CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG THƯƠNG
3.2. Ứng dụng mô hình toán xem xét các kịch bản/phương án quản lý bảo vệ chất lượng nước cho sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang
3.2.2. Kết quả tính toán và dự báo biến đổi chất lượng nước theo các kịch bản 81 3.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước
Bảng 3.2 Kết quả mô phỏng xu thế biến đổi BOD5theo kịch bản 1
Đoạn DO tính toán hiện
trạng
DO tính toán theo kịch bản 1
0,00 5,91 5,91
0,60 5,08 5,04
1,80 4,50 4,70
3,00 4,70 4,92
4,20 5,05 5,28
5,40 5,05 5,16
6,60 5,06 5,34
7,80 5,10 5,24
9,00 4,88 4,92
10,20 4,36 4,63
10,80 4,36 4,63
Hình 3.1: Kết quả mô phỏng xu thế biến đổi BOD5 của kịch bản 1 và theo hiện trạng
Qua các kết quả mô phỏng của kịch bản 1 có thể thấy rằng các sông trong lưu vực sông Thương đã và đang bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng đoạn chảy qua khu vực thành phố Bắc Giang. Thời gian tiến hành mô phỏng là vào các tháng mùa khô nên mức độ ô nhiễm có thểcao hơn tháng mùa mưa.
Ô nhiễm nước trên các sông được thể hiện qua các chỉ tiêu DO, BOD5, NH4+ hầu hết không đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 08-2008: QCKT Quốc gia về chất lượng nước mặt). Giá trị DO trên sông Thương tại một số thời điểm xấp xỉ 3-4 mg/l điều đó chứng tỏ các chất ô nhiễm được thải vào sông Thương rất lớn, vượt quá khả năng tự làm sạch của sông, đặc biệt là đoạn sông Thương chảy qua CCN Thọ Xươngvà đoạn sau khi nhận nước thải của các trạm bơm. Tại các đoạn sông này giá trị BOD5, NH4+ vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, sự có mặt của các chất ô nhiễm này là do đoạn sông đã tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt, nước thải từ các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân hủy. Vì vậy, để hạn chế ô nhiễm nguồn nước LVS Thương yêu cầu đặt ra như sau:
- Trước tiên khi nước thải của cơ sở sản xuất thuộc CCN Thọ Xương, 2 làng nghề và tất cả các khu công nghiệp phân tán nằm dọc sông phải được xửlý đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn Việt Nam (như kịch bản 1) thì mức độ ô nhiễm của sông giảm.
- Nước thải của các cơ sở sản xuất thuộc khu CCN Thọ Xương đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh phân tán dọc sông xửlý đạt yêu cầu theo quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra sông và 70% nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý đạt yêu cầu (như kịch bản 2) mặc dù một sốđoạn thượng lưu sông BOD5 vẫn còn vượt tiêu chuẩn cho phép tuy nhiên từkm0 đến km5, BOD5 đã nằm trong giới hạn cho phép.
Theo kết quả tính toán trong kịch bản 1 có thể thấy rằng tác động của việc gia tăng dân số, phát triển công nghiệp…có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các sông trong lưu vực sông. Qua kết quả mô phỏng kịch bản 1 cho thấy việc phát triển thêm các khu công nghiệp trên lưu vực sông nếu nước thải công nghiệp không được xử lý triệt để sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường
nước các sông. Hiện nay trước những vấn đề ô nhiễm và suy giảm tài nguyên nước chúng ta bắt đầu quan tâm đến phát triển bền vững, mặc dù đã có định hướng bảo vệ môi trường nhưng việc thực hiện, triển khai công tác bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn do Việt Nam là một nước đang phát triển nên đầu tư nguồn lực và tài chính cho các công tác tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Xu thế chất lượng trên các sông bị suy giảm nghiêm trọng nếu chúng ta không quan tâm đúng mức đến công tác tác bảo vệmôi trường.
Thực tế qua ứng dụng mô hình cho thấy đoạn sông Thương chảy qua thành phố Bắc Giang dọc hai bên sông đã quá tải các điểm thải tập trung. Nói cách khác, lượng nước thải vào sông đã vượt quá khả năng tiếp nhận của sông. Vì vậy, trong tương lai cần xem xét vấn đề di dời bớt các cơ sở sản xuất kinh danh đểđảm bảo sự cân bằng giữa tải lượng chất ô nhiễm và khảnăng chịu tải.
3.3. Nghiên cứu đề xuất các biệnpháp quản lý bảo vệ chất lượng nước Cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp bảo vệ chất lượng nước
1) Hiện nay việc xảnước thải vào nguồn nước sông Thương chưa được kiểm soát chặt chẽ, nên nguồn nước sông Thương đang có dấu hiệu ô nhiễm và theo chiều hướng tăng dần theo cả dòng chảy và thời gian.
2) Số lượng nguồn thải, lưu lượng nguồn thải chưa được kiểm soát chặt chẽ như các nguồn thải là hệ thống bơm tiêu nước thải của TP Bắc Giang chưa được kiểm soát thời gian, chếđộ xảnước thải cũng như nước thải chưa được xử lý.
3) Hiện nay, nước sông Thương đang là nguồn nước cấp cho sinh hoạt, phục vụ cấp nước cho TP và một số trạm cấp nước trong tỉnh Bắc Giang.
4) Đểđảm bảo yêu cầu nguồn nước sông Thương đáp ứng được mục tiêu cấp nước cho sinh hoạt, cần phải kết hợp hài hòa giữ các biện pháp kỹ thuật cụ thể xử lý nước thải cũng như các biện pháp về mặt quản lý nguồn nước sông Thương.
Để bảo vệ nguồn nước sông Thương và đáp ứng được mục đích cấp nước sinh hoạt tác giả xin đề xuất một số biện pháp như sau: