trong những cơ sở công nghiệp được hình thành và phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Trong những năm qua, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Theo báo cáo của ngành xi măng, tính đến năm 2015, trên cả nước có 77 dây chuyền lò quay với công suất thiết kế 81,15 triệu tấn, tổng sản lượng sản xuất toàn ngành xi măng 76,28 triệu tấn đạt mức hiệu suất huy động chung 94%, trong đó sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa đạt 55,1 triệu tấn, xuất khẩu 17,86 triệu tấn 591 Thị phần của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên cả nước được chia làm 3 nhóm chính: các doanh nghiệp thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp được các tập đoàn, công ty tư nhân tự đầu tư, xây dựng. Mục tiêu phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 2020 và định hướng đến năm 2030 Phát triển ngành công nghiệp xi măng theo hướng công nghiệp hoá, hiện địa hoá và bền vững, có công nghệ tiền tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong đó TCT công nghiệp xi măng Việt Nam giữ vai trò chính trong việc ổn định sản xuất, tiêu thụ và bình ổn thị trường tiêu thụ xi măng trong cả nước 16. Năm 2016, sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có mức tăng trưởng cao đạt 21,3 triệu tấn (tăng 11% so với năm 2015) và chiếm gần 36% thị phần tiêu thụ xi măng nội địa trong cả nước 53. Tuy nhiên, thị trường xi măng nội địa luôn đứng trước tình trạng cũng vượt so với cầu nên mức độ cạnh tranh trong ngành khốc liệt, thị trường xi măng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do CP sản xuất lớn so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu phát triển của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, với vai trò cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc ra các quyết định, chất lượng của thông tin kế toán trong các DNSX xi măng đòi hỏi ngày càng cao. Thông tin kế toán được đo lường, ghi chép và phản ánh đầy đủ qua hệ thống KTTC và KTQT trong đó các thông tin về kế toán CP, DT và KQKD là thông tin cơ bản và quan trọng. Các nghiên cứu về kế toán trong ngành xi măng hiện nay về phạm vi nghiên cứu được thực hiện nghiên cứu, khảo sát ở các DNSX xi măng Việt Nam với nội dung nghiên cứu tập trung vào tổ chức kế toán, KTQT CP, kế toán CP giá thành chưa có một nghiên cứu tổng thể về kế toán CP, DT và KQKD trong mối quan hệ tác động qua lại, cung cấp thông tin lẫn nhau giữa hệ thống KTTC và KTQT. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong Tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đề cập đến những công trình nghiên cứu khoa học có tính lý luận và thực tiễn ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu từ đó chỉ ra những điểm tác giả có sự kế thừa và những khoảng trống tri thức làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của tác giả. 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò và sự tồn tại song song của KTTC và KTQT trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp (1) Tác giả Donal W.Romney (1986) với nghiên cứu “Management Inýbrmation System ” cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống thông tin KTQT với công tác quản trị doanh nghiệp và sự cần thiết thiết lập song song hệ thống thông tin KTQT với hệ thống thông tin KTTC trong một tổ chức. Nghiên cứu cho rằng hệ thống thông tin KTQT là một phần kết nối của lập kế hoạch và kiểm soát trong tổ chức. Một công ty thành lập hệ thống kế hoạch và kiểm soát để giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường ngoại cảnh cho trước. Sự bất ổn định trong môi trường ngày càng cao và công ty càng có nhiều thay đổi thì việc thiết lập hệ thống thông tin KTQT càng coi trọng. Tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ ra các nhân tố tác động đến việc thiết lập hai hệ thống này, đặc biệt là những nhân tố bản chất, chi phối với hệ thống . (2) Tác giả BarTield, Raibom Kinney (1998) với nghiên cứu “Cost accơunting: Tradỉtỉons and innovation” chỉ ra mục tiêu và bản chất của KTTC và KTQT là khác nhau nhưng đều dựa trên một hệ thống dữ liệu cơ bản được thiết lập qua các tài khoản kế toán. Trong trường hợp KTTC và KTQT được thiết lập trên cùng một hệ thống thường dẫn đến tập trung vào việc cung cấp các thông tin cho mục đích của KTTC, nhung các thông tin đầu ra có thể được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ. Thứ hai, các công trình nghiên cứu đề cập tới kế toán CP, DT và KQKD trong doanh nghiệp sản xuất Đề cập đến phương pháp ghi nhận và đo lường DT của Jonathan C.Glover and Yuji Ijiri (2000) trong nghiên cứu “Revenue accounting in the age of E Commerce: Exploring its conceptual and analytical frameworks ” chỉ ra điểm hạn chế của phương pháp DT truyền thống đó là chưa thiết lập được các điểm mốc, các khoản DT chính khi cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng để đánh giá sự tiến triển trong quá trình tạo DT và chưa có phương pháp đo lường bền vững của DT từ đó nghiên cứu đề xuất một cách tiếp cận mới về kế toán DT bao gồm: đưa ra việc thiết lập các điểm mốc, các khoản DT quan trọng và đo lường sự gia tăng DT bằng phương pháp tuyến tính theo cấp số nhân để xem xét các thông tin về tính bền vững của DT. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu đề cập đến KTQT CP như các nghiên cứu về vận dụng các phương pháp CP hiện đại để xác định chính xác CP phân bổ cho đối tượng chịu CP: (1) Monden, Y.VpHamada, K. (1991) với nghiên cứu “Target Costing and Kaizen Costing ỉn Japanese Automobille Companỉes ” về phương pháp kế toán quản trị CP hiện đại CP mục tiêu được áp dụng có hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Nhật Bản. (2) Thomas W.Lin, Kenneth A Merchant, Yi’Ou Yang, Zengbiao Yu (2005) với nghiên cứu “Target costing and incentive compensation ” đã đánh giá trong ngành sản xuất thép, áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu mang tính hiệu quả kinh tế cao, phương pháp chi phí mục tiêu trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Trung Quốc hướng tới mục tiêu cắt giảm chi phí bền vững. (3) Majid Nili Ahmadabadi, Ali Soleimani (2013) với nghiên cứu “Feasibility Study for Implementỉon of an Activity Based Costing System in Alloy Steel Indutries ” đã chỉ ra có 8 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp chi phí theo hoạt động vào các ngành sản xuất thép tại Iran bao gồm CP sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, quy trình sản xuất phức tạp, các sản phẩm có tính chất khác biệt, chủng loại, kích thước sản phẩm đa dạng phơng phú, sử dụng nhiều nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm và bán thành phẩm tồn kho lớn, chi phí lưu kho và CP sản xuất cần đánh giá. Nghiên cứu về áp dụng các phương pháp CP truyền thống như Adler, Everett và Waldron (2000) với nghiên cứu “Advanced management accounting techniques in manuacturing: ưtilisatỉon, beneýits, and barriers to ỉmplementation ” dựa trên cơ sở khảo sát và phỏng vấn đã đưa ra kết quả cho thấy các phương pháp chi phí truyền thống như chi phí định mức, chi phí toàn bộ... được áp dụng phổ biến và rộng rãi hơn so với các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp sản xuất ở New Zealand . 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về kế toán, tổ chức kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX Nghiên cứu của Nghiêm Thị Thà (2007) với luận án Hoàn thiện tổ chức kể toán CP, DT, KQKD trong các DNSX gốm sứ xây dựng và Đỗ Thị Hồng Hạnh (2015) với luận án “Hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX thép thuộc TCT thép Việt Nam ” xem xét và đề cập đến các vấn đề về kế toán, tổ chức kế toán CP, DT và KQKD trên hai phương diện KTTC và KTQT theo các nội dung: về khung lý thuyết cơ bản của kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX, tác giả Nghiêm Thị Thà (2007) trong luận án của mình đã khái quát lý luận tổ chức KTTC CP, DT, KQKD theo các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế, tổ chức KTQT CP, DT, KQKD với nội dung nghiên cứu chủ yếu là phản ánh, phân tích thông tin quá khứ. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CP, DT, KQKD trong DNSX; nghiên cứu chỉ đề cập đến các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế trong ghi nhận CP, DT và KQKD, các nội dung như chứng từ, tài khoản, sổ kế toán theo các nguyên tắc, thông lệ kế toán quốc tế, các vấn đề về lập dự toán, phân tích so sánh thông tin thực hiện với dự toán chưa được nghiên cứu. Tác giả Đồ Thị Hồng Hạnh (2015) trong luận án của mình đã hệ thống hóa lý luận về KTTC CP, DT, KQKD theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam, KTQT theo quy trình từ xây dựng định mức, lập dự toán, tổ chức thu thập thông tin quá khứ, tương lai, phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, trong luận án của tác giả chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CP, DT, KQKD trong DNSX; nghiên cứu kế toán CP, DT và kết quả dựa trên các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam chưa có sự đối chiếu, so sánh với các chuẩn mực, thông lệ kế toán quốc tế; bài học kinh nghiệm rút ra cho các DNSX Việt Nam qua nghiên cứu khái quát các chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm của một số nước trên thế giói Mỹ, Pháp chỉ dừng lại ở mô hình tổ chức kế toán; nghiên cứu KTQT theo quy trình nhưng chưa chỉ ra sự gắn kết với các chức năng của nhà quản trị trong doanh nghiệp. về phạm vi nghiên cứu trong luận án của tác giả Nghiêm Thị Thà (2007) và ĐỖ Thị Hồng Hạnh (2015) được ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất gốm sứ xây dựng và sản xuất thép với các đặc điểm, quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất, phân cấp quản lý ... khác biệt với các DNSX xi măng. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về kế toán trong ngành xi măng Ngành công nghiệp xi măng là một trong những ngành quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc gia. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã đánh dấu sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô đầu tư, phương thức đầu tư và trình độ công nghệ sản xuất. Hiện nay, ngành xi măng Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế xã hội. Các nghiên cứu về kế toán trong các DNSX xi măng được nghiên cứu, bàn luận trên cả hai phương diện KTTC và KTQT được thực hiện trong nghiên cứu của Lưu Đức Tuyên (2002) với đề tài Hoàn thiện công tác kế toán CP sản xuất và tính giá thành sản phẩm xỉ măng trong các doanh nghiệp nhà nước và Ngô Thị Thu Hương (2012) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các CTCP sản xuất xỉ măng”. Các nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề: về mô hình tổ chức công tác kể toán áp dụng, trong nghiên cứu của mình, hai tác giả đều đề xuất và khẳng định việc áp dụng mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT trên cùng một bộ máy kế toán là phù hợp với đặc thù, yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Nghiên cứu của Lưu Đức Tuyên (2002) chủ yếu bàn luận tập trung vào kế toán CP sản xuất trên phương diện KTTC, trên phương diện KTQT tác giả đề cập đến một số nội dung như phân loại CP, lập dự toán, tuy nhiên sự kết hợp chặt chẽ về thông tin cung cấp giữa KTTC và KTQT để đảm bảo tính gắn kết cao giữa hai hệ thống kế toán, đồng thời vẫn cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản trị chưa được cụ thể và chi tiết. Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hương (2012) với phạm vi nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các CTCP sản xuất xi măng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp mang tính chất tổng thể về bộ máy, chứng từ, tài khoản, báo cáo kế toán nói chung. về xác định đối tượng tập hợp CP, nghiên cứu của Lun Đức Tuyên (2002) phân tích thực trạng với số liệu của hai doanh nghiệp nhà nước điển hình cho quá trình tập hợp CP sản xuất theo giai đoạn công nghệ (Công ty xi măng Hải Phòng) và theo toàn bộ dây truyền công nghệ (Công ty xi măng Bỉm Sơn). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất xác định đối tượng tập hợp CP sản xuất theo các giai đoạn sản xuất chính (nghiền liệu, nung clinker, nghiền xi măng, đóng bao) và các bộ phận sản xuất phụ, phụ trợ ( khai thác nguyên liệu, sửa chữa, vận tải, cơ khí, sản xuất đóng bao). Đề xuất của tác giả về tập hợp CP sản xuất theo các giai đoạn sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ trợ sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát tốt CP tại từng giai đoạn. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu của tác giả, các DNSX xi măng với quy trình công nghệ sản xuất còn lạc hậu chủ yếu theo phương pháp ướt, chưa phát sinh nhiều hoạt động phụ trợ cho sản xuất, nghiên cứu coi giai đoạn khai thác trong quy trình công nghệ sản xuất xi măng là giai đoạn phụ trợ cho sản xuất. về kế toán ghi nhận CP trên các tài khoản và sổ kế toán, tác giả Lưu Đức Tuyên (2002) qua nghiên cứu của mình đã khẳng định việc tổ chức hệ thống tài khoản kế toán CP sản xuất phải phù hợp với đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, phù hợp với hệ thống chỉ tiêu báo cáo về CP sản xuất của các DNSX xi măng từ đó đề xuất việc ghi nhận CP thông qua các tài khoản kế toán quản trị CP theo hai phương án trong giai đoạn các doanh nghiệp áp dụng theo Quyết định 1141TCQĐCĐKT và lường tương lai sẽ tiến hành tập hợp theo các yếu tố CP. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả thực hiện ứong điều kiện các doanh nghiệp vẫn áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 1141 TCQĐCĐKT, khung pháp lý về kế toán chưa hoàn thiện. Nghiên cứu chưa đề cập đến quy trình kế toán ghi nhận CP trên tài khoản và sổ kế toán của các bộ phận phụ trợ sản xuất. Ngô Thị Thu Hương (2012) có bàn luận và đề xuất về việc tổ chức vận dụng tài khoản kế toán CP nhưng trên cơ sở các CTCP áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 482006QĐ — BTC, hoàn thiện về sổ chi tiết bán hàng và kết quả bán hàng, CP sản xuất kinh doanh và các báo cáo kế toán nhưng các giải pháp hoàn thiện chung chung chưa xuất phát từ các nghiên cứu thực trạng với số liệu minh họa cụ thể tại các CTCP sản xuất xi măng. Các nghiên cứu bàn luận chủ yếu trên phương diện của KTQT với nghiên cứu dưới góc độ xây dựng mô hình của Trần Thị Thu Hường (2014) “Xây dựng mô hình KTQT CP trong các DNSX xỉ măng Việt Nam ” và kế toán trách nhiệm của Tràn Trung Tuấn (2015) “Nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong các DNSX xi măng Việt Nam Các nghiên cứu đã đề xuất và làm sáng tỏ các nội dung: về phân loại CP, Trần Thị Thu Hường (2014) cho rằng cách phân loại CP theo chức năng và các yếu tố đầu vào của CP thuận tiện cho kế toán tập hợp CP sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tuy nhiên cách phân loại này dẫn đến báo cáo kế toán về CP mới kiểm soát CP theo yếu tố và đề xuất phân loại CP theo mức độ hoạt động là cơ sở để xác định điểm hòa vốn, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Tuy nhiên, các DNSX xi măng có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn CP sản xuất phát sinh khác nhau, luận án của tác giả Trần Thị Thu Hường chưa đề cập phân loại CP theo từng công đoạn và chỉ rõ từng yếu tố, khoản mục CP theo cách phân loại CP theo chức năng thuộc phạm vi ứng xử CP nào. về dự toán CP, Trần Thị Thu Hường (2014) trong nghiên cứu của mình cho rằng quá trình xây dựng dự toán chi phí trong các DNSX xi măng phải đảm bảo tính thống nhất trong kỳ và trong toàn doanh nghiệp, đảm bảo tính linh hoạt và chủ động từ đó đề xuất việc lập dự toán CP linh hoạt cho từng loại sản phẩm xi măng. Việc lập dự toán CP linh hoạt sẽ đáp ứng tốt nhất mục tiêu kiểm soát CP trong khi dự toán tĩnh chỉ đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch. Sử dụng dự toán linh hoạt để phân tích chênh lệch và xác định nguyên nhân chênh lệch chi phí là phù hợp vì mức độ hoạt động theo dự toán có sự khác biệt so với mức độ hoạt động thực tế. Tuy nhiên, đề xuất của tác giả về lập dự toán CP linh hoạt cho từng sản phẩm xi măng, thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất chưa giúp các DNSX xi măng kiểm soát tốt CP vì thực chất sản phẩm chỉ là đối tượng chịu CP. Nghiên cứu chưa đề cập đến vấn đề lập dự toán CP sản xuất (chi tiết các công đoạn sản xuất chính và các hoạt động sản xuất phụ trợ để kiểm soát CP tại từng công đoạn), các dự toán CP khác theo các trung tâm CP nhằm đánh giá kết quả thực hiện, trách nhiệm của các cấp quản trị, đo lường khách quan mức độ tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ phụ trợ trong các DNSX xi măng. về phương pháp xác định CP cho các đối tượng chịu CP được bàn luận chủ yếu dưới góc độ KTQT CP. Trần Thị Thu Hường (2014) đề xuất việc vận dụng kết hợp hai phương pháp CP mục tiêu và CP Kaizen để đạt được hiệu quả trong quá trình quản trị CP của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề xuất chủ yếu dựa trên cơ sở suy luận, mức độ phù hợp chưa được nghiên cứu qua quá trình điều tra, khảo sát. Trần Trung Tuấn (2015) đề xuất áp dụng phương pháp kế toán CP dựa trên hoạt động (ABC) vào các DNSX xi măng sẽ tạo ra các chỉ tiêu giá thành sản phẩm khác biệt, chính xác hơn so với các phương pháp truyền thống. về kế toán trách nhiệm, Trần Trung Tuấn (2015) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm, đo lường mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm, sự khác biệt về mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm của doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, mức độ kế toán trách nhiệm ảnh hưởng đến thành quả của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng và đã chỉ ra là cần thiết kế hệ thống báo cáo chi tiết theo các trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu thể hiện nghiên cứu kế toán trách nhiệm kết hợp với các phương pháp kế toán CP hiện đại chỉ mang tính khái quát chung, mới tìm ra quy luật, các nhân tố tác động...chưa xây dựng được một hệ thống báo cáo, các chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các DNSX xi măng Việt Nam, chưa nghiên cứu sâu những đặc điểm, đặc thù của các doanh nghiệp thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. Trần Thị Thu Hường (2014) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất việc xây dựng các trung tâm CP, lập các báo cáo bộ phận và phân tích biến động tổng hợp tại các trung tâm CP chi tiết khoản mục CP, mức độ hoạt động. Tuy nhiên, việc xác định các trung tâm trách nhiệm CP chưa xuất phát từ các nghiên cứu cụ thể về mô hình tổ chức và phân cấp quản lý. Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy những công trình này chưa nghiên cứu hoặc chưa giải quyết được một số vấn đề sau: Nghiên cứu và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX trên hai phương diện KTTC và KTQT; hệ thống hóa khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trên phương diện KTTC theo các nguyên tắc kế toán, các IASIFRS trong bối cảnh lịch sử tình hình nghiên cứu trên thế giới đến nay đã có sự thay đổi đáng kể về các quan điểm ghi nhận DT; nghiên cứu kế toán CP, DT và KQKD trên phương diện KTQT theo quy trình đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị trong doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu về kế toán trong ngành xi măng được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh nội dung khác nhau và được thực hiện nghiên cứu khảo sát trên phạm vi không gian rộng là trong các DNSX xi măng Việt Nam, chưa có nghiên cứu hợp nhất về kế toán CP, DT và KQKD trên cả hai phương diện KTTC và KTQT thể hiện được sự gắn kết cao đồng thời phát huy được hiệu quả của hệ thống KTQT phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm... của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX trên phương diện KTTC theo các nguyên tắc kế toán, các IASIFRS; nội dung kế toán CP, DT và KQKD trên phương diện KTQT với mục đích cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản trị trong doanh nghiệp về mặt thực tiễn: Phân tích đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam tác động đến việc thực hiện kế toán CP, DT và KQKD. Phân tích và làm rõ thực trạng kế toán CP, DT và KQKD của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên cả hai phương diện KTTC và KTQT. Trên cơ sở các yêu cầu hoàn thiện, đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên cả hai phương diện KTTC và KTQT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đe đề xuất được các giải pháp hoàn thiện, đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX. Nội dung KTTC CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam: nội dung, phạm vi cấu thành CP, DT, KQKD, chứng từ, tài khoản và sổ kế toán, thông tin trình bày trên BCTC. Nội dung KTQT CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam: xây dựng định mức, lập dự toán, thu thập thông tin thực hiện, phân tích, so sánh thông tin phục vụ cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, các công ty con do TCT nắm giữ cổ phần chi phối (> 50% vốn điều lệ) thông qua khảo sát 8 doanh nghiệp. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát thực tế và thu thập các dữ liệu về chứng từ kế toán, tài khoản và sổ kế toán, BCTC, báo cáo KTQT trong các năm 2013, 2014, 2015, 2016 về kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu kế toán CP, DT và KQKD của hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trong quy trình sản xuất xi măng, không nghiên cứu các hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các sản phẩm khác như sản phẩm vật liệu xây dựng: gạch, đá, vữa xây tô; cơ khí; các dịch vụ cung ứng vật tư, vận tải đường sông.... trong các DNSX xi măng trên phương diện KTTC và một số vấn đề cơ bản của KTQT. Cụ thể: + Nghiên cứu kế toán các CP cấu thành giá vốn hàng bán (CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung), các CP thời kỳ (CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp, CP hoạt động tài chính), không nghiên cứu CP hoạt động khác. + Nghiên cứu kế toán DT bán hàng, DT hoạt động tài chính (không nghiên cứu thu nhập hoạt động khác) + Nghiên cứu kế toán kết quả hoạt động kinh doanh (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh), không nghiên cứu kết quả hoạt động khác (Lợi nhuận khác), kết quả hoạt động trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Lợi nhuận trước thuế, sau thuế thu nhập doanh nghiệp) 5. Câu hỏi nghiên cứu Đẻ đáp ứng các mục tiêu, nghiên cứu trả lời các câu hỏi: (i) Các quy định của nguyên tắc kế toán, các IASIFRS ảnh hưởng đến các nguyên tắc và phương pháp ghi nhận CP, DT và KQKD trong DNSX? (ii) Quy trình KTQT về kế toán CP, DT và KQKD gắn với chức năng nhà quản trị? (iii) Các quy định về thực hiện kế toán CP, DT và KQKD của các DNSX xi măng theo khung pháp lý của Việt Nam? (iv) Việc thực hiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay được thực hiện như thế nào? Những vấn đề gì còn tồn tại? (v) Sử dụng các giải pháp gì để đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp các thông tin kế toán CP, DT và KQKD cho các đối tượng sử dụng với một mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT? ó.Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu Để trả lời cho các câu hỏi thứ nhất và thứ hai, tác giả thực hiện nghiên cứu với phương pháp chủ yếu là xem xét các công trình, bài báo, tài liệu có liên quan đến kế toán CP, DT và KQKD từ đó nhận diện và đưa ra khung lý thuyết cơ bản của vấn đề cần nghiên cứu. Với các câu hỏi thứ ba và thứ tư, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu định tính bao gồm: Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp của luận án sử dụng bao gồm các thông tin, dữ liệu về kế toán CP, DT và KQKD của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. Để thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, gửi phiếu điều tra đến 8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp do TCT nắm giữ 100% vốn điều lệ và nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối (Phụ lục 2.1). Đối tượng nhận phiếu điều tra là kế toán trưởng theo mẫu Phiếu điều tra (Phụ lục 2.2). Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập các thông tin liên quan đến kế toán CP, DT và KQKD. Đối tượng được thực hiện phỏng vấn bao gồm các kế toán viên thực hiện công tác kế toán CP, DT và KQKD. Kết quả điều được xử lý, phân tích, tổng hợp qua chương trình Microsoít Excel 2010 trong đó đã loại trừ các câu trả lời chưa hợp lý (Phụ lục 2.3) Đồng thời, tác giả cũng thực hiện quan sát, nghiên cứu, thu thập dữ liệu trên hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, thực hiện trao đổi qua điện thoại, qua email với các đối tượng cán bộ quản lý tại các phòng ban liên quan như phòng điều hành sản xuất, xí nghiệp tiêu thụ, ................................. Thu thập dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các các số liệu của Tổng cục thống kê liên quan đến DNSX xi măng, website của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam (www.vicem.vn), trang thông tin điện tử của Hiệp hội xi măng (www.vnca.org.vn), website của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả tổng hợp, so sánh, phân tích làm cơ sở đưa ra các đánh giá và đề xuất giải pháp. 7.Đóng góp của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX lên phương diện KTTC theo các nguyên tắc kế toán, các IASIFRS; nội dung kế toán CP, DT và KQKD trên phương diện KTQT với mục đích cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản trị. Phân tích thực trạng khung pháp lý Việt Nam hiện nay, chỉ rõ đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam ảnh hưởng đến kế toán CP, DT và KQKD. Từ kết quả khảo sát, chỉ rõ thực trạng và đánh giá những tồn tại trong kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTTC (nội dung, phạm vi cấu thành CP, DT, chứng từ, tài khoản và sổ kế toán, BCTC) và KTQT (xây dựng định mức, lập dự toán, thu thập thông tin thực hiện, phân tích so sánh các thông tin) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phù hợp với mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam: phân loại CP theo chức năng kết hợp với mức độ hoạt động, phân loại DT chứng từ, tài khoản và sổ kế toán, BCTC) và KTQT (xây dựng định mức, lập dự toán, thu thập thông tin thực hiện, phân tích so sánh các thông tin) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phù hợp với mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam: phân loại CP theo chức năng kết hợp với mức độ hoạt động, phân loại DT và KQKD; xác định nội dung, phạm vi cấu thành CP, DT; hoàn thiện tài khoản kế toán CP, DT gắn liền với các trung tâm trách nhiệm, hoàn thiện quy trình kế toán CP, DT để thu thập các thông tin thực hiện, thiết lập hệ thống các dự toán sản xuất kinh doanh, xác định các TTTN gắn với mô hình tổ chức và phân cấp quản lý, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá và hệ thống báo cáo gắn với các trung tâm trách nhiệm. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CP, DT VÀ KQKD TRONG DNSX 1.1. Vai trò và nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX 1.1.1. Vai trò kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX Kế toán CP, DT và KQKD là nội dung quan trọng trong hệ thống kế toán DNSX. Hệ thống là một tổng thể bao gồm các bộ phận, thành phần có mối quan hệ với nhau để thực hiện những mục tiêu chung nhất định. Một hệ thống có thể bao gồm nhiều hệ thống con hợp thành ứong đó hệ thống con cũng mang đầy đủ tính chất của một hệ thống. Các hệ thống con có thể có cách thức hoạt động khác nhau, mục tiêu khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung của hệ thống. Hệ thống kế toán trong DNSX là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý trong doanh nghiệp. Hệ thống kế toán trong DNSX là một tổng thể bao gồm hai hệ thống con là hệ thống KTTC và hệ thống KTQT có mối quan hệ tương tác, liên kết với nhau đế cùng thực hiện một mục tiêu chung là cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Hệ thống KTTC và KTQT đều quan tâm đến các dữ liệu thông tin về nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nguồn hình thành thành tài sản, CP, DT, KQKD, lưu chuyển tiền từ đó thu thập, phản ánh, xử lý, tổng hợp thông tin trên các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng. Yếu tố cấu thành hai hệ thống đều bao gồm chứng từ, tài khoản và sổ, báo cáo kế toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về các thông tin kế toán phản ánh. Tuy nhiên, mỗi một hệ thống đều có những điểm khác biệt do mục đích cung cấp thông tin và hướng đến các đối tượng sử dụng khác nhau. Thông