1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên

91 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Việc đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên, nắm bắt tình hình chất lượng nước mặt hiện tại để có các biện pháp quản lý cho phù hợp, kịp thời xử lý các nguồn gây ô nhiễm, đảm bảo chất

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-*** -

BÙI HỌC PHI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA

PGS.TS NGUYỄN KHẮC THÁI SƠN

Thái nguyên - năm 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-*** -

BÙI HỌC PHI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái nguyên - năm 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu

thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,

nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của

PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày

trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham

khảo đều được ghi rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013

Người viết cam đoan

Bùi Học Phi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường Thái Nguyên, Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường Thái Nguyên các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013

Học viên

Bùi Học Phi

Trang 5

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

TSS Tổng chất rắn lơ lửng

WHO Tổ chức Y tế thế giới

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Thông tin về nhu cầu sử dụng nước Sông Cầu 37

Bảng 3.2 Tình hình thu gom xử lý chất thải rắn 38

Bảng 3.3 Tình hình xử lý nước thải 39

Bảng 3.4 Đánh giá của nhân dân đối với chất lượng nước Sông Cầu 39

Bảng 3.5 Bảng giá trị trung bình kết quả quan trắc tại các điểm trên Sông Cầu 46

Bảng 3.6 Giá trị trung bình kết quả quan trắc Sông Cầu theo thời gian 54

Bảng 3.7 Lưu lượng nước thải các cở sở công nghiệp trên khu vực nghiên cứu 62

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 1.1 Bản đồ các tỉnh nằm trong lưu vực sông Cầu 25

Hình 3.1 Diễn biến giá trị BOD lớn nhất tại các đoạn sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011 42

Hình 3.2 Diễn biến hàm lượng dầu mỡ lớn nhất tại các đoạn sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011 42

Hình 3.3 Diễn biến hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng lớn nhất tại các đoạn sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011 43

Hình 3.4 Diễn biến hàm lượng Fe trung bình năm tại các đoạn sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011 43

Hình 3.5 Diễn biến mật độ coliform trung bình năm tại các đoạn sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011 43

Hình 3.6 Diễn biến giá trị BOD5 trung bình năm tại các đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên từ 2008 đến 2011 44

Hình 3.7 Diễn biến nồng độ DO trên sông Cầu sau điểm tiếp nhận nước thải suối Phượng Hoàng đến sau điểm tiếp nhận nước suối Loàng thuộc sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên trong các năm 2008-2011 45

Hình 3.8 Giá trị pH của nước Sông Cầu tại các vị trí quan trắc 46

Hình 3.9 Giá trị DO của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc 48

Hình 3.10 Giá trị BOD của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc 49

Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện giá trị TSS tại các vị trí quan trắc 51

Hình 3.12 Giá trị Coliform của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc 52

Hình 3.13 Giá trị pH của Sông Cầu theo thời điểm 54

Hình 3.14 Giá trị DO của Sông Cầu tại các thời điểm 56

Hình 3.15 Giá trị BOD của Sông Cầu tại các thời điểm 57

Hình 3.16 Giá trị TSS của Sông Cầu tại các thời điểm 59

Hình 3.17 Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform tại các thời điểm 60

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU I

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

2

2

3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2

3.1 Ý nghĩa khoa học 2

3.2 Ý nghĩa kinh tế và xã hội 2

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU 4

4

1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài Error! Bookmark not defined 1.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài Error! Bookmark not defined 5

5

2.1.5 Các chất gây mùi vị1 13

17

G 21

21

22

23

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 23

1.4.2 Đặc điếm kinh tế, xã hội 26

1.4.3 Vai trò của sông Cầu đối với đời sống kinh tế - xã hội trong lưu vực 28

29 29

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29

29

29

Trang 9

29

29

29

30

2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu số liệu thứ cấp 30

2.4.2 Phương pháp phỏng vấn 30

2.4.3 Phương pháp lấy mẫu 31

2.4.4 Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước 32

2.4.5 Phương pháp quan trắc 32

2.4.6 Phương pháp so sánh đánh giá 33

2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu 33

2.4.8 Phương pháp biểu đạt kết quả nghiên cứu 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 34 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 34

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên 35

3.2 THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN NƯỚC SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 37

3.2.1 Thực trạng chất lượng Sông Cầu theo số liệu điều tra 37

40

3.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN THEO SỐ LIỆU PHÂN TÍCH 45

3.3.1 Đánh giá chất lượng nước mặt Sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên theo vị trí quan trắc 45

3.3.2 Đánh giá chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên theo thời gian 53

3.4 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU; CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VÀ BẢO VỆ SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 61

3.4.1 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Cầu 61

3.4.2 Các đề xuất giải pháp cải thiện và bảo vệ sông Cầu 70

Trang 10

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77

1 KẾT LUẬN 77

2 ĐỀ NGHỊ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ xưa, con người đã sử dụng nguồn nước mặt để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (tắm, nước uống, tưới tiêu,…) Đến bây giờ thì nước mặt vẫn là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất của con người Với sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội trên thế giới ngày nay thì nước mặt càng trở nên

là vấn đề quan trọng không chỉ của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề của tất

cả mọi người, mọi vùng, mọi khu vực trên trái đất Song song với đó sự phát triển nhanh về dân số thì con người ngày càng làm xấu đi nguồn nước mặt bằng việc thải ra lượng chất thải ngày một tăng lên vào môi trường (trong đó có môi trường nước), ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khoẻ con người Vấn đề đặt ra hiện nay là phải đánh giá chính xác chất lựợng nước ở hiện tại, quản lý tốt các nguồn gây ô nhiễm, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm nước

để duy trì chất lượng nước mặt có thể cung cấp cho thế hệ tiếp sau sử dụng nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường

Thành phố Thái Nguyên đã và đang trên con đường công nghiệp hoá – hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng Trong những năm gần đây, thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung phát triển rất mạnh Là trọng điểm của vùng Đông Bắc Bắc Bộ sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ yếu, phần lớn là trồng lúa, các loại hoa màu, cây ăn quả đặc trưng cho từng vùng trong tỉnh Thành phố Thái Nguyên

có nguồn nước dồi dào của con sông Cầu chảy qua đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong cuộc sống của người dân Việc đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên, nắm bắt tình hình chất lượng nước mặt hiện tại để có các biện pháp quản lý cho phù hợp, kịp thời xử lý các nguồn gây ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước

“ sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên”

Trang 12

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh gi

- -

-

3.2 Ý nghĩa kinh tế và xã hội

Giải quyết vấn đề ô nhiễm cũng là bài toán kinh tế xã hội rất phức tạp

Tuy nhiên, khi vấn đề đƣợc giải quyết, những thành quả do nó mang lại là rất

lớn, ngoài giảm đi những tổn thất về kinh tế, mang lại giá trị về giao thông

Trang 13

đường thủy mà còn giúp cho đời sống của người dân trong khu vực được nâng cao hơn, giảm các bệnh tật do nước ô nhiễm gây ra như bệnh da liễu, đường ruột, sốt xuất huyết…tạo được niềm tin trong nhân dân về đường lối và

sự phát triển của thành phố

Trang 14

CHƯƠNG 1

NGHIÊN CỨU

Sông Cầu là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình,

là một trong những LVS lớn ở Việt Nam Sông Cầu có vị trí địa lý đặc biệt,

đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế -

xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó Sông Cầu cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, cung cấp nước tưới, phục vụ thủy điện, phục vụ giao thông, khai thác cát lòng sông [3]…

Khu vực sông Cầu có quá trình phát triển kinh tế năng động, với nhiều ngành nghề đa dạng thuộc hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất hiện nay trong nước [33], [34] Vì thế, cùng với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các tỉnh thuộc LVS Cầu trong quá trình phát triển nhằm tiến tới một cơ cấu kinh tế năng động hiệu quả, đã đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành kinh tế được coi

là thế mạnh, mũi nhọn của tỉnh Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế lại kèm theo các vấn đề về môi trường Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước sông Cầu đã bị suy giảm, nhiều nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề [35]

Đoạn trung lưu sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên, đây là khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao [3] Đoạn sông này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải (khoảng 150 triệu m3/ năm) từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ [4] Chất lượng nước của đoạn này đã suy giảm một cách nghiêm trọng Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A (QCVN 08:2008/BTNMT) Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa cạn, khi nước ở thượng nguồn ít [19]

Trang 15

Trong khi đó, các cấp có thẩm quyền vẫn chưa tìm ra giải pháp đồng

bộ để cứu sông Tình trạng ô nhiễm và suy thoái khả năng tiếp nhận của dòng sông đã đến mức báo động, trong khi dự báo tác động môi trường của quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời

chảy qua thành phố Thái Nguyên sẽ phần nào xác định được mức độ ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên, từ đó xây dựng các chương trình, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt thành phố Thái Nguyên

1

1.2.1.1 Các ion vô cơ hòa tan

Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước biển Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43-, Na+, K+ Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion

kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của

Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F

* Các chất dinh dưỡng (N, P)

Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên

- Amoni và amoniac (NH4 +, NH3): nước mặt thường chỉ chứa một

lượng nhỏ (dưới 0,05 mg/L) ion amoni (trong nước có môi trường axít) hoặc amoniac (trong nước có môi trường kiềm) Nồng độ amoni trong nước ngầm thường cao hơn nhiều so với nước mặt Nồng độ amoni trong nước thải đô thị

Trang 16

hoặc nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm thường rất cao, có lúc lên đến

100 mg/L Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) quy định nồng độ tối đa của amoni (hoặc amoniac) trong nguồn nước dùng vào mục đích sinh hoạt là 0,1 mg/L (tính theo N) hoặc từ 0,2 đến 1,0 mg/L cho các mục đích sử dụng khác

- Nitrat (NO3 -): là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất

chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật Trong nước tự nhiên nồng độ nitrat thường nhỏ hơn 5 mg/L Do các chất thải công nghiệp, nước chảy tràn chứa phân bón từ các khu nông nghiệp, nồng độ của nitrat trong các nguồn nước có thể tăng cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản Trẻ em uống nước chứa nhiều nitrat có thể

bị mắc hội chứng methemoglobin (hội chứng “trẻ xanh xao”) QCVN 08:2008/BTNMT quy định nồng độ tối đa của nitrat trong nguồn nước mặt dùng vào mục đích sinh hoạt là 2 mg/L (tính theo N) hoặc từ 5 đến 15 mg/L cho các mục đích sử dụng khác

- Photphat (PO4 3-): cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cần

cho sự phát triển của thực vật thủy sinh Nồng độ photphat trong các nguồn nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mg/L Nước sông bị ô nhiễm do nước thải đô thị, nước thải công nghiệp hoặc nước chảy tràn từ đồng ruộng chứa nhiều loại phân bón, có thể có nồng độ photphat đến 0,5 mg/L Photphat không thuộc loại hóa chất độc hại đối với con người, nhiều tiêu chuẩn chất lượng nước không quy định nồng độ tối đa cho photphat Mặc dù không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophication, còn được gọi là phì dưỡng)

Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức ³ 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện

Trang 17

tượng phú dưỡng nguồn nước Từ eutrophication bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “được nuôi dưỡng tốt” Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của tảo Mặc dầu tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng

sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng nước ít lưu thông trao đổi Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chất dinh dưỡng (oligotrophic) nước hồ thường khá trong Sau một thời gian,

do sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu

cơ Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phú dưỡng với sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ

* Sulfat (SO4 2-):

Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường

có nồng độ sulfat cao Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo

ra sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông Ở nồng

độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng

* Clorua (Cl-):

Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải Clorua kết hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông, Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt

* Các kim loại nặng:

Trang 18

Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn, thường có trong nước thải công nghiệp Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác

- Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui,

luyện kim, hóa dầu Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 –

100 lần so với chì vô cơ đối với các loại cá

- Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp

(thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực) Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao Nhiều loại nước thải công nghiệp

có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu

cơ chứa thủy ngân Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người Vào thập niên 50, 60, ô nhiễm thủy ngân hữu cơ ở vịnh Minamata, Nhật Bản, đã gây tích lũy Hg trong hải sản Hơn 1000 người đã chết do bị nhiễm độc thủy ngân sau khi ăn các loại hải sản đánh bắt trong vịnh này Đây là một trong các sự cố môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại

- Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm

tự nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng ) Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO33-), asenat (AsO43-) hoặc asen hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường

do các phản ứng chuyển hóa sinh học asen vô cơ)

Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư Độc tính của các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ

Trang 19

1.2.1.2 Các chất hữu cơ

* Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi)

Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị , nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học Trong nước thaỉ sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ

dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản,

vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá

Trang 20

* Các chất hữu cơ bền vững

Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị

vi sinh vật phân huỷ trong môi trường Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật

Do có khả năng tích luỹ sinh học, nên chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người

Các chất polychlorophenol (PCPs), polychlorobiphenyl (PCBs: polychlorinated biphenyls), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ (PAHs: polycyclic aromatic hydrocacbons), các hợp chất dị vòng N, hoặc O là các hợp chất hữu cơ bền vững Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ đồng ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng…) Các hợp chất này thường là các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi trường

- Nhóm hợp chất phenol

Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số nghành công nghiệp (lọc hoá dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…) Các hợp chất này làm cho nước có mùi, gây tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người, một số dẫn xuất phenol có khả năng gây ung thư (carcinogens) QCVN 08:2008/BTNMT quy định nồng độ tối đa của các hợp chất phenol trong nước bề mặt dùng cho sinh hoạt là 0,005 mg/l

- Nhóm hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) hữu cơ

Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các loại HCBVTV đang được sản xuất và sử dụng để diệt sâu, côn trùng, nấm mốc, diệt cỏ Trong số đó phần lớn là các hợp chất hữu cơ, chúng được chia thành các nhóm:

• Photpho hữu cơ

• Clo hữu cơ

• Cacbamat

• Phenoxyaxetic

Trang 21

• Pyrethroid

Hầu hết các chất này có độ tính cao đối với con người và động vật Nhiều nhất trong số đó, đặc biệt là các clo hữu cơ, bị phân huỷ rất chậm trong môi trường, có khả năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và con người Nhiều trong số các HCBVTV là tác nhân gây ung thư QCVN 08:2008/BTNMT quy định nồng độ tối đa cho phép của tổng các HCBVTV trong nước bề mặt là 0,1 mg/l, riêng với DDT là 0,01 mg/l

đó đã có mặt gần như khắp nơi, đặc biệt là nguy cơ tích luỹ PCBs trong

mô mỡ động vật Trong mô mỡ của nhiều loại động vật có vú ở biển có chứa nồng độ PCBs lớn gấp 10 triệu lần PCBs trong nước Những năm cuối thập niên 1970, việc sản xuất PCBs bắt đầu bị đình chỉ ở hầu hết các nước PCBs có thể làm giảm khă năng sinh sản, giảm khả năng học tập của trẻ em; chúng cũng có thể là tác nhân gây ung thư Tuy vậy, cũng như các

Trang 22

dioxin, bằng chứng về tác hại của PCBs cũng chưa rõ lắm, do nồng độ của chúng trong môi trường thường rất nhỏ và tác hại lại có xu hướng diễn

ra sau một thời gian đủ dài

- Nhóm hợp chất hidrocacbon đa vòng ngưng tụ (polynuclear aromatic

hidrocacbon PAHs)

Các hợp chất PAH thường chứa hai hay nhiều vòng thơm PAH là sản phẩm phụ của các quá trình cháy khômg hoàn toàn như: cháy rừng, cháy thảo nguyên, núi lửa phun trào (quá trình tự nhiên); động cơ xe máy, lò nung than cốc, sản xuất nhựa asphalt, sản xuất thuốc lá, nướng thịt… (quá trình nhân tạo) Các PAH thường gây hại khi tiếp xúc với liều lượng nhỏ trong một thời gian dài, nhưng không gây hại đáng kể nếu dùng một lượng lớn trong một lần Trong số các hợp chất PAH có 8 hợp chất được xem là tác nhân gây ung thư Thông thường thực phẩm hằng ngày là nguồn đưa PAHs chính vào cơ thể người(95%), thuốc lá, rau không rửa sạch, ngũ cốc chưa được tinh chế, thịt cá xông khói là các nguồn đưa một lượng đáng kể PAHs vào cơ thể

1.2.1.3 Dầu mỡ

Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp Dầu thô có chứa hàng ngàn các phân tử khác nhau, nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có

số cacbon từ 2 đến 26 Trong dầu thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại Các loại dầu nhiên liệu sau tinh chế (dầu DO2, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc như PAHs, PCBs,… Do đó, dầu

mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước Độc tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà phụ thuộc vào loại dầu mỡ

Hầu hết các loại động thực vật đều bị tác hại của dầu mỡ Các loại động thực vật thủy sinh dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung

Trang 23

cấp năng lượng Tuy nhiên, một số loại tảo lại kém nhạy cảm với dầu mỡ, do đó trong điều kiện ô nhiễm dầu mỡ, nhiều loại tảo lại phát triển mạnh

Giao thông thủy, khai thác và đặc biệt vận chuyển dầu thô là nguồn gây ô nhiễm dầu mỡ chủ yếu đối với môi trường nước

- Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin, Lignin…)

Màu thực của nước tạo ra do các chất hòa tan hoặc chất keo có trong nước Màu biểu kiến của nước do các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra Ngoài các tác hại có thể có của các chất gây màu trong nước, nước có màu còn được xem là không đạt tiêu chuẩn về mặt cảm quan, gây trở ngại cho nhiều mục đích khác nhau

1.2.1.5 Các chất gây mùi vị

Nhiều chất có thể gây mùi vị cho nước Trong đó, nhiều chất có tác hại đến sức khỏe con người cũng như gây các tác hại khác đến động thực vật

và hệ sinh thái như:

- Các chất hữu cơ từ nước thải đô thị, nước thải công nghiệp

- Các sản phẩm của quá trình phân hủy xác động thực vật

- Dầu mỡ và các sản phẩm dầu mỡ

Cũng như các chất gây màu, các chất gây mùi vị có thể gây hại cho đời sống động thực vật và làm giảm chất lượng nước về mặt cảm quan Tuy nhiên một số khoáng chất có mặt trong nước tạo ra vị nước tự nhiên, không thể thiếu được trong nước uống sạch, do chúng là nguồn cung cấp các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể con người Khi hàm lượng các chất khoáng này thấp hoặc không có, nước uống sẽ trở nên rất nhạt nhẽo

Trang 24

1.2.1.6 Các vi sinh vật gây bệnh

Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng Các sinh vật này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán

* Vi khuẩn

Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào, có cấu tạo tế bào, nhưng chưa

có cấu trúc nhân phức tạp, thuộc nhóm prokaryotes và thường không màu Vi khuẩn là dạng sống thấp nhất có khả năng tự tổng hợp nguyên sinh chất từ môi trường xung quanh Vi khuẩn thường có dạng que (bacilli), dạng hình cầu (cocci) và dạng hình phẩy (spirilla, vibrios, spirochetes) Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột, như dịch tả (cholera, do vi khuẩn Vibrio comma), bệnh thương hàn (typhoid, do vi khuẩn Salmonella typhosa)…

* Vi rút

Vi rút là nhóm vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước rất bé, có thể chui qua được màng lọc vi khuẩn Cho đến nay, vi rút là cấu trúc sinh học nhỏ nhất được biết đến, chỉ có thể thấy được vi rút qua kính hiển vi điện tử Vi rút có mang đầy đủ thông tin về gen cần thiết giúp cho quá trình sinh sản và những vật

ký sinh cần phải sống bám vào tế bào sinh vật chủ (từ vi khuẩn đến tế bào động vật, thực vật) Vi rút có trong nước có thể gây các bệnh có liện quan đến sự rối loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tuỷ xám, viêm gan,… Thông thường khử trùng bằng các quá trình khác nhau trong giai đoạn xử lý nước có thể diệt được vi rút Nhưng hiệu quả cụ thể của quá trình khử trùng chưa được đánh giá đúng mức đối với virút, do kích thước vi rút quá nhỏ và chưa có phương pháp kiểm tra nhanh để phân tích

Trang 25

* Động vật đơn bào

Động vật đơn bào là dạng động vật sống nhỏ nhất, cơ thể có cấu tạo đơn bào nhưng có chức năng hoạt động phức tạp hơn vi khuẩn và vi rút Động vật đơn bào có thể sống độc lập hoặc ký sinh, có thể thuộc loại gây bệnh hoặc không, có loại kích thước rất nhỏ, nhưng cũng có loại kích thước lớn nhìn thấy được Các loài động vật đơn bào dễ dàng thích nghi với điều kiện bên ngoài nên chúng tồn tại rất phổ biến trong tự nhiên, nhưng chỉ có mật số ít thuộc loại sinh vật gây bệnh Trong điều kiện môi trường không thuận lợi, các loài động vật đơn bào thường tạo lớp vỏ kén bao bọc (cyst), rất khó tiêu diệt trong quá trình khử trùng Vì vậy, thông thường trong quá trình xử lý nước sinh hoạt cần

có công đoạn lọc để loại bỏ các động vật đơn bào ở dạng kén này

* Giun sán

Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với hai hay nhiều động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này Chất thải của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước Nước là môi trường vận chuyển giun sán quan trọng Tuy nhiên, các phương pháp xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả Người thường tiếp xúc với các loại nước chưa xử lý có thể có nguy cơ nhiễm giun sán

1.2.1.7 Các sinh vật chỉ thị cho sinh vật gây bệnh

Việc phân tích nước để phát hiện toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh thường rất mất thời gian và công sức Thông thường, người ta chỉ thực hiện một phép kiểm nghiệm cụ thể nào đó để xác định sự có mặt của một

vi sinh vật gây bệnh xác định khi có lý do để nghi ngờ về sự có mặt của chúng trong nguồn nước Khi cần kiểm tra thường kỳ chất lượng nước, người ta sử dụng các vi sinh vật chỉ thị Các sinh vật chỉ thị là là các sinh vật

mà sự hiện diện của chúng biểu thị cho thấy nước đang bị ô nhiễm các sinh vật gây bệnh, đồng thời phản ánh sơ bộ bản chất và mức độ ô nhiễm

Một số sinh vật chỉ thị lý tưởng phải thoả mãn các điểm sau:

Trang 26

- Có thể sử dung cho tất cả các loại nước

- Luôn luôn có mặt khi có sinh vật gây bệnh

- Luôn luôn không có mặt khi không có sinh vật gây bệnh

- Có thể xác định được dễ dàng thông qua các phương pháp kiểm nghiệm, không bị ảnh hưởng cản trở do sự có mặt của các sinh vật khác trong nước

- Không phải là sinh vật gây bệnh, do đó không có hại cho kiểm nghiệm viên Trong thực tế, hầu như không thể tìm được sinh vật chỉ thị nào hội đủ các điều kiện nêu trên

Hầu hết các sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thường xuất phát từ nguồn gốc phân người và động vật Do đó, bất kỳ sinh vật nào có mặt trong đường ruột của người và động vật và thoả mãn các điều kiện nêu trên đều có thể dùng làm sinh vật chỉ thị Tổng coliforms (total coliforms), fecal coliforms, fecal streptococci, và clostridium perfringens, thường là các sinh vật chỉ thị được dùng

để phát hiện sự ô nhiễm phân của nước Trong số đó, nhóm tổng coliform (total coliforms group) bao gồm Escherichia coli (E.coli), Enterobacter aerogenes, Citrobacter fruendii,… thường dược sử dụng nhất Total coliforms thường được dùng để đánh giá khả năng bị ô nhiễm phân của nước uống Fecal coliforms được dùng với các loại nước sông suối bị ô nhiễm, nước cống, nước hồ bơi,… Ở các vùng ôn đới E.coli là loại chiếm ưu thế trong đường ruột con người, trong lúc đó ở nước vùng nhiệt đới E.coli không phải là loại vi khuẩn chủ yếu trong ruột con người Vì vây, total coliform là test thường dùng để phát hiện khả năng

ô nhiễm phân của nướcở vùng này Fecal streptococci, cũng là loại vi khuẩn đường ruột, nhưng có nhiều trong động vật hơn ở con người Do đó, tỷ số của Fecal coliforms và Fecal streptococci (FC/FS) có thể cho biết nước đang bị ô nhiễm phân người hay phân động vật Khi tỷ số này nhỏ hơn 0.7 thì nước được xem là bị ô nhiễm phân động vật Sinh vật (vi khuẩn) chỉ thị thường được xác định bằng 2 cách: phương pháp lọc màng (membrane filter, hay còn gọi là phương pháp MF, kết quả biểu diễn bằng số vi khuẩn/100 ml) và phương pháp

Trang 27

MPN (Most Probale Number, hay còn gọi là phương pháp lên men ống nghiệm, kết quả biểu diễn bằng số MPN/100 ml)

1.2.2.1 Ô nhiễm sinh học

Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh

Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước Thí dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh Thí

dụ lò sát sinh La Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu mầm yếm khí trong 1cm3 nước thải, trong đó có nhiều loài gây bệnh

Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol Ô nhiễm hữu cơ được đánh giá bằng BOD5: nhu cầu O2 sinh học trong 5 ngày Ðó là hàm lượng O2 cần thiết để vi sinh vật phân hủy hết các chất hữu cơ trong 1 lít nước ô nhiễm Thí dụ ở Paris BOD5 là 70g/người/ngày Tiêu chuẩn nước uống của Pháp là lượng hữu cơ có BOD5 dưới

Trang 28

5mg/l, nồng độ O2 hoà tan là hơn 4mg/l, chứa dưới 50 mầm coliforme/cm3 và không có chất nào độc cả Tiêu chuẩn của các quốc gia khác cũng tương tự

1.2.2.2 Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp

và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd,

Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh.Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người Tai nạn ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra

Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới

1.2.2.3.Ô nhiễm do chất hữu cơ tổng hợp

Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa

* Hydrocarbons (CxHy)

Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và hydrogen Vài CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và ethylen) ở dạng khí trong nhiệt độ và áp suất bình thường Tuy nhiên , đại đa số CxHy là lỏng và rắn Chúng

Trang 29

ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại Vấn đề hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá Ðôi khi cá bắt được không thể ăn được vì có mùi dầu lửa

Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu Ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm Một phần của khối lượng này, khoảng 0,1 -0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu

Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng dầu trên mặt Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm

bị nhiễm Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển

* Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông

Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950 Chúng là các chất hữu cơ

có cực (polar) và không có cực (non-polar) Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non- ionic Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học

Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo Ngoài các

xà bông natri và kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni)

Trang 30

* Nông dược (Pesticides)

Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp Thuật ngữ pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là chất diệt dịch hay chất diệt hoạ

Người ta phân biệt:

* Thuốc sát trùng (insecticides)

* Thuốc diệt nấm (fongicides)

* Thuốc diệt cỏ (herbicides)

* Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides)

* Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides)

Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển

Nước dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi khó chịu không sử dụng được, vào năm 1948 Nguyên nhân là do một nhà máy sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4-D cách đó hàng trăm km thải chất cặn

bã kỹ nghệ ra sông làm ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh Californie, bởi hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông dược Hãng này sản xuất từ đầu năm 1970, 2/3 số lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích 10.000 km2, làm cho một số cá không thể ăn được tuy đã nhiều năm trôi qua Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể

Trang 31

lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng

Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phenol làm cho nước có vị không bình thường Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi

lạ Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá

Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các con sông đã được đề cập tới nhiều trên phạm vi toàn thế giới Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa trong tổng số 500 dòng sông lớn nhất thế giới đã trở nên cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng [4] Lượng nước của các con sông lớn trên thế giới đang giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, loài vật và tương lai của trái đất

Liên Hợp Quốc đưa ra báo cáo chính thức để báo cáo các chính phủ về tốc độ xuống cấp đáng báo động của các dòng sông, ao hồ, và các hệ thống cung cấp khác Một báo cáo khác cho biết toàn thế giới có khoảng 1,1 tỷ người thiếu nước sạch để dùng, trung bình 5 người có 1 người không có nước sạch để dùng [4] Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại dịch bệnh làm 3,1 triệu người chết vào năm 2002 Trước tình hình nguy kịch của hệ thống sông ngòi trên thế giới, LHQ chọn ngày 14/3 là ngày thế giới hành động đề tập trung sự chú ý của toàn cầu tới những dòng sông

Quỹ Quốc tế về thiên nhiên (WWF) hôm 20-3-2007 cho biết 5 dòng sông đang phục vụ cho khoảng 870 triệu người ở châu Á hiện nằm trong số

10 dòng sông bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới [5]

Trang 32

Các dạng nước ô nhiễm thường gặp trên thế giới là ô nhiễm do dinh dưỡng, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm sông do KLN

và các hóa chất độc hại khác Trong đó ô nhiễm dinh dưỡng( nito, photpho, silic, cacbon) đang là mối quan tâm lơn của con người Hàm lượng cao của các chất này đã gây nên hiện tượng phú dưỡng trong các dòng sông chảy chậm, ở hồ và biển Sự dư thừa chất dinh dưỡng đến làm xuất hiện một số loài tảo làm cho nước ở một số biển và con sông bị biến màu Ngoài ra, sự phân hủy kỉ khí đã sinh ra các chất độc như: H2S, NH3, … cộng thêm mùi hôi thối

đã làm cho các con sông trở thành sông chết

Do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ dẫn đến việc các lưu vực sông lớn phải chứa đựng một lượng lớn chất thải của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chưa được xử lý triệt để thải ra

Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày, nếu chỉ tính các con sông có chiều dài 10 km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372 con sông, trong đó, 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2 Lưu vực của 13 hệ thống sông lớn chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ,10 trong số 13 sông trên là sông liên quốc gia Lưu vực của 9 hệ thống sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả - La, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long chiếm tới gần 93% tổng diện tích lưu vực sông toàn quốc và gần xấp xỉ 80% diện tích quốc gia [3]

Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất

và khu công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và biến chế trên toàn quốc, vấn đề chất thải là một nan đề của phát triển đối với những quốc gia còn đang phát triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua xử lý [4] Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói rằng tình trạng ô

Trang 33

nhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam đã tăng cường độ kinh khủng và không còn phương cách nào cứu chữa được nữa

Qua báo chí và truyền thanh ở Việt Nam từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễm nguồn nước ở hầu hết sông ngòi Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm Nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rữa, và nước sông được sử dụng như nước sinh hoạt gia đình thì nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn Người dân ở nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước sông này nữa [5] Những nơi được đề cập đến có thể được chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự phát triển của từng nơi một Đó là:

+ Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương

+ Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình

+ Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc Ðắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa), TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu,Ninh Thuận, và Bình Thuận

+ Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc ÐBSCL + Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

1.4.1.1 Đặc điểm địa hình

Sông Cầu là một trong những sông chính của hệ thống sông Thái Bình với 47% diện tích toàn lưu vực Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Tam Tao (đỉnh cao 1.326m) chảy qua huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và điểm cuối cùng của con sông này

là Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương Tổng chiều dài của sông Cầu là 288 km với tổng lưu lượng nước đạt 4,5 tỷ m3/năm (chiếm 5,4% tổng lượng nước toàn quốc) Lưu vưc sông Cầu có địa hình phức tạp với ba (3) vùng sinh thái điển

Trang 34

hình: đồng bằng, trung du và núi cao Lưu vực có 68 sông, suối có chiều dài hơn 10 km [3] Các nhánh sông chính của lưu vực sông Cầu bao gồm sông Cầu, sông Công, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Nghinh Tường, sông Đu, sông Chợ Chu, sông Thiếp

Lưu vực sông Cầu có dạng trải dài từ Bắc xuống Nam Thung lũng phía thượng lưu và trung lưu nằm giữa hai cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc Phần thượng lưu sông Cầu chảy theo hướng Bắc Nam,

độ cao trung bình đạt tới 300 - 400m, lòng sông hẹp và rất dốc, nhiều thác ghềnh và có hệ số uốn khúc lớn (>2,0) độ rộng trung bình trong mùa cạn khoảng 50 đến 60m, 80 - 100m trong mùa lũ, độ dốc khoảng >0,1% Phần trung lưu từ Chợ Mới, sông Cầu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên một đoạn khá dài sau đó trở lại hướng cũ cho tới Thái Nguyên Đoạn này địa hình đã thấp xuống đáng kể, lòng sông mở rộng, độ dốc cũng giảm chỉ còn khoảng 0,05%, độ uốn khúc vẫn cao [5]

Hạ lưu sông Cầu được tính từ Thác Huống đến Phả Lại, từ đây hướng chảy chủ đạo là Tây Bắc - Đông Nam, địa hình có độ cao trung bình 10 đến 20m, lòng sông rất rộng 70 đến 150m và độ dốc giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 0,01%

Lưu vực sông Cầu có dạng dài, tổng diện tích được xác định là 6.030

km2, hệ số tập trung nước đạt 2,1, địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích lưu vực, độ cao trung bình của lưu vực vì vậy cũng khá thấp (190m) Độ dốc trung bình của lưu vực thuộc loại trung bình 16,1%

Trang 35

Hình 1.1 Bản đồ các tỉnh nằm trong lưu vực sông Cầu

Mật độ sông suối trong lưu vực sông Cầu thuộc loại cao: 0,95-1,2km/km2

, tổng chiều dài phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10km là 1.602 km [5]

1.4.1.2 Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn

độ trung bình năm vào khoảng 17,5 - 180

C

Trang 36

Nhiệt độ cao nhất trong lưu vực đạt đến 400C (tại Hiệp Hòa - Bắc Giang), còn nhiệt độ thấp nhất là - 10C (tại Bắc Kạn)

Lưu vực sông Cầu là khu vực có lượng mưa khá lớn, lượng mưa hàng năm vào khoảng từ 1.500 - 2.700mm Trong lưu vực tồn tại một trung tâm mưa lớn đó là Tam Đảo, ở đây lượng mưa hàng năm có thể đạt đến 3.000mm Vùng mưa này kéo dài sang phía Đông qua thành phố Thái Nguyên, với lượng mưa năm vượt quá 2.000 mm [3]

* Thuỷ văn

Dòng chảy trên lưu vực sông Cầu khá đồng đều Lưu vực sông Công có modun dòng chảy vào khoảng 27-30l/s.km2, vùng thượng lưu sông Cầu (từ Thác Riềng trở lên) có modun dòng chảy năm là 22-24l/s.km2

thuộc loại trung bình Vùng ít nước nhất là sông Đu có modun dòng chảy năm là 19,5-23l/s.km2

Dòng chảy năm dao động không đáng kể, năm nhiều nước chỉ lớn hơn năm ít nước khoảng 1,8 đến 2,3 lần Hệ số biến đổi dòng đạt khoảng 0,28

Chế độ dòng chảy của sông Cầu phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa

lũ và mùa cạn Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 5 - 10 nhưng không kết thúc đồng đều trên toàn bộ lưu vực, thông thường trong khoảng thời gian tháng 9 (những nơi kết thúc sớm) và tháng 10 (những nơi muộn hơn: sông Đu và sông Công) Lượng dòng chảy trong mùa lũ cũng không vượt quá 80 - 85% lượng nước cả năm Trong thời gian lũ, các tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là 7,

8, 9, lượng dòng chảy chiếm hơn 50% lượng dòng chảy cả năm

Mùa cạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, lượng dòng chảy chiếm khoảng 18-20% lượng dòng chảy của cả năm Ba tháng cạn nhất là 1, 2, 3 dòng chảy chỉ chiếm 5,6-7,8% [3]

1.4.2 Đặc điếm kinh tế, xã hội

Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh Tổng dân số 6 tỉnh thuộc lưu vực năm 2010 khoảng trên 6,7 triệu người Trong đó, dân số nông thôn khoảng 5,7 triệu người, dân số thành thị khoảng trên 1 triệu

Trang 37

người Mật độ dân số trung bình khoảng 427 người/km2, cao hơn 2 lần so với mật độ trung bình quốc gia

Vùng núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất trong lưu vực, chiếm khoảng 63% diện tích toàn lưu vực nhưng dân số chỉ chiếm khoảng 15% dân số lưu vực Mật độ dân số cao ở vùng trung tâm và khu vực đồng bằng

Thành phần dân cư trong lưu vực có sự đan xen của 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa, Dao trong đó người Kinh chiếm đa số

Cơ cấu kinh tế dựa trên nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thủy sản đóng góp không đáng kể vào cơ cấu này GDP tăng trưởng mạnh mẽ, tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tại hầu hết các tỉnh trong lưu vực

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỷ lệ trung bình quốc gia Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 26% và có

xu hướng giảm Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc tăng trưởng nhanh về công nghiệp, xây dựng và dịch vụ [4]

Dân số của các tỉnh sống trong lưu vực chủ yếu ở các huyện, thị như sau:

- Tỉnh Bắc Ninh bao gồm: TP Bắc Ninh và 4 huyện là Quế Võ, Tiên

Du, Từ Sơn và huyện Yên Phong

- Tỉnh Bắc Giang: TP Bắc Giang và 4 huyện là Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên và huyện Yên Dũng

- Tỉnh Bắc Kạn: TX Bắc Kạn và 3 huyện là Bạch Thông, Chợ Đồn và huyện Chợ Mới

- Tỉnh Thái Nguyên: TP Thái Nguyên và các huyện, thị là Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, thị xã Sông Công và một phần của huyện Võ Nhai

- Tỉnh Vĩnh Phúc: TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên và tại 6 huyện là Bình Xuyên, Mê Linh, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc

Trang 38

- Thành phố Hà Nội tập trung ở 3 huyện Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn, tổng cộng khoảng 800 nghìn người

1.4.3 Vai trò của sông Cầu đối với đời sống kinh tế - xã hội trong lưu vực

Lưu vực sông Cầu là một trong lưu vực sông lớn ở Việt Nam Sông Cầu đã làm nên nét văn hóa đặc trưng của vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng Bắc Bộ, là con sông quan trọng trong hệ thống sông Thái Bình và

là huyết mạch giao thông đường thủy gắn kết kinh tế - văn hóa giữa các địa phương Sông Cầu có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong lưu vực của nó Lưu vực sông Cầu hằng năm cung cấp hàng trăm triệu mét khối nước để phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân và có chức năng giữ cân bằng hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên toàn khu vực…

Theo đánh giá của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu với chiều dài gần 300 km với diện tích tự nhiên hơn 6000 km2, tổng lượng nước hàng năm khoảng 4,5 tỷ m3 Sông cung cấp nước cho tưới tiêu, cho sinh hoạt, cho hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động nuôi trồng thủy sản…[35]

Sông Cầu còn là môi trường tiếp nhận, chuyển tải chất thải từ các hoạt động của con người Riêng chỉ tính tỉnh Thái nguyên các cơ sở luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc tập trung ở Thái Nguyên với tổng lượng nước thải hơn 16.000 m3

/ngày KCN gang thép Thái Nguyên mỗi năm có hơn 1,3 triệu m3

nước thải được dẫn đổ ra sông Cầu Như vậy sông Cầu chứa đựng một lượng nước thải là rất lớn [34]

Ngoài ra sông Cầu có có nhiều vai trò quan trọng khác nữa như : phục

vụ giao thông thủy, tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên, duy trì hệ sinh thái lành mạnh, …Tuy nhiên những chức năng này của con sông dần bị biến mất do hoạt động sản xuất cả con người gây ra, làm cho con sông

bị ô nhiễm nghiêm trọng

Trang 39

CHƯƠNG 2

U

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Nước mặt sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên

- -

- Đặc điểm tự nhiên thành phố Thái Nguyên

- Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên

Nội dung 2:

- Thực trạng chất lượng sông Cầu theo số liệu điều tra

Trang 40

2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên Các số liệu thứ cấp thu thập từ UBND, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Cục thống kê Thái Nguyên Ngoài ra, trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã thu thập các báo cáo, các bản đồ, sách, thông tin trên mạng Internet có liên quan đến đề tài

2.4.2 Phương pháp phỏng vấn

- Nhu cầu sử dụng nước Sông Cầu

- Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn

- Tình hình thu gom, xử lý nước thải

- Đánh giá nhân dân với chất lượng nước Sông Cầu

Ngày đăng: 04/08/2014, 14:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia 2006: Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, Hệ thống sông Đồng Nai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường quốc gia 2006: Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, Hệ thống sông Đồng Nai
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2006
[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (1/2010), Báo cáo tổng kết nghiên cứu quản lý môi trường nước các lưu vực sông Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết nghiên cứu quản lý môi trường nước các lưu vực sông Việt Nam
[5]. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (12/2010), Báo cáo giữa kỳ nghiên cứu quản lý môi trường đô thị Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo giữa kỳ nghiên cứu quản lý môi trường đô thị Việt Nam
[11]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2010), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2010
[12]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2011
[13]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2012
[14]. Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Nxb Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp
Tác giả: Phạm Ngọc Đăng
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2000
[15]. Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Tuấn Anh (2008), Thực trạng tiêu thoát nước thải đô thị và nhận thức của người dân: Một thách thức lớn đối với các dự án nước thải đô thị ở Việt Nam, Tạp chí KHKT Thủy Lợi và Môi trường, (22), tr 2-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng tiêu thoát nước thải đô thị và nhận thức của người dân: Một thách thức lớn đối với các dự án nước thải đô thị ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Tuấn Anh
Năm: 2008
[16]. Lưu Đức Hải (2009), “Phát triển hệ thống đô thị Việt Nam và Phương hướng phát triển để Hà Nội là thành phố sống tốt”,http://www.sdcc.com.vn/popup_print.aspx?act=print_news&catid=3&itemid=1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển hệ thống đô thị Việt Nam và Phương hướng phát triển để Hà Nội là thành phố sống tốt”
Tác giả: Lưu Đức Hải
Năm: 2009
17]. Bùi Tá Long (2008), Mô hình hoá môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình hoá môi trường
Tác giả: Bùi Tá Long
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
[19]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005 - 2010, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005 - 2010
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2010
[20]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2011), Các kết luận kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kết luận kiểm tra công tác bảo vệ môi trường
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2011
[21]. Lê Trình (1997) Quan trắc và kiểm soát môi trường nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan trắc và kiểm soát môi trường nước
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
[22]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2009), Đánh giá ngưỡng chịu tải nước sông Cầu, làm cơ sở xây dựng các quy hoạch kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ngưỡng chịu tải nước sông Cầu, làm cơ sở xây dựng các quy hoạch kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
Tác giả: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên
Năm: 2009
[23]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2005), Báo cáo chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước mặt lưu vực sông Cầu, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước mặt lưu vực sông Cầu
Tác giả: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên
Năm: 2005
[24]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005
Tác giả: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên
Năm: 2005
[25]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2006, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2006
Tác giả: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên
Năm: 2006
[26]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2007), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2007, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2007
Tác giả: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên
Năm: 2007
[27]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2008, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2008
Tác giả: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên
Năm: 2008
[28]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2009), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2009, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2009
Tác giả: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.  Bản đồ các tỉnh nằm trong lưu vực sông Cầu - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 1.1. Bản đồ các tỉnh nằm trong lưu vực sông Cầu (Trang 35)
Bảng 2.1 Vị trí và tọa độ lấy mẫu - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.1 Vị trí và tọa độ lấy mẫu (Trang 41)
Bảng 3.2. Tình hình thu gom xử lý chất thải rắn - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.2. Tình hình thu gom xử lý chất thải rắn (Trang 48)
Bảng 3.3. Tình hình xử lý nước thải - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.3. Tình hình xử lý nước thải (Trang 49)
Hình 3.1. Diễn biến giá trị BOD lớn nhất tại các đoạn sông Cầu trên địa - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.1. Diễn biến giá trị BOD lớn nhất tại các đoạn sông Cầu trên địa (Trang 52)
Hình 3.3. Diễn biến hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng lớn nhất tại các đoạn - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.3. Diễn biến hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng lớn nhất tại các đoạn (Trang 53)
Hình 3.5. Diễn biến mật độ coliform trung bình năm tại các đoạn sông Cầu - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.5. Diễn biến mật độ coliform trung bình năm tại các đoạn sông Cầu (Trang 53)
Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng Fe trung bình năm tại các đoạn sông Cầu - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng Fe trung bình năm tại các đoạn sông Cầu (Trang 53)
Hình 3.6. Diễn biến giá trị BOD 5  trung bình năm tại các đoạn sông Cầu - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.6. Diễn biến giá trị BOD 5 trung bình năm tại các đoạn sông Cầu (Trang 54)
Hình 3.7. Diễn biến nồng độ DO trên sông Cầu sau điểm tiếp nhận nước  thải suối Phượng Hoàng đến sau điểm tiếp nhận nước suối Loàng thuộc  sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên trong các năm 2008-2011 - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.7. Diễn biến nồng độ DO trên sông Cầu sau điểm tiếp nhận nước thải suối Phượng Hoàng đến sau điểm tiếp nhận nước suối Loàng thuộc sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên trong các năm 2008-2011 (Trang 55)
Hình 3.8. Giá trị pH của nước Sông Cầu tại các vị trí quan trắc - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.8. Giá trị pH của nước Sông Cầu tại các vị trí quan trắc (Trang 56)
Bảng 3.5. Bảng giá trị trung bình kết quả quan trắc tại các điểm trên - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.5. Bảng giá trị trung bình kết quả quan trắc tại các điểm trên (Trang 56)
Hình 3.9. Giá trị DO của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc. - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.9. Giá trị DO của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc (Trang 58)
Hình 3.10. Giá trị BOD của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc. - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.10. Giá trị BOD của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc (Trang 59)
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện giá trị TSS tại các vị trí quan trắc. - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện giá trị TSS tại các vị trí quan trắc (Trang 61)
Hình 3.12. Giá trị Coliform của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc. - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.12. Giá trị Coliform của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc (Trang 62)
Hình 3.13. Giá trị pH của Sông Cầu theo thời điểm - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.13. Giá trị pH của Sông Cầu theo thời điểm (Trang 64)
Bảng 3.6. Giá trị trung bình kết quả quan trắc Sông Cầu theo thời gian - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.6. Giá trị trung bình kết quả quan trắc Sông Cầu theo thời gian (Trang 64)
Hình 3.14. Giá trị DO của Sông Cầu tại các thời điểm - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.14. Giá trị DO của Sông Cầu tại các thời điểm (Trang 66)
Hình 3.15. Giá trị BOD của Sông Cầu tại các thời điểm - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.15. Giá trị BOD của Sông Cầu tại các thời điểm (Trang 67)
Hình 3.16. Giá trị TSS của Sông Cầu tại các thời điểm - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.16. Giá trị TSS của Sông Cầu tại các thời điểm (Trang 69)
Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform tại các thời điểm - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform tại các thời điểm (Trang 70)
Bảng 3.7. Lưu lượng nước thải các cở sở công nghiệp - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.7. Lưu lượng nước thải các cở sở công nghiệp (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w