Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

59 27 0
Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dịch vụ thành lập Thay đổi Giấy phép kinh doanh cty Việt Nam cty vốn FDI Tuyển Cộng tác viên (CK 15% gói Dịch vụ) 0899315716 MỤC LỤC PHẦN GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 3 1.1. Các vấn đề tổng quan đến hệ thống thông tin kế toán 3 1.1.1. Cơ sở lý luận về Hệ thống thông tin kế toán 3 1.1.2. Các yếu tố cấu thành Hệ thống thông tin kế toán: 4 1.2. Kiểm toán hệ thống thông tin 6 1.2.1. Cơ sở lý luận về kiểm toán hệ thống thông tin 6 1.2.2. Quy trình kiểm toán hệ thống thông tin 7 1.3. Tác động của công nghệ thông tin đến hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp: 14 1.3.1. Tác động kế toán tài chính 14 1.3.2. Tác động đến kế toán quản trị 15 1.3.3. Tác động đến thuế 15 1.4. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hội nghề nghiệp đến công việc kiểm toán. 16 1.4.1. Sự ra đời của máy vi tính, mạng nội bộ và mạng Internet 16 1.4.2. Sự xuất hiện của các tổ chức, Hiệp hội nghề nghiệp đã giúp cho kiểm toán hệ thống thông tin phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng 16 1.4.3. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và xuất hiện những vụ bê bối tài chính lớn dẫn đến nhu cầu cần được kiểm toán hệ thống thông tin: 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KIỂM TOÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI CÁC CÔNG TY KIỀM TOÁN VIỆT NAM 22 2.1. Các quy định, văn bản pháp luật của chính phủ liên quan đến kiểm toán hệ thống thông tin tại Việt Nam hiện nay 22 2.2. Khảo sát tổng quát thực tiễn tình hình kiểm toán hệ thống thông tin tại các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay 24 2.2.1. Thực trạng về tình hình của các công ty kiểm toán tại Việt Nam hiện nay 24 2.2.2. Thực tế tình hình kiểm toán hệ thống thông tin tại các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay 27 2.3. Khảo sát thực tế chi tiết về phương pháp kiểm toán hệ thống thông tin tại công ty kiểm toán KPMG 40 2.3.1. Giới thiệu tổng quan về công ty kiểm toán KPMG Việt Nam.Error Bookmark not defined. 2.3.2. Khảo sát những hướng dẫn chi tiết của KAM cho mỗi kiểm soát khi thực hiện kiểm toán hệ thống thông tin Error Bookmark not defined. 2.4. Đánh giá về tình hình thực hiện kiểm toán hệ thống thông tin trong các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay Error Bookmark not defined. 2.4.1. Đánh giá tổng quan về kiểm toán hệ thống thông tin tại các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay 40 2.4.2. Đánh giá tổng quan về hoạt động kiểm toán HTTT tại công ty KPMG Việt Nam 46 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA NHÓM BIG FOUR ĐỂ HỖ TRỢ VÀO CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VIỆT NAM 49 3.1. Yêu cầu và quan điểm về việc vận dụng 49 3.1.1. Yêu cầu vận dụng quy trình kiểm toán hệ thống thông tin 49 3.1.2. Quan điểm vận dụng kiểm toán hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp kiểm toán hiện nay 53 3.2. Vận dụng quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của KPMG để vận dụng vào các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam 56 3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch 57 3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 61 3.2.3. Hoàn thành kiểm toán 77 3.3. Một số kiến nghị về việc vận dụng quy trình kiểm toán hệ thống thông tin tại các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay 78 3.3.1. Kiến nghị đối với các công ty kiểm toán Việt Nam và Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA): 79 3.3.2. Kiến nghị đối với đơn vị đào tạo ngành kiểm toán hệ thống thông tin trong tương lai 80 3.3.3. Kiến nghị đối với nhà nước 80 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AIS Accounting Information System BCTC Báo cáo tài chính CNTT Công nghệ thông tin GVHD Giảng viên hướng dẫn HTTT Hệ thống thông tin IAPA International Association of Practising Accountants KTV Kiểm toán viên KAM KPMG Audit Methodology MIS Management Information System NXB Nhà xuất bản DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình doanh thu cơ cấu theo loại dịch vụ (Tính đến ngày 3132013) 25 Bảng 2.2 Sự quan tâm của KTV đến môi trường tin học trong quá trình kiểm toán BCTC. 29 Bảng 2.3 Tổng hợp các thủ tục tìm hiểu HTTT của đơn vị được kiểm toán 32 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp về việc tìm hiểu và đánh giá hiệu quả hoạt động truy cập vào chương trình và dữ liệu 34 Bảng 2.5 Bảng tổng hợp việc tìm hiểu thay đổi và phát triển chương trình, hệ thống mới 36 Bảng 2.6 Bảng tổng hợp việc tìm hiểu hoạt động vận hành của máy tính và kiểm soát dữ liệu 38 Bảng 3.1 Quy trình chung trong xây dựng kiểm toán HTTT 56 Bảng 3.2 Bảng tóm tắt các sai phạm tiềm tàng, thủ tục kiểm soát chủ yếu, thử nghiệm kiểm soáttruy cập vào các chương trình và dữ liệu 63 Bảng 3.3 Minh họa về thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu chính sách bảo mật thông tin và nhận thức người dùng 67 Bảng 3.4 Các thủ tục liên quan đến việc truy cập phòng chứa máy chủ 68 Bảng 3.5 Thủ tục kiểm soát truy cập phòng quản trị 69 Bảng 3.6 Thủ tục kiểm soát quá trình nhận dạng và xác thực 70 Bảng 3.7 Thủ tục kiểm sát việc giám sát 70 Bảng 3.8 Các sai phạm tiềm tàng, thủ tục kiểm soát chủ yếu, thử nghệm kiểm soátThay đổi chương trình. 71 Bảng 3.9 Các sai phạm tiềm tàng, thủ tục kiểm soát chủ yếu, thử nghệm kiểm soátPhát triển chương trình 73 Bảng 3.10 Các sai phạm tiềm tàng, thủ tục kiểm soát chủ yéu, thử nghiệm kiểm soátHoạt động vận hành hệ thống và kiểm soát dữ liệu 75 Bảng 3.11 Minh họa về việc tìm hiểu các kiểm soát liên quan đến việc truy cập vào các chương trình và dữ liệu 85 Bảng 3.12 Minh họa về thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu kiểm soát việc truy cập vào hệ thống máy chủ 87 Bảng 3.13 Minh họa về thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu kiểm soát truy cập quản trị 89 Bảng 3.14 Minh họa về việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiên kiểm soát nhận dạng và xác thực 90 Bảng 3.15 Minh họa về thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu kiểm soát giám sát 91 Bảng 3.16 Minh họa về tìm hiểu các kiểm soát liên quan đến hoạt động vận hành của hệ thống 92 Bảng 3.17 Minh họa về tìm hiểu các kiểm soát liên quan đến các sự cố và thủ tục quản lý 94 Bảng 3.18 Minh họa về tìm hiểu các kiểm soát liên quan đến sao lưu và phục hồi dữ liệu 96 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1.1 Mối quan hệ giữa HTTT kết toán và HTTT Quản lý 3 Hình 1.2 Quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán 9 4 Hình 1.3 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị hệ thống thông tin 9 9 Hình 1.4 Sơ đồ mô tả quá trình xử lý dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán tài chính 9 15 Hình 3.1 Quy trình chung trong xây dựng kiểm toán HTTT 56 Hình 3.2 Sơ đồ tóm tắt các thủ tục kiểm toán HTTT trong doanh nghiệp có sử dụng máy tính 59 Hình 3.3 Các kiểm soát liên quan đến truy cập vào các chương trình và dữ liệu62 PHẦN GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề Ngày nay, cùng với sự thay đổi và phát triển không ngừng của công nghệ thông tin nói chung và trong các ngành công nghệ phần cứng, phần mềm, truyền thông và các hệ thống dữ liệu phục vụ cho các ngành kinh tế xã hội nói riêng, lượng dữ liệu được tạo ra ngày càng lớn và phức tạp. Sự bùng nổ dữ liệu này dẫn đến một yêu cầu cấp thiết là cần có những kỹ thuật và công cụ mới để tự động chuyển đổi lượng dữ liệu khổng lồ kia thành tri thức có ích. Trong những năm gần đây, các công ty kiểm toán lớn đều quan tâm đến dịch vụ kiểm toán HTTT kế toán. Cụ thể tại Việt Nam, các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài trong nhóm “Big Four” đều có dịch vụ kiểm toán HTTT chuyên nghiệp. Các khách hàng lớn điều có hệ thống CNTT và có nhu cầu chính xác hóa các nghiệp vụ của hệ thống này. Chính vì vậy các công ty kiểm toán có dịch vụ kiểm toán HTTT sẽ có lợi thế lớn trong việc tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho các công ty khách hàng tiềm năng này. Trong khi đó dịch vụ kiểm toán HTTT còn khá mới mẻ và xa lạ với các doanh nghiệp và công ty kiểm toán trong nước. Điều này làm giảm cơ hội cạnh tranh của các công ty kiểm toán trong nước. Chính vì điều này mà tác giả muốn thực hiện đề tài này nhằm nghiên cứu và tìm hiểu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin từ kinh nghiệm của các công ty lớn trong nhóm Big Four, điển hình là công ty KPMG để giúp phần nào cho các công ty kiểm toán Việt Nam trong việc tham khảo, vận dụng xây dựng cho riêng mình một quy trình kiểm toán hệ thống thông tin phù hợp. Ý nghĩa của đề tài là góp phần làm cho ngành kiểm toán của Việt Nam ngày càng phát triển, đa dạng hóa dịch vụ kiểm toán, tăng lợi thế cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề chủ yếu sau: Nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kiểm toán hệ thống thông tin kế toán. Khảo sát thực thực trạng về kiểm toán hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam. Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của 2 Công ty thuộc nhóm Big Four, cụ thể là KPMG, đưa kiến nghị để hướng dẫn cho các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin phục vụ cho kiểm toán BCTC tại Công ty kiểm toán quốc tế KPMG, Deloitte (Big Four) và tình hình thực hiện kiểm toán hệ thống thông tin tại một số công ty kiểm toán của VN. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, cụ thể dùng phương pháp quan sát, phỏng vấn, tổng hợp dữ liệu thực tế, kết hợp với các phương pháp phân tích hệ thống và nội suy để đánh giá và giải quyết vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Cơ sở khoa học: dựa vào quy trình kiểm toán hệ thống thông tin đang áp dụng tại các công ty kiểm toán quốc tế để làm sáng tỏ và bổ sung một số cơ sở lý luận về kiểm toán hệ thống thông tin. Cơ sở thực tiễn: Các công ty kiểm toán quốc tế Big Four đã thực hiện thành công nhưng các công ty kiểm toán Việt Nam chưa vận dụng. Từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng đề tài đề xuất các kiến nghị để hướng dẫn quy trình cho các công ty kiểm toán Việt Nam. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, các danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được trình bày gồm các chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm toán hệ thống thông tin kế toán. Chương II: Thực trạng tình hình kiểm toán hệ thống thông tin tại các công ty kiểm toán Việt Nam. Chương III: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 1.1. Các vấn đề tổng quan đến hệ thống thông tin kế toán: 1.1.1. Cơ sở lý luận về Hệ thống thông tin kế toán: Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là một thành phần của HTTT quản lý, thực hiện việc thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin liên quan đến các quy trình nghiệp vụ kế toán 10. Mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán (AIS) và HTTT quản lý được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: 9 Hình 1.1 Mối quan hệ giữa HTTT kết toán và HTTT Quản lý Trong một đơn vị kinh doanh, bộ phận kế toán là nơi nhận và cung cấp thông tin nhiều nhất. Vì thế, trong thời đại CNTT hiện nay, khi đề cập đến HTTT trong doanh nghiệp, người ta hay qui về HTTT kế toán. Từ các nguồn thông tin được tập hợp tại phòng kế toán, dùng các chương trình ứng dụng với các phương pháp xử lý của kế toán tạo lập những thông tin cần thiết, hữu ích phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị. Thật ra, HTTT kế toán hiện đại ngày nay chính là phần giao thoa giữa hai lĩnh vực HTTT và hệ thống kế toán mà vai trò của CNTT là chủ đạo. Trong thời đại ngày nay, người kế toán không những học phương pháp hạch toán (thuộc lĩnh vực kế toán) mà còn được trang bị kiến thức về máy tính và sử dụng máy tính (thuộc lĩnh vực CNTT). HTTT kế toán không chỉ giúp phản ánh các nghiệp vụ tài chính và thể hiện báo cáo tài chính của một đơn vị mà nó còn giúp theo dõi các hoạt động kinh tế đang diễn ra và những thông tin đặc biệt hơn. Ví dụ, HTTT kế toán của một công ty cung ứng nhân lực bên cạnh giúp công ty theo dõi được tình hình tài chính hiện nay, còn giúp theo dõi những nhân viên nào đang thuê hay cho thuê, thời gian nào kết thúc hợp đồng hay, trình độ chuyên môn hiện tại… Trong thời đại thông tin hiện nay, những thông tin phi tài chính được coi trọng không kém các thông tin tài chính. Nó cung cấp thông tin rất hữu ích cho nhiều nhu cầu khác nhau như: tài chính, nghiên cứu thị trường, quản lý nhân sự, sản xuất. Như vậy, HTTT kế toán là tập hợp các thành phần dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, cung cấp thông tin đầu ra cho tất cả các qui trình nghiệp vụ kế toán. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành Hệ thống thông tin kế toán: 10 HTTT kế toán là một tập hợp các thành phần: dữ liệu đầu vào, quá trình xử lý, quá trình lưu trữ, cung cấp thông tin đầu ra. Các thành phần này chính là cấu trúc của một HTTT được xử lý theo một quy trình nhất định tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quy trình xử lý HTTT kế toán có thể khái quát theo hình 1.2 sau: Hình 1.2 Quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán 9 1.1.2.1. Hệ thống thông tin đầu vào: Cấu trúc cơ bản của HTTT đầu vào có hai thành phần cơ bản: hệ thống chứng từ gốc và hệ thống thu nhận chứng từ gốc. a. Hệ thống chứng từ gốc: Hệ thống chứng từ gốc là một cơ sở quan trọng để tạo lập HTTT đầu vào. Chứng từ có vai trò quan trọng đối với việc tạo lập HTTT đầu vào. Các lý do quan trọng của chứng từ: Chứng từ mô tả hệ thống công việc được thực hiện như thế nào Chứng từ là bản thông tin hướng dẫn người sử dụng Chứng từ là cơ sở kiểm soát chi phí triển khai và bảo trì hệ thống thông tin kế toán Chứng từ làm cơ sở cho việc thiết kế những hệ thống mới Chứng từ là bản thông tin đã tiêu chuẩn hóa vấn đề giao tiếp Chứng từ là bằng chứng kiểm toán HTTT kế toán Chứng từ là cơ sở để thiết kế quy trình kinh doanh b. Hệ thống thu nhận chứng từ gốc: Hệ thống thu nhận chứng từ gốc được sắp xếp tùy theo cách tổ chức của HTTT kế toán của một đơn vị theo thủ công hay được sự hỗ trợ của máy tính. Nếu HTTT kế toán được thực hiện theo thủ công, hệ thống chứng từ gốc được thu nhận, sắp xếp và xử lý theo trật tự của người thực thi công việc. Nếu hệ thống kế toán được sự hỗ trợ của máy tính, hệ thống chứng từ được thu nhận có thể trên máy (chứng từ điện tử), qua máy fax, qua thư điện tử, trực tuyến hay chứng từ giấy. Người thực hiện thực thi công việc bằng cách chọn nút “lưu trữ” (Save, Submit, Apply, Chấp nhận, Đồng ý…) mà chương trình máy tính hỗ trợ. 1.1.2.2. Hệ thống xử lý, lưu trữ dữ liệu: Hệ thống xử lý và lưu trữ dữ liệu giữ vai trò quan trọng trong HTTT kế toán. Hệ thống cơ sở dữ liệu giúp hệ thống thu thập, ghi nhận và lưu trữ các thông tin kinh tế tài chính, sau đó chuyển đổi các dữ liệu đó thành những thông tin có ý nghĩa cho người sử dụng thông tin để ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp có cấu trúc của các thông tin được tổ chức nhằm đảm bảo việc truy cập, quản lý và cập nhật một cách dễ dàng. Trên hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu được lưu trên các thiết bị lưu trữ như: đĩa cứng, đĩa quang, băng từ, hay hệ thống lưu trữ mạng SAN,… 23 được quản lý bởi các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: Microsoft SQL, Oracle, MySQL, DB2.. Với hệ thống kế toán xử lý bằng thủ công, dữ liệu được lưu trữ trên các vật mang tin là giấy, sổ sách kế toán và cấu trúc của các dữ liệu là các mẫu chứng từ, mẫu sổ kế toán. Việc lưu trữ này gây nhiều bất lợi trong việc tìm kiếm, phân tích, xử lý và rút trích thông tin. Với hệ thống kế toán xử lý bằng máy tính và phần mềm kế toán, dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ được sự quản lý của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Điều này giúp cho việc tìm kiếm, phân tích, xử lý và rút trích thông tin kế toán tài chính được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. 1.1.2.3. Hệ thống thông tin đầu ra: Hệ thống này chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong hay bên ngoài để làm cơ sở thích hợp cho việc ra các quyết định có liên quan. Những thông tin đầu ra đó chính là những báo cáo tài chính hay báo cáo kế toán quản trị theo mẫu biểu đã được xác lập trước. Đối với hệ thống kế toán xử lý bằng thủ công, các báo cáo được tập hợp từ các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Đối với hệ thống kế toán xử lý bằng máy vi tính và phần mềm kế toán, các báo cáo được phần mềm tập hợp và xử lý dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu và biểu mẫu (report form) đã được xác lập. Với việc tin học hóa phổ biến như ngày nay, mức độ ảnh hưởng của HTTT đầu ra được sự hỗ trợ của máy tính đến các báo cáo rất lớn. Do đó, các đối tượng sử dụng các báo cáo của doanh nghiệp cũng hết sức quan tâm đến hoạt động của hệ thống này trong doanh nghiệp. 1.2. Kiểm toán hệ thống thông tin: 1.2.1. Cơ sở lý luận về kiểm toán hệ thống thông tin: 1.2.1.1. Khái niệm kiểm toán hệ thống thông tin:9 Kiểm toán HTTT là việc thực hiện các thủ tục kiểm soát một thực thể cấu trúc hệ thống CNTT. Công việc này được thực hiện chung với việc kiểm toán BCTT, kiểm toán nội bộ hay kiểm toán với các mục đích khác. Kiểm toán HTTT là quá trình thu thập bằng chứng và đánh giá các bằng chứng về các hoạt động của HTTT đã được tổ chức. Việc đánh giá các bằng chứng phải đảm bảo rằng hoạt động của hệ thống ấy phải bảo mật, chính trực, hữu hiệu và hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đó đã đề ra. 1.2.1.2. Phân loại kiểm toán hệ thống thông tin: Kiểm toán HTTT thường bao gồm năm loại sau: Kiểm toán hệ thống máy tính và phần mềm ứng dụng. Kiểm toán các tiện ích xử lý của hệ thống thông tin Kiểm toán về việc triển khai và phát triển hệ thống Kiểm toán về việc quản lý và tổ chức hệ thống Kiểm toán về hệ thống mạng nội bộ, mạng Internet 1.2.1.3. Những phương pháp kỹ thuật của kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng được sử dụng trong kiểm toán hệ thống thông tin: 6 Cũng giống như kiểm toán BCTC, kiểm toán viên HTTT cũng sử dụng một số phương pháp kỹ thuật kiểm toán phổ biến để thu thập bằng chứng trong kiểm toán hệ thống thông tin đó là: (1) Kiểm tra tài liệu. (2) Quan sát. (3) Phỏng vấn. (4) Walkthroughts. (5) Thu thập bằng chứng điện tử. 1.2.2. Quy trình kiểm toán hệ thống thông tin: Cũng giống như kiểm toán BCTC, quy trình kiểm toán HTTT cũng bao gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và cuối cùng là hoàn thành kiểm toán. Việc tiến hành các giai đoạn được thực hiện cụ thể như sau: 1.2.2.1. Lập kế hoạch: Để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành có hiệu quả và đúng tiến độ, việc xây dựng kế hoạch kiểm toán là hết sức cần thiết. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán như: phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Ngoài ra, kế hoạch kiểm toán còn trợ giúp và phối hợp với KTV và các chuyên gia khác về công việc kế toán. Khi lập kế hoạch kiểm toán HTTT, KTV và công ty kiểm toán phải tìm hiểu những vấn đề sau: Hiểu biết về HTTT của đơn vị được kiểm toán. (1) Hiểu biết của kiểm toán viên về các hoạt động kiểm soát nội bộ trong môi trường tin học. (2) Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. a. Hiểu biết về hệ thống thông tin của đơn vị kiểm toán: Sự hiểu biết về môi trường tin học là đòi hỏi thiết yếu đối với kiểm toán viên khi kiểm toán HTTT. Đây là công việc có thể giúp kiểm toán viên hiểu được cấu trúc và hoạt động của HTTT của đơn vị được kiểm toán. Từ đó, KTV mới có những hiểu biết làm cơ sở cho các giai đoạn kế tiếp. Khi tìm hiểu hệ thống thông tin của doanh nghiệp, KTV cần quan tâm đến hai yếu tố sau: Cơ cấu tổ chức của HTTT. Và các vấn đề còn tồn tại trong quá trình xử lý thông tin bằng máy tính ở mỗi phần hành kế toán.  Cơ cấu tổ chức của hệ thống thông tin: Tính hiệu quả của HTTT kế toán trong môi trường tin học phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức của hệ thống thông tin và cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý CNTT trong doanh nghiệp. Một trong những khác biệt cơ bản của kiểm soát nội bộ trong HTTT kế toán thủ công và hệ thống kiểm toán trong môi trường tin học là việc phân định quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên. Một cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu này với các chức năng cụ thể được minh họa bằng Hình 1.3 như sau: Hình 1.3 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị hệ thống thông tin 9.  Các vấn đề còn tồn đọng trong quá trình xử lý thông tin bằng máy tính ở mỗi phân hành kế toán: HTTT kế toán của doanh nghiệp được sự hỗ trợ của máy tính tồn tại một số vấn đề như sau: Thiếu dấu vết của các giao dịch: Một số hệ thống phần mềm máy tính được thiết kế có lưu đầy đủ dấu vết của các giao dịch, nhưng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hoặc chị có thể đọc được trên máy tính. Trường hợp hệ thống phần mềm máy tính phức tạp, thực hiện nhiều bước xử lý thì có thể không có các dấu vết đầy đủ. Vì vậy, các sai sót trong chương trình máy tính khó có thể phát hiện kịp thời bởi các thủ tục thủ công. Quy trình xử lý thống nhất các giao dịch: Máy tính xử lý một cách thống nhất tất cả các nghiệp vụ giống nhau. Điều này cho phép loại bỏ gần như tất cả các sai sót có thể xảy ra nếu xử lý thủ công. Tuy nhiên những sai sót do phần cứng hoặc do chương trình phần mềm sẽ dẫn đến việc tất cả các nghiệp vụ có thể đều bị xử lý sai. Sự phân chia các chức năng bị hạn chế: Trong môi trường tin học, các thủ tục kiểm soát có thể được tập trung vào một người hoặc một số ít người, trong khi kế toán thủ công thì các thủ tục đó được nhiều người thực hiện. Khả năng sai sót và không tuân thủ: Sai sót của con người trong việc thiết kế, bảo dưỡng và vận hành hệ thống tin học cao hơn so với hệ thống xử lý thủ công. Trong hệ thống tin học, việc nhân viên truy cập và sửa đổi dữ liệu trái phép không để lại dấu vết có khả năng xảy ra lớn hơn quá trình xử lý thủ công. Tự tạo và thực hiện các giao dịch: Chương trình máy tính có khả năng tự động tạo ra các giao dịch và thực hiện một số giao dịch được cài đặt sẵn. Sự phụ thuộc của các bước kiểm soát khác đối với quá trình xử lý thông tin bằng máy tính: Việc xử lý thông tin bằng máy tính có thể cung cấp những báo cáo hoặc tài liệu sử dụng cho các thủ tục kiểm soát thủ công. Hiệu quả của các thủ tục kiểm soát về tính đầy đủ và chính xác của quá trình xử lý thông tin bằng máy tính. Tăng khả năng giám sát của Ban Giám đốc: Hệ thống máy tính có khả năng cung cấp nhanh, nhiều thông tin hơn giúp Ban Giám đốc kiểm tra, giám sát kịp thời, đầy đủ hơn hoạt động của đơn vị. Tăng khả năng sử dụng kỹ thuật kiểm toán được máy tính trợ giúp: Việc xử lý và phân tích một số lượng lớn các dữ liệu bằng máy tính có thể cho phép kiểm toán viên áp dụng các kỹ thuật và công cụ kiểm toán bằng máy tính chung hoặc chuyên biệt trong việc thực hiện các thủ tục kiểm toán. b. Hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kiểm soát nội bộ trong môi trường tin học: “Hệ thống kiểm soát HTTT là các chính sách và thủ tục hỗ trợ cho các chương trình ứng dụng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và trôi chảy của các chương trình này. Chương trình ứng dụng có thể hoạt động không hiệu quả, trừ khi có hệ thống kiểm soát được đưa ra để hỗ trợ cho nó.” 8 Việc xem xét các thủ tục kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong môi trường tin học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ sở cho KTV xem xét, đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro kiểm toán. Từ đó, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp về phạm vi và thời gian thực hiện một cách hiệu quả hơn. Kiểm toán viên cần tìm hiểu: Các sai phạm tiềm tàng có thể xảy ra trong hệ thống và hoạt động kiểm soát HTTT.  Các sai phạm tiềm tàng có thể xảy ra trong hệ thống: Các ứng dụng hoặc chương trình trên hệ thống có thể xử lý dữ liệu không chính xác hoặc dữ liệu sau khi xử lý không chính xác hoặc cả hai trường hợp trên. Nhân viên truy cập trái phép vào dữ liệu có thể dẫn đến phá hủy dữ liệu hoặc thay đổi dữ liệu trái phép, bao gồm việc thực hiện các giao dịch trái phép hoặc giao dịch không có thực, hoặc thực hiện không chính xác các giao dịch. Khả năng nhân viên CNTT có quyền truy cập vượt quá quyền hạn được phân định để thực hiện nhiệm vụ được giao, qua đó phá bỏ sự phân chia trách nhiệm. Việc thay đổi dữ liệu trái phép trong tổng thể các tập tin. Việc thay đổi trái phép hệ thống hoặc các chương trình. Các nhân viên CNTT không thực những hiện thay đổi cần thiết cho hệ thống hoặc các chương trình khi được yêu cầu. Nhân viên CNTT tự ý thực hiện các can thiệp vào HTTT khi chưa được yêu cầu hoặc phê duyệt. Dử liệu có khả năng bị mất hoặc không thể truy cập được dữ liệu cần sử dụng.  Các hoạt động kiểm soát hệ thống thông tin kế toán:12 HTTT kế toán trong doanh nghiệp thường rất phức tạp và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Đa số các doanh nghiệp thường quan tâm đến thiết kế và cài đặt các kiểm soát cho bốn hoạt động chính của các chương trình trong hệ thống như sau: (1) Hoạt động truy cập vào chương trình và dữ liệu. (2) Hoạt động thay đổi chương trình. (3) Hoạt động phát triển chương trình, hệ thống mới. (4) Các hoạt động vận hành máy tính và kiểm soát dữ liệu . c. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán và xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán: Từ những hiểu biết mà KTV có được thông qua việc tìm hiểu về hệ thống thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến HTTT của doanh nghiệp, KTV sẽ có cơ sở để tiến hành các công việc sau: • Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định các vùng kiểm toán trọng yếu cần tập trung. • Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán. • Khả năng có những sai sót trọng yếu liên quan đến hệ thống. Công việc tiếp theo của kiểm toán viên HTTT đó là dựa trên những đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thiết kế nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp cho các mục tiêu liên quan. 1.2.2.2. Thực hiện kiểm soát 5 Sau khi hoàn thành giai đoạn lập kế hoạch, kiểm soát viên sẽ tiến hành việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá các thủ tục kiểm soát được thiết kế và cài đặt trong doanh nghiệp trên hai phương diện: Một là, các thủ tục kiểm soát có được thiết kế đầy đủ và có được đơn vị kiểm toán cài đặt vào hệ thống hay không hay nói cách khác là kiểm tra sự tồn tại của các thủ tục kiểm soát trong hệ thống. Hai là, các thủ tục kiểm soát này hoạt động có hiệu quả hay không, có đảm bảo việc ngăn ngừa và hạn chế các gian lận và sai sót có khả năng xảy ra liên quan đến HTTT. Như phần tìm hiểu về hoạt động kiểm soát hệ thống thông tin trong doanh nghiệp ở giai đoạn lập kế hoạch, các kiểm soát của doanh nghiệp được thiết kế và cài đặt theo bốn hoạt động chính của hệ thống. Do đó, khi thực hiện kiểm toán, để tiện cho quá trình thực hiện và theo dõi, kiểm toán viên cũng tiến hành các thử nghiệm kiểm soát theo bốn hoạt động chính của hệ thống đó là: • Hoạt động truy cập vào các chương trình và dữ liệu. • Việc thay đổi chương trình. • Việc phát triển hệ thống mới. • Hoạt động vận hành của máy tính và kiểm soát dữ liệu. a. Đối với hoạt động truy cập chương trình và dữ liệu: Các thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện là phỏng vấn các nhân viên của đơn vị, quan sát việc thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm và các thủ tục kiểm soát vật chất của đơn vị. Kiểm toán viên có thể kiểm tra những bản liệt kê các truy cập trái phép do hệ thống máy tính cung cấp nhằm có bằng chứng rằng chúng đã được rà soát và theo dõi bởi những nhân viên có trách nhiệm. b. Đối với việc thay đổi của chương trình: Kiểm toán viên có thể xem xét những tài liệu của các thay đổi đã xảy ra và so sánh chúng với những đề xuất đã được phê duyệt. Mặt khác, kiểm toán viên cũng cần kiểm tra xem các bản hướng dẫn cho nhân viên sử dụng và vận hành máy tính có được cập nhật phù hợp với hệ thống hiện hành hay không. c. Các thử nghiệm kiểm soát đối với việc thiết lập và phát triển các chương trình và hệ thống: Các thử nghiệm này bao gồm phỏng vấn nhân viên, rà soát lại biên bản họp giữa bộ phận sử dụng với chuyên viên máy tính, xem xét các tài liệu về các thử nghiệm trước khi đưa chương trình hoặc hệ thống vào sử dụng. Kiểm toán viên cũng có thể trao đổi với người sử dụng để xem họ có hiểu về hệ thống không, nhờ đó giúp cho kiểm toán viên tiếp cận hệ thống dễ dàng hơn. d. Đối với hoạt động vận hành máy tính: Thử nghiệm kiểm soát là phỏng vấn các nhân viên vận hành nhằm xem xét mức độ tuân thủ những chính sách đã đề ra và các thủ tục giải quyết các sự cố hoặc lỗi. Kiểm toán viên cũng có thể xem xét các báo cáo tổng hợp những công việc hiệu chỉnh đã được thực hiện để giải quyết các vấn đề khó khăn từ những nhân viên vận hành, lập trình viên, nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu, người sử dụng và khách hàng. 1.2.2.3. Hoàn thành kiểm toán: Hoàn thành kiểm toán là giai đoạn tổng hợp lại những gì kiểm toán viên đã thực hiện trước đó, phân tích và đưa ra kết luận cuối cùng về các mục tiêu kiểm toán có liên quan. Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Thông thường những công việc mà kiểm toán viên hệ thống thông tin sẽ thực hiện trong giai đoạn này như sau: • Tổng hợp quá trình thực hiện kiểm toán. • Phát hành báo cáo kiểm toán. • Phát hành thư quản lý (nếu có). 1.3. Tác động của công nghệ thông tin đến hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp: Trong hoạt động của doanh nghiệp hiện nay, công nghệ thông tin tác động đến nhiều phần hành công việc trong lĩnh vực kinh doanh, riêng trong lĩnh vực kế toán, CNTT có tác động kế toán tài chính, kế toán quản trị và thuế. 1.3.1. Tác động kế toán tài chính: Mục tiêu chính của HTTT kế toán tài chính là cung cấp thông tin cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, cho vay và cả cơ quan nhà nước. Điều này bắt buộc các bộ phận kế toán phải chuẩn bị các báo cáo tài chính để cung cấp thông tin như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Dĩ nhiên các nhà quản trị trong công ty cũng cần những thông tin này để hoạch định và ra quyết định. Để thực hiện, kế toán phải bắt đầu từ việc nhập liệu các thông tin đã được ghi nhận từ hệ thống chứng từ vào sổ nhật ký và phân loại xử lý trên sổ cái và cuối cùng tổng hợp trên báo cáo tài chính. Hình 1.4 Sơ đồ mô tả quá trình xử lý dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán tài chính 9. 1.3.2. Tác động đến kế toán quản trị: Với thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để hoạt động hiệu quả, các công ty cần quản lý tốt các khoản doanh thu và chi phí. Kế toán quản trị giúp các nhà quản lý đánh giá và kiểm soát chi phí trong quá trình sản xuất, phân phối và bán hàng. Và bên cạnh đó còn tập trung vào phần giá trị tăng thêm của doanh nghiệp về các sản phẩm và dịch vụ của mình. Hệ thống thông tin kế toán ngày nay hỗ trợ kế toán quản trị của doanh nghiệp rất nhiều. Bên cạnh những thước đo tài chính thông thường, kế toán quản trị còn thu thập những dữ liệu mang tính phi tài chính để đánh giá độ hài lòng của khách hàng, chất lượng của sản phẩm, cải tiến kinh doanh, hiệu quả của nhãn hiệu,… Từ đó, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch, dự toán sản xuất cho tương lai một cách hiệu quả hơn. 1.3.3. Tác động đến thuế: Hệ thống thông tin kế toán với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã giúp rất nhiều cho các chuyên gia trong việc tính thuế trong các doanh nghiệp. Hệ thống này có thể giúp doanh nghiệp tính được các chi phí thuế cần phải nộp hay các cách thức tính chi phí nhằm làm giảm tối thiểu các khoản thuế phải nộp của đơn vị. Bên cạnh đó công nghệ thông tin cũng giúp các chuyên gia trong công ty nghiên cứu các vấn đề về thuế bằng cách kết nối các trang web có những thông tin về chính sách thuế của chính phủ, hay khai báo thuế trực tuyến, liên kết đến các thư viện lưu trữ các thông tin về thuế. 1.4. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hội nghề nghiệp đến công việc kiểm toán. 1.4.1. Sự ra đời của máy vi tính, mạng nội bộ và mạng Internet: Thứ nhất, sự ra đời của máy vi tính đã làm thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế và hoạt động của hệ thống thông tin kế toán cũng không nằm ngoại lệ. Việc sử dụng máy tính vào hệ thống thông tin kế toán đã làm thay đổi cách thức lưu trữ, sử dụng dữ liệu. Các thủ tục kiểm soát được cài đặt để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro và gian lận có thể phát sinh. Thứ hai, sự ra đời và phổ biến của mạng nội bộ và mạng Internet đã có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của doanh nghiệp nhất là trong hoạt động kế toán. Nó giúp các phòng ban, bộ phận khác nhau trong cùng hệ thống thông tin kế toán có thể chia sẻ thông tin dữ liệu cho nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều này một mặt giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn nhờ thông tin, dữ liệu được chia sẻ, cập nhật kịp thời, tuy nhiên nó lại dẫn đến việc gia tăng khả năng thông đồng và truy cập trái phép hoặc không thích hợp với mục đích thực hiện hành vi gian lận và phá hoại mà nhà quản lý khó có khả năng phát hiện hơn so với trước kia. 1.4.2. Sự xuất hiện của các tổ chức, Hiệp hội nghề nghiệp đã giúp cho kiểm toán hệ thống thông tin phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng: Trong khi KTV và công ty kiểm toán cần phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm chứng minh rằng công việc của chuyên gia có thể đáp ứng được mục đích của cuộc kiểm toán. Từ những yếu tố khách quan trên đã dẫn đến một nhu cầu thiết yếu cần có một đội ngũ vừa có kiến thức về kế toán kiểm toán vừa có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về CNTT. Có như vậy đội ngũ này mới đáp ứng được yêu cầu cần được kiểm tra HTTT của doanh nghiệp liên quan đến số liệu trên BCTC. Tuy nhiên, do đây là môt loại hình kiểm toán mới mẽ nên chưa có một hướng dẫn, chuẩn mực, tiêu chuẩn nào để làm kim chỉ nam cho các kiểm toán viên thực hiện. Kiểm toán hệ thống thông tin thật sự bắt đầu phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nhờ vào các sự kiện sau: Năm 1968, Tổ chức AICPA 15 đã phối hợp với công ty kiểm toán lớn trong Big Eight (bây giờ là Big Four) tham gia phát triển và xây dựng quy trình kiểm toán hệ thống thông tin. Thành quả đạt được đó là sự ra đời của cuốn sách “Auditing EDP” đặt nền móng cho kiểm toán HTTT kế toán hiện nay. Cuốn sách bao gồm những chỉ dẫn các bước trong quy trình kiểm toán hệ thống thông tin và cách thức đánh giá các hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Năm 1969, Hiệp hội kiểm toán xử lý dữ liệu điện tử (EDPAA) được hình thành. Mục đích hoạt động của tổ chức này là đưa ra các nguyên tắc, thủ tục và các tiêu chuẩn hướng dẫn cho kiểm toán quy trình xử lý dữ liệu điện tử. Năm 1994, Hiệp hội kiểm toán xử lý dữ liệu điện tử (EDPAA) đổi tên thành Hiệp hội Kiểm soát và Kiểm toán hệ thống thông tin (ISACA). Kể từ khi thành lập, ISACA đã đưa ra các hướng dẫn và tiêu chuẩn liên quan đến việc quản lý, kiểm soát, bảo mật và kiểm toán HTTT. Những tiêu chuẩn về kiểm soát và kiểm toán HTTT của tổ chức này được tham khảo, áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Bên cạnh đó Hiệp hội này còn tổ chức đào tạo và cấp bốn loại chứng chỉ 15 cho các lĩnh vực liên quan đến HTTT như: Chứng chỉ Kiểm toán viên HTTT (CISA), Chứng chỉ Quản lý bảo mật HTTT (CISM), Chứng chỉ Quản trị CNTT trong doanh nghiệp (CGEIT) và Chứng chỉ về quản lý rủi ro và các kiểm soát HTTT (CRISC). Ngoài ra, ISACA còn xuất bản một cuốn tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực kiểm soát HTTT, tạp chí ISACA. Nó đăng tải những thông tin liên quan đến công nghệ và kỹ thuật quản lý, kiểm soát, kiểm toán HTTT để cung cấp thông tin cần thiết và kịp thời trong môi trường công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng trên thế giới. Như vậy, với sự ra đời của các Hiệp hội nghề nghiệp trên không chỉ cung cấp những hướng dẫn, tiêu chuẩn tham khảo cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán HTTT, mà nó còn là nơi đào tạo những chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực này và xuất bản các tài liệu, tạp chí cập nhật những thông tin mới nhất về HTTT cho doanh nghiệp và kiểm toán viên, nhằm đáp ứng yêu cầu mang đặc trưng vốn có của loại hình kiểm toán này. Vì thế, nó giúp cho kiểm toán HTTT ngày càng phát triển về cả chất lượng đội ngũ kiểm toán viên và cả phương pháp, kỹ thuật kiểm toán cho phù hợp với tình hình CNTT trên thế giới hiện nay. 1.4.3. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và xuất hiện những vụ bê bối tài chính lớn dẫn đến nhu cầu cần được kiểm toán hệ thống thông tin: Cùng với sự phát triển của CNTT, những chiêu thức lừa đảo, gian lận có liên quan đến HTTT cũng ngày càng tin vi hơn 19, 20, 21, 22. Trong những năm gần đây, đặc biệt là những giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới, một loạt các vụ bê bối tài chính bị phanh phui đã gây tổn thất và ảnh hưởng không nhỏ đến nền tài chính thế giới và lòng tin của nhà đầu tư. Vào ngày 11122008, cả thế giới chấn động vì thông tin cựu chủ tịch Nasdaq cúi đầu thú nhận: “Tất cả việc tôi làm chỉ là một sự dối trá to lớn. Thực chất đó là một dây hụi khổng lồ”. Thông qua quỹ đầu tư Madoff, với lời hứa hẹn lợi nhuận cao lên đến 10%năm, Bernard Madoff đã tiến hành một kế hoạch lừa đảo quy mô nhất từ trước tới nay. Chiêu bài là lấy tiền của nhà đầu tư đến sau để trả cho nhà đầu tư đến trước. Vì những đồng vốn này không thể tự sinh lời, nên cuối cùng, toàn bộ hệ thống này cũng bị sụp đổ khi khoản tiền đến sau không thể gánh nổi khoản tiền đến trước và khoản lỗ đã lên tới 50 tỷ USD với danh sách nạn nhân trải dài từ châu Mỹ sang châu Âu, tới tận châu Á. 22 Sau vụ Bernard Madoff không lâu, giới tài chính và đầu tư trên thế giới lại một phen chấn động với vụ lừa đảo 9,2 tỷ USD liên quan đến Allen Stanford. Thông quan ba ngân hàng, tổ chức tài chính do mình làm chủ, Allen Stanford đã tiến hành bán các chứng chỉ ký thác cho các nhà đầu tư với mức lãi lên trên 8%năm, cao hơn hai lần so với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại. Kết quả là công ty của Standford đã lừa đảo được hơn 50.000 khách hang ở 131 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung ở Mỹ, châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê. Ngày 522009, Cảnh sát Nhật đã bắt giữ Kazutsugi Nami với tình nghi lừa đảo, ông này là chủ một công ty chuyên sản xuất chăn, drap, gối, nệm LG KK. Kể từ năm 2001, ông Nami đã vay mượn từ nhiều người với lời hứa hẹn sẽ trả cho họ lãi xuất lên tới 36%năm. Từ đó đến thời gian bị phát hiện, tổng số tiền mà Nami gian lận của người khác lên tới hơn 1 tỉ Euro, có thể gấp đôi theo như ước tính của báo chí Nhật Bản và số nạn nhân của Nami cũng có thể lên đến 50.000 người mà đa phần là người già. Theo nhật báo Nikkei, hôm 2422012 Cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật (FSA) đã tạm thời đình chỉ hoạt động của Hãng quản lý tài sản AIJ. Nguyên nhân là do 90% số tài sản công ty này quản lý, tương đương 183 tỉ yên (2,3 tỉ USD), đã “bốc hơi” không dấu vết. Từ năm 20092011, AIJ cho biết ba quỹ đầu tư của hãng này mang lại mức lợi nhuận 510%năm bất chấp khủng hoảng kinh tế tài chính Nhật và toàn cầu. WSJ dẫn lời một số chuyên gia tài chính nhận định chiêu thức lừa đảo của AIJ có nhiều điểm giống với “siêu lừa” Phố Wall Bernie Madoff. Khoản tiền 2,3 tỉ USD không thấm vào đâu so với 17,3 tỉ USD của các nhà đầu tư đã mất vì Madoff. Nhưng AIJ cũng diễn những trò tương tự Madoff: dụ dỗ khách hàng bằng lãi suất cao, liên tục công bố mức lãi cực kỳ ổn định hằng năm bất chấp các diễn biến xấu trên thị trường... 19 Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào mà những tay lừa đảo này có thể qua mặt được không ít các nhà đầu tư lão luyện trong thời gian dài như vậy. Câu trả lời ở đây điển hình nhất là vụ lừa đảo Madoff, tờ báo New York Times cho rằng đó là do ông ta luôn luôn gửi đi những bản báo cáo đúng thời hạn và chi tiết cho các nhà đầu tư, trong đó liệt kê các giao dịch đầu tư được thực hiện trong tài khoản của họ thời gian qua. Như vậy nhà đầu tư có thể kiểm tra được thông tin giao dịch này là xác thực mặc dù nó không hề được thực hiện. Các công nghệ mà ông Madoff trang bị để phục vụ cho hoạt động kiến tạo thị trường đã giúp cho ông có thể in ra hàng ngàn bản báo cáo không có thực và các bản kê giao dịch hư cấu để gửi đi cho các nhà đầu tư và đánh lừa họ. 22 Tóm lại, qua các vụ lừa đảo tài chính lớn trong lịch sử từ trước đến nay này, nó đã rung lên hồi chuông cảnh báo về tầm quan trọng của việc kiểm toán HTTT trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC. Giới đầu tư và kinh doanh ngày càng nhận thức rõ được điều này, do vậy nhu cầu cần được kiểm toán HTTT đang ngày càng phát triển tạo động lực cho lĩnh vực này không ngừng biến đổi để đáp ứng nhu cầu này. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề trong nền kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp đều sử dụng máy vi tính để hỗ trợ hoạt động kế toán tại đơn vị, do đó ảnh hưởng của môi trường tin học đến hệ thống kế toán là rất lớn. Ảnh hưởng đến kế toán tài chính mà còn ảnh hưởng đến kế toán quản trị và kế toán thuế. Chính vì vậy, các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ngày càng hết sức quan tâm đến tác động của quá trình xử lý bằng máy vi tính đến các con số thể hiện trên BCTC. Do đó nhu cầu cần được kiểm toán HTTT đang ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn. Việc thiết kế và thực hiện một quy trình kiểm toán hệ thống thông tin để thu thập bằng chứng hỗ trợ kiểm toán BCTC ngày càng được quan tâm hơn. Nó cũng giống như quy trình kiểm toán BCTC về cơ bản nhưng trình tự thực hiện các bước đều đòi hỏi những kỹ năng và phương pháp phù hợp để có thể thu thập bằng chứng thích hợp để trả lời những câu hỏi liên quan đến tính sẵn sàng của hệ thống cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi thời điểm, tính bảo mật của hệ thống thông tin, hay HTTT đã cung cấp chính xác, trung thực và kịp thời. Đó chính là nhiệm vụ của kiểm toán HTTT và chính là lý do tạo nên tính bức thiết của kiểm toán HTTT trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên kiểm toán HTTT tại Việt Nam hiện nay đã hình thành và phát triển như thế nào, có hoạt động hữu hiệu để hỗ trợ quá trình kiểm toán BCTC và cung cấp cơ sở đảm bảo cho các đối tượng sử dụng thông tin về hoạt động của HTTT hay không vẫn đang còn nhiều vấn đề cần xem xét và nghiên cứu. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KIỂM TOÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI CÁC CÔNG TY KIỀM TOÁN VIỆT NAM. 2.1. Các quy định, văn bản pháp luật của chính phủ liên quan đến kiểm toán hệ thống thông tin tại Việt Nam hiện nay: Hiện nay, trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, thực sự chưa có một chuẩn mực kiểm toán hay văn bản pháp lý riêng biệt về kiểm toán HTTT để hướng dẫn cho các công ty kiểm toán và KTV thực hiện. Chính phủ chỉ mới ban hành một số chuẩn mực có liên quan nhưng chưa đề cập chi tiết một cách riêng biệt đến kiểm toán HTTT như là: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 401 (năm 2012 đã được bãi bỏ theo Thông tư 214) ban hành kèm theo quyết định số 1952003QĐBTC ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính, quy định về việc thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 về “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” (năm 2012 đã được bãi bỏ theo Thông tư 214) yêu cầu KTV cần tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro tiềm tang, đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp. Từ đó, KTV có cơ sở để thiết lập và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát phù hợp để thu thập bằng chứng cho những cơ sở dẫn liệu trọng yếu trên BCTC. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 đã được ban hành theo Thông tư 214 ngày 6 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính, quy định về việc Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị. Trong môi trường CNTT vốn dĩ rất phức tạp, bên cạnh những kiến thức về kiểm toán, KTV còn cần những kỹ năng chuyên môn về CNTT. Do vậy, đôi khi KTV cần đến sự giúp đỡ của những chuyên gia thành thạo về CNTT để hỗ trợ cho KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán. Những người này có thể là cộng sự của KTV hoặc chuyên gia ngoài công ty. Do vậy một chuẩn mực kiểm toán có thể hỗ trợ trong trường hợp này đó là chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 620 về “Sử dụng tư liệu của các chuyên gia”. Đối với yêu cầu của chuẩn mực này, KTV khi sử dụng kết quả của chuyên gia phải thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp để đảm bảo công biệc của chuyên gia được thực hiện phù hợp mục đích của cuộc kiểm toán. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, Nhà nước có ban hành Thông tư 1032005TTBTC hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán. Thông tư này áp dụng cho các đơn vị kế toán thực hiện kế toán trên máy vi tính bằng phần mềm kế toán. Thông tư này đưa ra một số tiêu chuẩn về phần mềm kế toán mà các doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm kế toán trong HTTT kế toán của đơn vị cần phải lưu ý như sau: Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán. Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có. Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán. Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu. Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định một số điều kiện về phần mềm kế toán và điều kiện để áp dụng phần mềm kế toán vào trong doanh nghiệp. Đây là những quy định để đảm bảo rằng phần mềm kế toán được sử dụng đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc kế toán, không ảnh hưởng gây khả năng có sai lệch trên những thông tin được xử lý qua phần mềm kế toán. Thông tư này tuy không trực tiếp liên quan đến lĩnh vực kiểm toán, tuy nhiên kiểm toán viên và các công ty kiểm toán vẫn có thể tham khảo thông tư này để tìm hiểu việc đưa các phần mềm kế toán vào sử dụng tại các đơn vị được kiểm toán có phù hợp theo những tiêu chuẩn và điều kiện của Thông tư này đưa ra hay không. Từ đó, KTV có thể thu thập thêm được bằng chứng phục vụ cho quá trình kiểm toán hệ thống thông tin của mình. Tuy nhiên, lĩnh vực kiểm toán HTTT còn khá mới mẻ nên các văn bản pháp lý hỗ trợ kiểm toán HTTT vẫn còn thiếu và chưa hoàn chỉnh cũng là điều dễ hiểu. Với tình hình trên, các công ty kiểm toán Việt Nam đã thực hiện kiểm toán HTTT như thế nào là một vấn đề cần quan tâm và xem xét hiện nay. 2.2. Khảo sát tổng quát thực tiễn tình hình kiểm toán hệ thống thông tin tại các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay: 2.2.1. Thực trạng các công ty kiểm toán tại Việt Nam hiện nay 2.2.1.1. Sự phát triển nhanh chóng về số lượng công ty kiểm toán và KTV: Tháng 5 năm 1991 hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời sau thời gian dài thai nghén và khi đó chỉ có hai công ty được Bộ Tài chính thành lập với 13 người và KTV có chứng chỉ hành nghề hầu như chưa có. Cho đến nay, theo báo cáo của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) 14 cho thấy cho đến 3132013, cả nước có 154 công ty kiểm toán đang hoạt động ở Việt Nam. Theo báo cáo của 140 Công ty, số lượng khách hàng năm 2013 của toàn ngành là 31.184 khách hàng, tăng 7.4% so với năm 2012. Cùng với số lượng khách hàng tăng, doanh thu của ngành kiểm toán cũng tăng lên đáng kể. Như vậy, có thể thấy tổng doanh thu mỗi kiễm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề mang lại 2,5 tỷ đồngnăm. Còn nếu chia cho số lượng nhân viên làm trong ngành kiểm toán thì doanh thu đạt 325 triệu đồngngườinăm.14 2.2.1.2. Thị phần kiểm toán trong nước đang rơi vào nhóm các công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài: Mặc dù số lượng công ty kiểm toán không phải ít nhưng miếng bánh thị phần hiện đang nghiêng phần nhiều về nhóm “Big Four” là các công ty kiểm toán 100% vốn nước ngoài bao gồm: Deloitte Việt Nam (439.895 triệu đồng), Ernst Young Việt Nam (498.853 triệu đồng), Price Waterhouse Coopers (389.607 triệu đồng), KPMG Việt Nam (595.193 triệu đồng), với doanh thu chiếm gần 63% tổng doanh thu toàn ngành, tương đương 1.924 tỷ đồng. Trong khi đó, số lượng nhân viên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên của “Big Four” chỉ 272 người (Bằng 19,1% tổng lượng nhân viên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên) và số lượng khách hàng là 4.878 đơn vị (chiếm hơn 15,6% tổng số khách hàng). 14 Như vậy, các công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài tuy chiếm số lượng KTV và khách hàng ít, nhưng khách hàng của những công ty này đa số là các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn. Do vậy, mức phí kiểm toán tại các doanh nghiệp này tương đối cao đã làm cho doanh thu kiểm toán tại các công ty này chiếm thị phần khá nhiều so với các công ty kiểm toán trong nước. 2.2.1.3. Sản phẩm dịch vụ của các công ty kiểm toán Việt Nam chưa đa dạng: Ngoại trừ các công ty kiểm toán quốc tế, với sự non trẻ của mình, các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay vẫn chưa chú ý việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình. Hầu hết các công ty thường chỉ chú trọng đến dịch vụ kiểm toán BCTC, còn tư vấn thuế, tài chính, tư vấn quản lý và các dịch vụ khác không đáng kể, một số công ty kiểm toán còn không có các sản phẩm dịch vụ này. Chính điều này cũng làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thấp. Bảng 2.1 Tình hình doanh thu cơ cấu theo loại dịch vụ (Tính đến ngày 31032013 có 140 công ty nộp báo cáo) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 % Tăng giảm Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3) (4) (13) Tổng doanh thu: 3.046.865 100% 2.743.719 100% 11,0% Trong đó: 1. Kiểm toán báo cáo tài chính 1.605.806 52,7% 1.640.874 59.8% 2,1% 2. Kiểm toán báo cáo QTVĐT hoàn thành 298.177 9,5% 247.071 9% 17% 3. Dịch vụ kế toán 74.946 2,5% 87.826 3,2% 14,7% 4. Dịch vụ tư vấn thuế 639.302 21% 477.086 17,4% 34% 5. Dịch vụ thẩm định giá 31.682 1% 22.256 0,8% 42,3% 6. Dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý, định giá tài sản, tư vấn nguồn nhân lực, ứng dụng 365.717 12% 240.028 8,7% 52,4% CNTT 7. Dịch vụ bồi dưỡng tài chính, kế toán, kiểm toán 4.625 0,2% 2.630 0,1% 75,8% 8. Dịch vụ liên quan khác 35.610 1,2% 25.944 0,9% 37,3% Nguồn: VACPA 2.2.1.4. Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá phí dịch vụ còn phổ biến: Trên thị trường kiểm toán hiện nay, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá phí dịch vụ còn phổ biến. Mức phí dịch vụ trung bình của các công ty kiểm toán Việt Nam chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng một phần ba, so với mức phí cùng loại của công ty nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam sợ mất khách hàng nên lệ thuộc nhiều vào giá dịch vụ và do đó, lệ thuộc cả chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên. Một số công ty, do cạnh tranh giảm giá phí đã cắt giảm một số thủ tục, quy trình soát xét chất lượng kiểm toá

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH - NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TỐN HỆ THỐNG THƠNG TIN CỦA NHĨM BIG FOUR ĐỂ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 20 LỜI CẢM ƠN Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học, đồng nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm tốn học Trường Đại học Cơng nghiệp TP.HCM, gia đình bạn bè thân hữu tạo điều kiện giúp đỡ tơi suốt q trình nghiên cứu thực hoàn thành đề tài TP.HCM, ngày …/…/20 PGS.TS MỤC LỤC PHẦN GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TỐN HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN 1.1 Các vấn đề tổng quan đến hệ thống thơng tin kế tốn 1.1.1 Cơ sở lý luận Hệ thống thơng tin kế tốn 1.1.2 Các yếu tố cấu thành Hệ thống thông tin kế tốn: 1.2 Kiểm tốn hệ thống thơng tin 1.2.1 Cơ sở lý luận kiểm tốn hệ thống thơng tin 1.2.2 Quy trình kiểm tốn hệ thống thông tin 1.3 Tác động công nghệ thông tin đến hệ thống thơng tin kế tốn doanh nghiệp: 14 1.3.1 Tác động kế tốn tài 14 1.3.2 Tác động đến kế toán quản trị 15 1.3.3 Tác động đến thuế 15 1.4 Ảnh hưởng công nghệ thông tin hội nghề nghiệp đến công việc kiểm toán 16 1.4.1 Sự đời máy vi tính, mạng nội mạng Internet 16 1.4.2 Sự xuất tổ chức, Hiệp hội nghề nghiệp giúp cho kiểm tốn hệ thống thơng tin phát triển mạnh mẽ nhanh chóng 16 1.4.3 Sự phát triển vũ bão công nghệ thông tin xuất vụ bê bối tài lớn dẫn đến nhu cầu cần kiểm tốn hệ thống thơng tin: CHƯƠNG 2: 18 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KIỂM TỐN HỆ THỐNG THƠNG TIN TẠI CÁC CƠNG TY KIỀM TOÁN VIỆT NAM 22 2.1 Các quy định, văn pháp luật phủ liên quan đến kiểm tốn hệ thống thơng tin Việt Nam 22 2.2 Khảo sát tổng quát thực tiễn tình hình kiểm tốn hệ thống thơng tin cơng ty kiểm toán Việt Nam 24 2.2.1 Thực trạng tình hình cơng ty kiểm tốn Việt Nam 24 2.2.2 Thực tế tình hình kiểm tốn hệ thống thơng tin cơng ty kiểm toán Việt Nam 27 2.3 Khảo sát thực tế chi tiết phương pháp kiểm toán hệ thống thơng tin cơng ty kiểm tốn KPMG 40 2.3.1 Giới thiệu tổng quan cơng ty kiểm tốn KPMG Việt Nam.Error! Bookmark not defined 2.3.2 Khảo sát hướng dẫn chi tiết KAM cho kiểm soát thực kiểm tốn hệ thống thơng tin Error! Bookmark not defined 2.4 Đánh giá tình hình thực kiểm tốn hệ thống thơng tin cơng ty kiểm tốn Việt Nam Error! Bookmark not defined 2.4.1 Đánh giá tổng quan kiểm tốn hệ thống thơng tin cơng ty kiểm toán Việt Nam 40 2.4.2 Đánh giá tổng quan hoạt động kiểm tốn HTTT cơng ty KPMG Việt Nam 46 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TỐN HỆ THỐNG THƠNG TIN CỦA NHĨM BIG FOUR ĐỂ HỖ TRỢ VÀO CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VIỆT NAM 49 3.1 Yêu cầu quan điểm việc vận dụng 49 3.1.1 u cầu vận dụng quy trình kiểm tốn hệ thống thông tin 49 3.1.2 Quan điểm vận dụng kiểm tốn hệ thống thơng tin doanh nghiệp kiểm toán .53 3.2 Vận dụng quy trình kiểm tốn hệ thống thơng tin KPMG để vận dụng vào doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam .56 3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch .57 3.2.2 Giai đoạn thực kiểm toán 61 3.2.3 Hồn thành kiểm tốn .77 3.3 Một số kiến nghị việc vận dụng quy trình kiểm tốn hệ thống thơng tin cơng ty kiểm tốn Việt Nam .78 3.3.1 Kiến nghị cơng ty kiểm tốn Việt Nam Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA): .79 3.3.2 Kiến nghị đơn vị đào tạo ngành kiểm toán hệ thống thông tin tương lai 80 3.3.3 Kiến nghị nhà nước 80 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AIS Accounting Information System BCTC Báo cáo tài CNTT Công nghệ thông tin GVHD Giảng viên hướng dẫn HTTT Hệ thống thông tin IAPA International Association of Practising Accountants KTV Kiểm toán viên KAM KPMG Audit Methodology MIS Management Information System NXB Nhà xuất DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình doanh thu cấu theo loại dịch vụ (Tính đến ngày 31/3/2013) 25 Bảng 2.2 Sự quan tâm KTV đến mơi trường tin học q trình kiểm tốn BCTC 29 Bảng 2.3 Tổng hợp thủ tục tìm hiểu HTTT đơn vị kiểm tốn 32 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp việc tìm hiểu đánh giá hiệu hoạt động truy cập vào chương trình liệu 34 Bảng 2.5 Bảng tổng hợp việc tìm hiểu thay đổi phát triển chương trình, hệ thống 36 Bảng 2.6 Bảng tổng hợp việc tìm hiểu hoạt động vận hành máy tính kiểm sốt liệu 38 Bảng 3.1 Quy trình chung xây dựng kiểm toán HTTT 56 Bảng 3.2 Bảng tóm tắt sai phạm tiềm tàng, thủ tục kiểm soát chủ yếu, thử nghiệm kiểm soát-truy cập vào chương trình liệu 63 Bảng 3.3 Minh họa thực thử nghiệm kiểm sốt mục tiêu sách bảo mật thông tin nhận thức người dùng 67 Bảng 3.4 Các thủ tục liên quan đến việc truy cập phòng chứa máy chủ 68 Bảng 3.5 Thủ tục kiểm soát truy cập phòng quản trị 69 Bảng 3.6 Thủ tục kiểm sốt q trình nhận dạng xác thực 70 Bảng 3.7 Thủ tục kiểm sát việc giám sát 70 Bảng 3.8 Các sai phạm tiềm tàng, thủ tục kiểm soát chủ yếu, thử nghệm kiểm soát-Thay đổi chương trình 71 Bảng 3.9 Các sai phạm tiềm tàng, thủ tục kiểm soát chủ yếu, thử nghệm kiểm sốt-Phát triển chương trình 73 Bảng 3.10 Các sai phạm tiềm tàng, thủ tục kiểm soát chủ yéu, thử nghiệm kiểm soát-Hoạt động vận hành hệ thống kiểm soát liệu 75 Bảng 3.11 Minh họa việc tìm hiểu kiểm sốt liên quan đến việc truy cập vào chương trình liệu .85 Bảng 3.12 Minh họa thực thử nghiệm kiểm soát mục tiêu kiểm soát việc truy cập vào hệ thống máy chủ .87 Bảng 3.13 Minh họa thực thử nghiệm kiểm soát mục tiêu kiểm soát truy cập quản trị .89 Bảng 3.14 Minh họa việc thực thử nghiệm kiểm soát mục tiên kiểm soát nhận dạng xác thực 90 Bảng 3.15 Minh họa thực thử nghiệm kiểm soát mục tiêu kiểm soát giám sát 91 Bảng 3.16 Minh họa tìm hiểu kiểm soát liên quan đến hoạt động vận hành hệ thống 92 Bảng 3.17 Minh họa tìm hiểu kiểm sốt liên quan đến cố thủ tục quản lý 94 Bảng 3.18 Minh họa tìm hiểu kiểm sốt liên quan đến lưu phục hồi liệu 96 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1.1 Mối quan hệ HTTT kết toán HTTT Quản lý Hình 1.2 Quy trình xử lý hệ thống thơng tin kế tốn [9] Hình 1.3 : Sơ đồ cấu tổ chức phận quản trị hệ thống thông tin [9] Hình 1.4 Sơ đồ mơ tả q trình xử lý liệu hệ thống thơng tin kế tốn tài [9] 15 Hình 3.1 Quy trình chung xây dựng kiểm tốn HTTT 56 Hình 3.2 Sơ đồ tóm tắt thủ tục kiểm toán HTTT doanh nghiệp có sử dụng máy tính 59 Hình 3.3 Các kiểm soát liên quan đến truy cập vào chương trình liệu62 PHẦN GIỚI THIỆU Đặt vấn đề Ngày nay, với thay đổi phát triển không ngừng công nghệ thông tin nói chung ngành cơng nghệ phần cứng, phần mềm, truyền thông hệ thống liệu phục vụ cho ngành kinh tế - xã hội nói riêng, lượng liệu tạo ngày lớn phức tạp Sự bùng nổ liệu dẫn đến yêu cầu cấp thiết cần có kỹ thuật cơng cụ để tự động chuyển đổi lượng liệu khổng lồ thành tri thức có ích Trong năm gần đây, cơng ty kiểm tốn lớn quan tâm đến dịch vụ kiểm toán HTTT kế toán Cụ thể Việt Nam, cơng ty có 100% vốn đầu tư nước ngồi nhóm “Big Four” có dịch vụ kiểm tốn HTTT chun nghiệp Các khách hàng lớn điều có hệ thống CNTT có nhu cầu xác hóa nghiệp vụ hệ thống Chính cơng ty kiểm tốn có dịch vụ kiểm tốn HTTT có lợi lớn việc tiếp cận cung cấp dịch vụ cho công ty khách hàng tiềm Trong dịch vụ kiểm tốn HTTT cịn mẻ xa lạ với doanh nghiệp cơng ty kiểm tốn nước Điều làm giảm hội cạnh tranh cơng ty kiểm tốn nước Chính điều mà tác giả muốn thực đề tài nhằm nghiên cứu tìm hiểu quy trình kiểm tốn hệ thống thông tin từ kinh nghiệm công ty lớn nhóm Big Four, điển hình cơng ty KPMG để giúp phần cho công ty kiểm toán Việt Nam việc tham khảo, vận dụng xây dựng cho riêng quy trình kiểm tốn hệ thống thông tin phù hợp Ý nghĩa đề tài góp phần làm cho ngành kiểm tốn Việt Nam ngày phát triển, đa dạng hóa dịch vụ kiểm tốn, tăng lợi cạnh tranh cơng ty kiểm toán Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài gồm vấn đề chủ yếu sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ sở lý luận kiểm toán hệ thống thơng tin kế tốn - Khảo sát thực thực trạng kiểm tốn hệ thống thơng tin doanh nghiệp kiểm tốn Việt Nam KTV có kiểm tra thủ tục kiểm sốt cơng ty cơng ty việc thành lập, xóa bỏ thay đổi quyền hạn truy cập cho tài khoản sử dụng có thiết lập trì hiệu quả? KTV có tìm hiểu thực thử 4 cơng ty công ty công ty công ty nghiệm để kiểm tra định kỳ doanh nghiệp có thực xem xét lại quyền truy cập nhân viên phù hợp hay chưa? KTV có tìm hiểu việc truy cập vào phòng chứa hệ thống máy chủ hạn chế cài đặt kiểm sốt thích hợp Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát a Truy cập vào chương trình liệu hệ thống: Việc truy cập bất hợp pháp vào chương trình liệu hệ thống gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp Hoạt động truy cập vào chương trình liệu doanh nghiệp cần kiểm sốt chặt chẽ xảy nguy nhân viên truy cập trái phép truy cập không phù hợp theo chức công việc dẫn đến khả thay đổi liệu, thực giao dịch không thực phát sinh, thực sai giao dịch dẫn đến ảnh hưởng số liệu làm cho số liệu BCTC khơng xác không đầy đủ Cũng tương tự kết khảo sát phần trên, trình thực kiểm tốn giai đoạn cơng ty kiểm tốn chia làm ba nhóm: Nhóm thứ nhất: gồm năm cơng ty khơng có quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động truy cập doanh nghiệp Điều tương đồng với kết khảo sát trên, cơng ty kiểm tốn nhỏ bước tìm hiểu sơ bộ, đánh giá ảnh hưởng môi trường tin học đến q trình kiểm tốn khơng thực nên q trình tìm hiểu chi tiết khơng xem trọng Nhóm thứ hai: Bốn cơng ty kiểm tốn có quan tâm đến việc doanh nghiệp có thiết kế, cài đặt việc sử dụng Username, Password kiểm sốt khác q trình truy cập Tuy nhiên, kết hợp với trình vấn, tác giả nhận thấy rằng, ba cơng ty có kiểm tra nhiên dừng lại việc tìm hiểu xem có hay khơng?, cịn việc đánh giá hiệu thủ tục kiểm soát chưa thực ví dụ cách thức quy định, độ phức tạp Username Password, lâu phải thay đổi password để đảm bảo an toàn truy cập Ngồi ba cơng ty khơng cịn quan tâm, tìm hiểu đến hoạt động liên quan khác Nhóm thứ ba: Quá trình tìm hiểu đánh giá hiệu hoạt động kiểm soát liên quan đến hoạt động truy cập vào chương trình liệu thực cách hoàn chỉnh đầy đủ ba đại gia kiểm tốn nhóm “Big Four” Với lợi có hẳn đội ngũ kiểm toán HTTT kết hợp với việc xây dựng chi tiết quy trình kiểm tốn HTTT đầy đủ, ba cơng ty tìm hiểu chi tiết thực thử nghiệm kiểm toán để đánh giá hiệu kiểm sốt có liên quan như: tồn sách quy định quyền hạn truy cập vào chương trình cho nhân viên, phổ biến rộng rãi sách hướng dẫn sử dụng hệ thống tới nhân viên công ty, kiểm sốt truy cập vào chương trình sử dụng mật mã, tên người dùng, việc hạn chế truy cập vào phòng chứa máy chủ hệ thống (data center, server room) Công việc giúp cho KTV thu thập chứng kiểm toán cần thiết phù hợp với yêu cầu đảm bảo việc truy cập vào chương trình hợp pháp, khơng có thay đổi trái phép thực hành vi gian lận giao dịch không phù hợp với chức năng, yêu cầu cơng việc b Việc thay đổi chương trình phát triển chương trình, hệ thống mới: Qua khảo sát, thấy hầy hết KTV cơng ty kiểm tốn khảo sát quan tâm đến việc có thay đổi chương trình, phát triển chương trình hay không? Tuy nhiên, điều nhận thấy quen thuộc có tới tám cơng ty kiểm tốn hỏi xem doanh nghiệp có thực thay đổi khơng, ngồi họ khơng thực tiếp thủ tục để tìm hiểu đánh giá việc thay đổi phát triểu chương trình doanh nghiệp có xem xét, yêu cầu từ người sử dụng thích hợp, người có thẩm quyền phê duyệt, giám sát q trình thực hay chưa Bảng 2.5 Bảng tổng hợp việc tìm hiểu thay đổi phát triển chương trình, hệ thống STT Câu hỏi KTV có Nếu có, KTV có quan tâm KTV có kiểm kiểm tra việc niên độ DN có tra q trình di chuyển thay đổi thay đổi, phát phát triển triển chương trình hệ trình thống khơng? liệu chương chương từ trình có cũ sang có hay phê duyệt, đảm bảo đầy giám sát xem đủ xét trước xác hay thực khơng? Cơng ty khơng? E&Y Có Có Có AASCS Có Khơng Có PWC Có Có Có KPMG Có Có Có A&C Có Khơng Khơng S&S Có Khơng Có PKF Có Khơng Khơng Thủy Chung Có Khơng Khơng AASC Có Khơng Khơng 10 Tâm Việt Có Khơng Khơng 11 Chuẩn Việt Có Khơng Khơng 12 Rồng Việt Có Có Có Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát Điều cho thấy việc tìm hiểu mang hình thức qua loa lẽ khơng cung cấp đủ chứng thích hợp để KTV có sở đưa đánh giá rủi ro kiểm toán khoản mục Một nét tương đồng với trình khảo sát trên, ba cơng ty kiểm tốn có vốn đầu tư nước ngồi thực q trình tìm hiểu mục tiêu tương đối cụ thể hồn chỉnh từ việc tìm hiểu đơn vị kiểm tốn niên độ có thay đổi hay phát triển chương trình việc kiểm tra kiểm soát liên quan đến việc phê duyệt, xem xét thực hiện, di chuyển liệu, cung cấp chứng kiểm tốn thích hợp cho việc đảm bảo q trình thay đổi, phát triển chương trình khơng ảnh hưởng đến số liệu BCTC doanh nghiệp c Hoạt động vận hành máy tính kiểm soát liệu: Một kết chung sau thực khảo sát hầu hết cơng ty kiểm tốn nước khơng quan tâm đến hoạt động hệ thống KTV không thực tìm hiểu hay thủ tục kiểm tốn liên quan đến việc giám sát, xử lý cố, việc lưu liệu bảo quản phương tiện lưu giữ việc kiểm tra số liệu sau xử lý có ghi nhận vào sổ cách đầy đủ xác hay khơng? Ba cơng ty kiểm tốn có vốn đầu tư nước quan tâm đến tất kiểm sốt thuộc hoạt động hệ thống, KTV có thực tìm hiểu thực thử nghiệm kiểm soát liên quan đến việc giám sát xử lý cố xảy HTTT doanh nghiệp thủ tục lưu phục hồi liệu từ HTTT Bảng 2.6 Bảng tổng hợp việc tìm hiểu hoạt động vận hành máy tính kiểm sốt liệu STT KTV có tìm Câu hỏi KTV hiểu đánh giá kiểm tra hiệu kiểm sốt đảm bảo có KTV có việc kiểm tra việc lưu chuyển liệu để liệu từ hệ thống sau xử lý có thực HTTT vào trình xử lý đầy đủ, sổ có giao dịch hệ liệu cất thực đầy Công ty thống giám giữ bảo quản đủ sát, báo lỗi an có cố? tồn hay xác? khơng? E&Y Có Có Có AASCS Khơng Khơng Khơng PWC Có Có Có KPMG Có Có Có A&C Khơng Khơng Khơng S&S Khơng Có Không PKF Không Không Không Thủy Chung Không Không Không AASC Không Không Không 10 Tâm Việt Không Không Không 11 Chuẩn Việt Không Không Không 12 Rồng Việt Khơng Có Có Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát Tóm lại, thơng qua kết khảo sát thực tiễn liên quan đến ba vấn đề tình hình kiểm tốn HTTT số cơng ty kiểm toán nay, tác giả nhận thấy việc thực kiểm toán HTTT chưa đồng cơng ty kiểm tốn này, cơng ty kiểm tốn chia thành tình trạng ba nhóm: nhóm thứ gồm cơng ty kiểm tốn vừa nhỏ nước chưa thực quan tâm đến loại hình kiểm tốn này, nhóm thứ hai gồm cơng ty kiểm tốn lớn nước có bước thực tìm hiểu ảnh hưởng mơi trường tin học đến q trình kiểm tốn, nhiên cơng việc thực dùng lại bước tìm hiểu sơ bộ, đơn giản hệ thống Chỉ đến khảo sát nhóm thứ ba gồm cơng ty kiểm tốn có vốn đầu tư nước ngồi, tác giả thấy quy trình kiểm tốn HTTT đầy đủ thích hợp thực phận kiểm toán HTTT chuyên nghiệp cơng ty kiểm tốn Thơng qua việc thực thủ tục kiểm toán giúp KTV thu thập chứng kiểm tốn thích hợp đầy đủ hệ thống thông tin đơn vị kiểm tốn Từ đó, KTV giảm thiểu rủi ro kiểm toán đặc biệt rủi ro phát trình kiểm tốn BCTC, giúp KTV tiết kiệm thời gian thiết kế nội dung, phạm vi kiểm toán phù hợp Điều làm cho thị phần ngành kiểm tốn thuộc cơng ty kiểm tốn “Big Four” với 63% doanh thu [14] tồn ngành năm 2012 Trong KPMG chiếm doanh số cao nhóm cơng ty “Big Four” Như quy trình kiểm tốn hệ thống thơng tin cơng ty Big Four mà đặc biệt KPMG đáng để nghiên cứu học hỏi 2.3 Khảo sát thực tế chi tiết phương pháp kiểm tốn hệ thống thơng tin cơng ty kiểm tốn Big Four: Trong thời đại nay, CNTT công cụ quan trọng hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển biến Gặt hái lợi ích tối đa từ khoản đầu tư vào công nghệ để trì khả cạnh tranh ưu điểm cao doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp kiểm toán thời buổi hội nhập Hơn 20 năm qua chặng đường không dài chứng kiến bước phát triển vượt bậc ngành kiểm tốn độc lập cịn non trẻ Việt Nam Trong số gần 200 công ty kiểm toán, số lượng nhỏ so với cơng ty nước, cơng ty kiểm tốn nước lại sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lớn hệ thống thông tin đại Đây nơi đào tạo nuôi dưỡng đội ngũ cán lãnh đạo tiềm cho ngành kiểm tốn độc lập nước Như vậy, cơng nghệ mà cơng ty kiểm tốn lớn xây dựng áp dụng q trình kiểm tốn BCTC gì? Để trả lời câu hỏi tác giả vào tìm hiểu cơng cụ kiểm tốn sử dụng số cơng ty kiểm tốn nước Việt Nam, đặc biệt Big (Ernst & Young, Deloitte, Price Waterhouse Coopers, KPMG) Grant Thornton Việt Nam 2.3.1 KPMG Việt Nam KPMG áp dụng phương pháp luận kiểm toán quốc tế gọi tắt KAM (KPMG’s Audit Manual) KAM tổng hợp cập nhật tài liệu tổ chức uy tín lĩnh vực kiểm tốn giới ban hành Trong số đó, đáng quan tâm tài liệu hướng dẫn Quản trị rủi ro toàn cầu (the Global Risk Management Manual) tài liệu hướng dẫn Chuẩn mực Quốc tế Báo cáo tài (ISRM) IAPAs IAPAs báo cáo cung cấp hướng dẫn cách trình bày hỗ trợ mang tính thực tế cho kiểm tốn viên việc thi hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế Đặc điểm phương pháp luận đáp ứng chuẩn mực quốc tế quốc gia hành, nhấn mạnh chất quan trọng quy trình thử nghiệm hoạt động đánh giá rủi ro cách hiệu thử nghiệm kiểm soát, sử dụng cách tiếp cận đa với chuyên gia dày dặn kinh nghiệm ngành liên quan, cung cấp sở cho cách tiếp cận kiểm toán thống nơi mà KPMG cung cấp dịch vụ tăng cường hợp tác toàn cầu 2.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán Tại KPMG, lập kế hoạch khâu quan trọng kiểm tốn, thực qua phần mềm KAM chi phối chất lượng tồn kiểm tốn Mục đích việc lập kế hoạch đạt hiểu biết ngành, mơi trường kinh doanh sách kế tốn hoạt động tài doanh nghiệp; đạt hiểu biết đánh giá việc thiết kế thực kiểm soát mức độ khác liên quan đến vấn đề kiểm tốn; đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu BCTC, bao gồm rủi ro xảy gian lận nhầm lẫn; thiết kế chiến lược kiểm toán tương ứng với rủi ro đó; xây dựng cách tiếp cận kiểm toán tài khoản quan trọng 2.3.1.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội Theo KPMG, đánh già kiểm soát hướng đến xem xét hệ thống kiểm sốt nội khách hàng có thực hoạt động hiệu hay khơng Từ đó, KTV đánh giá rủi ro xảy sai sót trọng yếu (RoSM – Risk of Significant Misstatements) cao, trung bình hay thấp cho mục tiêu kiểm tốn, khẳng định thiết kế thử nghiệm kiểm toán thực Việc bao gồm đánh giá việc thiết kế thực thủ tục kiểm sốt cấp tồn đơn vị kiểm tốn; hiểu biết hoạt động kế toán báo cáo mục tiêu kiểm toán; xác định điểm rủi ro – điểm xảy sai sót quy trình xử lý giao dịch; đánh giá thử nghiệm biện pháp kiểm sốt phịng ngừa gian lận mà đơn vị khách hàng áp dụng; đánh giá thủ tục kiểm soát lựa chọn điểm rủi ro xảy sai sót trọng yếu; tiến hành thử nghiệm kiểm tra tuần tự, lần theo giao dịch qua việc kiểm tra hoạt động kế toán thủ tục kiểm soát lựa chọn để khẳng định lại hiểu biết cách thức hoạt động hệ thống kế toán thủ tục kiểm soát; thử nghiệm mức độ hoạt động hiệu thủ tục kiểm soát lựa chọn 2.3.1.3 Thiết kế thực thử nghiệm Việc thiết kế thực thử nghiệm KPMG khoa học Trên sở kết đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu (RoSM) trên, thử nghiệm thiết kế thực Sau đánh giá tính đầy đủ thích hợp chứng kiểm toán thu thập kết luận mục tiêu kiểm toán 2.3.1.4 Kết thúc kiểm toán Để kết thúc kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá tổng thể BCTC thuyết minh bao gồm phân tích sau cùng, phát vấn đề, ảnh hưởng sai lệch kiểm toán, yếu điểm kiểm sốt, đánh giá tính đầy đủ thích hợp chứng, v.v phát hành báo cáo Ngoài ra, KPMG trọng tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 “Các kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế tốn” có ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm tốn phát hành Như vậy, công cụ kỹ thuật KAM hỗ trợ KTV việc thực trình kiểm tốn thống ngày nâng cao chất lượng kiểm tốn Bên cạnh đó, KPMG cịn có cơng cụ hỗ trợ kiểm tốn khác CAATs (Computer Assisted Audit Techniques) MUS (Monetary Unit Sampling) nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ tự động tăng cường chất lượng kiểm toán BCTC 2.3.2 Deloitte Việt Nam Hiện nay, Deloitte Việt nam áp dụng hệ thống kiểm toán AS/2 (Audit System/2) hãng Deloitte Touche Tohmatsu sữa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế Việt Nam Hệ thống theo tiêu chuẩn AS/2 bao gồm quy trình kiểm toán AS/2, hồ sơ kiểm toán AS/2 phần mềm kiểm tốn ứng dụng AS/2 Quy trình kiểm tốn AS/2 thực theo bước cơng việc sau: công việc trước thực hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, lập kế hoạch kiểm toán cụ thể, thực kế hoạch kiểm tốn, kết thúc cơng việc kiểm tốn lập báo cáo kiểm tốn, cơng việc thực sau kiểm toán Hồ sơ kiểm toán theo hệ thống AS/2 chia làm mẫu: mẫu VACO (cũ) áp dụng cho khách hàng nước mẫu Deloitte áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước Với mẫu hồ sơ lại phân làm: hồ sơ kiểm tốn thơng minh hồ sơ kiểm tốn thơng thường Trong đó, hồ sơ kiểm tốn thơng minh loại hồ sơ thực trợ giúp phần mềm kiểm toán AS/2 làm cho cơng việc kiểm tốn rút ngắn giảm thiểu rủi ro Hồ sơ kiểm tốn thơng thường loại hồ sơ dùng để lưu trữ thông tin khách hàng nhằm mục đích so sánh năm kiểm toán nhằm phục vụ cho năm kiểm toán Phần mềm kiểm toán AS/2 công cụ hiệu giúp cho kiểm tốn ln đạt hiệu cao Phần mềm đưa hướng dẫn kiểm toán cụ thể cho quy trình kiểm tốn Deloitte xây dựng theo tiêu chuẩn toàn cầu Việc đánh giá mức trọng yếu rủi ro kiểm toán Deloitte thực phần mềm kiểm toán AS/2 kết hợp với đánh giá kiểm toán viên giàu kinh nghiệp Nhận xét: Nhìn chung, hầu hết cơng ty kiểm tốn lớn Big (đại diện KPMG & Deloitte Việt Nam) Grant Thornton Việt Nam ứng dụng tiến CNTT vào trình kiểm toán BCTC từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn kết thúc kiểm toán Tuy nhiên, họ chưa tận dụng triệt để lợi CNTT mà đặc biệt kỹ thuật khai phá liệu trình kiểm tốn Ở cơng ty kiểm tốn nhỏ hay cơng ty kiểm tốn Việt Nam, hầu hết cơng ty cịn trì phương thức kiểm tốn thủ cơng, thực giấy (“Paper mode”), kết hợp với hỗ trợ Microsoft Word Microsoft Excel Đánh giá rủi ro kiểm tốn trình bày giấy trưởng nhóm kiểm tốn thực Điều làm giảm tính cạnh tranh doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam so với doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi Việt Nam giới Trong bối cảnh hội nhập phát triển CNTT việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khai phá liệu vào trình kiểm tốn BCTC giúp cho q trình kiểm tốn nhanh chóng hiệu hơn, đồng thời nâng cao lực cạnh tranh doanh nghiệp kiểm toán nước 2.4 Đánh giá tổng quan kiểm tốn hệ thống thơng tin cơng ty kiểm tốn Việt Nam nay: Qua q trình khảo sát kết hợp với vấn KTV công ty kiểm toán khảo sát trên, tác giả tổng kết số thành công tồn tình hình kiểm tốn HTTT cơng ty kiểm toán Việt Nam sau: 2.4.1 Một số thành cơng: Các cơng ty kiểm tốn nhận thức sử dụng máy tính hoạt động kế tốn doanh nghiệp có ảnh hưởng khơng nhỏ đến số liệu BCTC Việc nhận thức vấn đề có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cho cơng ty kiểm tốn KTV ngày trọng đến hoạt động kiểm toán HTTT Một số cơng ty kiểm tốn bước đầu có bước tìm hiểu HTTT doanh nghiệp trình thực kiểm tốn Do vậy, cung cấp cho KTV sở để đánh giá rủi ro kiểm toán cho phù hợp Tuy nhiên, bên cạnh thành cơng đạt được, hoạt động kiểm tốn HTTT cơng ty Việt Nam cịn tồn nhiều vấn đề cần xem xét mực có hướng giải cho phù hợp 2.4.2 Một số tồn hoạt động kiểm tốn hệ thống thơng tin cơng ty kiểm tốn Việt Nam: a Một số tồn hoạt động kiểm toán hệ thống thơng tin: Hoạt động kiểm tốn HTTT cơng ty kiểm tốn Việt Nam cịn tồn vấn đề sau: Lĩnh vực kiểm tốn HTTT cịn mẻ: chí khơng muốn nói xa lạ gần hết cơng ty kiểm tốn nước Một số cơng ty kiểm tốn tiến hành khảo sát, KTV cịn chưa biết khái niệm kiểm tốn HTTT muốn đề cập đến vấn đề việc thực cơng việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát liên quan đến hệ thống công việc xa lạ số KTV Việc thực kiểm tốn HTTT cịn sơ sài, chưa có quy trình cụ thể: Một số cơng ty kiểm toán nước dừng lại việc xem xét doanh nghiệp sử dụng hệ thống nào, năm doanh nghiệp có thay đổi, phát triển chương trình khơng? Đó tìm hiểu bên ngồi, khơng cung cấp cho KTV đủ sở để đưa kết luận HTTT doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu hiệu quả, không đảm bảo số liệu BCTC xuất từ hệ thống đầy đủ, xác niên độ Điều thực nguy hiểm việc đảm bảo tính trung thực hợp lý BCTC Tuy nhiên, tác giả nhận thấy đổ lỗi hết cho công ty kiểm tốn Việt Nam lẽ bị tác động nhiều nhân tố chủ quan khách quan b Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán hệ thống thơng tin cơng ty kiểm tốn Việt Nam: Đề tài xin đưa số nguyên nhân dẫn đến vấn đề tồn hoạt động kiểm toán HTTT sau: - Khái niệm kiểm tốn hệ thống thơng tin cịn mẻ giới, vậy, loại hình kiểm tốn cịn xa lạ doanh nghiệp kiểm tốn nước điều dễ hiểu - Các công ty kiểm tốn nước đa số cơng ty trẻ nhỏ, thành lập từ chục năm trở lại đây, thiếu nguồn nhân lực lẫn kinh nghiệm chưa đủ đáp ứng sản phẩm dịch vụ truyền thống kiểm toán BCTC chi đến loại hình kiểm tốn khác - Nhận thức cơng ty kiểm tốn KTV tầm quan trọng kiểm tốn HTTT cịn thấp, vậy, chưa thực đánh giá tác động HTTT đến số liệu BCTC Do đó, loại hình kiểm tốn chưa nhận quan tâm tích cực - Một lý khách hàng mà cơng ty kiểm tốn Việt Nam thực kiểm toán BCTC đa số doanh nghiệp nhỏ vừa nước, thế, việc sử dụng CNTT có chưa phổ biến tất phần hành, số nghiệp vụ đa số cịn thực thủ cơng Do vậy, vấn đề quan tâm ảnh hưởng HTTT đến số liệu chưa thực sâu sắc doanh nghiệp lớn ứng dụng CNTT hầu hết hoạt động doanh nghiệp - Trong trình đào tạo trường đại học chưa có trường đào tạo chuyên ngành kiểm tốn hệ thống thơng tin Ngành mà sinh viên phải có kiến thức tốt kiểm tốn CNTT 2.4.3 Đánh giá tổng quan hoạt động kiểm tốn HTTT cơng ty KPMG Việt Nam: Với ưu cơng ty kiểm tốn lớn nằm nhóm “Big Four” tồn giới Cơng ty KPMG cơng ty kiểm tốn đặt móng cho hoạt động kiểm tốn HTTT Chính KPMG xây dựng cho đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp quy trình kiểm tốn HTTT chi tiết để hướng dẫn cho KTV thực Đây quy trình có đầy đủ giai đoạn tìm hiểu hoạt động HTTT để đánh giá rủi ro thực thử nghiệm kiểm soát cần thiết để thu thập chứng làm sở cho việc đánh giá hoạt động liên quan đến bốn vấn đề HTTT Các cơng ty kiểm tốn lớn nói chung hay KPMG nói riêng thực việc điều lý giải được, lẽ: khách hàng kiểm tốn cơng ty tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn giới nước, ảnh hưởng cơng nghệ đến hoạt động kế tốn doanh nghiệp lớn Do vậy, cơng ty kiểm tốn xây dựng cho gần quy trình kiểm tốn HTTT hồn chỉnh để hỗ trợ cho hoạt động kiểm tốn BCTC Một lý dễ hiểu cơng ty kiểm tốn có thời gian hoạt động lâu dài, có cấu tổ chức lớn mạnh vốn nhân lực nên dễ dàng thiết lập phận cần thiết đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kiểm toán HTTT Tóm lại, đạt số thành cơng hoạt động kiểm tốn HTTT cơng ty kiểm tốn Việt Nam cịn nhiều vấn đề cịn tồn tại, cần phải giải Những vấn đề tồn nguyên nhân chủ quan nguyên nhân khách quan, cho dù lý cơng ty kiểm tốn Việt Nam cần phải giải vấn đề tồn để phát triển hoạt động kiểm toán HTTT q trình kiểm tốn mình, để hỗ trợ cung cấp chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp cho báo cáo kiểm tốn Với lợi nguồn lực tài nhân sự, cơng ty kiểm tốn lớn giới xây dựng thực quy trình kiểm tốn hệ thống thông tin chi tiết Do vậy, đường nhanh để cơng ty kiểm tốn Việt Nam phát triển loại hình kiểm tốn HTTT đơn vị học hỏi bước quy trình kiểm tốn HTTT cơng ty kiểm tốn có để xây dựng riêng cho quy trình phù hợp KẾT LUẬN CHƯƠNG II Thông qua việc tìm hiểu hình thành phát triển kiểm toán HTTT giới, phát triển mạnh mẽ CNTT, tác giả nhận thấy kiểm toán HTTT xu hướng cần thiết nhu cầu xã hội Tuy nhiên, hoạt động Việt Nam mẻ xa lạ Ngồi cơng ty kiểm tốn đại gia nhóm “Big Four” xây dựng riêng cho quy trình kiểm tốn HTTT hồn thiện đội ngũ kiểm tốn viên HTTT chun nghiệp, cơng ty kiểm tốn nước chưa quan tâm có quan tâm dừng lại mức tìm hiểu qua loa chưa thực đầy đủ hoàn chỉnh Trong thời đại CNTT phát triển vũ bão nay, cơng ty kiểm tốn Việt Nam muốn phát triển sản phẩm dịch vụ mình, mang đến cho khách hàng kết kiểm tốn có giá trị độ tin cậy cao, việc quan tâm đến kiểm tốn HTTT kiểm tốn báo cáo tài việc làm khơn ngoan cần thiết Qua vấn, tác giả nhận thấy cơng ty kiểm tốn khảo sát nhận thức HTTT có ảnh hưởng lớn đến số báo cáo tài chính, nhiên số lý khách quan chủ quan mà số cơng ty kiểm tốn khơng đủ điều kiện thực kiểm tốn HTTT Do vậy, cần có nghiên cứu hướng dẫn để hỗ trợ cơng ty kiểm tốn kiểm tốn viên vấn đề cấp bách Và xuất phát từ tìm hiểu thực tế cơng ty kiểm toán Việt Nam nay, tác giả nhận thấy cần có hướng dẫn cho cơng ty kiểm tốn Việt Nam việc vận dụng quy trình kiểm tốn HTTT Quy trình kiểm tốn HTTT cơng ty kiểm toán KPMG tài liệu cần thiết thích hợp để hướng dẫn cơng ty kiểm tốn Việt Nam xây dựng quy trình kiểm tốn Hệ thống thơng tin phù hợp cho riêng TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TỐN HỆ THỐNG THƠNG TIN TẠI CƠNG TY KIỂM TỐN KPMG ĐỂ VẬN DỤNG VÀO CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VIỆT NAM 3.4 Một số quan điểm việc vận dụng: 3.4.1 Sự cần thiết vận dụng quy trình kiểm tốn hệ thống thông tin: 3.4.1.1 Đối với xã hội: Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nay, công nghệ thông tin sử dụng hầu hết ngành công nghiệp giới Đa số doanh nghiệp có giúp sức máy tính để làm giảm thiểu cơng việc xử lý thủ công vốn thời gian không đạt suất lao động hiệu công việc Do vậy, nhiều quy trình xử lý cơng việc doanh nghiệp thực hệ thống CNTT Đi với việc hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp, hệ thống thông tin ảnh hưởng không nhỏ đến số liệu BCTC Trong nhà đầu tư xã hội quan tâm đến tính trung thực hợp lý BCTC Điều địi hỏi cần có phương pháp kiểm tốn HTTT với thủ tục kiểm tốn cung cấp chứng đảm bảo HTTT hoạt động sẵn sàng, bảo mật hữu hiệu, có nhà đầu tư tin tưởng vào BCTC tạo từ HTTT doanh nghiệp Từ đó, nhà đầu tư an tâm đầu tư vào doanh nghiệp sau phân tích xem xét báo cáo tài kiểm tốn, giúp thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp cho phát triển xã hội 3.4.1.2 Đối với đơn vị kiểm tốn hệ thống thơng tin: Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động khơng cịn mẻ doanh nghiệp Các doanh nghiệp nhận thức HTTT tác động lớn, đặc biệt trình xử lý, ghi nhận giao dịch, liệu Do vậy, doanh nghiệp thiết kế cài đặt thủ tục kiểm soát nội riêng biệt liên quan đến HTTT, để hạn chế ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn sẵn hệ thống rủi ro xảy gian lận, sai sót nhân viên ... doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam - Nghiên cứu quy trình kiểm tốn hệ thống thơng tin Cơng ty thuộc nhóm Big Four, cụ thể KPMG, đưa kiến nghị để hướng dẫn cho doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam Đối... luận kiểm toán hệ thống thơng tin kế tốn Chương II: Thực trạng tình hình kiểm tốn hệ thống thơng tin cơng ty kiểm toán Việt Nam Chương III: Nghiên cứu quy trình kiểm tốn hệ thống thơng tin nhóm Big. .. công ty kiểm toán quốc tế để làm sáng tỏ bổ sung số sở lý luận kiểm toán hệ thống thông tin Cơ sở thực tiễn: Các công ty kiểm toán quốc tế Big Four thực thành cơng cơng ty kiểm tốn Việt Nam chưa

Ngày đăng: 07/09/2021, 22:30

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa HTTT kết toán và HTTT Quản lý - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

Hình 1.1.

Mối quan hệ giữa HTTT kết toán và HTTT Quản lý Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 1.2 Quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán [9] - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

Hình 1.2.

Quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán [9] Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 1. 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị hệ thống thông tin [9]. - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

Hình 1..

3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị hệ thống thông tin [9] Xem tại trang 18 của tài liệu.
hàng, bảng chấm công…) Nhật ký - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

h.

àng, bảng chấm công…) Nhật ký Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2.1 Tình hình doanh thu cơ cấu theo loại dịch vụ (Tính đến ngày 31/03/2013 có 140 công ty nộp báo cáo) - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

Bảng 2.1.

Tình hình doanh thu cơ cấu theo loại dịch vụ (Tính đến ngày 31/03/2013 có 140 công ty nộp báo cáo) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.2 Sự quan tâm của KTV đến môi trường tin học trong quá trình kiểm toán BCTC. - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

Bảng 2.2.

Sự quan tâm của KTV đến môi trường tin học trong quá trình kiểm toán BCTC Xem tại trang 39 của tài liệu.
b. Sự hỗ trợ của các chuyên gia hay bộ phận khác trong quá trình thực hiện kiểm toán HTTT: - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

b..

Sự hỗ trợ của các chuyên gia hay bộ phận khác trong quá trình thực hiện kiểm toán HTTT: Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.3 Tổng hợp các thủ tục tìm hiểu HTTT của đơn vị được kiểm toán. - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

Bảng 2.3.

Tổng hợp các thủ tục tìm hiểu HTTT của đơn vị được kiểm toán Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp về việc tìm hiểu và đánh giá hiệu quả hoạt động truy cập vào chương trình và dữ liệu. - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

Bảng 2.4.

Bảng tổng hợp về việc tìm hiểu và đánh giá hiệu quả hoạt động truy cập vào chương trình và dữ liệu Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp việc tìm hiểu thay đổi và phát triển chương trình, hệ thống mới. - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

Bảng 2.5.

Bảng tổng hợp việc tìm hiểu thay đổi và phát triển chương trình, hệ thống mới Xem tại trang 46 của tài liệu.
Điều này cho thấy việc tìm hiểu này chỉ mang hình thức qua loa bởi lẽ nó cũng không cung cấp đủ bằng chứng thích hợp để KTV có cơ sở đưa ra đánh giá về rủi ro kiểm toán trong khoản mục này. - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

i.

ều này cho thấy việc tìm hiểu này chỉ mang hình thức qua loa bởi lẽ nó cũng không cung cấp đủ bằng chứng thích hợp để KTV có cơ sở đưa ra đánh giá về rủi ro kiểm toán trong khoản mục này Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.6 Bảng tổng hợp việc tìm hiểu hoạt động vận hành của máy tính và kiểm soát dữ liệu. - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

Bảng 2.6.

Bảng tổng hợp việc tìm hiểu hoạt động vận hành của máy tính và kiểm soát dữ liệu Xem tại trang 48 của tài liệu.
tình hình kiểm toán HTTT tại một số công ty kiểm toán hiện nay, tác giả nhận thấy việc thực hiện kiểm toán HTTT chưa đồng bộ tại các công ty kiểm toán này, các công ty kiểm toán chia thành tình trạng của ba nhóm: nhóm thứ nhất gồm các công ty kiểm toán vừ - Luân Văn Kinh Tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu quy trình kiểm toán hệ thống thông tin của nhóm Big Four để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế

t.

ình hình kiểm toán HTTT tại một số công ty kiểm toán hiện nay, tác giả nhận thấy việc thực hiện kiểm toán HTTT chưa đồng bộ tại các công ty kiểm toán này, các công ty kiểm toán chia thành tình trạng của ba nhóm: nhóm thứ nhất gồm các công ty kiểm toán vừ Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Đặt vấn đề

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4. Phương pháp nghiên cứu

  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

  • 6. Kết cấu của đề tài

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

    • 1.1. Các vấn đề tổng quan đến hệ thống thông tin kế toán:

    • 1.1.1. Cơ sở lý luận về Hệ thống thông tin kế toán:

    • 1.1.2. Các yếu tố cấu thành Hệ thống thông tin kế toán: [10]

    • 1.1.2.1. Hệ thống thông tin đầu vào:

    • a. Hệ thống chứng từ gốc:

    • b. Hệ thống thu nhận chứng từ gốc:

    • 1.1.2.2. Hệ thống xử lý, lưu trữ dữ liệu:

    • 1.1.2.3. Hệ thống thông tin đầu ra:

    • 1.2. Kiểm toán hệ thống thông tin:

    • 1.2.1. Cơ sở lý luận về kiểm toán hệ thống thông tin:

    • 1.2.1.2. Phân loại kiểm toán hệ thống thông tin:

    • 1.2.1.3. Những phương pháp kỹ thuật của kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng được sử dụng trong kiểm toán hệ thống thông tin: [6]

    • 1.2.2. Quy trình kiểm toán hệ thống thông tin:

    • 1.2.2.1. Lập kế hoạch:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan