Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

320 15 0
Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dịch vụ thành lập Thay đổi Giấy phép kinh doanh cty Việt Nam cty vốn FDI Tuyển Cộng tác viên (CK 15% gói Dịch vụ) 0899315716 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long” được đưa ra để nghiên cứu với mục tiêu nhận diện được rủi ro và có biện pháp phòng ngừa rủi ro về giá các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nhằm phát huy tối đa lợi thế của khu vực và thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất: Nghiên cứu tổng quan các rủi ro về giá và biện pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Thứ hai: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các hình thức rủi ro về giá; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Thứ ba: Khảo sát, đánh giá thực trạng rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực ĐBSCL. Thứ 4: Nghiên cứu, phân tích nhân tố khám phá EFA, khám phá các yếu tố tác động đến giá (rủi ro về giá) đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực ĐBSCL. Thứ 5: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực ĐBSCL. Thứ 6: Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực ĐBSCL. Với phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phân tích định lượng, ban chủ nhiệm đề tài đã hệ thống cơ sở lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu trước, tứ đó tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro về giá thủy sản xuất khẩu theo phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA; dự báo rủi ro về giá thủy sản xuất khẩu theo phương pháp GARCH; phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản và phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua. Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu thủy sản và phòng ngừa rủi ro giá trong xuất khẩu thủy sản, đề tài đã trình bày một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế rủi ro về giá trong xuất khẩu thủy sản bao gồm: (1) Tăng cường vai trò của Hiệp hội ngành trong phòng ngừa rủi ro giá thủy sản xuất khẩu; (2) Sử dụng bảo hiểm giá là công cụ giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và hộ nuôi trồng thủy sản; (3) Phát triển các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro giá, bằng cách từng bước hình thành thị trường giao dịch thủy sản phái sinh. Ngoài ra, đề tài còn đưa ra các giải pháp bổ trợ như: xây dựng liên kết chuỗi trong hoạt động xuất khẩu thủy sản, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản từ con giống đến thành phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam… Để triển khai các biện pháp trên, cần có sự can thiệp của Nhà nước và các Bộ ban ngành có liên quan trong việc ban hành các văn bản pháp lý về quy định, tiêu chuẩn trong hoạt động nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản. Nhằm đánh giá một cách khoa học và chính xác hơn những yếu tố tác động đến giá thủy sản xuất khẩu, đề tài đã sử dụng phương pháp định lượng, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ khảo sát bằng phương pháp chuyên gia, từ đó đánh giá mức độ của từng yếu tố. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài đóng góp một phần vào việc giảm thiểu rủi ro về giá trong xuất khẩu sản phẩm thủy sản tại khu vực ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần ổn định vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, góp phần nâng cao đời sống, phúc lợi cho người dân; phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long ổn định và bền vững. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC HÌNH x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Nội dung nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.6. Kết cấu của đề tài 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN RỦI RO VỀ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ 5 2.1. Rủi ro về giá và ảnh hưởng của rủi ro về giá đến phát triển kinh tế xã hội 5 2.1.1. Khái niệm rủi ro về giá 5 2.1.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro về giá thủy sản 6 2.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro về giá thủy sản đến phát triển kinh tế xã hội 10 2.2. Phòng ngừa rủi ro về giá 17 2.2.1. Khái niệm phòng ngừa rủi ro về giá 17 2.2.2. Các công cụ phòng ngừa rủi ro về giá 18 2.2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro về giá 21 2.3. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro về giá thủy sản trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam 32 2.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro giá ở các nước 32 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 37 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO VỀ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 40 3.1. Tình hình kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu long 40 3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khu vực đồng bằng sông Cửu Long 40 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long thích hợp để phát triển ngành thủy sản 48 3.1.3. Sơ lược từng tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long 49 3.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long 49 3.2.1. Tình hình sản xuất sản phẩm thủy hải sản 49 3.2.2. Tình hình xuất khẩu thủy hải sản 62 3.3. Thực trạng phòng ngừa rủi ro giá thủy sản xuất khẩu 69 3.3.1. Nhận diện rủi ro trong xuất khẩu thủy sản 70 3.3.2 Biến động giá xuất khẩu thủy sản giai đoạn 20092013 91 3.3.3. Phòng ngừa rủi ro giá thủy sản xuất khẩu 116 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO VỀ GIÁ THỦY SẢN XUẤT KHẨU TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 125 4.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu 125 4.1.1. Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu 125 4.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 126 4.1.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 126 4.2. Phương pháp nghiên cứu 129 4.2.1. Quy trình nghiên cứu 129 4.2.2. Nghiên cứu sơ bộ 130 4.2.3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh lần 1 136 4.2.4. Mã hóa dữ liệu 138 4.2.5. Nghiên cứu chính thức 140 4.3. Mô tả mẫu nghiên cứu 141 CHƯƠNG 5: CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 143 5.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu 143 5.1.1. Phân tích các yếu tố khám phá EFA 143 5.1.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh lần 2 148 5.1.3. Xác định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 150 5.2. Kết quả mô hình nghiên cứu 153 CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 161 6.1. Dự báo rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long 161 6.1.1. Mô hình dự báo rủi ro về giá 161 6.1.2. Kết quả mô hình dự báo 164 6.1.3. Nhận định xu hướng biến động giá các sản phẩm thủy sản xuất khẩu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long 169 6.2. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 170 6.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành 171 6.2.2. Nhóm giải pháp hình thành thị trường phòng ngừa rủi ro bằng công cụ bảo hiểm giá cho sản phẩm thủy sản 178 6.2.3. Nhóm giải pháp hình thành thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá thủy sản bằng các công cụ phái sinh 183 6.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm hạn chế các yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá các mặt hàng thủy sản xuất khẩu 198 6.3. Một số kiến nghị 208 6.3.1. Kiến nghị với chính phủ 208 6.3.2. Kiến nghị Bộ Công thương 208 6.3.3. Kiến nghị với Bộ tài chính 209 6.3.4. Kiến nghị với Tổng cục thủy sản 209 KẾT LUẬN 210 TÀI LIỆU THAM KHẢO 211 PHỤ LỤC 3.1: KHÍ HẬU – THỦY VĂN – HẢI LƯU – CHẾ ĐỘ TRIỀU 1 PHỤ LỤC 3.2: TÀI NGUYÊN SINH VẬT THỦY HẢI SẢN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 16 PHỤ LỤC 3.3: CHI TIẾT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH THỦY SẢN 21 PHỤ LỤC 3.4: SƠ LƯỢC TỪNG TỈNH THUỘC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 30 PHỤ LỤC 3.5: SẢN LƯỢNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 46 PHỤ LỤC 3.6: PHIẾU KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 49 PHỤ LỤC 4.1: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU SƠ BỘ 53 PHỤ LỤC 4.2: THANG ĐO NHÁP LẦN 1 55 PHỤ LỤC 4.3: PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC 59 PHỤ LỤC 5.1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ EFA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP (LẦN 1) 63 PHỤ LỤC 5.2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ EFA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP (LẦN 2) 67 PHỤ LỤC 5.3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ EFA BIẾN PHỤ THUỘC 71 PHỤ LỤC 5.4: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 72 PHỤ MỤC 6.1: DANH MỤC CÁC CẢNG XUẤT TẠI CỤC HẢI QUAN TP.HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 73 PHỤ LỤC 6.2 : MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆP HỘI THỦY SẢN CỦA NHẬT BẢN 76 PHỤ LỤC 6.3: ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HIỂM GIÁ VÀ KHU VỰC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM 79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ tiếng Việt Cụm từ tiếng Anh ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BMP Thực hành quản lý tốt hơn Better Management Practices CA Yếu tố về