1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luân văn may mặc ĐỘC QUYỀN: Nghiên cứu tính chất cơ lý và tính ứng dụng của vải không dệt thân thiện với môi trường sử dụng trong sản phẩm may mặc

41 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,67 MB
File đính kèm tính ứng dụng vải không dệt.rar (1 MB)

Nội dung

Dịch vụ thành lập Thay đổi Giấy phép kinh doanh cty Việt Nam cty vốn FDI Tuyển Cộng tác viên (CK 15% gói Dịch vụ) 0899315716 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 8 1.1 Lý do nghiên cứu 8 1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 9 1.3 Phương pháp nghiên cứu 10 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 11 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 11 1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 11 CHƯƠNG 2 : ĐẦU TƯ CÔNG VÀ GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG 12 2.1 Đầu tư công và giám sát đầu tư công 12 2.1.1 Quan điểm về đầu tư công 12 2.1.2 Giám sát đầu tư công 13 2.1.3 Các yếu tố tác động đến giám sát đầu tư công 14 2.2 Giám sát cộng đồng trong đầu tư công 18 2.2.1 Khái niệm giám sát cộng đồng 18 2.2.2 Giám sát cộng đồng trong đầu tư công 19 2.3 Kinh nghiệm giám sát cộng đồng trong đầu tư công tại một số quốc gia trên thế giới 22 2.3.1 Kinh nghiệm trong nước 22 2.3.2 Kinh nghiệm ở nước ngoài 27 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG 29 3.1 Thực trạng họat động kiểm tra giám sát đầu tư công 29 3.1.1 Hệ thống kiểm tra giám sát đầu tư công và cơ chế kiểm tra giám sát của cơ quan dân cử 30 3.1.2 Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư công của chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước 35 3.1.3 Cơ chế phối hợp trong hệ thống kiểm tra, giám sát 41 3.1.4 Tính độc lập tổ chức kiểm tra, giám sát 42 3.1.5 Tính minh bạch trong hoạt động kiểm tra, giám sát 42 3.2 Thực trạng giám sát cộng đồng đầu tư công 42 3.2.1 Các quy định pháp lý về họat động giám sát cộng đồng 42 3.2.2 Họat động giám sát cộng đồng trong đầu tư công tại TP.HCM 44 3.3 Đánh giá chung thực trạng giám sát đầu tư công tại TP.HCM 53 3.3.1 Thành tựu đạt được trong thực hiện họat động GSĐTCĐ 53 3.3.2 Những tồn tại trong thực hiệ họat động GSĐTCĐ 54 CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 58 4.1 Mô hình nghiên cứu 58 4.1.1 Cơ sở lựa chọn mô hình 58 4.1.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 58 4.2 Phương pháp nghiên cứu 62 4.2.1 Quy trình nghiên cứu 62 4.2.2 Nghiên cứu sơ bộ 63 4.3 Thiết kế bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu 66 4.3.1 Về dữ liệu nghiên cứu 66 4.3.2 Mã hóa dữ liệu 66 4.4 Mô tả mẫu nghiên cứu 68 4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu 71 4.5.1 Phân tích các yếu tố khám phá EFA 71 4.5.2 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết 74 4.5.3 Xác định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 77 4.5.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu 82 CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 85 5.1. Kết quả nghiên cứu 85 5.2. Một số gợi ý chính sách về giám sát cộng đồng trong đầu tư công 88 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ban TTND: Ban thanh tra nhân dân BQLDA: Ban quản lý dự án Ban GSCĐ: Ban giám sát cộng đồng EFA: (Exploratory Factor Analysis) phương pháp phân tích nhân tố khám phá GSĐTCĐ: Giám sát đầu tư cộng đồng GPMB: Giải phóng mặt bằng HĐND: Hội đồng nhân dân KTNN: Kiểm toán nhà nước NSNN: Ngân sách nhà nước PAPI: (Public administration performance Index) chỉ số hiệu quả hành chính công TTND: Thanh tra nhân dân THCS: Trung học cơ sở TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân UBMTTQ: Ủy ban mặt trận tổ quốc USTA: (Hochiminh city union of science and technology Associations) liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Tp.HCM VID: Vietnam innova on day program: chương trình ngày sáng tạo Việt Nam VACI: (Vietnam anticorruption Initiative program) chương trình sáng tạo phòng chống tham nhũng XDCB: xây dựng cơ bản XDNTM: Xây dựng nông thôn mới WB: (World bank): ngân hàng thế giới DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 2 Hình 21 Mô hình Nâng cao năng lực GSĐTCĐ tại cấp xã, phường8 17 CHƯƠNG 3 Hình 31 Các nội dung thực hiện đánh giá đầu tư công 36 Hình 32 Hệ thống các tổ chức đánh giá đầu tư công 37 Hình 33 Số dự án được giám sát, đánh giá 39 Hình 34 Tỷ lệ dự án được giám sát, đánh giá 39 Hình 35 Số dự án vi phạm 40 Hình 36 Sự tham gia người dân vào quá trình đưa ra quyết địnhvà giám sát các công trình cơ sở hạ tầng 44 CHƯƠNG 4 Hình 41 Mô hình nghiên cứu đề xuất 61 Hình 42 Quy trình nghiên cứu 62 CHƯƠNG 5 Hình 51 Tổ chức GSĐTCĐ Hình 52 Tổ chức GSĐTCĐ đề nghị DANH MỤC BẢNG CHƯƠNG 3 Bảng 31 Đánh giá quản lý chất lượng đầu tư công 29 Bảng 32 Số lượng các hội hiệp hội ở Việt Nam 33 Bảng 33 Tổng hợp tình hình giám sát, đánh giá đầu tư 38 Bảng 34 Số dự án vi phạm 40 Bảng 35 Tổng hợp tình hình sai phạm qua báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 41 Bảng 36 Sự tham gia của hộ gia đình vào quá trình ra quyết định 45 Bảng 37 Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh 52 Bảng 38 Chỉ số đánh giá sự tham gia của người dân tại TP.Hồ Chí Minh 53 CHƯƠNG 4 Bảng 41 Mã hóa dữ liệu 66 Bảng 42 Thống kê mô tả về việc đánh giá hoạt động giám sát cộng đồng 68 Bảng 43 Thống kê mô tả về độ tuổi 69 Bảng 44 Thống kê mô tả về mức độ quan trọng đối với từng tiêu chí 69 Bảng 45 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập 72 Bảng 46 Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA biến phụ thuộc 73 Bảng 47 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố cơ chế chính sách pháp luật nhà nước về đầu tư công 78 Bảng 48 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng .80 Bảng 49 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố hỗ trợ của chính quyền 78 Bảng 410 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố dân trí 77 Bảng 411 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố thông tin minh bạch 79 Bảng 412 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiêp 80 Bảng 413 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố hoạt động GSĐTCĐ tại TP.HCM 81 Bảng 414 Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình 82 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.2 Lý do nghiên cứu Việt nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên nhu cầu đầu tư trên tất cả các lĩnh vực trở nên cấp thiết và cần có những cầu nối giao thương giữa các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế với nhau thì vai trò điều tiết của nhà nước vô cùng quan trọng và phải kể đến vai trò của đầu tư công, đầu tư công ở Việt Nam hiện có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Các dự án đầu tư công vừa mang tính xúc tác cho nền kinh tế nhưng vừa mang tính kìm hãm (tác dụng ngược) nếu đầu tư và quản lý không hiệu quả. Quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế mà còn làm gia tăng nhiều hệ lụy tiêu cực khác như: tăng sức ép lạm phát trong nước, mất cân đối vĩ mô cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế (Võ Văn Cần, 2013). Hoạt động đầu tư luôn gắn liền với hoạt động giám sát, để đầu tư công ở Việt nam đạt hiệu quả thì vai trò, trách nhiệm của hệ thống kiểm tra, giám sát là rất quan trọng, đây cũng là đề tài luôn mang tính thời sự ở nghị trường Quốc hội, luôn thu hút sự quan tâm chú ý của người dân và xã hội. Điều này cho thấy áp lực xã hội đối với trách nhiệm các cơ quan kiểm tra, giám sát nói chung và cơ quan dân cử nói riêng phải làm tốt trách nhiệm của . Đồng thời theo dự thảo Luật Đầu tư công mới nhất bổ sung thêm một chương về theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình của tất cả các cấp, các ngành, sẽ bảo đảm cho các chương trình, dự án đầu tư công được triển khai theo đúng quy định của pháp luật, điều này càng khẳng định vai trò của giám sát đầu tư công. Theo kinh nghiệm ở các nước phát triển thì giám sát cộng đồng đóng vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả của các công trình đầu tư công từ khâu quyết định kế họach đầu tư cho đến khâu vận hành. Giám sát cộng đồng khiến cho việc đầu tư công minh bạch hơn, chống được đầu tư dàn trải, giảm được lãng phí, thất thoát. Nhưng nếu giám sát cộng đồng mà quy định không chặt chẽ sẽ cản trở, làm chậm tiến độ đầu tư, không đưa công trình, dự án vào khai thác đúng kế hoạch, ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, dẫn tới lãng phí vì chi phí đầu tư bị đội lên, làm giảm hiệu quả đầu tư. Để thực hiện hiệu quả họat động này thì ý thức người dân hoạt động GSĐTCĐ rất cao, bên cạnh đó, chính quyền luôn khuyến khích tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để người dân phản ánh ý kiến của mình; mọi ý kiến của người dân đều được chính quyền quan tâm