Bài luận án kinh tế ĐỘC QUYỀN gồm 104 trang,bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................... .. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ............................................................................... .. 7 1.1. Du lịch và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội .......... .. 7 1.2. Phát triển dulịch bền vững ............................................................ .. 13 1.3. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững .................... .. 26 1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của một số địa phương Và bài học cho huyện Nho Quan .................................................... ..27 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HUYỆN NHO QUAN ............................................................................... .. 36 2.1. Tài nguyên du lịch ở huyện Nho Quan ........................................... .. 36 2.2. Thực trạng pháttriển du lịch bền vững ở huyện Nho Quan từ năm 2006 2013 ........................................................................... ..43 2.3. Đánh giá tổng quát phát triển du lịch ở huyện Nho Quan theo các tiêu chỉ phát triển du lịch bền Vững ............................................... .. 64 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HUYỆN NHO QUAN ..................................................... .. 71 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng pháttriển du lịch bền vững ở huyện Nho Quan ........................................................................... .. 71 3.2. Các giải pháp chủ yếu pháttriển du 1ịch bền vững ở huyện Nho Quan 82 KẾT LUẬN ............................................................................................... .. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ .. 99 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, hàng loạt chính sách đã được ban hành trong các lĩnh vực kinhtế, Xã hội Và môi trường. Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký những công ước quốc tế có liên quan tới phát triển bền vững. Các cam kết này đã được Chính phủ giao cho các bộ, ban, ngành có liên quan làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý, phối hợp tổ chức trong các kế hoạch và chương trình phát triển ở các cấp. Đặc biệt nhất là sau khi ban hành Định hướng phát triển bền vững, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cả ba trụ cột về kinh tế, Xã hội Và môi trường. Về kinh tế, trong giai đoạn 20002008, tốc độ tăng GDP bình quân 7,8%. Quy mô của nền kinhtế Và năng lực sản xuất các ngành đều tăng. Việt Nam từ vị trí nhóm nước nghèo bước sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình. Về Xã hội, công tác Xóa đói giảm nghèo, dân số, báo Vệ Và chăm sóc sức khỏe người dân, giáo dục đào tạo và tạo việc làm cho người lao động đều đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ. An sinh Xã hội được chú trọng nhằm đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh của nhân dân. Về môi trường, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được Xây dụng khá đầy đủ và hoàn thiện. Hệ thống cơ quan quản 1ỷ nhà nước về bảo Vệ môi trường tư cấp trung ương đến địa phưong đã từng bước kiện toàn Và đi vào hoạt động. Kinh phí cho công tác báo Vệ môi trường đã được tăng cường. Các vấn đề Về môi trường đã được quan tâm ngay tử giai đoạn lập quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư đã góp phần hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Có thể nói, trong hơn hai mươi năm qua (kể từ khi tham dự Hội nghị Thượng đinh Trái đất RIO năm 1992) và đặc biệt là 10 năm gần đây, Việt Nam đã tận dụng thời cơ, Vượt qua nhiều khó khăn thách thức thực hiện phát triển bền Vững đất nước.
Trang 1MUC LUC
MO DAU Loe cccceeccsscsscsssessesssssessessesssessessesssessessesssessessesssessessessusaessessssssesseess 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE PHAT TRIEN
DU LỊCH BÈN VỮNG - 2 2S 2121 2211211221221121122121112201 01 ca 7 1.1 Du lịch và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội 7 1.2 Phát triển du lịch bền vững -2-5222S 2222222 cEEerEererrrres 13
1.3 Quan lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững 26 1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của một số địa phương
va bai hoc cho huyện Nho Quan c5 25555 s+ssexsxsesees 27 Chuong 2: THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH BEN VỮNG Ở
HUYỆN NHO QUAN ¿25-252 2212212212112 2212112111121 xe 36 2.1 Tài nguyên du lịch ở huyện Nho Quan - - 2-5555 cs+ssssss2 36
2.2 Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở huyện Nho Quan từ
TAM 2006 - 2013 veccecscsssesssecssesssecssessseessecssecssecssessseesesssessecaseeaseesses 43
2.3 Danh gia téng quat phat triển du lịch ở huyện Nho Quan theo các
tiêu chí phát triển du lịch bền vững 22-+cccczecrscrxe 64
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIẾN DU LỊCH
Trang 2DANH MUC CAC BANG
Bang 2.1 Cac du an du lich dau tu trén dia ban huyén Nho Quan giai
đoạn 2006-2015 ceccccccccsccsccsscssesscesceseessesececscesessecsecseesseseseseaee 48
Bang 2.2 Số lượng khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn huyện Nho Quan 50
Bảng 2.3: Tông doanh thu du lịch của huyện Nho Quan giai đoạn 2006-2013 60
Bảng 2.4: Thống kê lượt khách du lịch đến địa bàn Nho Quan giai đoạn
"0005906 62
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, hàng loạt
chính sách đã được ban hành trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký những công ước quốc tế có liên quan tới phát triển bền vững Các cam kết này đã được Chính phủ giao cho các bộ, ban, ngành có liên quan làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý, phối hợp tổ chức trong các kế hoạch và chương trình phát triển ở các cấp Đặc biệt nhất là
sau khi ban hành Định hướng phát triển bên vững, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu trong cả ba trụ cột về kinh tế, xã hội và môi trường
Về kinh tế, trong giai đoạn 2000-2008, tốc độ tăng GDP bình quân 7,8%
Quy mô của nên kinh tế và năng lực sản xuất các ngành đều tăng Việt Nam từ vị trí nhóm nước nghèo bước sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình
Về xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo, dân số, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân, giáo dục - đảo tạo và tạo việc làm cho người lao động đều đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ An sinh xã hội được chú trọng
nhằm đảm bảo ồn định đời sống và sản xuất kinh doanh của nhân dan
Về môi trường, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã
được xây dựng khá đầy đủ và hoàn thiện Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp trung ương đến địa phương đã từng bước kiện toàn và đi vào hoạt động Kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường đã được tăng cường Cac van đề về môi trường đã được quan tâm ngay từ giai đoạn lập quy hoạch, kế
hoạch, chuẩn bị đầu tư đã góp phần hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Có thê nói, trong hơn hai mươi năm qua (kể từ khi tham dự Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất - RIO năm 1992) và đặc biệt là 10 năm gần đây, Việt
Nam đã tận dụng thời cơ, vượt qua nhiều khó khăn thách thức thực hiện phát
Trang 4quả tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với phát triển bền vững, sự huy động tối đa các nguồn
lực, sự đóng góp tích cực của mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các
mục tiêu phát triển bền vững
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển bền vững đang đứng trước nhiều
khó khăn thách thức lớn có tính chất toàn cầu: khủng hoảng tài chính, năng lượng, vấn đề an ninh lương thực, biến đổi khí hậu Phát triển bền vững là
một trong những chính sách xuyên suốt của Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước Trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam có đề cập đến việc phải phát triển một số ngành có tác động đặc biệt tới môi trường: ngành năng lượng, ngành khai thác khoáng sản, ngành giao thông vận tải, thương
mại và đặc biệt là ngành du lịch, bởi tiềm năng du lịch của Việt Nam rất
phong phú Phát triển du lịch đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập, khôi phục
nhiều truyền thống văn hóa, tôn tạo một số cảnh quan và di tích lịch sử văn
hóa Song, mặt khác nó cũng làm ảnh hưởng đến phát triển bền vững
Cũng giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, huyện Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình đã thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách của Nhà nước, của tỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững một cách đúng đắn và kịp thời Từ một huyện nghèo của tỉnh Ninh
Bình, Đảng bộ và nhân dân Nho Quan đã đoàn kết, nỗ lực phất đấu, biết phát
huy những thế mạnh, tiềm năng sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, khẳng định:
Kinh tế của huyện tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyên dịch theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm
nghiệp, thủy sản, các nguồn lực đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất,
kỹ thuật được tăng cường; văn hóa - xã hội có tiễn bộ, công tác giảm nghèo được đây mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ
Trang 5xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tô chức cơ sở đảng và hiệu lực quản lý,
điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên [10, tr.4]
Đề những kết quả này được duy trì và phát triển, trong thời gian trước
mắt cũng như lâu dài, huyện Nho Quan vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức trong việc tìm hướng đi trong phát triển kinh tế sao cho phù hợp
với điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh của huyện Với vị trí địa lý thuận lợi, các điểm tham quan du lịch nồi tiếng sẽ là cơ sở cho huyện Nho Quan có
cơ hội để phát triển và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
huyện trong thời gian tới
Mặc dù hoạt động du lịch của huyện Nho Quan đã có quá trình hình
thành và phát triển từ rất sớm, song trước những thay đổi của quan điểm phát
triển, cơ chế kinh tế, nhu cầu xã hội đòi hỏi phải có sự nỗ lực, hợp tác và đồng
thuận của các cấp, các ngành, của nhân dân trong huyện mới có thể khai thác
được tiềm năng du lịch hiện có một cách hiệu quả nhất, nhưng vẫn đáp ứng
được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Do đó, tôi chọn đề tài Phát triển du lịch bền vững ở huyện Nho Quan, tính Ninh Bình hiện nay để nghiên
cứu Hy vọng nội dung luận văn sẽ đóng góp một phần về phương diện lý
luận, cũng như các giải pháp sẽ được áp dụng cho thực tiễn phát triển du lịch
ở Nho Quan trong tông thê phát triển bền vững mà chúng ta đang hướng tới 2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề phát triển du lịch bền vững được Đảng, Nhà nước cũng như
nhiều cơ quan, nhà khoa học và toàn xã hội quan tâm, nghiên cứu Từ năm
2000 đến nay có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, các bài báo
liên quan đến vấn dé này như:
- Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bên vững, Nxb Đại
Trang 6- Tran Tién Diing (2005), Phat trién du lich bén vững Phong Nha - Kẻ Bang, Dai hoc Kinh té quéc dân, Luận án tiến sĩ kinh tế
- Phạm Thu Liên (2009), Phái triển du lịch bên vững ở Hải Dương hiện
nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ
kinh doanh và quản lý
- Trần Thị Hồng Lan (2011), Phát triển du lịch bên vững ở Thành phố
Đà Nẵng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn
thạc sĩ kinh doanh và quản lý
- Nguyễn Xuân Cảnh (2010), Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Luận
văn thạc sĩ kinh tế
- Phạm Đình Nhân (2001), Đi tích và danh thang Ninh Binh, Trung tam
UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội
- Nguyễn Ngọc Quỳnh (2006), Những vấn đề môi trường trong phát
triển bên vững ở Ninh Bình, Báo Nhân Dân số ra ngày 5/02/2006
- Đinh Khắc Trung (2012), Phát triển du lịch Ninh Bình trong hội nhập
quốc rế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế
Như vậy, có thể thấy, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về du lịch bền vững ở quy mô cấp tỉnh bước đầu được nghiên cứu và đã đưa ra được
các giải pháp cho phát triển bền vững của từng tỉnh Tuy nhiên, với cấp huyện
như Nho Quan thì có lẽ chưa được đề cập đến, có chăng chỉ là những tiêu
luận viết về từng loại hình du lịch cụ thé mà thôi
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển du lịch
Trang 7Quan, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2013, luận văn đề xuất một số giải pháp
chủ yếu phát triển du lịch bền vững ở huyện Nho Quan từ nay đến năm 2020 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Hệ thông hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững ở
huyện Nho Quan giai đoạn 2006-2013
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp cho phát triển du lịch bền vững ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình từ nay đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển du lịch bền vững 4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Không gian: Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Thời gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng du lịch của huyện Nho
Quan từ 2006-2013 và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển du lịch bền
vững trong thời gian tới (từ nay đến năm 2020)
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1 Cơ sở lý luận
Vận dụng lý luận, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước
ta để làm cơ sở nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Sử đụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác -Lénin - Phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu
Trang 86 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về phát triển
du lịch bền vững
- Đánh giá cụ thể, đầy đủ hơn về thực trạng phát triển du lịch bền vững ở huyện Nho Quan trong thời gian qua
- Cung cấp cho các cơ quan, ban ngành những số liệu cũng như các giải
pháp để có cơ sở hoạch định chính sách, triển khai thực hiện một cách có hiệu
quả trong phát triển du lịch bền vững ở huyện Nho Quan 7 Cầu trúc luận văn
Trang 9Chuong 1
CO SO LY LUAN VA THUC TIEN
VE PHAT TRIEN DU LICH BEN VUNG
1.1 Du lich và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1 Du lịch
Từ lâu, du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng phô biến trong đời sống con người Lịch sử của sự phát triển xã hội đã chứng minh, du lịch
không thể ra đời và phát triển do sự tác động chủ quan, tùy tiện của cá nhân
hay lực lượng xã hội nào Sự ra đời và phát triển của du lịch là tất yếu khách
quan gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội Đến nay, du lịch đã trở thành
một nhu cầu xã hội phổ biến, nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao đời sống tinh
thần cho con người
Do điều kiện kinh tế - xã hội, thời gian, không gian và cũng đo các góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi ngành khoa học hay mỗi người đều có
cách hiểu khác nhau về du lịch Giáo sư Berneker - một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa
Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tô chức
thuộc Liên hiệp quốc đưa ra định nghĩa: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, tìm
hiểu và trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại
trừ các đu hành có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng
Trang 10Tại Hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch tại Roma-ltalia (21/8-
5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp
các mỗi quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở ngoài nơi ở thường xuyên
của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ
Ở Việt Nam, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành du lịch
được thành lập năm 1960, nhưng hoạt động du lịch ở nước ta chỉ thực sự phát
triển từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (1986) Đến năm 1999, Pháp lệnh Du lịch ra đời, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động du lịch
Trong Điều 10 của Pháp lệnh này, có ghi: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ đưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
Trên cơ sở Pháp lệnh về Du lịch, năm 2005, trong Luật Du lịch Việt Nam, Chương 1, Điều 4, định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”
Với tất cả các khái niệm nêu trên, theo tôi, có lẽ đáng chú ý hơn cả khi
nghiên cứu về hoạt động du lịch là khái niệm của tác giả Michael Coltman
(Mỹ) khi cho rằng: Du lịch là quan hệ tương hỗ, do sự tương tác của 4 nhóm:
du khách, cơ quan cung ứng đu lịch, chính quyền, người dân tại các nơi đến du lịch” Trong đó:
+ Khách du lịch là nhân vật trung tâm làm nảy sinh các hoạt động, các mối quan hệ của du lịch
Trang 11+ Chính quyền địa phương nơi có điểm du lịch bao gồm các các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động du lịch Quản lý các hoạt động du lịch trên cơ sở phân cấp của hệ thống quản lý hành chính các cấp
+ Người dân tại các điểm du lịch: là một trong những yếu tố cấu thành
du lịch, là một đối tượng rất quan trọng trong hoạt động du lịch Họ là cầu nối
trong hoạt động giao lưu văn hóa
Theo cách tiếp cận này, du lịch được hiểu là tổng hợp các hoạt động và các mỗi quan hệ phát sinh giữa khách du lịch, cơ quan cung ứng dịch vụ, chính quyền và nhân dân địa phương trong quá trình thu hút và đón tiếp khách
du lịch
Như vậy, du lịch là hoạt động có đặc thủ bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể vừa có đặc điểm của hoạt động kinh tế lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội
Hoạt động du lịch phát triển với quy mô to lớn như ngày nay chứng tỏ
loài người đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn, có điều kiện hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu hưởng thu van hoa, tinh than va vat chat
1.1.2 Điều kiện để phát triển du lịch Điều kiện về tài nguyên du lịch
Một quốc gia, một vùng đù có nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
phát triển cao Song, nếu không có tài nguyên du lịch thì cũng khó có thê phát
triển du lịch được Tiềm năng về kinh tế là vô hạn, nhưng tiềm năng về tài
nguyên du lịch lại có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên - những cái
mà thiên nhiên chỉ ban tặng cho một SỐ vùng và một số nước nhất định Do
đó, có thê thấy, tài nguyên du lịch là yếu tố cần đề phát triển du lịch
Trang 1210
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Luật Du lịch của Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du
lịch tự nhiên gồm các yếu tổ địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ
sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
lich” [18, tr.17]
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển Trong Luật Du lịch của Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân
gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vat thể khác có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch” [18, tr 17]
Như vậy, việc phân chia thành các dạng tài nguyên du lịch cũng chỉ mang yếu tố tương đối Vì thông thường các loại tài nguyên du lịch tự nhiên
luôn gắn với các điều kiện về văn hóa - xã hội, kinh tế - chính trị
Các thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước: Khách du lịch khi đến thăm một đất nước thường muốn tìm hiểu về kinh tế, xã hội, đời sống của người dân nơi họ đến, thậm chí có đu khách còn tìm kiếm các cơ hội đầu tư
trong chuyến du lịch của mình
Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch: Nếu như một đất nước, một vùng mà có tài nguyên về du lịch nhưng chính quyền và người dân địa phương không có nhu cầu hay chưa sẵn sàng cho hoạt động du lịch thì đó mới là những tài nguyên còn đang tiềm ân Do đó, điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch là một yếu tố không thể bỏ qua trong phát triển du lịch Nó bao gồm: bộ máy quản lý nhà nước về du lịch các cấp; hệ thống các thê chế quản lý; các chính sách và cơ chế quản lý; các tổ chức doanh nghiệp
Trang 1311
tiép dén cac nhu câu cua du khách; các điêu kiện kêt câu hạ tâng, vôn, co sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch
1.1.3 Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, hoạt động du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu và ngày càng quan trọng trong đời
sống văn hóa - xã hội của các nước
Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia với những vai trò sau:
- Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phâm du lịch mang tính liên ngành, có liên quan đến nhiều lĩnh
vực khác trong nền kinh tế Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch,
du khách ở mọi nơi đồ về làm cho nhu cầu về mọi hàng hóa, dịch vụ tăng lên
đáng kể Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch
không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành
trong nền kinh tế; đồng thời, làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân Hơn nữa, các hàng hóa, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn, vì vậy các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư, sáng tạo, cải tiến mẫu mã và đa dạng các loại sản phẩm Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của du khách Do đó, phát triển du lịch làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân
- Hoạt động du lịch làm biến đổi cán cân thu chỉ của đất nước Du
khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm
nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên
Trang 1412
vi một quốc gia, hoạt động du lịch có tác dụng luân chuyên tiền tệ, hàng hóa,
điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa
Tóm lại, phát triển du lịch góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế, tăng
thu nhập cho người dan, tăng thu ngân sách, thu hút đầu tư nước ngoài và mở
rộng hợp tác quốc tế Với những lợi ích to lớn về kinh tế đó, nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam đã lựa chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ IX,
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Phát triển đu lịch thật sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn
Đối với sự phát triển của xã hội:
- Du lịch thu hút lao động xã hội, vì hoạt động du lịch đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ với nhiều công việc và trình độ khác nhau Do đó, du lịch càng
phát triển thì càng có nhiều cơ hội việc làm cho xã hội, góp phần giải quyết
một vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay
- Du lịch còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh của đất nước với thế giới Những ấn tượng về đất nước, con người, phong cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán, nghệ thuật ẩm
thực, tại nơi du lịch sẽ theo chân các du khách ra với thế giới, hình ảnh đất
nước được giới thiệu một cách tích cực, từ đó thu hút thêm một bộ phận du
khách quốc tế đến với đất nước Có thể nói, du lịch chính là phương thức quảng bá hữu hiệu nhất về một đất nước với phần còn lại của thế giới
Chúng ta có thế dễ dàng nhận thấy, du lịch có tác dụng tích cực, làm
thay đổi bộ mặt kinh tế ở các vùng có tiềm năng du lịch, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho quốc gia Tuy nhiên, du lịch cũng đem đến cả những mặt
tiêu cực về văn hóa - xã hội không nhỏ Có một số quốc gia do phát triển du
Trang 1513
hoại, lai căng và do vay, su phat triển sẽ trở nên thiếu bền vững; sự mở rộng hoạt động du lịch tạo điều kiện và cơ hội cho một số dịch bệnh cũng như các tệ nạn xã hội phát triển; môi trường sinh thái bị phá hủy và đôi khi có sự lợi dụng
hoạt động du lịch để phá hoại gây mất ổn định về chính trị, xã hội Chính vì lẽ
đó, phát triển du lịch bền vững là giải pháp tối ưu để phát huy những ưu điểm,
đồng thời hạn chế những nhược điểm mà phát triển du lịch mang đến
1.2 Phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Một số khái niệm
Phát triển bền vững là một khái niệm khá mới mẻ, xuất hiện trên cơ sở
đúc rút những kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người Năm 1987, Ủy ban thế giới về Phát triển và Môi trường đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững như sau: “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế
nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tốn hại đến khả
năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau”
Tại Hội nghị về Mơi trường tồn cầu được tô chức tai Rio de Janeiro
năm 1992, khái niệm phát triển bền vững được bồ sung, theo đó: “Phát triển
bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, đan xen và thỏa hiệp của ba hệ
thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa xã hội”
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững cũng đã được đề cập trong
Chỉ thị số 36-CT/TƯ ngày 25.6.1998 của Bộ Chính trị; trong Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam với các nhiệm vụ cụ thê:
Tăng cường công tác bảo vệ môi trường hay bảo vệ môi trường là nội dung cơ
bản không thê tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi
đôi với thực hiện tiễn bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; sử dụng
Trang 1614
dang sinh học, coi đây là nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2007, trong cam kết thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về phát
triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Định hướng chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam
Như vậy, có thể khăng định, phát triển bền vững là mục tiêu và xu thế tất yếu trong sự nghiệp phát triển của các quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam
Thông qua việc nghiên cứu các khái niệm về “du lịch” và “phát triển bền vững” ở trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, thế nào là “du lịch bền vững”?