nguồn cầu (chỉ sử dụng trong mô hình) Cangio ATC Trung tâm giao dịch Thủy sản Cần Giờ CL Yếu tố về chất lượng thủy sản (chỉ sử dụng trong mô hình) CoC Bộ Quy tắc ứng xử có trách nhiệm trong nuôi trồng thuỷ sản Code of Conduct for Responsible Aquaculture COGSI Liên minh ngành khai thác tôm Mỹ CS Yếu tố về chính sách (chỉ sử dụng trong mô hình) CU Yếu tố về nguồn cung (chỉ sử dụng trong mô hình) ĐBSLC Đồng bằng sông Cửu Long ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nước DNXKTS Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ĐVPD Động vật phù du FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc Food and Agriculture Organization FDA Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ U.S. Food and Drug Administration GAP Thực hành tốt trong nuôi trồng thuỷ sản Good Agriculture Practices Global GAP Global Good Agriculture Practices HACCP Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu Hazard Analysis and Critical Control Point HLSO Tôm bỏ đầu nhưng phần vỏ của thân và đuôi để nguyên Headless Shell On HTX Hợp tác xã IPSARD Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn MMAF Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia Ministry of Marine Affairs and Fisheries Nafiqad Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản NL Yếu tố năng lực phát triển thị trường (chỉ sử dụng trong mô hình) NN PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NO Bộ Thủy sản Na Uy The Royal Norwegian Ministry of Fisheries and Coastal Affairs NSC Hội đồng Thủy sản Na Uy Norwegian Seafood Council NTTS Nuôi trồng thủy sản ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance RNM Rừng ngập mặn SOFIA Hiệp hội Thủy sản và nuôi trồng thủy sản thế giới State of World Fisheries and Aquaculture TG Yếu tố thị trường thủy sản thế giới (chỉ sử dụng trong mô hình) TN Yếu tố nền kinh tế trong nước (chỉ sử dụng trong mô hình) TVPD Thực vật phù du UBND Ủy ban nhân dân VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Sản lượng nuôi trồng thủy sản các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.. 51 Bảng 3.2: Diện tích nuôi thủy sản nước mặn, lợ các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 53 Bảng 3.3: Diện tích nuôi thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phân theo chủng loại nuôi trồng 55 Bảng 3.4: Quy hoạch phát triển đánh bắt thủy hải sản Đồng bằng sông Cửu Long 56 Bảng 3.5: Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 57 Bảng 3.6: Công suất tàu đánh bắt hải sản xa bờ các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 58 Bảng 3.7: Sản lượng khai thác hải sản 59 Bảng 3.8: Ma trận rủi ro trong xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam 71 Bảng 3.9: Ước tính rủi ro do yếu tố thị trường đối với cá tra nuôi 82 Bảng 3.10: Thống kê các trường hợp thủy sản của Việt Nam và các nước trong khu vực bị Nhật Bản yêu cầu kiểm định 85 Bảng 3.11: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động 92 Bảng 3.12: Chỉ số phát triển sản xuất thủy sản (năm trước =100) phân theo ngành hoạt động 101 Bảng 3.13: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của từng tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2009 – 2013 113 Bảng 3.14: Đơn giá xuất khẩu cá đông lạnh tại cảng Cát Lái TP.HCM 114 Bảng 3.15: Đơn giá xuất khẩu tôm đông lạnh tại cảng Cát Lái TP.HCM 114 Bảng 3.16: Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất phân theo nhóm hàng (Năm 2010 = 100) 115 Bảng 3.17: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản (Năm 2010 = 100) 115 Bảng 4.1: Mã hóa dữ liệu 138 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả 141 Bảng 5.1: Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 1) 144 Bảng 5.2: Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 2) 146 Bảng 5.3: Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA biến phụ thuộc 148 Bảng 5.4: Bảng mô tả giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh lần 2 149 Bảng 6.1: Thông số thống kê mô tả 164 Bảng 6.2: Kiểm định tính dừng đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu 165 Bảng 6.3: Kiểm định tính dừng đối với sản phẩm tôm sú xuất khẩu 165 Bảng 6.4: Kiểm định hiện tượng phương sai có điều kiện của chuỗi giá sản phẩm cá tra xuất khẩu thay đổi theo thời gian 166 Bảng 6.5: Kiểm định hiện tượng phương sai có điều kiện của chuỗi giá sản phẩm tôm sú xuất khẩu thay đổi theo thời gian 166 Bảng 6.6: Kết quả mô hình GARCH đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu 167 Bảng 6.7: Kết quả mô hình GARCH đối với sản phẩm tôm sú xuất khẩu 168 Bảng 6.8: Kết quả tổng hợp mô hình GARCH đối với sản phẩm cá tra và tôm sú xuất khẩu 169 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Bản đồ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 41 Hình 3.2 Diện tích và sản lượng thủy sản ĐBSCL giai đoạn 2008 2013 51 Hình 3.3: Xuất khẩu thủy sản của các vùng năm 2013 62 Hình 3.4: Mối liên kết giữa các chủ thể ngành thủy sản 70 Hình 3.5 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vi phạm quy định chất lượng thủy sản của Mỹ 84 Hình 3.6: Diễn biến Giá cá tra đông lạnh xuất khẩu tại cảng Cát Lái giai đoạn 2009 2013...................................................................................................................... 103 Hình 3.7: Diễn biến Giá tôm sú đông lạnh xuất khẩu tại cảng Cát Lái giai đoạn 2009 2013 103 Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu 129 Hình 4.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động về giá của sản phẩm thủy sản xuất khẩu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 155 Hình 6.1: Mô hình phòng ngừa rủi ro biến động giá thủy sản bằng công cụ bảo hiểm giá có sự tham gia của chính quyền địa phương 180 Hình 6.2: Mô hình thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá thủy sản bằng công cụ bảo hiểm giá 182 Hình 6.3: Mô hình phòng ngừa rủi ro biến động giá thủy sản bằng quyền chọn bán có sự tham gia hỗ trợ của chính quyền địa phương 186 Hình 6.4: Mô hình giao dịch quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá thủy sản trên sàn giao dịch theo qui luật thị trường 188 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là đồng bằng rộng lớn ở tận cùng phía nam của đất nước và hạ lưu của con sông Mê Kông. Đồng bằng có diện tích 39.717,3 km² (gấp 2,7 lần đồng bằng sông Hồng và chiếm 12% diện tích của cả nước) bao gồm 13 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. ĐBSCL là khu vực có diện tích nuôi trồng, đánh bắt thủy sản lớn chiếm 70% diện tích nuôi, 58% sản lượng thủy sản cả nước. Trong đó, cá tra, tôm trở thành sản phẩm chủ lực quốc gia. Đây cũng là khu vực tập trung nhiều nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu thủy sản với quy mô lớn. Hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 4,2 tỷ USD năm 2009 (trong đó ĐBSCL là 1,66 tỷ USD) tăng lên 6,7 tỷ USD năm 2013 (trong đó ĐBSCL là 4,57 tỷ USD) với mức tăng trưởng bình quân khoảng 12%năm. Với mức tăng trưởng này, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, trong đó có sự đóng góp không hề nhỏ của khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, Thủy sản là một ngành sản xuất gánh chịu rất nhiều rủi ro, từ các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, khu vực địa lý, đất đai, nguồn nước, cung cầu thủy sản, tỷ giá hối đoái, mạng lưới vận chuyển, thanh toán đến các yếu tố chủ quan như tập quán nuôi trồng, trình độ kỹ thuật nuôi trồng… cũng tác động mạnh đến giá bán sản phẩm, gây thiệt hại cho hộ nuôi trồng và các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Người dân nuôi trồng dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, thêm vào đó mỗi khi mặt hàng nào đó tạo lợi nhuận cao thì lại ồ ạt nuôi trồng mà không hề theo quy hoạch. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, giá bán không cao. Hơn nữa, họ thường bị thương lái ép giá, phần lớn chờ vào sự may rủi của mùa vụ mà không biết trước đầu ra của sản phẩm cũng như giá cả và nhu cầu của thị trường. Còn đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thì gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu còn phụ thuộc vào nguồn cung ứng bên ngoài và nhập khẩu, những biến động không thể dự đoán trước của giá thu mua thủy sản cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn chất lượng trong hàng thủy sản xuất khẩu, biến động giá bán trên thế giới vì những nguyên nhân khách quan cũng gây ảnh hưởng đến thị phần, sức cạnh tranh và thậm chí là cả sự tồn tại của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần phải giúp người nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có kiến thức, có biện pháp phòng ngừa rủi ro về biến động giá nhằm hạn chế được những tổn thất do biến động giá gây ra. Nhận thấy tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng chế biến thủy sản xuất khẩu tại khu vực ĐBSCL sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế khu vực nói riêng cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam nói chung, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cũng như giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương mở rộng thị phần. Thêm vào đó, nhận thức được mức ảnh hưởng của việc biến động giá đến cơ hội phát triển của ngành thủy sản, đề tài nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.” được đưa ra để nghiên cứu với mục tiêu nhận diện được rủi ro và có biện pháp phòng ngừa rủi ro về giá các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực tại khu vực ĐBSCL, nhằm phát huy tối đa lợi thế của khu vực và thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội. 1.