giải quyết và trả lời thấu đáo. Những năm qua Ngân hàng thế giới cùng với Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều dự án với vai trò chủ đạo nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò của Ban GSĐTCĐ. Tuy nhiên theo các báo cáo về họat động giám sát cộng đồng thì họat động này chỉ mang tính hình thức và vai trò giám sát của các tổ chức dân cử chưa cao (World Bank, 2010). Tại Việt nam, mức độ phát triển các đô thị lớn nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là “trung tâm tổng hợp có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước” và “có chức năng tổng hợp về nhiều mặt như hành chính, chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế …” là nơi có rất nhiều dự án công được triển khai, nên vấn đề quản lý đầu tư công đặc biệt là họat động giám sát đầu tư cộng đồng tại TP.Hồ Chí Minh càng phải được chú trọng, mặc dù có nhiều yếu tố tác động đến quá trình của hoạt động GSĐTCĐ do sự khác biệt mức độ phát triển kinh tế, dân số, việc tiếp cận khoa học công nghệ...giữa các quốc gia, các vùng miền khác nhau nhưng những vấn đề cơ bản của GSĐTCĐ nhìn chung có những điểm tương đồng nên nghiên cứu sử dụng trường hợp TP.HCM như TP đại diện cho họat động GSĐTCĐ này ở Việt nam hiện nay. Vậy, làm thế nào để phát huy vai trò của giám sát cộng đồng trong đầu tư góp phần nâng cao hiệu qủa họat động đầu tư công Việt nam và những yếu tố nào tác động đến hiệu quả của họat động này? Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng tôi đă thực hiện đề tài “Các yếu tố tác động đến họat động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. 1.3 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố ảnh hưởng và tác động các nhân tố đến họat động giám sát cộng đồng trong đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả họat động kiểm tra giám sát, đáp ứng yêu cầu quản lý họat động đầu tư công. Mục tiêu cụ thể: • Lược khảo lý thuyết và cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện họat động giám sát cộng đồng trong đầu tư công. • Phân tích thực trạng, xác định và hòan thiện các nhân tố ảnh hưởng đến họat động giám sát cộng đồng trong đầu tư công. • Đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả họat động GSĐTCĐ. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Cơ sở nền tảng cho việc tổ chức họat động kiểm tra giám sát đầu tư công tại Việt nam? Câu 2: Các nhân tố nào tác động đến họat động GSĐTCĐ? Câu 3: Để hòan thiện họat động và nâng cao hiệu quả GSĐTCĐ thì cần có những thay đổi và điều chỉnh như thế nào? 1.4 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Định tính: sử dụng để khái quát hóa, mô tả lý thuyết và đánh giá thực trạng họat động kiểm tra giám sát đặc biệt là GSĐTCĐ Định lượng: sử dụng để xác định và kiểm chứng các nhân tố tác động đến họat động GSĐTCĐ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng họat độngGSĐTCĐ. • Khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia: Nói chuyện, phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực thanh tra kiểm tra giám sát đầu tư công để nghe ý kiến, quan điểm của họ về các nhân tố tác động và các nhân tố đo lường tính hiệu quả của họat động GSĐTCĐ. • Thống kê mô tả: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát rộng rãi cho đối tượng là những người dân sinh sống tại những nơi có công trình đầu tư công đã, đang và sẽ thực hiện, sau đó thống kê kết quả khảo sát để bổ sung thông tin cho các nhận xét, phân tích, đánh giá thực trạng họat động giám sát cộng đồng. • Thống kê định lượng: Sử dụng mô hình phân tích yếu tố khám phá (EFA) để xác định và kiểm định các nhân tố tác động đến hiệu quả họat động GSĐTCĐ để làm cơ sở đề xuất các giải pháp. 1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: • Quy định liên quan đến GSĐTCĐ • Các nhân tố tác động đến hiệu quả họat động giám sát cộng đồng Phạm vi nghiên cứu: • Nhóm nghiên cứu họat động giám sát cộng đồng trong đầu tư công Việt nam, đặc biệt ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nơi các họat động đầu tư công diễn ra mạnh mẽ. • Thời gian thực hiện khảo sát: từ 172014 đến 3172014 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa: Xây dựng hệ thống thang đo các yếu tố của hiệu quả họat động giám sát cộng đồng đầu tư công và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Là cơ sở cho việc hòan thiện và nâng cao hiệu quả của họat động giám sát cộng đồng trong đầu tư công tại địa phương. Hạn chế: Các dữ liệu và thông tin công bố về họat động này tại Việt nam còn rất hạn chế. Do đặc trưng của đề tài nên nhóm sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và quy mô khảo sát nhỏ. 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đầu tư công và giám sát cộng đồng trong đầu tư công Chương 3: Thực trạng về giám sát cộng đồng trong đầu tư công Chương 4: Xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 5: Kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách CHƯƠNG 2 : ĐẦU TƯ CÔNG VÀ GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG 2.1 Đầu tư công và giám sát đầu tư công 2.1.1 Quan điểm về đầu tư công  Quan điểm về đầu tư Trong đời sống kinh tế xã hội, có nhiều quan điểm khác nhau về đầu tư. Có thể đề cập các góc độ như sau: Xét trên góc độ tiêu dùng: đầu tư được hiểu là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để được tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Theo nghĩa rộng, đầu tư được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu hút về cho người đầu tư kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực bỏ ra, nguồn lực đó có thể là tiền, các tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tóm lại: Đầu tư là quá trình bỏ vốn ở hiện tại nhằm mục đích thu hiệu quả lớn hơn trong tương lai, vốn bỏ vào đầu tư gọi là vốn đầu tư.  Quan điểm về đầu tư công Theo quan điểm của các nước trên thế giới: đầu tư công là những khoản tiền mà chính phủ chi tiêu vào các dịch vụ công cộng (y tế, giáo dục, giao thông vận tải)1. Theo dự thảo Luật đầu tư công của Việt Nam: Đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.2 1Theo CamBridge dictionary 2Luật đầu tư công “Vốn nhà nước” trong đầu tư công được quy định gồm: Vốn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Vốn huy động của Nhà nước từ Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu chính quyền địa phương; Công trái quốc gia và các nguồn vốn khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ vốn tín dụng do nhà nước bảo lănh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Theo khái niệm trên thì đầu tư công được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư vào các chương trình dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh, lĩnh vực đầu tư công bao gồm: + Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xă hội hóa thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác. + Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp. + Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định pháp luật. + Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ . Đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý. Vậy: Đầu tư công là hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác nhau tạo ra hàng hóa dịch vụ công cộng phục vụ cộng đồng dưới sự quản lý nhà nước, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút và phát triển các hình thức đầu tư . 2.1.2 Giám sát đầu tư công Giám sát là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình đầu tư, từ việc giám sát có thể nhận định được dự án có thực hiện theo quy trình, theo tiêu chuẩn, theo các quy định và có đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội hay không. Do đó đối với các chủ thể đầu tư và các loại dự án đều cần thiết phải có hoạt động giám sát. Giám sát dự án đầu tư là “hoạt động theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình đầu tư của dự án theo các quy định về quản lý đầu tư nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án” 3 Theo lý thuyết quan hệ người chủ người thừa hành (principalagent theory) đầu tiên tập trung vào những vấn đề về thông tin không hoàn hảo trong những hợp đồng của ngành bảo hiểm (Spenser Zeckhauser, 1971); (Ross SA , 1973 ), sau đó trở thành lý thuyết khái quát những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện trong các lĩnh vực khác (Jensen Meckling, 1976)(Fama Miller, 1972)(Harris Raviv, 1978), cũng được coi là lý thuyết về các hành vi trong đầu tư công cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát đầu tư công. Lý thuyết này kết luận rằng, dưới những điều kiện thông tin không hoàn hảo sẽ xuất hiện sự lựa chọn bất lợi và mối nguy đạo đức, vì thế, minh bạch thông tin là yếu tố quyết định hiệu quả cho các hoạt động kiểm tra giám sát nói chung và giám sát đầu tư công nói riêng. Theo Dự thảo Luật Đầu tư công mới nhất, các chương trình, dự án đầu tư công sẽ chịu sự giám sát của cộng đồng và UBMTTQ Việt Nam các cấp sẽ chủ trì tổ chức thực hiện việc giám sát cộng đồng. Vậy, giám sát đầu tư công là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, công trình được xây dựng phục vụ cho lợi ích cộng đồng (các dự án công) nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định của các chủ đầu tư, nhằm đảm bảo dự án công được thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế xã hội. 2.1.3 Các yếu tố tác động đến giám sát đầu tư công  Cơ chế chính sách, luật pháp liên quan đến giám sát đầu tư công: trong các hoạt động đầu tư cần tuân thủ theo quy định của pháp luật, vì thế các hoạt động giám sát đầu tư cũng phải tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật (IMF, 2015) (Tạ Văn Khoái, 2009). Đối với các luật và các văn bản dưới luật quy định trong lĩnh vực đầu tư công và giám sát đầu tư công càng cụ thể, hướng dẫn càng rõ ràng thì việc thực thi theo pháp luật càng hiệu quả. Đồng thời góp phần tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng, giúp phát huy hiệu quả kinh tế xã hội của dự án4. 3Theo Nghị định về giám sát và đánh giá dự án đầu tư số 1132009NĐCP  Tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng Cơ chế hoạt động của giám sát đầu tư công: Theo lý thuyết hợp đồng xã hội (Social Contract Theory) của Rousseau (17121778) thì chính phủ là người đầy tớ của nhân dân, và có sự thỏa thuận giữa chính phủ và người dân, trong đó người dân đồng thuận từ bỏ một vài quyền tự do để đổi lấy sự an ninh, bảo vệ quyền lợi (D. Matravers, 1996). Trong ý nghĩa này, công chúng không những là đối tác của chính phủ tham gia vào quá trình ra quyết định và thực hiện chính sách mà còn là người quản lý nguồn lực và dịch vụ công (Mizaur, 1993) và nhà nước phải đảm bảo sự phục vụ và đáp ứng tốt nhất(Paul R.Niven, 2002). Vì vậy, để nhân dân có thể hoàn thành được quyền và nghĩa vụ của mình thì sự hỗ trợ của các cấp chính quyền là cần thiết (Abraham Lincoln (1863), do đó các chương trình giám sát được xây dựng theo chuyên đề, dự án và công trình trên các địa bàn xã, phường, thị trấn, hàng tháng sẽ thực hiện báo cáo định kỳ và phổ biến kế hoạch của các kỳ tiếp theo. Các bộ phận giám sát sẽ thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát qua các văn bản đồng thời mời đại diện của bên tham gia giám sát đến tham dự các kỳ họp để nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế tại các địa phương. Tuy nhiên cần tạo sự tách biệt giữa các thành viên của ban giám sát cộng đồng và các cấp chính quyền, nhằm tạo cơ chế hoạt động công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của bộ máy tham gia giám sát các hoạt động đầu tư công Cơ chế tài chính để duy trì hoạt động: Đối với hoạt động giám sát đầu tư công cũng cần có nguồn tài chính để duy trì hoạt động, các cơ chế tài chính tối thiểu đảm bảo hỗ trợ kinh phí duy trì các hoạt động liên quan đến hành chính, phụ cấp cho người tham gia giám sát. Nguồn kinh phí chưa được quy định cụ thể mức tối thiểu hay tối đa mà do tùy mỗi địa phương, xã phường thị trấn trích lập một phần quỹ chung cho hoạt động giám sát. Các cơ chế tài chính này không có tính ổn định và khó khăn để duy trì tốt hoạt động giám sát, do đó không có nhiều người tham gia giám sát đầu tư công, các thành viên trong ban giám sát thường tham gia tự nguyện nhằm thực hiện hoạt động phục vụ lợi ích cộng đồng5.  Triển khai hoạt động hỗ trợ của chính quyền Công tác phối hợp của các sở ban ngành và các đơn vị tham gia giám sát:các ý kiến, báo cáo và đóng góp được chính quyền địa phương, các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các nhà thầu cần giải quyết kịp thời, thông thường các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của các đơn vị; khi có yêu cầu của các Bộ, Ngành và Chủ đầu tư; phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo môi trường đối với các dự án trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý, đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư. Theo nghiên cứu của VACI6 thì dự án khi triển khai hoạt động luôn nhằm hỗ trợ cho đối tượng hưởng lợi cuối cùng chính là những người dân nên xây dựng sự phối hợp theo mô hình, trong đó có nhà nước bỏ vốn (đôi khi là khu vực tư) đầu tư vào các công trình công cộng, phối hợp của UBND các cấp phối hợp với cơ quan lập kế hoạch, cơ quan tài chính, phòng ban nghiệp vụ chuyên môn, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán đến sự kết hợp của Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, UBMTTQ và sự góp ýtừ những người sử dụng (người dân) gởi đến bộ phận tiếp nhận. Nghiên cứu của VACI đã đưa ra các mô hình phối hợp như sau: Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ Nâng cao năng lực Giám sát cộng đồng tại cấp xã, phường ( các dự án đã thực hiện theo mô hình này ở các mức độ khác nhau: VACI2011 P417, P558, P1189) Chọn một cộng đồng ở một xã hoặc một phường đây là một cộng đồng thuộc các hệ thống tổ chức sẵn có. Các cộng đồng đang hoặc chuẩn bị (trong thời gian thực hiện dự án) có kế hoạch triển khai một số công trình công cộng do tự đầu tư hoặc nhà nước và nhân dân cùng đầu tư. Đối tượng hưởng lợi: là những người dân. Đối tượng mục tiêu: có thể trực tiếp qua Ban GSĐTCĐ, hoặc Ban TTND xã, hoặc dự án có thể tự thành lập những tổ, nhóm mới để triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, sau đó hỗ trợ các đối tượng mục tiêu trực tiếp triển khai các hoạt động cụ thể.... 6VACI: Vietnam AntiCorruption Initiative Program 7 VACIP41: tên dự án “Nâng cao năng lực giám sát cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới” 8 VACI 2011P55: tên dự án “Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia và quá trình lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương”. 9 VACI 2011P118: tên dự án “Cộng đồng chung tay giám sát và bảo vệ không gian cộng đồng”. Chọn các công trình đầu tư sử dụng vốn đầu tư từ nhà nước hoặc các công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm ở ngay địa bàn xã, phường để triển khai giám sát. Cán bộ dự án thường xuyên cùng nhóm đối tượng mục tiêu triển khai các hoạt động nếu có khó khăn sẽ trực tiếp hướng dẫn, tư vấn cách làm. Các hoạt động bao trùm từ giai đoạn lập kế hoạch đến thực hiện và sau đó là tổng kết, rút kinh nghiệm. Hình 21 Mô hình Nâng cao năng lực GSĐTCĐ tại cấp xã, phường Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ của người tham gia giám sát:Để phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực giám sát cho cộng đồng. Thông qua các lớp tập huấn, đội ngũ giám sát cộng đồng được cập nhật các văn bản mới liên quan đến đầu tư xây dựng công trình, giúp cho đội ngũ giám sát cộng đồng nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; nắm chắc nghiệp vụ quản lý, giám sát đầu tư, xây dựng cơ bản. Sau khi tập huấn, nhiều ban giám sát cộng đồng ở cơ sở chia thành nhiều tổ, thường xuyên theo dõi tiến độ, chất lượng các công trình. Nhờ đó, các chương trình, dự án nhà nước đầu tư trên địa bàn đảm bảo hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.  Thông tin công khai minh bạch Trong xã hội với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thì tính minh bạch trong hoạt động quản lý là rất cần thiết và là nguồn sức mạnh của bộ máy công quyền. Thông tin công khai, minh bạch trước hết là nhằm bảo đảm bản chất dân chủ của xã hội, thể hiện quyền làm chủ của người dân đồng thời cũng là một giải pháp rất quan trọng để khắc phục tệ quan liêu tham nhũng, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, công trình được thực hiện. Thông tin công khai, minh bạch thì sẽ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan, công chức với người dân, củng cố niềm tin của dân đối với cơ quan cũng như uy tín của cán bộ chính quyền có liên quan. Khi cơ chế, chính sách pháp luật, nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định lựa chọn danh mục dự án đầu tư công, đến kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm, đặc biệt là mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án… đều hết sức công khai, minh bạch thì sẽ không còn chỗ cho cơ chế xin cho, không còn chỗ cho sự tùy tiện, chủ quan, cho tham nhũng, lãng phí… sẽ mang lại sự minh bạch cho nền kinh tế, mà một khi nền kinh tế có sự minh bạch, đất nước có cơ hội để phát triển thịnh vượng hơn. 2.2 Giám sát cộng đồng trong đầu tư công 2.2.1 Khái niệm giám sát cộng đồng Theo định nghĩa từ điển Việt Nam: Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không. Giám sát là công tác theo dõi, quan sát việc chấp hành quy định, chính sách pháp luật của các đối tượng bị giám sát, được thực hiện thường xuyên ở phạm vi rộng hơn công tác kiểm tra. Giám sát thường dựa vào thông tin công khai, báo cáo của đối tượng bị giám sát để kiểm tra đánh giá, chủ thể giám sát thường là cộng đồng, tổ chức xã hội. Ví dụ như: Quốc hội, HĐND các cấp, Cộng đồng dân cư, UBMTTQ, đoàn thể .... Giám sát cộng đồng trong đầu tư công là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn, theo quy định của quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan, nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư, phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng.10 2.2.2 Giám sát cộng đồng trong đầu tư công 2.2.2.1. Cơ sở pháp lý của giám sát cộng đồng trong đầu tư công Luật Đất đai năm 2003, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai số 1812004NĐCP ngày 29102004 và số 1822004NĐCP ngày 29102004 của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn về đền bù thiệt hại khi thu hồi đất đai vì mục đích công cộng. Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo các nghị định số 521999NĐ CP ngày 871999, số 122000NĐCP ngày 552000, số 072003NĐCP ngày 30012003. Thông tư số 032003TTBKH ngày 1952003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Nghị định số 2092004NĐCP ngày 16122004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ban hành theo Quyết định số 802005QĐ TTg ngày 1842005 của Thủ tướng Chính phủ Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh số 342007PL UBTVQH11 ngày 2042007); Nghị định số 162005NĐCP ngày 7022005 của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình.. Thông tư liên tịch số 042006TTLT ngày 04122006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Trung ương UBMTTQ Việt Nam và Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quy chế GSĐTCĐ. Nghị định số 1122006NĐCP ngày 2992006 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung 10Theo Quyết định số 802005QĐTTg ngày 1852005 của Thủ tướng Chính phủ một số điều của Nghị định số 162005NĐCP ngày 7022005 Chương III, Luật Xây dựng. Nghị định số 992007NĐCP ngày 1362007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 2.2.2.2. Khái quát về giám sát cộng đồng trong đầu tư công a. Mục tiêu hoạt động của giám sát cộng đồng trong đầu tư công Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tư và xây dựng, góp phần bảo đảm đầu tư các công trình đúng mục tiêu, đúng tiến độ và có hiệu quả trên địa bàn các phường (xã). Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các việc làm vi phạm quy định pháp luật về đầu tư và xây dựng, góp phần phòngchống lãng phí, thất thoát các nguồn lực thuộc công trình được đầu tư, phòng, chống xâm hại lợi ích cộng đồng trong quá trình đầu tư và vận hành các công trình trên địa bàn xã, phường. Để góp phần thực hiện các mục tiêu nêu trên, cộng đồng cần thực hiện giám sát tổng thể từ việc giám sát việc chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), triển khai công tác tái định cư, đến việc giám sát cấp vốn đầu tư của các công trình, tiến độ thực hiện đầu tư, giám sát việc quản lý và vận hành công trình, giám sát thi công, chất lượng công trình, giám sát việc nghiệm thu, bàn giao công trình nhằm giám sát những việc làm có xâm hại lợi ích cộng đồng hoặc những việc làm tác động đến môi trường sống. b. Đặc điểm của giám sát cộng đồng trong đầu tư công Giám sát cộng đồng trong đầu tư công là hoạt động tự nguyện, có tổ chức và theo yêu cầu của cộng đồng. Việc giám sát được thực hiện độc lập với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lựa chọn, chuẩn bị, phê duyệt đầu tư, quản lý thực hiện công trình và quản lý vận hành (khai thác sử dụng) công trình. Tuy nhiên mọi hoạt động giám sát phải phù hợp với quyền giám sát của cộng đồng quy định tại Quy chế GSĐTCĐ do đó quá trình giám sát cộng đồng không được gây cản trở việc quản lý thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình và thực hiện bằng các phương pháp đơn giản, bằng các công cụ thông thường, sẵn có và rẻ tiền đề đảm bảo người có trình độ văn hóa phổ thông cơ sở được tập huấn qua một lớp ngắn hạn là có thể làm được. Các báo cáo nhận xét, đánh giá của công tác giám sát cộng đồng nhằm kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời những vi phạm được cộng đồng phát hiện. c. Đối tượng và phạm vi giám sát đầu tư của cộng đồng Đối tượng của giám sát cộng đồng chính là các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn, nhà thầu giám sát thi công, nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu,... của dự án (sau đây gọi chung là các nhà thầu). Phạm vi của giám sát cộng đồng là các chương trình, dự án đầu tư (sau đây gọi chung là dự án đầu tư) có sử dụng vốn nhà nước và không thuộc diện bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng trên địa bàn của xã, các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và công sức của cộng đồng hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã, các dự án đầu tư bằng nguồn vốn khác. d. Nội dung của giám sát cộng đồng trong đầu tư công Theo Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng thì nội dung giám sát đầu tư cộng đồng gồm: Đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,... kế hoạch đầu tư có liên quan trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; Đánh giá việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư; Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án. Cộng đồng theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án; phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án. Cộng đồng còn theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình. e. Lợi ích của giám sát cộng đồng trong đầu tư công Nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân, góp phần bảo đảm đầu tư các công trình đúng mục tiêu, tiến độ và có hiệu quả trên địa bàn, góp phần quan trọng để các công trình, dự án nhà nước đầu tư phát huy tối đa hiệu quả, đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân. 2.3 Kinh nghiệm giám sát cộng đồng trong đầu tư công tại một số quốc gia trên thế giới 2.3.1 Kinh nghiệm trong nước Căn cứ vào kinh nghiệm của các mô hình dự án thuộc VID 2009 và VACI 2011,từ các mô hình VID 200911, VACI 201112 là các chương trình hợp tác của ngân hàng thế giới và chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm tăng cường công tác chống tham nhũng và nâng cao vai trò của giám sát cộng đồng đối với các dự án công, các công trình đầu tư sử dụng vốn đầu tư từ nhà nước hoặc các công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm ở ngay địa bàn xã, phường để triển khai giám sát và chỉ đảm nhiệm vai trò thúc đẩy, không trực tiếp làm thay. Các chương trình này đạt được sự đồng tình ủng hộ của người dân tại các địa phương triển khai và đạt được mức độ thành công, hiệu quả kinh tế xã hội khi triển khai dự án:  Dự án P41, Thái Nguyên13: Tính đến trước thời điểm tiển khi dự án, xã mới chỉ đạt 419 tiêu chí đó là: hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội; y tế; điện. Để trở thành xã nông thôn mới, xã phải đạt được nhiều tiêu chí khác, trong 11 Chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam (VID) (Vietnam Innova on Day Program) năm 2009. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới Worldbank. 12Chương trình Sáng kiến Chống tham nhũng Việt Nam. Do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức. 13Nguồn: Báo Thái Nguyên, baothainguyen.org.vntintucduanghiquyetdaihoidangbotinhlanthuxviiivao cuocsongthaogokhokhantronggiamsatcongdong107849198.html đó có giao thông nông thôn và cơ sở hạ tầng. Theo tính toán của địa phương này tổng giá trị các công trình xây dựng cơ bản trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới như chợ, trung tâm thi đấu văn hóa thể thao, sửa chữa và nâng cấp trên 5km đường liên xã… là gần 100 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cần huy động nhân dân đóng góp hàng tỷ đồng. Với số tiền vốn lớn đầu tư nhiều như vậy đòi hỏi ban giám sát cộng đồng phải nâng cao năng lực, có cách làm việc thật sự chuyên nghiệp, để công khai các chủ trương chính sách và thực hiện minh bạch mọi hoạt động công vụ, góp phần đẩy lùi thất thoát nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân. Ngay sau khi đề án được triển khai, Ban quản lý dự án đã thiết kế tiêu chí Xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) niêm yết tại nhà văn hóa các xóm và trụ sở UBND xã, phát động cuộc thi tìm hiểu chương trình XDNTM tới toàn thể bà con nông dân và nhận được trên 300 bài tham gia. Bên cạnh đó, mở 10 lớp tuyên truyền, tập huấn cho 600 người là các thành viên Ban GSĐTCĐ xã, người dân của 10 xóm về các tiêu chí XDNTM; những chính sách Nhà nước hỗ trợ và trách nhiệm của người dân khi tham gia XDNTM; các quy định pháp luật phòng, chống tham nhũng về nội dung công khai, minh bạch các hoạt động XDNTM , đồng thời có trách nhiệm trong giám sát của cộng đồng, khi cần phản ánh kiến nghị đến ai, cơ quan nào và được bảo vệ ra sao. Sau