tin do hệ thống KTTC thường phản ánh quá khứ, tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán theo quy định chú trọng đến tính chính xác, chuẩn mực của thông tin và đặt trọng tâm cung cấp cho cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích liên quan. Hệ thống KTQT tồn tại song song với KTTC và trở thành một công cụ kinh tế tài chính quan trọng giúp nhà quản trị nâng cao khả năng điều hành, quản lý tổ chức một cách có hiệu quả. Hệ thống KTQT có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành, phân tích, đánh giá và ra các quyết định, nhấn mạnh đến tính kịp thời, linh hoạt, sáng tạo của thông tin, đặt trọng tâm thông tin cho tương lai nhiều hơn. Thông tin KTQT không mang tính pháp lệnh, được tập hợp và thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, giúp các nhà quản trị trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. KTTC và KTQT là hai hệ thống không thể tách rời và không thể thiếu trong hệ thống kế toán của một DNSX. Từ những phân tích trên, tác giả nhận thấy nghiên cứu về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX phải được xem xét, nghiên cứu ở hai phương diện KTTC và KTQT có sự gắn kết, mối quan hệ tương tác trong cùng một hệ thống kế toán cùng hướng tới mục tiêu chung cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Vai trò kế toán CP, DT, KQKD trong DNSX thể hiện ở vai trò của KTTC và KTQT CP, DT và KQKD trong hệ thống kế toán DNSX: Kế toán CP, DT, KQKD cung cấp các thông tin cơ bản để lập các BCTC đặc biệt là báo cáo KQKD phản ánh tổng quát và toàn diện về tình hình KQKD trong kỳ của doanh nghiệp. Kế toán CP, DT và KQKD cung cấp những thông tin chủ yếu về tình hình thực hiện CP, DT, kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào các thông tin thực hiện, các nhà đầu tư, tổ chức tài chính tín dụng, đối tượng khách hàng.. .đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh và ra quyết định. Các thông tin CP, DT, KQKD do kế toán cung cấp là căn cứ quan trọng để nhà quản trị trong doanh nghiệp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ được tình hình thực hiện kế hoạch CP, lợi nhuận, việc huy động các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, thu thập, phân tích các thông tin phục vụ cho việc lập dự toán sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, đánh giá những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục, phân tích, nghiên cứu, phát hiện khả năng tiềm tàng từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, dự báo xu hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Các thông tin CP, DT, KQKD do kế toán cung cấp sẽ tư vấn cho nhà quản lý trong quá trình xử lý, phân tích thông tin, lựa chọn phương án và ra các quyết định kinh doanh phù hợp nhất. 1.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX Hệ thống kế toán DNSX nói chung và kế toán CP, DT, KQKD nói riêng khi được thiết lập khoa học, hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho các thông tin cung cấp có giá trị, đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng. Các nhân tố có tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX bao gồm: Thứ nhất, các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản được thừa nhận Các khái niệm và nguyên tắc kế toán chỉ ra những ranh giới, phạm vi trong hạch toán kế toán, những nguyên tắc chung mà người làm công tác kế toán phải tuân thủ. Các khái niệm và nguyên tắc kế toán sẽ tạo nên những quy định cụ thể ảnh hưởng đến việc ghi chép, đo lường, xử lý và báo cáo các thông tin tài chính. Thứ hai, các yếu tố thuộc khuôn khổ quy định của pháp luật Các thông tin kế toán ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của người sử dụng lên trách nhiệm của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy theo những nguyên tắc, quy định của từng thời kỳ. Vì vậy, kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX chịu ảnh hưởng lớn bởi các quy định pháp luật của từng quốc gia. Các quy định về kế toán được thể chế hóa trong Luật, Chuẩn mực và những vấn đề chi tiết được cụ thể trong các chế độ kế toán có liên quan. Các quy định pháp luật chi phối đến các nguyên tắc, phương pháp, cách thức ghi nhận CP, DT và KQKD trong DNSX. Các quốc gia chú trọng đến sự thống nhất quản lý, sự kiểm soát của nhà nước, các quy định về kế toán sẽ càng chi tiết, cụ thế, chịu ảnh hưởng nhiều bỏi sự điều chỉnh của nhà nước dẫn đến tính linh hoạt của kế toán ương DNSX thấp. Thứ ba, các nhân tố nội tại bên trong của doanh nghiệp Doanh nghiệp là một hệ thống mở với môi trường bên ngoài và đồng thời được cấu thành bỏi nhiều bộ phận với các chức năng riêng biệt. Muốn đạt được các mục tiêu của mình đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành sản xuất, kế toán, marketing...Thiết lập, phát triển và tổ chức điều hành tốt hệ thống kế toán là cơ sở và yêu cầu đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển. Tổ chức bộ máy quản lý, quy mô, trình độ, yêu cầu quản lý, tình hình phân cấp quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ thông tin ở doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán, tổ chức các phần hành công việc kế toán, chức năng nhiệm vụ của nhân viên kế toán, nhân viên hạch toán ban đầu, mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán, thống kê, sản xuất ...trong doanh nghiệp. Mỗi một DNSX có quy trình tổ chức sản xuất, công nghệ, đặc điểm sản phẩm sản xuất, đặc điểm CP, DT khác nhau. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến quá trình xác định nội dung, phạm vi cấu thành CP,DT để xác định KQKD, xác định tài khoản và sổ kế toán CP, DT, thông tin cung cấp trên báo cáo KTTC, báo cáo KTQT... Thứ tư, nhận thức của nhà quản lý trong doanh nghiệp Nhu cầu thông tin kế toán của người ra quyết định trong nội bộ của doanh nghiệp khác với đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài. Bản thân các quyết định trong nội bộ của doanh nghiệp cũng tùy thuộc vào loại quyết định gì, sử dụng cho các nhà quản lý cấp cao hay các nhà quản lý bộ phận. Các thông tin kế toán sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp không bắt buộc phải tuân theo các nguyên tắc kế toán cụ thể. Muốn có các thông tin phù hợp, nhà quản lý phải bỏ ra nhiều CP hơn để thu thập, phân loại, xử lý bằng các phương pháp thích hợp. Nhận thức của nhà quản lý về vai trò và tầm quan trọng của các thông tin KTTC và thông tin KTQT sẽ giúp doanh nghiệp chú trọng quan tâm đầu tư hơn đến công tác kế toán từ đó phát huy hết vai trò của kế toán trong doanh nghiệp. Thứ năm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên thực hiện công việc kế toán Thông tin về CP, DT và KQKD của DNSX được nhân viên kế toán thu thập, xử lý, ghi chép và phản ánh. Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người làm công tác kế toán sẽ quyết định chất lượng của thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng. 1.2. Nội dung kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX 1.2.1. Bản chất, phân loại CP, DT và KQKD trong DNSX 1.2.1.1. Bản chất, phân loại CP trong DNSX Bản chất CP CP là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Xét trên khía cạnh xác định KQKD trong doanh nghiệp, CP là yếu tố cơ bản, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Có nhiều quan điểm khác nhau về CP cụ thể: Theo Hanson Mowen (1997) “CP là sự hao phí vật phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến việc tạo ra kết quả và đánh giá được ”65, tr 69. TheoWoehe (1990) “CP là sự hao phí xét trên phương diện giá trị các vật phẩm và dịch vụ để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm củng như đê duy trì năng lực sản xuất cần thiết cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó ” 73, tr l218. Theo Belverd E.Needles Jr, Henry R.Anderson, James C.Caldwell (2009) “CP là khoản tiền chi ra, hoặc việc sử dụng các tài sản có, hoặc việc gây ra các khoản nợ (hoặc kết hợp cả hai) do việc giao hàng, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác tạo thành các hoạt động liên tục, quan trọng, trọng yếu của đơn vị kinh doanh đó ” 62, tr 121. Đồng quan điểm với các tác giả trên, theo Trần Xuân Nam (2010) “CP là một thước đo bằng những khoản tiền của một số các nguồn lực được sử dụng cho một mục đích 40, tr335. Thước đo được sử dụng các nguồn lực hữu hình, vô hình, thể hiện bằng tiền để có thể tổng hợp được các nguồn sử dụng; CP gắn với một mục đích cụ thể nào đó như sản phẩm, dự án, phòng ban, khách hàng... Các quan điểm này đều chỉ ra rằng bản chất của CP là hao phí của các nguồn lực, các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ; CP phải đo lường và đánh giá được. Theo ủy chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) định nghĩa “CP là các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khẩu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ phải trả dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho các chủ sở hữu ” 40, trl 88. Quan điểm của IASC nghiên cứu, nhấn mạnh và chú trọng CP với khía cạnh là một yếu tố của BCTC bao gồm việc cung cấp thông tin “tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán” và ảnh hưởng đến các yếu tố khác trên BCTC của doanh nghiệp CP sẽ làm giảm tài sản, tăng các khoản nợ dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu. Thuật ngữ “CP” thường được sử dụng gắn liền với các loại CP cụ thể cho một mục đích nhất định 44, trang. Đúng trên góc độ của KTTC hướng vào đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu là bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích liên quan: CP được nhìn nhận như những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các CP phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các CP khác; CP được định lượng bằng một lượng tiền đã chi ra, một mức giảm sút tài sản, tăng một khoản nợ phải trả...; CP được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn sở hữu của doanh nghiệp, được ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu, bằng chúng chúng minh là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đúng trên góc độ của KTQT thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp để đề ra các quyết định trong quá trình quản trị và điều hành doanh nghiệp: CP nhìn nhận chủ yếu theo khía cạnh nhận diện thông tin để ra quyết định quản trị; CP có thể là phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; CP cũng có thể là phí tổn ước tính để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh, những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh. Như vậy, về bản chất CP trong doanh nghiệp chính là: CP là tông giá trị những nguồn lực doanh nghiệp đã hao phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ CP phát sinh làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhưng không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Hiểu và nhận diện đúng về CP giúp công tác kế toán CP khoa học, hợp lý từ đó cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập BCTC và giúp các nhà quản trị trong doanh nghiệp kiểm soát tốt CP phát sinh trong phạm vi quản lý, sử dụng chúng như một công cụ để gia tăng KQKD trong doanh nghiệp. Phân loại CP trong DNSX Phân loại CP trong DNSX xuất phát từ nhu cầu ghi chép, phản ánh và cung cấp thông tin. Thông tin kế toán được cung cấp từ hai hệ thống KTTC và KTQT. Dựa trên cơ sở các tiêu thức, CP được phân chia, sắp xếp theo từng loại, từng nhóm. Các cách phân loại CP cơ bản có liên quan đến mục đích nghiên cứu của luận án cụ thể như sau: Phân loại CP theo nội dung kinh tế cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại CP mà doanh nghiệp đã sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin lập thuyết minh BCTC, cung cấp tài liệu lập dự toán CP sản xuất kinh doanh. CP trong DNSX bao gồm các yếu tố: CP nguyên liệu, vật liệu; CP nhân công; CP khấu hao TSCĐ; CP dịch vụ mua ngoài; CP bằng tiền khác. Phân loại CP theo chức năng là căn cứ để xác định giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ trong DNSX, cung cấp các thông tin có hệ thống để lập BCTC, kiểm soát CP phát sinh theo hoạt động. Theo cách phân loại này, trong DNSX CP được chia làm các khoản mục: + Các khoản mục CP thuộc phạm vi sản xuất của doanh nghiệp và là căn cứ để xác định giá thành sản xuất, cấu thành lên giá vốn khi sản phẩm tiêu thụ CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là toàn bộ CP về NVL chính, phụ sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm. CP nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm của các DNSX. CP nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, phụ cấp có tính chất tiền lương, các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm. Cũng như CP nguyên vật liệu trực tiếp, trong DNSX CP nhân công trực tiếp cũng dễ nhận diện, định lượng chính xác, tập hợp kịp thời khi phát sinh, có thế căn cứ vào các chứng từ đế tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm. CP sản xuất chúng bao gồm toàn bộ những khoản CP còn lại phát sinh ở bộ phận sản xuất ngoài CP nguyên vật liệu trực tiếp và CP nhân công trực tiếp. CP sản xuất chung bao gồm CP nhân viên phân xưởng, CP vật liệu, CP dụng cụ, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài dùng cho quản lý phân xưởng. CP sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố CP có đặc điểm, nguồn gốc phát sinh khác nhau, liên quan đến nhiều hoạt động trong doanh nghiệp lên quá trình tập hợp thường chậm và phức tạp. Mặt khác việc phân bổ dễ làm sai lệch CP đặc biệt đối với những quy trình sản xuất mà khoản mục CP này chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng đến độ tin cậy của các chỉ tiêu giá thành. + Các khoản mục CP phát sinh ngoài phạm vi sản xuất bao gồm CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp, CP hoạt động tài chính CP bán hàng là những khoản CP đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược và chính sách bán hàng của doanh nghiệp. CP quản lý doanh nghiệp là những CP liên quan đến khâu quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, điều hành doanh nghiệp. CP quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố CP, có nguồn gốc đặc điểm khác nhau, liên quan đến quy mô tổ chức của doanh nghiệp vì vậy việc tập hợp thường chậm, việc phân bổ phức tạp hay dẫn đến sai lệch thông tin CP trong từng sản phẩm. + CP hoạt động tài chính là các khoản CP liên quan đến các hoạt động về vốn như CP liên doanh, đầu tư tài chính... Phân loại CP theo mối quan hệ của CP với các khoản mục trên BCTC cho thấy được sự chuyển dịch của CP vào KQKD trong DNSX. Theo cách phân loại này, CP trong DNSX bao gồm: CP sản phẩm là những CP gắn liền với sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Trong DNSX các CP sản phẩm như CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung phát sinh trong kỳ. CP sản phẩm phát sinh ở một kỳ hàng bán trên báo cáo KQKD khi sản phẩm tiêu thụ và nằm ở giá vốn của hàng tồn kho nếu sản phẩm chưa bán. CP thời kỳ là những khoản CP phát sinh trong kỳ hạch toán và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ, khoản CP hoàn toàn biệt lập với quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, bao gồm các khoản CP bán hàng, chi lãi tiền vay, CP quản lý hành chính... Phân loại CP theo mối quan hệ với mức độ hoạt động là cách nhận diện CP cơ bản của KTQT. Nó giúp nhà quản trị thấy được cách ứng xử của CP từ đó đưa ra kế hoạch CP, kiểm soát và chủ động điều tiết tốt CP, đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả. Theo cách phân loại này, CP trong DNSX bao gồm: + CP khả biến (biến phí) là khoản CP nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với những biến đổi của mức độ hoạt động, còn nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động biến phí có thể là một hằng số. Biến phí bao gồm biến phí tỷ lệ (là biến phí mà sự biến động của chúng hoàn toàn tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động) và biến phí cấp bậc (là loại biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định). Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ, số giờ máy hoạt động...Trong DNSX biến phí tồn tại khá phổ biến. Biến phí tỷ lệ như CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP hoa hồng bán hàng... Biến phí cấp bậc như CP lương lao động bảo dưỡng, CP điện năng tiêu thụ....Đe kiểm soát tốt biến phí tỷ lệ không chỉ kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LƯƠNG KHÁNH CHI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 MỤC LỤC Trang Danh mục tò viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ, hình MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÊ KẾ TOÁN CP, DT VÀ KQKD TRONG DNSX 15 1.1 Vai trò nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CP, DT KQKD 15 DNSX 1.1.1 Vai trò kế toán CP, DT KQKD DNSX 15 1.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CP DNSX 17 1.2 Nội dung kế toán CP, DT KQKD DNSX 1.2.1 Bản chất, phân loại CP, DT KQKD DNSX 19 19 1.2.2 Nội dung kế toán CP, DT KQKD DNSX phương diện KTTC 31 1.2.3 Nội dung kế toán CP, DT KQKD DNSX phương diện KTQT 45 1.3 Kinh nghiệm số nước giói kế toán CP, DT 60 KQKD DNSX 1.3.1 Kế toán CP, DT KQKD theo hệ thống kế toán Mỹ 60 1.3.2 Kế toán CP, DT KQKD theo hệ thống kế toán Pháp 63 1.3.3 Bài học kinh nghiệm kế toán CP, DT KQKD DNSX Việt Nam 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 67 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CP, DT VÀ KQKD TRONG CÁC DNSX XI MĂNG THUỘC TCT CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM 68 2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 68 2.1.1 Tổng quan hình thành phát triển ngành Công nghiệp xi măng Việt Nam TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 68 2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 72 2.2 Thực trạng kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 85 2.2.1 Những thuận lợi khó khăn vận dụng hệ thống kế toán Việt Nam kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 85 2.2.2 Thực trạng kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 97 2.3 Đánh giá thực trạng kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 127 2.3.1 Đánh giá thực trạng phân loại CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 128 2.3.2 Đánh giá thực trạng kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam phương diện KTTC 128 2.3.3 Đánh giá thực trạng kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam phương diện KTQT 2.3.4 Nguyên nhân tồn KẾT LUẬN CHƯƠNG 130 131 133 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CP, DT VÀ KQKD TRONG CÁC DNSX XI MĂNG THUỘC TCT CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM 3.1 134 Định hướng phát triển yêu cầu hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 134 3.1.1 Định hướng phát triểncủa ngành công nghiệp xi măng Việt Nam TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 134 3.1.2 Các yêu cầu hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 135 3.2 Hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 137 3.2.1 Hoàn thiện nhận diện phân loại CP, DT