Bài luận án kinh tế ĐỘC QUYỀN gồm 102 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. MỤC LỤC MỞ ĐÂU .................................................................................................... .. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ................ .. 6 1.1. Xuất khẩu lao động và vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội .................................................................................... ., 6 1.2 Vai trò của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động ................ .. 19 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối VỚi hoạt động XKLĐ của một số địa phương ở nước ta ...................................................................................... .. 26 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ........................................................................................................ ..30 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh ................................................. .. 30 2.2. Thực trạng lao động Và vai trò của chính quyền tỉnh Phú Thọ đối VỚỈ hoạt động XKLĐ ............................................................................................... .. 32 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý của chính quyền tỉnh Phú Thọ đối với hoạt động xuấtkhẩu lao động trên địa bản tính ................................................. .. 50 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TÍNH PHÚ THỌ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ................ .. 57 3.1 Định hướng phát triển nguồn lực lao động Và dự báo nhu cầu xuất khẩu lao động của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 .................................................. .. 57 3.2. Phuong hướng phát huy vai trò của chính quyền tỉnh Phú Thọ trong quản lý xuấtkhẩu lao động ................................................................................ .. 59 3.3. Giải pháp phát huy vai trò của chính quyền Cấp tính trong hoạt động quản lý xuấtkhẩu lao động trên địa bản tỉnh Phú Thọ ........................................ .. 64 3.4. Một số kiến nghị đối với trung ương Về hoạt động xuấtkhẩu lao động . 78 KẾT LUẬN .............................................................................................. T. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... .. 85 PHỤ LỤC ................................................................................................. .. 89 MỚ ĐÂU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Lao động, việc làm, thất nghiệp luôn là Vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mà dấu mốc quan trọng là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong hoàn cảnh đó, cộng với sức ép của việc gia nhập cộng đồng các quốc gia khu vực ASEAN vào cuối năm 2015, đặt ra không ít những khó khăn và thách thức cho nền kinhtế Việt Nam, đặc biệt đối với 1ực lưọng Lao động hiện nay. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời phù hợp với thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tỉnh Phú Thọ cũng như các địa phương khác trong cả nước đã Và đang dành sự quan tâm đặc biệt cho Vấn đề lao động, việc làm Ớ địa phương. Nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, Phú Thọ đã đề ra không ít các giải pháp như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển các làng nghề, Xây dựng và mở rộng khu công nghiệp, cụm công nghiệp,... Và một trong những giải pháp hữu hiệu đã Và đang được đẩy mạnh đó là xuất khẩu lao động. Cùng Với cả nước, lao động dồi dào là một trong những điểm mạnh nhưng cũng đối mặt với một số điểm yếu của tỉnh Phú Thọ. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là cơ hội tốt để tìm việc làm tốt hơn cho người lao động của tinh nhà, nhưng cũng là thách thức lớn khi số lượng lao động không lành nghề, lao động thủ công Vẫn Còn chiếm tỷ lệ cao trong số người thuộc độ tuổi lao động. Hơn thế nữa vẫn còn nhiều trở ngại từ cơ chế chính sách Và tổ chức thực hiện của Nhà nước nói chung và chính quyền tỉnh Phú Thọ nói riêng cần được tháo gỡ để có thể giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động bằng con đường XKLĐ. Với đề tài: “Vai trò của chính quyền địa phương trong hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Phú Thọ hiện nay”, tác giả luận Văn hy vọng góp thêm tiếng nói nhầm tháo gỡ những trở ngại nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong giai đoạn hiện nay, XKLĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển của mỗi quốc gia, nhất là những nước kém pháttriển. Vì Vậy, vấn đề này đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học; Ở nước ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: Sách chuyên khảo: “Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay” do Trần Thị Thu làm chủ biên, Nhà xuất bản Lao động xã hội, xuất bản năm 2006, đã nghiên cứu về hiệu quả quản lý trong các doanh nghiệp XKLĐ; phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của các doanh nghiệp tới năm 2010. Sách ”Bảo vệ quyền của người lao động đi trú. Pháp luật và Thực tiễn quốc tế, khu vực và quốc gia” do Phạm Quốc Anh chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức, xuất bản năm 2008, nghiên cứu các quy định pháp luật Và các cơ chế quốc tế, khu Vực và quốc gia về bảo vệ các quyền 1Ợi và lợi ích hợp pháp của người Iao động ở nước ngoài. Đề tài khoa học Cấp Bộ: “Những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Cát, Vụ Xã hội, Ban kinh tế Tmng ương làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 2006. Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản Về XKLĐ, những kinh nghiệm của một số nước trong khu Vực Về XKLĐ có thể Vận dụng vào Việt Nam, đánh giá hiệu quả của XKLĐ trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả XKLĐ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Luận án Tiến Sĩ kinh tế (2004): “Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơchế thị trường” của Nguyễn Thị Phương Linh, Học viên ngân hàng. Luận án này đã nghiên cứu cơ SỞ lý luận Về hoạt động XKLĐ và quản lý tài chính VĨ mô đối với XKLĐ, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý XKLĐ Và quản lý tài chính trong lĩnh VỰC này ở Châu Á, đồng thời liên hệ Với thực tiễn Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ trong thời gian tới.
Trang 1DANH MUC CAC CHU VIET TAT Bo LD - TB & XH So LD - TB & XH UAE UBND XKLD KT - XH OECD
: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội : Sở Lao động Thương binh và Xã hội
: Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
: Ủy ban nhân dân
: Xuất khẩu lao động
: Kinh tế - xã hội
Trang 2DANH MUC CAC BANG, BIEU DO
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về số lượng lao động, việc làm giai đoạn 2009 - 2013 33
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động tỉnh Phú Thọ theo khu vực . - 34 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế . -5- 34 Bảng 2.4: Số lượng lao động được đảo tạo nghề của tỉnh Phú Thọ trong
0000200059201 36
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động xuất khâu lao động phân theo số lượng,
trình độ chuyên môn và hình thức hợp đồng - 44
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động XKLĐ phân theo các thị trường xuất khau 47 Biểu đồ 2.7: Xuất khâu lao động tỉnh Phú Thọ phân theo thị trường
xuất khâu - + 52222212212 21122127112112212111211211 2111 e0 49 Bảng 2.8: Co cấu xuất khẩu theo lĩnh vực của tỉnh Phú Thọ và cả nước 49 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu xuất khẩu lao động theo ngành, lĩnh vực của tỉnh
Trang 3MUC LUC
MO DAU 125222 21221121122122102112112111111121101211 11111 re 1 Chuong 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE VAI TRO CUA NHA
NƯỚC ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 6
1.1 Xuất khâu lao động và vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát
p0 8c 0N aẽ 6
1.2 Vai trò của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động 19 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ của một sỐ địa
phương Ở nƯỚC {â ch HT TH TH HT nh Hàng ngu 26
Chương 2: THỰC TRANG QUAN LY CUA CHÍNH QUYÈN TỈNH PHU THỌ DOI VOI HOAT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH 2-22-2222 212212221 112212112110212112121112121 1 eye 30 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh - -. 5-<<+cc+x+<x++ 30 2.2 Thực trạng lao động và vai trò của chính quyền tỉnh Phú Thọ đối với hoạt
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý của chính quyền tính Phú Thọ đối với hoạt
động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh - +55 +++c<++xcsss+ 50
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYÈN TỈNH PHÚ THỌ TRONG QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH 57 3.1 Định hướng phát triển nguồn lực lao động và dự báo nhu cầu xuất khâu
lao động của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 + sSxvEvEE2EvEEzEerxsrrree 57 3.2 Phương hướng phát huy vai trò của chính quyền tỉnh Phú Thọ trong quản lý xuất khẩu lao động . - 2: +-22+2EEEEE2212221271711211211 71211211 xe 59 3.3 Giải pháp phát huy vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động quản lý xuất khâu lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ‹- 5< -+<+s+ 64 3.4 Một số kiến nghị đối với trung ương về hoạt động xuất khẩu lao động 78
KẾT LUẬN . - 5-52 SE 1EE1221211211211111121121121112111 1E 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2-22 2S 2E 2 2227121211221 1e crxe 85
Trang 4MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Lao động, việc làm, thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia nói chung và địa phương nói riêng Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mà dấu mốc quan trọng là sự kiện Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Trong hoàn cảnh đó, cộng với sức ép của việc gia nhập cộng đồng các quốc gia khu vực
ASEAN vào cuối năm 2015, đặt ra không ít những khó khăn và thách thức cho
nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt đối với lực lượng lao động hiện nay
Để thúc đây nền kinh tế phát triển, đồng thời phù hợp với thời kì hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, tỉnh Phú Thọ cũng như các địa phương khác trong cả
nước đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề lao động, việc làm ở địa
phương Nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, Phú Thọ đã đề ra không ít các giải pháp như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp — nông thôn, phát triển các làng nghề, xây dựng và mở rộng khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, và một trong những giải pháp hữu hiệu đã và đang được đây mạnh đó là
xuất khẩu lao động
Cùng với cả nước, lao động đổi dào là một trong những điểm mạnh nhưng cũng đối mặt với một số điểm yếu của tỉnh Phú Thọ Xuất khâu lao động (XKLĐ)
là cơ hội tốt đề tìm việc làm tốt hơn cho người lao động của tỉnh nhà, nhưng cũng
là thách thức lớn khi số lượng lao động không lành nghề, lao động thủ công vẫn
còn chiếm tỷ lệ cao trong số người thuộc độ tuổi lao động Hơn thế nữa vẫn còn
nhiều trở ngại từ cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện của Nhà nước nói chung và chính quyền tỉnh Phú Thọ nói riêng cần được tháo gỡ đề có thê giải quyết được
Trang 52 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, XKLĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là những nước kém phát triển Vì vậy, vấn đề
này đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học; ở nước ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau:
Sách chuyên khảo: “Máng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay” do Trần Thị Thu làm chủ biên, Nhà xuất
bản Lao động xã hội, xuất bản năm 2006, đã nghiên cứu về hiệu quả quản lý trong
các doanh nghiệp XKLĐ; phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý của các doanh nghiệp tới năm 2010
Sách ”Báo vệ quyển của người lao động di trú Pháp luật và Thực tiễn quốc
tế, khu vực và quốc gia” do Phạm Quốc Anh chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức,
xuất bản năm 2008, nghiên cứu các quy định pháp luật và các cơ chế quốc tế, khu
vực và quốc gia về bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động ở
nước ngoài
Đề tài khoa học cấp Bộ: “Những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu
lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do Tiễn sĩ
Nguyễn Hữu Cát, Vụ Xã hội, Ban kinh tế Trung ương làm chủ nhiệm đề tài,
nghiệm thu năm 2006 Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về XKLĐ,
những kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về XKLĐ có thể vận dụng vào
Việt Nam, đánh giá hiệu quả của XKLĐ trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả XKLĐ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta
Luận án Tiến sĩ kinh tế (2004): “M6t số giải pháp đổi mới quản lý tài chính
về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường ” của Nguyễn Thị Phương
Linh, Học viện ngân hàng Luận án này đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động
XKLD và quản lý tài chính vĩ mô đối với XKLĐ, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý XKLD va quan ly tai chính trong lĩnh vực này ở Châu Á, đồng thời liên hệ với thực tiễn Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ
Trang 6Năm 1996 có Luận án Phó tiến sĩ (PTS) khoa học kinh tế: “Các giải pháp
nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn
1995-2010” của Trần Văn Hằng, Viện kinh tế học, nghiên cứu XKLĐ dưới góc
độ quản lý nhà nước Tác giả đã phân tích những chủ trương chính sách, cơ chế
quản lý nhà nước về XKLĐ Việt Nam giai đoạn 1995-2010 và đề ra các giải pháp
đổi mới công tác quản lý
Luận án PTS kinh tế (1994): “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản
lý xuất khẩu lao động ở nước ta trong giai đoạn tới” của Cao Văn Sâm, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân, đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc làm việc cho các tổ chức nước ngoài ở Việt
Nam Tác giải đã phân tích thực trạng hệ thống các tổ chức và cơ chế quản lý
XKLĐ ở nước ta giai đoạn vừa qua, chi ra nhiing ton tại và nguyên nhân, từ đó đề
ra phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt việc tô chức và quản lý XKLĐ của Việt Nam
Luận án PTS khoa học (1989): ”7ổ chức, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt Nam trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ” của Phạm Kiên Cường, Đại học Kinh tế quốc dân, đã nghiên cứu cơ
sở hợp tác và phân công lao động giữa các nước, sự cần thiết khách quan đưa lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Tác giả cũng đã khảo sát tình hình đưa
lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đề xuất những biện pháp
nhằm hoản thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ
Nghiên cứu khoa học: Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong hội
nhập quốc tế ở Việt Nam của PGS.TS Phan Huy Đường
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác, nhiều bài viết về vấn đề này được đăng trên kỷ yếu các hội thảo, các báo cáo và tạp chí
Luận văn có sự kế thừa kết quả của các công trình trên, đồng thời có sự liên
hệ với tình hình XKLĐ của tỉnh nhà trong những năm vừa qua, đánh giá những ưu
điểm hạn chế, tìm ra nguyên nhân và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
Trang 73 Muc dich va nhiém vu dé tai 3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ những vấn dé lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của Nhà nước
đối với XKLĐ, luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy vai trò của chính quyền tỉnh Phú Thọ trong việc phát huy vai trò của
chính quyền tỉnh đối với các hoạt động XKLĐ trên địa bàn tỉnh hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về XKLĐ và kinh nghiệm thực tiễn về vai
trò quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động XKLĐ
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý của chính quyền tỉnh Phú Thọ trong việc quản lý các hoạt động XKLĐ trên địa bàn tỉnh
- Đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy vai trò của chính quyền tỉnh Phú Thọ đối với hoạt động XKLĐ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vai trò của chính quyền tỉnh Phú Thọ trong việc quản lý
các hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
- Nghiên cứu các loại hình XKLĐ ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn nghiên cứu
2009-2014
- Đề tài nghiên cứu dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu
Luận văn dựa vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học đã
công bế có liên quan dé phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, dé tài sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau:
Trang 8- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin định lượng
- Phương pháp quy nạp và điễn dịch và các phương pháp truyền thống khác
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa và bô sung những vấn đẻ lý luận về vai trò của chính quyền địa phương đối với hoạt động XKLĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Làm rõ đặc điểm vả xu hướng vận động của thị trường lao động của một địa phương vùng trung du miễn núi như tỉnh Phú Thọ
- Góp phần hoạch định cơ chế chính sách về XKLĐ của tỉnh nhà
7 Kết cầu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò quản lý của Nhà nước đối
với hoạt động xuất khâu lao động
Chương 2: Thực trạng quản lý của chính quyên tỉnh Phú Thọ đối với hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bản tỉnh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của chính quyền
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
VE VAI TRO CUA NHA NUOC DOI VOI HOAT DONG XUAT KHAU LAO DONG
1.1 Xuất khẩu lao động và vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu lao động 1.111 Khải nệm XKLĐ
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu lao động, dưới đây là một
số các khái niệm cơ bản về xuất khẩu lao động
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường: ”Xuất khẩu lao động là đưa sức lao động ra nước ngoài, bao gồm hai hình thức do Chính phủ tổ chức và xuất khẩu tự
nhiên Xuất khẩu lao động tạo ra thu nhập nhất định về ngoại tệ, có thể giải quyết
một phần áp lực yêu cầu việc làm trong nước ”
Một khái niệm của xuất khẩu lao động được ghi trong Chỉ thị s6 41/CTTW ngày 29/9/1998 của Bộ Chính trị là:
Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước
Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khâu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, hàng hoá đem xuất khẩu là sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài Nói cách khác xuất khâu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dang dịch vụ cung ứng lao động cho người nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người
XKLĐ là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hóa sức lao
Trang 10Như vậy xuất khẩu lao động là một loại xuất khẩu đặc biệt, trong đó hàng
hoá được giao bán là sức lao động của con người
Tùy theo tình hình kinh tế quốc tế và tình hình kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia, XKLĐ thường được hoạch định cùng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bởi vì nó là loại hoạt động mang tính tất yếu của mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển Tính tat yéu cla XKLD 1a do may yếu tố cơ bản
sau đây:
Một là, những thay đổi về nhu cầu sức lao động trên phạm vi toàn cầu đo Sự
phát triển không đều về các yếu tố đầu vào của quá trình tái sản xuất giữa các quốc
gia làm nảy sinh nhu cầu trao đổi quốc tế về hàng hóa sức lao động
Hai là, sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các nước ngày càng tăng trở thành lực hút người lao động từ nước có thu nhập và mức sống thấp sang nước có thu nhập và mức sống cao
Ba là, chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các nước trở thành lực đây từ nước có mức tăng dân số tự nhiên cao sang nước có mức tăng dân số thấp hơn
Bến là, do tác động của toàn cầu hóa và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia
Năm là, nhu cầu tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách, thu nhập, năng cao
trình độ tay nghề cho người đi làm việc ở nước ngoài
1.1.1.2 Đặc điểm của XKLPĐ
- Xuất khẩu lao động mang tính tất yếu khách quan
Xuất khẩu lao động diễn ra chủ yếu là do giữa các nước trên thế giới có sự chênh lệch về kinh tế - xã hội Những nước giàu có nền kinh tế phát triển mạnh thường có nhiều lao động có tay nghề cao, nhiều chuyên gia giỏi có trình độ cao mà
lại thiếu những lao động phổ thông, lao động cho những công việc vất vả, nặng nhọc,
độc hại hoặc những công việc có thu nhập tương đối thấp so với thu nhập chung của
xã hội Điều ngược lại, lại điễn ra tại những quốc gia nghèo đang phát triển, nơi mà
dân số đông nên rất dồi dào về lao động song do nền kinh tế chậm phát triển nên
Trang 11với mức thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu hụt những chuyên gia giỏi trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao.Cũng tương tự như quy tắc hai bình thông nhau trong vật
lý, vậy điều đương nhiên sẽ xảy ra là lao động từ chỗ dư thừa sẽ chảy về chỗ thiếu
hụt Đó cũng chính là nguyên lý chính của quy luật cung - cầu trong nền kinh tế thị
trường
- Xuất khẩu lao động là một loại xuất khẩu đặc biệt
Xuất nhập khâu hàng hóa là hoạt động không thẻ tách rời giữa các quốc gia
trên thế giới Không thể có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển nếu nền
kinh tế của họ đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài, bởi vậy xuất nhập khẩu là một hoạt động hết sức quan trọng, nhờ có xuất nhập khẩu mà hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới được lưu thông, trao đổi Xuất khâu lao động cũng là một hoạt động như thế, nó cũng là hoạt động xuất khâu song là xuất khẩu đặc biệt Điểm đặc biệt là ở chỗ thay vì xuất nhập khẩu các loại thực phẩm hàng hóa tiêu
dùng bình thường thì “hàng hóa” được xuất nhập khẩu ở đây là sức lao động của người lao động
Trong hoạt động xuất khâu lao động, người lao động sẽ đem “bán” sức lao
động của mình cho chủ sử dụng lao động ở nước ngoài và nhận về khoản tiền
công được trả Chính vì sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt nên tính chất
của xuất khẩu lao động không chỉ đơn thuần như hoạt động xuất nhập khâu hàng
hóa thông thường, tranh chấp về hàng hoá giữa các nước đã là một việc khó giải
quyết bao nhiêu thì tranh chấp và những vi phạm trong việc xuất khẩu lao động
giữa các nước lại càng khó giải quyết và xử lý hơn rất nhiều Vì thế mà đòi hỏi phải có sự quản lý và quan tâm đặc biệt của Nhà nước
- Xuất khẩu lao động mang tính lợi ích cao
Xuất khâu lao động trước hết mang lại lợi ích cho nước đưa lao động di
xuất khẩu cả về phía nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người lao động
Đối với quốc gia hoạt động xuất khẩu lao động mang lại một nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhờ khoản thuế từ hoạt động của các công ty, doanh nghiệp xuất khâu lao động và khoản ngoại tệ người lao động gửi về nước Hơn nữa, đối
Trang 12nghiệp, thông qua xuất nhập khẩu đây nhanh được tiến trình phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hoạt động xuất khẩu lao động mang lại lợi nhuận trước hết cho các nhân viên của doanh nghiệp nhờ vào các khoản thu từ chi phí đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi như: phí mơi giới, phí đào tạo, sau đó là mang lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp nhờ khoản
lợi nhuận thu được từ hoạt động của doanh nghiệp
Đối với các đối tượng đi xuất khâu lao động và người thân, lợi ích mà họ
nhận được chính là khoản tiền công gửi về nước cho người thân Khoản tiền đó
còn có thể trở thành khoản vốn đầu tư cho những người lao động sau khi họ trở về
nước, giúp làm giàu và cải thiện cuộc sống của gia đình và bản thân Một lợi ích
vô hình nữa mà họ nhận được từ việc di xuất khẩu lao động đó là nâng cao trình
độ tay nghề, ý thức lao động, kỷ luật, cho bản thân, điều mà ở trong nước
không thé cd được
Không chỉ mang lại lợi ích lớn cho các quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu mà đối với các nước tiếp nhận hoạt động này cũng mang lại những lợi
ích không nhỏ Trước tiên là nó bù đắp được một khối lượng lao động đang bị
thiếu hụt ở những nước này Kế đến là khoản tiền lương phải trả cho lao động
nước ngoài là tương đối rẻ so với khoản lương phải trả cho lao động trong nước
- Xuất khẩu lao động mang tính xã hội cao
Xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là một hoạt động kinh tế đơn thuần mà nó còn mang tính xã hội rất cao Việc xuất khẩu lao động giúp cho các quốc gia giải quyết được phần nào những hạn chế của thị trường lao động như giải quyết việc làm cho những lao động dư thừa, giảm thiểu thất nghiệp ở những quốc
gia đưa lao động đi xuất khẩu và giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động ở
những nước tiếp nhận Hoạt động xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là đem
sức lao động của người lao động từ nước nảy sang nước kia mà nó còn đem theo
cả một khối lượng dân cư từ nước đưa lao động di xuất khẩu tới nước tiếp nhận
Trang 1310
với nhau mà còn ngăn cách cả nền văn hoá, lối sống, tín ngưỡng của các quốc
gia đó Chính vì lẽ đó hoạt động xuất khẩu lao động cũng kèm theo nó là một loạt những xáo trộn cho cả xã hội tại nơi tiếp nhận và nơi lao động được dua di
Xuất khâu lao động cũng góp phần cải thiện đời sống của nhân dân thông qua khoản thu nhập mà người lao động gửi về cho gia đình và người thân Đây cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cho nhân dân
- Xuất khẩu lao động cũng có tính cạnh tranh
Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động xuất khẩu lao động
được đặt trong môi trường cạnh tranh gay gắt Sự cạnh tranh giữa những người
lao động với nhau Bởi SỐ lượng lao động được chọn đi xuất khâu lao động sang các nước là có hạn mà dân sỐ đông, nguồn lao động dư thừa lớn nên họ phải cạnh tranh nhau có được một suất đi lao động nước ngoài
Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa những người lao động mà còn giữa các doanh nghiệp xuất khâu lao động Họ phải cạnh tranh nhau khi cùng xuất khâu vào một thị trường, khi cùng hoạt động trên một địa bàn
Sự cạnh tranh cũng không chỉ diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia mà còn
vượt ra trên toàn thế giới khi mà có rất nhiều quốc gia cùng cố gắng thúc đây hoạt
động xuất khẩu lao động, đó là những quốc gia còn gặp khó khăn và cùng sử dụng
biện pháp xuất khẩu lao động làm bàn đạp cho sự phát triển của nền kinh tế Có
thê đơn cử ngay như trong khu vực Đông Nam Á, không chỉ có Việt Nam mà còn
nhiều nước cũng hoạt động xuất khâu lao động như: Inđônêxia, Philippin, - Xuất khẩu lao động là hoạt động có tính rộng rãi trên toàn thể giới
Nói đến xuất khẩu lao động có thể người ta nghĩ rằng việc làm đó chỉ đành cho các quốc gia đang và kém phát triển, nơi mà nguồn lao động dồi dào dẫn đến
dư thừa, còn các quốc gia phát triển sẽ chỉ là nước tiếp nhận lao động Song thực
tế không phải như vậy, hoạt động xuất khẩu lao động lại điễn ra trên hầu hết các nước kế cả các nước phát triển Đối với các nước có nền kinh tế phát triển họ xuất khẩu lao động của mình sang các nước phát triển khác đề làm việc hoặc tới các
Trang 1411
điểm nồi bật của hoạt động xuất khẩu lao động ở các nước phát triển là lao động
xuất khẩu của họ là lao động chất xám có chất lượng cao, trình độ và tay nghề cao
còn các nước đang và kém phát triển thì hầu hết là lao động giản đơn, không lành
nghề
- Xuất khẩu lao động phụ thuộc nhiều vào chính sách của các quốc gia
Xuất khẩu lao động là một hoạt động có liên quan đến mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau bởi thế chính sách của mỗi quốc gia có liên quan mật
thiết đến hoạt động xuất khẩu lao động Chính sách, pháp luật của quốc gia đưa
lao động đi xuất khâu có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của nước
đó là điều đương nhiên vì nó quyết định đến sự khuyến khích hay hạn chế xuất
khẩu của hoạt động xuất khâu lao động nhưng chính sách, pháp luật của quốc gia
tiếp nhận lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động,
vi du một quốc gia đưa ra chính sách hạn chế lượng người nước ngoài nhập cư thì ngay lập tức sẽ hạn chế hoạt động xuất khâu của những quốc gia có lao động đi
làm việc tại nước đó và ngược lại
Xuất khẩu lao động còn có rất nhiều đặc điểm khác song trên đây người viết
chỉ đưa ra những đặc điểm nổi bật nhất, đáng chú ý của xuất khâu lao động để phân
tích và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khâu lao động
1.1.2.Các hình thức xuất khẩu lao động
Có rất nhiều hình thức xuất khẩu lao động khác nhau 7heo Điễu 134a* -
Bộ Luật Lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bồ sung năm 2002,2006 thì các hình thức đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm có:
- Cá nhân người lao động tự tìm việc làm ở nước ngoài:
Đây là hình thức XKLĐ ra đời sớm nhất và phổ biến đối với các nước có
biên giới chung Thông qua các kênh thông tin như: người thân, phương tiện truyền thông hoặc qua các kênh khác, người lao động tự tìm hiểu, thỏa thuận và
Trang 1512
Người lao động muốn tự tìm việc làm ở nước ngoài, đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ khá, có khả năng hoạt động độc lập, hiểu biết pháp luật của nước sở tại
và thông lệ quốc tế
- XKLĐ thông qua các doanh nghiệp XKLĐ
Dưới hình thức này, các doanh nghiệp XKLĐ là tổ chức môi giới, tìm kiếm đối tác, chủ thuê lao động nước ngoài, ký kết các hợp đồng cung ứng lao động theo quy định của pháp luật nước nhập khẩu lao động và nước XKLĐ, sau
đó tổ chức tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ, bồ túc tay nghề, giáo dục định hướng
về pháp luật, phong tục tập quán và các thủ tục cần thiết Với hình thức này, số
lượng lao động đưa đi nhiều hơn, tô chức và quản lý chặt chẽ hơn, quyền lợi
của người lao động cũng được bảo vệ tốt hơn Thực chất, hoạt động của các
doanh nghiệp XKLĐ là hoạt động dịch vụ giải quyết việc làm ngoài nước
- Lao động đi làm việc theo công trình thầu khoán, liên doanh, liên kết, hợp tác trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài
- Lao động đi làm việc ở nước ngồi thơng qua các Hiệp định, thỏa thuận, cam kết của Chính phủ
- Lao động đi làm việc ở nước ngồi thơng qua các hợp đồng thực tập, nâng cao tay nghề
Người lao động ở nước xuất cư đang làm việc trong các doanh nghiệp, học
sinh tại các cơ sở đào tạo được đưa đi thực tập, tu nghiệp nâng cao tay nghề theo
các hợp đồng thực tập, tu nghiệp tay nghề và được phía tiếp nhận trả lương trong
thời gian thực tập, tu nghiệp
Ngoài những quy định của nhà nước về những hình thức chủ yếu của xuất khẩu lao động, các hình thức xuất khâu lao động còn được chia theo biên giới
quốc gia bao gồm 2 hình thức:
- Xuất khẩu lao động di làm việc có thời hạn ở nước ngoài Theo đó hình
Trang 1613
- Xuất khâu lao động tại chỗ: là hình thức các tổ chức kinh tế của Việt Nam
cung ứng lao động cho các tô chức kinh tế nước ngoài làm việc tại Việt Nam như:
Các công ty nước ngoài có văn phòng đại diện ở Việt Nam, các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh, các khu chế xuất, các cơ quan ngoại giao của nước ngoài đặt tại Việt Nam, Theo đó trong hình thức này người lao động không phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam mà làm việc ngay trong
nước
Một cách phân loại khác nữa là phân loại theo loại hình công việc Với cách phân loại này hoạt động xuất khẩu lao động được chia làm nhiều loại khác nhau,
trong đó có những hình thức công việc chủ yếu sau: Thợ xây dựng, công nhân nhà
máy, lao động làm việc trên biển (thuyền viên hoặc thuỷ thủ), lao động giúp việc
gia đình (với các công việc như trông trẻ, ôsin, ), khán hộ công gia đình, Ta
cũng có thể phân loại các hình thức xuất khẩu lao động theo thị trường xuất khâu với: xuất khâu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông, và nhiều cách phân loại khác tuy nhiên tuỳ theo những góc nhìn khác nhau và những mục đích nghiên cứu khác nhau mà lựa chọn cách phân loại nào
cho phù hợp
1.1.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động
Xuất khâu lao động là một hoạt động kinh tế đặc biệt bởi vậy nó cũng chịu
sự tác động của rất nhiều yếu tô khác nhau Trong số các nhân tô đó chúng ta có
thể nhóm thành các nhóm chính sau:
- Các yếu tố thuộc về Nhà nước
Công tác xuất khâu lao động là một hoạt động mang tính chất quốc gia vì nó liên quan đến việc đưa lao động ra khỏi biên giới lãnh thổ của một nước để tới một nước khác do vậy yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động này
chính là chủ chương chính sách của quốc gia Bất cứ một chủ trương, chính sách
nao lién quan đến hoạt động ngoại giao, hợp tác quốc tế, lao động - việc làm
đều sẽ có tác động thúc đây hay hạn chế đến hoạt động xuất khẩu lao động
Một yếu tố khác thuộc về Nhà nước cũng có tác động rất lớn đến hoạt động
Trang 1714
nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động trong hoạt động xuất
nhập khâu và quan trọng hơn cả là những quy định của Nhà nước về thủ tục cần
thiết khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu lao động
Yếu tố thứ ba thuộc về Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động đó là quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau Nếu hai quốc gia có quan hệ lâu đời khăng khít thì lẽ đương nhiên hoạt động xuất khẩu lao động sẽ thuận lợi còn ngược lại nếu quan hệ giữa hai nước đang trong tình trạng căng
thắng, thù địch thì hoạt động xuất khẩu lao động rất khó tiến hành
Yếu tố nữa cũng thuộc về phía Nhà nước nhưng mà là thuộc về nước tiếp
nhận lao động đó là môi trường pháp lý của quốc gia đó và luật pháp quốc tế Một
điều có tính chất đương nhiên là khi xuất khâu lao động sang một quốc gia nào đó
thì việc cần làm đó là tìm hiểu kỹ về luật pháp của nước đó xem họ có chính sách
đối xử như thế nào với lao động nước ngoài làm việc tại đất nước họ, xem họ cần những thủ tục pháp lý như thế nào khi tiếp nhận lao động của ta Và cũng cần xem xét kỹ luật pháp của họ để khi lao động của ta sang nước họ làm việc không bị vi phạm điều gì trong pháp luật của nước sở tại Việc xem xét và đảm bảo đúng
những quy định của luật pháp quốc tế về việc đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài cũng giữ vai trò quan trọng trong công tác xuất khẩu lao động vì chỉ cần vi
phạm một điều nào đó trong luật pháp quốc tế cũng sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu lao động bị đình trệ thậm chí thất bại
- Yếu tô thuộc về các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hoạt động đem lại lợi ích rất lớn bởi thế mà hiện
nay số lượng những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khâu lao động ngày càng tăng lên Những doanh nghiệp này có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động xuất khâu lao động bởi nếu họ hoạt động tốt thì sẽ đưa được nhiều lao động đi, mở
rộng được thị trường xuất khẩu lao động nhưng ngược lại nếu họ hoạt động kém
không những người lao động chịu thiệt thòi mà hoạt động xuất khẩu lao động
cũng bị hạn chế
Quyền hạn và nghĩa vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã được
Trang 1815
năng hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà chất lượng dịch vụ xuất khẩu lao động
của họ tốt hơn hay kém hơn, những doanh nghiệp có uy tín, có khả năng lớn thì
sẽ tìm được nhiều thị trường hơn, sẽ thu hút được nhiều lao động hon, Chat
lượng cua quá trình đào tạo, của hoạt động marketing của doanh nghiệp cũng sẽ thúc đây hoạt động xuất khẩu lao động phát triển hay bị hạn chế vì quá trình đó
ảnh hưởng đến chất lượng lao động và quy mô của thị trường
Quá trình quản lý của doanh nghiệp đối với lao động đã xuất khâu sẽ ảnh
hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và chất lượng của hoạt động xuất khẩu lao động
Đây là một trong những hình thức quản lý người lao động đã xuất cảnh một cách khá
tốt trong quá trình quan lý hoạt động xuất khâu lao động
- Yếu tố thuộc về người lao động
Người lao động là đối tượng trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao
động, nếu không có người lao động tham gia thì cũng không thê có được hoạt động xuất khâu lao động chính vì vậy nhân tố này giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu lao động
Một yếu tố quan trọng thuộc về bản thân người lao động có ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động xuất khâu lao động đó là chất lượng của lao động Chất
lượng lao động ở đây bao gồm có: trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ, trình độ
học vấn, ý thức kỷ luật, Nếu chất lượng lao động tốt thì chất lượng của hoạt động
xuất khẩu lao động cũng sẽ tốt từ đó tạo uy tín cho quốc gia trên thị trường và có
thé thu hút được những thị trường khó tính nhưng có thu nhập cao và ngược lại
Chất lượng của lao động cũng có ảnh hưởng đến ý thức của bản thân họ, hiện nay có nhiều trường hợp đo lao động có nhận thức kém nên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài tự làm việc, Nhiều lao động do có trình độ kém nên không đáp ứng được yêu cầu của công việc buộc phải quay về nước Chính những
yếu tố đó đã gây ra những sự kỳ thị đối với lao động nước ta khiến cho hoạt động
xuất khâu lao động bị hạn chế đi rất nhiều Ngoài ra, các yếu tố khác như: số
lượng lao động, việc làm và thu nhập của lao động, cũng có ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu lao động và việc quản lý hoạt động này
Trang 1916
Ngoài những yếu tố trên còn có rất nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng ít nhiều
đến hoạt động xuất khẩu lao động ví dụ như:
+ Các yếu tô thuộc về văn hố như tơn giáo, tín ngưỡng, lối sống, phong tục tập quán,
+ Cac yếu tố thuộc về kinh tế như cơ sở hạ tang, thu nhập bình quân, gid ca thị trường,
+ Các yếu tố mang tính chất cạnh tranh từ các nước khác, v v
1.1.4 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 1.1.2.1 Vai trò của XKLĐ đối với phát triển kinh tế
Xuất khâu lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế chậm và đang phát triển như Việt Nam
Trước hết, xuất khẩu lao động có một vai trò đặc biệt trong việc giải quyết việc làm và ôn định thi trường lao động Đối với các quốc gia co nền kinh tế chưa phát triển khối lượng việc làm tạo ra trong xã hội là rất hạn chế so với khối lượng lao động trong độ tuổi rất dồi đào của họ bởi vậy thất nghiệp và giải quyết việc
làm luôn là vẫn đề đau đầu của các nhà lãnh đạo quốc gia
Ở Việt Nam, hiện nay có trên 400.000 lao động và chuyên gia làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề, mỗi năm tăng thêm khoảng trên dưới 70.000 người, riêng năm 2014 Việt Nam đã đưa được 105.000 lao
động đi làm việc ở nước ngoài đạt 110% so với kế hoạch dé ra
Với những con số ấn tượng trên chúng ta có thê nhận thấy rằng xuất khẩu lao động đã giải quyết được việc làm cho một khối lượng lớn lao động, tỷ lệ lao động xuất khâu lao động trong tổng số lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 3,42 %, giai đoạn 2006 - 2010 khoảng: 5%
(Nguôn:Bản tin thị trường lao động số 8/2006-Một số vấn đề về xuất khẩu
lao động 2000-2005 - tr 9, CN Nguyễn Văn Dư.)
Tuy chưa phải là một con số cao song con số đó cũng cho thấy rằng xuất
khẩu lao động đã góp một phần đáng kê vào việc giải quyết việc làm cho nước ta
Trang 2017
thêm lao động sẽ giúp họ giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động trong
những ngành nghề mà lao động trong nước không muốn làm như lương thấp, độc
hại, vất vả nặng nhọc hoặc những công việc cần lao động thủ công hay thiếu hụt
lao động do nguồn lao động trong nước ít
Không chỉ đơn thuần mang tính chất giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa mà xuất khâu lao động còn góp phần rất lớn vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo của đất nước nhờ có khoản thu nhập cao hơn rất nhiều so với mức lương ở
trong nước điền hình như thu nhập bình quân của lao động tại Malaysia là 6 - 8
triệu đồng / ] tháng, tại Đài Loan là 500 - 1000 USD/tháng, tại Hàn Quốc là 1.000
- 2.000 USD/ tháng
(Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh &
Xã hội.)
Với mức thu nhập như vậy, hàng tháng ngoài chi phí cho ăn ở người lao động cũng tiết kiệm và gửi về cho gia đình một khoản thu nhập kha khá, đó sẽ là nguồn thu nhập giúp họ cải thiện cuộc sống của gia đình và bản thân Hơn thế nữa, một số lao động sau khi trở về nước lại trở thành những ông chủ, những nhà
đầu tư nhờ có nguồn vốn tiết kiệm được từ khoản thu nhập ở nước ngoài Điều
này không chỉ góp phần thúc đây sự phát triển của nền kinh tế trong nước mà còn
tạo ra một khối lượng việc làm đáng kế cho những người khác
Với con số ngoại tệ gửi về nước mỗi năm lên đến 1,6 tỷ USD xuất khâu lao
động ở Việt Nam đã trở thành một trong những ngành nghề mang lại nguồn thu
ngoại tệ cao cho quốc gia Không dừng lại ở đó, xuất khẩu lao động còn góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước nhờ có những khoản thuế thu từ hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và từ khoản ngoại tệ lao động gửi về nước Như vậy, xuất khâu lao động vừa trực tiếp lẫn gián tiếp góp phần thúc đây sự phát
triển và ôn định xã hội
Trang 2118
động di xuất khẩu sẽ có được một đội ngũ lao động có tay nghề trình độ cao, có
tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cao
Tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển để có thể trở thành
“ông chủ” sau khi về nước
Tăng thu cho ngân sách nhà nước Giúp giải quyết nạn thiếu hụt lao động cho các quốc gia nhập khâu lao động
1.1.2.2 Vai trò của XKLĐ đối với các lĩnh vực xã hội
XKLĐ có vai trò đặc biệt đối với các lĩnh vực xã hội Trước hết, nó góp
phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, sử dụng có hiệu
quả nguồn nhân lực Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩu lao động là
một giải pháp mang tính hiệu quả cao trong khắc phục tình trạng thất nghiệp Bên
cạnh những đóng góp trên, XKLĐ còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng ké cho dat
nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và do vậy rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển
Đối với Việt Nam, có thể nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, đây là một trong những giải pháp xoá
đói, giảm nghẻo Trong ngắn hạn, lao động ra làm việc ở nước ngoài sẽ là một
trong các con đường vừa giải quyết việc làm cho sô lao động thất nghiệp, vừa tạo
điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trong
thời kỳ hội nhập Trong dài hạn, trình độ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao nhờ được đảo tạo và đào tạo lại trong thời gian làm việc ở nước
ngoài Chính người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ là động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đây là nguồn lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư theo chiều sâu
Về quan hệ đối ngoại: Hoạt động xuất khâu lao động cũng là cầu nối để
quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác về mọi mặt, giúp cho sự giao lưu giữa các
nền văn hoá trên thế giới ngày càng được mở rộng Dựa trên nguyên tắc lợi ích
qua lại và 2 bên cùng có lợi, hoạt động XKLĐ góp phần làm tăng sự hiểu biết và
phát triển mối quan hệ song phương giữa các quốc gia Mở rộng quan hệ đối
Trang 2219
quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó
hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Cung cấp cho nhau
những thông tin quan trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống
nhất quan điểm hai bên cùng có lợi Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điều kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác khác Người lao động đi làm việc ở nước ngoải đem theo hành trang là nền văn hoá của nước mình, phong tục, tập quán và lối sống dé
giới thiệu tới bạn bè ở đất nước họ đến làm việc Ngược lại, khi về nước họ lại
giới thiệu với người thân, bạn bè về đất nước và con người ở nơi họ đã làm việc
Nói tóm lại, công tác xuất khẩu lao động có một vai trò rất lớn đối với mỗi
quốc gia trong việc phát triển KT-XH, bởi vậy Đảng và Nhà nước ta luôn xác định
đây là một trong những công tác trọng điểm mang tính chiến lược cho quốc gia
trong thời gian tới
Trong chỉ thị số 4l - CT/TW ngày 29/9/1998 Bộ chính trị đã xác định:
Ở Việt Nam: « XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp
phân phát triển nguôn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao tay nghề cho người lao động, tăng nguôn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước »
1.2 Vai trò của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLD
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhà nước nhưng có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về quản lý nhà nước như sau:
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của các cơ
quan quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm sử
dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đặt ra trong
điều kiện biến động của môi trường
Như vậy quản lý được hiểu là tất cả những tác động có tô chức và hướng
đích mà chủ thể tác động lên đối tượng trong điều kiện biến đổi của môi trường
nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra Theo đó quản lý XKLĐ cũng mang tính chất là
Trang 2320
cơ quan Nhà nước quản lý về lao động có thẩm quyền hay các doanh nghiệp
chuyên doanh XKLĐ Còn đối tượng quản lý ở đây là người lao động, các
doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ và hoạt động XKLĐ Các chủ thê quản lý sẽ
sử dụng các công cụ quản lý như: Các chính sách, chế độ, quy chế, quy định về hoạt động XKLĐ hay các kế hoạch, chỉ tiêu XKLĐ hoặc những quy định ràng buộc về mặt vật chất, pháp lý để tiến hành quản lý
Quá trình quan lý có thể diễn ra dưới nhiều hình thức từ quản lý trong nước cho đến quản lý nước ngoài, từ việc quản lý trực tiếp đến việc giáp tiếp quản lý Nhưng dù sử dụng cách thức quan ly nao thi muc dich của hoạt động quản lý
đều là nhằm làm cho hoạt động XKLD thực sự hiệu qua, mang lại lợi ích cho cả
quốc gia, doanh nghiệp lẫn người lao động Từ đây chúng ta có thé thấy rằng:
“Quản lý XKLĐ là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của các
chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý là hoạt động XKLĐ và các khách thể
quan lÿ là người lao động, các doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ cùng với các
đổi tượng có liên quan khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động
XKLĐ”
Một khái niệm khác gần tương tự của quản lý XKLĐ là: "Quản lý XKLĐ là
sự tác động thông nhất dựa trên các chính sách nhằm điều chỉnh các công tác
tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo, bỗi dưỡng kiến thức, quan hệ lao động, thanh lý
hợp đông trong hoạt động XKLĐ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này”
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ
Quá trình quản lý thông thường bao gồm các nội dung: lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển và kiểm tra, đánh giá Tương tự như vậy quá trình quản lý Nhà nước về xuất khâu lao động cũng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1.2.2.1 Công tác hoạch định
Hoạch định là một nội dung khởi đầu và đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình đặc biệt là đối với hoạt động quản lý Nhà nước về xuất khâu lao
động Thực chất của hoạch định chính là giai đoạn lập kế hoạch trong quá trình
Trang 2421
Nhìn chung, quá trình lập kế hoạch quản lý Nhà nước về xuất khâu lao động bao gồm các bước sau:
Bước I- Nghiên cứu và dự báo
Bước 2 - Thiết lập các mục tiêu
Bước 3- Phát triển các tiền đề
Bước 4 - Xây dựng các phương án Bước 5 - Đánh giá các phương án
Bước 6 - Lựa chọn phương án và ra quyết định 1.2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lÿ
Tổ chức là một chức năng của quá trình quản lý bao gồm việc phân bỏ, sắp
xếp nguồn nhân lực con người và gắn liền với con người là các nguồn lực khác nhằm thực hiện thành công công tác kế hoạch của tổ chức
Một vấn đề có tính quyết định đối với việc tổ chức thành công hay thất bại
một bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động đó chính là nhân
tố con người Việc lựa chọn, sắp xếp nhân sự trong các cơ quan Nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc đúng người đúng việc phù hợp với trình độ chuyên môn, trình
độ chính trị của từng cá nhân Van đề đạo đức, tinh than trách nhiệm của mỗi con
người trong bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động xuất khảu lao động là một
vấn đề rất quan trọng nó đòi hỏi phải có một sự thống nhất giữa quyền hạn được
giao với trách nhiệm nghĩa vụ của từng người trong từng vị trí
1.2.2.3 Chỉ đạo thực hiện
Để chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý xuất khẩu lao động của mình các cơ quan Nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau Trong đó, quan trọng và
chủ yếu là biện pháp ra các văn bản pháp quy quy định các vấn đề có liên quan
đến vấn đề xuất khâu lao động Các văn bản này phải đám bảo tính chặt chẽ, rõ
ràng, ôn định, Ngoài ra, còn nhiều biện pháp khác như tuyên truyền, giáo dục,
sử dụng các chế tài như xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm dân sự, hình
Sự,
Công việc chỉ đạo thực hiện được tiễn hành theo 3 bước sau:
Trang 2522
* Đào tạo - giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc có thời han
ở nước ngoài
Theo Quy chế đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt
Nam ổi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (ban hành kèm theo Quyết định số
1635/1999/OD-BLDTB&XH ngày 13 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ LĐ-
TB & XH) quy định: (Xem phu luc 1)
* Quản lý lao động đã xuất khâu bao gồm quản lý trong nước và quản lý
ngoài nước
1.2.2.4 Kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động
Đây là nội dung cuối cùng trong quá trình quản lý Nhà nước về xuất khẩu
lao động, cũng là một nội dung quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thành
công của quá trình quản lý Kiểm tra là hoạt động giúp nhà quản lý phát hiện những sai sót xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời Việc kiểm tra không phải đợi đến lúc công việc quản lý kết thúc mới tiễn hành mà phải được thực hiện song song thường xuyên liên tục đề tăng cường hiệu quả của việc kiểm tra
Việc kiểm tra được thực hiện trong hai khu vực chính, đó là:
- Khu vực tự kiểm tra, tức là việc kiểm tra được tiến hành tại các cơ quan
quản lý có trách nhiệm quản lý hoạt động xuất khẩu lao động Đối với khu vực
này việc kiểm tra là tiến hành đo lường, phân tích, đánh giá xem hoạt động quản ly của từng bộ phận, từng cá nhân trong đơn vị mình có thực sự hiệu quả chưa?
cần tiến hành điều chỉnh hay sửa đổi không? nếu có thì phải điều chỉnh, sử đổi
như thế nào? Đây là hoạt động kiểm tra có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của
cả quá trình quản lý Nhà nước về hoạt động xuất khâu lao động, do đó đòi hỏi
phải được tiến hành một cách khách quan, chính xác và hiệu quả
Khu vực thứ hai, là khu vực chính của hoạt động kiểm tra là khu vực các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quản lý Việc kiểm tra được tiến hành trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm cả công tác tuyển
Trang 2623
quản lý lao động đã xuất khẩu, xem xét xuất khẩu lao động của đơn vị có đúng
pháp luật không, có gì chưa phù hợp với mục tiêu kế hoạch chung không
1.2.3 Sự cần thiết quan lý nhà nước dối với hoạt động xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hoạt động có vai trò hết sức to lớn trong tiễn trình phát triển của các quốc gia do vậy nó đòi hỏi phải có sự quan tâm và quản lý của nhà nước và toàn xã hội Quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động là rất cần thiết bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do hoạt động này đem lại lợi ích rất lớn cho quốc gia và toàn xã
hội Như đã phân tích ở trên xuất khẩu lao động không chỉ mang lại lợi ích cho
người lao động tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động mà còn mang lại
những lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Nhà nước và toàn
xã hội, chính vì hoạt động này mang lại nhiều lợi ích như vậy nên không thể tránh
khỏi có những trường hợp lợi dụng tư tưởng hám lợi của người dân để lừa đảo,
chuộc lợi bất chính Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động và hiệu
quả thực sự của hoạt động xuất khẩu lao động thì việc đứng ra quản lý của các cơ quan Nhà nước và của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là điều tất yếu
Thứ hai: Cũng xuất phát từ lợi ích to lớn của xuất khẩu lao động mang lại
mà nảy sinh ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động này Không chỉ cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp xuất khâu lao động, giữa những người lao động mà còn cả
giữa các quốc gia với nhau Sự cạnh tranh này mang tính chất rất phức tạp bởi vậy
dé đảm bảo cho quá trình cạnh tranh diễn ra trong một môi trường lành mạnh và
thực sự công bằng thì không thê thiếu mặt của quản lý Nhà nước về xuất khâu lao động
Thứ ba: Vấn đề tranh chấp và sự cỗ trong quan hệ lao động là rất khó có thể tránh khỏi Tranh chấp và sự cô trong quan hệ lao động ở trong nước bình thường
đã là vấn đề khó giải quyết, song nếu xảy ra trong hoạt động xuất khâu lao động
thì lại càng khó khăn hơn do nó có thêm yếu tố nước ngoài Sự khác biệt về pháp
luật, văn hoá, phong tục tập quán giữa các quốc gia lại càng làm cho việc giải
Trang 2724
ché thi sé han ché được rất nhiều những vi phạm và tranh chấp trong hoạt động
xuất khâu lao động
Thứ tư: Đưa lao động đi xuất khẩu sẽ đem đến quốc gia khác một khối
lượng dân cư khác biệt họ về môi trường sống, khí hậu, ngôn ngữ, tôn giáo, do vậy sẽ tạo ra một sự xáo trộn lớn cho xã hội của nước tiếp nhận lao động Do đó, yêu cầu các nước nhận lao động phải có sự quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất khẩu lao động Hơn nữa khi số lao động này trở về nước thì vấn đề phức tạp
nhất là giải quyết việc làm cho họ, đo đó cần phải có hệ thống quản lý chặt chẽ từ
các cơ quan Nhà nước
Thứ năm: Xuất khẩu lao động, như đã phân tích ở trên, mang tính xã hội rất
cao, do đó vấn đề do nó gây ra cho xã hội là rất phức tạp, cần phải có sự quản lý
của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động này Khi có xuất khẩu lao động, thu
nhập của một số lượng dân cư tăng lên, những người thân của lao động đi xuất khẩu ở trong nước không vất vả gì mà có được một khoản tiền lớn, đây là nguyên nhân gây ra một số hiện tượng xã hội phức tạp như đua đòi, ăn tiêu, hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng, trật tự gia đình bị xáo trộn tạo ra những mâu thuẫn trong xã
hội Chính điều này làm cho việc quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động trở
lên rất quan trọng đối với các nước có lao động đi xuất khâu
Còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa khiến cho việc quản lý Nhà nước về xuất
khẩu lao động trở lên cần thiết Trên đây chỉ là một vài nguyên nhân chủ yếu.Quản lý
Nhà nước về xuất khẩu lao động là cần thiết đối với các quốc gia có lao động đi xuất
khẩu và càng cần thiết hơn nữa đối với một đất nước mà trình độ quản lý còn hạn chế như Việt Nam
1.2.4 Một số quy định của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động
Xuất khâu lao động là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
nên vấn đề này được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật Trước hết là trong
Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đôi,
Trang 2825
Dựa vào những quy định của Bộ Luật Lao động, Chính phủ cũng quy định cụ thể về việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài trong Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ, ngoài
những quy định cụ thể hơn về hình thức xuất khâu lao động, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động tham gia vào hoạt động xuất khâu lao động, Nghị định 152 còn có thêm những quy định sau:
(Xem phụ lục 3)
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP: Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng
Nghị định số 144/2007/NĐ-CP: Quy định xử phạt hành chính trong hoạt
động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg về việc thành lập, quản lý và sử dụng
Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH: Ban hành chương trình bồi dưỡng kiến
thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc nước ngoài
Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH: Ban hành “Quy định về tổ chức bộ
máy hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách dé
bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước
ngoài”
Quyết định số 20/2007/QĐ-BLĐTBXH: Ban hành chứng chỉ bồi dưỡng
kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngồi
Thơng tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC Quy định cụ thê về
tiền môi gidi va tién dich vu trong hoạt động đưa lao động Việt Nam di lam việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN: Quy định việc
Trang 2926
Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP: Hướng dẫn chỉ tiết
một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh
cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trên đây là những quy định của Nhà nước ta về vấn đề xuất khẩu lao động được trích từ Bộ luật lao động và Nghị định 152/NĐ - CP của Chính phủ Ngoài ra, còn có nhiều Nghị định và thông tư, chỉ thị khác quy định cụ thể hơn về hoạt động xuất khẩu lao động
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ của một số
địa phương ở nước ta
1.3.1 Kinh nghiệm của tính Bắc Ninh
* Về xây dựng kế hoạch XKLĐ hàng năm
UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1363/QĐ-CT ngày 06/12/2002 về
việc thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ nhằm mục đích tăng cường công tác XKLĐ trên dia ban tỉnh, trong đó hình thành kế hoạch XKLĐÐ hàng năm, phân rõ quyền
lợi và trách nhiệm của từng thành viên trong Ban
* Về tô chức điều hành, ban hành chính sách
- Công tác chỉ đạo của Ban chi dao XKLD tinh
+ Ban chỉ đạo (Sở LĐTBXH) chủ động trong việc tuyên truyền, phổ biến
các chính sách về XKLĐ đến các cơ quan, ban ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã và
người lao động Tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Tập huấn, thông tin trên đài
phát thanh-truyền hình và trên trang Website của trung tâm giới thiệu việc làm
thuộc Sở LĐTB &XH
+ Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh đã chủ động trong việc đôn đốc Ban chỉ đạo các
huyện, thị xã, thành phố phối hợp với doanh nghiệp có uy tín được Sở LĐTB &
XH tỉnh giới thiệu tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài và đã đạt được
những kết quả cao, có nhiều lao động tham gia XKLĐ, điển hình như huyện:
Lương Tài, Gia Bình, Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ
+ Sở LĐTB & XH đã chỉ đạo Phòng LÐ - TBXH cấp huyện và các doanh
nghiệp tuyển dụng lao động thông báo công khai các nội dung trong tuyển dụng
Trang 3027
ký đi làm việc ở nước ngoài, thời gian học định hướng và thời gian bay ) Chính
vì vậy, những năm qua người lao động tham gia xuất khẩu mà thông qua các
doanh nghiệp được Sở LĐTB & XH tỉnh thẩm định hồ sơ thường chỉ phí thấp,
không có hiện tượng lừa đảo kếm tiền và không có người lao động phải về nước trước hạn do bên đối tác không bố trí được việc làm theo hợp đồng
- Về ban hành chính sách XKLĐ của tỉnh: Để tăng cường công tác XKLĐ và hỗ trợ lao động một phần kinh phí khi tham gia XKLĐ, Sở LĐTB & XH đã chủ trì phối hợp với Sở Tài Chính tham mưu với UBND tỉnh ban hành Quyết định
số: 57/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 về việc hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và XKLĐ Nội dung quan trọng trong quyết định này là việc hỗ trợ
lao động có hộ khẩu thường trú, hiện đang sinh sống tại tỉnh Bắc Ninh tham gia
XKLD
* Về công tác tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài
Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo XKLĐ đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp về việc tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh đi XKLĐ Các daonh nghiệp trước khi tuyên lao động trên địa ban tỉnh đều được Sở LĐTB & XH thâm
định hồ sơ, sau đó mới giới thiệu về Ban chỉ đạo các huyện thành thị phối hợp tuyển chọn
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là một trong những tỉnh luôn dẫn đầu cả nước về số lượng lao
động đi XKLĐ, khoảng trên 8.000 người/năm, gần bằng một phần mười của cả
nước Số tiền người lao động gửi về trên 45 triệu USD/năm
Với 634 xã, phường thuộc 27 huyện, thành, thị bằng XKLĐ trung bình mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho 50 ngàn lao động
* Về ban hành chính sách
UBND tỉnh Thanh hóa đã ban hành Quyết định số: 2642/2009/QĐ-UBND
về chính sách khuyến khích, hỗ trợ người đi XKLĐ Theo đó: người lao động cư
trú dài hạn tại Thanh Hóa đi XKLĐÐ (trừ người lao động cư trú tại 7 huyện nghèo: Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường
Trang 3128
ngày 29/4/2009) được hỗ trợ 1 triệu đồng dé học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến
thức
Người lao động thuộc hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn của ngân
hàng sách đề đi XKLĐ được hưởng mức hỗ trợ lãi suất quy định tại QÐ số: 579/ QĐ-TTg ngày 06/5/2009 và QĐÐ số: 622/QĐ-TTg ngày 17/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với các khoản vay giải ngân từ 01/01/2009 đến 31/12/2009 mức hỗ trợ 4%/năm Đối với các khoản giải ngân từ 01/01/2010 đến 31/12/2015 được hỗ
trợ 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng chính sách xã hội Thời gian hỗ
trợ không quá 24 tháng
UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp XKLĐ Đối tượng là các doanh nghiệp đưa lao động đia làm việc ở nước ngoài bảo đảm việc làm ôn định, mức thu nhập (ghi trên hợp đồng lao động) từ 400USD/tháng trở lên, số lao động gặp rủi ro dưới 4% Mức hỗ trợ được tính theo số lao động mà doanh nghiệp đưa đi XKLĐ
Cụ thể: Doanh nghiệp đưa được từ 200 đến dưới 400 lao động đi XKLĐ
trong một năm được hỗ trợ 200.000đồng/người; doanh nghiệp đưa được trên 400
lao động đi XKLĐ sẽ được hỗ trợ 250.000đồng/người
* Về tô chức thực hiện
Sở LĐTB & XH Thanh Hóa cùng hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã ký ghi nhớ
“ba bên” với Công ty CP dịch vụ và thương mại hang không (AIRSECO) và tập
doan China State về việc tuyển lao động đi làm việc tại Dubai thuộc Các tiểu
vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) Trong đó China State cam kết đảm bảo việc
làm cho người lao động trong 3 năm với mức lương cơ bản và trợ cấp hàng tháng của người lao động từ 1.500Dhs (khoảng 7,4 triệu VNĐ) trở lên, tổng thu nhập đạt 8-9 triệu đồng Người lao động được đảm bảo điều kiện ăn ở, khám sức khỏe,
đóng bảo hiểm y tế
* Về kiểm tra, giám sát
Trang 3229
giúp địa phương và người lao động lựa chọn các doanh nghiệp uy tín di XKLD Chính vì vậy, Thanh Hóa đã có được những kết quả khả quan trong việc phát huy
vai trò của chính quyền địa phương đối với hoạt động XKLĐ trong thời gian qua
1.3.3 Bài học rút ra cho tinh Phi Tho
Từ cách làm của 2 địa phương trên đây có thê rút ra một số bài học kinh nghiệm dưới đây cho tỉnh Phú Thọ:
Thứ nhất, phải có đầy đủ khuôn khổ pháp luật đồng bộ có liên quan đến
XKLD để tạo hàng lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện cho hoạt động XKLĐ
phát triển đúng định hướng Các địa phương phải xác định rõ ràng XKLĐ là một nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, để từ đó xây dựng thành chương trình, đề án với những mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp cụ thể
Thứ hai, đề cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền địa phương trong lãnh đạo quản lý các hoạt động XKLĐ nhằm đảm bảo đúng pháp
luật, chính sách của Nhà nước
Thứ ba, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ, nhất là tuyên
truyền về chế độ, chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao
động đến tận xã, phường và gia đình người lao động
Thứ tr, Làm tốt công tác tạo nguồn XKLĐ; đảo tạo nghề, nâng cao tay
nghề, trình độ ngoại ngữ, rèn luyện ý thức kỷ luật, tác phong lao động cho người
lao động để họ đáp ứng được yêu cầu của các thị trường lao động nước ngoài; kịp
Trang 3330
Chuong 2
THUC TRANG VAI TRO CUA CHÍNH QUYÈN
TINH PHU THQ DOI VOI HOAT DONG XUAT KHAU
LAO DONG TREN DIA BAN TINH
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý và nguôn tài nguyên khoáng sản
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm
vùng, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải
Phòng - Hà Nội - Côn Minh (TQ), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Phú Thọ tiếp giáp với thủ đô Hà Nội theo hướng Tây
Nam và tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng Đông Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài
khoảng 60km, cách cửa khẩu Lào Cai và Thanh Thủy-Hà Giang hơn 200km, cách
cảng Hải Phòng 170km và cảng Cái Lân 200km; là nơi hợp lưu của ba con sông
lớn: Sông Hồng, sông Đà, sông Lô
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và
đường sông các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi
khác Là cầu nối giao lưu kinh tế-văn hóa-khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc Phú Thọ có hệ thống giao thông
thuận lợi cả về đường bộ, đường sat và đường thủy
Tỉnh Phú Thọ có nhiều khoáng sản phục vụ các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng sản phi kim loại với trữ lượng lớn và chất lượng tốt (cao lanh, sét gốm sứ ) và một số loại khoáng sản quý hiếm (Parit, vàng, sắt )
2.1.1.2 Diện tích đất đai
Diện tích đất tự nhiên 3.532km” trong đó diện tích đất nông nghiệp là
97.610ha, đất rừng là 195.000ha, đất mặt nước muôi trồng thủy sản là 10.000ha,
Trang 3431
2.1.1.3 Dia hinh, khi hau
Địa hình chia la 2 tiéu vùng chủ yếu:
+ Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các
huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê Ở đây có nhiều tiềm năng phát triển nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản
+ Tiểu vùng đổi gò thấp, xen lẫn đồng ruộng, dải đồng bằng ven các trién sông Hồng, sông Lô, sông Đà Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây
nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương
thực, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
Khí hậu: Tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng I.700mm,
độ âm trung bình khoảng 86% Khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
cây trồng vật nuôi nhất là cây dài ngày và gia súc
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Từ năm 1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập cho đến nay trải qua 18 năm phan dau Đảng và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tạo ra một diện mạo kinh tế - xã hội mới
Nhìn lại 18 năm qua, từ xuất phát điểm là một tỉnh nghèo, kinh tế- xã hội
còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế không cao, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo
nan, kết cấu hạ tầng thấp kém, nguồn tài chính còn hạn hẹp và mất cân đối, đầu tư cho phát triển hạn chế, chưa có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế Công nghiệp tuy đã
có nhưng công nghệ còn lạc hậu, cũ kỹ, nhiều cơ sở thua lỗ, ô nhiễm môi trường
nặng nề Tập quán canh tác còn lạc hậu, diện tích, năng suất và sản lượng nông lâm nghiệp thấp Lợi thế về đầu tư nước ngoải so với các tỉnh trong khu vực còn thua kém Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa Đó là những trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh
Sau khi tái lập tỉnh, Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân đạt trên 10% năm Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông
Trang 3532
Năm 2011, nông nghiệp, thủy sản 25,1%, công nghiệp, xây dựng 39,7%, dịch vụ
35,2% Thu nhập bình quân đầu người năm 1997 là 1.792.600đồng, đến năm 2011 đạt 14.5000.000đồng
Sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, ôn định, theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nhanh cây, con có giá trị kinh tế cao