“Du lịch bền vững” không phải là một loại hình du lịch mà là một quan
điểm phát triển du lịch Vì thé, phat trién du lich bền vững không thê tách rời phát triển bền vững Trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, bên cạnh việc định hướng cho các ngành có ảnh hưởng nhiều đến môi trường như: khai thác khoảng sản, giao thông vận tải, dịch vụ có định
hướng phát triển du lịch
Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chương trình hành động của ngành
du lịch kèm theo Quyết định số 564/QĐÐ-BVHTTDL ngày 21/9/2007, là căn
cứ để các cơ quan, ban, ngành trực thuộc xây dựng kế hoạch hành động cụ
thể, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững được Đảng và Nhà nước đề ra
Có rất nhiều các khái niệm về đư lịch bền vững được đưa ra Ngày nay,
với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta rất dễ dàng có được các
khái niệm về du lịch bền vững, nhưng trong luận văn này, tôi chỉ chọn những khái niệm của các tô chức có uy tín cũng như có những nghiên cứu chuyên ngành về du lịch như sau:
Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra khái niệm du lịch bền vững trong Hội
Trang 1715
1992: Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng
các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan
tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế - xã hội, thâm mỹ của con người trong
khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người
Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996): Du lịch bền vững là việc
đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng đu lịch mà vẫn bảo đảm
những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai
Ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất, song phần lớn ý kiến cho rằng: “Du lịch bền vững” là hoạt động khai thác môi trường tự
nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có
quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn; đồng thời duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương nơi có điểm du lịch
Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận ở các hội nghị
và diễn đàn trên toàn thế giới và Việt Nam Mục đích chính của phát triển du
lịch bền vững là để ba trụ cột của phát triển bền vững: môi trường, văn hóa -
xã hội và kinh tế được phát triển một cách đồng đều và hài hòa
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống Vì
bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động, thực vật
quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống con người được hưởng lợi từ đó Du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bảo các nguồn tài nguyên này
được bảo tồn và phát triển, do đó các thế hệ tương lai có thé duoc tiép nối và
Trang 1816
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế Phát
triển du lịch bền vững sẽ giúp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp hoạt
động du lịch, người tổ chức hoạt động du lịch có được doanh thu, người dân
địa phương có công ăn việc làm và có thu nhập từ việc khai thác các tiềm
năng du lịch tự nhiên và văn hóa của vùng
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội,
như giảm bớt các tệ nạn xã hội do có công ăn việc làm cho người dân trong vùng, giúp an sinh xã hội được bảo đảm, giúp xóa đói giảm nghèo một cách lâu dài, giúp phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
Với ba lí do được đề cập đến ở trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm
quan trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền
vững ở Việt Nam cũng như trên thế giới
Tóm lại, phát triển du lịch bền vững là vấn đề không thê thiếu được
trong quá trình đi lên của đất nước nói chung và ngành du lịch nói riêng 1.2.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững
1.2.2.1 Yếu tổ tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan du lịch, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thê sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản đề hình thành các điểm du lịch, khu du lịch hấp dẫn du khách Và nó được xem như là điều kiện cần
trong chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch cho một quốc gia, một vùng hay một địa phương
Tài nguyên du lịch bao gồm 2 nhóm:
Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất đai, nước, khí hậu, sinh vật,
khoáng sản tạo ra cảnh quan, các dạng địa hình đóng vai trò quan trọng
Trang 1917
Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thông các di tích lịch sử, di tích văn hóa,
phong tục tập quán, lễ hội là yếu tố cơ bản đề phát triển du lịch theo hướng bền vững
1.2.2.2 Đường lối, chính sách phát triển du lich
Là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường
lối chính sách nhất định có thê kìm hãm hay thúc đây ngành du lịch phát triển Đường lỗi phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung, đường lối
phát triển kinh tế, vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện phát triển
chung của đất nước Nếu quốc gia hay địa phương chọn du lịch là ngành kinh
tế mũi nhọn thì các đường lối, chính sách sẽ mang tính hỗ trợ, ưu đãi cho
ngành này phát triển còn không sẽ ngược lại
1.2.2.3 Kết cấu hạ tang, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ đu lịch
Kết cấu hạ tầng, cơ sở - vật chất kỹ thuật là nhân tố không thể thiếu, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và thu hút du khách đến với địa
điểm du lịch, chúng bao gồm:
Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tô tiên quyết đến việc phát triển
du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương Mạng
lưới giao thông thuận lợi sẽ thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch
Mạng lưới thông tin liên lạc: Giúp trao đôi thông tin, tìm kiếm chương trình phù hợp các điểm du lịch mà du khách yêu thích, từ đó có kế hoạch di
chuyển sao cho thuận lợi Mặt khác, nhờ có mạng lưới thông tin liên lạc phát
triển sẽ giúp liên kết các doanh nghiệp du lịch với nhau, hỗ trợ nhau củng
phát triển
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch: gồm trang thiết bị, phương
tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch,
Trang 2018
1.2.2.4 Nguôn nhân lực trong hoạt động du lịch
Hiệu quả công tác kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng
lao động có chất lượng hay không Bởi vì, lao động làm việc trong ngành du
lịch không những thực hiện công tác chuyên môn về du lịch mà bên cạnh đó,
họ còn thực hiện nhiệm vụ quan trọng hơn đó là trao đối, giao lưu văn hóa,
tạo cảm giác hứng khởi cho du khách trong thời gian tham quan, nghỉ dưỡng
và để lại ấn tượng tốt dep cho du khách khi hành trình kết thúc
1.2.2.5 Yếu tố tác động đến câu về du lịch
Các yếu tố này bao gồm:
Trình độ văn hóa: khi nhận thức của con người cảng cao thì việc họ
thích khám phá thế giới, vui chơi giải trí và nghỉ ngơi ngày càng tăng, do đó
nhu cầu du lịch tăng lên
Mức thu nhập: khi thu nhập của người dân tăng, ngoài việc chi phi hang
ngày, họ sẵn sảng chỉ tiêu cho các dịch vụ khác trong đó có việc đi du lịch
Thời gian rỗi: mọi người đi du lịch khi có thời gian rảnh rỗi Vì vậy, đây cũng là một nhân tố quan trọng trong việc tăng cầu về du lịch nói riêng và phát triển du lịch nói chung
1.2.2.6 Sự tham gia của cộng đẳng
Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho
du lịch phát triển bền vững hơn Nó không những tạo ra thu nhập mà còn tăng
tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch
Trên đây là 6 yếu tố chủ yếu để phát triển du lịch bền vững ở một địa phương Tủy từng địa phương mà có những yếu tố riêng biệt Tuy nhiên, các yếu tố này không thể tách rời nhau mà kết hợp với nhau thành một khối thống
Trang 2119
1.2.3 Các mục tiêu phát triển du lịch bền vững
Xem xét những quan điểm chung về phát triển bền vững, về vị trí đặc biệt của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế và những thỏa thuận đã đạt được trên các diễn đàn quốc tế, chúng ta đã xác lập được một chương
trình cho hoạt động du lịch bền vững với 12 mục tiêu cụ thé:
« Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt tới lợi nhuận lâu dài
+ Sự phôn thịnh cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối
với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch,
bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương
+ Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại
địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, bao gồm mức thu nhập, điều kiện và khả năng dịch vụ, không có sự phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, bệnh tật và các mặt khác
« Cơng bằng xã hội: Cần có sự phân phối lợi ích kinh tế và xã hội thu
được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những
người trong cộng đồng đáng được hưởng, kể cả những cơ hội cải thiện cuộc sống, nâng cao mức thu nhập và cung cấp dịch vụ cho người nghèo
+ Sự thỏa mãn của khách du lịch: Cần cung cấp những dịch vụ an toàn, thỏa
mãn đầy đủ những yêu cầu của khách du lịch, không phân biệt về giới, chủng tộc
+ Khả năng kiểm soát của địa phương: Thu hút và trao quyền cho các cộng đồng địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và đề ra quyết định về quản lý du lịch và phát triển du lịch trong tương lai tại địa phương, có sự tham khảo tư vẫn của các thành phần hữu quan khác
Trang 2220
nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức
* Da dạng văn hóa: Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng tại
các điểm du lịch
- Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật,
kế cả ở nông thôn cũng như ở thành thị, tránh để môi trường xuống cấp về
thực thể và về nhãn quan
+ Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi
trường sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này + Hiệu quả của nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài
nguyên quí hiếm và không thẻ tái tạo được trong việc phát triển và khai thác
các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch
« Môi trường trong lành: Phải giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất, và rác thải từ du khách và các hãng du lịch [6]
1.2.4 Những nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững
Năm 1998, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (TUCN) đã xây dựng
10 nguyên tắc chính trong phát triển du lịch bền vững:
Nguyên tắc I: Sử dụng nguồn tài nguyên du lịch một cách bền vững: Việc bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa - xã
hội là hết sức cần thiết Mặc dù các nguồn tài nguyên du lịch duge coi 1a ít có
sự biến đổi nhất so với các ngành nghề khác, nhưng trong phát triển du lịch
bền vững thì việc bảo đảm cho các thế hệ sau được tận hưởng các nguồn tài
nguyên không thua kém các thế hệ trước Do đó việc khai thác và sử dụng hợp lý, đồng thời với việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên được coi là nền tảng cơ
Trang 2321
Để khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch đúng mục đích và hiệu quả những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch (cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, cộng đồng địa phương, các công ty kinh doanh hoạt động du lịch
và du khách) cần phải hiểu rõ các đặc điểm đặc biệt của loại tài nguyên này để từ đó xây dựng kế hoạch khai thác các tài nguyên đó một cách hiệu quả nhất
Nguyên tắc 2: Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiêu
chất thải: Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên như nước, năng lượng và giảm thiểu chất thải ra môi trường sẽ tránh được những chỉ phí tốn kém cho việc hồi phục tốn hại về môi trường và đóng góp cho việc nâng cao chất
lượng du lịch Những tổn hại về môi trường do du lịch gây ra chính là không
đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững Do đó, đây cũng là những nguyên tắc phải được quán triệt trong quá trình phát triển
Nguyên tắc 3: Duy trì đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng
văn hóa: việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, xã hội, văn hóa là cốt yêu cho phat trién du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn cho ngành công nghiệp du lịch Trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải thực hiện nguyên tắc này
Nguyên tắc 4: Phat trién du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội: hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia và địa phương: việc tiến hành đánh giá tác động của môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài
của ngành du lịch, tính tới các nhu cầu trước mắt của cư dân địa phương và
khách du lịch; trong quy hoạch phải hợp nhất tất cả các mặt kinh tế - xã hội,
môi trường; phải tôn trọng chính sách của địa phương, khu vực và quốc gia; xây dựng các phương pháp đánh giá các tác động của môi trường du lịch; xây
dựng các kế hoạch một cách đúng đắn và có cơ sở đề thực hiện, giám sát các
Trang 2422
thực hiện không những để ngành du lịch phát triển bền vững mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững các ngành kinh tế khác
Nguyên tắc 5: Phát triền du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát
triển cũng như tránh gây hại cho môi trường: ngành du lịch vừa hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa phương và có tính đến giá trị và chi phí về môi
trường sẽ bảo vệ được kinh tế địa phương phát triển lại vừa tránh được những
tổn hại về môi trường Thực tế cho thấy, phát triển du lịch góp phần không
nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của các quốc gia đang phát triển Gia
tăng lợi ích kinh tế, xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến địa phương là
một trong những tiêu chuẩn du lịch bền vững
Nguyên tắc 6: Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường mà còn nâng cao chất
lượng phục vụ khách du lịch Đối với cộng đồng dân cư địa phương, du lịch
không chỉ có những tác động kinh tế mà còn có tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ
Nguyên tắc 7: Tăng cường sự trao đôi, tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và các chủ thể có liên quan đảm bảo tính lâu dài trong giải quyết các
vấn đề liên quan: Việc trao đổi, thảo luận giữa ngành du lịch và cộng đồng địa
phương, các tổ chức và cơ quan liên quan khác là rất cần thiết nhằm cùng nhau xử lý những mâu thuẫn tiềm ân về quyền lợi Dù ở bất cứ ngành nào, sự
tham gia ý kiến của cộng đồng là cần thiết đảm bảo cho các kế hoạch, dự án
được thực hiện một cách có hiệu quả nhất
Nguyên tắc 8: Đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt
động du lịch: Việc đào tạo nguồn nhân lực trong đó lồng ghép vấn đề phát
triển du lịch bền vững vào thực tiễn công việc và cùng với việc tuyển dụng
Trang 2523
Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: Việc tiếp thi,
cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao
sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội ở
nơi tham quan, đồng thời làm tăng thêm sự hài lòng cho du khách Sự thiếu trách nhiệm trong trong việc cung cấp thông tin cho du khách là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng sản phẩm du lịch, giảm tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch
Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu: Tiếp tục nghiên cứu và giám sát các hoạt động du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích các số liệu
là rất cần thiết nhằm giải quyết các vẫn đề còn tồn đọng, từ đó tìm ra các giải
pháp tối ưu nhằm đem lại lợi ích cho ngành du lịch và du khách mà không tồn
hại đến môi trường
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững
Ở nước ta, phát triển du lịch bền vững là một phạm trù còn mới trong
chiến lược phát triển du lịch Do đó, để đưa ra được một bộ tiêu chí đánh giá
phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có thời gian cũng như những nghiên cứu sâu Tuy nhiên, căn cứ vào phát triển du lịch bền vững, chúng ta có thé xem xét trên các tiêu chí sau:
- Các tiêu chí về kinh tế:
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng và tính
liên tục Theo xu thế hiện nay, các chỉ tiêu về kinh tế (thu nhập, khách du lịch, GDP, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực ) phải được phát triển liên tục trong
Trang 2624
Thu nhap, loi nhuan, ty trong đối với GDP: Thu nhập là một chỉ tiêu quan trọng đối với hoạt động du lịch của một quốc gia, một tỉnh, một địa
phương hay đơn giản là của một doanh nghiệp tham hoạt động du lịch; là thước đo cho sự thành công hay thất bại của ngành du lịch Trên cơ sở các con
số thống kê về thu nhập và lợi nhuận, chúng ta có thể đánh giá ngành du lịch
có phát triển bền vững hay không Tỷ trọng của ngành so với tông sản phẩm
quốc nội (GDP) cũng là một tiêu chí để đánh giá, sự tăng trưởng thường
xuyên liên tục sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành trong GDP, điều này chính là mục tiêu của sự phát triển bền vững
Trong hoạt động du lịch, du khách là mối quan tâm hàng đầu, không có
du khách thì không có hoạt động du lịch Do đó, đề đánh giá ngành du lịch có
phát triển bền vững hay không thì lượng du khách có tăng hay không Tuy nhiên, chúng ta không đánh giá được tính bền vững hay không bền vững ở số
lượng tuyệt đối khách du lịch mà còn cần phải tính đến cả chất lượng khách
(số ngày lưu trú, chỉ tiêu cho chuyến đi, có ý định quay trở lại hay khéng ) Thực tế cho thấy, ở các địa phương có ngành du lịch phát triển, trong chiến lược phát triển bao giờ cũng quan tâm đến các chỉ tiêu về mức chỉ tiêu của du khách, thời gian lưu trú và sự quay trở lại của du khách hơn là số lượng
khách du lịch Vì đó chính là co sé dé khang định phát triển du lịch đã đi
đúng hướng và phát triển bền vững chưa
- Các tiêu chí vẻ văn hóa - xã hội:
Phát triển du lịch bền vững không những đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế mà còn góp phần phát triển văn hóa - xã hội Chúng góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương nhằm xóa đói, giảm nghẻo, nâng cao mức sống cho người dân; rút ngắn khoảng cách về thu nhập giữa các
Trang 2725
- Các tiêu chí về môi trường:
Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài
nguyên thiên nhiên và các tài nguyên nhân văn Phát triển du lịch bền vững với mục tiêu cơ bản là khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên Các tiêu chí về môi trường được xem xét là:
Tỉ lệ các khu điểm du lịch được bảo vệ, tôn tạo trong quá trình phát
triển du lịch Phát triển du lịch được coi là bền vững khi tỉ lệ này cao Theo Tổ chức Du lịch thế giới, nếu tỷ lệ này lớn hơn 50% thì hoạt động du lịch
được coi là bền vững
Sự đóng góp của ngành du lịch cho công tác bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ
môi trường Tài nguyên du lịch được khai thác đem lại doanh thu cho ngành
du lịch Do đó, tỉ lệ trích lại từ doanh thu của hoạt động du lịch cho địa phương hoặc cơ quan chủ quản cho mục đích tôn tạo, trùng tu, bảo vệ môi
trường cũng cho thấy mức độ phát triển bền vững của du lịch
Áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch Việc quản lý và hạn
chế các áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch phải thông qua các biện pháp hành chính nhằm giảm thiểu chất thải; việc quản lý số lượng du khách không vượt quá khả năng đáp ứng của điểm du lịch; mức độ đầu tư,
bảo tổn tính đa dang sinh hoc
- Các tiêu chí về đáp ứng nhu cầu của du khách
Du khách là một trong bốn yếu tô cấu thành hoạt động du lịch và là nhân
tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động du lịch Do đó, tiêu chí về đáp ứng nhu
cầu của du khách là quan trọng Tuy nhiên, hiện nay các địa phương có hoạt động du lich chỉ đưa ra mục tiêu phấn đấu về tăng số lượng du khách mà chưa chú trọng đến số ngày lưu trú của khách cũng như xác định du khách có quay trở lại nữa hay không, mức tiêu dùng bình quân của du khách là bao nhiêu Vì vậy,
Trang 2826
1.3 Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế liên ngành với những đặc điểm riêng, do đó quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch có vai trò quan trọng Trong Điều 10, Luật Du lich (2005) đã quy định 9 nội dung cơ bán của quản lý nhà
nước về đu lịch:
- Cần tạo ra sự hài hòa giữa nâng cao đời sống của nhân dân tại các khu du lịch và đáp ứng nhu cầu của du khách trong xây dựng và tổ chức thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch Có chính
sách và công cụ hỗ trợ tài chính cho các đoanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh
vực du lịch
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
- Trong đầu tư và thâm định dự án đầu tư phát triển du lịch cần ưu tiên
các dự án tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tận dụng cơ hội và hưởng
lợi từ phát triển du lịch và sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương
- Thường xuyên tuyên truyền thông tin về du lịch; tổ chức bồi dưỡng
nguôn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát
triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
- Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài
- Xây dựng tô chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu
cầu của một ngành kinh tế
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về du lịch
Bên cạnh đó, Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững, Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 153 về việc ban hành Định hướng chiến
Trang 2927
- Lồng ghép quy hoạch phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển và kinh doanh du lịch Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đu lịch, trong đó lồng ghép những yêu cầu phát triển bền vững vào công tác quản lý nhà nước về du lịch
- Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát
triển và kinh doanh du lịch
- Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái Hỗ trợ các cộng đồng dân
cư tham gia quản lý công tác du lịch trên địa bàn của địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, đảm bảo giảm tới mức thấp
nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền
thống văn hóa và điều kiện sống của nhân dân địa phương
- Tăng cường đầu tư, đây mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức cho mọi người để bảo tồn những di sản tự nhiên, lịch sử, văn hóa dân
tộc Huy động sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, doanh nghiệp kinh đoanh du lịch và cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch sinh thái
và văn hóa, bảo vệ di sản và môi trường
1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của một số địa
phương và bài học cho huyện Nho Quan
1.4.1 Một số kinh nghiệm phát triễn du lịch bỀn vững
Ở nước ta, việc nghiên cứu và vận dụng vảo thực tiễn để phát triển du
lịch bền vững vẫn còn hạn chế Chúng ta chưa có một chiến lược, một chính
sách cấp quốc gia dé phát triển các mô hình du lịch bền vững trên phạm vi cả
nước; chúng ta cũng chưa có mô hình điểm, điển hình để phát triển du lịch
bền vững sau đó nhân rộng ra quy mô lớn hơn Tuy nhiên, trong những năm gần đây, theo xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, đã có một số nghiên cứu ứng dụng, một số mô hình điểm ở quy mô nhỏ liên quan đến phát
Trang 3028
cộng đồng, du lịch khám phá, du lịch văn hóa Các mô hình này đều có chung mục đích gắn các hoạt động du lịch với thiên nhiên - môi trường, gắn với văn hóa cộng đồng; đồng thời quan tâm đến việc bảo tổn, tôn tạo tài
nguyên môi trường, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững Một số mô
hình phát triển du lịch bền vững điền hình sau:
1.4.L1 Mô hình du lịch cộng đồng trong phái triển du lịch bền vững
của huyện Gia Viễn, Ninh Bình
Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là mảnh đất ken đầy danh thắng và những di tích lịch sử gắn bó với những danh nhân xuất chúng Với những
tiềm năng du lịch giau co này cùng với sự chỉ đạo, định hướng của Tỉnh ủy,
Ủy ban nhân dân tỉnh và sự giúp đỡ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành du lịch huyện Gia Viễn đã đi tiên phong trong việc triển khai mô hình
du lịch dựa vào cộng đồng
Du lịch cộng đồng được coi là hướng đi mới của huyện Gia Viễn và
bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, huy động được cộng đồng dân cư
tham gia làm du lịch, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội ở địa phương đáp ứng được tiêu chí phát
triển du lịch bền vững
Với các tour điển hình như du lịch thăm và trải nghiệm làng quê Bắc bộ
trên những chiếc xe trâu, xe bò kéo thủng thẳng ra bến đò qua những làng quê
tĩnh mịch, ngắm những sản phẩm đan lát, thêu thủ công được bày bán trên
đường đi đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng du khách hay du lịch tham quan và khám phá Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long Du lịch trải nghiệm, du khách được tham gia các sinh hoạt hàng ngày cùng người dân
bản địa như: đi chợ, nấu ăn, xay lúa, giã gạo, cuốc đất, ngủ trong nhà cổ
khung gỗ, nền đất Điều đặc biệt hơn, khi đến thăm nhà dân họ được tìm
Trang 3129
Trước những hiệu quả của du lịch cộng đồng mang lại, tại thôn Mai