KQKD 137 3.2.2 Hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam phương diện KTTC 146 3.2.3 Hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam phương diện KTQT 158 3.3 Điều kiện thực giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 177 3.3.1 Về phía Nhà nước quan chức 177 3.3.2 Về phía TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 177 3.3.3 Về phía DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 178 KẾT LUẬN CHƯƠNG 180 KẾT LUẬN 181 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BCTC BHXH Báo cáo tài Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CP CTCP Chi phí Công ty cổ phần DNSX Doanh nghiệp sản xuất DT Doanh thu KPCĐ KQKD Kinh phí công đoàn Kết kinh doanh KTTC Kế toán tài KTQT Kế toán quản trị TCT Tổng công ty TSCĐ Tài sản cố định TTTN Trung tâm trách nhiệm TIẾNG ANH FASB Hội đồng chuẩn mực kế toán tài Mỹ Financial Accounting Standards Board IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standards Board Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS IFRS International Accounting Standards Chuẩn mực báo cáo tài quốc tế International Financial Reporting Standards VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam Vietnamese Accounting Standards DANH MỤC CÁC BẢNG, BIÊU Số hiệu bảng, biểu 2.1 Tên bảng biểu Bảng tổng hợp khác biệt phân loạiCP theo cách Trang 99 ứng xử CP 2.2 Giá trị thương hiệu phân bổ vào CP bán hàng 111 2.3 Bảng tổng hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho 114 2.4 Bảng tổng hợp DT bán hàng khoản giảm trù’ DT 115 2.5 Bảng kết tiêu thụ sản phẩm xi măng clinker năm 116 2013, 2014, 2015 TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 2.6 Bảng tổng hợp DT hoạt động tài 117 3.1 Dự báo nhu cầu xi măng 134 3.2 Phân loại CP theo chức cách ứng xử CP 140 3.3 Mã đối tượng tập hợp CP 150 3.4 Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp công đoạn Khai thác 161 đá 3.5 Dự toán CP nhân công trực tiếp công đoạn Khai thác đá 162 3.6 Dự toán CP sản xuất chung công đoạn Khai thác đá 163 3.7 Tiêu thức phân bổ CP hoạt động sảnxuất phụ trợ 165 DANH MỤC CÁC sơ ĐỒ, HÌNH Số sơ đồ 1.1 Tên sơ đồ Trang Mối quan hệ quy trình thực KTQT với chức 46 quản trị 1.2 Dự toán sản xuất kinh doanh 49 2.1 Mô hình tổ chức quản lý CTCP xi măng Hà Tiền 75 2.2 Mô hình tổ chức quản lý Công ty xi măng VICEM 77 Tam Điệp 3.1 Quy trình kế toán ghi nhận tập hợp CP 155 3.2 Quy trình kế toán bán hàng đơn vị trục thuộc hạch toán 157 phụ thuộc không phân cấp hạch toán đến KQKD 3.3 Quy trình kế toán bán hàng đơn vị trục thuộc hạch toán 158 phụ thuộc phân cấp hạch toán đến KQKD Số hình 2.1 Tên hình Sản lượng xi măng sản xuất tiêu thụ TCT công Trang 72 nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016 2.2 Tương quan thị phần xi măng tiêu thụ nội địa năm 2015 so 72 với năm 2014 2.3 Tiêu thụ sản phẩm xi măng năm 2013 - 2014 82 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 2.4 Cơ cấu tổ chức máy kế toán 2.5 Cơ cấu CP sản xuất xi măng Công ty xi măng VICEM 83 103 Hải Phòng, Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch, CTCP xi măng Hà Tiền năm 2015 2.6 Cơ cấu CP tài số DNSX xi măng thuộc TCT 113 công nghiệp xi măng Việt Nam năm 2015 3.1 Hệ thống báo cáo trách nhiệm DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 174 MỞ ĐÀU l Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu Xi măng sở công nghiệp hình thành phát triển sớm Việt Nam Trong năm qua, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đóng góp phần quan trọng vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Theo báo cáo ngành xi măng, tính đến năm 2015, nước có 77 dây chuyền lò quay với công suất thiết kế 81,15 triệu tấn, tổng sản lượng sản xuất toàn ngành xi măng 76,28 triệu đạt mức hiệu suất huy động chung 94%, sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa đạt 55,1 triệu tấn, xuất 17,86 triệu [591- Thị phần doanh nghiệp sản xuất xi măng nước chia làm nhóm chính: doanh nghiệp thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh doanh nghiệp tập đoàn, công ty tư nhân tự đầu tư, xây dựng Mục tiêu phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 định hướng đến năm 2030 "Phát triển ngành công nghiệp xi măng theo hướng công nghiệp hoá, địa hoá bền vững, có công nghệ tiền tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường" TCT công nghiệp xi măng Việt Nam giữ vai trò việc ổn định sản xuất, tiêu thụ bình ổn thị trường tiêu thụ xi măng nước [16] Năm 2016, sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có mức tăng trưởng cao đạt 21,3 triệu (tăng 11% so với năm 2015) chiếm gần 36% thị phần tiêu thụ xi măng nội địa nước [53] Tuy nhiên, thị trường xi măng nội địa đứng trước tình trạng vượt so với cầu nên mức độ cạnh tranh ngành khốc liệt, thị trường xi măng xuất gặp nhiều khó khăn CP sản xuất lớn so với đối thủ cạnh tranh Thái Lan, Trung Quốc Để đạt mục tiêu phát triển TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, với vai trò cung cấp thông tin làm sở cho việc định, chất lượng thông tin kế toán DNSX xi măng đòi hỏi ngày cao Thông tin kế toán đo lường, ghi chép phản ánh đầy đủ qua hệ thống KTTC KTQT thông tin kế toán CP, DT KQKD thông tin quan trọng Các nghiên cứu kế toán ngành xi măng phạm vi nghiên cứu thực nghiên cứu, khảo sát DNSX xi măng Việt Nam với nội dung nghiên cứu tập trung vào tổ chức kế toán, KTQT CP, kế toán CP giá thành chưa có nghiên cứu tổng thể kế toán CP, DT KQKD mối quan hệ tác động qua lại, cung cấp thông tin lẫn hệ thống KTTC KTQT Vì vậy, tác giả định lựa chọn đề tài nghiên cứu "Hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong Tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đề cập đến công trình nghiên cứu khoa học có tính lý luận thực tiễn ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu từ điểm tác giả có kế thừa khoảng trống tri thức làm sở cho đề tài nghiên cứu tác giả 2.1 Tình hình nghiên cứu nước Thứ nhất, công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò tồn song song KTTC KTQT hệ thống kế toán doanh nghiệp (1) Tác giả Donal W.Romney (1986) với nghiên cứu “Management Inýbrmation System ” cho thấy vai trò quan trọng hệ thống thông tin KTQT với công tác quản trị doanh nghiệp cần thiết thiết lập song song hệ thống thông tin KTQT với hệ thống thông tin KTTC tổ chức Nghiên cứu cho hệ thống thông tin KTQT phần kết nối lập kế hoạch kiểm soát tổ chức Một công ty thành lập hệ thống kế hoạch kiểm soát để giúp đạt mục tiêu tổ chức môi trường ngoại cảnh cho trước Sự bất ổn định môi trường ngày cao công ty có nhiều thay đổi việc thiết lập hệ thống thông tin KTQT coi trọng Tuy nhiên nghiên cứu chưa nhân tố tác động đến việc thiết lập hai hệ thống này, đặc biệt nhân tố chất, chi phối với hệ thống (2) Tác giả BarTield, Raibom & Kinney (1998) với nghiên cứu “Cost accơunting: Tradỉtỉons and innovation” mục tiêu chất KTTC KTQT khác dựa hệ thống liệu thiết lập qua tài khoản kế toán Trong trường hợp KTTC KTQT thiết lập hệ thống thường dẫn đến tập trung vào việc cung cấp thông tin cho mục đích KTTC, nhung thông tin đầu điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nội Thứ hai, công trình nghiên cứu đề cập tới kế toán CP, DT KQKD doanh nghiệp sản xuất Đề cập đến phương pháp ghi nhận đo lường DT Jonathan C.Glover and Yuji Ijiri (2000) nghiên cứu “Revenue accounting in the age of ECommerce: Exploring its conceptual and analytical frameworks ” điểm hạn chế phương pháp DT truyền thống chưa thiết lập điểm mốc, khoản DT cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng để đánh giá tiến triển trình tạo DT chưa có phương pháp đo lường bền vững DT từ nghiên cứu đề xuất cách tiếp cận kế toán DT bao gồm: đưa việc thiết lập điểm mốc, khoản DT quan trọng đo lường gia tăng DT phương pháp tuyến tính theo cấp số nhân để xem xét thông tin tính bền vững DT Các công trình nghiên cứu nước chủ yếu đề cập đến KTQT CP nghiên cứu vận dụng phương pháp CP xác định xác CP phân bổ cho đối tượng chịu CP: (1) Monden, Y.VpHamada, K (1991) với nghiên cứu “Target Costing and Kaizen Costing ỉn Japanese Automobille Companỉes ” phương pháp kế toán quản trị CP đại CP mục tiêu áp dụng có hiệu doanh nghiệp sản xuất ô tô Nhật Bản (2) Thomas W.Lin, Kenneth A Merchant, Yi’Ou Yang, Zengbiao Yu (2005) với nghiên cứu “Target costing and incentive compensation ” đánh giá ngành sản xuất thép, áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu mang tính hiệu kinh nhuận có quyền định CP, DT lên đánh giá trung tâm lợi nhuận bao gồm hai phương diện biến động sản lượng, biến động giá bán CP Trung tâm đầu tư mở rộng trung tâm lợi nhuận, lợi nhuận đánh giá cách so sánh với tài sản hay giá trị đầu tư vào trung tâm Đe đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư sử dụng tiêu Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), Thu nhập thặng dư (RI) để xem xét phân tích nhân tố ảnh hưởng Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư xác định sau: ROI = Lợi nhuận Vốn đầu tư Lợi nhuận = : —— — DT DT X ——-—-7— Vôn đâu tư Chỉ tiêu ROI cho biết sau kỳ hoạt động, đầu tư đồng vốn thu đồng lợi nhuận từ đánh giá hiệu sử dụng vốn trung tâm đầu tư Sử dụng tiêu ROI xác định ảnh hưởng nhân tố đến sức sinh lòi vốn đầu tư trung tâm đầu tư bao gồm tỷ lệ sinh lời DT vòng quay vốn đầu tư Đe tăng ROI nhà quản lý đưa biện pháp để tăng lợi nhuận tăng DT, giảm CP giảm vốn đầu tư Tuy nhiên sử dụng ROI để đánh giá nhà quản lý trung tâm trọng đến ROI dẫn đến việc đưa định mang tính ngắn hạn, bỏ qua hội đầu tư cho tương lai Ngoài tiêu ROI, để đánh giá hiệu trung tâm đầu tư sử dụng tiêu Thu nhập thặng dư (RI) xác định sau: Thu nhập thặng dư (RI) = Lợi nhuận - (Vốn đầu tư X Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn) Chỉ tiêu RI đánh giá kết trung tâm đầu tư cho biết lợi nhuận lại sau trừ CP vốn sử dụng Tuy nhiên, RI tiêu tuyệt đối, RI thường cao trung tâm đầu tư có quy mô lớn lên so sánh, đánh giá trung tâm đầu tư số vốn, tài sản đầu tư khác Vì đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư cần sử dụng kết hợp hai tiêu ROI RI Báo cáo trách nhiệm TTTN Trung tâm CP Trung tâm CP sản xuất Trung tâm CP bán hàng Trung tâm CP quản lý doanh nghiệp > * ■ > - Báo cáo phân tích biến động CP nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung - Báo cáo thực CP sản xuất - Báo cáo phân tích biến động CP bán hàng - Báo cáo thực CP bán hàng - Báo cáo phân tích biến động CP quản lý doanh nghiệp - Báo cáo thực CP quản lý doanh nghiệp Hình 3.1: Hệ thống báo cáo trách nhiệm DNSXxi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam (Nguồn: Tác giả đề xuất) Báo cáo trách nhiệm lập trung tâm CP bao gồm: Với công đoạn sản xuất lập Báo cáo phân tích biến động CP bao gồm Báo cáo phân tích biến động CP nguyên vật liệu trực tiếp; Báo cáo phân tích biến động CP nhân công trực tiếp để đánh giá biến động lượng giá loại nguyên vật liệu, khoản hao phí lương, bảo hiểm, phụ cấp; Báo cáo phân tích biến động CP sản xuất chung theo biến phí định phí Báo cáo tình hình thực CP sản xuất công đoạn Riêng công đoạn nghiền xi măng việc phân tích biến động theo công đoạn cần xem xét, phân tích biến động chi tiết theo sản phẩm xi măng sản xuất Với hoạt động sản xuất phụ trợ lập Báo cáo phân tích biến động biến phí, định phí phận sản xuất phụ trợ để đánh giá mức độ biến động CP phát sinh phận sản xuất phụ trợ phân bố cho công đoạn Báo cáo trách nhiệm lập trung tâm CP bán hàng CP quản lý doanh nghiệp bao gồm Báo cáo phân tích biến động CP (biến phí, định phí) Báo cáo thực CP Báo cáo trách nhiệm lập trung tâm DT bao gồm: Báo cáo tình hình thực DT bán hàng lập Trung tâm tiêu thụ để đánh giá kết thực DT cửa hàng, chi nhánh thuộc trung tâm tiêu thụ, Báo cáo phân tích biến động DT lập trung tâm tiêu thụ để so sánh DT thực so với DT dự toán, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến biến động DT giá bán sản lượng sản phẩm xi măng tiêu thụ Báo cáo trách nhiệm lập trung tâm lợi nhuận bao gồm: Báo cáo tình hình thực lợi nhuận theo phương pháp xác định CP trực tiếp, Báo cáo tình hình thực lợi nhuận theo phương pháp CP toàn Báo cáo tổng hợp đánh giả trách nhiệm lập trung tâm đầu tư để so sánh tiêu ROI, RI phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tiêu Hệ thống Báo cáo trách nhiệm xây dựng theo Phụ lục 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10 3.3 Điều kiện thực giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam 3.3.1 phía Nhà nước quan chức Xuất phát từ việc phân tích nhũng khó khăn việc vận dụng khung pháp lý kế toán CP, DT KQKD DNSX kinh doanh nói chung DNSX xi măng nói riêng, để thực nội dung hoàn thiện đề cập trên, phía Nhà nước quan chức năng: - Cập nhập, sửa đổi ban hành chuẩn mực kế toán nhằm hoàn thiện khung pháp lý kế toán đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Các chuẩn mực kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán CP, DT, KQKD VAS 02, VAS 03, VAS 04 có nhiều điểm chưa thống với chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT - BTC như: quy định phương pháp tính giá hàng xuất kho, đo lường giá trị tài sản VAS 14 quy định ghi nhận DT theo mô hình “chuyển giao rủi ro lợi ích” không phù hợp với thông lệ quốc tế IFRS 15 áp dụng theo mô hình “chuyển giao quyền kiểm soát hàng hóa dịch vụ thông qua việc thực nghĩa vụ hợp đồng” - chế độ kế toán: sử dụng riêng tài khoản CP để theo dõi khoản CP dự phòng, không theo dõi ghi nhận TK 632, 642; quy định bắt buộc tài khoản cấp sử dụng, tài khoản cấp 2,3 doanh nghiệp vận dụng phù hợp với đặc điếm sản xuất kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý, hạch toán mà không cần phải đăng ký với Bộ Tài 3.3.2 phía TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có vai trò quan trọng phát triển DNSX xi măng nói riêng điều tiết, bình ốn thị trường xi măng nước nói chung Để thực nội dung hoàn thiện, phía TCT công nghiệp xi măng việt Nam: - Xác định mô hình tổ chức kế toán DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam Trước hết, việc tổ chức máy kế toán tổ chức công tác KTTC, KTQT thực kết hợp để đảm bảo tính gắn kết cao mặt thông tin kế toán Khi nội dung KTQT hoàn thiện, chuyển sang áp dụng mô hình hồn hợp tách biệt độc lập phần hành tổ chức KTQT CP giá thành - Quy định nội dung, nguyên tắc kế toán khoản CP sản xuất theo công đoạn sản xuất hoạt động sản xuất phụ trợ, khoản CP sản xuất để giảm thiểu khác biệt trình xác định giá thành sản xuất giá thành toàn DNSX xi măng - Trên sở quy định mang tính hướng dẫn áp dụng KTQT DNSX Bộ Tài chính, TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cần xây dựng hướng dẫn nội dung KTQT CP,DT KQKD cụ thể: Thiết lập hệ thống dự toán CP, DT KQKD dự toán CP cần phải xây dựng theo cách ứng xử CP, chi tiết cho công đoạn sản xuất chính, trung tâm tiêu thụ Tổ chức thu thập thông tin CP, DT, KQKD phục vụ cho mục tiêu KTQT cung cấp thông tin cho nhà quản lý đế kiểm tra, đánh giá định thiết lập hệ thống danh mục tài khoản kế toán gắn với trung tâm trách nhiệm, hệ thống chúng từ kế toán, sổ kế toán chi tiết CP, DT KQKD Thiết lập hệ thống tiêu quản trị, tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho nội doanh nghiệp Thiết lập hệ thống báo cáo KTQTCP, DT KQKD CP phân loại theo cách ứng xử, lập cho tùng phận lập cho toàn doanh nghiệp 3.3.3 phía DNSX xi măng thuộc TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam - Nâng cao nhận thức nhà quản lý đội ngũ kế toán doanh nghiệp vai trò tầm quan trọng thông tin KTTC thông tin KTQT hệ thông thông tin kê toán nói riêng hệ thông thông tin quản lý doanh nghiệp nói chung - Tổ chức máy kế toán kết hợp KTTC KTQT cần có phân định rõ ràng trách nhiệm quyền hạn phận kế toán việc thu nhận, xử lý cung cấp thông tin kế toán Thông tin KTQT phải thiết lập, tránh trùng lặp với thông tin KTTC - Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác kế toán doanh nghiệp KẾT LUẬN CHƯƠNG Với việc áp dụng mô hình kết hợp tổ chức máy kế toán, xuất phát từ đặc thù sản xuất kinh doanh DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, tác giả đưa nội dung hoàn thiện phù hợp với mô hình kế toán, thể kết nối thông tin hai hệ thống kế toán đồng thời trọng cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực chức quản trị doanh nghiệp Nội dung hoàn thiện trọng từ khâu thực nhận diện phân loại chi phí kết hợp chức cách ứng xử chi phí; tổ chức vận dụng tài khoản sổ kế toán phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, gắn với trung tâm chi phí, doanh thu; xây dựng quy trình kế toán tập hợp chi phí, ghi nhận doanh thu; xây dựng hệ thống dự toán, phân bổ chi phí phụ trợ sản xuất; phân tích, so sánh thông tin đánh giá trách nhiệm quản lý KẾT LUẬN Thông tin kế toán CP, DT KQKD giữ vai trò quan trọng hệ thống kế toán DNSX, đo lường, ghi chép phản ánh đầy đủ qua hệ thống KTTC KTQT Xây dựng thiết lập hệ thống kế toán CP, DT KQKD khoa học, hợp lý, hiệu cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị doanh nghiệp đối tượng sử dụng thông tin khác Với việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam”, tác giả giải số vấn đề sau: - Khái quát khung lý thuyết kế toán CP, DT KQKD DNSX phương diện KTTC tiếp cận với góc độ nguyên tắc chung chuẩn mực kế toán quốc tế - Khái quát khung lý thuyết kế toán CP, DT KQKD DNSX phương diện KTQT tiếp cận theo quy trình KTQT gắn với chức nhà quản trị doanh nghiệp - Chỉ rõ thực trạng kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam hai phương diện KTTC KTQT từ đưa đánh giá làm đề xuất giải pháp - Đưa hệ thống giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD phù hợp với mô hình tổ chức kế toán kết hợp, thể gắn kết, mối quan hệ tương tác hai hệ thống kế toán đồng thời đảm bảo phù hợp với đặc thù cung cấp thông tin hệ thống kế toán Trong phạm vi luận án, tác giả cố gắng vận dụng kiến thức nghiên cứu đế hoàn thành Tuy nhiên, kết nghiên cún luận án có hạn chế định, mong ý kiến đóng góp thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè để luận án hoàn thiện DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu CỦA TÁC GIẢ Lương Khánh Chi (2011), “Anh hưởng mô hình kế toán tiền mặt mô hình kế toán dồn tích đến kết kinh doanh doanh nghiệp”, Tạp chí Thương mại, (19), Tr 37-40 Lương Khánh Chi (2014), “Kế toán chi phí, doanh thu, kết kinh doanh theo hệ thống kế toán Mỹ, Pháp học kinh nghiệm vận dụng Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Hải Phòng, (02/03), ISSN 1859 - 2368, Tr 61-66 Lương Khánh Chi (2015), “Ảnh hưởng số chuẩn mực kế toán quốc tế chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán chi phí doanh nghiệp sản xuất”, Tạp chí khoa học Đại học Hải Phòng, (03/12), ISSN 1859 - 2368, Tr 1925 Lương Khánh Chi (2015), “Vận dụng kế toán trách nhiệm công ty sản xuất xi măng”, Tạp chí Tài chính, Kỳ tháng 12 (623), ISSN - 005 - 56, Tr 35-36 Lương Khánh Chi (2016), “Kế toán quản trị chi phí - nhìn từ thực tiễn triển khai công ty sản xuất xi măng”, Tạp chí Tài chính, Kỳ tháng 10 (643), ISSN - 005 - 56, Tr 31-33 Lương Khánh Chi (2016), Đề tài nghiên cún khoa học cấp trường “Hoàn thiện kế toán chi phí DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam” DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Mai Ngọc Anh (2007) “Tổ chức công tác kế toán CP, DT kết hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài Bộ Tài (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 việc ban hành công bố bốn (4) chuân mực kế toán Việt Nam (đợt 1) Bộ Tài (2002), Quyết định sổ 165/2002/QĐ - BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 việc ban hành công bố sáu (6) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2) Bộ Tài (2003), Quyết định số 234/2003/QĐ - BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 việc ban hành công bố sáu (6) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3) Bộ Tài (2005), Quyết định sổ 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng năm 2005 việc ban hành công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4) Bộ Tài (2005), Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 thảng 12 năm 2005 việc ban hành công bố bốn (04) Chuân mực kế toán Việt Nam (đợt 5) Bộ Tài (2006), Thông tư sổ 20/2006/ TT - BTC ngày 20 tháng năm 2006 việc hướng dẫn thực sáu (06) chuân mực kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng năm 2005 Bộ trưởng Bộ tài Bộ Tài (2006), Thông tư số 21/2006/TT - BTC ngày 20/03/2006 việc hướng dẫn thực bổn (04) chuẩn mực kế toán Việt Narn ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 Bộ trưởng Bộ tài Bộ Tài (2006), Thông tư sổ 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 06 năm 2006 việc Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị doanh nghiệp 10 Bộ Tài (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển ỉ), NXB Tài 11 Bộ tài (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), NXB Tài 12 Bộ tài (2007), Thông tư số Ỉ6Ỉ/2007/TT - BTC ngày 31 tháng 12 chính năm 2007 hướng dẫn thực mười sáu (16) chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số Ỉ49/2001/QĐ - BTC ngày 31 thảng 12 năm 2001, Quyết định số 165/2002/QĐ - BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002, Quyết định số 234/2003/QĐ - BTC ngày 30 thảng 12 năm 2003 13 Bộ tài (2014), Thông tư sổ 200/20ỉ4/TT-BTC Bộ Tài ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định Chế độ kế toán doanh nghiệp 14 Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2010), Giáo trình chuẩn mực kế toán quốc tế, Nhà xuất Tài chính, Hà Nội 15 Chính phủ (2003), Luật kế toán, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 16 Chính phủ (2011), Quyết định 1488/QĐ - TTg ngày 29/08/2011 Thủ tuông phủ “Phê duyệt Quy hoạch phát triến công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 định hưóng đến năm 2030” 17 Công ty xi măng VICEM Tam Điệp (2015), Báo cáo tài 18 Công ty xi măng VICEM Hải Phòng (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài 19 Công ty xi măng VICEM Hải Phòng (2013), (2014), (2015), Báo cáo kế toán quản trị 20 Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài 21 toán quản trị Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch (2014), (2015), Báo cáo kế 22 CTCP chúng khoán Phương Nam (2013) (2014), Báo cáo phân tích ngành xi măng 23 CTCP xi măng Bỉm Sơn (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài 24 CTCP xi măng Bỉm Son (2013), (2014), (2015), Báo cáo thường 25 CTCP xi măng Bút Son (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài 26 CTCP xi măng Bút Son (2013), (2014), (2015), Báo cáo thường 27 CTCP xi măng Hoàng Mai (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài 28 CTCP xi măng Hoàng Mai (2013), (2014), (2015), Báo cáo thường 29 CTCP xi măng Hải Vân (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài 30 CTCP xi măng Hải Vân (2013), (2014), (2015), Báo cáo thường 31 CTCP xi măng Hà Tiên (2013), (2014), (2015), Báo cáo tài 32 CTCP xi măng Hà Tiên (2013), (2014), (2015), Báo cáo thường 33 CTCP xi măng Hà Tiên (2014), (2015), Báo cáo kế toán quản trị 34 Trần Thị Dự (2012), Hoàn thiện kế toán CP với việc tăng cường quản niên niên niên niên niên trị CP doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 35 Phan Đức Dũng (2007), Kế toán Mỹ, Nhà xuất Thống kê 36 Nguyễn Phú Giang (2009), Kế toán quốc tế, Nhà xuất tài 37 Đồ Thị Hồng Hạnh (2015), Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết kinh doanh doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công tỵ thép Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 38 Ngô Thị Thu Hương (2012), Hoàn thiện tô chức công tác kế toán công ty cô phần sản xuất xi măng , Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài 39 Trần Thị Thu Hường (2014), Xây dụng mô hình kế toán quản trị chi phí doanh nghiệp sản xuất xỉ măng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 40 Trần Xuân Nam (2010), Kế toán tài chính, Nhà xuất thống kê 41 Đặng Thị Loan (2012), Giáo trình Kế toán tài doanh nghiệp, Nhà xuất Đại học Kinh tế quốc dân 42 Huỳnh Lợi (2012), Kế toán quản trị, Nhà xuất Phương Đông 43 Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm DNSX sữa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 44 Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thị Đông (2002), Giáo trình Kế toán quốc tế, Nhà xuất thống kê 45 Nguyễn Ngọc Quang (2012), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 46 Nghiêm Thị Thà (2007), Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết kinh doanh doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài 47 Mai Anh Tài (2012), Xây dựng chiến lược phát triển TCT công nghiệp xỉ măng Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 48 Đào Văn Tài, Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa (2003), Kế toán quản trị áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất thành phố Hồ Chí Minh 49 Ngô Kim Thanh (2013), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất Đại học Kinh tế quốc dân 50 Nguyễn Thị Thu (2009), Kế toán ngôn ngữ kinh doanh, Nhà xuất Thống kê 51 Nguyễn Thị Thu (2009), Kế toán sở cho định quản lý, Nhà xuất Thống kê 52 Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất Tài chính, Hà Nội 53 TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014, 2015 54 Lun Đức Tuyên (2002), Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xi măng doanh nghiệp nhà nước, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài 55 Đỗ Thị Minh Thoa (2015), Tô chức công tác kế toán chi phí, doanh thu kết hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành Việt Nam nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài 56 Tràn Trung Tuấn (2015), Nghiên cứu kế toán trách nhiệm doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 57 Tài liệu trang thông tin điện tử Bộ Tài (www.mof.gov.vn) 58 Tài liệu trang thông tin điện tử TCT công nghiệp xi măng Việt Nam (www.vicem.vn) 59 Tài liệu trang thông tin điện tử: http://www.tapchiketoan.com http://www.webketoan.vn http://www.vnca.org.vn http://www vatlieuxaydung.org.vn Tiếng Anh 60 Adler, Everett Waldron (2000) , “Advanced management accounting techniques in manuíacturing: Utilisation, beneíits, and barriers to implementation”, Accounting Forum 61 Baríĩeld, Raibom&kinney (1998), Cost accounting: Tradỉtions and innovation, South - Westem College Publishing, Cincinnati 62 Belverd E.Needles Jr, Henry R.Anderson, James C.Caldwell (2009), Principles of Accounting 63 Donald W.Romney (1986), Management In/ormation System, Proquest Central 64 Godírey, Hodgson & Holmes (1997), Accounting theory, Jacaranda Wiley Ltd., Australia 65 Hanson & Mowen (2009), Cost Management: Accountỉng and Control, South - Westem College Publishing, Cincinnati 66 Majid Nih Ahmadabadi, Ali Soleimani (2013), Feasibility Study for Implemention of an Activity - Based Costing System in Alloy Steel Indutries, International Joumal of Reseach in Commerce, IT & Management 67 Mohamard Sepehri, Global Accounting Standard”, Ph.D Professor of management & International Business, David College of Business, Jacksonville University 68 Monden, Y.VpHamada, K (1991), Target Costing and Kaizen Costing in Japanese Automobille Companỉes, 69 IFRS 15 “Revenue from Contracts with Customers” 70 Skousen, Langenderíer, Albrecht, Buehlmann (1995), Accounting principles and applications 71 Thomas W.Lin, Kenneth A Merchant, Yi’Ou Yang, Zengbiao Yu (2005), Target costing and incentive compensation , Cost Managerment 72 Topor loan Dan (2013), New dimension oýcost type in/ormation for decision making in the wine industrỵ, PhD thesis, University of Alba Julia “ Decembrie 1918”, Bungaria 73 Woeche, G (1990), Management of Cost Accounting, 17.AuFl, Munchen 74 www.ifrs.org ... 3.2.2 Hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thu c TCT công nghiệp xi măng Việt Nam phương diện KTTC 146 3.2.3 Hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thu c TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. .. 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CP, DT VÀ KQKD TRONG CÁC DNSX XI MĂNG THU C TCT CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM 3.1 134 Định hướng phát triển yêu cầu hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thu c TCT công. .. trạng kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thu c TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 85 2.2.1 Những thu n lợi khó khăn vận dụng hệ thống kế toán Việt Nam kế toán CP, DT KQKD DNSX xi măng thu c TCT công nghiệp

Ngày đăng: 08/06/2017, 11:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan