Bài luận án kinh tế ĐỘC QUYỀN gồm 123 trang,bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. Luận văn hệ thống hóa sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Trang 1DANH MUC CAC TU VIET TAT 1 | GV Giang vién
2 |DNGV Đội ngũ giảng viên
3 | NNL Nguồn nhân lực
4 | NNLGV Nguồn nhân lực giảng viên
5 |ĐH Đại học
6 |CD Cao dang
7 |HSSV Hoc sinh sinh vién
8 | GD&DT GD & DT
9 | CNTT Công nghệ thông tin
10 | DHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
11 | CBQLGD Cán bộ Quản lý giáo dục
12 |NCKH Nghiên cứu khoa học
13 | CBQL Cán bộ Quản lý
14 |QTKD Quản trị kinh doanh
15 |CNH Cơng nghiệp hóa
16 | HDH Hiện đại hóa
17 | QL Quan ly
18 | CNV Công nhân viên
Trang 2MỤC LỤC
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THUC TIÊN VỀ NGUÒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG 10
1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài -¿- ¿5c c2 xSEEEEE2E2E12E2EEEEEEEEerrrrrres 10
1.2.Vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực giảng viên trong trường đại học và cao đẳng -::222:2222 2232221122112 2111 crkrrcrei 14
Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỎÒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 37
2.1 Đặc điểm của các trường Đại học, Cao đăng thuộc diện khảo sát 37
2.2 Kết quả khảo sát thực trạng -¿ :¿+2+++2x2E1221221227112212221221.221 E1 40 2.3 Nhận xét chung về thực trạng nguồn nhân lực giảng viên ở các trường Đại
học, Cao đăng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 2-©+2E+2EEt2EEt2EEC2EEtzrxcrek 68
Chương 3: NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN NGUÒN NHÂN LỰC
GIANG VIEN TRONG CAC TRUONG DAI HOC, CAO DANG TREN DIA BAN
I0)):8000)1€À4)0777.ašs87 L 73
3.1 Những nguyên tắc cơ bản trong việc hình thành các giải pháp phát triển nguỗồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh
0604: 0 ö:ö:(115153ã 73
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường CÐ, ĐH trên đại bàn tỉnh Hưng YÊn - 6c 2+ S 2t S3 9v sEESErrrrerrsrrkrrrrerre 75
KÉT LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ, 2© E2EE£EEEEE2EEEEEEEEESEkEEkrrrerrke 112
ca 112
2 Khuyến nghị .- 2-22: 5S S12 1 2E122112211211111111111111111 21111111 1 xe 114
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG, BIÊU ĐỎ TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1 Thông kê sô lượng cán bộ, giảng viên và viên chức đên Tháng 3/2015 của các trường trên địa bàn tỉnh Hưng YÊn . .- 6 SE E1 E* SE ng hư 41
Bảng 2.2 Thống kê cơ cấu giảng viên cơ hữu theo giới, thâm niên công tác và độ
0/0 - 5 42
Bảng 2.3 Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học của NNL giảng viên 43
Bảng 2.4 Thống kê trình độ lý luận chính trị, số Đảng viên — Đoàn viên 45
Bảng 2.5 Thống kê số lượng đề tài nghiên cứu khoa học của GV - 46
Bảng 2.6 Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức của glảng VIÊH - - kh HH HH TH TH TH nh TH HT HH TH Hàn Triệt 47 Bảng 2.7 Kết quả khảo sat thực trạng về mức độ đáp ứng năng lực chuyên môn của 0:0 .i_Aắ 50 Bảng 2.8 Kết quả khảo sát thực trạng năng lực sư phạm của giảng viên 51
Bảng 2.9 Thực trạng nhận thức của giảng viên về tình hình kinh tế, xã hội của địa 00002177 57
Bảng 2.10 Mức độ tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng No nHnd'íả 58
Bảng 2.11 Tính hiệu qua cia cdc khéa bi dUGNY oes cscseesseesseesseesstesseesseessees 59 Bảng 2.12 Thực trạng mức độ tham gia các hoạt động nghề nghiệp của giảng viên (1 thường xuyên nhất đến 4 ít thường xuyên nhấi!) . 5c ccccccccecrerkerteereee 60 Bảng 2.13 Thực trạng sự phù hợp của cấu giảng viên ¿-©2c:cc5ccccs+ 61 Bảng 2.14 Sự phù hợp của phương án đảo tạo, bồi dưỡng giảng viên 62 Bảng 2.15: Sự phù hợp của chính sách, chế độ trong đảo tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực giảng viên . 2¿- 2¿©S+2EE+2EE2E122E122711271127122212211122122212 2.1 63
Bảng 2.16 Thực trạng về tính hợp lý của việc tổ chức các hoạt động Đào tạo, Bồi
dưỡng nâng cao chất lượng NNL giảng viên 2-52-2222 seEEeEErrkrrrrrerree 64 Bang 2.17 Tác động của chính sách đối với giảng viên khi tham gia cá khóa đảo
tạo, bồi đưỡng . - 2+ 2sc2 t2 2221222122112 eeree 65
Trang 51
; MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Nghị quyết sé: 29-NQ/TW, ngay 4 thang 11 nim 2013, Ban chấp hành
Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khang dinh: GD & ĐT là quốc sách
hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Phát triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công
nghệ; phù hợp quy luật khách quan Chuyển phát triển GD & ĐT từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu
cầu số lượng Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triên GD & ĐT,
đồng thời GD & ĐT phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đề phát triển đất
nước
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ: Phát triển GD & ĐT là quốc sách hang đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đây sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy
nguôn lực con người
Nhận thức được tầm quan trọng của giảng viên đối với chất lượng đào
tạo Những năm qua, Nhà nước, Bộ GD & ĐT đã xây dựng được đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đơng đáo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chun mơn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Đội ngũ này là nguồn lực chính để đáp ứng nhiệm vụ nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 62
và cán bộ quản lý giáo dục còn có những hạn chế, bất cập chất lượng chuyên
môn nghiệp vụ có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi phải
tăng cường xây dựng được nguồn nhân lực nhà giáo nói chung, nguồn nhân
lực giảng viên nói riêng có chất lượng đảm bảo đáp ứng mọi thay đổi và phát
triển của thực tiễn GD & ĐT Đây là nhiệm vụ vừa mang tính trước mắt vừa
là chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020 và chấn hưng đất nước Muốn vậy, mục tiêu hàng đầu là chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo chất lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức, lỗi sống, năng lực chuyên môn, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao cua su nghiép CNH, HDH đất nước
Trong giáo dục đại học, chất lượng đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng to lớn và mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường Do vậy
dé thực hiện đổi mới Giáo dục & Đào tạo phát triển nhà trường thì van dé
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là rất quan trọng, cấp thiết và là
nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường
Chất lượng đảo tạo là vẫn đề sống còn của các trường ĐH, CÐ ở nước ta hiện nay ĐNGV luôn là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng, uy tín, sức mạnh của mỗi trường Do đó, gánh nặng cải cách GD đặt
lên vai chính các giảng viên ở bậc Đại học Phát triển đội nguồn nhân lực
giảng viên chất lượng cao, đáp ứng được đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại,
xu thế hội nhập là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi nhà trường
Khu vực Tỉnh Hưng Yên có 12 trường CÐ, ĐH, trong đó có 03 trường ĐH 09 trường Cao đẳng (04 trường CÐ chuyên nghiệp, 05 trường CÐ nghề)
Các trường CĐ, ĐH trên địa bàn tỉnh đã và đang có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa địa phương, cung cấp nguồn nhân lực chính
