1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần thương mại khách sạn tỉnh sơn la

99 613 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển, nhiều doanh nghiệp dịch vụ thực sựlung túng trong việc bán hàng và xác định kết quả bởi đặc thù của loại hìnhdoanh nghiệp này khâu sản xuất và tiêu t

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn

băn khoăn lo lắng là “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trải được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hoá lợi nhuận?” Thật vậy, trong vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt của

thị trường, thì tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quyết định đến sự sống còn củadoanh nghiệp Lý thuyết và thực tế đã chứng minh rằng tiêu thụ là 1 mắt xíchkhông thể tách rời vòng tuần hoàn sản xuất - tiêu thụ của sản phẩm Xét về mặttổng thể các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không những chịu tác động củaqui luật giá trị mà còn chịu tác động của qui luật cung cầu và qui luật cạnhtranh, khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giátrị của sản phẩm được thực hiện, lúc này doanh nghiệp sẽ thu về được mộtkhoản tiền, khoản tiền này được gọi là doanh thu Nếu doanh thu đạt được cóthể bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợinhuận Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạtđược là tối đa

Nền kinh tế đất nước đang dần chuyển mình theo đà phát triển của kinh

tế thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta là thành viên thứ

150 của tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu - WTO Ra nhập WTO - cơ hội nhiều,

mà thách thức cũng không thể nói là ít Trong những năm gần đây, Việt Nam đã

có sự tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ Đó là kết quả của công cuộc đổi mớinền kinh tế, trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành kinh doanh thương mại

du lịch Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển, nhiều doanh nghiệp dịch vụ thực sựlung túng trong việc bán hàng và xác định kết quả bởi đặc thù của loại hìnhdoanh nghiệp này khâu sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời Nhận thức đượctầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtrong các doanh nghiệp thương mại dịch vụ nói chung và Công ty Cổ phầnthương mại khách sạn Tỉnh Sơn La nói riêng, với sự giúp đỡ tận tình của cácthầy cô giáo trong khoa kế toán, trực tiếp là cô giáo Đỗ Thị Lan Hương, em xin

phép được đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La” Mục đích của đề tài là vận dụng lý

Trang 2

thuyết đã học trên trường lớp và qua tìm hiểu thực tế tại công ty, nghiên cứucông tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty đểthấy những vấn đề còn tồn tại để có những kiến nghị phù hợp cho công tác kếtoán bán hàng ở công ty.

Nội dung đề tài thực tập gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ trong các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ.

Chương 2: Thực trạng về tổ chức kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty Cổ phần thương mại khách sạn Sơn La.

Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, do kiến thức của em còngiới hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự chỉbảo của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn Em cũng xin gửi lờicảm ơn tới các thầy cô khoa kế toán, các cô trong phòng kế toán của công ty Cổphần thương mại khách sạn Sơn La đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trìnhhoàn thành bài luận văn của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Vũ Thị Hồng Phượng

CHƯƠNG 1

Trang 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ CUNG CẤP DICH VỤ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ

1.1 Những vấn đề chung về cung cấp dịch vụ và xác định kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ:

1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch:

Dịch vụ du lịch là một trong những ngành kinh doanh chuyên cung cấpnhững lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống văn hóa, tinh thầncủa du khách

Khác với các lĩnh vực kinh doanh khác, ngành kinh doanh du lịch dịch vụ

có những đặc trưng cơ bản sau:

- Du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt, vừa mạng tính chất sản xuấtkinh doanh, vừa mang tính chất phục vụ văn hóa, xã hội Du lịch và dich vụ làngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn, thời gianthu hồi vốn nhanh, song lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu phải nhiều

- Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vàođiều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện di sản lịch sử,tình hình biến động của thế giới hay sự hấp dẫn của danh lam thắng cảnh…

- Đối tượng phục vụ của ngành dịch vụ du lịch luôn di động và rất phứctạp Số lượng khách du lịch và thời gian lưu trú của khách luôn thay đổi Vìvậy, tổ chức hoạt động du lịch khá phân tán và không ổn định

- Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung làkhông có hình thái vật chất cụ thể, không có quá trình xuất, nhập kho, chấtlượng sản phẩm nhiều khi không ổn định

- Quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ du lịch được tiến hànhđồng thời, ngay cùng một thời điểm

- Hoạt động trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch là mộtngành mang tính tổng hợp cao, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, hoạtđộng hiện nay trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hết sức phongphú Tuy nhiên các hoạt động đó có thể phân về các loại như sau:

Trang 4

+ Hoạt động mang tính dịch vụ đơn thuần: bao gồm các hoạt động nhưhướng dẫn du lịch, vận tải hàng hóa, du khách, kinh doanh khách sạn, nhà hàng,kinh doanh lữ khách, kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí…

+ Hoạt động mang tính kinh doanh hàng hóa: kinh doanh hàng hóa lưuniệm, kinh doanh các sản phẩm phục vụ du khách…

+ Hoạt động mạng tính sản xuất: hoạt động sản xuất hàng lưu niệm,sản xuất bánh kẹo, đồ uống, đồ hộp hoặc chế biến các món ăn…

Tính chất các hoạt động trên đây không giống nhau, do vậy phương pháphạch toán cũng không hoàn toàn giống nhau Với các hoạt động kinh doanhhàng hóa thì hạch toán tương tự như doanh nghiệp thương mại Ngược lại, vớicác hoạt động mang tính sản xuất, hạch toán giống như doanh nghiệp sản xuất

1.1.2 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ trong các doanh nghiệp thương mại:

1.1.2.1 Đặc điểm của cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ:

Cung cấp dịch vụ: là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm dịch vụ gắn vớiphần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanhtoán hoặc chấp nhận thanh toán

* Ý nghĩa của quá trình cung cấp dịch vụ:

Cung cấp dich vụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất – kinhdoanh, đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn hàng hóa sang hình tháivốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán Nó có ý nghĩa quan trọng đối với cácdoanh nghiệp, vì vậy đẩy nhanh quá trình cung cấp dịch vụ đồng nghĩa với việcrút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợinhuận cho doanh nghiệp để tiếp tục quá trình đầu tư kinh doanh tiếp theo

Trong điều kiện ngày nay thì cung cấp dịch vụ là chiếc cầu nối quantrọng, thắt chặt mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với khách hàng

để đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp Bởi thông qua quá trình bán hàngnhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng

* Ý nghĩa của việc xác định kết quả cung cấp dịch vụ:

Trang 5

Kết quả cung cấp dịch vụ là kết quả của việc bán hàng và cung cấp dịch

vụ Nó là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn hàng bán,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tính ra được kết quả hoạt động kinhdoanh trên cơ sở so sánh giữa doanh thu và chi phí hoạt động Cung cấp thôngtin giúp doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng chính sách kinh doanh phù hợp đểkhai thác khách hàng, mở rộng thị trường mới

Như vậy, cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ có mốiquan hệ mật thiết với nhau Đó là hai mặt cùng tồn tại trong quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh là cái đích cuối cùng của doanhnghiệp, còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đi đến đích đó

1.1.2.2 Yêu cầu quản lý kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ:

Hoạt động cung cấp dịch vụ có liên quan tới nhiều khách hàng khácnhau, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương thức bán hàng khác nhau vàcác phương thức thanh toán khác nhau nhằm đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạchbán hàng, chiếm lĩnh thị trường và thu hồi nhanh tiền hàng tránh bị chiếm dụngvốn Để làm được điều đó thì việc quản lý của doanh nghiệp đối với quá trìnhcung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh dịch vụ cần đảm bảo các yếu

tố cơ bản sau:

* Yêu cầu quản lý trong cung cấp dịch vụ:

- Quản lý tốt các loại dịch vụ cung cấp cả về số lượng, chất lượng và giácả

- Không ngừng tìm hiểu, khác thác, mở rộng thị trường, xây dựng thươnghiệu là mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

- Áp dụng các phương thức cung ứng dịch vụ và phương thức thanh toánphù hợp, linh hoạt và có chính sách sau bán hàng “hậu mãi” nhằm không ngừngtăng doanh thu, giảm chi phí của các hoạt động

* Yêu cầu quản lý trong việc xác đinh kết quả bán hàng:

- Theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng phương thức thanhtoán đối với từng loại sản phẩm, đảm bảo cho việc thu hồi vốn nhanh Đối với

Trang 6

các khoản giảm trừ phải có quản lý chặt chẽ, chứng từ đầy đủ Đối với cáckhoản chiết khấu, giảm giá cho số hàng tiêu thụ trong kỳ phải đảm bảo doingnghiệp không bị lỗ Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện phân phối lợi nhuận.

- Lựa chọn phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất bán phù hợp với điềukiện thực tế của doanh nghiệp

- Quản lý chặt chẽ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và cácchi phí hoạt động khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ:

Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ;cung cấp dịch vụ, xác định kết quả và phân phối kết quả của các hoạt động Kếtoán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất: Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời chính xác tình hình

hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm dịch vụ theo chỉ tiêu số lượng,chất lượng, chủng loại giá trị

- Thứ hai: Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời chính xác các khoản

doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu cà chi phí của từng hoạt động trongdoanh nghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của kháchhàng

- Thứ ba: Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động,

giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kếtquả các hoạt động

- Thứ tư: Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo

tại chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến qua trình bánhàng, xác định và phân phối kết quả kinh doanh

1.2 Tổ chức kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ:

1.2.1 Các phương thức cung cấp dịch vụ:

Phương thức cung cấp dịch vụ chủ yếu là bán hàng trực tiếp:

Trang 7

Bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tạikho hoặc giao hàng tay ba (các doanh nghiệp thương mại mua bán thẳng) Khikhách hàng kí vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì được chính thức coi

là tiêu thụ Người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng mà ngườibán đã bàn giao Phương thức này bao gồm 2 hình thức:

 Bán buôn:

Bán buôn là sự vận động ban đầu của hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đếnlĩnh vực tiêu dùng, trong khâu này hàng hóa mới chỉ được thức hiện một phầngiá trị, chưa thực hiện được giá trị sử dụng Khối lượng hàng tiêu thụ theo hìnhthức bán buôn cho mỗi lần là rất lớn và thường lập chứng từ cho từng lần bán,được thực hiện bởi hai hình thức:

+ Bán buôn qua kho

+ Bán buôn vận chuyển thẳng

 Bán lẻ:

Bán lẻ là khâu vận động cuối cùng của hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đếnlĩnh vực tiêu dùng, trong khâu này, hàng hóa kết thúc lưu thông, thực hiện đượctoàn bộ giá trị và giá trị sử dụng, khối lượng hàng bán ra thường ít

1.2.2 Kế toán giá vốn hàng xuất bán:

Đánh giá trị giá vốn hàng xuất kho để bán:

Đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ, trị giá mua hàng hóa,dịch vụxuất kho để bán được đánh giá theo trị giá vốn thực tế (chính là giá thành lao

vụ, dịch vụ hoàn thành và đã xác định là tiêu thụ trong kỳ), bao gồm trị giá muathực tế và chi phí thu mua

Chứng từ kế toàn sử dụng:

- Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 PXK-3LL)

- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (mẫu 04 HDL-3LL)

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 03-VT)

Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

TK này dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành của hàng hóa, dịch vụđối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ không có quá trình nhập, xuất kho

Trang 8

Cuối kỳ được kết chuyển sang TK 632 Đồng thời sử dụng tài khoản này để xácđịnh trị giá dịch vụ cung cấp dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính giá vốn dịch vụ đãhoàn thành hay chưa trong kỳ.

TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Nội dung, kết cấu của TK 632 có sự khác nhau giữa phương pháp kế toánhàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kêđịnh kỳ

Trình tự kế toán:

 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp

kê khai thường xuyên:

(1) Phản ánh giá vốn thực tế của hàng xuất kho đi bán

(2a) Phản ánh giá vốn hàng mua bán thẳng không qua nhập kho

(2b) Phán ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

(3) Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho

Trang 9

(4) Cuối kỳ, kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng đã bán để xác địnhkết quả kinh doanh.

 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán tồn kho theo phương phápkiểm kê định kỳ:

(1) Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa

(2) Kết chuyển giá vốn hàng bán được tiêu thụ trong kỳ

(3) Kết chuyển số dư cuối kỳ của sản phẩm hàng hóa

(4a) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(4b) Chênh lệch số phải trích lập cho kỳ tiếp nhỏ hơn số đã trích lập dựphòng trước đây được hoàn lại

(5) Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh

1.2.3 Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ doanh thu:

Trang 10

1.2.3.1 Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ:

Theo chuẩn mực số 14: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanhnghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuấtkinhdoanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặcchưa thu được ngay (do các thoả thuận về thanh toán hàng bán) sau khi doanhnghiệp đã cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ cho khách hàng, gồm

cả các phần phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán

Doanh thu thuần là doanh thu còn lại sau khi trừ đi các khoản giảm trừdoanh thu như các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thuhàng bán bị trả lại và các loại thuế (như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhậpkhẩu…)

Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thìdoanh thu không bao gồm thuế GTGT, còn nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng lá giá trị thanh toán của sốhàng đã bán

Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:

Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quảcủa giao dịch đã được xác định một cách đáng tin cậy Kết quả của giao dịchcung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả 4 điều kiện (VAS-14):

1) Doanh thu được xác đinh tương đối chắc chắn

2) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.3) Xác định được phần công việc đó hoàn thành vào ngày lập bảng cânđối kế toán

4) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoànthành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

Nguyên tắc xác định doanh thu:

1) Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhậndoanh thu cho doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiềnlãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi tức được chia theo quy định tại chuẩn mực

“doanh thu và thu nhập khác”, nếu không thảo mãn các điều kiện thì không ghinhận doanh thu

Trang 11

2) Doanh thu và chi phí liên quan tới một giao dịch phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính.

3) Trường hợp hàng hóa hoặc dịch vụ trao đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất thì không ghi nhận là doanh thu

4) Phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng mặt hàngngành hàng, từng sản phẩm,… theo dõi chi tiết từng khoản giảm trừ doanh thu,

để xác định doanh thu thuần của từng loại doanh thu, chi tiết từng mặt hàng,từng loại sản phẩm… để phục vụ cho cung cấp thông tin kế toán để quản trịdoanh nghiệp và lập Báo cáo tài chính

Cũng cần phải lưu ý rằng trong các doanh nghiệp dịch vụ, kế toán doanhthu được hưởng chỉ được ghi nhận khi đơn vị hoàn thành trách nhiệm cung cấpsản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng chấp nhậnthanh toán

Chứng từ kế toán sử dụng:

- Hóa đơn GTGT (mẫu 01-GTKT-3LL)

- Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02-GTTT-3LL)

- Thẻ quầy hàng (mẫu 02-BH)

- Hóa đơn cước phí vận chuyển

- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,

uỷ nhiệm thu, giấy báo Có của ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng…)

- Chứng từ kế toán liên quan khác: phiếu nhập kho hàng trả lại…

Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

TK 512 – Doanh thu nội bộ

Và các tài khoản liên quan khác: TK 111, TK 112, TK 131, TK 632…

TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

TK này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bán hàng củadoanh nghiệp trong một kỳ hạch toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch bánhàng và cung cấp dịch vụ TK này chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng hànghóa, dịch vụ được cung cấp được xác đinh là tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt

đã thu tiền hay sẽ thu được tiền

Các tài khoản cấp 2 sử dụng:

Trang 12

TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa.

TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm

TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá

TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

TK 5118 – Doanh thu khác

TK 512 – Doanh thu nội bộ

TK này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,lao vụ tiêu dụng trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công

ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành

Các tài khoản cấp 2 sử dụng chủ yếu:

TK 5121 – Doanh thu bán hàng hóa

TK 5122 – Doanh thu bán thành phẩm

TK 5123 – Doanh thu cung cấp dich vụ

Trình tự kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ:

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ.

(1a) Ghi nhận doanh thu khi bán hàng: tổng giá thanh toán bao gồm thuếVAT (nếu doanh nghiệp nộp thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) hoặc khônggồm thuế VAT (nếu doanh nghiệp nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)

Trang 13

(1b) Thuế VAT phải nộp cho hàng bán ra theo pp thuế GTGT khấu trừ.(2a) Phản ánh chiết khấu thương mại phát sinh, doanh thu hàng bán bịtrả lại, giảm giá hàng bán trong kỳ.

(2b) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để xác định DT thuần.(3) Phản ảnh thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế nhập khẩu phải nộp củahàng đã tiêu thụ

(4) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần để xác định kếi quả kinh doanh

1.2.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng:

Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá

niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người muahàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận vềchiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kếtmua, bán hàng

Doanh thu hàng bán bị trả lại: Là doanh thu tính cho số sản phẩm, hàng

hóa doanh nghiệp đã xác định là tiêu thụ, đã ghi nhận là doanh thu nhưng bịkhách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tếhoặc theo chính sách bả o hành như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủngloại

Giảm giá hàng bán : Là khoản tiền doanh nghiệp giảm trừ cho bên mua

hàng trong trường hợp đặc biệt vị lí do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúngquy cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng

Thuế GTGT: Là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng

them của hàng hóa, dịch vụ được phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thôngđến tiêu dùng Đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB, thuế xuất khẩu là giá bán đã

có thuế TTĐB, thuế xuất khẩu

Thuế GTGT phải nộp = GTGT của HH, DV × Thuế suất thuế GTGT

Thuế TTĐB: Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào doanh thu của các

doanh nghiệp sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà nhà nước không khuyếnkhích sản xuất, cần hạn chế mức tiêu thụ

Trang 14

Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB × Thuế suất thuế TTĐB

Thuế XK: là thuế đánh vào tất cả các hàng hóa, dịch vụ mua bán , trao đổi

với nước ngoài khi xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, do các đơn vị trực tiếp

XK hoặc ủy thác xuất khẩu nộp

Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ ta có công thức xác định doanhthu như sau:

-Thuế TTĐB,thuế XK (nếucó)

Chứng từ kế toán sử dụng:

- Hóa đơn bán hàng

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại…

- Biên bản điều chỉnh giá, quyết định điều chỉnh giá

- Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo Có, Séc…

- Bảng kê hàng hóa bán ra…

- Hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa tiêu thụ đặc biệt…

Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 521 – Chiết khấu thương mại

TK 531 – Hàng bán bị trả lại

TK 532 – Giảm giá hàng bán

TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

TK 521 – Chiết khấu thương mại:

TK này có 3 tài khoản cấp 2:

TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa

TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm

TK 5213 – Chiết khấu dịch vụ

TK 531 – Hàng bán bị trả lại.

Trang 15

Tài khoản này phản ánh doanh thu của số thành phẩm, hàng hóa đã tiêuthụ bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp TK 531 thuộc loại tài khoảnkhông có số dư.

TK 532 – Giảm giá hàng bán.

Chỉ phản ánh vào TK 532 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảmgiá ngoài hóa đơn, tức là sau khi đã phát hành hóa đơn bán hàng Không phảnánh vào TK 532 số giảm giá đã được trừ vào tổng giá bán ghi trên hóa đơn TK

532 thuộc loại tài khoản không có số dư

TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

TK 3332,3333 – Thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu

Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng:

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

(1a) Phản ánh số chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại,giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ

(1b) Phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ tươngứng với các khoản giảm trừ ở trên

Trang 16

(2) Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ DT để xác định DT thuần.(3) Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng bán ra theo phương pháptrực tiếp.

(4) Phản ánh số thuế TTĐB, XK phải nộp trong kỳ

(5a) Phản ánh số thuế GTGT nộp vào NSNN

(5b) Phản ánh số thuế TTĐB, XK nộp vào NSNN

1.3 Tổ chức kế toán xác định kết quả cung cấp dịch vụ:

1.3.1 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

1.3.1.1 Kế toán chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trìnhbán sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Nội dung chi phí bán hàng bao gồm:

- Chi phí nhân viên bán hàng

- Chi phí vật liệu, bao bì

- Bảng lương, bảng tính và phân bổ khẩu hao tài sản cố định

Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 641 – Chi phí bán hàng

Là TK để tập hợp và kết chuyển CPBH thực tế phát sinh trong kỳ để xácđịnh kết quả kinh doanh

Trang 17

TK này không có số dư và được mở 7 TK cấp 2:

TK 6411 – Chi phí nhân viên

TK 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì

Trang 18

Trình tự kế toán chi phí bán hàng:

TK 334,338 TK 641 TK 111,112…

(1) (6)

TK 152,153 TK 911 (2a) (8)

Sơ đồ 1.5 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ CPBH chủ yếu

(1) Tính tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bánhàng trong kỳ

Trang 19

(2a) Phản ánh chi phí vật liệu, CCDC loại phân bổ 1 lần.

(2b) Phản ánh trị giá vốn thực tế CCDC loại phân bổ nhiều lần

(2c) Trong kỳ, phân bổ tính chi phí CCDC vào chi phí bán hàng

(3) Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng

(4a) Sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ thuộc đối tượng chịu thuếGTGT dùng cho hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịuthuế GTGT thì không phải tính thuế GTGT

(4b) Nếu dùng cho hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ không thuộc

đối chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT phải nộp tính vào CPBH

(5a) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phi bằng tiền khác phát sinh trongkỳ

(5b) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)

(6) Các khoản thu làm giảm chi

(7a) Trích lập dự phòng về chi phí sửa chữa, bảo hành hàng hóa

(7b) Hoàn nhập về chi phí sửa chữa, bao hành sản phẩm, hàng hóa

(8) Cuối kỳ, kết chuyển CPBH để xác định kết quả kinh doanh

1.3.1.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt độngquản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tínhchất chung toàn doanh nghiệp

Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí nhân viên quản lý

- Chi phí vật liệu quản lý

Trang 20

- Chi phí bằng tiền khác.

Chứng từ kế toán sử dụng:

Phiếu chi tiền mặt, giấy báo có , bản sao kê, hóa đơn GTGT hoặc hóađơn bán hàng

Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 642- chi phí quản lý doanh nghiệp

Là TK để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lýhành chính và chi phí liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp

TK này không có số dư và được mở 8 TK cấp 2:

TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý

TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý

Tổng tiêu chuẩn phân bổ của hàng đã

xuất bán trong kỳ

Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:

Trang 21

Sơ đồ 1.6 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ CPQLDN chủ yếu

(1) Tính tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên QLDNtrong kỳ

(2a) Phản ánh chi phí vật liệu, CCDC loại phân bổ 1 lần

Trang 22

(2b) Phản ánh trị giá vốn thực tế CCDC loại phân bổ nhiều lần.

(2c) Trong kỳ, phân bổ tính chi phí CCDC vào chi phí QLDN

(3) Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận QLDN

(4a) Sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ thuộc đối tượng chịu thuếGTGT dùng cho hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịuthuế GTGT thì không phải tính thuế GTGT

(4b) Nếu dùng cho hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ không thuộc

đối chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT phải nộp tính vào CPQLDN

(5a) Các khoản thuế phải nộp nhà nước, chi phí dịch vụ mua ngoài, chiphi bằng tiền khác phát sinh trong kỳ

(5b) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)

(6) Các khoản thu làm giảm chi trong kỳ (nếu có)

(7a) Trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp…(7b) Hoàn nhập về chi tái cơ cấu doanh nghiệp…

(8a) Phản ánh các khoản nợ được xóa năm trước đã lập dự phòng

(8b) Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

(8c) Phản ánh các khoản nợ được xóa năm trước chưa lập dự phòng.(8d) Hoàn nhập số chênh lệch giữa dự phòng phải thu đã trích kỳ trướcvới số phải trích cho kỳ tới

(9) Cuối kỳ, kết chuyển CPQLBH để xác định kết quả kinh doanh

1.3.2 Kế toán xác định kết quả cung cấp dịch vụ:

Kết quả cung cấp dịch vụ là kết quả cuối cùng của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vu.

-Giávốnhàngbán

-CPBH và

CP quản

lý doanhnghiệp

TNDN

Trang 23

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKDthông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhấtđịnh, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.

Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

TK này dùng để xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp

TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.

Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và tìnhhình phân phối, xử lý kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

TK 421 có 2 tài khoản cấp 2:

TK 4211 – Lợi nhuận năm trước

TK 4212 – Lợi nhuận năm nay

……

Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh:

Trang 24

Sơ đồ 1.7 Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh.

1.4 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh và trình bày thông tin trên BCTC:

1.4.1 Hệ thống kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:

Hệ thống sổ kế toán để phục vụ yêu cầu tổng hợp doanh thu và xác địnhkết quả cung cấp dịch vụ tùy thuộc từng hình thức kế toán doanh nghiệp ápdụng mà hệ thống sổ kế toán sẽ khác nhau Có 4 hình thức kế toán chủ yếu làhình thức kế toán Nhật kí chứng từ, Nhật kí chung, Nhật kí sổ cái, Chứng từ ghi

sổ Và hiện nay, với tình hình khoa học công nghệ phát triển cộng với việc các

Trang 25

nghiệp vụ kinh thế xảy ra nhiều, phức tạp trong một kỳ kế toán mà với khốilượng công việc như vậy thì không thể làm thủ công, công cụ đắc lực để giúp

đỡ các kế toán là phần mềm kế toán được thiết kế thông minh và thân thiện.Doanh nghệp có thể áp dụng 1 trong các hình thức kế toán sau:

Trang 26

- Sổ cái các tài khoản 511, 641, 642, 911, 421…

Hình thức kế toán máy: Là hình thức kế toán mới được áp dụng các

phần mềm được lập trình phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp Hình thức này hỗ trợ phần lớn công việc cho kế toán, kếtoán nhập dữ liệu từ các chứng từ kế toán phát sinh vào máy, sau đó phần mềm

sẽ tự động đưa các số liệu này vào các sổ chi tiết, sổ cái có liên quan, cuối kỳ sẽ

tự động kết chuyển và lên các báo cáo cần thiết

1.4.2 Trình bày thông tin trên BCTC:

Thông tin kế toán tài chính là thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tàichính của các đơn vị, phản ánh được quá trình, kết quả và hiệu quả hoạt độngSXKD

Việc trình bày và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng được coi

là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ hoạt động kinh tế tài chính của doanhnghiệp

Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theocác chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản,nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD, tìnhhình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn… của doanh nghiệptrong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất

Trình bày thông tin bán hàng và xác định kết quả bán hàng trên BCTCgồm:

- Bảng cân đối kế toán: Các chi tiêu liên quan như:

+ “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” phản ánh bên Nguồn vốn

mã số 314 căn cứ vào số dư Có TK 333

+ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” phản ánh bên Nguồn vốn mã

số 420 căn cứ vào số dư Có TK 421, nếu dư Nợ thì ghi âm

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Các chi tiêu liên quan như

+ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mã số 01 căn cứ vào sốphát sinh Có TK 511, 512 đôi ứng với phát sinh Nợ TK 111, 112, 131…

Trang 27

+ “Các khoản giảm trừ doanh thu” mã số 02 căn cứ vào số phát sinh

Có TK 521, 531, 532 đối ứng với phát sinh Nợ TK 511, 512…

+ “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ” mã số 10

+ “Giá vốn hàng bán” mã số 11 căn cứ phát sinh Có TK 632 đối ứngphát sinh Nợ TK 911

+ “Chi phí bán hàng” mã số 24 căn cứ phát sinh Có TK 641 đối ứngphát sinh Nợ TK 911

+ “Chi phí quản lý doanh nghiệp” mã số 25 căn cứ phát sinh Có TK

642 đối ứng phát sinh Nợ TK 911

+ “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế” mã số 50

+ “Chi phí thuế thu nhập hiện hành” mã số 51

+ “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” mã số 60

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Các chi tiêu liên quan như

+ “Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác mã số

01, phản ánh tiền thu trực tiếp về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ “Tiền chi trả cho người lao động” mã số 02, số tiền đã trả cho nhậnviên bán hàng, QLDN…

- Thuyết minh báo cáo tài chính:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình bày ở mụcVI.25

+ Giá vốn hàng bán được trình bày ở mục VI.27

1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán bán hàng và xác định KQBH trong điều kiện ứng dụng kế toán máy:

Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán có ý nghĩa lớn:

- Giúp cho việc thu nhận, tính toán, xử lý và cung cấp thông tin một cáchnhanh chóng, kịp thời, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các đốitượng sử dụng thông tin

Trang 28

- Giúp cho công tác lưu trữ , bảo quản dữ liệu, thông tin kế toán thuận lợi

và an toàn

- Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát nội bộdoanh nghiệp

 Phần mềm kế toán: Là hệ thống các chương trình máy tính dùng để

tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu lập chứng

từ gốc, phân loại chứng từ, ghi chép sổ sách, xử lý thông tin trên các chứng từ,

sổ sách theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáotài chính, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo thống kê phân tích tài chính khác Khi bắt đầu đưa phần mềm vào sử dụng, phải tiến hành cài đặt và khởiđộng chương trình, mã hóa và khai báo các danh mục Dưới đây là các bút toánthực hiện hàng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh:

1.5.1 Kế toán bán hàng:

* Xử lý nghiệp vụ:

- Phân loại chứng từ: Hóa đơn BH, hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho…

- Định khoản: kế toán doanh thu thường liên quan đến nhiều tài khoản,

do đó việc xử lý các nghiệp vụ trên máy cũng phức tạp Có thể là:

Định khoản 1 Nợ, 1 CóĐịnh khoản 1 Nợ, nhiều Có

Định khoản nhiều Nợ, 1 Có

Định khoản nhiều Nợ, nhiều Có

Tùy thuộc vào tính ưu việt của phần mềm lựa chọn cho phép người sửdụng lựa chọn xử lý các nghiệp vụ khác nhau

Trang 29

1.5.2 Kế toán chi phí BH và chi phí QLDN:

* Xử lý nghiệp vụ: cũng tương tự như các nghiệp vụ khác, kế toáncũng tiến hàng phân loại các chứng từ liên quan, sử dụng phương pháp mã số(thường trùng với mã của các danh mục chứng từ, hàng hóa, TSCĐ)

* Nhập dữ liệu:

- Nhập liệu 1 lần: liên quan đến danh mục chi phí, danh mục kho

- Nhập liệu phát sinh: Đối với chi phí bán hàng và chi phí QLDN thì liênquan đến rất nhiều màn hình nhập liệu với các nội dung tương ứng Mỗi mànhình phản ánh các nghiệp vụ kinh tế khác nhau, do vậy người sử dụng phải lựachọn màn hình nhập liệu cho phù hợp

1.5.3 Kế toán xác định kết quả bán hàng:

Lúc này kế toán không phải xử lý nghiệp vụ hay nhập dữ liệu mà số liệu

đã có sẵn chỉ việc làm một số bút toán kết chuyển doanh thu cũng như chi phí

sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh để xác định kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp trong kỳ

 Quy trình xử lý số liệu phần mềm kế toán trên máy vi tính:

Trang 30

In sổ báo cáo cuối tháng, cuối năm.

Kiểm tra, đối chiếu

Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán ban đầu (gốc) hoặcBảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, phân loại đượcdùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữliệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kếtoán

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhậpvào Sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiệnthao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệutổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểmtra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ragiấy, đống thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kếtoán ghi bằng tay

Trang 31

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH

VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ CUNG CẤP DICH VỤ TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KHÁCH SẠN TỈNH SƠN LA

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La:

Tên đơn vị: Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La

Địa điểm trụ sở chính: Số 228 đường Trường Chinh – Thành phố Sơn La– Tỉnh Sơn La

Tài khoản ngân hàng: 790021100000 – Ngân hàng Nông nghiệp TỉnhSơn La

Mã số thuế: 5500154991

Tel: 022.3852.151 Fax: 022.3856.163

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Công ty Thương nghiệp Tỉnh Sơn La được thành lập ngày 26/12/1996theo Quyết định số 39 QĐ-DNNN của UBND tỉnh Sơn La cấp Giấy phép kinhdoanh số 103551 ngày 20/02/1997 do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Sơn La cấp làtiền thân của Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La Công tythương nghiệp tỉnh Sơn La được chuyển thành công ty Cổ phần theo Quyếtđịnh số 4027/QĐ-UBND ngày 26/10/2004 của UBND Tỉnh Sơn La

Công ty Cổ phần thương mại Tỉnh Sơn La là đơn vị lớn nhất trong ngànhThương mại – Du lịch T ỉnh Sơn La Mạng lưới kinh doanh của công ty đượctrải dài theo trục quốc lộ số 6 trên địa các huyện Mộc Châu, Yên Châu, MaiSơn, Thành phố Sơn La và huyện Mường La – nơi Chính phủ đã quyết địnhkhởi công xây dựng công trình Thủy điện Sơn La vào năm 2005 Công ty có 5điểm bán chính tại trung tâm các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn,

Trang 32

Mường La và thành phố Sơn La cùng mạng lưới 85 điểm bán lẻ nằm rải rác ởcác nơi từ vùng thấp tới vùng cao

Gần 14 năm qua, những ai đã từng tham gia xây dựng, lãnh đạo, quản lý

và phục vụ tại khách sạn hết thảy đều cảm thấy vinh dự và tự hào về truyềnthống vẻ vang trong quá trình xây dựng và trưởng thành của mình Công ty cógần 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3 sao mang tên Hương Sen với trên 140phòng nghỉ Với lợi thế về mạng lưới kinh doanh và đội ngũ cán bộ đã được đàotạo và được thử thách rèn luyện qua các thời kỳ để thích ứng với cơ chế thịtrường, trung thành với lợi ích của công ty Giờ đây công ty Cổ phần thươngmại khách sạn Tỉnh Sơn La đã trở thành ngôi nhà chung của 150 người trong đó

có trên 16% có trình độ đại học và cao đẳng, hơn 40% có trình độ trung cấp, sốcòn lại đều được đào tạo nghiệp vụ Và cũng để đáp ứng nhu cầu không ngừngtăng cao của thị trường du lịch, khách sạn đã liên tục đầu tư đổi mới và cải tạo

hệ thống cơ sở vật chất, và với thái độ phục vụ nhiệt tình chu đáo,với kỹ năngnghề nghiệp của đội ngũ cán bộ - công nhân viên, Công ty Cổ phần thương mạikhách sạn Tỉnh Sơn La luôn để lại ấn tượng tốt đẹp cho mọi khách hàng đã từngghé thăm

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 và 2010

Trang 33

7 Lợi nhuận kế toán sau thuế 3.823.430.487 4.353.382.056 113.86

%

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động:

Vì là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại du lịch nêndoanh nghiệp phải có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận, bảotoàn và phát triển vốn, chăm lo đời sống, bảo đảm thu nhập cho người lao động,thực hiện đúng đắn chính sách, chế độ pháp luật Nhà nước trên tất cả các lĩnhvực

Nhưng bên cạnh các nhiệm vụ trên, doanh nghiệp còn có nhiệm vụ phục

vụ cho chính trị do cấp trên giao (cho thuê phòng hội nghị, hội thảo của Hộiđồng nhân dân, UBND, phục vụ tận tình, chu đáo các đoàn khách trong nước vàquốc tế, )

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đa dạng với nhiều ngànhnghề kinh doanh như:

- Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống

- Kinh doanh bách hóa thực phẩm nông sản, thực phẩm công nghệ

- Kinh doanh lâm sản (tre, gỗ, nứa)

- Bán buôn, bán lẻ hàng tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu xây dựng

- Đại lý xăng dầu

- Kinh doanh và sản xuất muối iốt cung cấp cho nhận dân tỉnh Sơn La

- Kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ghạch với nước Cộng hòa dân chủnhân dân Lào

2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La:

Công ty tổ chức quản lý kinh doanh theo mô hình quản lý trực tuyến Tức

là phòng ban, bộ phận hay các cửa hàng trực thuộc sẽ hoàn thành công việcchuyên môn và nhiệm vụ của mình do giám đốc giao cho, chịu sự điều hành,quản lý chung của giám đốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng cộng đồng, chịu

Trang 34

trách nhiệm với nhau trong công tác và phải cùng chịu trách nhiệm về đơn vịmình trước giám đốc đối với nhiệm vụ được giao.

Bộ máy lãnh đạo chủ chốt công ty: Là Hội đồng quản trị gồm 6 thànhviên trong đó 4 thành viên trong ban điều hành công ty và 2 thành viên ở cơ sở

- Tại văn phòng công ty Ban giám đốc gồm 3 đồng chí:

+ Một đồng chí là Bí thư chi bộ, Chủ tịch hội đồng quản trị - KiêmGiám đốc công ty

+ Một đồng chí là Phó Bí thư chi bộ, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Kiêm Phó giám đốc công ty

-+ Một đồng chí là uỷ viên Ban chấp hành chi uỷ, Phó chủ tịch Hộiđồng quản trị - Kiêm phó giám đốc công ty

- Bốn phòng chuyên môn:

+ Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác quản lý, tổ chứcnhân sự, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, giải quyết các chế độ chính sáchcho CBCNV, thu phát các văn bản, sắp xếp và lưu trữ hồ sơ

+ Phòng kinh doanh thương mại: Hoạch định các kế hoạch kinhdoanh, chiến lược phát triển, tổ chức quản lý khai thác, sử dụng vốn hợp lý và

có hiệu quả, kiểm tra các hoạt động tài chính trong công ty

+ Phòng du lịch lữ hành: Thực hiện chức năng trực tiếp sản xuất kinhdoanh… quyết định tính chất, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, cácphòng ban nghiệp vụ cùng phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ củamình

+ Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức bộ máy kế toán, lập các báo cáo kếtoán, thống kê và quyết toán tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật vàcác văn bản lưu hành nội bộ

- Tại các huyện và thành phố gồm 5 chi nhánh trực thuộc:

+ Chi nhánh Thương mại tại Mộc Châu

Trang 35

+ Chi nhánh Thương mại tại Yên Châu.

+ Chi nhánh Thương mại tại Mai Sơn

+ Chi nhánh Thương mại tại Mường La

+ Chi nhánh tại Thành phố Sơn La

- Bộ máy tại các chi nhánh gồm:

+ 1 Giám đốc chi nhánh

+ 1 Phó giám đốc chi nhánh

Giúp việc cho lãnh đạo chi nhánh còn có các bộ phận nghiệp vụ chuyênmôn Các chi nhánh đều dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Banđiều hành công ty và các phòng ban công ty theo ngành dọc

* Tổng số cán bộ nhân viên công ty: 150 đồng chí

- Trong biên chế: 125 đồng chí

- Hợp đồng ngắn hạn và mùa vụ: 25 đồng chí

Trong đó: + Nữ : 66 đồng chí

+ Nam: 84 đồng chí

Trang 36

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La.

Đại hội đồng cổđông

Chi nhánh Thương mại tại Mai Sơn

Chi nhánh Thương mại tại Mường La

Chi nhánh tại Thành phố Sơn La

Phòng du lịch

lữ hành

Ban kiểm soát

Trang 37

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty

Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La:

2.1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La:

Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La là một doanhnghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ du lịch nên các mặt hàng kinh doanh rất

đa dạng Công ty luôn coi trọng công tác tổ chức, sắp xếp đội ngũ kế toán phùhợp với chức năng, nhiệm vụ nhằm phát huy hết vai trò kế toán nói chung cũngnhư khả năng của từng nhân viên kế toán

Để quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất,khách sạn đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung Theo hìnhthức này toàn công ty chỉ tổ chức 1 phòng kế toán tại trụ sở chính đặt tại Thànhphố Sơn La, còn ở các đơn vị phụ thuộc tại các huyện Mộc Châu, Yên Châu,Mai Sơn, Mường La đều không có phòng kế toán riêng Phòng kế toán tập trung

có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính và thống kêcho toàn doanh nghiệp Ở các chi nhánh chỉ có các nhân viên hướng dẫn làmhạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyểnchứng từ đó về phòng kế toán trung tâm

Kếtoántiềnmặt,tiềnlương

Kế toánnghiệpvụbuồng,giặt là

Kếtoánhàngtồnkho

Kếtoánthuế,TSCĐ

Trang 38

Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La.

Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi công việc

trong phòng kế toán, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạtđộng kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp, là trợ lý cho giám đốc trong kinh doanh

và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi mặt của công tác kế toán tài chínhtại doanh nghiệp

Kế toán tổng hợp chung: là người chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo

kế toán của các bộ phận kế toán trong phòng báo cáo cho kế toán trưởng

Kế toán ngân hàng, công nợ: theo dõi tình hình tăng, giảm về tiền tại

ngân hàng và thực hiện thanh toán thu chi bằng tiền gửi ngân hàng, theo dõi cáckhoản thanh toán công nợ với khách hàng

Kế toán tiền mặt, tiền lương: Làm nhiệm vụ kiểm tra chứng từ gốc trong

việc thu chi tiền mặt của Công ty, ghi chép đầy đủ, lập bảng kê thu chi báo cáotồn quỹ Đồng thời, tính toán và theo dõi thanh toán tiền lương và các khoảntrích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của cán bộ công nhân viên

Kế toán thuế, tài sản cố định: Chịu trách nhiệm ghi chép và hạch toán các

nghĩa vụ với Nhà nước, theo dõi tình hình biến động tài sản cố định, tính vàtrích khấu hao các loại TSCĐ

Kế toán nghiệp vụ buồng, giặt là: Chịu trách nhiệm ghi chép và phản ánh

tình hình của việc thuê phòng nghỉ của khách, đồng thời theo dõi tình hình của

bộ phận giặt là và tất cả các công việc liên quan tới việc cho thuê phòng nghỉ

Kế toán hàng tồn kho: theo dõi và giám sát tình hình nhập, xuất của vật

tư, hàng hóa và các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ vật tư, hàng hóa

Các kế toán viên phải đảm nhận tốt vai trò và trách nhiệm của mình, giữacác kế toán viên phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, đảm bảo cho tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán và ghi chép, tạo điều kiện cho việckiểm tra, đối chiếu được dễ dàng và phát hiện những sai sót để sữa chữa kịpthời Đồng thời, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và giám đốc về phầncông việc của mình

2.1.4.2 Các chính sách, chế độ kế toán áp dụng:

Trang 39

- Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số BTC ban hành ngày 26/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

15/2006/QĐ Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàngnăm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là : VNĐ

- Phương pháp kế toán tài sản cố định:

+ Nguyên tắc đánh TSCĐ: Theo nguyên giá

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng

- Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho : Tuân thủ nguyên tắc giá gốc

- Phương pháp tính trị giá hàng tồn kho: Phương pháp đích danh

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp quy đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam: Theo tỷ giá giaodịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam sovới ngoại tệ áp dụng theo từng ngày

2.1.4.3 Hình thức kế toán áp dụng:

Hiện nay, Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La đang ápdụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ vì Công ty cho rằng đây là hình thứcphù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản

lý, trình độ quản lý của cán bộ kế toán cũng như phù hợp với điều kiện trangthiết bị, phương tiện kỹ thuật để xử lý, cung cấp thông tin kế toán

2.1.4.4 Khái quát về phần mềm kế toán sử dụng của công ty:

Công tác kế toán của công ty được thực hiện trên máy vi tính, chươngtrình phần mềm kế toán sử dụng tại công ty là SMARTSOFT.FA, Công ty sửdụng phần mềm này từ năm 2005 khi chuyển thành công ty cổ phần

- Đặc điểm của phần mềm SmartSoft.Fa:

+ Phần mềm SmartSoft.Fa được thiết kế cho hệ đa dạng người dùng

và có tính bảo mật cao, cho phép phân quyền sử dụng chi tiết đến các khối chức

Trang 40

năng công việc của từng nhân viên Có thể áp dụng đa dạng các ngành nghề:Tài chính kế toán, Quản lý khách hàng - hợp đồng, Quản lý nhân sự, Quản lýsửa chữa ôtô-xe máy, Quản lý khách sạn

+ Phần mềm SmartSoft.Fa được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Sảnxuất, Thương mại dịch vụ, Xây dựng cơ bản phù hợp với các quyết định, cácthông tư sửa đổi bổ sung mới nhất

+ Phần mềm SmartSoft.Fa thiết kế có tính mở, có thể kết nối với một

số phần mềm khác thông dụng như MS Excel, MS Access, hoặc một phần mềm

kế toán thông dụng khác, giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn, khai báo tham sốphù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp

+ Các mẫu sổ được thiết kế sẵn theo quy định ban hành, do vậy côngviệc chủ yếu của kế toán là cập nhật chứng từ và định khoản nghiệp vụ Phầnmềm sẽ tự động tính giá thành chi tiết các loại dịch vụ cần tính giá thành, hạchtoán chi tiết doanh thu của từng loại dịch vụ cung cấp, tự động hạch toán lương

và các khoản tính theo lương, trích khấu hao tự động theo từng bộ phận quản lý

và theo đối tượng chịu chi phí và thực hiện kết chuyển, phân bổ chi phí theotiêu chuẩn doanh thu mà khách sạn đã lựa chọn

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2. Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm   kê định kỳ. - hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần thương mại khách sạn tỉnh sơn la
Sơ đồ 1.2. Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Trang 9)
Sơ đồ 1.3:  Trình tự kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ. - hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần thương mại khách sạn tỉnh sơn la
Sơ đồ 1.3 Trình tự kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ (Trang 12)
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng - hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần thương mại khách sạn tỉnh sơn la
Sơ đồ 1.4 Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng (Trang 15)
Sơ đồ 1.5. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ CPBH chủ yếu - hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần thương mại khách sạn tỉnh sơn la
Sơ đồ 1.5. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ CPBH chủ yếu (Trang 18)
Bảng tổng hợp  chứng từ kế  toán cũng loại - hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần thương mại khách sạn tỉnh sơn la
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cũng loại (Trang 28)
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần thương mại   khách sạn Tỉnh Sơn La. - hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần thương mại khách sạn tỉnh sơn la
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La (Trang 36)
Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần thương mại khách sạn   Tỉnh Sơn La. - hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần thương mại khách sạn tỉnh sơn la
Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần thương mại khách sạn Tỉnh Sơn La (Trang 37)
Hình thức thanh toán:   Tiền mặt Mã số thuế: - hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần thương mại khách sạn tỉnh sơn la
Hình th ức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế: (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w