khi được tập huấn những kiến thức cụ thể, thiết thực để giám sát các công trình đầu tư trên địa bàn xã một cách bài bản, các Ban GSĐTCĐ đã thực hành giám sát công trình như đường bê tông gần 100m dẫn vào trường THCS Đồng Liên (được đầu tư xây dựng theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm với tổng số tiền 140 triệu đồng) theo phương pháp mới và đem lại hiệu quả, đảm bảo thi công đoạn đường đúng tiến độ và chất lượng trong 4 ngày. Các Ban GSCĐ cũng được BQLDA giải đáp và đề ra phương án xử lý với những khúc mắc phát sinh trong giám sát công trình. Trong năm 2011, BGSĐTCĐ xã đã giám sát 4 công trình đảm bảo hiệu quả, không có khiếu kiện của nhân dân là: Đường đê Gang Thép dài 3km (tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước là 6 tỷ đồng); đường bê tông vào Trường THCS Đông Liên (tổng trị giá 140 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 30 triệu đồng); nhà chức năng Trường Mầm non Đồng Liên (tổng trị giá 150 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 140 triệu đồng); trạm bơm Đồng Ao Đồng Tân (tổng trị giá trển 600 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 30 triệu đồng). Đến cuối dự án, tổng số công trình được giám sát lên tới 9 công trình so với kế hoạch ban đầu chỉ 4 công trình, trong đó có công trình xây dựng do ngân sách nhà nước đầu tư, có công trình do dân đóng góp và có công trình vừa do ngân sách nhà nước đầu tư và nhân dân đóng góp. Rút ra các kinh nghiệm:  Kiến thức: nên có sự tổng hợp, đúc rút thành các tài liệu đơn giản, tránh rườm rà, tốn kém, tận dụng các tài liệu sẵn có của các dự án đi trước.  Kỹ năng: đây là yếu tố xương sống để khẳng định năng lực thực sự đã được hình thành hay chưa. Dự án đều gắn nhóm đối tượng mục tiêu vào giám sát các công trình cụ thể, từ đó kiểm chứng và khẳng định được mức độ thay đổi năng lực của nhóm đối tượng mà mỗi dự án hướng tới.  Thông tin: là một nguồn lực quan trọng để nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng mục tiêu. Ngoài việc tập huấn về kiến thức, hỗ trợ thực hành để tăng kỹ năng, cần cung cấp tối đa thông tin phù hợp cho các nhóm đối tượng để mở rộng hiểu biết, hình thành cách nghĩ cách làm có phản biện.  Công cụ: tuy chưa nhiều dự án đầu tư nhiều vào các hệ thống tài liệu, biểu mẫu, bảng hỏi nhưng bài học từ các dự án cho thấy nếu có công cụ phù hợp (ví dụ hệ thống số sách ghi chép như P41 Thái Nguyên hướng dẫn cho 9 Ban GSCĐ ở 9 thôn hay P148 Bệnh viện Nhi Trung ương xây dựng Bộ bảng hỏi thu thập thông tin từ cha mẹ bệnh nhân, từ điều dưỡng viên, ...) sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhóm đối tượng mục tiêu được thực sự áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được trang bị. Dự án P64 Nâng cao năng lực giám sát của Ban GSĐTCĐ, Thanh tra tỉnh Quảng Nam, triển khai tại 3 huyện Núi Thành, Phú Ninh và thành phố Hội An Dự án đã tổ chức 03 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ GSĐTCĐ cho 200 thành viên của 41 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (tại 41 xã, phường, thị trấn ở 03 địa phương: Núi Thành, Phú Ninh, Hội An; tổ chức hội thảo cấp tỉnh về tăng cường năng lực GSĐTCĐ và Lễ tôn vinh thành viên GSĐTCĐ điển hình, tiêu biểu). Tại 3 huyện thí điểm, khoảng 100 vấn đề, nội dung trao đổi, tư vấn đã được triển khai từ thanh tra huyện xuống các Ban GSĐTCĐ xã cho hàng loạt các công trình đang triển khai. Thông qua các nội dung trao đổi, tư vấn, thanh tra Huyện đã góp phần bù đắp sự thiếu hụt về chuyên môn, đặc biệt chuyên môn kỹ thuật (xây dựng, đọc bản vẽ, ...) cho các Ban GSĐTCĐ tại xã, phường. Thêm vào đó, tại một số huyện như Phú Ninh, Thanh tra huyện đã căn cứ vào thông tin từ trao đổi với Ban GSĐTCĐ để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thanh tra nhằm đảm bảo giám sát chính xác chất lượng đầu tư công. Ngoài ra, thông qua quá trình triển khai dự án, lãnh đạo tỉnh, các huyện và đặc biệt chính hệ thống Thanh tra đã nhận rơ tác dụng của cách làm gắn Thanh tra với Ban GSĐTCĐ bởi cung cấp thông tin và hữu ích cho cả hai chiều Các hoạt động của dự án có tác động lớn và tích cực đến nhiều đối tượng, không chỉ là các ban giám sát đầu tư côngđối tượng hưởng lợi trực tiếp của dự án, mà còn tác động đến các đối tượng liên quan khác. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và ngành thanh tra tỉnh đã nhận ra đây chính là một kênh thông tin hữu hiệu để phòng chống tham nhũng, xây dựng kế hoạch thanh tra cho phù hợp với thực tế. Đây là một trong số ít các dự án thuộc VACI 2011 do trực tiếp cơ quan thanh tra triển khai. Dự án thay đổi cách làm truyền thống trước đây của cơ quan thanh tra, từ “đợi” thông tin, báo cáo của cơ sở rồi mới đi kiểm tra, nắm bắt tình hình sang cách làm mới với Thanh tra huyện, Thanh tra tỉnh chủ động tập huấn, trao đổi với Ban GSĐTCĐ để tư vấn nắm bắt tình hình. Rút ra các kinh nghiệm:  Kiến thức: tổ chức tập huấn kiến thức các quy định về giám sát cộng đồng, vai trò của các bên liên quan. Hình thức tập huấn đơn giản, áp dụng tối đa phương pháp có sự tham gia với đa dạng thành phần, có thảo luận các tình huống sát với thực tế ở địa phương và có thực hành thực tế. Quy mô tập huấn tổ chức ở cấp huyện hoặc xuống tận từng xã. Cũng có thể kết hợp đài truyền thanh xã, phường để phát lại các nội dung tập huấn.  Kỹ năng: sau khi tập huấn, triển khai, hỗ trợ cho các nhóm đối tượng mục tiêu áp dụng kiến thức đã được tập huấn ví dụ cùng làm việc với UBND xã, phường để hỗ trợ các nhóm giám sát tại cộng đồng, lựa chọn công trình, cùng chính quyền thực hiện các công tác giải phóng mặt bằng và sau đó là trực tiếp giám sát công trình (đọc bản vẽ kỹ thuật, giám sát chất lượng kỹ thuật). Ban thực hiện dự án cùng với các chuyên gia tư vấn của mình ở huyện, tỉnh và cán bộ địa phương theo sát trong quá trình này để hỗ trợ cán bộ, thành viên trong Ban GSĐTCĐ hay TTND hay nhóm nòng cốt đã được hình thành thực sự hoàn thành được các nhiệm vụ về giám sát.  Thông tin: Hình thành việc chia sẻ thông tin thường xuyên, thông suốt từ cộng đồng xã, phường lên huyện, tỉnh để tổng hợp các vấn đề phát sinh và trao đổi với chính quyền, nhà thầu, ... Hình thức trao đổi thông qua các đường dây nóng từ cơ sở báo lên huyện, tỉnh hoặc các chuyến đi tư vấn thường xuyên, trực tiếp của nhóm nòng cốt ở tỉnh, huyện xuống các công trình cùng các nhóm GSĐTCĐ ở xã, phường. Ngoài ra có thể kết hợp các hình thức hội thi, tuyên dương cá nhân điển hình để thúc đẩy việc tuyên truyền cho các mô hình, cách làm mới.  Công cụ: ngoài các công cụ, biểu mẫu ở cấp xã, phường, trang bị thêm cho nhóm cán bộ ở cấp tỉnh huyện các mẫu báo cáo, sổ sách, đường dây thông tin để ghi chép đầy đủ, trao đổi thông tin thường xuyên với các nhóm đang triển khai ở cấp xã, phường và tổng hợp thành Sổ tay GSĐTCĐ, đúc kết các kinh nghiệm, cách làm để chia sẻ.  Công trình xây dựng khu văn hóa thể thao thôn Đình, xã Liên Sơn (Tân Yên)14 với kinh phí đầu tư hơn 500 triệu đồng thường xuyên có sự giám sát của Ban GSĐTCĐ xã. Liên Sơn là một trong hai xã của huyện Tân Yên thuộc tỉnh Bắc Giang thực hiện xây dựng nông thôn mới trong năm 2014, thực hiện tiêu chí về văn minh, hiện đại văn hóa nông thôn và bảo vệ môi trường. Để thực hiện mục tiêu đúng thời hạn và bảo đảm về chất lượng, tiến độ thi công, vai trò của Ban GSĐTCĐ luôn được đề cao. Các thành viên của Ban thay phiên nhau giám sát quá trình thi công, Ban đã huy động tối đa ngày công, nhân lực, phối hợp với Ban giám sát tiến hành giám sát qua đó kịp thời phát hiện nhiều sai sót như công tác quản lý, nhân lực của một số nhà thầu còn lỏng lẻo, một số vật tư không đạt tiêu chuẩn,.. Ban đặt dưới sự chỉ đạo của UBMTTQ cấp xã và những người có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm, uy tín tại cộng đồng dân cư. Rút ra kinh nghiệm:  Kiến thức: các thành viên Ban giám sát phải hiểu biết về lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kỹ thuật.  Công cụ: Phải thu thập các tài liệu có liên quan một cách khoa học, đúng trình tự. 14http:baobacgiang.com.vn.kinhtegiamsatdautucongdongnangcaochatluongcongtrinhduan.html  Triển khai: xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ, phân công giám sát theo từng thời điểm cho phù hợp, hiệu quả, các cấp chính quyền hướng dẫn chỉ đạo cụ thể. 2.3.2 Kinh nghiệm ở nước ngoài Hoạt động giám sát cộng đồng đã xuất hiện khá lâu và được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Công nghệ thông tin hiện đại được khuyến khích sử dụng để thunhận và phản hồi ý kiến của người dân một cách nhanh chóng và giải đáp các thắc mắc một cách kịp thời. Ngoài ra, mục đích của các ứng dụng này là giúp người dân báo cho nhà chức trách các vấn đề họ gặp phải trên đường dễ hơn, chính xác hơn và công khai hơn bằng cách thiết lập các đường dây nóng và hộp thư trả lời tự động. Xu hướng này có thể giúp cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền cử tri tốt hơn, và có thể là nền tảng cho một thời kỳ mới về dân chủ ở cơ sở. Craig Newmark, người sáng lập Craigslist trang web quảng cáo tất cả các dịch vụ ở 570 thành phố tại 50 quốc gia, đã chụp hình toa tàu đầy người bằng điện thoại iphone dùng phần mềm ứng dụng có tên “SeeClickFix” gửi bức hình tới tòa thị chính kèm theo những điều than phiền. Và một tuần sau ông nhận được email hồi âm:” Chúng tôi biết vấn đề đó và sẽ thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng này”. Newmark đang sử dụng công nghệ gọi là “Gov 2.0”, công nghệ di động và các ứng dụng này đang giúp nhiều người dân lên tiếng về cách chính quyền sử dụng tiền thuế của họ để cung cấp các dịch vụ giúp họ sống tốt hơn, đó là dịch vụ công trong thời kỹ thuật số. Các chuyên gia công nghệ đã hướng tới phát triển những ứng dụng liên quan tới lịch tàu chạy, hệ thống phàn nàn kiện cáo, những lỗ hổng luật pháp, vị trí để sửa dây điện, đổ rác,…Clay Johnson, giám đốc Sunlight Labs nhóm thúc đẩy ứng dụng Gov 2.0, cho rằn những ứng dụng công nghệ sẽ chấm dứt mối quan hệ bị động giữa người dân và chính quyền, người dân xem những rắc rối họ gặp trên đường thì người dân sẻ chủ động, có trách nhiệm thông báo cho chính quyền và chính quyền phải xử lý. Các bức hình hay thông tin sẽ được gửi thẳng tới bộ phận dữ liệu của nhà chức trách địa phương, như cây chết, đồng hồ đếm giờ đậu xe bị hỏng, biển chỉ đường cần được sửa chữa... Brian Purchia, người phát ngôn của văn phòng thị trưởng ở San Francisco, nhìn nhận những thông tin này cũng như thông tin trên trang Twitter của thành phố đã giúp thành phố tìm được điều người dân quan tâm nhất để ưu tiên giải quyết. Ví dụ, một người dùng Twitter sử dụng tên bolinasgirl báo đèn đường bị hỏng, chính quyền trả lời trên Twitter và gửi thông tin trong vòng 24 giờ cho biết đèn đã được sửa. Cho dù không phải phàn nàn nào cũng được giải quyết ngay, nhưng nhờ thế nhà chức trách biết được một số vấn đề mà họ có thể không biết nếu không nhận được thông tin. Đến nay, chính quyền ở thành phố lớn như San Francisco, Washington, New York, Washington D.C đều đã tổ chức các cuộc thi cho những chuyên gia phát triển web để đưa các dữ liệu vào ứng dụng phục vụ người dân, và họ cũng được hưởng lợi từ các chương trình này. Peter Corbett, giám đốc điều hành iStrategyLabs và là người tổ chức cuộc thi “Các ứng dụng tại Washington”, nhận định chính quyền không thể có tiền để cái gì cũng tự làm và chính quyền có tài sản quư giá nhất đó là những công dân thực sự của mình. Trong các cuộc thi phát triển phần mềm ứng dụng cho công tác dân chủ ở Washington có rất nhiều các công trình được dự thi và có những người tham gia làm việc miễn phí. Alan Wells là đồng sáng lập Haku Wale, một công ty phát triển ứng dụng có tên “EcoFinder” (Tìm nguồn sinh thái) ở San Francisco, ứng dụng này giúp công dân biết các vị trí cho phép vứt rác hoặc những vật liệu độc hại khác, công ty đã chi 20.000 USD để phát triển ứng dụng, nhưng người sử dụng miễn phí. Điều quan trọng là có sẵn dữ liệu về các nơi xử lý rác của thành phố để công ty sử dụng. Rút ra các kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại với hệ thống đường dây nóng và phản hồi các ý kiến đóng góp từ tất cả người dân. Nâng cao vai trò làm chủ của người dân và nhận thức tầm quan trọng của các dự án, cũng như tầm quan trọng của việc đóng góp và tiếp thu ý kiến của người dân. Đồng thời người dân cũng có các kiến thức liên quan đến các dịch vụ mình tham gia sử dụng. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG 3.1 Thực trạng họat động kiểm tra giám sát đầu tư công Theo các chuyên gia thì vấn đề quản lý đầu tư công tại Việt nam ở mức yếu kém hầu hết ở các khâu lựa chọn, triển khai dự án; thẩm định, đánh giá độc lập dự án; kiểm tra, đánh giá khi dự án hoàn thành (xem bảng 3.1) Bảng 01 Đánh giá quản lý chất lượng đầu tư công Chức năng quản lý đầu tư công Chile Ireland Hàn Quốc Brazil Belarus Trung Quốc Việt Nam Nigeria Định hướng, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu Tốt Tốt Tốt Trung bình Yếu Trung bình Trung bình Kém Thẩm định dự án chính thức Tốt Tốt Tốt Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Kém Đánh giá độc lập đối với thẩm định Tốt Tốt Tốt Yếu Khá Trung bình Kém Kém Lựa chọn và lập ngân sách Tốt Tốt Tốt Yếu Trung bình Kém Kém Kém Triển khai dự án Tốt Khá Tốt Tốt Trung bình Yếu Yếu Kém Điều chỉnh dự án Tốt Tốt Tốt Tốt Trung bình Trung bình Trung bình Kém Vận hành dự án Tốt Tốt Tốt Khá Kém Kém Yếu Yếu Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án Khá Trung Bình Khá Kém Kém Kém Kém Kém Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012) Do đó nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra giám sát là vấn đề mang ý nghĩa sống còn của đầu tư công.Vậy hệ thống kiểm tra giám sát đầu tư công hiện nay ra sao? 3.1.1 Hệ thống kiểm tra giám sát đầu tư công và cơ chế kiểm tra giám sát của cơ quan dân cử ở Việt nam 3.1.1.1. Hệ thống kiểm tra, giám sát đầu tư công Ở Việt Nam, hệ thống giám sát và đánh giá chi tiêu công được thực hiện bởi nhiều cơ quan và tổ chức, chủ yếu là cơ quan chính phủ và kết hợp của cơ quan chính phủ với các tổ chức, dù đang tiến triển nhưng hoạt động của các tổ chức này chưa có sự hợp tác chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, văn hoá giám sát đã dần được hình thành với sự đa dạng trong các cách tiếp cận. a. Nếu xét theo thuộc tính chủ thể có thể ph

BỘ CƠNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH  ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: Nghiên cứu tính chất lý tính ứng dụng vải khơng dệt thân thiện với môi trường sử dụng sản phẩm may mặc Chủ nhiệm đề tài: Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20 MỤC LỤC Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ, đồ thị Lời mở đầu Chương 1: Tổng quan vải không dệt .1 1.1 Quá trình phát triển vải không dệt 1.1.1 Định nghĩa vải không dệt 1.1.2 Sự phát triển vải không dệt 1.2 Nguyên liệu sản xuất vải không dệt 1.2.1 Xơ thiên nhiên 1.2.2 Xơ hóa học 1.2.3 Xơ hiệu cao 1.3 Phân loại vải không dệt 1.3.1 Phân loại theo phương pháp sản xuất đệm xơ .7 1.3.2 Phân loại theo công nghệ liên kết đệm xơ 1.3.3 Phân loại theo tính sử dụng sản phẩm 1.4 Công nghệ sản xuất vải không dệt 1.4.1 Công nghệ liên kết xuyên kim .9 1.4.2 Công nghệ liên kết tia nước cao áp 11 1.4.3 Công nghệ liên kết nhiệt 12 1.5 Ứng dụng vải không dệt may mặc 12 1.5.1 Phụ liệu may mặc 12 1.5.2 Quần áo bảo vệ 14 1.6 Đặc trưng lý vải không dệt 16 Chương 2: Đối tượng phương pháp nghiên cứu 22 2.1 Đối tượng nghiên cứu 22 2.2 Đề tài nghiên cứu 22 2.3 Phương pháp nghiên cứu 22 2.3.1 Phương pháp thu thập mẫu thí nghiệm .23 2.3.2 Phương pháp xác định đặc trưng lý vải không dệt 23 2.3.3 Phương pháp xác định độ bền kéo giãn vải không dệt 23 2.3.4 Phương pháp xác định độ bền xé rách vải không dệt 25 2.3.5 Phương pháp xác định độ bền mài mịn vải khơng dệt 25 2.3.6 Phương pháp xác định độ thống khí vải khơng dệt 26 2.3.7 Xác định cấu trúc vải thiết bị hiển vi điện tử quét SEM 27 2.4 Phương pháp xử lý số liệu 27 Chương 3: Kết nghiên cứu 29 3.1 Cấu trúc vải dựng vải mex 29 3.2 Kết thí nghiệm xác định độ bền kéo đứt vải dựng vải mex .31 3.3 Kết thí nghiệm xác định độ bền xé rách vải dựng vải mex 35 3.4 Kết thí nghiệm xác định độ bền mài mòn vải dựng vải mex .39 3.5 Kết thí nghiệm xác định độ thống khí vải dựng vải mex 41 Kết luận Các công trình liên quan cơng bố Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT EDANA : European Disposables and Nonwovens Association Hiệp hội vải không dệt Châu Âu INDA : North America’s Association of the Nonwovens Fabrics Industry Hiệp hội vải không dệt Bắc Mỹ SEM: Chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 1.1 Sản lượng vải không dệt xuất giới năm 2011 2001 Bảng 1.2 Sản lượng vải không dệt khu vực Châu Á Bảng 1.3 Khối lượng vải không dệt sử dụng lĩnh vực công nghiệp dân dụng (1000 Tấn) Bảng 3.1 Độ bền kéo đứt dọc vải dựng 32 Bảng 3.2 Độ bền kéo đứt ngang vải dựng 32 Bảng 3.3 Độ bền kéo đứt dọc vải mex 33 Bảng 3.4 Độ bền kéo đứt ngang vải mex 34 Bảng 3.5 Tỉ số độ bền kéo đứt/khối lượng vải vải dựng 35 Bảng 3.6 Tỉ số độ bền kéo đứt/khối lượng vải vải mex 35 Bảng 3.7 Độ bền xé dọc vải dựng 36 Bảng 3.8 Độ bền xé ngang vải dựng 36 Bảng 3.9 Độ bền xé dọc vải mex 38 Bảng 3.10 Độ bền xé ngang vải mex 37 Bảng 3.11 Độ bền mài mòn vải dựng 39 Bảng 3.12 Độ bền mài mòn vải mex 40 Bảng 3.13 Độ thống khí vải dựng 41 Bảng 3.14 Độ thống khí vải mex 42 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Phân loại vải khơng dệt Hình 1.2 Liên kết xun kim 10 Hình 1.3 Ngoại quan vải khơng dệt liên kết xun kim 10 Hình 1.4 Cơng nghệ liên kết đệm xơ tia nước cao áp 12 Hình 1.5 Vải dựng 13 Hình 1.6 Vải lót 14 Hình 1.7 Vải giữ nhiệt 14 Hình 1.8 Mối quan hệ lực nén vải với độ dày vải 17 Hình 1.9 Ảnh hưởng lượng liên kết đến độ bền kéo đứt vải 19 Hình 1.10 Tính thống khí vải xơ polypropylen xơ visco 19 Hình 1.11 Quan hệ tính thống khí với lượng liên kết vải PET 20 Hình 1.12 Quan hệ tính thống khí với lượng liên kết vải bơng 21 Hình 2.1 Thiết bị kéo giãn vải 22 Hình 2.2 Ngàm kẹp mẫu thử 24 Hình 2.3 Thiết bị xé rách vải 25 Hình 2.4 Mẫu thử độ bền xé rách vải 26 Hình 2.5 Thiết bị xác định độ mài mịn vải 26 Hình 2.6 Thiết bị xác định độ thống khí 27 Hình 2.7 Thiết bị hiển vi điện tử quét SEM 27 Hình 3.1 SEM vải dựng 85 g/m2 29 Hình 3.2 SEM vải dựng 110 g/m2 29 Hình 3.3 SEM vải dựng 145 g/m2 29 Hình 3.4 29 Hình 3.5 SEM vải dựng 180 g/m2 SEM vải dựng 210 g/m2 Hình 3.6 SEM vải mex 26 g/m2 30 Hình 3.7 SEM vải mex 36 g/m2 30 Hình 3.8 SEM vải mex 47 g/m2 30 29 30 Hình 3.10 SEM vải mex 60 g/m2 SEM vải mex 74 g/m2 Hình 3.11 Liên kết vải mex với vải 31 Hình 3.12 Độ bền kéo đứt vải dựng 32 Hình 3.13 Độ bền kéo đứt vải mex 34 Hình 3.14 Độ bền xé vải dựng 36 Hình 3.15 Cơ chế xé vải dựng 37 Hình 3.16 Độ bền xé vải mex 38 Hình 3.17 Cơ chế xé vải mex 39 Hình 3.9 30 LỜI MỞ ĐẦU Trong nhiều thập kỷ qua thay đổi quan trọng xảy thị trường vải khơng dệt tồn giới Các khu vực chủ yếu giới sản suất vải không dệt cấu lại: Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc cho thấy tiềm tăng trưởng sản xuất vải không dệt Hoa Kỳ Tây Âu tiếp tục phát triển cơng nghệ sản xuất Trên tồn cầu sản suất sản phẩm không dệt đạt 4,4 triệu tương đương với $15,9 tỷ USD Đến năm 2004, khoảng 64 % vật liệu không dệt sản xuất Bắc Mỹ, Tây Châu Âu Nhật Bản Một thập kỷ trước khu vực chiếm cao 70% sản lượng vải khơng dệt tồn giới Mặc dù thị trường giới sản phẩm không dệt liên tục phát triển, phải đối mặt với điều chỉnh cấu theo sau thay đổi điều kiện kinh tế toàn cầu về: nguyên liệu, nhu cầu người tiêu dùng… Ngoài ra, nhà sản suất mở rộng lên sản xuất không dệt tương lai người tiêu dùng quan tâm tính ứng dụng, thân thiện môi trường giá thành nhiều lĩnh vực khác như: thị trường y tế, ngành công nghiệp may mặc, da giày… Vải không dệt đời ứng dụng nhiều vào sản xuất sản phẩm may mặc, tạo cho sản phẩm may mặc có hình dáng kết cấu ổn định, nâng cao tính tiện nghi q trình sử dụng Các loại vải khơng dệt sử dụng làm nguyên phụ liệu cho ngành may đa dạng sản xuất với nhiều mẫu mã chủng loại khác nhau, tính chất học, tính chất vật lý vải khơng dệt có ảnh hưởng khác đến tính chất tiện nghi sản phẩm may mặc Vì đề tài “Nghiên cứu tính chất lý tính ứng dụng vải không dệt thân thiện với môi trường sử dụng sản phẩm may mặc” thực với mục tiêu tìm mối quan hệ tính chất lý vải không dệt để làm tài liệu tham khảo cho nhà sử dụng công nghiệp khai thác hiệu chủng loại vải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật sản xuất CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ VẢI KHƠNG DỆT 1.1 Q trình phát triển vải không dệt 1.1.1 Định nghĩa vải không dệt Vải không dệt (nonwoven fabric) loại vải trực tiếp tạo từ nhiều loại xơ sợi liên kết với phương pháp khác biệt so với phương pháp liên kết sợi với vải dệt thoi hay vải dệt kim truyền thống Nguyên liệu sản xuất vải không dệt đa dạng thường có nguồn gốc từ xơ thiên nhiên, xơ hố học số loại vải yêu cầu kỹ thuật đặc biệt sử dụng xơ sợi hiệu cao Hiệp hội vải không dệt châu Âu EDANA (European Disposables and Nonwovens Association) định nghĩa vải không dệt sản phẩm dạng xơ, xơ xếp cách định hướng ngẫu nhiên liên kết với lực ma sát kết dính xơ Hiệp hội cơng nghiệp vải không dệt sản phẩm dùng lần quốc tế INDA (International Nonwovens and Disposables Association) định nghĩa vải không dệt sản phẩm dạng xơ sợi liên kết với phương pháp liên kết học, liên kết nhiệt học hay liên kết hoá học 1.1.2 Sự phát triển vải không dệt Vải khơng dệt xem có nguồn gốc từ thời tiền sử, thời kỳ người biết sử dụng lông thú liên kết với phương pháp khâu đan đơn giản để tạo nên nỉ làm sản phẩm phục vụ sinh hoạt Các nguyên lý liên kết để tạo nên nỉ len, nỉ lông thú ngày thay đổi Do quy trình cơng nghệ sản xuất vải dệt thoi, vải dệt kim gồm nhiều công đoạn sản xuất suất bị hạn chế dẫn đến chi phí sản xuất cao, từ kỷ XIX nhà khoa học chuyển hướng nghiên cứu tạo loại vải phương pháp công nghệ nhằm tạo sản phẩm khác biệt so với loại vải dệt truyền thống thông dụng vải dệt thoi vải dệt kim, đặc biệt trọng đến quy trình sản xuất đơn giản so với quy trình dệt vải thông thường sử dụng khung dệt phức tạp Công nghiệp sản xuất vải không dệt đời đạt bước phát triển vượt bậc quy mô chất lượng sản phẩm với chủng loại mặt hàng đa dạng, vải không dệt ngày sử dụng rộng rãi nhiều ngành công nghiệp đời sống sinh hoạt người Vải không dệt ngày sử dụng công nghiệp may mặc, mà sử dụng công nghiệp xây dựng dân dụng, công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay, tàu thủy, nông nghiệp, sản phẩm vệ sinh-y tế trang trí nội thất… Thời kỳ đầu vải không dệt phát triển tương đối chậm, sau đại chiến giới thứ vải không dệt bắt đầu phát triển mạnh mẽ nước Châu Âu như: Anh, Đức, Pháp sau Mỹ Đặc biệt từ sau năm 50 kỷ XX, sản phẩm vải không dệt đạt tăng trưởng mạnh mẽ, Mỹ Tây Âu chiếm 80% thị phần tiêu thụ vải không dệt tồn giới Năm 1972 sản lượng vải khơng dệt Tây Âu đạt 63.300 tấn, sau năm sản lượng tăng lên gấp hai lần năm 2000 sản lượng đạt 1.025.000 với tổng số nhân lực phục vụ lĩnh vực khoảng 16.000 người Thống kê Hiệp hội vải không dệt Bắc Mỹ Hiệp hội vải không dệt Châu Âu, năm 2007 giới sản xuất 1,3 triệu vải khơng dệt, Tây Âu chiếm khoảng 33%, Bắc Mỹ chiếm 31%, khu vực Châu Á chiếm 25% 11% khu vực khác Giá trị tổng sản phẩm đạt 10-11 tỷ Euro Bảng 1.1 Sản lượng vải không dệt xuất giới năm 2011 2001 Nước Sản lượng 1000 Tăng sản lượng 2011 / 2001 Giá trị Tăng giá trị Triệu Euro 2011 / 2001 Tây Âu 321,8 92% 1397,0 85% Mỹ 300,8 81% 1241,2 57% Trung Quốc 451,8 947% 1062,0 766% Nhật Bản 48,9 95% 494,7 33% Nam Hàn 75,8 75% 340,0 18% Đài loan 71,2 33% 228,4 36% Mức giảm độ dày (%) = [(T0-T2)/ T0] x 100 Tỉ số đàn hồi nén (%) = (W’c/ Wc) x 100 Trong : T0 : Độ dày vải ban đầu áp lực 1,55 kPa T1 : Độ dày vải với lực nén lớn T2 : Độ dày vải phục hồi sau nén Wc : Công nén W’c : Cơng phục hồi nén Vải khơng dệt có lớp vật liệu gia cường, độ dày ban đầu, tỉ số nén mức giảm độ dày cao so với vải có lớp vật liệu gia cường Hình dạng mặt cắt ngang xơ ảnh hưởng đến đến tính chất nén vải, độ dày vải lớn nhận vải xơ dạng thùy, vải xơ dạng tròn xơ dạng rỗng Mặt cắt ngang xơ polyeste dạng thùy có diện tích bề mặt cao so với hai loại xơ cịn lại, vải xơ dạng thùy đạt độ dày vải cao Vải xơ dạng thùy có mức giảm độ dày tỉ số đàn hồi nén cao hơn, điều giải thích tác dụng lực nén bó xơ lớp ngồi bị chèn ép chặt vào làm hạn chế khả phục hồi biến dạng vải, điều giải thích mức giảm độ dày vải xơ dạng thùy cao Tỉ số nén giảm tăng khối lượng vải, khối lượng vải tăng lên số lượng xơ đơn vị diện tích vải tăng lên, tải trọng nén chia cho số lượng xơ nhiều dẫn đến giảm tỉ số nén tăng khối lượng vải S Debnath [8] sử dụng quy hoạch thực nghiệm Box-Behnken nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời thông số công nghệ khối lượng vải, mật độ xuyên kim thành phần nguyên liệu đến tính chất học nén vải không dệt hỗn hợp nguyên liệu xơ đay-polypropylen Nguyên liệu xơ đay thuộc dạng xơ thực vật xử lý hóa học bơng hóa Khối lượng vải từ 250-450 g/m2, mật độ xuyên kim từ 150-350 mũi/cm2, thành phần nguyên liệu polypropylen: đay thay đổi từ (40-80):(20-60) với 15 phương án thí nghiệm Kết thực nghiệm cho thấy độ dày vải ban đầu (dưới áp lực 1,55 kPa) tăng theo khối lượng vải, nhiên độ dày vải giảm tăng mật độ xuyên kim Khi tăng khối lượng vải tăng mật độ xuyên kim tỉ số nén vải giảm, vải khối lượng cao ảnh hưởng mật độ xuyên kim đến tính chất học nén rõ rệt so với vải khối lượng thấp Sanjoy Debnath M Madhusoothanan [9] nghiên cứu tính cách nhiệt tính thống khí vải khơng dệt xun kim ngun liệu xơ polyeste Xơ polyeste dài 51 mm độ mảnh 0,33 tex Tần suất xuyên kim 170 lần/phút mật độ xuyên kim 300 mũi/cm2 Kết nghiên cứu tính cách nhiệt vải khơng dệt có xu hướng tăng lên tăng khối lượng vải, tăng khối lượng vải số xơ đơn vị diện tích vải tăng độ dày vải tăng lên, độ dày vải tăng lên tính cách nhiệt vải tăng lên theo Tính thống khí vải giảm khối lượng vải tăng lên, tăng khối lượng vải, vải trở nên dày mật độ xơ cao tạo cho cấu trúc vải chặt chẽ hơn, kích thước lỗ trống vải nhỏ tính thống khí giảm tăng khối lượng vải N Mao S.J.Russell [6] nghiên cứu mối quan hệ tính chất cơng nghệ sản xuất vải không dệt liên kết áp lực tia nước, ảnh hưởng áp suất lượng tia nước đến độ bền kéo giãn vải từ xơ polypropylen xơ visco thể Độ bền kéo đứt (N) hình 1.9 Năng lượng liên kết (kJ/m2) Hình 1.9 Ảnh hưởng lượng liên kết đến độ bền kéo đứt vải Độ bền kéo đứt vải không dệt liên kết tia nước cao áp tăng theo mức tăng lượng liên kết, mối quan hệ độ bền kéo đứt vải với lượng liên kết thay đổi phụ thuộc vào tính chất xơ Độ bền kéo đứt vải xơ visco tăng cao so với vải xơ polypropylen mức lượng thấp, lượng liên kết tăng cao độ bền kéo đứt vải xơ polypropylen tăng nhanh đáng kể lớn độ bền kéo đứt vải xơ visco Tính thống khí vải khơng dệt có mối quan hệ với độ sâu di chuyển đầu xơ từ lớp ngồi vào lớp vải q trình liên kết tác động áp lực tia nước Tính thống khí vải xơ polypropylen xơ visco biểu thị hình 1.10 Các đầu xơ di chuyển vào sâu bên lớp vải mức độ thống khí Độ thống khí l/103xph vải giảm Y (mm) Hình 1.10 Tính thống khí vải xơ polypropylen xơ visco Omer Berk Berkalp [10] nghiên cứu mối quan hệ tính thống khí với lượng liên kết kích thước lỗ trống vải khơng dệt liên kết tia nước cao áp Năng lượng liên kết đệm xơ ảnh hưởng đến tính chất vật lý cấu trúc vải xác định theo công thức: � = 6,66�102 ��� �� 3/2 Trong đó: J/kg (1.4) √�� � Cd: Hệ số miệng lỗ phun nước (0,7) d: Đường kính miệng lỗ phun nước, m N: Số miệng lỗ phun nước/m P: áp suất tia nước, N/m2 ρ: Khối lượng riêng nước, kg/ m3 W: Khối lượng đệm xơ, g/ m2 S: Vận tốc di chuyển đệm xơ, m/ph Hình 1.12 cho thấy quan hệ lượng liên kết với tính Độ thống khí, l/103xph thống khí vải khơng dệt xơ polyeste có hệ số tương quan thấp Năng lượng liên kết, 103xkJ/kg Hình 1.11 Quan hệ tính thống khí với lượng liên kết vải PET Khác với vải xơ polyeste, hình 1.13 cho thấy quan hệ lượng liên kết với tính thống khí vải khơng dệt xơ bơng có hệ số tương quan tốt, tức tính Độ thẩm thấu, l/103xph thống khí vải giảm lượng liên kết tăng lên Năng lượng liên kết, 103xkJ/kg Hình 1.12 Quan hệ tính thống khí với lượng liên kết vải CHƯƠNG ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài vải không dệt sử dụng công nghiệp may mặc bao gồm hai loại: vải dựng vải mex Công ty Freudenberg & Vilene International - CHLB Đức sản xuất cung ứng cho doanh nghiệp dệt may để sản xuất mặt hàng quần áo xuất - Vải dựng gồm loại mẫu vải khác khối lượng, loại mẫu sản xuất từ loại nguyên liệu 100% xơ polyeste D1 = 85 g/m2, D2 = 110 g/m2, D3 = 145 g/m2, D4 = 180 g/m2, D5 = 210 g/m2 - Vải mex gồm loại mẫu vải khác khối lượng, mẫu sản xuất từ loại nguyên liệu 100% xơ polyeste M1 = 26 g/m2, M2 = 36 g/m2, M3 = 47 g/m2, M4 = 60 g/m2, M5 = 74 g/m2 2.2 Đề tài nghiên cứu Đề tài thực nghiệm khảo sát xác định đặc trưng lý vải dựng vải mex sử dụng sản phẩm may mặc bao gồm: - Nghiên cứu xác định cấu trúc vải dựng vải mex - Nghiên cứu xác định độ bền kéo giãn vải dựng vải mex theo chiều dọc theo chiều ngang vải - Nghiên cứu xác định độ bền xé rách vải dựng vải mex theo chiều dọc theo chiều ngang vải - Nghiên cứu xác định độ bền mài mòn vải dựng vải mex - Nghiên cứu xác định độ thoáng khí vải dựng vải mex 2.3 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: - Khảo sát thực tế vải không dệt thị trường sử dụng cho sản phẩm may mặc - Khảo cứu tài liệu, công trình nghiên cứu vải khơng dệt - Thực nghiệm xác định đặc trưng lý vải không dệt theo tiêu chuẩn - Sử dụng toán thống kê phần mềm Excel xử lý số liệu 2.3.1 Phương pháp thu thập mẫu thí nghiệm Các mẫu vải dựng vải mex nghiên cứu nhận từ công ty Freudenberg & Vilene International- CHLB Đức Các mẫu vải dựng vải mex bảo quản cẩn thận bao bì nhằm tránh bị kéo giãn ngoại lệ vận chuyển tránh yếu tố môi trường tác động như: bụi bẩn, hóa chất… 2.3.2 Phương pháp xác định đặc trưng lý vải khơng dệt Tồn đặc trưng lý vải dựng vải mex đề tài nghiên cứu thực Viện Dệt May thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam Các đặc trưng lý vải dựng vải mex mà đề tài nghiên cứu gồm đặc trưng bản: - Xác định cấu trúc vải thiết bị hiển vi điện tử quét SEM - Xác định độ bền kéo giãn vải dựng vải mex chiều dọc chiều ngang vải theo tiêu chuẩn ISO 9073-3 - Xác định độ bền xé rách vải dựng vải mex chiều dọc chiều ngang vải theo tiêu chuẩn ISO 9073-4 - Xác định độ bền mài mòn vải dựng vải mex theo tiêu chuẩn ISO 12947-2 - Xác định độ thoáng khí vải dựng vải mex tiêu chuẩn ISO 9237 2.3.3 Phương pháp xác định độ bền kéo giãn vải không dệt Độ bền kéo giãn vải không dệt xác định theo tiêu chuẩn ISO 9073-3 thực nghiệm tiến hành máy kéo giãn vải TESTOMETRIC M350 51 N - Hình 2.1 Quy định lấy mẫu, thử mẫu xử lý thống kê thực theo tiêu chuẩn ISO 186:1994 24 Hình 2.1 Thiết bị kéo dãn vải a- Số lượng mẫu thử: Số lượng mẫu thử độ bền kéo giãn bao gồm mẫu lấy theo chiều dọc vải (MD) mẫu lấy theo chiều ngang vải (CD) b- Kích thước mẫu vải: Kích thước mẫu vải có dạng hình chữ nhật chiều dài D chiều rộng R, kích thước cách chế tạo mẫu chọn theo loại vải khơng dệt Kích thước vải khơng dệt: Chiều rộng mẫu thử: 50 mm ± mm Chiều dài mẫu thử: 200 mm + 2L ± mm, L chiều dài ngàm kẹp Ngàm kẹp dạng ép bu lông thủy lực L = 50 mm c- Cách tiến hành - Điều chỉnh khoảng cách hai ngàm kẹp 100 mm ± mm - Chọn thang lực khoảng 30% - 90% thang lực đo - Đặt tốc độ kéo 100 mm/phút thang đo chiều dài Cách lắp mẫu thử vào ngàm kẹp biểu diễn hình 2.2 Hướng lực L 200 mm Ngàm kẹp Ngàm kẹp Mẫu thử L 50 mm Hướng lực Hình 2.2 Ngàm kẹp mẫu thử d- Tính toán kết Cường độ chịu kéo mẫu thử tính theo cơng thức: 25 T F (2.1) W Trong đó: T: Cường độ lực chịu kéo mẫu thử (N/m) F: Lực kéo đứt lớn (N) W: Chiều rộng mẫu thử (m) Độ giãn dài mẫu thử tính theo cơng thức:  L L0 x100 ΔL = Lf – L0 (2.2) (2.3) Trong đó: ε : Độ giãn dài mẫu thử (%) L0: Chiều dài mẫu vải ban đầu (mm) Lf: Chiều dài mẫu vải thời điểm lực kéo f (mm) 2.3.4 Phương pháp xác định độ bền xé rách vải không dệt Độ bền xé rách vải không dệt xác định theo tiêu chuẩn ISO 9073-4 thực nghiệm tiến hành máy kéo giãn vải TESTOMETRIC M350 51 N hình 2.3 Quy định lấy mẫu, thử mẫu xử lý thống kê thực theo tiêu chuẩn ISO 186:1994 a- Số lượng mẫu thử: Số lượng mẫu thử độ bền xé rách vải gồm mẫu thử theo chiều dọc mẫu thử theo chiều ngang b- Kích thước mẫu thử Mẫu thử có dạng hình tứ giác hình 2.4 26 Hình 2.3 Thiết bị xé rách vải 25 100 150 Hình 2.4 Mẫu thử độ bền xé rách vải 2.3.5 Phương pháp xác định độ bền mài mịn vải khơng dệt Độ bền mài mịn vải khơng dệt xác định theo tiêu chuẩn ISO 12947-2 thực nghiệm tiến hành máy MARTINDALE 2000 hình 2.5 Quy định lấy mẫu, thử mẫu xử lý thống kê thực theo tiêu chuẩn ISO 186:1994 Đường kính mẫu thử: 38 mm Áp suất thử : 100 Pa Hình 2.5 Thiết bị xác định độ mài mòn vải 2.3.6 Phương pháp xác định độ thống khí vải khơng dệt Độ thống khí vải khơng dệt xác định theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn ISO 9237:1995 thực nghiệm tiến hành máy thử FX 3300 hãng TEXTEST Thụy Sĩ, hình 2.6 Quy định lấy mẫu, thử mẫu xử lý thống kê thực theo tiêu chuẩn ISO 186:1994 27 Diện tích mẫu thử: 20 cm2 Áp suất thử : mm cột nước 28 Hình 2.6 Thiết bị xác định độ thống khí 2.3.7 Xác định cấu trúc vải thiết bị hiển vi điện tử quét SEM Hình 2.7 Thiết bị hiển vi điện tử quét Bề mặt mẫu vải dựng vải mex chụp thiết bị hiển vi điện tử quét Leica 20x Viện Dệt May theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM D3776-96 Độ phân giải thiết bị gồm: 40x/0,05 10x/0,22 2.4 Phương pháp xử lý số liệu 2.4.1 Xác định đại lượng thực nghiệm Các đại lượng xác định toán thống kê bao gồm: - Tính giá trị trung bình - Tính độ lệch chuẩn - Tính hệ số biến thiên 2.4.2 Xây dựng mối quan hệ toán học đại lượng Phần mềm Microsoft Excel 2003 Để xử lý số liệu thực nghiệm, sử dụng phần mềm Microsoft Excel phiên 2003 với cơng cụ Solver, Regression để giải tốn tìm mối quan hệ biến Giải thích lập hàm khuynh hướng trendline Lập đường cong cách dùng phương pháp bình phương tối thiểu CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết nghiên cứu đề tài gồm đặc trưng lý vải dựng vải mex: cấu trúc vải, độ bền kéo đứt, độ giãn đứt, độ bền xé, độ bền mài mịn độ thống khí 3.1 Cấu trúc vải dựng vải mex Cấu trúc bề mặt vải dựng chụp hiển vi điện tử quét SEM Hình 3.1 SEM vải dựng 85 g/m2 Hình 3.3 SEM vải dựng 145 g/m2 Hình 3.2 SEM vải dựng 110 g/m2 Hình 3.4 SEM vải dựng 180 g/m2 Hình 3.5 SEM vải dựng 210 g/m2 ... nhau, tính chất học, tính chất vật lý vải khơng dệt có ảnh hưởng khác đến tính chất tiện nghi sản phẩm may mặc Vì đề tài ? ?Nghiên cứu tính chất lý tính ứng dụng vải không dệt thân thiện với môi trường. .. - Vải không dệt sử dụng nội thất: sản phẩm thảm sàn nhà, vải dán tường, vải bọc ghế… - Vải không dệt sử dụng công nghiệp may mặc: phụ liệu vải lót, vải dựng, vải mex, vải bảo vệ - Vải không dệt. .. đưa vào đệm xơ để thực liên kết đệm xơ 1.3.3 Phân loại theo tính sử dụng sản phẩm Theo tính sử dụng sản phẩm, vải khơng dệt chia thành: - Vải không dệt sử dụng lĩnh vực y tế sản phẩm vệ sinh: sản

Ngày đăng: 07/09/2021, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w