1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua thành phố bắc giang và đề xuất các biện pháp quản lý

144 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Trong đó, với tốc độ đô thị hóa, quá trình gia tăng quy mô sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động sản xuất tại các làng nghề, thì sự ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhi

Trang 1

MỤC LỤC

L ỜI CẢM ƠN

DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM VÀ GI ỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG THƯƠNG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ BẮC GIANG 4

1.1.Tổng quan về ô nhiễm nước sông ở Việt Nam 4

1.1.1 Lưu vực sông Cầu 5

1.1.2 Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy 6

1.1.3 Lưu vực sông Đồng Nai 7

1.1.4 Lưu vực sông Thương 8

1.2.Giới thiệu lưu vực sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang 10

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 10

1.2.1.1 Vị trí địa lý 10

1.2.1.2 Địa hình, địa mạo 11

1.2.1.3 Khí hậu và thủy văn 12

1.2.1.4 Hệ sinh thái thủy sinh 12

1.2.1.5 Tài nguyên khoáng sản 13

1.2.1.6 Tài nguyên nước 13

1.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 15

1.2.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 15

Trang 2

1.2.2.2 Hiện trạng kinh tế 17

1.2.2.3 Về kinh tế nông nghiệp 19

1.2.2.4 Về kinh tế dịch vụ 19

1.2.2.5 Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 19

1.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội đến nguồn nước sông Thương 20

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG THƯƠNG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ BẮC GIANG 22

2.1 Nguồn gây ô nhiễm nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang 22

2.1.1 Nguồn ô nhiễm từ sinh hoạt 22

2.1.2 Nguồn ô nhiễm do làng nghề 24

2.1.3 Nguồn thải nông nghiệp 24

2.1.4 Nguồn ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp 25

2.2 Vị trí lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 27

2.3 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải vào sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang 34

2.3.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải vào sông Thương 34

2.3.2.Tính toán/ước tính tải lượng chất ô nhiễm LVS Thương 42

2.4 Đánh giá chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang 44

2.4.1 Đánh giá chất lượng nước sông Thương theo QCVN 08:2008/BTNMT44 2.4.2 Đánh giá chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang theo phương pháp tính chỉ số chất lượng nước (WQI) 53

2.5 Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng nước lưu vực sông Thương 60

2.6 Phân tích đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nước nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang 61

2.6.1.Những động lực và áp lực làm suy giảm chất lượng môi trường nước 61

2.6.1.1 Sự gia tăng dân số và đô thị hóa 61

2.6.1.2 Sự gia tăng của các hoạt động công nghiệp 62

2.6.1.3 Hoạt động nông nghiệp 62

Trang 3

2.6.2 Nguyên nhân suy giảm chất lượng và ô nhiễm nguồn nước 63

2.7 Tính toán đánh giá biến đổi chất lượng nước và ô nhiễm nước sông theo mô hình toán chất lượng nước 64

2.7.1.Đặt vấn đề 64

2.7.2.Khái quát chung về mô hình toán và lựa chọn mô hình 65

2.7.3.Giới thiệu tóm tắt mô hình QUAL2K 67

2.7.4.Cơ sở khoa học của mô hình QUAL2K (Tham khảo phục lục 5) 68

2.7.5 Phương pháp xác định thông số mô hình 68

2.7.6 Số liệu đầu vào và kết quả đầu ra của mô hình 68

2.6.7 Các bước ứng dụng mô hình 69

2.8.Ứng dụng mô hình mô phỏng biến đổi chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang 70

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG THƯƠNG 78

3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp 78

3.2.Ứng dụng mô hình toán xem xét các kịch bản/phương án quản lý bảo vệ chất lượng nước cho sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang 80

3.2.1 Xây dựng các kịch bản 80

3.2.2 Kết quả tính toán và dự báo biến đổi chất lượng nước theo các kịch bản81 3.3 Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước 84

3.3.1 Nhóm biện pháp về mặt kỹ thuật 85

3.3.1.1 Biện pháp: Đối với cơ sở hiện đang xả nước thải vào sông Thương85 3.3.1.2 Biện pháp: Đối với các cơ sở sản xuất xây dựng mới 87

3.3.1.3 Biện pháp: Đối với từng đoạn sông 90

3.3.1.4 Biện pháp giám sát ô nhiễm nguồn nước sông Thương 92

3.3.2 Nhóm biện pháp kinh tế 95

3.3.3 Nhóm biện pháp về mặt quản lý bảo vệ chất lượng nước LVS Thương 95 3.3.3.1 Về điều tra đánh giá tài nguyên nước LVS 95 3.3.3.2 Về tăng cường quản lý, cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước 96

Trang 4

3.3.3.3 Về cơ chế chính sách trong bảo vệ nguồn nước sông Thương 97

3.3.3.4.Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người 97

3.3.3.5.Biện pháp tài chính 99

3.3.3.6 Biện pháp: Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường 100

3.3.3.7 Biện pháp: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm 100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 106

Trang 5

KT-XH

QL

: Ủy ban nhân dân

:Kinh tế-xã hội : Quản lý

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sơ đồ LVS Thương chảy qua TP Bắc Giang 11

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí quan trắc chất lượng nước thải, nước mặt và phân 29

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện hàm lượng một số chất trong mẫu nước thải nhà máy phân Đạm Hà Bắc và CCN Thọ Xương(NT01) 35

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượngBOD5 trong các ngòi đổ vào sông 36

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD trong các ngòi đổ vào sông 37

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng PO43-trong các ngòi đổ vào sông Thương 37

Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform trong các ngòi đổ vào sông 38

Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS trong các ngòi đổ vào sông Thương 39

Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 trong các mẫu nước thải từ trạm bơm39 Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4+ trong các mẫu nước thải từ trạm bơm 40 Hình 2.10: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform trong các mẫu nước thải đổ vào sông 41

Hình 2.11 Biểu đồ thể hiện giá trị pH trong nước sông Thương đoạn qua TP Bắc Giang 44

Hình 2.12 Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS trong nước sông Thương 45

đoạn qua TP Bắc Giang 45

Hình 2.13 : Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO trong nước sông Thương 46

đoạn qua TP Bắc Giang 46

Hình 2.14: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD nước sông Thương đoạn qua TP Bắc Giang 47

Hình 2.15: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 trong nước sông Thương đoạn qua TP Bắc Giang 48

Hình 2.16: Biểu đồ thể hiện hàm lượng PO43-nước sông Thương 49

Hình 2.17 Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cl-trong nước sông Thương 50

Hình 2.18: Biểu đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước 51

Hình 2.19: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform trong nước sông 52

Trang 7

Hình 2.20: Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thông số DO 73

Hình 2.21: Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thông số BOD5 73

Hình 2.22: Kết quả kiểm định mô hình cho thông số DO 77

Hình 2.23 Kết quả kiểm định mô hình cho thông số BOD5 77

Hình 3.1: Kết quả mô phỏng xu thế biến đổi BOD5 của kịch bản 1 và theo

hiện trạng 82

Hình 3.2: Đề xuất công nghệ xử lý nước thải ngành giấy 88

Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia 89

Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của khu, cụm công nghiệp 89

Hình 3.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gia súc 90

Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ giám sát nguồn nước sông Thương 93

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Dân số trung bình 5 năm TP Bắc Giang (2008 - 2012) phân theo giới tỉnh

và địa bàn cư trú (Đơn vị tính: Người) 16

Bảng 1.2: Dự báo dân số TP Bắc Giang giai đoạn từ năm 2010- 2025 (đơn vị: Người) 17

Bảng 1.3: Phân bố chăn nuôi của TP Bắc Giang (đơn vị: con) 17

Bảng 1.4: Sản lượng thủy sản các huyện và TP Bắc Giang 18

Bảng 2.1 Nguồn ô nhiễm từ các trạm bơm và ngòi tiêu thoát nước dọc sông Thương 23

Bảng 2.2 Tổng hợp các cơ sở, công ty xả nước thải vào sông Thương 26

Bảng 2.3: Tổng hợp phân đoạn sông Thương 30

Bảng 2.4: Chất lượng nước thải các nguồn thải 41

Bảng 2.6: Kết quả tính toán tải lượng một số chất ô nhiễm đổ vào sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang 43

Bảng 2.7: Bảng quy định các giá trị qi, BPi 54

Bảng 2.9: Bảng quy định các giá trị BPi và qiđối với thông số pH 55

Bảng 2.10 Xác định giá trị WQI tương ứng với mức chất lượng nước 56

Bảng 2.11 Chỉ số chất lượng nước sông Thương đoạn qua TP Bắc Giang 59

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và gia tăng dân số một cách mạnh mẽ, tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt Những năm gần đây, ở hạ lưu hầu hết các LVS trên toàn quốc xuất hiện tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước, cả số lượng và chất lượng đều không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng Điều này, tác động lớn đến môi trường sinh thái của các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội

Theo Báo cáo Môi trường quốc gia 2010 của Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, nhiều dòng sông trên toàn quốc đang có dấu hiệu suy thoái cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân chủ yếu là do khai thác tràn lan quá mức, các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước chưa được quản lý chặt chẽ

Sông Thương cũng đang đứng trước những diễn biến suy thoái cả về chất và lượng, khi LVS chảy qua những vùng đang có tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao của TP Bắc Giang Trong đó, với tốc độ đô thị hóa, quá trình gia tăng quy mô sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động sản xuất tại các làng nghề, thì

sự ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm nguồn nước do chất thải, nước thải sinh

ra đang trở thành vấn đề môi trường cần được quan tâm, trong đó có vấn đề về quản

lý và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh

Mức độ ô nhiễm nguồn nước sông Thương đang có xu hướng tăng và được thể hiện qua sự gia tăng các nồng độ chất ô nhiễm trong nước như chỉ tiêu độ đục, cặn lơ lửng, COD, BOD5 Đặc biệt là đoạn sông Thương qua TP Bắc Giang và vùng lân cận, chất lượng nước sông đã vượt quá giới hạn cho phép như chỉ tiêu

Trang 10

BOD5, COD, Coliform gấp 2-4 lần so với QCVN, NH4, dầu mỡ gấp 1.5-7 lần QCVN 08/2008 (Cột B1: dùng cho mục đích tưới)[1] Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước là do nước thải sinh hoạt, nước thải y tế của TP Bắc Giang và các khu dân cư dọc tuyến sông, nước thải sản xuất công nghiệp, chăn nuôi của các cơ sở kinh doanh xả trực tiếp hoặc chưa xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải trực tiếp ra sông, suối Vào mùa kiệt, một số đoạn sông đặc biệt là nhiều suối nhánh, nước cạn trơ sỏi đá lòng sông nên khả năng pha loãng chất ô nhiễm và tự làm sạch của dòng sông rất kém

Với nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thì sông Thương vẫn là nguồn nước chính được sử dụng phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh như TP Bắc Giang và một số vùng lân cận (các nhà máy cung cấp nước sạch khai thác từ nguồn nước mặt sông Thương khoảng 25.000m3/ngày đêm) Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, sử dụng nước phục vụ cho các mục đích mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân

Để có nhưng giải pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước, giảm thiểu tác động đến môi trường cũng như sức khoẻ con người, trong thời gian tới tỉnh cần tăng cường quản lý, kiểm soát nguồn nước mặt theo quy định

Việc phân tích đánh giá chất lượng nước từ đó đưa ra các giải pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tốt hơn, đây là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên

cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang

và đề xuất các biện pháp quản lý ” nhằm tìm cơ sở giải quyết các vấn đề môi trường,

đề ra các biện pháp cải thiện chất lượng nguồn nước sông Thương

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá chất lượng và dự báo biến đổi chất lượng nước sông Thương đoạn

chảy qua địa phận TP Bắc Giang

Trang 11

- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng nước mặt sông Thương

- Phạm vi nghiên cứu

Nước sông Thương đoạn chảy qua địa bàn TP Bắc Giang dài khoảng 10.8

km (từ xã Song mai đến xã Tân Tiến)

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp tài liệu: Thu thập những tài liệu, số liệu có sẵn từ Ủy ban nhân dân TP Bắc Giang, Trung tâm Quan trắc Môi trường Bắc Giang, Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Giang và các nguồn khác Tài liệu thu thập về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu, các cơ sở sản xuât, hoạt động cộng đồng và các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường và tải lượng của sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang

- Phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát thực địa: Đi thực địa khảo sát hiện trạng khu vực nghiên cứu, làm việc với các cơ quan phối hợp nghiên cứu và các

cơ quan hữu quan tại địa phương

- Phương pháp mô hình toán: luận văn sử dụng mô hình toán QUAL2K để tính toán và dự báo chất lượng nước sông phục vụ cho nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu đã có về chất lượng nước của các

đề tài, dự án và một số chương trình đã thực hiện những năm gần đây để đánh giá

và mô phỏng biến đổi chất lượng nước

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG THƯƠNG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ BẮC GIANG

1.1.Tổng quan về ô nhiễm nước sông ở Việt Nam

Nước ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung phần

lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là châu thổ và đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung bình nhiều năm trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng

của địa hình đồi núi, lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và biến đổi mạnh theo thời gian đã và đang tác động lớn đến trữ lượng và phân bố tài nguyên nước ở

Việt Nam

Việc khai thác nguồn nước quá mức đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước, trên các LVS lớn như sông Hồng, Thái Bình và sông Đồng Nai Do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, ở Việt Nam mùa mưa và lưu lượng nước có xu hướng diễn biến thất thường, nên hạn hán hoặc ủng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn trước Rõ rệt nhất là vài năm gần đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và đến muộn hơn gây nên hạn hán tại nhiều vùng trong cả nước Bên cạnh đó, tình trạng nhiều khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông hồ đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử

Trang 13

chảy vào nguồn nước mặt, tích lũy trong đất Không những gây ô nhiễm nguồn nước mặt, mà còn thấm vào nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm đất

Mặt khác, phần lớn các đô thị hiện nay đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nên tỷ lệ nước thải đã qua xử lý đạt tỷ lệ rất thấp Cộng thêm nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư, các khu du lịch và nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp xả thẳng vào sông hồ, là những nguyên nhân chính đã và đang làm gia tăng ô nhiễm hệ thống các thủy vực nội đô và ven đô ở Việt Nam

Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH và giải quyết việc làm

ở các địa phương Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở

mức báo động Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ

thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng Nước thải, rác

thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp

Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động, thực vật và hàng triệu người Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái

và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết” Mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát nguồn gây ô nhiễm hiệu quả Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống

1.1.1 Lưu vực sông Cầu

LVS Cầu gồm địa giới 6 tỉnh và một phần Thủ đô Hà Nội LVS Cầu tiếp

nhận nước thải của 6 tỉnh nằm trong lưu vực và một phần nước thải của Hà Nội

Trang 14

(huyện Sóc Sơn, Đông Anh ), chất lượngnước hiện đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, khai khoáng….của các tỉnh thành này Chất lượng nước sông Cầu ở hầu hết các địa phương đều cũng không đạt tiêu chuẩn chất lượng là nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt

Nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu của LVS Cầu hiện đang bị ô nhiễm

cục bộ bởi một số chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng và dầu mỡ Trong thời gian qua, việc phát triển khai thác và chế biến khoáng sản ở thượng lưu và mở

rộng sản xuất tại các làng nghề khu vực trung và hạ lưu Tốc độ đô thị hóa cao trong khi phần lớn các đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, sự mở rộng nhanh chóng của các KCN, CCN trong khi hệ thống xử lý nước thải chưa có hoặc

vận hành không đúng quy định Đây là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt LVS Cầu, nguồn cung cấp 70% nước cấp sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn Kết quả quan trắc cho thấy, môi trường nước mặt LVS Cầu bị ô nhiễm

cục bộ, bắt đầu từ đoạn chảy qua Bắc Cạn về hạ lưu (các thông số BOD5 , NH4+ và TSS đã vượt Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt Đoạn sông Cầu chảy qua

tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh chịu ảnh hưởng do tiếp nhận nước của sông Cà Lổ và sông Ngũ Huyện Khê và các KCN, làng nghề dọc 2 bên bờ sông nên nước sông bị ô nhiễm rõ rệt, các thông số chỉ đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1[2]

