Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh dịch vụ tại Công ty thương mại và XNK Viettel
Trang 2DANH MỤC VIẾT TẮT
TSCĐ : Tài sản cố định.CCDC : Công cụ dụng cụ.NVL : Nguyên vật liệuSXKD : Sản xuất kinh doanh.GTGT : Giá trị gia tăng XNK : Xuất nhập khẩu
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
L i nhu n tr c thuợậướế 74
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, các doanh nghiệp ở nước ta đã đi vào thực hiện hạch toán độc lập đảm bảo nguyên tác tự trang trải và có lãi Chính điều này các doanh nghiệp phải từng bước nâng cao công tác quản lý, tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ, thực hiện triệt để công tác tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh.
Do đó vấn đề chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là thường xuyên được đặt ra đối với tất cả các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
Nếu như trước đây, trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tổ chức hạch toán chi phí, doanh thu và kết qủa ở các đơn vị kinh tế được Nhà nước "lo" cho hầu như toàn bộ: kinh doanh có lãi thì đơn vị được hưởng còn thua lỗ thì Nhà nước chịu Nhưng sang cơ chế quản lý kinh tế mới" cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính
Trang 4sách và các công cụ quản lý khác" thì việc tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng Vì trong cơ chế quản lý đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện: Thị trường có vai trò hướng dẫn các đơn vị kinh tế, lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phản ánh tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không hiệu quả.
Đơn vị kinh tế nào tổ chức tốt các nghiệp vụ về chi phí đã bỏ ra, xác định đúng đắn doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là có ý nghĩa kinh tế to lớn, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất Ngược lại, nếu công ty nào không xác định và không làm tốt ba chỉ tiêu này sẽ dẫn đến tình trạng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, cuối cùng dễ lâm vào tình trạng "phá sản" Trên thực tế nền kinh tế quốc dân đã và đang cho thấy rõ điều đó.
Qua quá trình thực tập tại công ty thương mại và XNK Viettel em nhận thấy công tác kế toán về lĩnh vực cung cấp dịch vụ, thực hiện các hợp đồng tại công ty là rất quan trọng, bởi vì đây là một lĩnh vực mới, một lĩnh vực mang tính tiềm năng có thể giúp công ty thành công hơn nữa trong tương lai, mặt khác do là một lĩnh vực mới nên công tác kế toán về lĩnh vực này cũng chứa đựng những bất cập cần được giãi quyết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập ở Công ty thương mại và XNK Viettel, được sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Minh Phương và các cán bộ kế toán công ty, em đã chọn đề tài:
"Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh dịch vụ tại Công ty thương mại và XNK Viettel.”
Nội dung đề tài bao gồm:
PHẦN I: Tổng quan về hoạt động SXKD và công tác kế toán của công
ty thương mại và XNK Viettel
Trang 5PHẦN II: Thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định
kết quả cung cấp dịch vụ tại Công ty thương mại và XNK Viettel.
PHẦN III: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán
chi phí, doanh thu, xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty thương mại và XNK Viettel.
Để hoàn thành báo cáo này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Minh Phương cùng với sự chỉ bảo của các cán bộ phòng kế toán tài chính của Công ty thương mại và XNK Viettel Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Trang 6doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí có thể dưới hình thức hiện vật hoặc hình thái giá trị đó là điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp có được lợi nhuận Do vậy để tồn tại và phát triển thì buộc các doanh nghiệp phải tìm cách giảm tới mức tối thiểu các chi phí của mình, muốn vậy các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nắm chắc bản chất chi phí sản xuất kinh doanh.
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động vật hoá và lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
Hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ nói riêng là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội Và trong quá trình này thì doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố như: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Các yếu tố này đã hình thành nên các chi phí khác nhau, và các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện một dịch vụ hoàn thành gọi là chi phí dịch vụ.
Theo lý thuyết kinh tế hiện nay, chi phí dịch vụ còn bao gồm một phần thu nhập thuần túy của xã hội như lãi vay, thuế, lệ phí…
Lúc đó giá trị của sản phẩm dịch vụ sẽ có cơ cấu như sau: F = C + V + M
Trong đó :
- C là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ như: khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, năng lượng Bộ phận này được gọi là hao phí lao động quá khứ (vật hóa).
- V là chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ nó được gọi là hao phí lao động sống cần thiết.
Trang 7- M là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm, dịch vụ.