Công nghiệp có bước phát triển nhanh Năng lực sản xuất các ngành có lợi thế như: Xi măng, phân bón, giấy, rượu, bia phát triển mạnh Cơ cấu theo ngành và
theo thành phần kinh tế chuyên dịch theo hướng tích cực Đã hình thành một số khu,
cụm công nghiệp: Thụy Vân, Trung Hà, Bạch Hạc, Đồng Lạng, và vừa khởi công
khu công nghiệp Phú Hà tại TX Phú Thọ (2015)
Thương mại, dịch vụ có nhiều bước phát triển mới, tăng trưởng bình quân
15% năm Trình độ công nghệ và chất lượng dịch vụ được chú trọng Dịch vụ y tế,
đào tạo nghề từng bước được phát huy, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ
Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng trên 1,4 triệu người, có 2l dân tộc anh em cùng sinh sống Số người trong độ tuôi lao động khoảng 800.000 người (60% dân
số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 33,5%
Hầu hết lao động có trình độ học vấn, đã được đảo tạo có tay nghề, đức tính cần cù, thông minh, siêng năng, chịu khó, nhanh nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp
Cơ sở đào tạo: Phú Thọ hiện có 02 trường Đại Học, trên 40 trường cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung tâm đào tạo nghề đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nguồn lao động cho doanh nghiệp trong nước cũng như XKLĐ
Lương bình quân của lao động trong doanh nghiệp hiện tại khoảng 80 -
100USD/tháng
2.2 Thực trạng lao động và vai trò của chính quyền tỉnh Phú Thọ đối
với hoạt động XKLĐ
2.2.1 Tình hình lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.2.1.1 Về số lượng, cơ cầu lao động
Kết quả điều tra thị trường lao động (phần cung lao động) của tỉnh Phú Thọ
Trang 3633 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về số lượng lao động, việc làm - giai đoạn 2009 - 2013 °° Chi tigéu/nhiém vu | DVT | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 |Năm 2013 1 Dân số Người| 1.322.100| 1.343.192| 1.326.926| 1.338.564| 1.344.632 Trong đó:
-Thanh thi Người 450.723} 452.328) 460.122} 465.432] 468.591 -Nông thôn Người 817377| 890.864| 894.804) 873.132| 876.041 2_ |Dân số trong độ Người 844.300| 873.075| 880.702| 897.669| 899.897 _|uổilaođộpg | — |— Ðộ Trong đó: -Thành thị [Người 211075 218269 220175 2485644 246.115 -Nông thôn Người 633.225] 654.806] 660.527} 649.105 673.782 3 |Sốlaođộngtham |Người 740.610 746.030| 752.442| 753.563| 754.628 gia hoạt động KT Chia theo khu vực: - Khu vực Thành thị [Người 199965| 201428 203159| 209.542 209.667 - Khu vực nông thôn |Người_ 540.645) 544.602| 549.283| 544.021} 544.961 Chia theo nhóm ngành: - Công Người 188l115[ 189.492| 199306| 202.155} 204.500 nghiệp và xây dựng - Nông, lâm, ngư Người 392523| 392.412] 393.527| 393.651} 393692 nghệp - se xe - Dịch vụ "ma _ 1599721 164.126] 159.609) 160.000[ 161.426 Chúa theo loại hình kinh tế: _Nhànước |Người 56286| 56.698 5/186 5/263| 57282
- Ngoài nhà nước |Người 650.848| 655.611] 66l1.246| 669.144| 670.222 - Có vốn đầu tư nước | Người 33.476 33.721 34.010 34.231 34.286
ngoài
Trang 37
34
Theo bảng tổng hợp trên có thể nhận thấy, Phú Thọ là tỉnh có mật độ dân số
cao, với nguồn lao động khá dồi dào về số lượng Trong đó tập trung chủ yếu ở
khu vực nông thôn, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 65% Số lao động tham
gia trong ngành công nghiệp chiếm 25,7%; số lao động tham gia vào ngành nông nghiệp chiếm 47,5%, ngành dịch vụ chiếm 26,8% Tỷ lệ này chia theo nhóm tudi
thì số người thuộc nhóm từ 35 - 39 tuổi là cao nhất, khoảng 98%, sau đó là 30 - 34 tuổi và nhóm 25 - 29 tuổi khoảng 96 - 97%, thấp nhất là nhóm tuổi từ 15 - 19 tuổi chiếm khoảng 36% Như vậy, nhìn chung dân số tinh Phú Thọ đều thuộc trong độ
tuổi lao động (khoảng 65%) và chủ yếu là lao động trẻ và trung bình
Cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ phân theo khu vực như sau: Bảng 2.2: Cơ cấu lao động tĩnh Phú Thọ theo khu vực
Chỉ tiêu ĐVT | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 Dân số trong độ Người| 746.030 7%2.442 758.223 760.435 tuôi lao động Thành thị Người 201.428 203.159 212.000|_ 230.569
Nông thôn Người 544.602 549.283 546.223 529.866
(Nguân: Điều tra thị trường lao động năm 2013 của tỉnh Phú Thọ)
Số lao động ở khu vực nông thôn năm 2011 là 549.283 người, chiếm 73%
và tăng 4.681 người so với năm 2010; số lao động ở khu vực thành thị là 203.159,
chiếm 27% tăng 1.731 người so với năm 2010 Điều đó khẳng định cơ cấu lao
động của tỉnh có sự phân bố không đều giữa các khu vực, lao động cơ cấu lao
động của tỉnh có sự phân bổ không đều giữa các khu vực, lao động của tỉnh chưa
cao, lao động trong ngành nông nghiệp vẫn còn lớn
Trang 3835
Dựa vào số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng lao động của tỉnh Phú Thọ
trong những năm qua đã chuyển dịch nhiều tư nông nghiệp sang công nghiệp,
nông nghiệp chỉ còn chiếm 52,3% tổng số lao động, giảm hơn so với năm 2010 (52,6%) Lao động trong lĩnh vực công nghiệp đã tăng từ 25,4% năm 2010 lên 26,5% năm 2011 Lao động trong khu vực dịch vụ năm 2011 là 159.609 người,
chiếm 21,2% giảm 4.517 người so với năm 2010 2.2.1.2 Về chất lượng lao động
Bình quân mỗi năm Phú Thọ có khoảng 28.130 người được đảo tạo nghề, nhưng trong số đó thì lượng người tốt nghiệp các khoá đào tạo nghề ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn với số lượng bình quân mỗi năm có khoảng 33.000 người Điều đó
được thể hiện rõ trong bảng số liệu thống kê của Sở lao động - thương binh và xã
hội về số lượng người đã qua đào tạo nghề của Phú Thọ trong giai đoạn 2001 -
Trang 3936
Bảng 2.4: Số lượng lao động được đào tạo nghề của tính Phú Thọ trong giai đoạn 2001 - 2014 Đơn vị: Người Năm | Tổng số người tốt Trong đó nghiệp Dài hạn Tỷ lệ (%) Ngắn hạn Tỷ lệ (%) 2001 24994 3154 12,6 21840 87,4 2002 29789 4799 16,1 24990 83,9 2003 35206 4746 13,5 30460 86,5 2004 40237 4711 11,7 35526 88,3 2005 42637 5217 12,2 37420 87,8 2006 42076 6331 15,0 35745 85,0 2007 27865 7265 26,1 20600 73,9 2008 29177 7852 26,9 21325 73,1 2009 35700 8500 23,8 27200 76,2 2010 38500 9500 24,7 29000 75,3 2011 38920 9450 24,2 29470 75,8 2012 38996 9622 24,6 29374 75,4 2013 39370 9538 24,2 29832 75,8 2014 39336 9550 24,2 29786 75,8 Tổng 502.803 100.235 19,9 402.568 80,1
(Nguồn: Sở lao động - thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ) Trong giai đoạn 2001 - 2014tÿ lệ lao động được đảo tạo nghề dai han chi
chiếm khoảng 19,9% trong tổng số lao động được đào tạo nghề tương đương với
số lượng 100.235 người, còn số người được đảo tạo qua các khoá học nghề ngắn
hạn vẫn chiếm số lượng lớn chiếm tới 80,1% tương đương với 402.568 người
Nhưng theo xu hướng chung thì từ năm 2005 đến nay các trường đào tạo nghề đã
chú trọng vào đào tạo các khoá học nghề dài hạn và giảm dần các khoá học nghề
Trang 4037
tạo dài hạn Theo dự báo của Sở lao động - thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ
đến hết năm 2015 thì tổng số người được tốt nghiệp qua các trường cao đẳng,
trung cấp và sơ cấp nghề lên tới 75.000 người trong đó tỷ lệ người tốt nghiệp các
khoá đào tạo dài hạn là 48% tương đương với 36.000 người
Về lao động chất lượng cao của tỉnh thì trong giai đoạn 2009 - 2014 tỉnh Phú Thọ đã có khoảng 84.154 học sinh trúng tuyên vào các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc chiếm tỷ lệ 41,4% số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ
thông Các ngành nghề mà sinh viên Phú Thọ theo học tại các trường đại học, cao
đăng hiện nay chủ yếu là kinh tế, công nghệ thông tin, kiến trúc, điện tử viễn
thông, cơ khí Đây là một nguồn nhân lực sẽ có nhiều đóng góp và sự nghiệp
phát triển kinh tế tỉnh nhà nếu chính quyền có những chính sách thu hút và sử
dụng hợp lý
Mặc dù chất lượng lao động của Phú Thọ đã được nâng cao nhiều nhưng nhìn chung thì nguồn nhân lực của tinh van thiếu và yếu cả về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học Số lượng lao động đã qua đào tạo chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu của thực tế, lượng lao động chưa qua đào tạo vẫn
chiếm một tỷ lớn Nguồn nhân lực chất lượng cao của Phú Thọ vẫn thiếu trầm
trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh nhà Số lượng học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông đăng ký học nghề là còn
thấp Chất lượng đầu vào của các trường cao đăng, trung cấp, sơ cấp nghề còn
thấp nên đã ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của các trường Trong số học viên,
sinh viên tốt nghiệp ra trường còn ton tại một lượng lớn làm việc trái với những ngành đã được đảo tạo, một số học viên, sinh viên ra trường nhưng trình độ còn thấp chưa tương xứng với quá trình đào tạo nên chưa đáp ứng được nhu cầu của
thực tế
2.2.2 Quản lý hoạt động XKLĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.2.2.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch XKLĐ