Trang 73
Khu Công nghiệp Phố Nối A, B; Khu Công nghiệp Thăng Long .hầu hết các trường đều có truyền thống, kinh nghiệm đào tạo nhân lực các ngành: Kinh tế, Cơ khí, May thời trang, điện-điện tử, Công nghệ thông tin, Sư phạm kỹ
thuật Đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động về
nguồn nhân lực được đảo tạo ở các trường chuyên nghiệp, các trường trên địa
bàn tỉnh đã chủ động tuyên dụng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ nâng cao chất lượng đảo tạo đáp ứng yêu cầu xã hội Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giảng viên luôn là bài tốn khó đối với các trường CĐ, ĐH nói chung và trường CĐ, ĐH trên đại bản Hưng Yên nói riêng
Vậy, thực trạng nguồn nhân lực giảng viên hiện nay ở các trường như
thế nào? Chất lượng, cơ cấu, số lượng ra sao? Chiến lược, biện pháp nào đã
được vận dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giảng viên ở các trường hiện nay Liệu có thể đề xuất được các giải pháp có tính chiến lược,
liên tục, phù hợp, khả thi để phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các
trường CÐ, ĐH ở Hưng Yên hay không? Các cơ sở lý luận và thực tiễn nào
về phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở trường CÐ, ĐH cần được bổ sung
và làm sáng tỏ? là một trong số nhiều câu hỏi cần trả lời trong định hướng,
quản lý, phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các trường CĐ, ĐH trên đại bàn Hưng Yên hiện nay
Xuất phát từ lý do nêu trên đã khách quan dẫn đến việc lựa chọn đề tài:
“Nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay” với kì vọng tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm
phát triển NNLGV của các trường ĐH, CÐ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, góp
Trang 84
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực và nguồn nhân lực giảng viên tiêu biêu như:
Phạm Minh Hạc (2001), nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi
vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc, Hà Nội Cơng trình phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chiến lược con người với tư
tưởng coi nhân tố con người, phát triển con người, nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định đối với việc sang tạo vật chất và tinh thần; trình bày mối quan hệ giữa giáo dục đảo tạo, sử dụng và tạo việc làm với phát triển nguồn
nhân lực đất nước; từ đó xác định trách nhiệm quản lý của giáo dục — Đào tạo
đối với việc phát triển nguồn nhân lực đi vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phạm Tắt Dong (2005), sách 7rí thức Việt Nam thực tiễn và triển vong,
chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Tác giả đã nêu lên một số quan
niệm về trí thức, trí thức Việt Nam; phân tích đặc điểm, sự hình thành và phát
triển của đội ngũ trí thức Việt Nam; chỉ ra triển vọng và giải pháp phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam; chỉ ra triển vọng và giải pháp phát triển đội ngũ
này trong thời kỳ mới
Lê Duy Phong, (Chủ biên — 2006), Sách Nguôn lực và động lực phát
triển trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, đưa ra khái niệm nguồn nhân lực, phân tích
tầm quan trọng nguồn nhân lực với tư cách là động lực của sự phát triển; phân tích một số vấn đề về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước yêu cầu phát triển mới
Trịnh Ngọc Thạch (2008), Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục Hoàn thiện mơ hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các
Trang 95
quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số trường đại học trọng
điểm của Việt Nam, trong đó nghiên cứu khá kỹ về mô hình ở Đại học Quốc gia Hà Nội, từ đó mơ tả những nét đặc trưng của mơ hình quản lý đảo tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở nước ta, chỉ những
ưu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng; đề xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện mơ hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các
trường đại học Việt Nam
Bộ GD & ĐT (2010), Sách Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học
giai đoạn 2010-2012, Bộ GD & ĐT, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Cuốn sách trình bày một số nghị quyết, quyết định, thông tư, quy chế của Bộ GD & ĐT và các cơ quan chức năng của Bộ trong những năm gần đây nhằm khắc
phục hạn chế, yếu kém, bất cập trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay,
đồng thời triển khai giải pháp đồng bộ dé đối mới quản lý hệ thống giáo dục
đại học giai đoạn 2010-2020;
Tạ Ngọc Tắn (Chỉ đạo biên soạn - 2012), Phát triển GD & ĐT nguồn
nhân lực, nhân tài, Một số kinh nghiệm của thé giới, Học viện Chính tri -
Hành chính quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đã phận tích khá sâu sắc những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển GD & ĐT nguồn nhân lực, nhân tài của một số nước trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm bồ ích đối với Việt Nam trong thực hiện đổi mới căn bản
và toàn diện Giáo dục - Đào tạo dé phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đất
nước
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn cho thấy bức tranh khá đầy đủ và toàn diện cả lý luận và thực tiễn về nguồn nhân
lực, nguồn nhân lực giảng viên Tuy nhiên, do cách tiếp cận và phạm vi
Trang 106
Nam hiện nay Đặc biệt là trình bày các vấn đề phát triển nguồn nhân lực
giảng ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Việc chọn đề tài: “Nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đăng
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm nội dung khóa luận tốt nghiệp có thể góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm cơ sở lý luận, thực trạng phát
triển nguồn nhân lực giảng viên và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn
nhân lực giảng viên ở các trường ĐH, CÐ trên địa bàn Hưng Yên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất nguồn nhân lực giảng viên đáp ứng nhu cầu xã
hội, hội nhập quốc tế trong GD & ĐT
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp, hệ thống hóa sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay
Đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ giữa các giải pháp và biểu hiện của sự phát triển nguồn nhân
lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Trang 114.2 Phạm vì nghiên cứu
- Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các trường ĐH, CÐ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Khách thê điều tra: Giảng viên, quản lý cấp khoa, Phòng ban, quản lý cấp trường ở các trường CÐ, ĐH khu vực Hưng Yên
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1 Cơ sở phương pháp luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và lý luận kinh tế chính trị học của chủ nghĩa Mác — LênIn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người, phát triển nguồn nhân lực và các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cùng các lý
thuyết kinh tế liên quan đến đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích và khái qt hóa lí luận để xây dựng hệ thống khái niệm và quan điểm cơ bản
- Phương pháp tổng quan lí luận để xây dựng tư liệu khoa học
- Phương pháp so sánh để phân tích và đánh giá kinh nghiệm quốc tế về
dạy học dựa vào năng lực
- Phương pháp lịch sử-logic để hệ thống hóa tư liệu, quan niệm khoa học và xác định khung lí thuyết của nghiên cứu
5.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng các kĩ thuật bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát,
Trang 12§
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm đề chọn lọc những thành tựu đã có
về biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực
- Phương pháp thực nghiệm để đánh giá hiệu quả các biện pháp dạy học theo tiếp cận năng lực thông qua đo lường kết quả học tập của sinh viên
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case Study) để phân tích sâu kết quả thực nghiệm trên nhóm 10 đến 15 sinh viên
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động nhằm bồ sung tư liệu
cho điều tra và thực nghiệm khoa học
3.2.3 Các phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia đề tham vấn điều chỉnh phương pháp nghiên cứu khung lí thuyết, đánh giá thực trạng và kết quả thực nghiệm
- Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng toán thống kê để mơ tả,
phân tích tư liệu và kết quả thực nghiệm
6 Những đóng góp khoa học của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Luận văn tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân
lực giảng viên ở bậc đại học theo tiếp cận kinh tế học và kinh tế chính trị học Làm rõ những yếu tổ ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay
6.2 Về giá trị thực tiễn
Đề xuất và luận giải hệ thống giải pháp chủ yếu mang tính khả thi để phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay
Trang 137 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và
mục lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực giảng viên ở các trường đại học
và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Trang 1410
TS - Chương Il _ - -
MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE NGUON NHAN LUC
GIANG VIEN TRONG CAC TRUONG DAI HQC VA CAO DANG
1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Nhân lực:“là nguồn lực của mỗi con người, bao gồm thể lực, trí lực ”
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực
lượng thể hiện sức mạnh và tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên
và xã hội
- Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân
- Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ ti có khả năng tham gia lao động
- Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ những người
trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động
- Điều 6 Bộ Luật lao động quy định: “người lao động là người có ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và giao kết cộng đồng”
- Đại từ điển wikipedia.org/wiki/Human_resources: Nguồn nhân lực là
tập hợp những cá nhân tạo nên lực lượng lao động của một tổ chức, doanh
nghiệp, hay nền kinh tế "Vốn con người" đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với nguồn lực con người, mặc dù khái niệm vốn con người thường được đề
cập đến theo một cái nhìn hẹp hơn (nghĩa là, những kiến thức các cá nhân thé hiện và có thể đóng góp cho một tổ chức) Tương tự như vậy, đôi khi khái
niệm lại được sử dụng bao gồm "nhân lực", "tài năng", "lao động”, hoặc đơn
Trang 1511
1.12 Khái niệm nguồn nhân lực giảng viên
- Giảng viên: Người giáo dục (thầy giáo) theo nghĩa rộng là người tạo
nên những ảnh hưởng nhất định, có mục đích đối với người được giáo dục,
thúc đây người được giáo dục phát triển cả về thể chất và tinh thần Người giáo dục theo nghĩa hẹp là căn cứ vào yêu cầu của xã hội, lấy việc thúc đây sự
phát triển thé chất và tinh thần của người được giáo dục làm nghề nghiệp của
mình Người giáo dục theo nghĩa hẹp bao gồm giáo viên và những người làm
công tác giáo dục trong trường học Trong quá trình giáo dục, người giáo dục thường là giáo viên
Khái niệm về giảng viên (thầy giáo), có nhiều cách tiếp cận khác nhau
Ơng cha thường nói: “Khơng thầy đố mày làm lên” điều này vừa khẳng định đạo lý tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của truyền thống người Việt Nam và cũng khẳng định thầy giáo là người làm nghề dạy học, dạy chữ
Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sang tạo nhất trong những nghề sang tạo Vì nó tạo
ra những con người sang tạo ra của cải vật chất cho xã hội”
Ngày nay trong xã hội chúng ta, người thầy được tôn vinh và coi là “Kỹ
sư tâm hồn” giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ
Điều 61 Luật Giáo dục (1998) có nêu: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ
giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
+ Phẩm chất, đạo đức, tư thưởng tốt
+ Được đào tạo đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ
+ Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp
Trang 1612
Điều 70 Luật Giáo dục (2005) có nêu: “Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo
viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên
Điều 71 Luật Giáo dục (2005): Giáo sư, Phó giáo sư là chức danh của
nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học
Khái niệm về giảng viên (giáo viên) theo nghĩa rộng, hẹp có nhiều cách khác nhau nhưng đều thống nhất về bản chất của người giáo viên Đó là người
làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở đảo tạo ở
bậc đại học (gồm Cao đăng và ĐH) khác nhằm thực hiện mục tiêu của giáo
dục là xây dựng và hình thành nhân cách cho người học, đáp ứng yêu cầu của
sự phát triển xã hội
Nguồn nhân lực giảng viên: là bao gồm những người có đủ sức khỏe
về thể chất và tinh thần đáp ứng công việc giảng dạy ở bậc cao đẳng và đại
học Về trí lực, họ là những người có kiến thức về chuyên môn giảng dạy (bao
gồm hiểu biết của họ về lĩnh vực giảng dạy), có kỹ năng của lĩnh vực nghề
nghiệp (tức họ giỏi trong thực hành) Đặc biệt hơn, nguồn nhân lực giảng viên phải có năng lực sư phạm
- Đội ngũ giảng viên (ĐỦNGV): Các nhà khoa học cho rằng: Đội ngũ là khối đông người cùng chức năng, nghề nghiệp được tập hợp và tô chức thành
một lực lượng
Đội ngũ thường được dung trong các tổ chức xã hội như: Đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân viên chức, đội ngũ giáo viên đều có gốc xuất phát từ đội ngũ theo thuật ngữ dùng trong quân đội Đó là khối đơng người được tô
chức thành một lực lượng chiến đấu hoặc bảo vệ
Theo Virgil K.Rowland”: ĐNGV là những chuyên gia trong ngành giáo
dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết day học và giáo dục như thế nào và có
Trang 1713
Ở Việt Nam một số tác giả cho rằng: ĐNGV trong ngành giáo dục là
một tập thể người, tập thể người đó bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Từ khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: ĐNGV là một tập thể người có
cùng chức năng, nghề nghiệp (nghề dạy học) cấu thành một tổ chức và là
nguồn nhân lực của tổ chức đó; cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu GD & DT đã đặt ra của tổ chức đó; họ làm việc theo kế hoạch đồng
thời chịu sự ràng buộc của những quy tắc hành chính của ngành và theo quy định của pháp luật
Phát triển đội ngũ giảng viên: _ Phát triển ĐNGV là tạo ra một đội ngũ (một tổ chức) giảng viên cho một trường Cao đẳng, Đại học đủ về số lượng,
đảm bảo về chất lượng, có trình độ, được đào tạo đúng quy định, có phẩm
chất đạo đức, có năng lực trong hoạt động các dạy học dạy học và giáo dục sinh viên, trên cơ sở đó, đội ngũ này đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của chương trình đảo tạo của giáo dục Đại học, Cao đăng
1.1.3 Đặc điển nguồn nhân lực giảng viên
Theo Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 02 tháng 07 năm 2012; theo Quyết định
số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành điều lệ Trường Đại học có đưa ra đặc điểm của nguồn nhân lực
giảng viên như sau:
Có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, có tâm huyết với nghề
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm Có bằng thạc sỹ trở lên đối với giảng viên dạy các môn lý thuyết
của chương trình đào tạo đại học, có bằng tiến sỹ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến
Trang 1814
Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc Đủ sức khỏe theo yêu cầu công việc
Lý lịch bản thân rõ ràng
1.2.Vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực giảng
viên trong trường đại học và cao đẳng
1.2.1.Vai trị của ngn nhân lực giảng viên trong các trường Đại học
và cao đẳng
1.2.1.1 Nguồn nhân lực giảng viên có vai trị quan trọng trong sự nghiệp GD & PT
ĐNGYV nói riêng hay còn gọi là nhà giáo ln có vai trị, vị thế quan trọng trong nền giáo dục — đào tạo
Xã hội loài người đã trải qua nhiều chế độ xã hội khác nhau, nhiều
phương thức sản xuất khác nhau, vị trí, vai trị của người giáo viên trong từng
chế độ đó cũng được quan niệm khác nhau, nhưng ý nghĩa xã hội to lớn của
nghề dạy học là không ai phủ nhận được Nhìn chung, các dân tộc trên thế giới qua các thời đại đều đánh giá cao vai trò của người thầy giáo
Cách đây 400 năm, J.A.Cômen xki đã gọi người giáo viên là người
“chuyển giao ngọn đuốc của nền văn minh”, “ sợi dây chuyền giữa các thế hệ” và coi chức vụ mà xã hội trao cho người giáo viên là chức vụ quang vinh mà dưới ánh mặt trời này khơng có chức vụ nào ưu việt cho bằng A.Đixtecvec nhận định: “chính giáo viên là những người gieo hạt giống, khơng có giáo viên thì thế giới sẽ lùi lại chỗ đã man K.Đ.Usinxki cũng đã khẳng định: “sự nghiệp dạy học trông bề ngồi thì bình thường, nhưng đó là
sự nghiệp vĩ đại nhất của lịch sử loài người” Nhiều lời ca ngợi và nhiều
Trang 1915
Nước ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo là truyền thống
quý báu của dân tộc ta Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, truyền thống đó vẫn được bảo tồn và phát triển, người giáo viên vẫn luôn được nhân dân yêu mến và ca ngợi Từ xưa đến nay, trong dân gian ai cũng thuộc câu: “ không
thày đối mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: Một chữ cũng là thầy,
nửa chữ cũng là thầy Cả đến khi công thành doanh toại, người ta cũng nhắc
nhau: “Mười năm rèn luyện sách đèn, công danh gặp bước chớ quên ơn thầy”
Ở thời kỳ phong kiến, khi mà tri thức là thầy, thầy là tri thức, thầy có
quyền ban phát tri thức cho người học Thì thời đại ngày nay, tri thức khơng cịn nằm độc quyên trong tay ngư ời thầy nữa mà bản thân người học có thể
tìm kiếm tri thức ở nhiều nguồn khác nhau, người thầy lúc này chỉ là người cầu nối, là một trong những kênh đề cung cấp tri thức cho người học
Do vậy trong thời đại ngày nay, giáo dục luôn được xem là động lực cơ
bản thúc đây sự phát triển kinh tế — xã hội, vai trò của người giáo viên đặc
biệt được coi trọng, chức năng của người giáo viên có nhiều thay đổi và yêu cầu đối với nhân cách người giáo viên cũng ngày càng cao hơn
Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, giáo
dục đã có nhiều hình thức đảo tạo khác nhau nhưng vai tro va vi thế của giáo
viên vẫn khơng có gì thay đổi Có chăng trước đây giáo viên dạy học theo cách thuyết trình một chiều, mang tính thuyết giảng nhiều và học sinh sinh viên chỉ có thê thụ động ghi nhận kiến thức thì bây giờ người thầy như người tổ chức, hướng dẫn để sinh viên có cách nhận thức phủ hợp nhất Có thể nói,
dù nền giáo dục có phát triển đến đâu đi nữa thì người thầy vẫn có vai trò đặc
biệt quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển tri thức của học sinh sinh viên Hiện nay, Việt Nam đang trong xu hướng hội nhập quốc tế
hướng học tập suốt đời với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật nhưng
phương tiện ấy không thẻ thay thế người thầy được Điều này đề nói rang vai
Trang 2016
Đất nước ta luôn tự hào với truyền thống ngàn năm văn hiến Lịch sử
dân tộc ta ghi nhiều trang oanh liệt, văn chương và tư tưởng Việt Nam có vẻ
đẹp riêng, khoa học kỹ thuật Việt Nam vẫn đúc kết nên những kinh nghiệm
nhất định Tất cả những thành quả ấy là do sức sống, do bản lĩnh của nhân dân, trong đó có phần của những thầy giáo qua các thời đại
Ở nước ta, trong xã hội cũ trước năm 1945 (xã hội phong kiến và thời kỳ Việt Nam bị nước ngồi đơ hộ), giai cấp thống trị cũng luôn ý thức một
cách sâu sắc vai trò, ý nghĩa của giáo dục nên cũng luôn tìm cách nắm lẫy đội
ngũ giáo viên, buộc họ phải thực hiện ý đồ chính trị, tư tưởng đạo đức của
giai cấp mình Trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp về giáo dục, đội
ngũ giáo viên bị phân hoá thành hai bộ phận: một bộ phận giáo viên làm việc
trong các nhà trường dành cho con em giai cấp thống trị, do vậy, họ có điều
kiện sống và làm việc thuận lợi hơn; đại bộ phận giáo viên làm việc trong các
nhà trường dành cho con em nhân dân lao động thì có cuộc sống vật chất khó khăn, không được tôn trọng về mặt pháp lý, bị coi thường, luôn phải chịu đựng những bất cơng Tuy nhiên, trong hồn cảnh chung đó, một bộ phận giáo viên đã thể hiện tài đức cao sáng và có cơng lớn trong việc đem giáo dục đến với quần chúng nhân dân lao động
Trong xã hội phong kiến có những người đã từ bỏ chức tước, địa vị cao
Trang 2117
Duc Dat (1825 — 1887), Nguyễn Văn Siêu (1796-1869); Nguyễn Đình Chiều
(1822 — 1888)
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta làm thuộc địa
Cùng với chính sách bình định, khủng bố, cai trị, thực dân Pháp thực hiện
chính sách ngu dân rất thậm tệ Trong khuôn khổ chính sách giáo dục và tổ chức nhà trường công khai dưới chế độ thực dân Pháp, đội ngũ giáo viên tất nhiên không phải là thuần tuý, nhưng những thầy giáo đúng đắn, nghiêm túc
vẫn xứng đáng với lòng kỳ vọng của học sinh và nhân dân Họ đã cỗ gắng say mê, tận tuy với nghề, áp dụng những kinh nghiệm sư phạm phương Tây vào
công tác dạy học Trong hoàn cảnh thực dân Pháp muốn học sinh Việt Nam
quên mình, quên dân tộc mình họ đã góp phần làm cho học sinh hiểu được
cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ, của nền văn chương Việt Nam, nuôi dưỡng
tỉnh thần tự hào dân tộc, giữ gìn được lương tri của người dân mất nước Họ
cũng nêu tam guong sang vé hoc luc uyén bac, vé phuong phap su pham xuat
sắc và lòng nhân hậu đối với học sinh Những thầy giáo tiêu biểu như : Dương
Quảng Hàm, Nguyễn Hữu Tảo, Đặng Thai Mai Cũng trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, nhiều nhà giáo dục đã đứng lên đấu tranh, trở thành những tắm gương của ý chí tự cường, tinh thần độc lập tự do, yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh Một số thầy giáo đã trở
thành những chiến sĩ cách mạng đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập dân tộc
và bình đẳng xã hội, tiêu biểu nhất là thầy giáo Nguyễn Tất Thành — Chủ tịch
Hồ Chí Minh
Nhìn chung, vị trí của người giáo viên Việt Nam trong xã hội cũ là không xứng đáng với nghề nghiệp của họ, nhưng đội ngũ giáo viên đã đóng góp to lớn vào cơng tác giáo dục thế hệ trẻ, giữ gìn và phát huy những truyền
thống quý báu của dân tộc Việt Nam Tinh thần tôn sư trọng đạo, nói một
Trang 2218
riêng biệt Nhân dân, học sinh trọng thầy, biết ơn thầy vì gắn thành quả của thầy với thành quả của lao động, “ Không thầy đố mày làm nên” Mặt khác,
ông thầy trong xã hội Việt nam xưa - Không kể bọn thầy đồ, nho sĩ tha hoá -
đại đa số là những người thực sự có cơng với đất nước Có thể khẳng định rằng, trên thé giới này, ít có một đất nước mà hầu hết những con người có vai trị quan trọng trong lịch sử đều trải qua nghề thầy và có khá nhiều người thầy khơng có chức tước, học vị gì cao, nhưng lại có cơng lớn ( Lý Công An dao
tạo ra Lý Thường Kiệt, Trương Văn Hiến dạy dỗ Quang Trung, Nguyễn Thức
Tự bồi dưỡng cho Phan Bội Châu ) Người thầy giáo vẫn được coi là cầu nối, nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai
Ngày nay, những đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại đang đặt ra
những yêu cầu cao đối với chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi phải đổi mới giáo dục một cách toàn diện Xu hướng đổi mới cơ bản là chuyên từ kiểu dạy học “ lấy giáo viên làm trung tâm” sang kiêu “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.Nói cụ thé hơn là day học phải hướng vào người học Đặt người học vào
vị trí trung tâm của quá trình giáo dục — dạy học khơng có nghĩa là phủ nhận hay xem nhẹ vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình giáo dục Cần phải nhận thức rằng học sinh sinh viên là đối tượng của giáo dục, vì vậy phải tơn
trọng lợi ích, nhu cầu của người học Lợi ích và nhu cầu cơ bản nhất của học sinh là sự phát triển nhân cách của họ, cho nên mọi nỗ lực của nhà trường,
của giáo viên trong hoạt động giáo dục và dạy học đều phải hướng tới việc tạo
điều kiện thuận lợi để HSSV, bằng hoạt động của mình, hình thành và phát
triển nhân cách Trong dạy học lay HSSV làm trung tâm, vai trị chủ động, tích cực, sáng tạo của HSSV được phát huy, nhưng vai trò của giáo viên
Trang 2319
quá trình sư phạm Chính vì vậy, A Đixtecvec cho rằng: “ Người giáo viên
bình thường mang chân lý đến cho trò, người giáo viên giỏi biết dạy cho trị đi tìm chân lý”
Trong một thế giới khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển vừa mang
lại sự biến đổi nhanh trong đời sống xã hội, vừa tạo ra sự chuyên dịch các
định hướng giá trị, thì người giáo viên không thể chỉ đóng vai trị truyền dat tri thức, mà đồng thời phải có khả năng phát triển những cảm xúc, thái độ,
hành vi ứng xử của HSSV, đảm bảo cho HSSV làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó
Một trong những tư tưởng chủ yếu trong chiến lược phát triển giáo dục
thế kỷ XXI của UNESCO là giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức Tư tưởng đó nhắn mạnh người giáo viên phổ thông trong thời đại mới phải biết phát triển ở
người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thâm mỹ tạo nên bản sắc
văn hoá truyền thống riêng của từng dân tộc.Giáo viên hơn ai hết phải là nhà
giáo dục, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành
và phát triển nhân cách của HSSV
Tóm lại, trong xã hội hiện đại, thông qua chức năng dạy học và giáo
dục, ĐNGV có vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
ln đánh giá cao vai trò của ĐNGV trong xã hội mới, coi họ là lớp người vẻ vang của đất nước, vì nếu “khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục” Từ đó Người cũng chỉ rõ: vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh Cố
tổng bí thư Lê Duẩn cũng từng nói: “Đảng và nhân dân ta giao phó việc dạy
Trang 2420
người đàn ông được một người đàn ông: giáo dục một người đàn bà được ca một gia đình; giáo dục một người Thầy được cả một xã hội”
1.2.1.2 Nguôn nhân lực giảng viên là yếu tổ quyết định nâng cao vị thé
của trường Đại học và cao đẳng
Trong suốt cuộc đấu tranh trường kỳ giữ nước và dựng nước, Đảng và
Nhà nước ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy, Bác
Hồ đã nói: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực
góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo
tốt — Thầy giáo xứng đáng là thầy giáo- là người vẻ vang nhất Dù là tên tuổi
không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “ Nghề
dạy học là một nghề cao quí nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc
nhất trong các nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII
khẳng định đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục và
được xã hội tơn vinh[7] Vai trị của người giáo viên Việt Nam trong thời đại
ngày nay được thể hiện một cách cụ thể ở những nội dung sau:
- Giáo viên là người GD & ĐT học sinh — Thế hệ tương lai của dân tộc,
của đất nước Chức năng trọng yếu của giáo dục là hình thành và phát triển
nhân cách con người toàn diện Lực lượng chủ yếu đảm nhận và thực hiện
chức năng ấy là đội ngũ giáo viên Việc hình thành và phát triển nhân cách
cho thế hệ đang lớn lên là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình và hệ
thống giáo dục quốc dân, trong đó đội ngũ giáo viên có trách nhiệm nặng nề nhất vì họ là những người chuyên trách công việc giáo dục Người giáo viên
là những người trực tiếp giáo dục đảo tạo thế hệ trẻ theo đúng mục đích giáo
duc Cu thé người giáo viên có trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống
Trang 2521
lý tưởng và đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tỉnh hoa văn hoa của dân
tộc và nhân loại, đào luyện họ trở thành những lớp người có ích cho đất nước
Nền văn hoá của nhân loại và dân tộc chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội và sáng tạo của thế hệ trẻ Muốn cho sự lĩnh hội đó của thế hệ
trẻ đầy đủ, chính xác, muốn cho nền văn hố đó biến thành những cơ sở trọng
yếu để xây dựng nhân cách cho họ thì họ phải được rèn luyện theo phương thức đặc biệt — phương thức nhà trường thông qua vai trị người thầy giáo Có thể nói thầy giáo là cái “ đấu nối” giữa nền văn hoá xã hội và việc tái sản xuất nền văn hố đó ở thế hệ trẻ Mặt khác, việc hình thành và phát triển nhân cách
con người là một quá trình lâu dài, nhưng giai đoạn được giáo dục ở nhà trường là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của nhân cách Vì vậy, những tác
động và kết quả giáo dục của giáo viên đối với học sinh vừa có tác dụng đặt
nền móng, vừa có tác dụng định hướng, dẫn dắt cho quá trình phát triển nhân cách Sự phát triển tương lai của học sinh phụ thuộc nhiều vào kết quả giáo dục của giáo viên Giáo viên chính là người “kỹ sư thiết kế nên tâm hồn” học
sinh
Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, trước những yêu cầu cao của xã hội
đối với giáo dục, vai trò của người giáo viên càng được tôn vinh Báo cáo của uỷ ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã khẳng định vai trò quyết định của người thầy giáo trong việc chuẩn bị thế hệ trẻ có trách nhiệm xây dựng tương
lai của nhân loại theo hướng tồn cầu hóa, đồn kết, hiểu biết, tơn trọng lẫn
nhau, sống trong hồn bình, bao dung.Tắt cả phụ thuộc rất nhiều vào việc đội
ngũ giáo viên phải rèn luyện được ở thế hệ trẻ một trí tuệ nghiêm túc, tình
cảm sâu sắc, thông cảm lẫn nhau cùng với tính độc lập ngày càng cao”
- Đối với nhà trường, giáo viên là lực lượng chủ đạo trong công tác
Trang 2622
trong qua trinh nhan biết học — dạy và đặc trưng trong việc định hướng lại
giáo dục Người ta luôn luôn nhận thấy rằng thành công của các cuộc cải cách giáo dục phụ thuộc đứt khốt vào “ý chí muốn thay đôi” cũng như chất lượng
giáo viên Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”
Ngày nay, những ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy học
ngày càng nhiều, các phương tiện kỹ thuật dạy học ngày càng phát triển hiện
đại nhưng chỉ có tác dụng giảm nhẹ sức lao động, tăng thêm năng lực dạy học, giáo dục của giáo viên chứ hoàn toàn không thể thay thế vai trị của họ
Điều đó có thể lý giải rằng giáo viên không chỉ dạy tri thức khoa học,đạy kỹ
năng, kỹ xảo; phát triển trí tuệ học sinh mà còn truyền bá cho họ thế giới quan
khoa học, lý tưởng, niềm tin đúng đắn, khơi dậy và bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, năng lực sáng tạo của một người công dân Giáo
viên phải giáo dục học sinh về tâm hồn, về đạo lý,công lý phải thông qua
“đạy chữ” mà “dạy người”.Giáo viên phải giáo dục nhân cách học sinh bằng
chính nhân cách của mình, cho nên khơng có máy móc nào hiểu được con
người, tác động đến con người sâu sắc bằng chính con người Thời đại thông tin đã tạo những cơ hội mới, nhưng cũng đặt nhà giáo trước thách thức mới Vậy nhà giáo phải làm gì trước tình hình đó? Tư liệu của Hội
nghị Paris về giáo dục đại học có nêu tóm tắt yêu cầu đối với một “ nhà giáo
mới” ở đại học: “ Phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của họ” Như đã nói, nhà giáo hiện nay khơng cịn là người truyền thụ kiến thức, mà là người hỗ trợ hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin Từ đó có người hỏi: Vậy,vị trí của nhà giáo trong thời đại mới như thế
nào, họ có bị “ ra rìa” khơng, câu ngạn ngữ “ không thầy đồ mày làm nên”
Trang 2723
thay đổi, nhưng vị trí của nhà giáo hoặc là không đổi, hoặc là được nâng cao
hơn so với trước đây, nếu nhà giáo thoả mãn được những đòi hỏi của thời đại mới
Nhà giáo hiện nay có sứ mạng đi đầu đề chuẩn bị cho cuộc cách mạng thực sự về giáo dục như đã dự báo Vai trò tiên phong đó sẽ nâng vị trí của nhà giáo lên rất nhiều so với trước đây Với cơ hội mà công nghệ thông tin truyền thông mới đưa lại Những kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo thật sự có
giá trị của bất kì một cá nhân nhà giáo nào cũng dễ dàng được truyền bá rộng
rãi đến số lượng người học đông hơn nhiều so với trước đây, không chỉ giới
hạn trong bốn bức tường lớp học mà có thể lan rộng ra cả nước và thậm chí
vượt qua mọi biên giới quốc gia, điều đó làm cho vị trí của nhà giáo thật sự
được nâng lên cao hơn nhiều so với trước đây Rõ ràng là vị trí của nhà giáo trong thời đại thông tin khơng hề giảm, mà có cơ hội tăng lên Tuy nhiên, việc có giữ vững vàng và nâng cao được vị trí đó hay khơng cịn tuỳ thuộc vào sự phấn đấu của bản thân từng nhà giáo để đáp ứng được yêu cầu của thời đại
mới Chúng ta có thể hi vọng, trước cơ hội và thách thức của thời đại mới, đa
số nhà giáo chúng ta sé khong bi “ ra ria”
1.2.2 Những nhân tổ ảnh hưởng đến Nguồn nhân lực giảng viên ở
các trường Đại học và cao đẳng
1.2.2.1 Tác động của cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã xác
định 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó có vấn đề đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, với nội dung cụ thể là “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, cơng nghệ” Vì
Trang 2824
việc đảo tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, biến số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực của đất nước thành lợi thế cạch tranh trên phương diện toàn cầu
Đặc biệt là trong quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn điện GD & ĐT cũng đã thể hiện rất
rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển giáo dục, phát triển nguồn lực giảng viên cho các trường Đại học, Cao đẳng sao cho phủ hợp với xu thế phát triển của thời đại và hội nhập quốc tế Cụ thể (Trích NQ Hội nghị
TWS§ khóa XI):
1- GD & ĐT là quốc sách hàng đâu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân Đầu tr cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên di trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
2- Đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT là đổi mới những vấn đề lớn,
cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tr tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phuong phap, co chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các
cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và
bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát
triển những nhân t mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thể giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải
bảo đảm tính hệ thống, tâm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và
cấp học; các giải pháp phải đơng bộ, kha thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp
3- Phát triển GD & ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
Trang 2925
với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
4- Phát triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiễn bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan Chuyển phát triển GD & ĐT từ chủ yếu theo số lượng sang chú
trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu câu số lượng
5- Doi moi hé thong giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa
các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa,
hiện đại hóa GD & ĐT
6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GD & ĐT Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục cơng lập và ngồi công lập, giữa các vùng, miễn Uu tiên đẫu tư phát triển GD & ĐT đối với các vùng đặc biệt khó
khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối
tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD & ĐT
7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế đề phát triển GD & ĐT, đồng thời GD & ĐT phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước
1.2.2.2 Tác động của điều kiện kinh tế, xã hội
Trong điều kiện tồn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay trên thế
giới, hệ thống giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới bị đặt vào tình
trạng khủng hoảng sâu sắc Thêm nữa, nền kinh tế tri thức với đặc trưng cốt yếu quyết định sự thành bại của tất cả các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, và
mỗi cá nhân là dựa trên tri thức đã làm cho tất cả các quốc gia đặt chiến lược
con người lên những mục tiêu hàng đầu, trong đó cực kỳ coi trọng đổi mới
GD & ĐT, coi đó là chiến lược sống còn trong chiến lược phát triển của mình
Trong chiến lược đổi mới giáo duc dao tao nói chung, có rất nhiều điều cần
làm và phải được tiến hành đồng bộ, song phát triển đội ngũ giảng viên có
Trang 3026
Trong bối cảnh của thế giới, Việt nam khơng nằm ngồi xu thế phải đổi mới hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng Điều này lại càng bức bách hơn
khi chúng ta đang ở một xuất phát điểm rất thấp Về cơ bản, chương trình cải
cách giáo dục phác họa ra một hệ thống giáo dục đến năm 2020 sẽ phát triển lớn hơn ba đến bốn lần hiện tại, được quản lý tốt hơn, và được hội nhập tốt hơn, linh hoạt hơn trong việc tạo ra cơ hội cho việc chuyển đổi khóa học,
cơng bằng hơn, có khả năng tự chủ tài chính, định hướng nghiên cứu nhiều
hơn, tập trung nhiều hơn trong việc thương mại hóa cơ hội nghiên cứu và học
tập, tiếp cận gần hơn với những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, và mở rộng
hơn với các cam kết quốc tế Tổng cộng có 32 mục tiêu cụ thể đã được đề
xuất, đề cập đến gần như tất cả các mặt của hệ thống (Martin Hayden và Lâm
Quang Thiệp, 2006) Rõ ràng, có rất nhiều việc phải làm, song việc đổi mới
hệ thống giáo dục Đại học và Cao đẳng hiện nay ở nước ta đang tập trung chủ
yếu vào các mặt sau đây: (1) Nhanh chóng nâng cao số lượng người được tiếp
cận vào hệ thống giáo dục bậc cao; (2) Nâng cao chất lượng giáo dục và đảo
tạo; (3) Đổi mới quản lý giáo dục đại học và cao đẳng (đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đổi mới quản lý hàn lâm trong nhà trường) (Báo cáo Sự phát triển của Hệ thống Giáo dục Đại học, Các giải pháp đảm bảo và nâng cao
chất lượng đào tạo ngày 29/10/2009)
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính
phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 — 2020 đề ra 6 mục tiêu cơ bản, liên quan đến hội thảo này, tơi trích dẫn 2 mục tiêu quan trọng: (1) Mở rộng quy mô đảo tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1
vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó
Trang 3127
về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ
chun mơn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ
sinh viên/giảng viên của cả hệ thống giáo dục đại học không quá 20 Đến năm
2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 25% đạt trình độ tiến sĩ;
đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình
độ tiễn sĩ
Như vậy, vẫn đề bức bách đặt ra là phải nhanh chóng đảo tạo và phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng và chất lượng GS.TS
Trần Hồng Quân cho rằng mục tiêu 4,5 triệu sinh viên vào năm 2020 kéo theo
lượng giảng viên phải tăng gấp năm lần hiện nay Tuy nhiên, trong 10 năm qua số lượng giảng viên chỉ tăng gấp đôi Không chỉ số lượng, chất lượng giảng viên cũng phải được chú ý Nếu khơng có giải pháp thực hiện việc này,
van dé chất lượng giáo dục đại học sẽ không giải quyết được
1.2.2.3 Tác động của điều kiện văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán
Suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng
của dân tộc Người Việt Nam đã xây dựng và vun đắp cho mình rất nhiều
truyền thống quý báu như : Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm ,
hiểu học, tôn su trong dao, can cu, siêng năng, Những truyền thống ấy như những sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết dính từng thế hệ người Việt, tạo nên một bản
chất Việt Nam đặc sắc không lẫn vào đâu được Chính vì vậy, là người Việt
Nam thì phải có truyền thống yêu nước và biết phát huy , giữ gìn truyền thống
tôn sư trọng đạo của dân tộc mình
Người thầy luôn là một tắm gương sáng cho học trò noitheo _, ngồi việc có kiến thức uyên bác thì người thầy phải có đạo đức lối sống mẫu mực ,
có lòng yêu thương học trò , yêu nghề, sống nhân ái nghĩa tình , trọng đạo lý được mọi người kính trọng Có vậy mới xứng đáng được gọi là thầy, được các
Trang 3228
luôn nhắc nhở nhau phải “Tôn sư trọng đạo”, phải biết yêu kính thầy, nghe lời
thay dạy đỗ, làm theo những gì thầy dạy bảo và chớ bao giờ cả ¡ thầy vì “cải
thầy núi đè”
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đây mạnh cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội Tơn sư có nghĩa là : Kính trọng, yêu
quý thầy, lễ phép với thầy cô giáo , ghi nhớ công ơn dạy bảo của thầy Trọng đạo là tôn trọng ghi nhớ những gì thầy dạy bảo, phải vận dụng linh hoạt những kiến thức quý báu mà thầy đã dạy vào thực tế cuộc sống của mình
Những kiến thức mà thầy dạy đó là những tri thức đúng đắn về tự nhiên , xã hội và tư duy Đạo lý mà thầy truyền dạy là những quy tắc ứng xử trong các
mối quan hệ xã hội, những chuân mực đạo đức mà thầy rèn luyện cho học trò là chuẩn mực của nền đạo đức mới, nền đạo đức xã hội chủ nghĩa
Bác Hồ đã dạy : “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội _, thì phải có con người xã hội chủ nghĩa” Mà làm sao đề có những con người xã hội chủ
nghĩa? Trọng trách đó được vinh dự giao cho những người thầy, những người chiến sĩ cách mạng trong lĩnh vực giáo dục — Người thầy hôm nay không
những dạy chữ , dạy nghè cho học trò mà còn truyền đạt cho học trò những
chân lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin Làm nhiệm vụ truyền bá lý tưởng cộng sản, người thầy phải thơi bùng lịng u nước, yêu chủ nghĩa xã hội, rèn
luyện những chuân mực đạo đức mới cho những học trị của mình
Ngày nay xã hội ta phát triển vượt bật về mọi mặt _, đời s ống vật chất
cũng như tinh thần của nhân dân được nâng cao Vì vậy, mà vấn đề giáo dục
và đào tạo được quan tâm đặc biệt và được Đảng và Nhà nước ta xác định là
quốc sách hàng đầu Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày cảng được nhân dân ta tran trọng, giữ gìn và phát huy hơn nữa_ Trong đó, hơn ai hết mỗi người thầy, cô giáo ở Tỉnh Hưng Yên luôn phải tự ý thức phấn đấu và rèn luyện đề
làm sao cho xứng đáng và làm sao dé phát huy tốt truyền thống tôn sư trọng
Trang 3329
1.2.2.4 Tác động của hội nhập quốc tế
Bối cảnh quốc tế và trong nước
Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có
nhiều thay đổi nhanh và phức tạp Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế về giáo
dục đã trở thành xu thế tất yếu Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác
động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại; chính trị - xã hội ôn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc đề phát triển cao hơn trong giai đoạn sau Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết
chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công
nghệ Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và
thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp
phát triển giáo dục
Thời cơ và thách thức
a) Thời cơ:
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Trang 3430
trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ
dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa
phương phát triển giáo dục
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới
một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới,
những mơ hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời
cơ để phát triển giáo dục
b) Thách thức:
Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng
miền ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền và
cho các đối tượng người học
Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, trong khi đó nguồn lực đầu tư cho
giáo dục là có hạn, sẽ tạo sức ép đối với phát triển giáo dục
Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục giữa Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng Hội nhập quốc tế và phát triển
kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của
văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mịn bản sắc dân tộc, dịch vụ
giáo dục kém chất lượng có thê gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục đặt ra
yêu cầu phải đổi mới cả về lý luận cũng như những giải pháp thực tiễn phù
Trang 3531
Quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển giáo dục
1 Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thê chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển
Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu
tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển
giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù
2 Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng
giáo dục vùng khó đề đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện đề
các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước
một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển,
Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt
đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính
sách
3 Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển
khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất
lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đây mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú
trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng
Trang 3632
4 Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền
giáo dục tiên tiễn hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút
nguồn lực có chất lượng
1.2.2.5 Tác động của GD & ĐT, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công
nghệ
Đổi mới phương pháp dạy - học là một trong những mục tiêu lớn ngành giáo dục & đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và được Nghị quyết TW2, khoá VIII chỉ ra rất rõ ràng và cụ thé:
"Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình
dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo
thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên"
Ứng dụng CNTT vào dạy - học và nghiên cứu khoa học là một xu thế tất yếu của thời đại Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu CNTT không ngừng
xây dựng, thiết kế phần mềm dạy học dé phuc vu viéc day - hoc va nghién cứu các môn khoa học Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng
bài học, đối tượng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phương pháp ứng dụng
CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho khoa học và hiệu quả
Sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông trong đào tạo, hình thành những phương thức đào tạo mới đang phát triên trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay như một nhắn mạnh sự cần thiết bồi dưỡng kiến thức công nghệ cho
Trang 3733
tạo nhân lực cho nền kinh tế tri thức như chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị
đã khẳng định: " Đây mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD & ĐT ớ
các cấp học, bậc học, ngành học Phát triển các hình thức đào tạo từ xa
phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội"
Để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội,
các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giảng viên
tại các trường đại học phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và
ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội QÐ
số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (11/4/2012) về Chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 chỉ rõ: "Phát triển khoa học
công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững Khoa học và công nghệ phải
đóng vai trị chủ đạo để tạo bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi
mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, day mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"
1.2.2.6 Năng lực giảng viên hiện nay
Để có thể phát triển được đội ngũ giảng viên, điều cần được xác định là
xây dựng một bộ năng lực tối thiểu cần thiết cho giảng viên Trên cơ sở bộ
năng lực này, các cơ sở đảo tạo cần xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ của mình bằng cách kết hợp các loại hình đào tạo khác nhau để phát triển đội
ngũ của mình: (1) Đảo tạo dài hạn, chính quy (tiến sỹ, thạc sỹ), (2) Đào tạo và bồi dưỡng liên tục cho phù hợp với nhu cầu phát triển của từng trường, khoa;
(3) Các giảng viên tự học tập và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực của bản thân; (4) Tạo ra các môi trường và điều kiện dé giảng viên có thể
Trang 3834 Giảng viên Năng lực Nghiên cứu
Hình 1: Năng lực của một giảng viên đại học
Rõ ràng hệ thống đào tạo, bồi đưỡng và phát triển giảng viên hiện nay ở nước ta đang là một lỗ hồng lớn Chúng ta chưa có một hệ thống cũng như
những tiêu chí cụ thể trong việc phát triển giảng viên và đánh giá giảng viên
Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn bồi dưỡng và phát triển giảng viên tại Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị - Đại học Kinh tế TP HCM đã
chỉ ra: Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị, một giảng viên
giỏi là một giảng viên (1) có năng lực chuyên môn cao nắm bắt được những phát triển mới nhất trong học thuật cũng như trong thực tiễn chuyên mơn của
mình; (2) có năng lực giảng dạy phù hợp với lĩnh vực chuyên mơn sâu của
mình; và (3) có năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chuyên mơn của mình (Xem Hình I: Năng lực của một giảng viên đại học)
Nhìn chung, hiện nay phần “năng lực chuyên môn” là phần giảng viên của chúng ta chú trọng nhiều nhất; phần “năng lực giảng dạy” chúng ta mới bắt đầu và cần được tiếp tục phát triển thông qua việc học tập và phát triển của bản thân: thực hành, và tìm tịi trong việc ứng dụng vào giảng dạy; phần
“nghiên cứu” đang là năng lực thiếu hụt nhất của đội ngũ giảng viên trẻ chúng
ta Các trường hầu như chỉ chú trọng tới các chứng chỉ mà bộ yêu cầu đối với
Trang 3935
thế chất lượng của các chứng chỉ này chưa phản ánh được năng lực thực chất
của các giảng viên khi đứng lớp
Nếu một người được đảo tạo tốt trong các chuyên ngành đào tạo và có bằng Tiến sỹ thì họ sẽ được đào tạo sâu về chuyên môn và năng lực nghiên
cứu, khi đó họ là nhà nghiên cứu (Học giả - Scholar) Hệ thống đào tạo thạc
sỹ và tiến sỹ của ta hiện nay cũng chưa đạt đến chất lượng cao nên cả hai mảng này đều yếu Là một học giả mới có thé tiến hành các nghiên cứu, tham
gia vào quá trình sáng tạo ra tri thức và qua đó làm cho tri thức và năng lực của bản thân giảng viên không ngừng phát triển Thực hiện tốt chức năng sáng tạo ra tri thức của trường đại học — một tiêu chí quan trọng trong đánh giá và xếp hạng các trường đại học Nếu một người có chun mơn giỏi và có
năng lực giảng dạy tốt thì họ là một nhà giao duc (Educator) Hầu hết các
giảng viên đại học hiện nay đều không được đào tạo và hỗ trợ tốt về năng lực
giảng dạy Để phát triển năng lực giảng dạy, giảng viên cần xác định (1)
những đặc điểm chuyên môn do mình phụ trách; (2) các phương pháp phù
hợp với chun mơn đó; (3) các đặc tính, sở thích và khả năng của cá nhân với những phương pháp giảng dạy khác nhau; (4) những xu thế của thời đại
Trang 4036
Kết luận chương 1 -
Con người là trung tâm của sự phát triên , một xã hội phát triên dựa vào
sức mạnh của tri thức, bắt nguồn từ khai thác tiềm năng của con người, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản của sự phát triển
nhanh chóng và bền vững Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển Việc đặt con người vào trung tâm của sự phát triển khiến cho giáo
dục phải rà soát lại nhân thức về mục tiêu: Từ chỗ “học để biết” sang nhấn mạnh “học để làm”, rồi “học để cùng chung sống”, “học để tự khẳng định
mình”
Như vậy, việc phát triển nguồn nhân giảng viên các trường Đại học,
Cao đăng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng Những nội dung nghiên
cứu của phần này là cơ sở lí luận quan trọng làm luận cứ khoa học cho việc
xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường