Bài luận án kinh tế ĐỘC QUYỀN gồm 112 trang,bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. Một loạt Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đàm phán đã và đang được hoàn tất. Trong đó Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định FTA Việt Nam EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ hai mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, những ngành hàng chủ lực của Việt Nam, nhất là Dệt may được kỳ vọng sẽ là những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất.Đề tài đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may Việt nam, giúp nâng cao giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này.
Trang 1MUC LUC
MỞ ĐẦU . 25221212 221E21211221221211211211211211211211211211.11 1E errey 1 Chuong 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE CHUOI GIA TRI
TOAN CAU VA NANG LUC THAM GIA CHUOI GIA TRI TOAN CAU 8 1.1 Tổng quan về chuỗi gia tri toan CaU occ eeseeeseseeeeseesseeseeseeeees 8 1.2 Năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu -. - 2 scssze+zs+ce+ 22 1.3 Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may
của một số nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 28
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THAM GIA CHUỖI GIA TRI
TOÀN CẢU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 35
2.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam - ¿+ sec: 35 2.2 Thực trạng năng lực tham gia vào chuỗi giá trị của ngành đệt may
2.3 Đánh giá năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt
may Viet Nam 63
Chuong 3: MOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO NANG LUC THAM GIA CHUOI GIA TRI TOAN CAU CUA NGANH DET
MAY VIET NAM 0077 78
3.1 Dự báo triển vọng và định hướng phát triển ngành dệt may Việt
Nam đến năm 2020 2-2: ©+22£+EE92E22EE2EEE2E21121121 21.22 crke+ 78
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia của ngành đệt
may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu . 5 s=se¿ 86
Trang 2CAD CAM CMT EU FDI FOB FTA OBM ODM OEM TPP USD WTO
CAC CHU VIET TAT
Phan mềm dùng trong các thiết bị nền tảng bằng máy tính hỗ
trợ việc thiét ké (Computer — aided Design)
Phần mềm dùng trong chế tạo các thành phần vật mẫu (Computer — aided Manufactuaring)
Phương thức gia công hàng xuất khẩu (Cut-Make-Trim)
Liên minh Châu Âu (European Union)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investiment) Phương thức sản xuất tự chủ nguyên liệu (Free On boarđ) Hiệp định tự do thuong mai (Free Trade Agreement)
Sản xuất theo thương hiệu riêng
(Original Brandname manufacturing)
Sản xuất theo thiết kế riéng (Orignal Design Manufacturing) Sản xuất bang thiết bị của nước ngoài
(Original Equipment Manufacturing)
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement)
Déng Dollar My
Trang 3DANH MUC CAC BANG
Bang 1.1: Phan biét hai loại hình chuỗi giá trị tồn cẦU coi 14 Bang 2.1: Một số chỉ tiêu về ngành dệt may Việt Nam 5-5 37
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng sản xuất và số lượng nhập khẩu bông
2050600 40
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mơ hình mạng sản xuất liên kết Conglomerate -. 11 Hình 1.2: Chuỗi giá trị toàn cau ngamh dét may cceccccseccscecscecs tees tsestesneeene 18
Hình 1.3: Các phương thức xuất khâu chính của ngành đệt may 22
Hình 1.4 Mơ hình kim cương của giáo sư Michael E Porter .- 27 Hình 2.1: Mối quan hệ giữa vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn
cầu của ngành dệt may và giá trị gia tăng - -: 65 Hình 2.2: Vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn
Trang 5DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng sợi nhập khẩu qua các tháng năm 2011, 2012, 2013 43
Biểu đồ 2.2: Giá trị nhập khâu vải giai đoạn 2007 — 2013 45 Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất ngành đệt may giai đoạn 2005-201 1 51
Biểu đồ 2.4: Tang truéng kim ngach xuat khau hang dét may Viét Nam
giai đoạn 2007-20 Ï 3 - c1 11119 9212 1H HH HH ru 59
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu xuất khâu vào các thị trường chính của ngành dệt
Trang 6MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Nếu tìm hiểu kĩ về một chiếc áo hàng hiệu của Mỹ, rất có thê nó được thiết kế ở trung tâm thời trang thế giới Paris, vải sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu được làm tại Ấn Độ và cắt may tại Việt Nam Đó là một ví dụ điển hình về một sản phẩm của chuỗi giá trị toàn cầu khi mà mọi hoạt động để sản xuất
nên nó được trải dài qua nhiều quốc gia ở những châu lục khác nhau Tồn
cầu hóa kinh tế đã cho thấy rằng, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đang là
xu thế phổ biến hiện nay và sự tham dự này mang lại lợi ích kinh tế và xã hội
to lớn, kế cả đối với các nước đang và kém phát triển
Với đặc điểm là một ngành cơng nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời và
với nhiều ưu thế phát triển, ngành đệt may Việt Nam sớm trở thành ngành
công nghiệp phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế, trở thành mặt hàng xuất khâu chủ lực trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong tình hình mới, trước những thách thức
lớn mà tồn cầu hóa đem lại, ngành dệt may không những phải chuyên dịch
theo hướng thị trường mà còn phải đối phó với sự thay đổi của cạnh tranh toàn cầu và phải nỗ lực để cải thiện vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu Thực tế, chuỗi giá trị toàn cầu chỉ là một cách tiếp cận mới, toàn diện
hơn về phân công lao động quốc tế, nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản phâm xuất khâu đều có thể coi là đã tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Nhưng tiếp cận phân công lao động quốc tế
theo chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vị trí của
mình trên thị trường thế giới, để có thể chủ động lựa chọn công đoạn tham gia
phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn
Trang 7giải chất lượng của hoạt động xuất khâu, tìm hiểu bản chất của từng công đoạn sản xuất trong từng ngành hàng để từ đó có chiến lược thâm nhập vào
chuỗi tại những công đoạn phù hợp và dần nâng cấp để tham gia vào những công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao, đưa ra một số giải pháp nâng cao năng
lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may, tác giả xin chọn đề tài:
“Năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam
hiện nay” làm đề tài luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Chuỗi giá trị toàn cầu được phát triển từ khái niệm chuỗi giá trị của
M.Porter khởi xướng vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX áp dụng để phân tích các
vấn đề trong bối cảnh toàn cầu hóa Theo ơng “chuỗi giá trị là một tập hợp
các hoạt động đề đưa lại một sản phẩm từ khái niệm khi đưa vào sử dụng và
cả sau đó Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản xuat, marketing, phân phối và dịch vụ sau khi bán cho người tiêu dùng Những hoạt
động này có thê được thực hiện trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc được
phân phối giữa các doanh nghiệp khác nhau” Chuỗi giá trị này có thể được
thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng trong phạm vi
nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu
Michael Porter có bộ ba cuốn sách: Chiến lược cạnh tranh, lợi thế cạnh
tranh và lợi thế cạnh tranh quốc gia Trong đó, cuốn sách Lợi thế cạnh tranh —
Tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh (Michael Porter,
“Competitive Advantage: Creating and sustain superior performance”) đã giới
thiệu một cách thức hoàn toàn mới trong việc tìm hiểu xem một cơng ty làm
những gì Khái niệm “chuỗi giá trị” của Porter tách biệt một công ty thành những “hoạt động” khác nhau, những chức năng hoặc quy trình riêng biệt, đại
Trang 8các nhà quản lý phân biệt được những nguồn lực tiềm ân của giá trị khách hàng - điều có thể giúp chúng ta đưa ra một mức giá cao, và lý do tại sao sản
phẩm hay dịch vụ này lại có thể thay thế cho sản phẩm, dịch vụ khác
Sau Porter, có nhiều nhà khoa học khác nghiên cứu sâu về đề tài này
nhu Gary Gereffi, Raphael Kaplinsky Nhtmg nghién cứu của các nhà khoa
học này được biết đến qua các bài báo và sách:
- Raphael Kaplinsy và Mike Morris, Sổ £ay nghiên cứu chuỗi giá trị Đây là một tài liệu hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc định hình và thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị, đặc biệt là với quan niệm xác lập mơi trường chính sách
nhằm hỗ trợ các nước nghèo tham gia hữu hiệu vào nền kinh tế toàn cầu
- Bài viết Chuỗi giá trị hàng may mặc toàn câu: Triển vọng nâng cấp của các nước dang phát triển là gì? Của tác giả Gary Gereffi va Olga
Memedovic, được đưa vào chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã phác
thảo khung phân tích chuỗi giá trị, nhắn mạnh vào cơ cấu và động học của các
chuỗi giá trị do khách hàng điều phối Làm rõ vai trò của từng khách hàng lớn
trong việc xây dựng mạng lưới gia cơng tồn cầu trong chuỗi giá trị hàng may
mặc Nêu lên sự tiến hóa và nâng cấp của các mạng lưới gia công hàng dệt may ở Châu Á và đánh giá những kinh nghiệm của châu Á trong việc gia
công hàng may mặc cho Châu Âu và Bắc Mỹ v.v
Cho đến nay, đề tài chuỗi giá trị toàn cầu vẫn đang tiếp tục được các
nhà khoa học từ nhiều quốc gia khác nhau tiếp tục nghiên cứu 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, công cụ chuỗi giá trị toàn cầu cũng bắt đầu được chú ý
đến vì nó có khả năng ứng dụng trong phân tích tác động của tồn cầu hóa đối
với sự phát triển của từng ngành, từng mặt hàng Tuy nhiên, là một khái niệm
mới, cho đến nay mới có một số cơng trình khoa học trong khn khổ các dự
Trang 9triển Hà Lan SNV Những cơng trình nghiên cứu này đã phân tích chuỗi giá trị của từng sản phẩm của Việt Nam như hàng dệt may, giày đép, chè của dự
án quốc tế hóa các doanh nghiệp Việt Nam của Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) Về ngành hàng dệt may, cũng có một số cơng trình
khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, luận văn thạc sĩ liên quan đến chuỗi giá trị
toàn cầu của các ngành hàng dệt may Việt Nam và nhiều bài báo mang tính lý
luận và thực tiễn cao Có thể kể đến:
- Bài báo Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu đệt may của PGS.TS Hà Văn Hội đăng trong khuôn khổ đề tài “Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn
cầu, kinh nghiệm của một số nước Châu Á và gợi ý đối với Việt Nam” đã
trình bày cụ thể bản chất của chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may đồng
thời chỉ ra các giai đoạn cụ thể của chuỗi giá trị dệt may toan cầu trong đó
nhắn mạnh đến vai trò của sự liên kết giữa ngành dệt và ngành may trong
chuỗi giá trị đệt may toàn cầu Bài viết cũng dựa trên cách tiếp cận từ sản
phẩm đầu ra để phân tích và làm rõ thành phần của chuỗi giá trị xuất khâu dệt may Trong mỗi thành phần đó, bài viết chỉ rõ những nguyên nhân làm cho giá trị gia tăng của hàng dệt may xuất khâu của Việt Nam còn thấp trong
chuỗi giá trị xuất khẩu mặt hàng này
- Bài báo Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt
Nam của các tác giả Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn
Thanh Liêm, trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng Bài viết tiếp cận chuỗi
giá trị toàn cầu nhằm giải thích sự chuyển đổi trong hệ thống sản xuất và
thương mại của ngành dệt may trên thế giới Từ đó phân tích và xác định chiến
lược nâng cấp ngành là sự dịch chuyên từ sản xuất gia cơng sang mơ hình sản
xuất tích hợp OEM và OBM (đòi hỏi tăng cường các liên kết đọc ở cấp độ khu
Trang 10- Tài liệu Tóm tắt nghiên cứu chính sách Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam của tác giả Đặng Thị Tuyết Nhung và Đinh Cơng Khải trong chương trình giảng dạy kinh tê Fulbright đã ứng dụng lý thuyết về chuỗi giá
trị để định vị vị trí của ngành dệt may Việt Nam hiện nay trong chuỗi gia tri
dệt may toàn cầu, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của ngành dệt
may Việt Nam, giúp cho người đọc nắm bắt được những đặc điểm quan trọng nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay
- Luận văn thạc sỹ kinh tế (2012), Chuối giá trị dét may todn cau va
khả năng tham gia của ngành đệt may Việt Nam của tác giả Lương Thị Lĩnh,
Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, đã luận giải sự cần thiết của việc
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam trong bối
cảnh Việt Nam gia nhập WTO, đánh giá hiện trạng sự tham gia chuỗi giá trị
toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam, rút ra những hạn chế và nguyên nhân
và đề xuất các giải pháp góp phần cho ngành dệt may Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu một cách có hiệu quả
Ngồi ra, còn nhiều bài báo, cơng trình khoa học, luận văn khác nghiên
cứu đến vấn đề tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam Những nghiên cứu trên đã đưa người đọc tiếp cận gần hơn với khái niệm
chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu cũng như phân tích chuỗi giá trị của ngành
hàng đệt may một cách toàn diện và sâu sắc Nêu bật thực trạng tham gia vào
chuỗi giá trị của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là
sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tô chức thương mại thế giới WTO
Nét mới của đề tài này là ngoài định vị vị trí của ngành dệt may Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu, thực trạng tham gia chuỗi gia tri toan cau, cai ma
tac giả được kế thừa rất nhiều trong những tài liệu nêu trên, đề tài còn làm rõ năng lực tham gia chuỗi giá toàn cầu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
Trang 11sự tham gia vào toàn bộ chuỗi giá trị toàn cầu Do vậy đề tài mang tính kế thừa nhưng khơng có sự trùng lắp với các nghiên cứu trước đây
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may Việt nam,
giúp nâng cao giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi:
- Thế nào là chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may? - Năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là gì, và được đánh giá bởi
những tiêu chí nào? Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt
may của một số nước, và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam là gì?
- Thực trạng năng lực tham gia các công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may Việt Nam như thế nào?
- Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì trong quá
trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành đệt may?
- Vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu?
- Ngành dệt may Việt Nam cần phải làm gì để nâng cao năng lực tham
gia chuỗi giá trị đệt may toàn cầu?
Nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận văn lựa chọn
việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành đệt may Việt
Nam Từ phân tích trên đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 124.2 Pham vỉ nghiên cứu
Về mặt nội dung: ĐỀ tài tập trung làm rõ các vẫn đề cơ bản liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành đệt may Việt Nam giai đoạn phát triển kinh tế thị
trường, đặc biệt chú trọng giai đoạn từ năm 2007 đến nay khi Việt Nam đã gia
nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới thông qua việc gia nhập WTO
Về không gian: Đề tài khảo sát doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lênin; các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta về hội nhập và phát triển kinh tế; các lý thuyết, quan điểm hiện đại về hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh đó, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Sử dụng các công cụ
minh họa như hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ nhằm làm rõ các vẫn đề nghiên cứu
6 Những đóng góp khoa học của luận văn
- Nêu rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như tổng quan về chuỗi giá trị
toàn cầu, trên cơ sở đó luận giải sự cần thiết và tất yếu của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức vị trí và khả năng tham gia
chuỗi gia trị dệt may toàn cầu của Việt Nam, từ đó rút ra được những hạn chế
và nguyên nhân
- Đề xuất một số định hướng, giải pháp góp phần nâng cao năng lực tham gia chuỗi giá trị đệt may toàn cầu của Việt Nam
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,luận văn có kết cấu
Trang 13Chuong 1
CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE CHUOI GIA TRI TOAN CAU
VA NANG LUC THAM GIA CHUOI GIA TRI TOAN CAU
1.1 Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu
1.1.1 Khái niệm, đặc điêm, vai trò và tiêu chỉ phân loại chuồi giá trị
toàn cầu
1.1.1.1 Các khái niệm
Trước hết, về chuỗi giá trị: Năm 1985, trong cuốn sách Lợi thế cạnh
tranh: Tạo lập và duy trì hiệu quả, được coi là một trong tác phẩm kinh điển
của mình, giáo sư của đại học Harvard Michael Porter đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia
và ông chỉ ra rằng, chuỗi giá trị chính là cơng cụ quan trọng của doanh nghiệp để tạo ra giá trị lớn hơn dành cho khách hàng Theo Porter, “chudi gid trị gồm
toàn bộ các hoạt động gia tăng giá trị bắt đầu từ khâu cung cấp nguyên vật liệu đến sản xuất, chế biến, lưu kho hàng hóa, marketing và cung cấp địch vụ
hậu mãi ”[15] Về thực chất đây là một tập hợp các hoạt động nhằm thiết kế,
sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của doanh nghiệp Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị dành cho
khách hàng, trong đó có 5 hoạt động chính và 4 hoạt động bỗ trợ
Thứ nhất, nhóm các hoạt động chính là những hoạt động mang tính
chất liên quan đến việc tạo ra sản pham, ban va chuyén giao cho khach hang
cũng như dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, bao gồm dãy 05 loại hoạt động tạo ra
giá trị gia tăng cho sản phẩm:
Một là, logistics đẫu vào: Gồm các hoạt động liên quan đến tiếp nhận,
lưu giữ, phân phối tất cả các nguồn lực đầu vào của sản phẩm phục vụ cho
Trang 14Hai là, vận hành - sản xuất kinh doanh: Là tất cả các hoạt động nhằm chuyển hóa nguyên vật liệu, nguồn lực đầu vào thành sản phẩm đầu ra
Ba là, vận chuyển ra bên ngoài: Gồm tất cả các hoạt động như thu gom, lưu giữ và vận chuyên sản phẩm hoàn chỉnh đến tận tay người tiêu dùng
Bốn là, marketing và bán hàng: Bao gồm tất cả các hoạt động nhằm
đảm bảo cho việc trao đôi hàng hóa sản phẩm trên thị trường được thực hiện một cách tốt nhất
Năm là, cung cấp các địch vụ liên quan: Bao gồm tất cả các hoạt động
liên quan nhằm thúc đây khả năng tiêu thụ sản phẩm, gia tăng giá trị của sản phẩm sau khi đến tay người tiêu dùng như: lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, sửa
chữa, tư vấn theo yêu cầu của khách hàng
Thứ hai, nhóm hoạt động bổ trợ gầm các hoạt động:
Một là, khả năng đảm bảo về nguyên liệu và kĩ thuật: Là những hoạt động gồm những công đoạn thu mua các yếu tố đầu vào của sản xuất
Hai là,trình độ phát triển của công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất là bí quyết, phương pháp để sản xuất ra sản phẩm sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của hãng và sẽ được nâng cao hơn nếu chỉ phí hoạt động thấp và tạo ra được
nhiều sản phẩm thay thế, đáp ứng nhu cầu thị trường
Ba là, khả năng quản trị nguồn nhân lực: Gồm những hoạt động liên quan đến tuyển dụng, chính sách tiền lương, thuê mướn nhân công, đảo tạo, thực hiện các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đồng thời có chính
sách hỗ trợ vật chất và tinh thần khuyến khích lao động sáng tạo
Bốn là, điều kién co sé ha tang: Bao gồm các hoạt động như quản lý
chung, hoạch định chiến lược, quản trị tài chính, kế tốn, pháp luật, cơ cấu tổ
chức, hệ thống kiểm soát, văn hóa cơng ty Hoạt động của cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả nhóm hoạt động khác trong chuỗi giá trị
Quan niệm về chuỗi giá trị toàn cau lần đầu được các tac gid Gereffi
Trang 1510
trị của M Porter để xác định cách thức các tập đoàn và các quốc gia hội nhập
thành công vào kinh tế thế giới, đồng thời dựa vào đó để đánh giá các yếu tố
quyết định giá trị phân phối toàn cầu
Trong bài viết “Số tay nghiên cứu chuối giá tri” (2001), Kaplinsky va
Morris, đã đưa ra định nghĩa: “Chuối giá trị toàn câu là một dây chuyển sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó có nhiều nước tham
gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau, từ
thiết kế, chế tạo, tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ tiêu dùng” [2A]
Với việc quan sát và và nghiên cứu số liệu thực tế đã chứng minh được rằng quá trình tồn cầu hóa đã khiến khoảng cách thu nhập giữa các nước ngày
càng gia tăng Những nhà nghiên cứu chứng minh điều này bằng cách thiết lập
và so sánh chuỗi giá trị toàn cầu Họ đã phân tích thu nhập hay chính là giá trị
mà chủ thể tham gia vào chuỗi có thể tạo nên, từ đó so sánh đề thấy sự chênh
lệch về giá trị được tạo ra trong những công đoạn khác nhau trong chuỗi, theo
những khu vực địa lý khác nhau
Tồn cầu hóa tác động đến mọi mặt của đời sống, nhưng có thể nhìn
thấy rõ nét nhất trên lĩnh vực kinh tế, Trong dòng chảy của hội nhập và tồn
cầu hóa đang diễn ra ngày một sâu hơn, rộng hơn, đa dạng hơn, hệ thống giá trị xâu chuỗi các mắt xích đã vượt ra ngoài biên giới và lãnh thô quốc gia được
xác lập, đó chính là chuỗi giá trị toàn cầu Theo cách tiếp cận đó, có thể hiểu
chuỗi giá trị toàn cầu là một chuỗi sản xuất kinh doanh trong mơi trường tồn cầu hóa, trong đó, các chủ thể kinh tế trên toàn thế giới tham gia vào các công đoạn khác nhau trong một chuỗi thống nhất xuyên suốt từ thị trường cung ứng
đến thị trường tiêu thụ toàn cầu với mục đích tạo được giá trị hiệu quả nhất cho
người tiêu dùng trong đó các mắt xích mang tính tổng quát cao, phù hợp với đại đa số các chuỗi cung ứng theo ngành bao gồm: nghiên cứu phát triển; thiết
Trang 1611
Chuỗi giá trị toàn cầu nhắn mạnh đến yếu tố toàn cầu của một chuỗi giá
trị giản đơn Yếu tố toàn cầu được thể hiện ở chỗ các hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra ở nhiều nước khác nhau, hoặc nhiều khu vực địa lý khác nhau
1.1.1.2 Dac điểm của chuỗi giá trị toàn cau
Thứ nhất, chuỗi giá trị toàn câu là sự tích hợp các cdu phan san xuất ở nhiều quốc gia
Toàn cầu hóa đã có tác động lan tỏa đến các hoạt động kinh tế và đưa đến
sự hợp nhất các hoạt động được phân tán ở nhiều nước trên thế giới Và đó là
đặc điểm chung nhất của các chuỗi gia trị toàn cầu
Thứ hai, chuỗi giá trị toàn câu là sự liên kết cơ bản theo mơ hình liên
kết conglomerate, liên kết mạng Liên kết này bao gồm từ các hoạt động sản
xuất thượng đến các hoạt động sản xuất hạ nguồn cho tới khi hoàn thành một
chu kì sống của một sản phẩm cụ thể Trong liên kết này, tùy theo tính chất
phức tạp, chủ yếu về mặt công nghệ khi sản xuất một sản phẩm, chuỗi có thể
tích hợp các liên kết trong từng câu phần sản xuất nhằm tận dụng các lợi thé
chuyên ngành cuả các công ty trên phạm vi toàn cầu Sự liên kết này sẽ đưa
đên mạng sản xuât toàn câu
Trang 17
12
Thứ ba, chuỗi giá trị toàn cầu gắn liền với mục tiêu giảm chỉ phí và
nâng cao hiệu quả
Khi các tập đoàn quyết định chia nhỏ các phân đoạn sản xuất của họ và chuyển giao những phân đoạn có giá trị gia tăng thấp sang những quốc gia, vùng
lãnh thổ có lợi thế so sánh cao hơn để giảm chi phí Hoạt động này có thể được
thực hiện dưới nhiều hình thức như: thuê nước ngồi gia cơng, liên doanh nước
ngoài, hoặc đầu tư 100% vốn ở nước ngoài
1.1.1.3 Vai trò của chuỗi giá trị toàn cầu
Khi quan sát sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu, có thê thấy, sự
phát triển của nó gắn liền với các hoạt động đầu tư của các tập đoàn đa quốc
gia Hoạt động này đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống sản xuất
toàn cầu Những quốc gia chậm phát triển hơn đã nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp phức tạp vốn chỉ là sự độc quyền của phương Tây Quá trình tìm kiếm những địa điểm sản xuất thuận lợi
đã tạo ra những dòng đầu tư và sản xuất đa chiều trên khắp thế giới Vai trò
của chuỗi giá trị toàn cầu đối với hệ thống sản xuất thê hiện:
Thứ nhất, đây mạnh và làm sâu sắc quá trình phân công lao động quốc
tế Ngày nay, một quốc gia rất khó phát triển nếu đứng ngồi q trình hội nhập
kinh tế quốc tế, trong đó có sự phân công lao động quốc tế, chun mơn hóa
tồn cầu Tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu cũng chính là quá trình tham gia
phân công lao động quốc tế, q trình đó là q trình chọn lọc và đào thải mạnh
mẽ Bởi vậy, những tập đoàn lớn với sức mạnh kinh tế chỉ chớp lấy những lợi thế ở những khâu tạo ra giá trị gia tăng cao và chuyên những khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp, gây ô nhiễm, tốn lao động, ít lãi sang những quốc gia đông dân đang phát triển Quá trình này hiện nay vẫn tiếp tục một cách mạnh mẽ với việc
các phân đoạn sản xuất ngày càng được chia nhỏ hơn Chính q trình chia nhỏ
Trang 1813
kinh tế đã tạo ra các chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời, quá trình này là q trình phân cơng lao động và tham gia phân công lao động trên quy mô toàn cầu với
mức độ ngày càng sâu sắc hơn
Thứ hai, chuỗi giá trị toàn cầu giúp chi phí sản xuất liên tục được cắt giảm Phân bồ nguồn lực hợp lý dé có thé tận dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực doanh nghiệp, tối thiểu hóa chi phí sản xuất cũng chính là điều kiện tiên
quyết để thâm nhập vào thị trường toàn cầu, điều kiện dé tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Mơ hình sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu cho phép các tập
đồn lớn vừa tìm được những công xưởng với nhân công rẻ, chi phi sản xuất thấp nhất vừa đem lại lợi ích cho những nơi đó Chỉ có những nơi đảm bảo tối
thiểu hóa chỉ phí sản xuất mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất mới đáp ứng
được yêu cầu và được tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Thứ ba, chuỗi giá trị toàn cầu giúp cho những quốc gia chậm phát triển có
cơ hội gia nhập thị trường toàn cầu Bằng việc tìm ra và tận dụng những lợi thế của những quốc gia cham phát trién dé dat duoc hiéu qua san xuat, ngoai viéc đem lại những lợi ích nhất định cho những nước sở tại, những tập đoàn lớn còn
trao cho những quốc gia này cơ hội tăng trưởng kinh tế nhờ vào hội nhập kinh tế,
tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu
Đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu kinh tế đã đi đến kết luận là lợi
ích khi trở thành một bộ phận mà chuỗi giá trị toan cầu đem lại có thể gấp 10- 20 Đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển, trở thành một bộ phận của chuỗi giá trị toàn cầu là một yếu tố dé tiếp cận được công nghệ cao
1.1.1.4 Phân loại chuỗi giá trị toàn cau
Theo Gary Gereffi, một giáo sư người Mỹ thi có hai loại chuỗi giá tri
toàn cầu: Chuỗi giá trị toàn cầu do người sản xuất chi phối và chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chỉ phối [22]
Trang 1914
ty xuyên quốc gia TNCs, công ty đa quốc gia MNCs Trong đó, nhà sản xuất
đóng vai trò trung tâm trong mạng lưới sản xuất Chuỗi giá trị toàn cầu do người sản xuất chi phối thường là trong những ngành sử dụng nhiều vốn và nghệ như
là sản xuất ô tô, máy bay, máy tính, các máy móc hạng nặng Lợi nhuận thu
được chủ yếu dựa vào quy mô sản xuất, doanh số và việc ứng dụng những công
nghệ tiên tiến của thế giới để đạt được những khoản lợi nhuận không lồ
Chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chỉ phối: Chuỗi giá trị toàn cầu do
người mua chi phối thường tồn tại ở những ngành đòi hỏi nhiều lao động, nhất là các ngành sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp như ngành may mặc, da giày, đồ chơi, thủ công mỹ nghệ, điện tử gia dụng Các nhà cung cấp ở các
nước đang phát triển đảm nhận khâu hoàn thiện sản phẩm cho những người
mua nước ngoài, họ phải cam kết sản xuất theo thiết kế, yêu cầu kĩ thuật của
các hãng bán lẻ, các nhà sản xuất gián tiếp trên thế giới Giá trị trong chuỗi này thường tập trung ở khâu thiết kế, marketing hơn là các bí quyết công nghệ tạo ra chúng Bảng so sánh hai loại hình chuỗi giá trị toàn cầu sau đây sẽ đưa
ra những nét đặc trưng nhất của mỗi loại hình để phân loại [23]: Bảng 1.1: Phân biệt hai loại hình chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị do người
mua chỉ phối
Chuỗi giá trị do người
mua sản xuất
Người chỉ phối trong chuỗi gia tri
Von dau tu Vôn thương mại
Lợi thê cạnh tranh Nghiên cứu và phát triền; Thiết kế, Marketing
Sản xuất
Rào cản gia nhập Lợi thê kinh tê nhờ quy mô | Lợi thê kinh tê nhờ phạm vi
Lĩnh vực kinh doanh Hàng tiêu dùng lâu bên, Hàng tiêu dùng hàng ngày
hàng trung gian
Ngành điên hình ƠƯ tơ, máy tính, máy bay May mặc, giày dép, đô chơi Chủ sở hữu các hãng sản Hãng sản xuât xuyên quốc Hãng sản xuất nội địa, phân
xuất gia lớn ở các nước đang phát
triên
Liên kêt chủ yêu Dựa vào đâu tư Dựa vào thương mại
Cơ câu mạng lưới đặc trưng Liên kết theo chiều doc Lién két theo chiéu ngang
Trang 20
15
1.1.2 Các yếu tô cấu thành và nhân tố ánh hưởng tới chuỗi giá trị
toàn cầu
1.1.2.1 Các yếu tố cầu thành chuỗi giá trị toàn cau
Một chuỗi giá trị toàn cầu được cấu thành từ ba thành phần cơ bản: các
hoạt động chính; các hoạt động hỗ trợ và các hoạt động liên kết
Các hoạt động chính gồm các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); thiết kế; sản xuất; phân phối và tiêu thụ Các hoạt động chính là
những mắt xích tạo nên giá trị gia tăng cho toàn chuỗi, bởi vậy, nó có vị trí
đặc biệt trong chuỗi, thường được đánh giá và phân loại để so sánh theo ba
tiêu chí cơ bản: chi phí, khu vực ưu thế và năng lực tạo giá trị gia tăng
Các hoạt động phụ trợ đảm nhiệm nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động của
yếu tố chính, thơng thường được nhắc tới nhiều nhất là: yếu tổ nguồn nhân lực, yếu tố cơ sở hạ tầng, mặt bằng trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Các hoạt động liên kết: là những hoạt động nối liền mạch giá trị giữa các mất xích, như hoạt động cung ứng dịch vụ hậu cần hoặc các hoạt động
quản trị chuỗi Trong mơi trường tồn cầu hóa khơng thê thiếu các hoạt động
cung ứng dịch vụ hậu cần toàn cầu, nếu khơng, khơng có một chuỗi giá trị sản
xuất kinh đoanh nào có thê hình thành và phát triển được Những hoạt động
như giao nhận, bảo hiểm, vận tải quốc tế chuyên nghiệp hóa, đa phương thức đã trở thành những hoạt động kết nối mang tầm quan trọng cao trong chuỗi và
là tâm điểm để phát triển ở trình độ cơng nghệ cao hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho chuỗi giá trị
1.1.2.2 Các nhân tô ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu
Thứ nhất, khoa học công nghệ: Sự phát triển của khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tạo ra những thay đổi trong
Trang 2116
Quá trình tồn cầu hóa đến lượt nó bắt đầu giúp hình thành nên thị trường toàn
cầu như thị trường nguồn lực, thị trường cung ứng, thị trường tiêu thụ Đây chính là các thị trường cơ bản đảm bảo cho chuỗi giá trị toàn cầu phát triên
Công nghệ thông tin phát triển, cho phép dòng chảy thông tin thông suốt trên
phạm vi toàn thế giới Dịng chảy thơng tin là yếu tố quan trọng góp phần đảm
bảo liên kết chặt chẽ giữa các mắt xích trong chuỗi Từ đó, hoạt động sản xuất trong toàn chuỗi được vận hành liên tục và hiệu quả
Thứ hai, môi trường thể chế, chính sách: Mơi trường thể chế là nhân tố
hết sức quan trọng tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu Sự ổn định hay bất ơn
của yếu tố chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, và do đó tác động đến chuỗi giá trị tồn cầu Chính trị ồn định làm nền tảng và tiền đề cho tăng trưởng kinh tế Ngược lại, sự bất ổn về chính trị sẽ dan dén khủng hoảng,
suy thoái Bất cứ một thay đổi nào về chính sách đều ảnh hưởng nhất định tới
chuỗi Sự hình thành các hiệp định thương mại quốc tế, khu vực, song phuong, da phuong, cac khu vuc tu do thuong mai da tao nén tang cho hoat động thương mại mở rộng Các thiết chế của các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động thương mại quốc tế, đến giao dịch giữa các quốc
gia, doanh nghiệp trong mạng lưới sản xuất toàn cầu Nhà nước đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc chèo lái quá trình phát triển, xúc tiến và định hình cơ cấu kinh tế quốc gia giữa các ngành, vùng miền, đảm bảo sự phát triển bền vững Hơn thế nữa, chính sách đối ngoại, môi trường kinh doanh tại mỗi quốc gia có ảnh hưởng đến những lựa chọn chiến lược trong phân bổ
mạng lưới sản xuất toàn cầu Tự do hóa thị trường nội địa, thương mại và
dòng lưu chuyên vốn sẽ góp phần giải phóng các tiềm lực kinh tế Những thay
đổi về mặt chính sách tại mỗi quốc gia tham gia vào chuỗi không chỉ ảnh
hưởng đến doanh nghiệp - mắt xích tại quốc gia đó mà cịn ảnh hưởng đến
các mắt xích khác trong chuỗi
Thứ ba,vai trò của khách hàng quốc tế: Sự xuất hiện của khách hàng
Trang 2217
toàn cầu Thỏa mãn nhu cầu khách hàng quốc tế chính là mục tiêu chính của tất cả các hoạt động trong chuỗi, đây chính là nhân tố quan trọng chi phối toàn bộ hoạt động của tất cả các tác nhân trong chuỗi Hay nói cách khác,
khách hàng chính là trung tâm của quy trình nâng cấp chuỗi Nhu cầu của khách hàng là động lực để các công ty sản xuất ra sản phẩm có độ cá biệt cao hơn đề chiếm được lượng khách hàng lớn hơn Bất kì chuỗi giá trị nào cũng phải tổ chức và điều hành theo hướng thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng
toàn cầu Do vậy, cần phối hợp hài hòa tư duy toàn cầu và bản sắc địa phương Ngoài ra, chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu cịn cần
phải ý thức rõ ràng về vị trí, vị thế của mình trong mối tương quan toàn cầu, từ đó xác định được phương hướng phát triển
1.1.3 Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may và các phương thức tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may
1.1.3.1 Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may
Cũng như nhiều ngành hàng, từ những năm 70 của thế kỉ 20, cùng với sự phát triển không ngừng của vận tải giao nhận, công nghệ thông tin truyền thông, đây nhanh quá trình mở rộng thị trường và tìm kiếm nguồn lao động tại các khu vực mới, ngành dệt may đã nhanh chóng được mở rộng sang các nước đang phát
triển với thế mạnh nhân công rẻ và nhu cầu thúc đây xuất khẩu của chính quốc Một quy trình sản xuất công nghiệp đệt may mới được hình thành, tại đó một sản
phẩm dệt may từ khi bắt đầu đến khi kết thúc được chia thành nhiều công đoạn và được tiến hành ở nhiều quốc gia khác nhau Hình thành nên chuỗi giá trị toàn
cầu trong ngành dệt may
Như vậy, chuỗi giá trị đệt may toàn cầu có thể được hiểu là một sản phẩm dệt may được tạo ra từ thành quả lao động của nhiều quốc gia qua nhiều công đoạn trong chu trình của chuỗi giá trị từ công đoạn sản xuất nguyên liệu thô, sợi tự nhiên, sợi tổng hop, dén công đoạn dệt vải, nhuộm vai, thiết kế,
Trang 2318
Trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may hiện nay, vị trí các nước được xác định như sau: việc thiết kế kiểu đáng điễn ra chủ yếu ở các
nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Italia vải và các nguyên phụ liệu đầu
vào được sản xuất tại Trung Quốc, Án Độ; sản phẩm cudi cùng được thực
hiện ở những nước có chi phí nhân cơng thấp như Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh, Mehico và một số nước thuộc Trung Mỹ và Châu Mỹ Latinh Sau đó thành phẩm được thông qua kênh marketing, phân phối và bán lẻ toàn
cầu, đến tay người tiêu dùng trên khắp thế giới
CAC CONG TY MAY MAC Bac My
CAC CONG TY DET
Vai
Soi tu] Bong, gé, to Sử >| (dét, dan
nhiên | lựa, V.V (kéo sợi) len, hồ)
Sợi nhân|_ Dầu, khí đốt - Sợi tổng
F——T' Hóadàu [>
tạo hợp
NGUYÊN LIỆU CÁC YÊU TÓ SẢN
ĐẦU VÀO XUẤT
Các nhà bán lẻ CÁC NHÀ BÁN LẺ
Các công ty may Hệ thống cửa
mặc Hoa Kỳ hàng đặc biệt (thiết kế, cắt may, Công ty may - ¬ Hệ thơng cửa với thương ¬ hàng chuyên - hiéu riéng Hợp đông nội địa,
và các nhà sản xuất
Mexico/vùng Caribe Chuỗi bán
buôn khối
Châu Á Văn phịng
Hợp đồng gia cơng [| người mua F
{ à Chuỗi bán lẻ
may mắc Châu Á nước ngoài
chiết khẩu Cák | nhà
: Các công ty AL Bán buôn đại Hợp đồng gia công - bái |ẻ
thuong mai t.-rF|-' ly, dat hang nội địa và nước
qua mail,
E THONG SAN HE THONG XUAT THONG
XUAT KHAU ARKETING
Nguén: Gereffi (2002), The international competiveness of Asian economy in the apparrel comodity chain
Trang 2419
Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may là chuỗi giá trị được điều hành bởi người mua, tức việc định hướng mạng lưới thuộc về người mua trong
chuỗi Bởi họ tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm trong chuỗi về cả mức độ đầu
tư và yêu cầu chất lượng, dựa trên mạng lưới tiêu dùng có thể định hướng mạng lưới từ thiết kế thời thượng va gia tri cao; Chat luong va gia cao; Chat
lượng tốt, giá cả phải chang; gia thap
Là ngành hàng công nghiệp nhẹ với những đặc trưng của nó, mơ hình
chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may bao gồm 5 công đoạn cơ bản: (1)
Cung cấp sản phẩm thô, bao gồm bông tự nhiên, xơ ; Sản xuất các sản phẩm
đầu vào, sản phâm của công đoạn này là chỉ và sợi, vải do các công ty dệt,
nhuộm đảm nhận (2) Thiết kế mẫu sản phẩm; (3) Sản xuất thành phẩm do các
công ty may đảm nhận; (4) Xuất khâu do trung gian thương mại đảm nhận; (5) Marketing và phân phối
1.1.3.2 Các phương thức tham gia chuỗi giá trị toàn câu của ngành dệt may
Tùy vào năng lực sản xuất hoặc chiến lược tiếp cận chuỗi giá trị tồn
cầu của mình mà từng doanh nghiệp, từng quốc gia lựa chọn những phương thức khác nhau tham gia vào chuỗi giá trị phù hợp với năng lực của mình
Trong ngành đệt may có thể kế đến một số phương thức như sau: Gia công hàng xuất khẩu — CMT (Cut-Make- Trim):
Là phương thức đơn giản nhất, là loại hình sản xuất hàng hóa dưới dạng các hợp đồng phụ trong đó các khách mua, các đại lý, tổ chức mua hàng cung cấp cho doanh nghiệp gia cơng tồn bộ đầu vào đề sản xuất sản phẩm nhà máy sản xuất nhập khâu toàn bộ linh kiện để lắp ráp hoặc bao
gồm mẫu thiết kế, nguyên liệu, vận chuyên, các nhà sản xuất chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu
Trang 2520
thực hiện mẫu sản phẩm thành sản phẩm hoàn chỉnh Phương thức tham gia này đem lại giá trị gia tăng thấp, doanh nghiệp sản xuất chỉ nhận được I-
3% phí gia công, nên chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp ở các
quốc gia có trình độ phát triển thấp
Phương thức FOB (Free-On-Board):
EOB là phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT, Thuật ngữ FOB trong ngành dệt may được hiểu là một hình thức sản xuất theo kiêu “mua đứt, bán đoạn” Theo phương thức FOB, các doanh nghiệp phải
chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng Khác với phương thức CMT, các nhà xuất khẩu theo phương thức FOB sẽ chủ động mua nguyên liệu đầu vào cần thiết thay vì được cung cấp từ khách hàng của họ Các hoạt động theo
phương thức FOB thay đôi đáng kế dựa vào hình thức quan hệ hợp đồng thực tế giữa nhà cung cấp với khách mua nước ngoài và được chia thành ba loại dưới đây:
FOB cap I (hay FOB chi dinh, FOB so cap): Cac doanh nghiệp thực
hiện theo phương thức này sẽ thu mua nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp do khách mua chỉ định Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi doanh nghiệp
dệt may phải chịu thêm trách nhiệm về tài chính để thu mua và vận chuyển
nguyên liệu đầu vào
FOB cấp II: Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ
nhận mẫu thiết kế sản phẩm từ các khách mua nước ngoài và chịu trách
nhiệm tìm mua nguyên liệu,vận chuyển nguyên liệu, sản xuất và vận
chuyên thành phẩm tới cảng của người mua Điểm cốt yếu là các doanh
nghiệp phải tìm được các nhà cung cấp nguyên liệu có khả năng cung cấp
nguyên liệu đặc biệt và phải phải đảm bảo về chất lượng, giá cạnh tranh
Trang 2621
FOB cap III Cac doanh nghiép thực hiện theo phương thức này sẽ tự thực hiện sản xuất hàng may mặc theo thiết kế riêng của mình và khơng chịu
ràng buộc bởi bắt kỉ cam kết trước nào với các khách mua nước ngồi Đề có thé thực hiện thành công hoạt động sản xuất theo phương thức này, các doanh nghiệp cần phải có khả năng thiết kế, marketing và hậu cần
Phương thức ODM - thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng (Original Design Manufacfuring): Nếu lên được phương thức này, doanh
nghiệp sẽ có khả năng thiết kế và sản xuất cho những thương hiệu lớn trong ngành Khả năng thiết kế cho thấy trình độ sản xuất cao hơn về tri thức của nhà cung cấp, họ có khả năng tạo ra những xu hướng thời trang từ những mẫu
thiết kế của mình Các doanh nghiệp ODM tạo ra những mẫu thiết kế và bán
lại cho người mua — đó là chủ của các thương hiệu lớn trên thế giới Sau khi mẫu thiết kế được bán, người mua nắm toàn quyền sở hữu mẫu thiết kế này,
nhà sản xuất ODM sẽ không tự sản xuất các bộ thiết kế tương tự nếu không
được người mua ủy quyền Chỉ có các doanh nghiệp xuất sắc mới đạt được
trình độ cao của ODM, do vậy, rất it nha cung cap có khả năng thực hiện
được phương thức này
Phương thức OBM — (Original Brand Manufacturing): Day la
phương thức sản xuất được cải tiến dựa trên hình thức OEM, Song ở
phương thức này các hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa trong và ngoài nước cho thương hiệu riêng của mình Các
nhà sản xuất tại các nền kinh tế đang phát triển tham gia vào phương thức
OBM chủ yếu phân phối sản phẩm tại thị trường nội địa và thị trường các
quốc gia lân cận
Trang 2722 Xe Dét/ Nhuộm Vải Ngàn Sợi Đan va hoàn tat Dét
Nganh may Thuong Thiét Tim neu Cắt may Phân phổi
Hiệu Kê NL đầu vào arketing
CMT OEM/FOB
ODM OBM
Nguôn: Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, Báo cáo ngành đệt may, tháng 04/2014
Hình 1.3: Các phương thức xuất khẩu chính của ngành dệt may
1.2 Năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
1.2.1 Khái niệm
Có hai hướng tiếp cận để xác định năng lực tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu của một chủ thê kinh tế
Hướng thứ nhất, có thể xem xét năng lực tham gia của các chu thé theo từng mắt xích hoạt động trong chuỗi Các mắt xích chính trong chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm các công đoạn: nghiên cứu và phát triển, thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu thụ Như vậy, có thể xét năng lực tham gia vào chuỗi giá trị
tồn cầu thơng qua các năng lực cơ bản: (1) năng lực nghiên cứu và phát triển; (2) năng lực thiết kế;( 3) năng lực sản xuất; (4) năng lực phân phối; (5)
Trang 2823
Hướng thứ hai, đề đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất, việc
huy động, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực là điều quan trọng nhất
đối với mỗi chủ thể kinh tế Đây cũng chính là nền tảng đảm bảo năng lực tham gia vào các hoạt động quốc tế Bởi vậy, theo cách tiếp cận này, có thê
xem xét năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu qua các năng lực: (1) năng
luc con người, (2) năng lực khoa học công nghệ; (3)năng lực tài nguyên; (4) năng lực tạo giá trị gia tăng;(5) năng lực phát triển loi thé cạnh tranh
1.2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
1.2.2.1 Đánh giá năng lực theo từng mắt xích của chuỗi giá trị
Thứ nhất, Năng lực nghiên cứu và phát triển (R@&D): Trong nền kinh tế hậu công nghiệp với tên gọi là nền kinh tế tri thức, nghiên cứu phát triển được
xem là một trong những động lực cơ bản để tạo ra tri thức mới, công nghệ
mới — nền tảng cốt lõi thúc đây sự phát triển Năng lực nghiên cứu và phát
triển thể hiện ở các tiêu chí sau:
Một là, trình độ phát triển khoa học, công nghệ và kỹ thuật của chủ thê kinh tế Trình độ này được đánh giá trong mối tương quan toàn cầu thơng qua
các tiêu chí so sánh được thế giới công nhận như số lượng bằng sáng chế,
phát minh, kiểu dáng công nghiệp được đăng ký, sự thừa nhận của các tổ chức, nghiệp đoàn chuyên ngành quốc tế
Hai là, vỗn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển Nghiên cứu phát triển đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu cơ bản là nền tảng về tất cả các khía
cạnh của khoa học, là thiết yếu cho phát triển Bởi vậy, thúc đây phát triển nghiên cứu cơ bản để tạo ra những tri thức mới thúc đây phát triển nghiên cứu ứng dụng để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn, giúp tăng lợi nhuận Tăng lợi nhuận sẽ tăng vốn đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và lợi nhuận tăng thêm cao
Trang 2924
Ba là, trình độ nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhân lực là nội
lực Lý thuyết và thực tiễn phát triển ở tất cả các nước trên thế giới cho thấy,
nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Khi phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức trần, đòi hỏi
chúng ta bằng mọi cách phải chuyên từ lợi thế so sánh (dựa trên lao động giá rẻ và nhờ cậy vào tài nguyên, môi trường) sang lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên việc phát huy nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm
vững khoa học và công nghệ
Thứ hai, năng lực thiết kế Năng lực này có thê xem như là một hệ quả quan trọng của năng lực nghiên cứu phát triển Tuy nhiên đây là năng lực gắn
chặt với quy trình sản xuất kinh doanh, góp phần cơ bản tạo giá trị gia tăng trong một chuỗi giá trị bởi cái cốt lõi tạo nên giá trị là khả năng thiết kế, đây là công đoạn quyết định sản phâm mới có được người tiêu dùng tiếp nhận
không? Thiết kế phải gắn liền với khâu khảo sát thị trường, trình độ khoa học
công nghệ tiên tiến, công cụ hiện đại ứng dụng trong quá trình hình thành và phát triển mẫu mã mới
Thứ ba, năng lực sản xuất là khả năng sản xuất sản phẩm và cung cấp
dịch vụ cao nhất trong một thời gian nhất định trong điều kiện xác định của chủ
thể kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ Năng lực sản xuất
thường được đánh giá qua các tiêu chí: cơng nghệ sản xuất; trình độ sản xuất,
tay nghề của đội ngũ cơng nhân; trình độ quản lý điều hành; chất lượng của
nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Sản xuất tuy không phải là hoạt động
tạo giá trị gia tăng vượt trội trong chuỗi cung ứng, nhưng lại là khâu quan trọng
tạo nên sản phẩm Có lợi thế về năng lực sản xuất tức là chủ thể kinh tế đã nắm
được lợi thế cơ bản để tham gia thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu
Thứ tư, năng lực phân phối là khả năng phân phối sản phẩm ra thị
Trang 3025
phối thông qua công nghệ phân phối của mỗi chủ thể kinh tế Năng lực phân phối còn được đánh giá bằng năng lực logistics, là hoạt động thương mại bảo
đảm thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyên, lưu
kho bãi, làm thủ tục hải quan và các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng,
đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng
Năng lực tiêu thụ là năng lực liên quan đến khả năng bán hàng là
năng lực thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, có tiêu thụ được,
thu được tiền về mới thực hiện được tái sản xuất, tăng nhanh quá trình tiêu
thụ và tăng nhanh vòng quay vốn lưu động Năng lực tiêu thụ phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm, giá bán của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ dẫn đến việc đây nhanh khối lượng tiêu thụ và kết thúc nhanh vòng
chu chuyển vốn, trên thực tế các hoạt động này là khu vực tạo giá trị gia
tăng cao trong toàn chuỗi
1.2.2.2 Đánh giá năng lực theo khả năng các nguồn lực cơ bản
Thứ nhất, năng lực con người: Năng lực con người đóng vai trị quyết
định trong khả năng tham gia vào chuỗi giá trị Có nhiều tiêu chí để đánh giá năng lực con người, có thể kê đến: trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; khả năng thích nghi cơng việc; khả năng làm việc nhóm Với nguồn lao động dồi dào và giá rẻ là một lợi thế về năng
lực con người của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Nhưng
những lợi thế này đang dần mất đi khi mà chất lượng nguồn nhân lực của
chúng ta chưa được cải thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng
trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Thứ hai, năng lực khoa học công nghệ: cũng giống như năng lực nghiên cứu và phát triển theo tiêu chí đánh giá các mắt xích trong chuỗi, năng
Trang 3126
Thứ ba, năng lực tài nguyên: thê hiện những ưu đãi về mặt tài nguyên
thiên nhiên như đất đai, khống sản, vị trí địa lý, nguồn nước của mỗi quốc
gia hay vùng lãnh thổ Ví dụ, thiên nhiên ưu đãi cho đất nước ta có được đất
đai màu mỡ, khí hậu ơn hịa thích hợp phát triển nhiều loại nông sản mang giá
trị kinh tế cao, đó là ưu thế đối với những mặt hàng tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu của ngành nông nghiệp, hay với bờ biển dài hàng nghìn km, là tài ngun
vơ giá cho ngành thủy sản khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Bởi thế, để có định hướng phát triển thích hợp cần phải xác định đúng thế mạnh tài
nguyên của đất nước mình
Thứ tư, năng lực phát triển lợi thế cạnh tranh: Năng lực này thê hiện
khả năng phát huy các lợi thế cạnh tranh của một chủ thể kinh tế Chủ thê kinh
tế nắm lợi thế cạnh tranh là sở hữu các giá trị đặc thù, có thé str dụng được để
“nắm bắt cơ hội” nhằm kinh doanh có lãi, giúp chủ thể kinh tế chiếm được
nhiều thị phần, thỏa mãn khách hàng, đem lại nhiều lợi nhuận Lợi thế cạnh
tranh có được khi chủ thể kinh tế có được nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ, phát huy tối đa các năng lực đã có về con người, tài nguyên, khoa học công nghệ và vốn, tiết kiệm nguồn lực thông qua các mơ hình quản lý tiên tiễn, xây dựng được thương hiệu và phát triển thương hiệu vững mạnh Đề đánh giá năng lực phát triển lợi thế cạnh tranh, có thể dùng mơ hình kim cương của M
Porter để xác định lợi thế cạnh tranh của ngành hoặc của một quốc gia Theo
mơ hình này, có 4 nhóm yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh quốc gia, đó là:
(1) Các điều kiện về yếu tố sản xuất gồm có: nguồn nhân lực; cơ sở vật
chat ha tang; ha tang quản lý; hạ tang thông tin; hạ tầng kỹ thuật; tài nguyên
thiên nhiên
(2) Các điều kiện về nhu cầu
(3) Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh nội địa
Trang 3227 Bồi cảnh cho chién lược và cạnh tranh
SA cho Cac diéu
kién nhan kiện cầu tố đầu vào
Hinh 1.4 M6 hinh kim cwong cua giao sw Michael E Porter
Ngồi 4 nhóm yếu tổ trên, vai trò của chính phủ là rat quan trong Tuy
nhiên vai trò của chính phủ khơng được thê hiện thành nhân tố vì chính phủ
có thê tác động và chịu tác động bởi nhân tố trong bốn nhân tổ quyết định theo hướng tích cực hoặc tiêu cực
Thứ năm, năng lực tạo giá trị gia tăng: Đây là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, thể hiện khả năng sinh lời trong điều kiện hoạt động có thể của một
chủ thể kinh tế Năng lực này về bản chất là kết quả phối hợp của nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là khả năng quản lý và điều hành Giá trị gia tăng chính là phần giá trị chênh lệch giữa giá cả đầu ra và tổng chi phí đầu vào Như vậy, dé nang giá trị gia tăng, cần phải giảm chi phí đầu vào, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực đầu vào, do vậy năng lực tạo giá trị gia tăng phụ thuộc rất nhiều
vào trình độ, tầm nhìn, chiến lược phát triển của chủ thể kinh tế và quốc gia Tham gia vào chuỗi giá trị là tìm kiếm và nâng cao cơ hội tạo giá trị gia tăng, bởi vậy, nếu phát huy được năng lực tạo giá trị gia tăng, chủ thể kinh tế sẽ gia
tăng cơ hội thành công khi tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu Có thể phát
huy năng lực này bằng việc tiến hành tái cấu trúc chuỗi cung ứng hàng hóa
Trang 3328
các cảng biển lớn làm tăng quy mơ sản xuất, khuyến khích sử dụng nhiều hơn
các nhà cung cấp trong nước để tăng giá trị gia tăng
1.3 Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may của một số nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Hàn Quốc
Là một quốc gia mới tham gia vào thị trường hàng dệt may thế giới,
nhưng ngành đệt may Hàn Quốc đã thành công trong việc xây dựng và củng cố vị trí Theo báo cáo của Văn phòng thương mại quốc tế hàng dệt may Bộ
Ngoại giao Mỹ (OTEXA) Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu hàng dệt may mặc thứ II của Hoa Kỳ, quy mô thị trường tăng từ 241 triệu USD năm 2005 đến 418 triệu USD năm 2011, với sự gia tăng đặc biệt trong thiết kế của nam giới và phụ nữ như áo sơ mi dệt kim, áo len, váy, sợi filament và các loại vải
không sợi Những thành công của ngành dệt may Hàn Quốc gắn liền với những yếu tố sau:
Thứ nhất, sự ủng hộ của Chỉnh phủ
Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành từng bước phát triển ngành công
nghiệp đệt may như: xây đựng mối liên kết chặt chẽ với các công ty vận tải bông
của Mỹ, mở cửa thị trường đi đôi với bảo hộ thị trường nội địa, ưu tiên trợ g1úp
cả về tài chính và các phương diện khác, ưu tiên cung cấp viện trợ tài chính của
Mỹ Chú trọng mở rộng ngành dệt may, từ các các sản phẩm thượng nguồn như
sản xuất sợi tổng hợp và sợi tự nhiên, đến các khâu trung nguồn như dệt vải, cắt, nhuộm và cả phần hạ nguồn như may mặc Sự trợ giúp đắc lực của Chính phủ
nhằm phát triển ngành dệt may theo hướng xuất khẩu đã thúc đây sự phát triển không chỉ của những ngành công nghiệp đã hình thành, mà cịn giúp cho những ngành mới như sợi tổng hợp phát triển nhanh chóng Tổ chức Liên hiệp các
Trang 3429
Industries) luén lam tét nhiém vu xtc tién hién dai héa công nghiệp dệt, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm ngành dệt của Hàn Quốc Vai trò
quan trọng của Chính phủ trong việc xây dựng chính sách, tài trợ, nhất là cấp đất
đai cho ngành dệt được thực hiện thông qua KOFOTI Chính phủ đã thành công
không chỉ trong việc phát triển ngành dệt may Hàn Quốc thành một ngành công
nghiệp đa ngành hướng về xuất khâu, mà còn bảo đảm nguồn cung cấp với giá
cả hợp lý cho các công đoạn khác nhau
Tuy có những chính sách khác nhau, nhưng Chính phủ Hàn Quốc qua
các thời kỳ đều có điểm chung là tập trung khuyến khích phát triển công nghiệp dệt may Thị trường xuất khâu mở rộng, nguồn tài trợ của Chính phủ và viện trợ nước ngoài tăng lên giúp ngành dệt hiện đại hóa cơng nghệ, đáp
ứng tốt hơn cả thị trường trong và ngoài nước Kim ngạch xuất khâu tăng lên nhanh chóng nhờ vào hệ thống hạn ngạch hàng đệt may, giúp Hàn Quốc giữ vững thị phần tại Mỹ và các nước bạn hàng khác Trong thời gian này, Hàn Quốc bắt đầu đặt gia công sản phâm may mặc ra nước ngoài Đây cũng chính là biện pháp giúp xuất khâu hang dét tăng lên nhanh chóng để bảo đảm nguồn
nguyên liệu cho gia công
Cùng với sự trưởng thành của các doanh nghiệp và sự ra đời của KOFOTI, Chính phủ đã chuyền hướng từ chỗ là tác nhân phối hợp giữa các công
đoạn trong ngành công nghiệp dệt nhằm mở rộng xuất khâu sang thành cơ quan
kiểm soát số lượng, giá cả và cả định hướng trong phân phối những sản phẩm
đầu vào quan trọng, từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn của ngành dệt may
Thứ hai, Vai trò của các Cheabol
Cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may Hàn Quốc cũng gắn liền với sự lớn mạnh của các Cheabol
Trang 3530
như một mức độ hợp lý về độc quyền đã làm cho việc sản xuất ôn định và ít
bị rủi ro hơn Riêng trong công nghiệp dệt, hai Cheabol đóng vai trị quan trọng nhất là Dainong và Kolon; Dainong dẫn đầu về sợi bơng, cịn Kolon dẫn
đầu về sợi tổng hợp Cả hai công ty đều phát triển rất nhanh chóng, có mối
quan hệ mật thiết với Chính phủ, đầu tư sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác
nhau và đều chú trọng liên kết hoạt động marketing với sản xuất, kiểm soát
chặt chẽ việc gia tăng giá trị theo liên kết ngang (từ sản xuất đến marketing)
và theo liên kết đọc (theo tiến trình sản xuất)
Thứ ba, chú trọng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm
Xuất thân là một nước nông nghiệp nghèo với nguồn tài nguyên hạn
chế, cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, hàng hóa của Hàn Quốc vẫn chưa
có uy tín cả ở trong và ngoài nước Nhưng khi xây dựng ngành dệt may, cả Chính phủ và các doanh nghiệp đều rất chú trọng nâng cao chất lượng sản
phẩm Ngày nay, không chỉ các khâu thượng nguồn như xe sợi, dệt vải được
chú trọng, mà cả ngành tạo mẫu và phân phối ở Hàn Quốc cũng rất phát trién Hàng dệt may Hàn Quốc được đánh giá cao không chỉ vì ngun liệu có chất lượng tốt, mà còn ở mẫu mã sản phâm, đi kèm là hệ thống phân phối chuyên
nghiệp và hiệu quả Ngành dệt may Hàn Quốc đã chiếm vị trí độc tôn trên thị trường nội địa Trên thị trường nước ngoài, hàng đệt may xuất khẩu của Hàn
Quốc cũng có uy tín cao, nhất là tại các nước châu Á
Thứ tư, tỉnh thân lao động cần cù của người dân
Người Hàn Quốc nỗi tiếng về tinh thần lao động cần cù và tính ký luật
cao Cho đến nay, số giờ lao động của người Hàn vẫn thuộc loại cao nhất trên
thế giới Sau chiến tranh, Chính phủ đã kêu gọi người dân thắt lưng buộc
bụng, làm việc chăm chỉ với mức lương khiêm tốn Nhờ vậy, Hàn Quốc đã
Trang 3631
Thứ 5, phát huy vai trò của văn hóa trong marketing xuất khẩu:
Thời gian gần đây, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt
may của Hàn Quốc được tạo thuận lợi nhờ Hallyu (Korean wave — làn sóng
Hàn Quốc), do phim ảnh, âm nhạc đem lại, dẫn đến trào lưu ưa chuộng sản
phẩm thời trang Hàn Quốc ở hầu hết các nước châu Á Yếu tố văn hóa quan trọng này đã góp phần thúc đầy việc xuất khâu sản phẩm may mặc của Hàn
Quốc sang các quốc gia châu Á láng giềng như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật
Bản Nhờ vậy, khi kim ngạch xuất khâu hàng dệt may sang các thị trường
Mỹ, Tiêu vương quốc A-rập thống nhất có xu hướng giảm sút thì xuất khâu
sang Trung Quốc và Việt Nam lại tăng Những năm gần đây, không chỉ kim ngạch xuất khâu hàng đệt may sang Trung Quốc và Việt Nam đều tăng, mà cả
sang các quốc gia châu Á khác như Indonesia và Ả Rập cũng tăng lên
Tuy nhiên, những năm gần đây, công nghiệp dệt may của Hàn Quốc có
xu hướng đình trệ vì quy luật lưu chuyên rất đặc thù của ngành dệt may là từ
nơi giá lao động cao sang nơi thấp và bị hàng hóa các nước Đông Nam Á cạnh tranh mạnh mẽ Làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tràn vào đã gây ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động xuất khâu mà còn đến cả thị trường nội địa Hàn Quốc Do chỉ phí sản xuất cao, hang dét may
Hàn Quốc vốn dựa vào chất lượng và thiết kế để thu hút khách hàng nhưng
vẫn đang mất dần vị thế trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc
1.3.2 Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt
may Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có ngành dệt may phát triển từ lâu đời và là ngành công nghiệp truyền thống của nền kinh tế Dệt may cũng là ngành kinh tế
mũi nhọn được Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ Công nghiệp dệt may của nước này được đánh giá cao vì Trung Quốc biết tận dụng khai thác một cách có hiệu
Trang 3732
Trung Quốc chú trọng vào thị trường nội địa và áp dụng các biện pháp nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may, chỉ phối mạng lưới sản xuất trong chuỗi giá trị hàng
dệt may thế giới Trong sản xuất nguyên phụ liệu dệt may Trung Quốc có lợi
thế mạnh hơn các nước khác Ngành sản xuất vai bông đã ra đời cách đây 2000 năm, trong khi Hoa Kỳ mới chỉ là 1000 năm Sản lượng bông chiếm 30% sản
lượng thế giới, sản lượng sợi chiếm đến 40% sản lượng thế giới Trung Quốc cũng là nước sớm đưa công nghệ tiên tiễn vào ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt là các thiết bị in nhuộm và hoàn tắt, các dây chuyền xử lý và làm vải đẹp có
chất lương cao nên chất lượng vải tốt, phong phú về màu sắc, họa tiết, chủng
loại Nhờ đổi mới các thiết bị công nghệ cao được nhập khẩu từ nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức nên từ năm 2000 trở lại đây năng lực sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu ngành may tương đối ôn định Những năm gần đây, thấy được vai trò công đoạn thiết kế, ngành thiết kế thời trang của Trung Quốc rất được coi trọng và đã thu hẹp được khoảng cách giữa thời trang Trung Quốc và những nước có ngành thời trang phát triển như Ý, Hoa Kỳ, Pháp Về công
đoạn sản xuất, nhờ chiến lược phát triển quy mô ở phạm vi rộng, Trung Quốc
sớm trở thành xưởng sản xuất dét may thế giới với ưu điểm lớn của ngành dệt
may Trung Quốc là chi phí nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm cao và khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hàng may mặc thế giới Về công đoạn phân
phối và marketing, Trung Quốc chưa tham gia nhiều vào công đoạn này nhưng
cũng đã giành được vị thế vững mạnh trên thị trường hàng may mặc trong nước
Trang 3833
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của hai nước Châu Á Trung Quốc và Hàn Quốc là những bài học kinh nghiệm có giá trị cho ngành
dệt may Việt Nam
Thứ nhất, phải nâng tỷ lệ nội địa hóa và chủ động nguồn nguyên liệu
Chủ động nguồn nguyên liệu và những yếu tố thiết yêu đầu vào cho ngành dệt may là bước đầu cho việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước bằng việc nâng cấp những nhà máy hiện tại để xây dựng công nghiệp phụ trợ, hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khâu
nguyên phụ liệu nước ngoài Đầu tư các khu công nghiệp dệt may tập trung,
phát triển ngành bông và dệt, nhuộm; thúc đây nghiên cứu khoa học; phát
triển thương hiệu sản phẩm Đó cũng là những điều kiện tiên quyết để nâng
cao được tỉ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may Việt Nam
Thứ hai, định hướng xuất khẩu, mở rộng thị trường, đồng thời chú trọng đến thị trường nội địa Tập trung vào những thị trường truyền thống
như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và luôn mở rộng tìm kiếm những thị trường mới tiềm năng nhưng không quên thị trường nội địa Bài học thành công của ngành dệt may Trung Quốc đến từ chính thị trường nội địa, bài học ngành dệt may Hàn Quốc có xu hướng đình trệ khi khơng tập trung vào thị trường nội địa là những kinh nghiệm quý giá trong việc phát triển song hành hai thị
trường trong và ngoài nước, cần việc coi trọng thị trường trong nước bởi đây
là thị trường tốt đối với hàng Việt Nam Đề thành cơng trên chính sân nhà,
phải làm mọi cách để giảm giá thành sản phẩm, giảm chỉ phí sản xuất, bên
cạnh đó chú trọng vào công đoạn thiết kế và nâng cao chất lượng sản phẩm
Thứ ba, tận dụng lợi thế lao động rẻ ở khu vực nông thôn Lực lượng lao
Trang 3934
nhan phuc vu viéc san xuất Tạo công ăn việc làm thu nhập ổn định mà lại không
phải xa gia đình là những điều kiện tiên quyết để giữ chân công nhân, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được chỉ phí tuyên công nhân mới, chỉ phí đào tạo lại Trên
hết, việc tận dụng lao động nông thôn vừa giải quyết được nhu cầu việc làm lớn vừa thúc đây quá trình cơng nghiệp hóa nơng thơn, tận dụng được lợi thế lao
động giá rẻ, giúp giảm giá thành sản phẩm
Thứ tu, tích cực và chủ động vươn lên, xâm nhập vào mạng lưới phân phối toàn câu để bán được sản phẩm cho các nhà buôn (không phải qua trung gian
môi giới) bằng việc thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn về nhân sự, kinh doanh,
sản xuất; hợp tác với các công ty đã có thâm niên và có tên tuôi,thiết lập chi nhánh
ở nước ngồi và hình thành mạng lưới sản xuất và tiếp thị xuyên lục địa
Thứ năm, từng bước chuyển đổi từ phương thức CMT sang FOB và
ODM Ý tưởng thiết kế, nguyên vật liệu đầu vào và marketing phân phối sản phẩm là những khâu có tý suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành hàng dệt may, trong khi đó phương thức may gia công CMT chỉ mang
lại tỷ suất lợi nhuận rất thấp, chỉ 5-10% Do vậy, Việt Nam cần chuyên đổi
phương thức sản xuất, tiến gần đến phương thức sản xuất trọn gói dé gia tăng giá trị gia tăng như FOB, ODM, OBM Tuy nhiên, khi tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu, doanh nghiệp may mặc Việt Nam phải đi từng bước và bước
đầu tiên vẫn là làm gia công bởi đây là phương thức an tồn nhất và có vai trò
như là nền tảng đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam Khi đã làm gia công tốt,
tức là phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu, biết đọc hồ sơ, thiết kế, có đội ngũ kỹ
thuật chất lượng để tiếp thu đơn hàng Gia công giúp doanh nghiệp tạo dựng nền tảng Ổn định Trên cơ sở nền tảng ổn định và chuyên giao công nghệ, doanh nghiệp có thể đột phá bằng cách cung ứng thêm nguyên phụ liệu, nghĩa là chuyển sang phương thức FOB cho đến ODM và OBM, khi đó giá trị gia
tăng cao hơn rat nhiều, có thé gap 3-4 lần so với may gia công đối với phương
Trang 4035
Chuong 2
THUC TRANG NANG LUC THAM GIA CHUOI GIA TRI TOAN CAU
CUA NGANH DET MAY VIET NAM
2.1 Tổng quan về ngành dét may Viét Nam
Ngành dệt may là một trong những ngành cơng nghiệp có lịch sử phát
triển lâu đời ở Việt Nam Theo nhiều tài liệu ghi chép thì ngành cơng nghiệp
dệt may Việt Nam phát triển chính thức từ năm 1889 khi nhà máy dệt Nam Định được thành lập và đi vào hoạt động Đây là nhà máy dệt đầu tiên tại Việt
Nam được Pháp xây dựng tại Nam Định Tuy nhiên, phải đến sau chiến tranh
thế giới thứ hai, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam mới có những bước
phát triển đáng kể Có được bước tiến đó, là nhờ vào việc sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng và Chính phủ đã quyết định khôi phục lại các nhà máy
sợi, dệt, nhuộm, đặc biệt là các xưởng may tại thành phố Nam Định và xây dựng nhiều cơ sở sản xuất mới trên miền bắc như đệt 8/3; Dệt kim Đông Xuân, Dệt Vĩnh Phú, Dệt vải công nghiệp, dệt len Hải Phòng Vào thời gian này, các doanh nghiệp dệt ở miền Bắc nhập máy móc, thiết bị, sợi từ Trung
Quốc, Liên Xô cũ và các nước Đông Âu Tại miền Nam, ngành may công
nghiệp hình thành từ năm 1971 với 6 xí nghiệp may phục vụ xuất khâu Để đây mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp phía Nam nhập nguyên vật liệu, máy
móc từ các nước phương Tây Sau năm 1975, hịa bình lập lại, đất nước thống
nhất, Nhà nước tiếp quản toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp dệt may ở phía Nam và tiếp tục xây dựng nhiều nhà máy lớn trên cả nước như nhà máy sợi Hà Nội,
nhà máy sợi Vĩnh, nhà máy sợi Huế Thông qua việc thực hiện các kế hoạch
5 năm với các phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiễn kỹ thuật, ngành dệt may đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của nha