1.1.2 Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy

LVS Nhuệ-Đáy bao gồm một phần thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình Dòng chảy sông Nhuệ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ đóng mở các cống điều tiết: Liên Mạc (lấy nước sông Hồng), Thanh Liệt (lấy nước sông Tô Lịch) và các cống khác trên trục chính: Hà Đông, Đổng Quan,

Nhật Tựu, Lương Cổ - Điệp Sơn Môi trường nước LVS Nhuệ - sông Đáy

bị ô nhiễm một phần do đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù là sông có độ dốc tự nhiên thấp, nguồn nước cấp không đảm bảo do phụ thuộc các cống điều tiết, vào mùa kiệt nguồn nước cấp chủ yếu là nước thải từ đầu nguồn Chất lượng nước của nhiều đoạn thuộc LVS Nhuệ - sông Đáy đã bị ô nhiễm tới mức báo động, đặc biệt vào mùa khô, giá trị các thông số BOD5, COD, Coliform tại các điểm đo đều

Trang 15

vượt QCVN 08:2008/ BTNMT nhiều lần Khu vực đầu nguồn sông Nhuệ, nước sông còn tương đối tốt nhưng sau hợp lưu với sông Tô Lịch (nguồn tiếp nhận nước

thải chính của các quận nội thành Hà Nội), nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễm trầm

trọng (đặc biệt tại điểm Cầu Tó trở đi) Mặc dù đã được pha loãng từ đoạn hợp lưu

với sông Đáy trở về hạ lưu và áp dụng giải pháp điều tiết đưa nước sông Tô Lịch qua hệ thống hố điều hòa Yên Sở bơm ra sông Hồng vào mùa kiệt, nước sông Nhuệ

vẫn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cục bộ cho LVS Nhuệ -sông Đáy, nguồn

cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho TP Phủ Lý và một số địa phương phía hạ nguồn

Theo dự đoán, lượng chất ô nhiễm đổ vào sông sẽ tiếp tục tăng cao Nói chung về chất, nước sông Nhuệ - sông Đáy đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trường sống trong khu vực mà hai con sông này đi qua Mặt khác, sông Nhuệ và sông Đáy lại có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với các tỉnh phía Bắc nằm trong lưu vực, đặc biệt các tỉnh ở dưới hạ lưu nên vấn đề ô nhiễm ở hai con sông này là vấn đề gây bức xúc trong dư luận và đặt trước các nhà quản lý môi trường, tài nguyên nước và các nhà khoa học một nhiệm vụ vô cùng cấp bách

1.1.3 Lưu vực sông Đồng Nai

Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai bao gồm liên tỉnh/TP, trong đó 7 tỉnh/TP

nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Theo thống kê sơ bộ, trên lưu vực hệ

thống sông Đồng Nai có đến 103 KCN do Chính phủ ra quyết định thành lập (chưa

kể các KCN/CCN do địa phương thành lập) với diện tích quy hoạch trên 33.600 ha,

thải ra lượng nước thải từ sản xuất công nghiệp khoảng 1,8 triệu m3/ngày đêm Tuy nhiên, hiện mới có khoảng 1/3 các KCN/khu chế xuất đã và đang xây dựng hệ

thống xử lý nước thải tập trung; một số KCN có trạm xử lý nước thải tập trung nhưng vận hành chưa đúng quy định; tỷ lệ đấu nối nước thải các nhà máy vào hệ

thống xử lý nước thải tập trung còn thấp; nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ các ngành: chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, giấy, chế biến mủ cao su, xi mạ Tại nhiều

vị trí các giá trị NH4+ , BOD5, COD vượt ngưỡng QCVN 08 mức B1 nhiều lần[3]

Trang 16

Khu vực cửa sông đã bị ô nhiễm hữu cơ, giá trị các thông sỗ đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT Ngoài ra, các tác động tiêu cực từ thủy điện, khai thác khoáng sản phía thượng nguồn, xâm nhập mặn và ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu đã và đang là những mối đe dọa đến môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

Hệ thống sông Đồng Nai có mức độ ô nhiễm ngày nghiêm trọng hơn, nhiều đoạn sông chảy qua địa phận Bình Dương đã trở thành sông chết Trải rộng trên địa bàn, lưu vực hệ thống sông này chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhiều nguồn tác động trên toàn bộ lưu vực Đặc biệt phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu vực đã ô nhiễm nghiêm trọng trong đó có đoạn đã trở thành sông chết hoàn toàn

1.1.4 Lưu vực sông Thương

Sông Thương bắt nguồn từ vùng núi của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn,

chảy qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng và TP Bắc Giang, chiều dài sông chảy qua địa bàn tỉnh là 87km Sông có nhiều phụ lưu xuất phát từ các vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng, bên đục, bên trong

Cũng giống như các LVS Cầu, Đáy-Nhuệ và sông Đồng Nai LVS Thương cũng bao gồm nhiều tỉnh, cũng đang chịu nhiều áp lực từ nguồn xả thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, y tế và sinh hoạt Nước thải sinh hoạt ở cả 9 huyện trên địa bàn tỉnh cũng chưa có hệ thống thu gom và xử lý TP Bắc Giang là đơn vị duy nhất được đầu tư trạm xử lý nước thải tập trung nhưng cũng chỉ xử lý được 50% với khoảng 10 nghìn m3/ngày, đêm Rác sinh hoạt xả bừa bãi cũng khiến môi trường nước ao hồ bị ô nhiễm

Nước thải ngày càng tăng về lượng và mức độ độc hại Bởi hiện nay tỉnh Bắc Giang mới có 3/4 khu công nghiệp có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung Còn lại, 27 cụm công nghiệp và các cơ sở nằm phân tán, nhỏ lẻ trong khu dân

cư hầu như chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải Cùng với đó, hầu hết các làng nghề sản xuất cũng không có các công trình xử lý nước thải

Trang 17

Ngoài ra, sông Thương còn tiếp nhận và chịu tác động nước thải từ thượng nguồn qua các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương, chảy về làm tăng hàm lượng các chất độc

hại Nên tình trạn ô nhiễm đã kéo dài nhiều năm Kết quả phân tích mẫu nước thải công nghiệp cho thấy chỉ tiêu các chất độc hại ở một số điểm vượt quy chuẩn cho phép Sông Thương đoạn chảy qua phường Thọ Xương, Mỹ Độ (TP Bắc Giang);

xã Trí Yên, Tân Liễu, Đồng Phúc (Yên Dũng),nguồn nước mặt trên các sông, hồ đang có xu hướng ngày càng bị ô nhiễm nếu không được phòng ngừa kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, vì đây là nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh

hoạt của người dân

Những năm gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển mạnh kéo theo đó là việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, đặc biệt là xuống các dòng sông chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Giang Nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang "bức tử" nhiều đoạn sông, đe dọa sự bền vững sinh thái, cạn kiệt nguồn nước Nếu chậm trễ thực hiện những giải pháp khắc phục triệt

để tình trạng ô nhiễm trên các dòng sông thì lợi ích từ những con sông mang lại sẽ không còn, gây thiệt hại khôn lường về kinh tế, môi trường và xã hội

Sông Thương phải tiếp nhận nước thải sinh hoạt của toàn TP Bắc Giang và nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại chăn nuôi Qua kết quả quan trắc những năm gần đây, chất lượng nước sông Thương đang dần

bị ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, hàm lượng các chỉ tiêu phân tích như BOD5, COD, amoni, nitrit đều vượt ngưỡng QCVN cho phép Môi trường nước mặt sông Thương đang chịu tác động mạnh của nước thải sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và nước thải làng nghề

Hiện nay chất lượng nước mặt sông Thương bị ô nhiễm hữu cơ ngày càng tăng: Đoạn chảy qua phường Thọ Xương - TP Bắc Giang, nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do tiếp nhận nguồn nước thải của công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, nước thải của công ty cổ phần XNK Phân bón Bắc Giang và nước thải của khu dân cư xung quanh thải vào Đoạn sông Thương chảy qua phường Mỹ Độ - TP Bắc Giang ô nhiễm do nước thải của các hộ dân xung

Trang 18

quanh và nước thải làng nghề Bún xã Đa Mai Đoạn chảy qua xã Trí Yên, xã Tân

Liễu, xã Đồng Phúc nguyên nhân ô nhiễm do toàn bộ nước thải sinh hoạt của TP

Bắc Giang và khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng thải vào, đồng thời nước sông Thương ô nhiễm do toàn bộ nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và cơ sở

sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP Bắc Giang Về phía sông Thương qua các huyện Tân Yên, Yên Thế do các khu vực này chưa chịu tác động nhiều của hoạt động công nghiệp nên hàm lượng các chất ô nhiễm vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN[4]

1.2.Giới thiệu lưu vực sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 V ị trí địa lý

Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, đi qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, TP Bắc Giang và huyện Yên Dũng và nhập lưu với sông Cầu thị trấn Phả Lại của tỉnh Hải Dương và nhập lưu với sông Lục Nam tại xã Đức Giang huyện Yên Dũng

Sông Thương là phụ lưu Cấp I của sông Cầu, dòng chính sông Thương có chiều dài 157km, trong đó chiều dài chảy qua địa bàn thành Bắc Giang khoảng 10,8

km Thượng nguồn nước chảy theo hướng Bắc - Nam, trung và hạ nguồn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước mặt cho TP TP Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, nằm ở tọa độ địa lý từ 21015’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và từ 106008’ đến 106014’ kinh độ Đông[5]

Trang 19

Hình 1.1 Sơ đồ LVS Thương chảy qua TP Bắc Giang

TP Bắc Giang là 1 trong 4 dơn vị hành chính của tỉnh được xác định là trọng điểm phát triển KT-XH, nằm trong “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liền kề các cụm công nghiệp lớn của tỉnh như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng , nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư

của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác

Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có các tuyến đường bộ, đường sắt đã và đang chuẩn bị được nâng cấp, TP Bắc Giang có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH

1.2.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình chung TP Bắc Giang có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ (00 - 80)

Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 - 10 mét, nhiều khu vực trong thị xã có

Trang 20

địa hình thấp hơn so với mực nước sông Thương vào mùa mưa lũ Đoạn sông chảy qua TP Bắc Giang có địa hình đồi núi thấp, là vùng trung du xen có gò đồi xen lẫn, độ cao trung bình 100-150m, độ dốc trung bình 10÷150[5]

Ao, hồ trên địa bàn thị xã khá nhiều nhưng phần lớn có diện tích nhỏ, hẹp, nông, nên khả năng tiếp nhận cũng như cung cấp nước hạn chế Dễ ngập úng và làm suy giảm chất lượng nước ao, hồ cũng như chất lượng nước sông Thương vào mùa mưa

1.2.1.3 Khí h ậu và thủy văn

LVS Thương chảy qua TP Bắc Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, thời tiết giá lạnh, khô hanh và ít mưa, mùa Hạ nóng bức, độ ẩm cao, mưa nhiều

TP Bắc Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Thương

có chiều dài 157 km, đoạn chảy qua TP dài khoảng 10,8 km, chiều rộng trung bình từ 70-120 m Tốc độ chảy trung bình khoảng 1,5 m/giây, lòng sông có độ

dốc nhỏ, nước chảy điều hòa, lưu lượng nước hàng năm 2,5 tỷ m3 Ngoài ra, còn

có ngòi Xương Giang, ngòi Chi Ly, ngòi Đa Mai và nhiều hồ, ao nhỏ có chức năng điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt

Cũng như các sông khác ở Bắc Giang, sông Thương cũng có 2 mùa nước rõ

rệt: mùa cạn và mùa lũ Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Mùa lũ

từ tháng 5 đến tháng 10 Đỉnh điểm của mùa cạn vào tháng 1 - 2 hàng năm Đỉnh điểm mùa lũ vào tháng 8 hàng năm So với các con sông khác, thì sông Thương là con sông hiền hòa nhất Tuy nhiên do địa hình thấp hơn mực nước sông Thương vào mùa lũ và dung tích của các ao, hồ nhỏ nên khi có mưa lớn, tập trung khả năng tiêu thoát nước kém, gây ngập úng cho các khu vực thấp, trũng đồng thời làm tăng

khả năng ô nhiễm nước sông và các ao hồ trong địa bàn TP Bắc Giang [6]

1.2.1.4 Hệ sinh thái thủy sinh

Sông Thương có một số loài cá đặc thù như cá Sặc Bướm, Rô phi vằn, Rô phi đen trong đó Rô phi đen là loài di nhập từ nơi khác đến nhưng đến nay đã có

Trang 21

mặt ngoài tự nhiên với số lượng tương đối khá, số loài lớn nhất là cá Chép Trong khu vực có 5 loài được ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam năm 1996, trong đó có 2 loài sếp vào bậc T là cá trắm đen bậc V, cá Vến bậc V, cá Sỉnh bậc V, cá chày bậc T

và cá chuối hoa bậc T Trong thành phần cá có 12 loài cá nuôi tại các ao, hồ, ven sông như cá trắm cỏ, cá trôi ấn, cá trôi, cá Mrigan, cá Mè hoa, cá Mè trắng, cá Chép, cá Rô phi vằn, cá Rô phi đen, các Chim trắng, cá Trê phi[6]

1.2.1.5 Tài nguyên khoáng s ản

Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn TP Bắc Giang không có tài nguyên khoáng sản nào ngoài cát, sỏi, … ở lòng sông Thương với trữ lượng hạn chế Nhìn chung, tài nguyên của TP nghèo cả về chủng loại và trữ lượng Việc khai thác cát

sỏi ở lòng sông Thương là một trong những nguyên nhân ô nhiễm nước sông đồng

thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đê

1.2.1.6 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của TP gồm nguồn nước mưa, nước mặt và nguồn nước ngầm:

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, trong đó sông Thương là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh

hoạt của nhân dân

Ngoài ra, còn có mạng lưới ao, hồ, ngòi nhỏ khá dày đặc, đây là nguồn cung

cấp, dự trữ nước khi mực nước sông Thương xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp, bổ sung nước ngọt quan trọng cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội chất lượng nước các ao hồ bị suy giảm Nhiều ao, hồ bị ô nhiễm

hữu cơ nghiêm trọng từ đó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang

- Nguồn nước ngầm: Theo kết luận sơ bộ của Tổng cục Địa chất thì tầng

chứa nước ngầm của TP nghèo, khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất

chỉ đạt được ở mức thấp

Trang 22

a Đặc điểm nguồn nước mưa

Đối với LVS Thương, đặc điểm nguồn nước mưa cũng mang những nét đặc trưng chung của toàn TP Bắc Giang Lượng mưa phân bố trên địa bàn thuộc loại trung bình nhưng không đồng đều theo không gian (biến đổi từ 1.100 mm đến 1.700 mm) Lượng mưa trên địa bàn cũng phân bố không đều theo thời gian Qua thống

kê cho thấy lượng mưa trong vùng phân bố theo 2 mùa rõ rệt (Mùa mưa và mùa khô) Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 - 9, tuy nhiên cũng có năm mưa sớm hoặc mưa muộn Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 80 - 85% tổng lượng mưa năm, riêng 2 tháng 7 và 8 lượng mưa chiếm tới 55 - 70% Mùa khô từ tháng 10 đến tháng

5 năm sau, chiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa năm Trong mùa này thường là mưa phùn, lượng mưa nhỏ, tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường rơi vào tháng 1 -

2 Lượng nước mưa đo được tại các trạm thủy văn trên sông Thương đoạn qua TP Bắc Giang và một số trạm được thể hiện trong bảng 1.5 phụ lục

b Đặc điểm nguồn nước mặt

Sông Thương là phụ lưu Cấp I của sông Cầu, độ cao trung bình lưu vực 276

m, sông thẳng, hệ số uốn khúc 1,2 Bờ hữu núi đá chạy sát bờ dài chừng 14÷15km,

độ dốc đáy sông 30%0 Lòng sông rộng trung bình từ 70÷120m, đoạn chảy qua TP Bắc Giang rộng 45m, độ dốc đáy sông giảm còn 0,01 %o Độ sâu về mùa cạn còn 5÷6 m, tàu thuyền đi lại dễ dàng Lưu lượng trung bình là 46.5m3/s, lưu lượng trung bình trong tháng 7 là 103m3/s[6]

* Dòng chảy năm:

Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm tháng 4 và tháng 10

là hai tháng giao thời Thông thường nước sông từ tháng 4 bắt đầu tăng Qua tính toán cho thấy dòng chảy năm được phân bố thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9; mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau Mùa mưa thường xuất hiện muộn, nên mưa lũ cũng kéo dài (từ tháng 6 đến tháng 10)

Trang 23

Nhìn chung tổng lượng nước trong mùa lũ chiếm từ 75÷85% tổng lượng dòng chảy trong cả năm Tám tháng mùa kiệt còn lại chỉ chiếm vào khoảng 20÷25% tổng lượng nước trong năm

* Dòng chảy mùa lũ:

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa lũ chậm hơn một tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), lượng mưa tháng 10 còn khá lớn nên thời gian lũ có xê dịch

đi chút ít, thường là từ tháng 6 đến tháng 10 Xét toàn diện cho toàn lưu vực ở trên

cả 3 sông lớn thì thấy có chung một mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 Mặc dù có năm

lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn một tháng nhưng với tỷ số không lớn

* Dòng chảy mùa kiệt:

Thời gian mùa kiệt được tính từ tháng XI năm trước đến tháng V năm sau Tổng lượng dòng chảy trong suốt 8 tháng mùa kiệt ở hầu hết các điểm đo trên các sông trong lưu vực chỉ chiếm 20 ÷ 25% tổng lượng dòng chảy năm do chế độ mưa phân bố trong năm không đều, mặt khác cấu tạo bề mặt địa chất thổ nhưỡng, độ dốc

và tầng phủ thực vật cũng khác nhau nên chế độ dòng chảy về mùa lũ cũng như về mùa cạn trên mỗi LVS có khác nhau[6]

Tháng có lưu lượng nhỏ nhất trong năm thường xảy ra vào các tháng I,II và III tuỳ từng nơi Còn với lưu lượng kiệt nhất thì có thể xảy ra vào bất kỳ tháng nào trong mùa khô

Qua các đặc điểm về điều kiện địa hình, khí hậu, tài nguyên nước nêu trên cho thấy sông Thương chảy trên địa bàn TP Bắc Giang theo điều kiện địa hình biến đổi phức tạp, bị chia cắt khá mạnh Đồng thời đây là một trong những sông lớn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang, nên đã đóng góp một phần lớn lượng nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tưới tiêu thủy lợi và vận tài hàng hóa trong khu vực

1.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội

1.2.2.1 Dân s ố, lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2012 dân số trung bình của TP Bắc Giang có khoảng 149.172 người,

Trang 24

chiếm khoảng 9% dân số tỉnh Bắc Giang Trong đó, dân số đô thị là 70.557 người, dân số nông thôn là 78.550 người; mật độ dân số bình quân 3220 người/km2

học nghề đạt 38% Đời sống dân cư từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân từ

15 triệu đồng năm 2005 lên 30 triệu đồng năm 2010, có nhà xây kiên cố, trang bị đồ dùng có giá trị[7]

Bảng 1.1: Dân số trung bình 5 năm TP Bắc Giang (2008 - 2012)

phân theo giới tỉnh và địa bàn cư trú (Đơn vị tính: Người)

(Ngu ồn: Niên giám thống kê TP Bắc Giang năm 2012)

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 -

2020, thì tốc độ phát triển dân số của TP giai đoạn 2010 - 2015 là 1,05% và 2016 -

2020 là 1,01%, giai đoạn 2021 - 2025 là 1,01%

Tổng dân số TP Bắc Giang đến năm 2025 là 171.336 người (tăng 5,36% so với năm 2010), năm 2020 là 162.939 người (tăng 10,78% so với năm 2010) Dự báo dân số của TP Bắc Giang đến năm 2025

Trang 25

Bảng 1.2: Dự báo dân số TP Bắc Giang giai đoạn từ năm 2010- 2025 (đơn vị:

Bảng 1.3: Phân bố chăn nuôi của TP Bắc Giang (đơn vị: con)

(Ngu ồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang-Năm 2012)

b Lâm nghiệp

Giá trị sản xuất năm 2012 ngành lâm nghiệp toàn tỉnh đạt 275,6 tỷ đồng, chiếm 2,24% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản năm 2012, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2005 Theo niên giám thống kê năm 2012, trong toàn tỉnh tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện Yên Thế cao nhất toàn vùng đạt 124,631 tỷ đồng, thấp nhất là TP Bắc Giang với 468,1 triệu đồng[8]

Trang 26

c Thuỷ sản

Theo thống kê năm 2012, Sản lượng nuôi trồng và khai thác của TP Bắc Giang thể hiện trong bảng sau

Bảng 1.4: Sản lượng thủy sản các huyện và TP Bắc Giang

Năm Khai thác (tấn) Nuôi trồng (tấn)

( Nguồn: Niên giám thông kê TP Bắc Giang 2012)

d Sản xuất Công nghiệp

Công nghiệp của tỉnh Bắc Giang có những tiềm năng và thế mạnh phát triển, nhất là phát triển công nghiệp phân bón - hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí lắp ráp, chế tạo và công nghiệp may mặc Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 27.445 tỷ đồng bằng 11,1% kê hoạch, tăng 37,9% so với năm

2011 Các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu ở TP Bắc Giang

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN): Đã có chuyển biến tích

cực về chất lượng sản phẩm và từng bước nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường

Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16%/năm; giá trị sản xuất CN-TTCN ngoài quốc doanh (giá cố định) năm 2010 đạt 590 tỷ đồng, tăng 142% so với năm 2005[8] Đến nay, một số cụm, điểm công nghiệp được hình thành và đang thu hút các dự án phát triển công nghiệp, huyện đang ưu tiên tăng vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn, thực hiện chính sách khuyến công,

trợ giúp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển khá, góp phần tích cực cho giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề khu vực nông thôn, các nghề truyền thống như: làm bún ở Đa Mai; làm mỳ, bánh đa ở Dĩnh Kế trong đó sản phẩm mỳ Kế đã được công nhận và bảo hộ thương hiệu…

Việc phát triển CN – TTCN và làng nghề đã góp phần nâng cao đời sống của

Trang 27

nhân dân tuy nhiên đi đôi với sự phát triển của các ngành nghề này là vấn đề ô nhiễm môi trường gia tăng

1.2.2.3 Về kinh tế nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng bình quân 2,9%/năm (trung bình cả tỉnh là 8,49%/năm), giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 79,5 tỷ đồng (tăng 4,1% so với năm 2009), giá trị

sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 51 triệu đồng/ha/năm[8]

- Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt Tuy nhiên trong hoạt động ngành chăn nuôi, do các hộ dân còn chưa chú trọng tới xây dựng hệ

thống xử lý chất thải nên gây ra ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường

1.2.2.4 Về kinh tế dịch vụ

Các loại hình dịch vụ giải trí, nhà hàng, khách sạn hoạt động ngân hàng,

bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, … phát triển nhanh, đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH của TP Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương Mai thường xuyên được duy trì, góp phần bình ổn thị trường

1.2.2.5 Th ực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

nối liền trung tâm của huyện với trung tâm các huyện, TP khác và các xã

b Thủy lợi, sông ngòi

* Hệ thống đê điều:

Khu vực TP thuộc lưu vực của sông Thương, có hệ thống đê quốc gia bảo vệ Toàn TP có 5 cống qua đê: cống Dụt, cống Lò Bát, cống Năm Cửa, cống 420

và cống Chi Ly

Trang 28

- Hệ thống kênh mương cấp 1 và cấp 2: Được điều tiết bởi các trạm bơm thuỷ lợi và các hồ:

+ Trạm bơm Đồng Cửa với 5 tổ máy, công suất Q = 5000 m3

/h;

+ Trạm bơm Chi Ly có 8 tổ máy, công suất Q = 8000 m3/h;

+ Trạm bơm Nhà Dầu 2 tổ máy, công suất Q = 2000 m3

/h;

+ Trạm bơm Châu Xuyên: trạm bơm Châu Xuyên 1 với 7 tổ máy có công suất

Q = 7000 m3/h, trạm bơm Châu Xuyên 2 với 10 tổ máy có công suất Q = 8000 m3/h;

* Mạng lưới cấp thoát nước

- Thoát nước khu nội thành gồm 2 hệ thống:

+ Hệ thống thoát nước mặt: Khu vực nội thành gồm 31,8km cống, có 13 hồ điều hòa; 06 trạm bơm tiêu úng được xây dựng từ những năm 1979, 1980 và được

cải tạo nâng cấp theo dự án thoát nước theo dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường

TP năm 2009

+ Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt khu vực nội thành được thu về trạm xử

lý nước thải (công suất 10.000 m3/ngày/đêm)

- Thoát nước khu vực ngoại thành: Chủ yếu tiêu thoát tự nhiên

- Hệ thống cấp nước: Nhà máy cấp nước với công suất 25.000 m3/ngày/đêm,

đã cấp nước sinh hoạt cho 95% cho sinh hoạt nội thành và một phần ngoại thành

Nhìn chung, hệ thống thoát nước của TP Bắc Giang đã được hình thành, sử

dụng từ nhiều năm nên bị xuống cấp khá nghiêm trọng; hệ thống thoát nước thải được đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã đưa vào vận hành, tuy nhiên chỉ đáp ứng thu gom được 40% khu vực nội thành và các khu vực dân cư mới Hệ thống đường ống thiếu và nhỏ nên lưu lượng tiêu thoát còn nhiều hạn chế, đầu tư không đồng bộ, chưa đảm bảo khả năng tiêu thoát nhanh khi có mưa lớn[9]

1.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội đến nguồn nước sông Thương

Trong tiến trình phát triển KTXH của TP Bắc Giang, sẽ hình thành các khu

dân cư tập trung và các khu đô thị mới, cùng với đó là các khu/cụm công nghiệp,

Trang 29

các khu kinh tế sẽ tạo nên những áp lực lớn đối với nguồn nước trên địa bàn tỉnh (trong đó có sông Thương), đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sông, suối do phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các khu dân cư, đô thị, từ các khu/cụm công nghiệp…

LVS Thương có các công trình khai thác nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, sinh hoạt, y tế và các hoạt động dịch vụ khác; và các cơ sở xả nước thải ra nguồn nước sông Thương TP Bắc Giang tập trung nhiều nhất các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực sản xuất hóa chất - phân bón, bia rượu, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, Đây là những ngành có nhu cầu sử dụng nước cao và cũng là nguồn xả ra môi trường lượng nước thải lớn Do vậy, nguồn nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang sẽ chịu nhiều tác động từ các nguồn thải này

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2025, TP Bắc Giang tập trung xây dựng và phát triển các khu đô thị cũng như phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, đây là ngành có tỷ lệ sử dụng nước cao Do đó, nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho công nghiệp, dịch vụ nói riêng và các mục đích phát triển khác cũng rất lớn và đang ngày càng tăng cao, đây là những vấn đề có tác động không nhỏ đến nguồn nước TP đã

và đang triển khai xây dựng rất nhiều khu, cụm công nghiệp, làm gia tăng nhu cầu

sử dụng nước để phục vụ sản xuất kinh doanh và tăng lượng thải vào môi trường, đặc biệt là nguồn nước sông Thương

Như vậy, các kế hoạch phát triển KT-XH của các địa phương sẽ đem lại

những lợi ích đáng kể từng địa phương, cũng như xã hội, tuy nhiên nó cũng đặt ra

những yêu cầu và thách thức cho việc quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trong các khu vực này Với các mục tiêu phát triển mà tỉnh đề ra, việc khai thác sử dụng nước cho các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, tưới cho nông nghiệp, cho các khu/cụm công nghiệp ngày càng gia tăng, cùng với đó là việc xả nước thải vào nguồn nước cũng gia tăng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông Thương Do đó, việc đánh giá và xác định các giải pháp phòng, tránh ô nhiễm nguồn nước trước áp lực phát triển kinh tế và đô thị hóa là hết sức cấp bách

Trang 30

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG THƯƠNG ĐOẠN

CHẢY QUA THÀNH PHỐ BẮC GIANG

2.1 N guồn gây ô nhiễm nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang

Trong phạm vi 10,8 km chảy qua địa phận TP Bắc Giang hoạt động phát triển KT-XH trên LVS Thương đã tác động rất lớn đến chất lượng nước sông Tác nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do nước thải sinh hoạt và các hoạt động sản

xuất nông nghiệp và từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, đô thị

2.1.1 Nguồn ô nhiễm từ sinh hoạt

Những năm gần đây, nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang bị nhiễm bẩn dinh dưỡng và hữu cơ ở mức độ cao Đó là do nước thải sinh hoạt từ các

TP mặc dù địa phương đã có trạm xử lý nước thải tuy nhiên công suất xử lý còn quá

thấp so với yêu cầu thực tế Vì vậy, một phần nước thải được xử lý qua bể tự hoại

và đưa vào hệ thống thoát nước của địa phương, rồi đổ trực tiếp vào sông Thương

và các sông suối khác Theo cơ sở dữ liệu của tỉnh, hiện nay lượng nước dùng cho sinh hoạt trung bình của TP là 120l/người/ngày Mức sử dụng nước sinh hoạt có thể tăng đến 150 l/ngày vào năm 2020 Ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt năm

2015 là 14.875,9m3/ngày và tăng lên 19.552,7 m3/ngày năm 2020 (tăng 1,31 lần)

Nước thải từ khu dân cư bao gồm nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh

và nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình rửa, tắm giặt phục vụ đời sống Do đó nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ và sinh vật gây bệnh Bên cạnh đó, nước thải còn chứa nhiều loại hóa chất khác nhau, đặc biệt là chất tẩy rửa Nước thải thường

ứ đọng trong các hệ thống cống lâu ngày nên càng độc hại và có mùi hôi thối

Hiện nay, nước thải sinh hoạt một phần được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại tại các hộ gia đình, cơ quan, chủ yếu là nước thải từ khu dân cư, tỷ lệ nước thải được xử lý

từ dân cư còn rất ít Khối lượng lớn nước thải không được xử lý chảy theo các trạm bơm tiêu nước thải sinh hoạt từ phố phường ra vùng nông nghiệp rồi chảy ra sông.Tại địa phương tuy có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung được đầu tư hiện đại nhưng vẫn chưa xử lý được hết nước thải sinh hoạt của TP và vẫn còn gặp nhiều bất cập

Trang 31

Nước thải từ các trạm bơm tiêu nước thải sinh hoạt: đây là nguồn thải có

tổng lưu lượng nước thải lớn nhất thải ra môi trường Là nguồn nước thải tổng hợp

từ nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung; nước thải y tế; nước

thải từ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các trại chăn nuôi, trên địa bàn, đây là nguồn

thải trực tiếp ra sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước

- 5 trạm bơm tiêu thoát nước (tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất, tiêu thoát úng trong mùa mưa) Đối với trạm bơm tiêu thoát nước nông nghiệp thì chỉ hoạt động về mùa mưa do vậy mức độ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của sông Thương không cao do đã được nước mưa hòa tan và làm giảm mức

độ ô nhiễm trước khi thải ra sông Thương Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1 Nguồn ô nhiễm từ các trạm bơm và ngòi tiêu thoát nước dọc sông Thương

nước thải sinh hoạt

nước thải sinh hoạt

nước thải sinh hoạt

(Ngu ồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2014)

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng BOD5 và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ rất cao; nước thải có nhiều Coliform,

Trang 32

các vi khuẩn và mầm bệnh Trong LVS Thương, các đô thị thường nằm ngay sát

cạnh sông, nước thải sinh hoạt thường thải trực tiếp vào các ngòi hoặc qua trạm bơm đưa vào sông, do đó không những gây tác động trực tiếp đến chất lượng nước sông mà còn làm cho công tác quản lý nguồn thải này gặp rất nhiều khó khăn

Ngoài ra, nước từ các sông, suối nhập lưu vào sông Thương: TP có ngòi Bún và ngòi Đa Mai Các sông, ngòi này tiếp nhận nước thải từ khu vực dân cư nông thôn, nước thải từ các mương tiêu thoát nước Do vậy, tác giả đánh giá nước

thải sinh hoạt là những nguồn thải chủ yếu xả thải vào nguồn nước sông Thương

2.1.2 Nguồn ô nhiễm do làng nghề

Sông Thương tiếp nhận nước thải của làng nghề sản chế biến gỗ Đa Mai, làng nghề Bún Đa Mai và làng nghề Bánh Đa Kế… Tuy nhiên hiện nay, tác giả chưa xác định được chính xác lưu lượng nước thải của từng làng nghề

Cả ba làng nghề này đều chưa thu gom và xử lý triệt để chỉ có một phần nước thải của làng nghề Bánh Đa Kế được xử lý tại trạm xử lý nước thải TP, còn lại nước thải được đổ trực tiếp ra các cống rãnh trong các tuyến xóm phố và sau đó

đổ ra sông, ngòi Nước thải của làng nghề sản xuất bún và bánh Đa Kế chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy nên bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng tới chất lượng nước sông

và ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường xung quanh Đoạn đi qua làng nghề bún

Đa Mai quanh năm bốc mùi hôi thối

Vấn đề ô nhiễm do làng nghề hiện nay rất khó kiểm soát do phần lớn là tự phát, quy mô sản xuất nhỏ theo hộ gia đình, nằm phân tán và phụ thuộc nhiều vào tập quán sinh hoạt của người dân

2.1.3 Nguồn thải nông nghiệp

Do s ử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

Sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng được quan tâm phát triển

tại các xã/phường trong TP Bắc Giang thuộc Ngoài các loại cây lương thực truyền

thống,TP còn chú trọng đền phát triển các loại cây được coi là thế mạnh của từng

Trang 33

tỉnh Để tăng năng suất cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóahọc đã được sử dụng ngày càng nhiều Người dân phun thuốc trừ sâu từ 3 -5 lần trong một

vụ lúa

Các vùng sản xuất nông nghiệp ở TP Bắc Giang có biểu hiện của dư lượng thuốc tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật, cũng như phân bón trong đất Đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm sông, có thể gây những hậu quả không mong

muốn đối với sinh vật và con người

Do nước thải chăn nuôi

Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm TP tăng đều qua các năm Song, các

biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi còn rất hạn

chế Do đó, hầu hết các chất thải này, đặc biệt là nước thải đều được đổ xuống các nguồn nước mặt

Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước Nguồn thải chính của các trang trại chăn nuôi là nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại, có chứa một lượng lớn các chất gây ô nhiễm nguồn nước như các loại muối, chất hữu cơ, vi khuẩn, là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nước sông Thương

2.1.4 Nguồn ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp

Nước thải từ các cơ sở sản xuất: Nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất phân đạm, hóa chất và nước thải sản xuất bia đều qua hệ thống xử lý, tuy nhiên chất lượng nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT

Đoạn sông thường xuyên nhận nước thải các nguồn công nghiệp này, mặc dù

đã có một số cơ sở công nghiệp xử lý sơ bộ, tuy nhiên phần lớn đều chưa đạt tiêu chuẩn môi trường nên chúng đang trực tiếp gây ô nhiễm nước sông Do hàng ngày

phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nên nước

sông thường có màu đen, bốc mùi hôi thối Đặc biệt là đoạn chảy qua cụm công nghiệp Thọ Xương- Công ty Đạm Hà Bắc đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Trang 34

Bảng 2.2 Tổng hợp các cơ sở, công ty xả nước thải vào sông Thương

(Ngu ồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2014)

STT Các cơ sở công ty

xả vào sông Xã/ Phường

Lưu lượng nước thải lớn nhất (m3/ngày)

Hệ thống xử

lý nước thải

Xả trực tiếp ra sông Thương

Ghi chú

cống xả nằm trong cống xả của trạm bơm tiêu Nhà Dầu khi xả ra sông Thương

Nước thải sinh hoạt được thải qua bể phốt rồi chảy ra song

và Xây Dựng Bắc

Giang

Trần Phú

Không

Không

Xả vào kênh tiêu nước thải của trạm bơm Chi Ly

9

Nước thải từ bãi than chỉ phát sinh khi trời mưa

Trang 35

2.2 Vị trí lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

2.2.1 V ị trí lấy mẫu

Quá trình điều tra khảo sát dọc tuyến sông Thương, tác giả đã lựa chọn 9 đoạn đánh giá:

- Đoạn sông Thương (ST01):

+ Từ vị trí cuối xã Xuân Hương huyện Lạng Giang (NM01- Nước sông trước khi vào TP Bắc Giang, trước khi tiếp nhận nước thải của CCN Thọ Xương và Nhà máy Phân đạm Hà Bắc phường Thọ Xương, NT01- Trước cửa xả của Nhà máy phân đạm Hà Bắc và CCN Thọ Xương đổ vào sông Thương) đến vị trí phường Trần Phú

+ Trên đoạn ST01, sông Thương tiếp nhận nước thải của Nhà máy phân đạm

Hà Bắc và cụm công nghiệp Thọ Xương đổ vào

- Đoạn sông Thương (ST02):

+ Từ vị trí phường Trần Phú, TP Bắc Giang (NM02 –Nhước sông trước cửa

xả của trạm bơm Chi Ly xả vào sông Thương và NT02- tại cửa xả trạm bơm Chi Ly) đến vị trí xã Đa Mai, TP Bắc Giang

+ Trên đoạn ST02, sông Thương tiếp nhận nước nước thải sinh hoạt của TP Bắc Giang qua trạm bơm tiêu Chi Ly

- Đoạn sông Thương (ST03)

+ Từ vị trí xã Đa Mai, TP Bắc Giang (NM03 –Nước sông Thương trước khi ngòi Đa Mai đổ vào sông Thương) đến vị trí phường Trần Phú, TP Bắc Giang (NN04– vị trí nước mặt trên ngòi Đa Mai trước khi đổ vào sông Thương)

+ Trên đoạn ST03, sông Thương tiếp nhận nước từ ngòi Đa Mai đổ vào (điểm NM10 quan trắc lưu lượng và chất lượng nước trên ngòi Đa Mai trước khi xả vào sông Thương)

- Đoạn sông Thương (ST04):

Trang 36

+ Từ vị trí phường Trần Phú, TP Bắc Giang (NM05 – Nước sông Thương trước cửa xả của trạm bơm tiêu Nhà Dầu và cửa xả của Nhà máy bia HaBaDa xả vào sông Thương) đến vị trí cửa xả của trạm bơm tiêu Nhà Dầu, nhà máy bia HaBaDa, phường Mỹ Độ, TP Bắc Giang (NT03 – trước khi ngòi Bún đổ vào sông Thương)

+Trên đoạn ST04, sông Thương tiếp nhận nước nước thải sinh hoạt của TP Bắc Giang qua trạm bơm tiêu Nhà Dầu và nước thải của nhà máy bia HaBaDa

- Đoạn sông Thương (ST05):

+ Từ vị trí phường Mỹ Độ, TP Bắc Giang (NM06 – Nước sông trước khi ngòi Bún đổ vào sông Thương và MN07- Nước mặt trên ngòi Bún đến vị trí phường

Lê Lợi, TP Bắc Giang

+ Trên đoạn ST05, sông Thương tiếp nhận nước từ ngòi Bún đổ

- Đoạn sông Thương (ST06)

+ Từ vị trí phường Lê Lợi, TP Bắc Giang (NM08 – Vị trí quan trắc trên sông Thương trước cửa xả của trạm bơm Đồng Cửa xả vào sông Thương và NT04- Vị trí quan trắc tại cửa xả nước thải của trạm bơm Đồng Cửa) đến vị trí phường Lê Lợi,

TP Bắc Giang

+ Trên đoạn ST06, sông Thương tiếp nhận nước nước thải sinh hoạt của TP Bắc Giang qua trạm bơm tiêu Đồng Cửa thuộc phường Lê

- Đoạn sông Thương (ST07)

+Từ vị trí phường Lê Lợi, TP Bắc Giang (NM09 – Nước sông trước cửa xả của trạm bơm Châu Xuyên II xả vào sông Thương và NT05- Vị trí quan trắc tại cửa

xả trạm bơm Châu Xuyên II) đến vị trí phường Lê Lợi, TP Bắc Giang Trên đoạn ST07, sông Thương tiếp nhận nước nước thải sinh hoạt của TP Bắc Giang qua trạm bơm tiêu Châu Xuyên II thuộc phường Lê Lợi

Trang 37

- Đoạn sông Thương (ST08) từ vị trí phường Lê Lợi, TP Bắc Giang (NM10 – Nước

sông trước cửa xả của trạm bơm Châu Xuyên I và NT06 tại cửa xả trạm bơm Châu Xuyên I đổ vào sông Thương) đến vị trí xã Tân Tiến, TP Bắc Giang

+ Trên đoạn ST08, sông Thương tiếp nhận nước nước thải sinh hoạt của TP Bắc Giang qua trạm bơm tiêu Châu Xuyên I thuộc phường Lê Lợi

- Đoạn sông Thương (ST09) từ vị trí xã Tân Tiến, TP Bắc Giang (NM11 – Vị trí

quan trắc trên sông Thương trước cửa xả của khu xử lý nước thải TP Bắc Giang thuộc xã Tân Tiến xả vào sông Thương và NT07 – Vị trí tại cửa xả trạm xử lý nước thải TP Bắc Giang đổ vào sông thương) đến vị trí xã Tân Tiến-TP Bắc Giang trước khi đổ vào sông Thương đoạn chảy qua huyện Yên Dũng (NM12)

+ Trên đoạn ST12, sông Thương nhận nước thải từ khu xử lý nước thải TP Bắc Giang thuộc xã Tân Tiến

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí quan trắc chất lượng nước thải, nước mặt và phân

đoạn sông Thương

Trang 38

Bảng 2.3: Tổng hợp phân đoạn sông Thương

Thọ Xương Km 0

Cửa xả nước thải cụm công nghiệp Thọ Xương và nhà máy phân đạm Hà Bắc trước khi xả vào sông Thương

NM03 622904 2353509 Trên sông Thương trước khi

NM04 622685 2353253 Trên ngòi Đa Mai trước khi

NM06 623286 2352597 Trên sông Thương trước khi

nhập lưu với ngòi cống Bún Đồng Sơn Km 5.1 NM07 622863 2351909 Trên Ngòi Bún trước khi đổ

Trang 39

TP Bắc Giang thuộc xã Tân Tiến

Tân Tiến Km 10

Cống xả nước thải TP Bắc Giang tại khu xử lý nước thải

TP Bắc Giang thuộc xã Tân Tiến

TP Bắc Giang thuộc xã Tân Tiến

Tân Tiến

Km10,8

2.2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Thực hiện lấy và bảo quản mẫu nước theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, gồm:

* TCVN 5996-1995: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối

* TCVN 5999-1995: Hướng dẫn lấy mẫu nước thải

* TCVN 5993-1995: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu

Trang 40

- Phương pháp lấy mẫu:

Lấy mẫu nước sông dùng phương pháp lấy mẫu tổ hợp: Lấy 3 mẫu ở 3 vị trí khác nhau (giữa dòng, bờ trái, bờ phải) với thể tích bằng nhau rồi trộn lẫn

Lấy mẫu nước thải dùng phương pháp lấy mẫu đơn: một mẫu riêng lẻ lấy ngẫu nhiên từ một vùng nước

- Bình đựng mẫu: Chai PE 0,5 lít

- Thiết bị lấy mẫu:

Lấy mẫu nước sông: Sử dụng gầu múc để lấy mẫu ở độ sâu 50cm Gầu được nút kín và thả chìm vào nước; đến độ sâu đã định nút được mở ra và nước tràn vào đến đầy

Lấy mẫu nước thải: Lấy thủ công Nhúng chai xuống nước và kéo lên sau khi nạp đầy

- Lấy mẫu phân tích các thông số kim loại:

Tráng chai bằng chính mẫu cần phân tích Lấy đầy mẫu vào chai PE 0,5 lít Thêm vào 1 ml axit HNO3 1:1 Đậy chặt nắp và lắc lộn chai Bảo quản lạnh

- Lấy mẫu phân tích thông số dầu mỡ:

Không tráng chai bằng mẫu phân tích Lấy mẫu gần đầy chai, thêm 1 ml axit HCl 1:1 Đậy chặt nắp Bảo quản lạnh

- Lấy mẫu phân tích các thông số còn lại:

Tráng chai bằng chính mẫu cần phân tích Lấy đầy mẫu vào 2 chai PE có dung tích 0,5 lít Tránh sục mạnh mẫu vào chai Đậy chặt nắp Bảo quản lạnh

- Nguồn lấy mẫu và các điều kiện lấy mẫu được ghi chép kèm ngay vào bình sau khi nạp mẫu Nhãn chai và và báo cáo lấy mẫu được hoàn thành vào thời gian lấy mẫu

1.2.3 Phương pháp phân tích mẫu

Các mẫu phân tích chất lượng nước mặt, nước thải ở trong phòng thí nghiệm với các chỉ tiêu và phương pháp phân tích cụ thể trong bảng sau

Bảng 2.4 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước thải và nước

và axit sulfuric trong cuvet đậy kín ở 150OC trong 2 giờ,

rồi đo độ hấp thụ quang ở 420nm

3 BOD5 mg/l TCVN 6001-1:2008 - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5

ngày (BOD5) bằng phương pháp cấy và pha loãng

Ngày đăng: 11/03/2017, 00:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. D ự án: “Điề u tra, th ố ng kê hi ệ n tr ạ ng khai thác s ử d ụ ng và x ả nướ c th ả i vào ngu ồn nướ c sông C ầu”, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, thống kê hiện trạng khai thác sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước sông Cầu
4. Vi ện Nước, Tưới tiêu và Môi trườ ng, Báo cáo “K ết quả điều tra hiện trạng ô nhi ễm nước sông tỉnh Bắc Giang, năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra hiện trạng ô nhiễm nước sông tỉnh Bắc Giang, năm 2013
6. Vi ện Nước, Tưới tiêu và Môi trườ ng, “Báo cáo kh ảo sát thủy văn Bắc Giang 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo khảo sát thủy văn Bắc Giang 2012
8. S ở nông nghi ệ p B ắ c Giang, “Báo cáo tình hình ngành ngh ề nông thôn năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình hình ngành nghề nông thôn năm 2013
11. Đề tài “Nghiên c ứ u áp d ụ ng mô hình MIKE 11 tính toán d ự báo ch ất lượ ng nướ c sông C ầ u”, Tr ầ n H ồ ng Thái, Ph ạm Văn Hả i, Tr ầ n th ị Di ệ u H ằ ng, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu áp dụng mô hình MIKE 11 tính toán dự báo chất lượng nước sông Cầu
12. Atila SALVAI, Atila BEZDAN, “Water quality model QUAL2K in TMDL Development, 2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Water quality model QUAL2K in TMDL Development, 2008
13. Chapra, S.C., Pelletier, G.J. and Tao, H. QUAL2K: A Modeling Framework for Simulating River and Stream Water Quality, Version 2.11:Documentation and Users Manual, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: QUAL2K: A Modeling Framework for Simulating River and Stream Water Quality, Version 2.11: "Documentation and Users Manual
14. Nader Nakhaei, Amir Etemad Shahidi. Waste water discharge impact modeling with QUAL2K, case study: the Zayandeh – rood River, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Waste water discharge impact modeling with QUAL2K, case study: the Zayandeh – rood River
1. Báo cáo hi ệ n tr ạng môi trườ ng t ỉ nh B ắ c Giang năm 2014 Khác
3. Ngô Thanh Tuy ền, 2011. Đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai đoạ n ch ả y qua t ỉnh Đồ ng Nai Khác
5. Niêm giám th ố ng kê thành ph ố B ắc Giang, năm 2012 Khác
7. Chi c ụ c th ố ng kê thành ph ố B ắ c Giang, Báo cáo th ống kê tổng điều tra dân số c ủa tỉnh Bắc Giang, 01/4/2013 Khác
9. UBND t ỉ nh B ắc Giang, Định hướ ng quy ho ạ ch phát tri ể n kinh t ế -xã h ộ i gia đoạ n 2014-2020 Khác
10. Trung tâm Quan tr ắc môi trườ ng - S ở Tài nguy ên và Môi trườ ng t ỉ nh B ắ c Giang năm 2013 và năm 2014 , Báo cáo và k ết quả quan trắc chất lượng nước sông Thương Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w