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất: Nghiên cứu tổng quan các rủi ro về giá và biện pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Thứ hai: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các hình thức rủi ro về giá; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Thứ ba: Khảo sát, đánh giá thực trạng rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực ĐBSCL. Thứ 4: Nghiên cứu, phân tích nhân tố khám phá EFA, khám phá các yếu tố tác động đến giá (rủi ro về giá) đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực ĐBSCL. Thứ 5: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực ĐBSCL. Thứ 6: Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực ĐBSCL. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Xây dựng và đề xuất một số giải pháp góp phần phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực ĐBSCL. Mục tiêu cụ thể:  Hỗ trợ các thành phần kinh tế nhận diện và phòng ngừa rủi ro về giá.  Hạn chế các rủi ro biến động giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, Việt Nam nói chung.  Từng bước hình thành thị trường phòng ngừa rủi ro về giá đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.  Góp phần ổn định vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.  Góp phần nâng cao đời sống, phúc lợi cho người dân; phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long ổn định và bền vững. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu  Dữ liệu sơ cấp:  Dữ liệu xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro biến động về giá của sản phẩm thủy sản xuất khẩu tại khu vực ĐBSCL với 184 quan sát, thời gian điều tra vào tháng 8 năm 2014 theo mẫu đã được thiết kế sẵn. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL.  Dữ liệu điều tra thực trạng sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro biến động về giá của sản phẩm thủy sản xuất khẩu đối với 148 hộ nuôi trồng thủy sản và 17 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tại khu vực ĐBSCL.  Dữ liệu thứ cấp:  Dữ liệu chuỗi giá thủy sản xuất khẩu chủ lực: cá tra và tôm sú, thu thập từ nguồn của Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh và Cục Hải quan các tỉnh khu vực ĐBSCL đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khu vực ĐBSCL.  Các dữ liệu nghiên cứu còn lại thu thập từ Tổng cục thống kê, VASEP, Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Phương pháp xử lý số liệu và kỹ thuật sử dụng Số liệu thu thập xong sẽ được kiểm tra, tiến hành hiệu chỉnh, sàng lọc, mã hóa và xử lý bằng phần mềm chuyên ngành kết hợp với kỹ thuật thống kê.  Phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro về giá thủy sản xuất khẩu theo phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.  Dự báo rủi ro về giá thủy sản xuất khẩu theo phương pháp GARCH.  Phân tích, nhận xét, đánh giá được thực hiện theo phương pháp suy luận khoa học cùng với so sánh, đối chiếu với thực tế và thiết lập các biểu bảng, biểu đồ, ma trận minh họa cho những vấn đề nghiên cứu. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro về giá, mức độ tác động của một số yếu tố đến rủi ro về giá, dự báo rủi ro về giá và giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối sản phẩm thủy sản xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL, chủ yếu tập trung vào hai sản phẩm chủ lực là cá ba sa và tôm xuất khẩu, giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008 đến 2013, riêng chuỗi giá (đợn giá) sản phẩm cá tra và tôm sú xuất khẩu được thu thập từ 2009 – 2013. 1.6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mục lục, đề tài được kết cấu gồm 6 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan về giá và phòng ngừa rủi ro về giá Chương 3: Thực trạng rủi ro về giá và phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long Chương 4: Xây dựng mô hình nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro về giá thủy sản xuất khẩu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long Chương 5: Các bước kiểm định và kết quả mô hình nghiên cứu Chương 6: Giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN RỦI RO VỀ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ 2.1. Rủi ro về giá và ảnh hưởng của rủi ro về giá đến phát triển kinh tế xã hội 2.1.1. Khái niệm rủi ro về giá 2.1.1.1. Khái niệm về rủi ro nói chung Quan điểm về rủi ro có hai trường phái lớn, đó là: trường phái truyền thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa. Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Đại diện cho trường phái này, từ điển Oxford cho rằng rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc đau đớn, thiệt hại,… Trong khi đó, theo cách nhìn của trường phái trung hòa thì rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Theo Allan Willett, một đại biểu của trường phái trung hòa, thì rủi ro là sự bất trắc có liên quan đến sự xuất hiện của những yếu tố không mong đợi. 2.1.1.2. Khái niệm rủi ro về giá thủy sản Theo báo cáo của Chính phủ Scotland (2010), khi nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp nói chung tại Scotland và một số nước khác trên thế giới trong giai đoạn 19882010 đã cho rằng: rủi ro về giá nông sản là yếu tố không chắc chắn, phát sinh ngoài ý muốn, tác động đến sản lượng và hiệu quả sản xuất trong ngàng nông nghiệp. Sự không chắc chắn trong ngành nông nghiệp có thể là do bản chất của ngành sản xuất nông nghiệp, chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế và tự nhiên của từng vùng miền. Nghiên cứu của Huchet Bourdon, M. (2011), khi tìm hiểu sự biến động về giá cả trên thế giới trong giai đoạn 20062009 đối với các mặt hàng như cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm chế biến như: thịt bò, bơ, ngô, gạo, dầu đậu nành, đường đã cho rằng: rủi ro về giá là sự thay đổi đột biến của giá cả hàng hóa xung quanh giá trị trung bình của nó. Về nhận diện rủi ro thủy sản, trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về rủi ro giá thủy sản ở các quốc gia và khu vực khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình lược khảo các nghiên cứu, hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất về cách thức nhận diện rủi ro giá thủy sản. Tiêu biểu nhất là hai nghiên cứu của Helen H. Jensen (2006) và John K Pinnegar cùng các cộng sự (2006). Hai nghiên cứu này đều cho rằng, rủi ro giá thủy sản được nhận diện rõ ràng nhất thông qua sự thay đổi đột biến của giá cả hàng hóa thủy sản trong một thời gian ngắn. Vậy, chúng ta có thể khái niệm rủi ro về giá thủy sản một cách tổng quát nhất như sau: Rủi ro về giá thủy sản là những biến động đột biến của giá cả thủy sản ở những thời điểm hiện tại hoặc tương lai, và không lường trước được, gây ra những tổn thất nặng nề về mặt tài sản, thu nhập và lợi nhuận. 2.1.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro về giá thủy sản Nhận dạng rủi ro về giá là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh thủy sản, tức là xác định một danh sách các rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu gồm cả các rủi ro về giá, sự cố cũng như các rủi ro gắn với quá trình ra quyết định. Rủi ro về giá xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào (nguyên liệu, giống,…) tăng lên đột biến. Giá cả do cung cầu quyết định và rủi ro về giá hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, khác với những loại hàng hóa khác, trong hoạt động sản xuất thủy sản, giá cả còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tình hình thời tiết, rủi ro về thiên tai cũng như điều kiện tự nhiên không phù hợp. Đối với người sản xuất, rủi ro về giá là loại rủi ro đáng lo ngại và ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của họ. Người nuôi trồng đứng trước một mâu thuẫn là khi được mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ, mất mùa thì giá cao nhưng không có hàng để bán. Có rất nhiều nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến rủi ro về giá thủy sản ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số nghiên cứu thực nghiệm trong khoảng thời gian gần đây, cụ thể như sau: Nghiên cứu của Michael Keane Declan O Connor (2009), khi tìm hiểu rủi ro về giá ở liên minh Châu Âu đã cho rằng, các yếu tố bao gồm: cung cầu trên thị trường, thời tiết, chính sách của từng quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro giá thủy sản. Theo báo cáo của Chính phủ Scotland (2010), khi nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp tại Scotland và một số nước khác trên thế giới trong giai đoạn 19882010 cho rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro về giá nông sản bao gồm: yếu tố kinh tế vĩ mô, cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, tỷ giá hối đoái, thời tiết, khả năng hội nhập kinh tế thế giới của địa phương nghiên cứu. Trong một nghiên cứu khác, FAO một số tổ chức (2011) cho rằng: các yếu tố vĩ mô, chính sách, khả năng tiếp cận tín dụng tác động rất lớn đến rủi ro về giá thủy sản. Nghiên cứu của Tveteras và các tác giả (2012), cho rằng rủi ro biến động giá thủy sản do sự khan hiếm thủy sản và biến động của các nước trong khu vực là khác nhau. CA Roheim, F Asche and JI Santos (2011), khảo sát giá thủy sản tại thị trường Anh, đã cho rằng rủi ro giá thủy sản do ảnh hưởng của yếu tố thị trường và thiếu các chương trình chứng nhận thủy sản. Helen H. Jensen (2006) cho rằng biến động giá thủy sản do môi trường kinh tế, sự đa dạng sản phẩm, công nghệ trong sản xuất, phân phối và chế biến. Ngoài ra yếu tố kiểm soát chất lượng sản phẩm, thương hiệu và kênh tiếp thị cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ thủy sản và từ đó ảnh hưởng đến giá thủy sản. Nghiên cứu của John K Pinnegar và các cộng sự (2006), nghiên cứu giá của 26 loài cá tại vùng biển Celtic (Anh) và 33 loài cá trên thị trường Ý. Nhóm tác giả đã đề xuất một bản ghi giá Index (LRPI). Kết quả của nghiên cứu cho thấy LRPI của cả hai hệ thống đều thay đổi đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Tại Anh, giá cá giảm do ảnh hưởng của sự suy giảm mục tiêu mức dinh dưỡng cao của một số loài cá như cá tuyết và sự gia tăng những loài cá có chất dinh dưỡng thấp. Ngược lại, LRPI cá Ý tương đối ổn định trong giai đoạn 1972 – 1980, nhưng sau đó do hậu quả của việc mở rộng trong nuôi trồng thủy sản, chất lượng lại thấp dẫn tới giá cá bị giảm. Như vậy, theo nhóm tác giả các yếu tố ảnh hưởng tới giá thủy sản gồm yếu tố chất lượng và cung vượt quá cầu do tràn lan nuôi trồng khó kiểm soát. Nghiên cứu của Cathy Roheim Wessells and Joan Gray Anderson (1995) chỉ ra rằng rủi ro giá thủy sản do sự lo ngại của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm dẫn tới cầu thủy sản giảm và thiếu các chương trình kiểm tra của chính phủ. Sandra Martin (1996) khi tiến hành khảo sát 2.780 người nuôi trồng ở New Zealand cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro giá nông sản bao gồm: thời tiết khí hậu, tính chất của từng loại sản phẩm nông nghiệp, yếu tố thị trường, năng lực làm việc của người nông dân, chu kỳ kinh tế và môi trường pháp lý. Ngoài ra, nghiên cứu của Huchet Bourdon, M. (2011), khi tìm hiểu sự biến động về giá cả của các mặt hàng nông sản trên thế giới trong giai đoạn 20062009 hoặc các nghiên cứu của Abbott P. Borot de Battisti A. (2009), Gilbert C.L. (2010), Gilbert C.L. Morgan C.W. (2010) đều cho rằng có một số yếu tố tác động đến rủi ro về giá nông sản như: cung cầu trên thị trường, tăng trưởng kinh tế, thiếu đầu tư trong lĩnh vực nông sản, giá trị đồng đô la Mỹ biến động nhiều, khí hậu, chính sách thương mại trong xuất nhập khẩu. Nghiên cứu của Atle G. Guttormsen Odd Inge Forsberg (2006) cho rằng biến động giá là rủi ro lớn nhất mà ngành thủy sản ở Na Uy gặp phải. Các tác giả xác định các yếu tố tác động đến sự biến động về giá thủy sản bao gồm: yếu tố nguồn cung, yếu tố nguồn cầu, chi phí đầu vào, các cú sốc ngẫu nhiên, chất lượng thủy sản. Atle Oglend Marius Sikveland (2008) tiến hành phân tích sự biến động giá cá hồi tại Na Uy trong giai đoạn 19952007 bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả và phương pháp GARCH. Nghiên cứu cho rằng sự biến động về giá cá hồi chịu sự tác động của: yếu tố nguồn cung, yếu tố nguồn cầu, sự biến động nhiệt độ, thời tiết, vấn đề bảo quản, tồn kho, yếu tố vĩ mô, yếu tố mùa vụ, những cú sốc trong nước cũng như thế giới. Các tác giả còn cho rằng, yếu tố dịch bệnh là một trong những yếu tố thuộc nguồn cung và có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro biến động giá cá hồi. Đối với sản phẩm cá hồi cũng như các sản phẩm thủy sản khác, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, rất khó kiểm soát. Dịch bệnh có thể khiến cho sản phẩm thủy sản chết hàng loạt, điều này sẽ làm cho lượng cung thủy sản giảm đột biến và ảnh hưởng trực tiếp đến giá sản phẩm thủy sản. Các tác giả Elizabeth Petersen, Greg Hertzler, Steven Schilizzi (2007) đã tiến hành nghiên cứu tại các hồ nuôi thủy sản tại miền bắc Việt Nam và cho rằng sự biến động về giá thủy sản chịu sự tác động của: kỹ thuật nuôi thủy sản, kỹ thuật thu hoạch, sơ chế thủy sản, kiến thức phòng ngừa rủi ro của người dân.  Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước: Qua quá trình lược khảo các bài nghiên cứu có liên quan, chúng ta thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sự biến động về giá thủy sản xuất khẩu, có thể chia thành những nhóm yếu tố chính như sau: (1) Yếu tố về nguồn cung cầu Yếu tố nguồn cung cầu là những yếu tố căn bản nhất tác động đến giá cả mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Khi tổng nguồn cung, tổng nguồn cầu thay đổi thì giá cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu cũng thay đổi theo. Nguồn cung sản phẩm thủy sản xuất khẩu bao gồm: (1) thời tiết; (2) dịch bệnh (Atle Oglend Marius Sikveland, 2008; Atle G. Guttormsen Odd Inge Forsberg, 2006); (3) chi phí nguyên liệu đầu vào (Atle G. Guttormsen Odd Inge Forsberg, 2006). Yếu tố nguồn cầu sản phẩm thủy sản xuất khẩu bao gồm: (1) thu nhập bình quân đầu người; (2) khả năng thu mua dự trữ, chế biến của người mua (Atle Oglend Marius Sikveland, 2008; Atle G. Guttormsen Odd Inge Forsberg, 2006). (2) Yếu tố chất lượng thủy sản Chất lượng thủy sản bao gồm các yếu tố như: (1) kỹ thuật nuôi thủy sản; (2) kỹ thuật thu hoạch thủy sản (Elizabeth Petersen, Greg Hertzler, Steven Schilizzi, 2007); (3) kỹ thuật sơ chế thủy sản, bảo quản sau thu hoạch (Atle Oglend Marius Sikveland, 2008). Yếu tố chất lượng thủy sản ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động về giá thủy sản xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu. (3) Yếu tố về chính sách Các tác giả Huchet Bourdon, M. (2011), Abbott P. Borot de Battisti A. (2009), Gilbert C.L. (2010), Gilbert C.L. Morgan C.W. (2010) cho rằng chính sách thương mại trong xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sự biến động về giá của các sản phẩm xuất khẩu. (4) Yếu tố năng lực phát triển thị trường Trong sản xuất thủy sản, người nuôi thủy sản nên thay đổi cách nhìn và dần quen với các khái niệm mới về năng lực phát triển thị trường như: kiến thức phòng ngừa sự biến động về giá thủy sản (Elizabeth Petersen, Greg Hertzler, Steven Schilizzi, 2007), vì những vấn đề này góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. (5) Yếu tố thị trường thủy sản thế giới Yếu tố thị trường thủy sản thế giới như những bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới (Atle Oglend Marius Sikveland, 2008; Atle G. Guttormsen Odd Inge Forsberg, 2006) có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động về giá của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, cụ thể: Khi suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính xảy ra sẽ làm cho các quỹ đầu cơ rút vốn khỏi các hoạt động đầu tư dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trường kỳ hạn, làm cho giá giảm đột ngột. Đây là nguyên nhân chính tác động đến sự giảm sút tức thời của thị trường thủy sản. Nguyên nhân giá thủy sản giảm một phần là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên giảm lượng tiêu thụ, nhưng không loại trừ khả năng những nhà nhập khẩu nước ngoài lợi dụng khó khăn để ép giá bán các sản phẩm thủy sản. Sự cạnh tranh từ thủy sản nhập khẩu: sức ép của giá sản phẩm nhập khẩu đối với mặt hàng thủy sản cùng loại và các mặt hàng thay thế làm ảnh hưởng đến giá thủy sản trong nước. 2.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro về giá thủy sản đến phát triển kinh tế xã hội Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn tại rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến năng suất cũng như thu nhập mà các chủ thể trong chuỗi cung ứng hàng hóa phải đối mặt. Trong đó, đối với người sản xuất nói chung và người sản xuất thủy sản nói riêng thì rủi ro biến động giá cả là loại rủi ro đáng lo ngại nhất, đồng thời cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của họ. Do vậy, việc tìm hiểu thế nào là rủi ro về giá và ảnh hưởng của rủi ro biến động giá đến sự phát triển kinh tế xã hội là vấn đề cần được quan tâm làm rõ. Nhìn chung, rủi ro giá cả là rủi ro khi thu nhập bị giảm sút vì sự thay đổi trong mức giá hoặc sự biến động của giá cả hàng hóa. Cụ thể, rủi ro biến động giá xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hay giá đầu vào tăng sau khi người sản xuất đã quyết định đầu tư. Rủi ro ở đây không xác định một trường hợp giá tăng hay giá giảm cụ thể mà tùy thuộc vào vị thế mua hoặc bán trên thị trường. Trên thực tế, khi giá tăng hay giảm đều tồn tại rủi ro biến động giá chi phối hoạt động của một hay vài chủ thể trong chuỗi cung ứng, bên nào nắm giữ hàng hóa lâu hơn thì khả năng chịu rủi ro sẽ càng cao. Bên cạnh đó, giá của các loại thủy sản, đặc biệt là thủy sản xuất khẩu lại thường xuyên thay đổi dưới tác động của cung cầu thị trường, mỗi một bất ổn nhỏ trong cung cầu sẽ làm thay đổi giá cả. Đối với thủy sản là loại hàng hóa thiết yếu nên nhu cầu sử dụng tương đối ổn định, cầu thị trường ít biến động và cũng không ảnh hưởng nhiều lên mức giá, chỉ thay đổi do các yếu tố đầu cơ của các quỹ đầu tư, các tổ chức và các nhà đầu tư tài chính. Tuy nhiên cung thị trường lại thường xuyên biến động và khó có thể kiểm soát xuất phát từ các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, (có thể kể đến: yếu tố thời tiết, dịch bệnh; diện tích nuôi trồng thủy sản; những biến động, sự kiện trên thị trường thế giới; chính sách điều hành của Chính phủ;…). Chính vì vậy, rủi ro về giá là không thể tránh khỏi, do không có những thỏa thuận trước về giá cả, người mua cũng như người bán không thể phòng ngừa được những rủi ro từ biến động giá cả trong tương lai gây nên. Đồng thời, những biến động về giá khó có thể kiểm soát được nên mức độ tác động của nó lên các thành phần của chuỗi cung ứng là tương đối lớn và mỗi chủ thể lại gánh chịu những hậu quả với mức độ khác nhau. (1) Đối với người nuôi trồng thủy sản Người nuôi trồng là chủ thể sản xuất trực tiếp thủy sản, là mắc xích đầu tiên của chuỗi cung ứng, đồng thời cũng là đối tượng nắm giữ hàng hóa lâu nhất, từ khi nuôi trồng đến khi thu hoạch rồi đem bán. Họ thường chịu tác động của sự biến động giá nhiều nhất cũng như chịu rủi ro nặng nề nhất. Kể từ khi mới bắt đầu nuôi trồng, họ đã phải đối mặt với rủi ro về giá (giá đầu vào như con giống, thức ăn,…) tăng cao, đến thời điểm thu hoạch họ cũng đối diện với rủi ro về giá (giá đầu ra thủy sản sụt giảm…). Họ không xác định được mức giá chắc chắn cho lượng hàng họ sẽ sản xuất ra dẫn đến việc thường xuyên lo ngại về tình trạng nguồn cung quá lớn khiến cho giá giảm, gây thiệt hại cho đời sống của họ. Có thể nói, người nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những trường hợp khó khăn như được mùa mất giá hay được giá mất mùa. Bên cạnh đó, giá cả nguyên, nhiên vật liệu chính dùng trong sản xuất nuôi trồng đang có xu hướng gia tăng sẽ gây khó khăn không nhỏ cho phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Ngoài ra, ngành nuôi trồng thủy sản chủ yếu tồn tại dưới dạng nông hộ nhỏ lẻ nên hệ thống thủy lợi, ao chứa, ao lắng chưa đáp ứng được yêu cầu; hộ nuôi thường có sản lượng nhỏ nên chi phí tư vấn tính trên đầu tấn sản phẩm sẽ cao trong khi giá bán sản phẩm tăng chậm. Trước những áp lực như sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, giá cả biến động mạnh khiến cho một bộ phận người nuôi trồng chạy theo lợi nhuận đã lạm dụng nhiều loại thuốc, hóa chất… đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kháng dịch bệnh và khả năng hấp thu của thủy sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch. Quá trình nuôi trồng vất vả, khó khăn nhưng đến kỳ thu hoạch giá giảm làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân đặc biệt là người nuôi trồng thủy sản, khi thu nhập chính của họ là những sản phẩm thủy sản. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, các chính sách ưu đãi thuế và sự hỗ trợ của chính phủ sẽ không còn, cuộc chạy đua giữa hàng ngoại nhập và hàng trong nước càng gay gắt, tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản trong nước. Tóm lại: Ảnh hưởng đầu tiên mà người nuôi trồng phải gánh chịu trước rủi ro về giá là thu nhập bấp bênh, không ổn định. Từ khi bắt đầu nuôi trồng, mỗi người nuôi trồng đều kỳ vọng đến khi thu hoạch sản phẩm sẽ thu được sản lượng cao, chất lượng tốt và quan trọng là giá bán ra sẽ cao hơn hay ít nhất cũng bằng so với thời vụ trước; không ai muốn đầu tư công sức, tiền bạc vào một loại thủy sản không đem lại thu nhập giúp họ bù đắp phần chi phí bỏ ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên như đã nêu, sản lượng và chất lượng sản phẩm lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động giá theo quan hệ cung – cầu cũng như ảnh hưởng bởi giá đầu vào và các yếu tố bất lợi khác như thời tiết, sản lượng của các nước có diện tích nuôi trồng lớn hơn… Qua đó, đời sống của người nông dân rất bấp bênh, thu nhập không đảm bảo cuộc sống. Ảnh hưởng thứ hai là khi giá cả biến động, phần đông người nuôi trồng sẽ không xác định được nơi tiêu thụ hàng ổn định cho mình, họ sẽ có xu hướng tìm kiếm người bán trả giá cao hơn, tuy nhiên hàng thủy sản thời gian sử dụng ngắn hạn nên họ thường phải bán ngay nên dễ bị ép giá. Ở các nước đang phát triển, điển hình là Việt Nam, người nuôi trồng thủy sản luôn trong thế bị động, không biết trước đầu ra của sản phẩm, cũng như giá cả và nhu cầu của thị trường, phần đông trông chờ vào may rủi và hoạt động thu mua của các thương lái. Đa phần người nuôi trồng sản xuất và tiêu thụ thủy sản theo tập quán lâu đời. Họ thường tập trung rất nhiều nguồn lực, công sức và vốn đầu tư trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để làm ra một loại hàng hóa mà chưa biết chắc giá cả, không rõ nơi tiêu thụ. Vì vậy, cả khi người nuôi trồng đã thu hoạch xong thì cũng sẽ gặp phải rủi ro về giá nếu như tại thời điểm đó giá đang xuống mà chưa bán hết được hàng. Thêm vào đó, chính vì không ước lượng được mức doanh thu đạt được khi bán sản phẩm liệu có đủ để bù đắp cho các khoản chi phí đầu vào đã bỏ ra hay không, nên người nuôi trồng thường lâm vào tình trạng bị thiếu hụt vốn, hàng hóa ứ đọng phải bán ra với giá thấp. Ví dụ: Năm 2011, 70% lượng cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cỡ 700 850gramcon, số còn lại (30%) là cỡ nhỏ. Nhưng người nuôi cá tra lại cố giữ cá lớn, hy vọng bán có giá, chứ không biết rằng doanh nghiệp chỉ dùng cá cỡ lớn với tỉ lệ hạn chế, dẫn đến giá cá giảm. Thời điểm này giá thành cá 24.000 đồngkg, có thể bán được giá 25.00026000 đồngkg với cá loại I, nếu là cá quá lứa (1,2kgcon trở lên) thì chỉ 23.500 đồngkg, giảm 500 đồngkg. Giá cá tra có lúc đạt tới kỷ lục (28.50029.000 đồngkg) khiến người nuôi cá tiếc nuối và càng ngao ngán khi tái thả nuôi vào lúc này. Từ việc không có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo cho cuộc sống và việc thường xuyên thiếu hụt vốn khiến cho người nuôi trồng dần mất đi lòng tin vào loại thủy sản họ đang nuôi trồng. Khi giá xuống thấp không đủ bù đắp chi phí đầu vào dẫn đến thua lỗ, trong thời gian dài sẽ khiến cho họ mất vốn; còn khi giá cao thì lại phải đối diện với nguy cơ không có hàng để bán. Thực tế có một nghịch lý luôn xảy ra là khi nông dân được mùa thì giá có xu hướng giảm còn khi mất mùa giá lại có xu hướng tăng. Giá đầu vào có xu hướng ngày càng tăng trong khi giá thủy sản đầu ra thay đổi thất thường. Không những vậy, biến động giá khiến cho người nuôi trồng không biết xử lý việc tiêu thụ sản phẩm như thế nào, nên bán ra một lần hay giữ lại để bán với giá cao hơn trong khi thời gian sử dụng của hàng thủy sản lại ngắn. Tóm lại, dù trên phương diện nào thì đối tượng chịu tác động nhiều nhất vẫn là người nuôi trồng. (2) Đối với thương lái Trong mắc xích của chuỗi cung ứng, họ là chủ thể mua đi bán lại hàng hóa, là trung gian mua bán từ người nuôi trồng đến các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu. Mức độ ảnh hưởng của rủi ro giá đối với công việc của họ tuy có nhưng ở mức độ không cao, vì họ không phải là người trực tiếp đứng ra sản xuất, mà chỉ là người trung gian. Nếu như giá cả thủy sản biến động thì lợi nhuận từ việc làm trung gian môi giới hay vận chuyển hàng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, đặc điểm chung của thương lái là mua và bán tại mức giá do thị trường quyết định và kinh doanh dựa trên lợi nhuận giữa mua và bán. Do chỉ nắm giữ hàng hóa trong khoảng thời gian ngắn trước khi bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp xuất khẩu, do đó phạm vi chịu rủi ro về giá của họ trong khoảng thời gian ngắn hơn các chủ thể khác. Đối với thương lái, họ sẽ chịu ảnh hưởng của rủi ro về giá trong khi đang nắm giữ hàng hóa, một sự sụt giảm nhỏ trong mức giá cũng dễ dàng làm mất đi lợi nhuận và nguồn vốn lớn. Trong trường hợp thương lái bán trước hàng hóa trong khi chưa nắm giữ hàng thì rủi ro về giá càng lớn hơn. Ngoài ra, một số thương lái còn vay ngân hàng để phục vụ cho yêu cầu dự trữ hàng hóa, rủi ro xảy đến khi giá giảm, họ phải đối diện với nguy cơ thiếu vốn và khoản lãi vay phải trả ngân hàng. Những rủi ro do biến động giá sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của thương lái, tuy không nhiều nhưng với thời gian kéo dài thì khả năng mất vốn càng lớn, tác động đến việc duy trì hoạt động của họ. (3) Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa Đối với các doanh nghiệp này, họ là mắc xích cuối cùng nắm giữ hàng hóa trong chuỗi cung ứng trước khi chế biến thành sản phẩm để xuất bán ra thị trường, hoặc trước khi xuất khẩu sang nước ngoài. Họ cũng sẽ gặp rủi ro tương tự người nuôi trồng nếu như thu mua thủy sản, thu mua nguyên liệu, chế biến rồi lưu kho để tiêu thụ hoặc xuất khẩu mà không có hợp đồng mua trước nguyên liệu với nhà cung cấp với giá ấn định, cũng như không có hợp đồng bán trước với người tiêu thụ. Khi giá cả hàng hóa biến động, có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ nặng nề. Tương tự các thương lái, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng bị ảnh hưởng nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn vì thời gian lưu kho dài hơn và chịu áp lực từ các ngân hàng cũng cao hơn. Những biến động không thể dự đoán trước của giá hàng hóa không những có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến thị phần, sức cạnh tranh và thậm chí là cả sự tồn tại của doanh nghiệp nếu điều đó xảy ra trong khoảng thời gian dài. Không những vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu còn đối diện với nguy cơ mất uy tín với các đối tác nước ngoài, dù không phải lỗi của họ. Do có những trường hợp khi giá tăng, người bán (người nuôi trồng, các thương lái) vì muốn bán với giá cao hơn nên đã không giao hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu như đã thỏa thuận, mà bán cho các hợp đồng khác trả giá cao hơn nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lâm vào tình trạng, vừa mất đi một hợp đồng bán hàng với giá cao vừa làm ảnh hưởng đến danh tiếng của mình, dẫn đến nguy cơ mất khách, làm giảm đi vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế nói riêng và gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như thị phần xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh nói chung. Ngoài ra, với đặc trưng của ngành thủy sản Việt Nam hơn 90% doanh thu là từ xuất khẩu, thu về ngoại tệ, nên vấn đề tỷ giá luôn là điều mà ngành và các doanh nghiệp quan tâm. Bất kỳ sự biến động nào của tỷ giá đều ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong các năm qua, với tình hình lạm phát tăng cao, tỷ giá luôn có biến động theo xu hướng tăng nên các doanh nghiệp thường thu được khoản doanh thu tài chính khá lớn từ lãi chênh lệch tỷ giá. Mặc khác, hầu hết các doanh nghiệp thủy sản xuất phát từ các doanh nghiệp tư nhân với qui mô vốn nhỏ và được tích lũy thêm qua thời gian; nhưng các hợp đồng xuất khẩu thường khá lớn, đòi hỏi lượng vốn lưu động cao để thu mua nguyên liệu hoặc tự thả nuôi vùng nguyên liệu để phục vụ chế biến xuất khẩu. Đặc tính này buộc hầu hết các doanh nghiệp trong ngành sử dụng vốn vay ngắn hạn lớn để luôn đáp ứng đủ nguồn vốn lưu động cho hoạt động. Do đó, tác động của lãi suất đến các doanh nghiệp trong ngành rất mạnh. Mọi sự biến động của lãi suất cho vay đều có thể làm tăng hoặc giảm mạnh chi phí lãi vay của doanh nghiệp, làm thay đổi lớn kết quả lợi nhuận. Khi lãi suất bị đẩy lên cao sẽ khiến chi phí lãi vay trở thành gánh nặng lớn cho hầu hết các doanh nghiệp của ngành, nhiều doanh nghiệp thậm chí bị thua lỗ nặng khi chi phí tài chính tăng cao đột ngột. Chi phí lãi vay tăng cao cũng khiến nhiều hộ nuôi thua lỗ, không dám đầu tư thả nuôi mới, gây lo ngại về sự thiếu hụt nguyên liệu cho ngành. Ví dụ: Vào năm 2011, biến động giá tôm ở vùng nguyên liệu Bạc Liêu đã làm không ít doanh nghiệp chế biến rơi vào thế thủ. Vì giá tôm xuất khẩu bị khống chế, trong khi chi phí đầu vào tăng, giá tôm nguyên liệu đội lên làm một số doanh nghiệp chế biến co lại. Các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này đã cố gắng năng động trong tìm nguồn hàng bù đắp nhưng đầu vào cũng còn thấp xa nhu cầu chế biến. Doanh nghiệp phải nhập ít hàng hơn, duy trì chế biến ở mức sản lượng thấp hơn và chờ thời cơ mới đẩy mạnh công suất sản xuất. Trước tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, có hơn 50% số nhà máy chế biến tôm xuất khẩu chỉ hoạt động để giữ công nhân, có nhà máy đang đứng trước nguy cơ đóng cửa.... Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cho phép nhập khẩu tôm nguyên liệu với thuế suất ưu đãi để giữ thị trường xuất khẩu, duy trì sản xuất. (4) Đối với người tiêu dùng Người tiêu dùng là đối tượng chịu tác động không nhỏ của sự biến động giá cả đối với hàng hóa nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng. Khi giá các sản phẩm thủy sản tăng cao, các nhà cung cấp như doanh nghiệp hay thương lái vì chạy đua theo lợi nhuận mà cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ngay cả các mặt hàng thủy sản trong các siêu thị lớn cũng chưa hoàn toàn được gắn tem, nhãn, bao bì chính thống, chưa được công khai về quy trình kiểm soát chất lượng để có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ, nên người tiêu dùng chính là người gánh chịu những hậu quả về sức khỏe khi sử dụng những sản phẩm đó. Mặt khác, để đến tay người tiêu dùng thì các sản phẩm thủy sản đã qua nhiều khâu trung gian, nên người tiêu dùng thường phải mua với giá cao hơn giá thực tế. (5) Đối với người đánh bắt Người đánh bắt phải chịu những rủi ro về giá tương tự như người nuôi trồng. Khi đánh bắt được nhiều thì giá cả lại thấp, nguồn lợi mang về không cao. Trong khi người đánh bắt, đặc biệt là những người dân bám biển của nước ta, mỗi lần ra khơi đều mất nhiều thời gian và có những rủi ro về thiên tai khó lường trước. Khi thủy sản đánh bắt không được giá thì đời sống của người dân càng khó khăn, vất vả hơn. (6) Đối với hoạt động ngân hàng Khi các tổ chức, cá nhân nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và những doanh nghiệp chế biến, kinh doanh trong ngành thủy hải sản gặp khó khăn

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH  BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH VÀ PTCN CẤP BỘ NĂM 2014 Đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cơ quan chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYỄN THỊ MỸ LINH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH  BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH VÀ PTCN CẤP BỘ NĂM 2014 ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu đề xuất số giải pháp phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực đồng sông Cửu Long” Cơ quan chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYỄN THỊ MỸ LINH CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TS NGUYỄN THỊ MỸ LINH BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH  BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH VÀ PTCN CẤP BỘ NĂM 2014 ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu đề xuất số giải pháp phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực đồng sông Cửu Long” (Thực theo Hợp đồng số 042.14 RD/HĐ-KHCN, ký ngày 20 tháng năm 2014 Bộ Công Thương Trường Đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh) Mã số: 042.14 RD Chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Thị Mỹ Linh Thư ký đề tài ThS Từ Thị Hoàng Lan Tham gia đề tài PGS.TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư TS Nguyễn Trung Trực ThS Đặng Thị Trường Giang ThS Vũ Thị Thùy Linh ThS Vũ Văn Cường ThS Vũ Cẩm Nhung ThS Bùi Ngọc Toản ThS Nguyễn Thị Thương TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ “Nghiên cứu đề xuất số giải pháp phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực đồng sông Cửu Long” đưa để nghiên cứu với mục tiêu nhận diện rủi ro có biện pháp phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất chủ lực khu vực Đồng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nhằm phát huy tối đa lợi khu vực thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội Nội dung nghiên cứu đề tài tập trung giải vấn đề sau: - Thứ nhất: Nghiên cứu tổng quan rủi ro giá biện pháp phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất - Thứ hai: Nghiên cứu, phân tích đánh giá hình thức rủi ro giá; yếu tố ảnh hưởng đến trình - Thứ ba: Khảo sát, đánh giá thực trạng rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực ĐBSCL - Thứ 4: Nghiên cứu, phân tích nhân tố khám phá EFA, khám phá yếu tố tác động đến giá (rủi ro giá) sản phẩm thủy sản xuất khu vực ĐBSCL - Thứ 5: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực ĐBSCL - Thứ 6: Nghiên cứu đề xuất số giải pháp phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực ĐBSCL Với phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phân tích định lượng, ban chủ nhiệm đề tài hệ thống sở lý thuyết, lược khảo nghiên cứu trước, tứ tiến hành phân tích yếu tố tác động đến rủi ro giá thủy sản xuất theo phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA; dự báo rủi ro giá thủy sản xuất theo phương pháp GARCH; phân tích đánh giá thực trạng xuất thủy sản phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực đồng sông Cửu Long thời gian qua Trên sở thực trạng xuất thủy sản phòng ngừa rủi ro giá xuất thủy sản, đề tài trình bày hệ thống giải pháp đồng nhằm hạn chế rủi ro giá xuất thủy sản bao gồm: (1) Tăng cường vai trò Hiệp hội ngành phòng ngừa rủi ro giá thủy sản xuất khẩu; (2) Sử dụng bảo hiểm giá công cụ giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp xuất thủy sản hộ nuôi trồng thủy sản; (3) Phát triển công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro giá, cách bước hình thành thị trường giao dịch thủy sản phái sinh Ngồi ra, đề tài cịn đưa giải pháp bổ trợ như: xây dựng liên kết chuỗi hoạt động xuất thủy sản, tăng cường liên kết doanh nghiệp xuất thủy sản, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản từ giống đến thành phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam… Để triển khai biện pháp trên, cần có can thiệp Nhà nước Bộ ban ngành có liên quan việc ban hành văn pháp lý quy định, tiêu chuẩn hoạt động nuôi trồng, chế biến, xuất thủy sản Nhằm đánh giá cách khoa học xác yếu tố tác động đến giá thủy sản xuất khẩu, đề tài sử dụng phương pháp định lượng, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ khảo sát phương pháp chuyên gia, từ đánh giá mức độ yếu tố Thơng qua kết nghiên cứu, đề tài đóng góp phần vào việc giảm thiểu rủi ro giá xuất sản phẩm thủy sản khu vực ĐBSCL nói riêng Việt Nam nói chung, góp phần ổn định vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, góp phần nâng cao đời sống, phúc lợi cho người dân; phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng sông Cửu Long ổn định bền vững MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC HÌNH x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .1 1.1 Tính cấp thiết đề tài 1.2 Nội dung nghiên cứu .2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.5 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1.6 Kết cấu đề tài CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN RỦI RO VỀ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ 2.1 Rủi ro giá ảnh hưởng rủi ro giá đến phát triển kinh tế xã hội 2.1.1 Khái niệm rủi ro giá 2.1.2 Các yếu tố tác động đến rủi ro giá thủy sản 2.1.3 Ảnh hưởng rủi ro giá thủy sản đến phát triển kinh tế xã hội 10 2.2 Phòng ngừa rủi ro giá .17 2.2.1 Khái niệm phòng ngừa rủi ro giá .17 2.2.2 Các công cụ phòng ngừa rủi ro giá 18 2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro giá 21 2.3 Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro giá thủy sản giới vận dụng vào Việt Nam 32 2.3.1 Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro giá nước 32 2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 37 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO VỀ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 40 3.1 Tình hình kinh tế xã hội khu vực đồng sông Cửu long 40 3.1.1 Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên khu vực đồng sông Cửu Long 40 vi 3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng sơng Cửu Long thích hợp để phát triển ngành thủy sản 48 3.1.3 Sơ lược tỉnh thuộc khu vực đồng sơng Cửu Long 49 3.2 Tình hình sản xuất xuất sản phẩm thủy sản khu vực đồng sông Cửu Long 49 3.2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm thủy hải sản 49 3.2.2 Tình hình xuất thủy hải sản 62 3.3 Thực trạng phòng ngừa rủi ro giá thủy sản xuất 69 3.3.1 Nhận diện rủi ro xuất thủy sản 70 3.3.2 Biến động giá xuất thủy sản giai đoạn 2009-2013 .91 3.3.3 Phòng ngừa rủi ro giá thủy sản xuất 116 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU: XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO VỀ GIÁ THỦY SẢN XUẤT KHẨU TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 125 4.1 Xây dựng mơ hình nghiên cứu 125 4.1.1 Cơ sở lựa chọn mơ hình nghiên cứu 125 4.1.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .126 4.1.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 126 4.2 Phương pháp nghiên cứu 129 4.2.1 Quy trình nghiên cứu 129 4.2.2 Nghiên cứu sơ 130 4.2.3 Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh lần 136 4.2.4 Mã hóa liệu 138 4.2.5 Nghiên cứu thức .140 4.3 Mô tả mẫu nghiên cứu 141 CHƯƠNG 5: CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 143 5.1 Kiểm định mơ hình nghiên cứu 143 5.1.1 Phân tích yếu tố khám phá EFA 143 5.1.2 Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh lần 148 5.1.3 Xác định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 150 vii 5.2 Kết mơ hình nghiên cứu .153 CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 161 6.1 Dự báo rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực đồng sông Cửu Long 161 6.1.1 Mơ hình dự báo rủi ro giá 161 6.1.2 Kết mơ hình dự báo .164 6.1.3 Nhận định xu hướng biến động giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực đồng sông Cửu Long 169 6.2 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực Đồng sông Cửu Long 170 6.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao vai trò Hiệp hội ngành 171 6.2.2 Nhóm giải pháp hình thành thị trường phịng ngừa rủi ro công cụ bảo hiểm giá cho sản phẩm thủy sản 178 6.2.3 Nhóm giải pháp hình thành thị trường phịng ngừa rủi ro biến động giá thủy sản công cụ phái sinh 183 6.2.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm hạn chế yếu tố tác động đến rủi ro biến động giá mặt hàng thủy sản xuất 198 6.3 Một số kiến nghị .208 6.3.1 Kiến nghị với phủ .208 6.3.2 Kiến nghị Bộ Công thương 208 6.3.3 Kiến nghị với Bộ tài 209 6.3.4 Kiến nghị với Tổng cục thủy sản .209 KẾT LUẬN 210 TÀI LIỆU THAM KHẢO 211 PHỤ LỤC 3.1: KHÍ HẬU – THỦY VĂN – HẢI LƯU – CHẾ ĐỘ TRIỀU PHỤ LỤC 3.2: TÀI NGUYÊN SINH VẬT THỦY HẢI SẢN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 16 PHỤ LỤC 3.3: CHI TIẾT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH THỦY SẢN .21 viii PHỤ LỤC 3.4: SƠ LƯỢC TỪNG TỈNH THUỘC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 30 PHỤ LỤC 3.5: SẢN LƯỢNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 46 PHỤ LỤC 3.6: PHIẾU KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 49 PHỤ LỤC 4.1: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU SƠ BỘ 53 PHỤ LỤC 4.2: THANG ĐO NHÁP LẦN 55 PHỤ LỤC 4.3: PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC 59 PHỤ LỤC 5.1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ EFA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP (LẦN 1) .63 PHỤ LỤC 5.2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ EFA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP (LẦN 2) .67 PHỤ LỤC 5.3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ EFA BIẾN PHỤ THUỘC 71 PHỤ LỤC 5.4: KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 72 PHỤ MỤC 6.1: DANH MỤC CÁC CẢNG XUẤT TẠI CỤC HẢI QUAN TP.HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 73 PHỤ LỤC 6.2 : MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆP HỘI THỦY SẢN CỦA NHẬT BẢN .76 PHỤ LỤC 6.3: ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HIỂM GIÁ VÀ KHU VỰC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM 79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ tiếng Việt ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BMP Thực hành quản lý tốt CA Yếu tố nguồn cầu (chỉ sử dụng mơ hình) Cụm từ tiếng Anh Better Management Practices Cangio ATC Trung tâm giao dịch Thủy sản Cần Giờ CL Yếu tố chất lượng thủy sản (chỉ sử dụng mơ hình) CoC Bộ Quy tắc ứng xử có trách nhiệm Code of Conduct for nuôi trồng thuỷ sản Responsible Aquaculture COGSI Liên minh ngành khai thác tôm Mỹ CS Yếu tố sách (chỉ sử dụng mơ hình) CU Yếu tố nguồn cung (chỉ sử dụng mơ hình) ĐBSLC Đồng sơng Cửu Long ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nước DNXKTS Doanh nghiệp xuất thủy sản ĐVPD Động vật phù du FAO Tổ chức lương thực nông nghiệp Liên Food and Agriculture hiệp quốc Organization FDA Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa kỳ GAP Thực hành tốt nuôi trồng thuỷ sản Good Agriculture Practices Global GAP U.S Food and Drug Administration Global Good Agriculture 12 602 2.151 82.657 13 548 1.957 84.614 14 528 1.887 86.501 15 490 1.749 88.249 16 416 1.486 89.735 17 400 1.427 91.163 18 367 1.310 92.472 19 328 1.172 93.644 20 314 1.122 94.766 21 262 936 95.702 22 249 888 96.590 23 228 813 97.403 24 214 765 98.168 25 178 636 98.805 26 174 621 99.426 27 095 338 99.764 28 066 236 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis b3 a2 a1 a6 a3 a5 b1 b2 a4 e3 e1 889 850 845 789 713 675 661 659 568 Rotated Component Matrixa Component 866 850 e4 e2 f2 f3 f1 f4 d3 d1 d2 d4 g2 g3 g4 g1 c1 c2 c3 832 829 853 838 830 666 902 874 823 882 864 821 839 819 788 PHỤ LỤC 5.2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ EFA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP (LẦN 2) KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .730 Approx Chi-Square 2769.225 df 325 Sig .000 Bartlett's Test of Sphericity Communalities Initial Extraction a1 1.000 745 a2 1.000 747 a3 1.000 552 a4 1.000 415 a5 1.000 486 a6 1.000 635 b1 1.000 494 b2 1.000 460 b3 1.000 820 c1 1.000 767 c2 1.000 769 c3 1.000 667 d1 1.000 788 d2 1.000 768 d3 1.000 852 e1 1.000 751 e2 1.000 709 e3 1.000 776 e4 1.000 710 f1 1.000 744 f2 1.000 764 f3 1.000 736 f4 1.000 530 g2 1.000 815 g3 1.000 779 g4 1.000 717 Extraction Method: Principal Component Analysis Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Total Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings % of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative Total Total Variance Variance Variance % % % 5.137 19.759 19.759 5.137 19.759 19.759 5.085 19.560 19.560 3.868 14.878 34.637 3.868 14.878 34.637 3.069 11.803 31.363 2.898 11.147 45.785 2.898 11.147 45.785 2.773 10.664 42.027 2.329 8.958 54.743 2.329 8.958 54.743 2.601 10.004 52.030 1.950 7.500 62.242 1.950 7.500 62.242 2.313 8.896 60.926 1.812 6.968 69.210 1.812 6.968 69.210 2.154 8.284 69.210 889 3.420 72.630 773 2.972 75.602 706 2.714 78.317 10 630 2.422 80.739 11 603 2.319 83.057 12 538 2.069 85.127 13 492 1.894 87.020 14 425 1.636 88.656 15 417 1.603 90.259 16 370 1.423 91.682 17 358 1.377 93.059 18 327 1.257 94.317 19 265 1.019 95.336 20 249 959 96.295 21 229 879 97.174 22 216 829 98.004 23 182 700 98.704 24 175 671 99.375 25 096 370 99.745 26 066 255 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotated Component Matrixa Component b3 892 a2 852 a1 846 a6 789 a3 714 a5 673 b2 660 b1 658 a4 564 e3 867 e1 854 e2 830 e4 830 f2 858 f3 842 f1 828 f4 677 d3 908 d1 880 d2 840 g2 894 g3 877 g4 820 c1 848 c2 822 c3 807 PHỤ LỤC 5.3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ EFA BIẾN PHỤ THUỘC KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .633 Approx Chi-Square 59.095 df Sig .000 Bartlett's Test of Sphericity Communalities Initial Extraction y1 1.000 616 y2 1.000 502 y3 1.000 568 Extraction Method: Principal Component Analysis Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative 1.686 56.201 56.201 717 23.899 80.100 597 19.900 100.000 % Total % of Variance Cumulative 1.686 56.201 56.201 Extraction Method: Principal Component Analysis Component Matrixa Component y1 785 y3 754 y2 708 % PHỤ LỤC 5.4: KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std Error of the Estimate 807a 652 640 59991388 a Predictors: (Constant), TN, CL, CS, CC, NL, TG ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig Regression 119.298 19.883 55.247 000a Residual 63.702 177 360 Total 183.000 183 a Predictors: (Constant), TN, CL, CS, CC, NL, TG b Dependent Variable: RR Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients B (Constant) 1.992E-16 CC 364 Standardized Coefficients Std Error t Sig Beta 044 045 364 000 1.000 8.148 000 Collinearity Statistics Tolerance VIF 987 1.013 CL 320 045 320 7.103 000 971 1.030 CS 164 047 164 3.524 001 908 1.102 NL 298 046 298 6.507 000 937 1.067 TG 338 047 338 7.167 000 886 1.128 TN 213 045 213 4.714 000 962 1.039 a Dependent Variable: RR PHỤ MỤC 6.1: DANH MỤC CÁC CẢNG XUẤT TẠI CỤC HẢI QUAN TP.HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG STT Tên Chi cục Danh sách Chi cục hải quan TP.Hồ Chí Minh Chi cục hải quan cửa cảng Sài Gòn khu vực Chi cục hải quan cửa cảng Sài Gòn khu vực Chi cục hải quan cửa cảng Sài Gòn khu vực Chi cục hải quan cửa cảng Sài Gòn khu vực Chi cục hải quan cửa Tân cảng Chi cục hải quan cửa cảng Hiệp Phước Chi cục hải quan cửa sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Chi cục hải quan chuyển phát nhanh Chi cục kiểm tra sau thông quan 10 Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư 11 Chi cục hải quan quản lý hàng gia công 12 Chi cục hải quan khu chế xuất Linh Trung 13 Chi cục hải quan khu chế xuất Tân Thuận Danh sách Chi cục hải quan tỉnh khu vực Đồng sông Cửu Long Tại Cần Thơ Cục Hải quan Cần Thơ Chi cục Kiểm tra sau thông quan Chi cục hải quan Sóc Trăng Chi cục hải quan Tây Đô Chi cục hải quan cửa Vĩnh Long Chi cục hải quan cửa Cảng Cần Thơ Tại An Giang Cục Hải quan An Giang Chi cục Kiểm tra sau thông quan Chi cục hải quan Cảng Mỹ Thới Chi cục hải quan Khánh Bình Chi cục hải quan Bắc Đai Chi cục hải quan Vĩnh Xương Chi cục hải quan Vĩnh Hội Đông Chi cục hải quan Tịnh Biên Tại Đồng Tháp Cục Hải quan Đồng Tháp Chi cục Kiểm tra sau thơng quan Đội kiểm sốt hải quan Đồng Tháp Chi cục hải quan Cảng Đồng Tháp Chi nhánh Chi cục hải quan Cảng Đồng Tháp Chi cục hải quan Dinh Bà Chi cục hải quan Thơng Bình Chi cục hải quan Sở Thượng Chi cục hải quan Thường Phước Tại Cà Mau Cục Hải quan Cà Mau Chi cục Kiểm tra sau thông quan Chi cục hải quan cửa Cảng Năm Căn Chi cục hải quan Hòa Trung Tại Long An Chi cục Kiểm tra sau thông quan Đội Kiểm soát hải quan Chi cục hải quan cửa Cảng Mỹ Tho Chi cục hải quan Bến Lức Chi cục hải quan cửa Mỹ Quý Tây Chi cục hải quan cửa Quốc tế Bình Hiệp Chi cục hải quan Đức Hòa Chi cục hải quan Hưng Điền Tại Kiên giang Chi cục hải quan cửa Hịn Chơng Chi cục hải quan cửa Giang Thành Chi cục hải quan cửa Quốc Tế Hà Tiên Chi cục hải quan Phú Quốc Chi cục kiểm tra sau thơng quan PHỤ LỤC 6.2 : MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆP HỘI THỦY SẢN CỦA NHẬT BẢN Các hiệp hội Nhật Bản tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân Hiệp hội tổ chức xã hội ngành, hoạt động lợi ích ngành chủ yếu Các hiệp hội ngành công nghiệp Nhật Bản chủ yếu doanh nghiệp nịng cốt có giá trị tổng sản lượng sản phẩm chiếm 90% giá trị tổng sản lượng ngành đứng thành lập Những người lãnh đạo hiệp hội trình hiệp thương để bầu chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch uỷ viên thường trực chủ tịch hội đồng quản trị tổng giám đốc doanh nghiệp lớn ngành đảm nhiệm với nhiệm kỳ năm Cơ quan trường trực hiệp hội có khoảng 10 người làm nhiệm vụ xử lý cơng việc hàng ngày hiệp hội Kinh phí hiệp hội doanh nghiệp đóng góp Ngồi cịn có trường hợp đặc biệt phủ cung cấp phần kinh phí cho số hạng mục Cịn lại, tồn nguồn kinh phí hiệp hội dựa vào hội phí hội viên Các đơn vị tham gia hiệp hội khơng phải hội viên thức phải đóng hội phí cao hội viên thức Các hội viên thức có quyền xem xét dự tốn tốn kinh phí hiệp hội Các hiệp hội Nhật Bản áp dụng chế độ đại hội toàn thể hội viên Trong đại hội này, hội viên hiệp hội có quyền nêu yêu cầu lĩnh vực công tác hiệp hội, đồng thời quyền biểu kế hoạch hoạt động hiệp hội Các hiệp hội ngành cơng nghiệp Nhật Bản có nguồn thơng tin kinh tế kỹ thuật thành tựu ngành, hiệp hội giao lưu với ngành công nghiệp nước ngồi khác để thu thơng tin tình báo kinh tế, kỹ thuật ngành mà doanh nghiệp nước có nhu cầu Hiệp hội tổ chức đại diện cho lợi ích doanh nghiệp phối hợp hợp tác với phủ để tìm hiểu thơng tin sách kinh tế, tài chính, thuế cho vay phủ nước Các hiệp hội Nhật Bản hiệp thương với quan chủ quản quan tổng hợp Chính phủ để xây dựng sách cơng nghiệp ngành Cơ chế giúp giới công nghiệp Nhật Bản thông qua hiệp hội để hiệp thương với Chính phủ trách nhiệm, nghĩa vụ hiệp hội Chính phủ việc thực mục tiêu theo kế hoạch Đặc biệt, Nhà nước cịn có sách ưu đãi thuế định Nhưng hiệp hội phải tuân thủ nguyên tắc lấy phục vụ trung tâm, phi lợi nhuận mục đích Để trì lợi ích mình, doanh nghiệp tự nguyện phục tùng đạo hiệp đồng hiệp hội Các hiệp hội triển khai hoạt động độc lập, phát huy tác dụng quan trọng mối quan hệ hiệp đồng phủ với ngành kinh tế thị trường Hiệp hội nghề cá (FA- Fisheries Association) Nhật Bản có vai trị quan trọng cơng tác quản lý, phát triển nghề cá nói chung Hiện tại, hiệp hội ngư dân có chức vận hành chợ thủy sản địa phương Các hiệp hội thu thập thông tin giá thủy sản, sản lượng khai thác cách tự động chợ bán đấu giá thủy sản Trong khuôn khổ hiệp hội lại có chi hội nhóm ngư dân, nhóm có trách nhiệm báo cáo cho hiệp hội thông tin liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản họ Hiện nay, Nhật Bản có khoảng gần 800 chợ bán đấu giá thủy sản Ban quản lý chợ thu lại tiền bán cá từ người mua hàng trả lại cho ngư dân sau đó, đó, thơng tin sản lượng, giá bán, doanh thu ngư dân chủ tàu ghi chép, thống kê lại đầy đủ Các chợ cá đấu giá đầu mối quan trọng có trách nhiệm báo cáo cho quan thẩm quyền địa phương thông tin thông qua kết nối internet Thông thường, chợ bán đấu giá cá, nhân viên chợ cá thống kê lại thành phần loài cá, giá bán, sản lượng phương pháp đánh bắt (ngư cụ) kích thước cá khai thác Đồng thời nhân viên, ban quản lý chợ cá có quyền kiểm tra xem sản lượng khai thác có vi phạm quy định quản lý hay khơng Và nhân viên có quyền nhắc nhở ngư dân khai thác không theo quy định nhà nước khai thác cá nhỏ dùng lưới có kích thước khơng phù hợp Ngư dân Nhật Bản lựa chọn việc đưa cá chợ bán đấu giá với số lý như: nhận tiền toán bán cá nhanh đảm bảo hơn, bán cá giá tốt hơn, giảm lao động bao gói vận chuyển cá, khơng phải tìm kiếm khách hàng sản lượng khai thác phân loại chợ cá với hạ tầng sẵn có (điện, nước sạch…) Đối với nhóm người mua cá chủ nậu vựa, việc đến chợ đấu giá cá đem lại cho họ tiện ích, thuận lợi định, có số ưu điểm điển hình như: mua nhiều loại sản phẩm địa điểm, mua nhiều kích cỡ sản lượng cá nơi, mua sản phẩm khai thác với giá vừa phải, có uy tín gây dựng niềm tin thị trường, dễ dàng chia sẻ thu thập thông tin liên quan đến công việc kinh doanh chợ cá Bên cạnh đó, chợ cá đấu giá thường có số lợi như: điều kiện vệ sinh an toàn đảm bảo, điều kiện hạ tầng vật chất tốt hơn, ngư dân vào chợ lên cá dễ dàng, thuận tiện Trong trường hợp ngư dân không lên cá chợ cá đấu giá, ngư dân nhóm ngư dân, chi hội có trách nhiệm để báo cáo cho Hiệp hội thông tin sản lượng đánh bắt họ Ngư dân có trách nhiệm cung cấp số liệu cho hiệp hội với lý trách nhiệm bắt buộc thành viên, nhận hỗ trợ từ hiệp hội trợ cấp từ quyền địa phương Có thể nói, hiệp hội nghề cá Nhật Bản có vai trị quan trọng việc theo dõi, thu thập cung cấp thông tin thống kê sản lượng đánh bắt cảng cá, bến cá (chợ cá đấu giá) PHỤ LỤC 6.3: ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HIỂM GIÁ VÀ KHU VỰC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM ( Theo Quyết định số 315/QĐ-TTg, ngày 1/3/2011 Về việc thực thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp) STT Khu vực thực thí điểm Nam Định Thái Bình Nghệ An Hà Tĩnh Bình Thuận An Giang Đồng Tháp Bắc Ninh, Nghệ An 10 Đồng Nai 11 Vĩnh Phúc 12 Hải Phịng 13 Thanh Hóa 14 Bình Định 15 Bình Dương 16 Hà Nội 17 Bến Tre, 18 Sóc Trăng 19 Trà Vinh 20 Bạc Liêu 21 Cà Mau Đối tượng bảo hiểm giá Cây lúa Trâu, bị, lợn, gia cầm Ni trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng ... đánh giá thực trạng rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực ĐBSCL - Thứ 6: Nghiên cứu đề xuất số giải pháp phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực ĐBSCL Với phương pháp nghiên cứu. .. động giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực đồng sông Cửu Long 169 6.2 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực Đồng sông Cửu Long 170 6.2.1 Nhóm giải pháp. .. ro giá sản phẩm thủy sản xuất khu vực đồng sông Cửu Long? ?? đưa để nghiên cứu với mục tiêu nhận diện rủi ro có biện pháp phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm thủy sản xuất chủ lực khu vực Đồng Sông Cửu

Ngày đăng: 08/09/2021, 12:38

Mục lục

    Chủ nhiệm đề tài

    Thư ký đề tài

    Tham gia đề tài

    TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    1.2. Nội dung nghiên cứu

    1.3. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu cụ thể: