Phân loại đất trống đồi núi trọc

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất giải pháp phủ xanh tại 8 xã tại phía nam huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Trần Đình Lý và cộng sự (2003) đã đưa ra một khung phân loại đất trống đồi núi trọc. Khung phân loại cho phép đánh đánh được tiềm năng đất trống đồi trọc dựa trên hai tiêu chí: hiện trạng thảm thực vật và mức độ thoái hóa của đất. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp hợp lý để phủ xanh cho từng loại đất trống đồi núi trọc. Lê Đồng Tấn (2007) và Chu Thị Huyền (2009) đã áp dụng phương pháp này để phân loại và đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc tại tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn. Kết quả đã phân loại và xây dựng được qui trình phủ xanh hợp lý cho từng loại đất trống đồi núi trọc tại vùng nghiên cứu.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi sử dụng phương pháp của Trần Đình Lý (2003) để phân loại và đánh giá hiện trạng đất trống đồi núi trọc. Theo đó ở khu vực nghiên cứu có 3 nhóm đất trống đồi trọc như sau:

- Nhóm ĐTĐNT loại I

Nhóm ĐTĐNT loại I phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực nghiên cứu trên địa hình núi đất, các thung lũng nơi có tầng đất dày.

Đặc điểm của nhóm đất này là được hình thành từ những diện tích đất rừng bị khai thác hoặc chặt đốt để trồng cây nông nghiệp sau 2 – 3 vụ (đôi khi hơn) rồi bỏ hoang. Lớp đất mặt còn dầy (trên 50 cm), đất tơi xốp, mát ẩm. Thảm thực vật có thành phần chủ yếu là các loài tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Những cây gỗ tái sinh trên đất trống trọc loại I là Hu đay (Trema angustifolia), Hu chanh (Alangium chinense), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Ba soi (Mallotus paniculatus), Bồ đề (Styax tonkinensis), Sòi tía (Sapium discolor), Me rừng (Phyllanthus embrica), Bời lời (Litsea glutinosa), Sơn rừng (Toxicodendron succedanea), Sòi (Sapium sp.), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Vối thuốc (Schima wallichii), Ràng ràng (Ormosia sp.), Re (phoebe sp.), Ngát (Gironiera subaequalis), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Vạng trứng (Endospermum chinense), Re (Cinnamomum sp.). Đây là nguồn cây tái sinh tốt cho việc khoanh nuôi phụ hồi rừng tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhóm ĐTĐNT loại II

Nhóm ĐTĐNT II này phân bố ở tất cả các độ cao, còn trên núi đá thường gặp ở chân, sườn núi và dọc các thung lũng.

Nhóm ĐTĐNT loại II được hình thành do chặt, đốt rừng để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày. Quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị bào mòn rửa trôi, thoái hóa mạnh. Đất trở nên khô và chặt cứng có nhiều đá lẫn. Trên vùng đất có độ dốc lớn, nếu tiếp tục sử dụng nhóm ĐTĐNT loại I để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và không có biện pháp bảo vệ thì chỉ trong thời gian ngắn (3-4 vụ) cũng trở thành nhóm đất trống trọc loại II.

Đặc điểm của loại đất này là có tầng đất mặt khô, cứng, xói mòn mạnh và đôi khi có nhiều đá lẫn.

Trên núi đất thảm thực vật được đặc trưng bởi thảm cây bụi với thành phần chủ yếu là các loài cây chịu hạn như: Thầu tấu (Aporosa microcalyx), Me rừng (Phyllanthus emblica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Đỏm (Bridelia monoica), Găng trâu (Randia spinosa), Bùm bụp (Mallotus philippensis), Mua (Melastoma candium), Sim (Rhodomytus tomentosa), Ba chạc (Euodia lepta), Chòi mòi (Antidesma sp.), Cò ke (Grewia sp.)… Các loài cây gỗ chủ yếu là Dẻ gai (Castnopsis indica), Re trắng (Phoebe sp.), Ràng ràng xanh (Ormosia sp.), Vối thuốc (Schima wallichi), Thành ngạnh (Cratoxylum cochichinense)...

- Nhóm ĐTĐNT loại III

Thuộc nhóm này thường gồm các loại đồi núi trơ sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng (<30 cm). Thường gặp ở những núi đá bị tác động mạnh lặp đi lặp lại, hoặc ở những đồi đất có độ dốc cao nhưng càn đi quét lại nhiều lần làm cho đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, lớp đất mặt hầu như bị xói mòn hết. Nhóm đất này thường ở gần khu dân cư, người dân sử dụng làm bãi chăn thả gia súc.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Loại ĐTĐNT này có diện tích ít, phân bố ở các xã Lục Ba, Vạn Thọ.. Những loài cây bụi thường gặp là Mò (Clerodendron chinensis), Tu hú (Callicarpa albida), Thau kén (Helicteres angustifolia), Ba chạc (Euodia lepta), Lấu đỏ (Psychotria rubra), Bướm bạc (Mussanda cambodiana), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Cơm nguội (Ardisia gracillima), Chua ngút (Embelia ribes), Thóc lép (Desmodium caudatum), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Thàu táu hạt tròn (Aporosa sphaerosperma), Ba đậu (Croton tiglium), Hoa dẻ (Desmos cochinchinensis)… Các loài cỏ gồm có: Lách (Saccharum officinarum), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ trấu (Themeda gigantea), Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus). Dương xỉ có các loài phổ biến như: Vọt (Dicranopteris linearis), Bòng bong (Lygodium japonicum, Lygodium scandens), Tổ điểu (Asplenium nidus), Quyết lân (Pteris actiniopteroides), Cỏ rết (Pteris vittata)...

Đáng chú ý là thảm thực vật trên loại đất này thường phân bố thành cụm hay đám. Giữa các cụm và đám là những khoảng đất trống bị phơi trần dưới nắng do xói mòn rửa trôi hoặc chỉ được che phủ bởi những loại có thấp như Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gừng (Panicum repens), cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ mật (Erichloa vilosa), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ mồm (Ischaemum timorense)...

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất giải pháp phủ xanh tại 8 xã tại phía nam huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)