1.1.2 Yêu cầu quản lý chi phí.
Về mặt lý thuyết, chi phí kinh doanh là tổng số tiền tương đương với toàn bộ hao phí về các nguồn lực mà công ty đã bỏ ra trong một giai đoạn kinh doanh nhất định Việc quản lý chi phí kinh doanh không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi phí kinh doanh cũng được phân loại theo các cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán.
Trên thực tế, hoạt động quản lý chi phí được tách rời đối với công tác kế toán thống kê Quản lý chi phí là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.
Nhu cầu vốn và chi phí cho sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý chi phí là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn và chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất Quản lý chi phí bao gồm:- Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ.
- Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận còn lại từ sự phân phối này để đưa ra các quyết định về mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.
Trang 8- Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
Bộ phận quản lý chi phí trong các công ty sẽ dựa vào các thống kê kế toán, báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương, do các bộ phận kế toán, quản trị và thống kê cung cấp, đồng thời kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá các khoản chi phí của công ty, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của công ty mình với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của ngành Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản lý chi phí có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong kỳ.
Ngoài ra, bộ phận quản lý chi phí còn giúp giám đốc hoạch định chiến lược chi tiêu ngắn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các yếu tố chi phí có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty là mở rộng hay thu hẹp sản xuất
1.2 Phân loại chi phí dịch vụ.
1.2.1 Phân loại chi phí theo tính chất kinh tế.
Cách phân loại này không tính đến mục đích của chi phí trong kinh doanh cũng như địa điểm phát sinh chi phí, mà chỉ tính đến tính chất của các loại chi phí, những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố Theo cách này chi phí dịch vụ được phân chia như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu+ Chi phí nhân công + Chi phí khấu hao TSCĐ+ Chi phí dịch vụ mua ngoài+ Chi phí khác bằng tiền
Trang 9Theo cách phân loại này thì báo cáo chi phí được lập theo yếu tố, do đó cho biết được chi phí của doanh nghiệp theo yếu tố Trên cơ sở đó để dự đoán nhu cầu về vốn, lập kế hoạch quỹ lương, kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ.
1.2.2 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế
Căn cứ vào công dụng thì các chi phí hoạt động kinh doanh dịch vụ được chia thành 2 loại: Chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Trong đó :
- Chi phí trực tiếp : Là những chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình
cung cấp các dịch vụ cho khách hàng Những chi phí này sẽ được tập hợp trực tiếp vào TK 154 " Chi phí sản xuất, kinh doanh" theo từng hoạt động khác nhau.
- Chi phí sản xuất chung : là những chi phí trong việc tổ chức và quản lý
các hoạt động kinh doanh dịch vụ Những chi phí này không có mối quan hệ trực tiếp đến các hoạt động chủ yếu của ngành kinh doanh dịch vụ nên không thể phản ánh trực tiếp vào TK 154 : “Chi phí sản xuất, kinh doanh” theo từng hoạt động ngay tại thời điểm phát sinh chi phí Từ đó những chi phí gián tiếp trên, có thể có nội dung kinh tế khác nhau nhưng có cùng tính chất (trong quá trình phát sinh) thì sẽ được tập hợp vào TK 627 " Chi phí sản xuất chung"
Cuối kỳ phân bổ chi phí sản xuất chung cho các hoạt động khác nhau để tính giá thành các dịch vụ, sản phẩm hoàn thành đã cung cấp cho khách hàng
1.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng tập hợp chi phí.
Theo cách này thì chi phí được phân thành các loại sau:
+ Chi phí cơ bản : là những chi phí thuộc về các yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, vật liệu, tiền lương
+ Chi phí quản lý phục vụ : là những khoản chi phí có tính chất quản lý,
phục vụ liên quan chung đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như : chi phí sản
Trang 10xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp .
Theo cách phân loại này có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí dịch vụ thực tế ở Doanh nghiệp và việc vận dụng các tài khoản kế toán trong việc kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ở doanh nghiệp.
1.2.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí dịch vụ được chia thành hai loại:
+ Biến phí : Là những khoản chi phí khi khối lượng sản phẩm dịch vụ
hoàn thành thay đổi thì biểu hiện bằng tiền của chi phí cho tổng sản phẩm, dịch vụ cũng thay đổi theo còn chi phí cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ thì hầu như không đổi
+ Định phí : Là những chi phí khi khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn
thành thay đổi thì biểu hiện bằng tiền của chi phí cho tổng sản phẩm đó hầu như không đổi, nhưng biểu hiện bằng tiền của chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ lại thay đổi theo chiều hướng ngược lại với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Đây là cách phân loại có ý nghĩa trong công tác kế toán quản trị, giúp dự đoán chi phí nhằm xây dựng kế hoạch chi phí trong tương lai.
1.2.5 Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành.
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí dịch vụ được chia thành :
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp+ Chi phí nhân công trực tiếp+ Chi phí sản xuất chung+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 11Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo các khoản mục.
Phân loại chi phí theo cách này giúp cho việc xác định phương pháp tập hợp chi phí dễ dàng hơn rất nhiều
1.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí.1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí kinh doanh dịch vụ.
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ đó Vấn đề xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí có ý nghĩa thiết thực trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí dịch vụ Đối tượng tập hợp chi phí dịch vụ phải phù hợp với tình hình tổ chức kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý, cũng như quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm dịch vụ.
Xuất phát từ những đặc điểm cơ bản của quá trình kinh doanh dịch vụ viễn thông là một quá trình liên tục, liên quan đến nhiều đối tượng Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí trong hoạt động kinh doanh dịch vụ là theo từng hoạt động cụ thể.
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí dịch vụ.
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại dịch vụ, từng quy trình công nghệ
và từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí thích hợp.
Phương pháp tập hợp chi phí cơ bản trực tiếp
Chi phí cơ bản là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá trính sản xuất, kinh doanh dịch vụ, có mối quan hệ trực tiếp đến sản phẩm dịch vụ trong kỳ.
Chi phí cơ bản bao gồm :
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để hoàn thành sản phẩm dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp dùng để hoàn thành sản phẩm dịch vụ.
Trang 12Đối với chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí thì tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí đó, gọi là phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp Những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì tận dụng phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp Khi phát sinh kế toán tập hợp theo khoản mục chi phí sau đó phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức phù hợp.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí khấu hao TSCĐ, quản lý phân xưởng và những chi phí sản xuất khác liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí Những chi phí này khi phát sinh sẽ được hạch toán vào các khoản mục chi phí theo từng yếu tố cụ thể Cuối kỳ để tập hợp chi phí theo từng đối tượng cụ thể thì phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức thích hợp.
Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung:Chi phí sản xuất
chung phân bổ cho đối tượng A
đối tượng AChi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí khấu hao TSCĐ+ Chi phí nhân viên
+ Chi phí dụng cụ sản xuất+ Chi phí dịch vụ mua ngoài+ Chi phí bằng tiền khác
Trang 13Sau khi tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chịu phí, tiến hành tổng cộng chi phí cơ bản trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ theo từng đối tượng tập hợp chi phí được tổng chi phí sản xuất trong kỳ của từng đối tượng.
Ngoài ra còn một số phương pháp tập hợp chi phí như:
- Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng
- Phương pháp tập hợp chi phí theo từng giai đoạn công nghệ.
1.4 Kế toán chi phí kinh doanh dịch vụ.1.4.1 Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp.
1.4.1.1 Tài khoản sử dụng: TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Trang 14Nợ TK 621: Giá trị NVL thừa Có TK 152: Giá trị NVL thừa
1.4.2 Kế toán nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền lương, phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ và các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp NVL không sử dụng hết nhập lại
kho.Xuất kho NVL, CCDC cho SX
TK 133
TK 111,112,331
Mua NVL sử dụng ngay Giá chưa thuế GTGT
Thuế GTGT được khấu trừ
TK 133
TK 154
Trang 151.4.2.1 Tài khoản sử dụng: TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”
+ Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ + Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ
1.4.2.2.Phương pháp hạch toán.
SƠ ĐỒ 1.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
1.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, dịch vụ ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
1.4.3.1 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung”
+ Bên nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ + Bên có: -Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ TK 627 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2.
+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tàikhoản tính giá thành sp cuối
TK 3382-3384
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tiền lương của công nhân
TK154
Trang 16+ TK 6272: Chi phí vật liệu
+ TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274: Chi phí KH TSCĐ
+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
Trích trước,phân bổ CCDC loạixuất dùng 2Lần trở lên và CF sữa
chữa lớn TSCĐ ngoài
Thuế GTGT được khấu trừ
và sửa chữa TSCĐ thuê ngoài
Chi phí điện, nước, điện thoại
Trang 171.4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1.4.4.1 Tài khoản sử dụng: TK154 “ Chi phí SXKD dỡ dang”
+ Bên nợ: Kết chuyển CF NVL trược tiếp, CFNC trực tiếp, CFSX chung cuối kỳ.
+ Bên có: -Giá trị phế liệu thu hồi từ SX, nhập kho - Giá trị sản phẩm hỏng không sữa chữa được
-Tổng giá thành SX thực tế của sp, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
Kết chuyển chi phí nguyênvật liệu trực tiếp
TK157,632Tổng giá
thành SX thực tế của sp hoàn thành
trong kỳ. Gửi bán hoặc tiêu thụ ngay. TK621
TK622
TK627
TK138
Trang 18Xuất kho TP, hàng hoá K/c giá vốn hàng bán bán trực tiếp
TK 154
Xuất từ phân xưởng sản xuất
TK 157
Hàng gửi bán khi đã tiêu thụ
Trang 19b Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
SƠ ĐỒ 1 6: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó Sản phẩm của nó có thể gắn hay không gắn với một sản phẩm vật chất Tóm lại, Dịch vụ bao gồm toàn bộ sự hỗ trợ mà khách hàng trông đợi, vượt ra ngoài sản phẩm hay dịch vụ cơ bản, phù hợp với giá cả, hình ảnh và uy tín có liên quan.
Trang 202.1.2 Đặc điểm dịch vụ.
Dựa theo các khái niệm về dịch vụ, người ta rút ra 4 đặc điểm chính của Dịch vụ bao gồm: tính đồng thời, không chia cắt; không ổn định; tính vô hình; không lưu giữ Như vậy, việc đảm bảo chất lượng của một dịch vụ là điều không đơn giản Bởi lẽ việc cung cấp và việc nhận sản phẩm dịch vụ xảy ra đồng thời Chất lượng sẽ phụ thuộc vào người cung cấp: trình độ, năng lực, cảm xúc, thái độ
2.2 Khái niệm doanh thu.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
2.3 Kế toán doanh thu kinh doanh dịch vụ.2.3.1 Tài khoản sử dụng:
2.3.1.1.TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
*Kết cấu và nội dung phản ánh của TK511
+Bên Nợ :
- Số thuế phải nộp ( Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu)
- Số giảm giá, doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
- Kết chuyển doanh thu vào tài khoản 911 xác định kết quả kinh doanh - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ +Bên Có :
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực hiện trong kỳ.
Trang 212.3.1.2 TK512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”
Công ty sử dụng tài khoản này trong trường hợp có sự cung cấp dịch vụ, hàng hoá trong nội bộ Công ty.
*Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 512
2.3.1.3 TK 531 : “Hàng bán bị trả lại”
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 531 :
+Bên Nợ : - Doanh thu của hàng bán bị trả lại.
+Bên Có : - Kết chuyển doanh thu của hàng bị trả lại vào bên nợ TK511 hoặc TK512.
2.3.1.4 TK 532 “Giảm giá hàng bán”
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 532
+Bên Nợ : Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho người mua hàng do hàng kém phẩm chất hoặc sai quy cách, mẫu mã.
+Bên Có : Kết chuyển giảm giá hàng bán sang TK511 hoặc TK512
2.3.2 Phương pháp hạch toán: Theo sơ đồ sau.
Trang 22SƠ ĐỒ 1.7: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN DOANH THU
6 Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
7 Thanh toán các khoản giảm trừ với khách hàng
8 Kết chuyển doanh thu sang tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh dịch vụ.
TK 531TK 532
TK 111, 112, 131TK 136
TK 3331
TK 3331
(7)
Trang 23Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả hoạt động kinh doanh được tính theo công thức sau:
Kết quả hoạt Doanh Giá vốn Chi phí Chi phí động sản xuất = thu bán - hàng - bán - quản lý dịch vụ hàng bán hàng doanh nghiệp
Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả của hoạt động kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
3.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.2.1 Tài khoản sử dụng: TK642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK642
+ Bên nợ: Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ + Bên có: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK911 “ xác định kết quả kinh doanh”.
Trang 243.2.2 Phương pháp hạch toán: Theo sơ đồ sau.
SƠ ĐỒ 1.8: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.
TK 334,338 TK 642 TK111,138
Chi phí nhân viên quản lý Các khoản ghi giảm
chi phí quản lý
TK 152,153 TK 911 Chi phí vật liệu, dụng cụ Kết chuyển chi phí quản lý
tài khoản xác định kết quả TK 214 TK 142 (1422)
Chi phí khấu hao TSCĐ Chờ kết chuyển
Kết chuyển TK 333,111,112
Thuế, phí và lệ phí
TK139,159
Chi phí dự phòng
TK 335,142
Chi phí trả trướcTK 331,111,112
Chi phí khác
Trang 253.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh dịch vụ.3.3.1 Tài khoản sử dụng:
a TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
+Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ - Kết chuyển lãi
+Bên Có: - Doanh thu thuần về khối lượng sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá bán trong kỳ
- Kết chuyển lỗ
b TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”
+Bên Nợ: - Số lỗ trong kinh doanh dịch vụ - Bổ sung nguồn vốn kinh doanh - Trích lập các quỹ cho doanh nghiệp - Nộp lợi nhuận lên cấp trên.
+Bên Có: - Số lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ
- xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh Cuối kỳ TK 421 có thể có số dư có hoặc số dư nợ
3.3.2 Phương pháp hạch toán: Theo sơ đồ sau.
SƠ ĐỒ1.9: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ.
TK 632 TK 911 TK 511,512 K\c giá vốn hàng bán
Hàng tiêu thu trong kỳ K/c DT thuận về tiêu thụTK 641,642
Trừ vào thu nhập trong kỳ
TK 421
TK 1422
Chờ K/c K/C K/c lỗ về tiêu thụ
Kết chuyển LN về tiêu thụ
K/c CP
bán hàng và CPQLDN
Trang 264. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí- doanh thu- xác định kết quả trong hình thức kế toán cụ thể.
Hình thức tổ chức sổ kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.
Các mẫu sổ kế toán chi tiết về chi phí, doanh thu và xác định kết quả thì theo yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc mà do doanh nghiệp tự quy định
SƠ ĐỒ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ.
Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Chứng từghi sổ
chi tiết
Bảng cân đối phát sinh các TK
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Đối chiếuGhi hàng ngày Ghi cuối tháng, quý
Trang 27PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY
THƯƠNG MẠI VÀ XNK VIETTEL
A Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của
công ty thương mại và XNK Viettel.
2.1 Đặc điểm SXKD của công ty thương mại và XNK Viettel.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty TM và XNK Viettel là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Viễn thông quân đội Hoạt động của Công ty được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc Tổng công ty
Năm 1989: Công ty Viễn thông quân đội thành lập trong đó có phòng XNK Phòng XNK có nhiệm vụ là nhập khẩu cho các dự án của Công ty và của Bộ Quốc phòng.
Năm 1999: Phòng XNK được chuyển thành Trung tâm XNK
Tháng 1/2005: Công ty XNK được thành lập và là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty viễn thông quân đội.
Đến tháng 4 năm 2006 Công ty TM và XNK Viettel chính thức hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội.
Một số thông tin chính về Công ty:
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt : Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh : Viettel Import - Export Company
Tên viết tắt : VIETTELIMEX
Trụ sở chính : Số 1 Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba
Đình, HN
Trang 28 Điện thoại : 04.2661399 Fax : 04.2661205
Email : viettel@hn.vnn.vn Website : viettelimex@viettel.com.vn
Trụ sở giao dịch : Số 6, Lô 14, KĐT Trung Yên, P.Trung Hoà, Q.Cầu
Quá trình phát triển của công ty gắn liền với quá trình phát triển của tổng công ty, Trong qúa trình hoạt động, Công ty TM & XNK luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt những chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, bảo đảm thực hiện đúng các yêu cầu về tiến độ, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, thanh lý Hợp đồng.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty thương mại và XNK Viettel:
Trang 29SƠ ĐỒ 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TY TM & XNK
Kế hoạch
1 Trưởng phòng
36 người
Chi nhánh
Phía Nam
Nghiệp vụ XNK
1 Trưởng phòngGiám đốc
Công ty
Phó Giám đốc
Kinh doanh
1 Trưởng phòngPhòng
Tài chính
1 Trưởng phòng
Kỹ thuật
1 Trưởng phòng
70 người
Phó Giám đốc
Ban
Kinh doanh ĐTDD
2 P ban
176 người
Tổ chức LĐ-HC
1 Phụ trách phòng
26 người
Đào tạo
1 Trưởng phòng
6 người
Trang 31Trong mô hình tổ chức của công ty, các cá nhân, phòng ban đảm nhiệm các nhiệm vụ sau:
Giám đốc:
Chức năng:
+ Người đứng đầu và quyết định hoạt động của toàn công ty
+ Tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nhiệm vụ:
+ Tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
+ Xây dựng chiến lược phát triển công ty, phương án đầu tư, tổ chức quản lý Doanh nghiệp.
+ Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá, trả lương phù hợp với quy định của Nhà nước.
+ Quyết định phân bổ, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh theo phân cấp.
Phó giám đốc :
Là người giúp việc, điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc trong công tác hành chính quản trị, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao.
Phòng kế hoạch: Gồm 6 người, là bộ phận trực thuộc giám đốc với
các chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị trường, đối tác. Phòng tổ chức lao động – hành chính: Gồm 26 người trực thuộc giám
đốc Công ty, tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức nhân sự, phân phối thu nhập chính sách chế độ với người lao động Ngoài ra còn thực hiện các công tác hành chính, bảo vệ cơ quan.
Phòng tài chính: Gồm 21 người, là bộ phận trực thuộc giám đốc Công
ty với chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện tốt công tác tài chính kế toán, hạch toán, thống kê, lập các báo cáo theo quy định của
Trang 32Nhà nước.
Phũng kỹ thuật: Gồm 70 người trực thuộc giỏm đốc, cú chức năng
tham mưu cho giỏm đốc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kiểm tra, bảo trỡ, sữa chữa cỏc thiết bị, tài sản của cụng ty.
Phũng đào tạo: Gồm 6 người trực thuộc giỏm đốc Cụng ty, tham mưu
cho giỏm đốc về mặt đào tạo, tuyển dụng nhõn sự.
Phũng nghiệp vụ XNK: Gồm 17 người, là bộ phận trực thuộc giỏm
đốc, phụ trỏch cỏc nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng húa.
Phũng kinh doanh: Gồm 19 người, là bộ phận trực thuộc giỏm đốc,
chuyờn kinh doanh cỏc loại, hàng húa, dịch vụ.
1.1.3 Đặc điểm hoạt động SXKD của công ty:
Đặc trưng của Cụng ty TM & XNK Viettel là “Quản lý tập trung, kinh doanh phõn tỏn” điều này thể hiện rừ nột qua mảng kinh doanh phõn phối điện thoại di động và điện thoại cố dịnh khụng dõy.
Mạng lưới kinh doanh rộng khắp cỏc tỉnh thành trong cả nước; bao gồm hệ thống CNVT tỉnh, thành phố, Hệ thống cỏc cửa hàng, đại lý và siờu thị.
a Về nghành nghề và sản phẩm: Kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thỏc thiết
bị vật tư Điện , Điện tử Viễn thụng, Cụng nghệ thụng tin, Đo lường điều khiển và trang thiết bị dụng cụ dõy chuyền sản xuất phục vụ Quốc phũng, sản xuất kinh doanh của Cụng ty và hoạt động kinh tế.
Kinh doanh mua bỏn thiết bị vật tư Điện, Điện tử Viễn thụng, Cụng nghệ thụng tin, Đo lường điều khiển và trang thiết bị dụng cụ dõy chuyền sản xuất phục vụ Quốc phũng, sản xuất kinh doanh của Cụng ty và hoạt động kinh tế.
b Về quy mụ hoạt động: Cụng ty cú tất cả 83 đầu mối kinh doanh, bao gồm
cả chi nhỏnh ở cỏc tỉnh, thành phố và đại lý.
Năm 2004: Doanh thu khoảng 25-30 tỷ, Lực lượng lao động 46 người Năm 2005: Doanh thu khoảng 75-100 tỷ, Lực lượng lao động 65 người Năm 2006: Doanh thu khoảng 70 tỷ, Lực lượng lao động 120 người
Trang 33Năm 2007 Doanh thu khoảng 900 tỷ lực lượng lao động 380 người.
d Về lao động: Hiện nay công ty có tất cả 380 thành viên.
Các thành viên của công ty được bố trí ở những phòng ban, khối chức năng khác nhau:
- Phòng Chính trị - Phòng Đầu tư phát triển
- Phòng Tổ chức lao động - Phòng Xây dựng cơ cở hạ tầng- Phòng tài chính - Phòng Chính sách BCVT
- Phòng Kinh doanh - Ban Thanh khoản
e Về vốn: Vốn điều lệ ban đầu của công ty thương mại và XNK Viettel
là 35 tỷ VNĐ
f Về thị trường kinh doanh: - Kinh doanh trong nước: Công ty có chi
nhánh ở tất cả 64 tỉnh, thành phố trên địa bàn Việt Nam
- Ở nước ngoài: Chủ yếu là xuất khẩu hàng sang CAMPUCHIA.
g Mô hình tổ chức sản xuất- kinh doanh của công ty thương mại và XNK Viettel:
Tổng công ty viễn thông quân đội là một doanh nghiệp Nhà nước trực
Trang 34công ty được tổ chức theo hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán, có mô hình như sau:
Ban tài chínhphía Nam
Kế toánphần hành
Kế toán phần hành
Kế toán phần hành
Kế toán phần hành
Trang 35SƠ ĐỒ 2.3:
PHÓ PHÒNG - KT TỔNG HỢP
BAN DỊCH VỤ KINH DOANH
KT DOANH THU
Theo dõi doanh thu, công nợ hệ thống siêu thị và CNVT Tỉnh Phía Bắc
KT DOANH THU
Theo dõi doanh thu, công nợ hệ thống siêu thị và CNVT Tỉnh Phía Nam
KT THANH TOÁN
Theo dõi TTCP mua & nhập ĐTDĐ, phân tích công nợ với ngời bán; Điều chuyển nội bộ
KT THANH TOÁN
Theo dõi tình hình Giá vốn hàng hóa ĐTDĐ xuất bán
KT THANH TOÁN
Thanh toán chi phí các CNVT/TP, Siêu thị phía Bắc
THỦ QUỸ
Thủ quỹ; Cập nhật số liệu ngân hàng.
KẾ TOÁN N H
Cập nhật số liệu ngân hàng, phân tích báo cáo các luồng tiền.
KT TIỀN MẶT
Cập nhật số liệu, theo dói thu, chi thanh toán tiền tại quỹ
KT DOANH THU
Theo dõi doanh thu, công nợ các Dự án, HĐ ủy thác với Tcty; - TT chi phí vật t, thiết bị và giao dịch với Tcty - TTCP chung
KT THANH TOÁN
TTCP trả hộ Tcty, Quản lý TS, CCDC
Trang 36Công Ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán Phòng kế toán có nhiệm vụ sau:
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chế độ, chuẩn mực.
Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chế độ,chuẩn mực và hướng dẫn của Tổng công ty.
Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính; các nghĩa vụ thu nộp,
thanh toán công nợ, kiểm tra quản lý việc sử dụng tài sản, vật tư hàng hoá, văn phòng phẩm… nguồn vốn cấp phát, cho vay, tạm ứng, thanh toán giữa Tổng công ty và công ty; phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ kế toán tài chính.
Phân tích tổng hợp số liệu kế toán - tài chính của công ty đẻ lập báo cáo tài chính, các báo cáo kinh tế khác đáp ứng yêu cầu quản lý của Tổng công ty và lãnh đạo công ty.
Xây dựng dự toán, kế hoạch tài chính cho các loại nghiệp vụ kinh tế tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong công ty.
Kiểm kê tài sản, vật tư hàng hoá… của công ty theo chế độ, yêu cầu quản lý.
Bảo quản, lưu trữ tài liệu theo Luật, chế độ quy định của Tổng công ty.Phòng kế toán của công ty gồm 21 người, được công ty phân công phụ trách các nghiệp vụ cụ thể: Trưởng phòng kế toán, Kế toán tổng hợp và thanh toán, Kế toán bán hàng và quản lý tài sản - vật tư, thủ quỹ.
Phân công công việc cụ thể của từng kế toán viên
Trưởng phòng kế toán: Là người lãnh đạo phòng kế toán, đôn đốc, chỉ
đạo các kế toán viên chấp hành các quy định về chế độ kế toán do Nhà nước ban hành, xây dựng quy chế tài chính, tổ chức hạch toán, lập các báo cáo tài chính, tham mưu tư vấn với giám đốc chiến lược phát triển
Trang 37của công ty.
Kế toán tổng hợp và thanh toán: tổng hợp số liệu kế toán và các
thông tin kinh tế khác; theo dõi thanh toán các khoản tạm ứng, công nợ, thanh quyết toán với các phòng ban và CBCNV trong công ty khi thực hiện các nghiệp vụ kinh tế; mở sổ chi tiết theo dõi công nợ, thanh toán, tạm ứng cho các đối tượng và đối chiếu tiền mặt với thủ quỹ hàng ngày
Kế toán bán hàng và quản lý tài sản, vật tư: theo dõi tình hình kinh
doanh của các cửa hàng, bộ phận trực thuộc công ty Mở sổ kế toán chi tiết, tổng hợp kết quả kinh doanh và báo cáo bằng văn bản về tình hình kinh doanh của các cửa hàng.
Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt và
đối chiếu tiền mặt tồn quỹ với Kế toán thanh toán hàng ngày.
2.2.2 Hình thức kế toán và chế độ kế toán vận dụng trong công ty:2.2.2.1 Hình thức kế toán:
Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” là các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ gốc, sau đó các chứng từ gốc được phân loại, tổng hợp và lập chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp Theo hình thức này sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Ghi theo trình tự thời gian)Sổ cái các tài khoản (Ghi theo nội dung kinh tế)
Hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” thường được áp dụng ở những đơn vị có quy mô vừa, quy mô lớn, có nhiều cán bộ nhân viên kế toán.
Trang 38Trình tự theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 2.4: TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Chứng từghi sổ
chi tiết
Bảng cân đối phát sinh các TK
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Đối chiếuGhi hàng ngày Ghi cuối tháng, quý
Trang 392.2.2 2.Chế độ kế toán vận dụng trong công ty:a Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Chứng từ sử dụng:
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ kế toán, bao gồm: phiếu thu, phiếu chi, báo nợ, báo có, phiếu nhập kho, xuất kho, hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan khác
Hiện tại, công ty đang sử dụng các chứng từ thanh toán như: các loại hoá đơn mua hàng; biên lai thu phí, lệ phí; EMS; phiếu thu, phiếu chi tiền mặt…
Từ năm 2002, công ty sử dụng phần mềm kế toán nên đã giám đáng kể khối lượng công việc cho kế toán, đặc biệt là công tác ghi chép sổ sách Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán cùng nội dung, tính chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán vào máy, sau đó máy tính sẽ tự động
phân loại, tập hợp để lập chứng từ ghi sổ Đây là căn cứ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sau khi vào hết dữ liệu, máy tính sẽ tự động vào các sổ
cái các tài khoản và lên các báo cáo tài chính.
Quy trình luân chuyển chứng từ:
Chi nhánh viễn thông tỉnh, thành phố, siêu thị thống kê & tập hợp chứng từ hàng tháng báo về công ty thương mại và xuất nhập khẩu để xử lý tập trung (đây là đặc điểm của Quản lý tập trung)
b Chế độ sổ kế toán được vận dụng trong công ty:
1 - Sổ cái 10 - Sổ chi tiết phải trả cho người bán2 - Sổ quỹ tiền mặt 11 - Sổ chi tiết phải trả CNV
3 - Sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT 12 - Sổ chi tiết phải trả nội bộđược khấu trừ 13 - Sổ chi tiết phải trả phải nộp4 - Sổ chi tiết phải thu nội bộ 14 - Sổ chi tiết doanh thu nhận trước5 - Sổ chi tiết phải thu khách hàng 15 - Sổ chi tiết chi phí NC trực tiếp
Trang 406 - Sổ chi tiết theo dõi tạm ứng 16 - Sổ chi tiết chi phí SX chung7 - Sổ chi tiết công cụ dụng cụ 17 - Sổ chi tiết giá vốn hàng bán8 - Sổ chi tiết CP SXKD dở dang 18 - Sổ chi tiết chi phí tài chính9 - Sổ chi tiết hàng hoá
c Chế độ báo cáo tài chính được vận dụng trong công ty:
Công ty sử dụng các loai báo cáo như trong chế độ kế toán Gồm có: + Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính
B Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh dịch vụ tại công ty thương mại và XNK Viettel.
2.1 Kế toán chi phí kinh doanh dịch vụ tại công ty thương mại và XNK Viettel:
2.1.1 Đặc điểm chi phí kinh doanh dịch vụ và yêu cầu quản lý chi phí tại công ty thương mại và XNK Viettel:
2.1.1.1 Đặc điểm về dịch vụ tại công ty thương mại và XNK Viettel:
Tổng công ty viễn thông quân đội là một công ty lớn, có nhiều những chi nhánh khác nhau, mỗi chi nhánh phụ trách kinh doanh một lĩnh vực, trong đó công ty thương mại và XNK Viettel phụ trách chủ yếu về kinh doanh điện thoại di động Ngoài ra thì công ty còn cung cấp các dịch vụ khác như là thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng ủy thác của tổng công ty, lắp đặt điện thoại cố định không dây Homephone Trong đó thì việc thực hiện các hợp đồng kinh tế tại công ty là một lĩnh vực mới, hứa hẹn nhiều khả năng phát triển trong tương lai, nên công tác kế toán trong lĩnh vực này là rất quan trọng Vì lý đó sau quá trình thực tập tại công ty em đã quyết định đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả thực hiện các hợp đồng kinh tế Trước hết em xin được trình bày về phần chi phí.