Trung, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn đã ra mắt Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Homesfay với 7 thành viên Tổ hợp tác đã thống nhất quy chế hoạt động, có
những hợp đồng hợp tác chặt chẽ đảm bảo cho các hoạt động dịch vụ du lịch được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả Tổ hợp tác giúp cho các thành
viên làm du lịch phối hợp, tạo điều kiện cho nhau cùng làm du lịch dé tang thu nhập, cải thiện cuộc sống, đồng thời có điều kiện để trao đổi, học hỏi kiến thức
lẫn nhau trong hoạt động kinh đoanh địch vụ du lịch Ngay sau khi thành lập, Tổ
hợp tác đã được Liên minh hợp tác xã tỉnh tạo điều kiện cho vay vốn từ Quỹ quay vòng phát triển hợp tác xã với số tiền 70 triệu đồng đề đầu tư xây đựng cơ
sở vật chất, giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi, hiệu quả hơn
Thực tế cho thấy, du lịch cộng đồng Homestay không cần đầu tư quá
nhiều kinh phí, lại giúp cộng đồng dân cư làm du lịch có cơ hội tăng thu nhập,
cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống về cả vật chất lẫn tinh thần, đồng thời vẫn giữ gìn, bảo tồn được các giá trị văn hóa bản địa, bảo vệ cảnh quan môi trường và phục vụ nhu cầu khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách
Và quan trọng hơn, từ những hoạt động của du lịch cộng đồng đã góp phần làm thay đổi ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn cảnh quan tự nhiên cũng như những giá trị vật chất và văn hóa truyền
thống mà mình đang lưu giữ
1.4.1.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 3230
trọng phát triển tiềm năng du lịch ngay từ khi thành lap huyén (1.1.2004) với các giải pháp rất cụ thể:
- Gắn công tác quy hoạch phát triển du lịch với công tác quy hoạch chung của tỉnh với các tỉnh phía Bắc và cả nước
- Xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho hoạt động du lịch
- Mở rộng khai thác triệt để các loại hình du lịch nghỉ đưỡng, du lịch
tâm linh, tín ngưỡng, du lịch thể thao, mạo hiểm
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ như nhà hàng, khách sạn,
khu vui chơi bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đề phục vụ
phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại
- Chú trọng bảo vệ, tôn tạo các di tích, các di sản văn hóa vật thể và phi
vat thé
- Day manh viéc quang ba, lién doanh, lién két trong hoạt động du lich nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch để ngành
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện
Với định hướng và các giải pháp cụ thể ngay từ khi thành lập huyện
của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân huyện, hoạt động du lịch đã có những bước phát triển đáng kê
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tinh Vinh
Phúc, lượng khách du lịch đến khu vực Tam Đảo tăng khá nhanh qua từng
năm Nếu như năm 2005, lượng khách đến Tam Đảo đạt khoảng 105.000 lượt
khách (chiếm 11,3% tổng lượng khách đến Vĩnh Phúc), trong đó khách du lịch quốc tế là trên 5.000 lượt; thì năm 2007, số khách đến khu vực này đã đạt
gần 150.000 lượt, trong đó có 7.000 lượt khách quốc tế; và đến năm 2008
Trang 3331
2010 thu hút gần 1,2 triệu lượt khách, tăng 64,6% so với năm 2004 (năm đầu
tiên thành lập huyện) Thu nhập từ du lịch giai đoạn 2005 - 2008 tăng trung
bình đạt 30,7%/năm và năm 2008 đạt trên 60 tỷ đồng (chiếm 9,7% tổng thu
nhập du lịch Vĩnh Phúc)
Với sự tăng trưởng như trên về lượng khách du lịch cũng như doanh
thu tăng, thì du lịch Tam Đảo đã từng bước khẳng định vị trí quan trọng của
minh trong co cau kinh tế của huyện, góp phần từng bước chuyển dịch cơ câu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, du lịch - dịch vụ và công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng nhanh
Cùng với sự phát triển, du lịch bước đầu đã tạo cơ hội cho cộng đồng
địa phương sống ở khu vực Tam Đảo có thêm việc làm và thu nhập, mặc dù
thu nhập của cộng đồng còn khiêm tốn qua việc tham gia dich vu du lich Tuy
nhiên, đây cũng là kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào nỗ lực giảm bớt áp
lực của cộng đồng đến khai thác các giá trị tự nhiên phục vụ đời sống, đảm
bảo phát triển du lịch bền vững khu vực Tam Đảo
Mặc dù có những bước phát triển đáng ghi nhận, tuy nhiên trên cơ sở phân tích các yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững,
có một số vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững khu vực Tam Đảo
cần được xem xét bao gồm:
- Vấn đề nhận thức về phát triển du lịch bền vững
Đây là vấn đề không chỉ đối với phát triển du lịch Tam Đảo mà còn là
vấn đề đối với phát triển du lịch của cả nước nói chung Để nhận thức được
đầy đủ tầm quan trọng và những nguyên tắc cần tuân thủ đối với phát triển du
lịch bền vững thì không dễ, nó cần phải được bắt đầu từ các cấp quản lý ở địa
phương đến các đối tác tham gia hoạt động du lịch Điều này rất có ý nghĩa
khi phần lớn khu vực này là Vườn quốc gia với nhiều giá trị về sinh thái, đa
Trang 3432
trị của vườn quốc gia dé phát triển du lịch là cần thiết, tuy nhiên cần phải thận trọng và có những luận chứng đầy đủ, khoa học đảm bảo đề phát triển du lịch trong vườn quốc gia có đóng góp tích cực vào bảo tồn và phát triển bền vững
ở khu vực này
- Về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch:
Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ bền vững của hoạt động phát triển du
lịch ở một lãnh thổ Mặc dù bước đầu đã có sự tham gia cua cộng đồng, tuy
nhiên nếu nhìn một cách tổng thê thì sự tham gia của cộng đồng vào hoạt
động du lịch còn hạn chế cả về nội dung và quy mô, đặc biệt chưa có được
những mô hình về du lịch cộng đồng cũng như chưa có sự hướng dẫn, và giúp đỡ nâng cao năng lực của cộng đồng từ phía các cơ quan quản lý du
lịch Điều này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển du lịch
bền vững ở khu vực này Thực tế cho thấy thời gian qua đã có những lúc người dân sống ở khu vực này đã tích cực săn bắt một số loài côn trùng quý
hiếm để bán cho khách du lịch và điều này đã ảnh hưởng đáng kê đến nỗ
lực bảo tồn sinh thái, đa dạng sinh học được xem là những tài nguyên du
lịch có giá trị của Tam Đảo
- Vẫn đề cạnh tranh trong phát triển du lịch
Mặc dù có lợi thế về hình ảnh điểm đến đã được khẳng định từ những
năm 1904, về hạ tầng, đặc biệt là vị trí với sân bay Nội Bài - cảng hàng không
lớn nhất miền Bắc cho đến thời điểm này Tuy nhiên du lịch Tam Đảo đang
và sẽ phải đối đầu với một thực tế, khách du lịch từ Hà Nội đến đây sẽ bị chia sẻ bởi sức hút của các điểm đến khác Do đó phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù nhằm tăng cường tính cạnh tranh, góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch
Trang 3533
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch bền vững của
huyện Nho Quan
Từ những mô hình phát triển du lịch nêu trên, du lịch ở huyện Nho
Quan phát triển và phát triển bền vững cần phải:
- Tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn lôi cuốn du khách Việc tạo ra những loại hình du lịch, sản phẩm du lịch độc đáo có chất
lượng cao, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước phải được coi là công việc
quan trọng bậc nhất cho hoạt động kinh doanh của mỗi quốc gia, mỗi địa phương Sự hấp dẫn của mỗi loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phụ thuộc vào
chính những thứ mà địa phương đã và đang có, đồng thời kết hợp sự sáng tạo,
hợp tác của mỗi thành viên tham gia hoạt động du lịch với các đơn vị liên quan
Nâng cao chất lượng loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phải là mục tiêu, chiến
lược trong hoạt động du lịch của huyện, có thể áp dụng loại hình du lịch cộng đồng của huyện Gia Viễn trong phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch cho du lịch Nho Quan Bởi lẽ, loại hình du lịch này cũng sẽ là thế mạnh của du lịch Nho Quan khi những điều kiện về tài nguyên du lịch
cũng như cơ chế quản lý, hỗ trợ, giúp đỡ của hai huyện này là khá tương đồng Du lịch cộng đồng đã được chứng minh không những mang lại hiệu quả kinh tế mà hiệu quá về văn hóa - xã hội và môi trường cũng được đáp ứng
Xác định được những không gian du lịch với những sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở phân tích có khoa học đặc điểm và sự phân bồ tài nguyên
du lịch Có thể xem xét phát triển không gian du lịch động, nơi cho phép tổ
chức các loại hình du lịch như vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thé thao, v.v bổ
sung cho những không gian du lịch tĩnh, nơi chỉ tô chức các loại hình/ sản
phẩm du lịch ít có tác động đến môi trường như du lịch sinh thái, du lịch tâm
linh, v.v Những không gian du lịch này sẽ bổ sung cho nhau, tạo ra sự da
Trang 3634
- Manh dan dau tu co sé vat chat phat trién du lich
Ngoài kết cầu hạ tầng chung như mọi ngành kinh tế, ngành du lịch còn
cần có cơ sở vật chất - kỹ thuật đặc thù như nhà hàng, khách sạn, khu vui
chơi giải trí Du lịch phát triển thì cơ sở vật chất - kỹ thuật càng được nâng cao và tính đồng bộ ngày càng tăng Nắm bắt được xu hướng này, những năm
qua mặc dù đã được đầu tư, nâng cấp nhưng cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ
nhu cầu của du khách là gần gũi với thiên nhiên ở huyện Nho Quan vẫn chưa
nhiều, đo đó để tận dụng lợi thế có suối nước khoáng nóng, khoáng bùn và Vườn quốc gia Cúc Phương, chúng ta có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng mà ở đó con người được hòa quyện với thiên nhiên
- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch địa phương
Mục đích của tuyên truyền, quảng bá là nhằm cung cấp thông tin một
cách đầy đủ cho khách du lịch, làm cho họ hiểu được các sản phẩm du lịch,
thuyết phục họ đến với địa phương
Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào thị trường khách cụ thé dé đạt
được mục đích của thị trường đó Như vậy, dựa vào thị trường mục tiêu để xác lập mục đích cổ động, cần lựa chọn biện pháp xúc tiến, trên cơ sở đó xác
định được thời gian tiến hành Trong công thông tin huyện Tam Đảo có hắn mục “dành cho du khách” thu hút khá đông người truy cập, đây cũng là cách quảng bá chuyên nghiệp, hiệu quả mà không phải huyện nào cũng làm được trong thời g1an này
- Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường
Việc phát triển du lịch hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: gây tốn hại môi trường, tài nguyên sinh thái, các công trình văn hóa
lịch sử xuống cấp, giao thông tắc nghẽn, các tệ nạn xã hội xuất hiện Cần
tăng cường quản lý nhà nước với ngành du lịch, thường xuyên thanh tra, kiểm
Trang 3735 tuân thủ pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, làm biến dạng các nguồn tài nguyên du lịch - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách nhằm thúc đây ngành du lịch phát triển bền vững
Từ định hướng đúng đắn của Đảng, việc quán triệt đầy đủ vai trò và tác
dụng nhiều mặt của du lịch, cũng như mặt trái, những hiện tượng tiêu cực có thé phat sinh va di liền với hoạt động du lịch ở mọi cấp, mọi ngành hiện nay là
rất cấp thiết Du lịch chỉ phát triển bền vững khi có một chiến lược đúng hướng
và được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động Cần một sự chỉ đạo tập
trung thống nhất và nhanh chóng từ cấp tỉnh, huyện đến các cấp cơ sở, tạo môi trường cho du lịch phát triển Quản lý nhà nước về du lịch cần tăng cường trên tất cả các lĩnh vực: cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, phù hợp với điều kiện của địa phương và tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước, thông lệ quốc tế, xu thế phát triển của du lịch thế giới; phải đầu tư ban đầu bằng ngân sách nhà nước và huy động nhiều nguồn vốn khác; phối hợp đồng bộ, thường xuyên,
liên ngành, địa phương ở tất cả các hoạt động liên quan đến du lịch trong và ngoài huyện Nho Quan Bên cạnh đó, khi tiến hành quy hoạch phát triển du lịch bền vững của huyện cần xác định rõ vai trò của cộng đồng địa phương và
các hình thức dich vu du lich mà cộng đồng có khả năng tham gia để đề xuất
các mô hình quản lý phù hợp; các biện pháp nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng tham gia của cộng đồng phù hợp với các điều kiện cụ thê
Từ việc tham khảo các mô hình phát triển du lịch bền vững của các địa phương giúp cho ngành du lịch huyện Nho Quan nhận diện những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững Trên cơ sở này, huyện sẽ có những
Trang 3836
Chuong 2
THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH BEN VUNG O HUYEN NHO QUAN
2.1 Tai nguyén du lich 6 huyén Nho Quan 2.1.1 Tai nguyén du lich tw nhién
- Vi tri dia ly va diéu kién tw nhién
Nho Quan là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình
Phía Đông giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía Nam giáp thị xã Tam Điệp; Phía Bắc giáp các huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình; phía
Tây giáp huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa Diện tích tự nhiên gần 460km”
Địa hình huyện Nho Quan hầu hết là đồi núi, bao gồm các xã phía Tây
Bắc, Tây Nam và phía Bắc huyện, bên cạnh đó còn có một số xã thuộc bán
sơn địa và đồng chiêm trũng Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây
sang Đông, độ cao so với mặt nước biển từ +3 đến +5 độ Rừng Nho Quan
chiếm 20% diện tích tự nhiên, có nhiều cây cối và cầm thú có giá trị Rừng
đổi chạy đài tới 40 km từ xã Xích Thổ, Thạch Bình đến Sơn Hà, Quảng Lạc
Đặc biệt, Nho Quan có khu rừng nguyên sinh Cúc Phương với các cây cổ thụ,
thảm thực vật, động vật khá phong phú
Nho Quan có dòng sông Bôi nối với sơng Hồng Long ra sơng Đáy Ngồi ra còn có sông Lạng và sông Bến Đang Huyện có quốc lộ 12B, 45,
38B; tỉnh lộ 438, 477, 492 chạy qua
- Danh lam thắng cảnh
Thiên nhiên đã ban tặng cho Nho Quan nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú với rừng nguyên sinh, mỏ đá vôi, đá đôlômít, than bùn, mỏ
Trang 3937
- Vườn quốc gia Cúc Phương
Được thành lập vào ngày 7.7.1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia nguyên sinh
đầu tiên của Việt Nam, có diện tích 22.408 ha, thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh
Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa (diện tích thuộc tỉnh Ninh bình là 11.000 ha)
Trung tâm của Vườn nằm trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, cách Hà Nội khoảng 120km về phía Nam và cách thành phố Ninh Bình 45km về phía Tây Bắc Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ
sinh thái, các giá trị văn hóa, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch nỗi tiếng và hấp dẫn du khách không chỉ tới đây tham quan, nghỉ
dưỡng mà còn cả mục đích nghiên cứu - Hồ Đông Chương
Hồ Đồng Chương thuộc địa phận 2 xã Phú Lộc và Phú Long của huyện
Nho Quan Đây là một hồ nước rộng với chu vi đường bao hơn 8 km, với cảnh quan rất nên thơ Xung quanh hồ là những vạt déi thong soi bóng xuống mặt nước trong veo, mầu ngọc bích Buổi sáng, sương mù phủ kín mặt hồ như
khói sương huyền ảo Khi mặt trời lên, sương tan dan, anh nang chiéu vao
những hàng thông, lá cành lung linh sắc mầu như giát ngọc Cũng nơi đây có
thác Ba Tua và dòng Chín Suối Đến mùa mưa, nước từ núi đá dé về vô tận
Điều kỳ lạ mà tạo hóa đã dành riêng cho khu vực hồ Đồng Chương, trên đỉnh đồi thông xanh biếc cạnh hồ có một hố nước gọi là Ao Trời, tuy nhỏ nhưng không lúc nào cạn nước
- Hồ Yên Quang
Hồ nằm trên địa bàn xã Yên Quang, huyện Nho Quan Là một hồ nằm
thoải đài ven núi Cúc Phương được ngăn thành 4 hồ nhằm mục đích trữ nước
Trang 4038
màng, hoang sơ vừa kỳ vĩ và hiện đại của một hồ trên núi Tiếp giáp với Vườn quốc gia Cúc Phương, hồ Yên Quang không những nỗi tiếng với cảnh quan đẹp, thanh bình, mà còn hấp dẫn du khách bởi những sản vật mà hồ
mang lại như cá trắm đen, ốc đá,
- Động Thiên Hà, hang Bụt
Động Thiên Hà nằm ở xã Sơn Hà, huyện Nho Quan Động nằm ân mình trong dải núi Tướng, một ngọn núi thuộc dãy núi Tràng An Núi Tướng
được xem như một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư thời Vua Đinh
Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành
Động Thiên Hà và hang Bụt từng được bổ sung vào khu du lich trong điểm quốc gia Tam Cốc - Bích Động, nay thuộc quần thê di tích Danh thắng Tràng An đang được tỉnh Ninh Bình, các bộ, ngành liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới
- Động Van Trinh
Động Vân Trình thuộc xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan, là một động lớn nằm trong núi Mõ, được coi là “Nam thiên đệ tam động” Động rộng gần 3.500m”, được xem là động lớn nhất và đẹp nhất của tỉnh Ninh Bình Vòm động chỗ cao nhất trên 100m, sàn động có nhiều vân hoa độc đáo Sâu vào