Diện tích và nguyên nhân hình thành đất trống đồi núi trọc

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất giải pháp phủ xanh tại 8 xã tại phía nam huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

a. Độ che phủ rừng và diện tích đất trống đồi trọc

Trong thống kê lâm nghiệp người ta đã xếp tất cả các trạng thái IA (cỏ, lau lách), IB (cây bụi, gỗ, tre rải rác), IC (nhiều cây gỗ tái sinh), núi đá không cây và các bãi cát, lầy, đất bị xâm hại vào nhóm đất trống trọc (Diện tích rừng và đất rừng chưa sử dụng cho quy hoạch lâm nghiệp năm 2004, Bộ NN&PTNT, 2005). Theo đó thì diện tích ĐTĐNT của khu vực nghiên cứu năm 2010 là 2837,21 ha, chiếm 17,35% diện tích đất tự nhiên. Số liệu trình bày trong bảng 4.2. cho thấy xã nào cũng có đất trống đồi trọc, trong đó Cát Nê là xã có diện tích nhất (440,58 ha = 41,42% tổng diện tích tự nhiên toàn xã) và xã Vạn Thọ diện tích ít nhất (169,15 ha = 19,81 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã).

Ngoài đất trống trọc chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp nêu trên, còn có những đất khác, đất nông nghiệp đã được sử dụng để trồng cây lâm nghiệp, làm trang trại, vườn rừng, trồng cây công nghiệp, cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Như vậy, so với các địa phương khác thì khu vực nghiên cứu có diện tích đất trống đồi núi trọc tương đối cao. Đáng chú ý là toàn bộ đất trống đồi núi trọc trên khu vực đều phát sinh hình thành do các tác động khai thác gỗ củi và chặt đốt rừng của cộng đồng người địa phương qua nhiều thế hệ gây nên. Điều đó cho thấy thảm thực vật và nhất là đất đai – cái nôi của sự sống, ở những vị trí địa hình khác nhau bị tác động với những cường độ và mức độ khác nhau tạo, kết quả dẫn đến hình thành những khảm đất có mức độ thoái hóa khác nhau. Vì vậy, để phủ xanh có hiệu quả, phân loại và đánh giá tiềm năng của từng loại đất để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp hợp lý là hết sức cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.1: Độ che phủ của rừng và tỷ lệ đất trống trọc tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Địa phƣơng Diện tích tự nhiên (ha) Độ che phủ rừng Đất trống đồi trọc chƣa sử dụng Diện tích (ha) Độ che phủ (%) Diện tích (ha) % Toàn khu vực 16352,79 8334,41 50,96 2837,21 17,35 Lục Ba 1313,27 257,13 19,6 371,04 28,25 Vạn Thọ 853,88 253,45 29,7 169,15 19,81 Kí Phú 1835,47 946,77 51,6 363,38 19,79 Văn Yên 2443,54 1568,85 64,2 352,79 14,43 Cát Nê 1.063,66 372,92 35,1 440,58 41,42 Mỹ Yên 3600,34 1843,37 51,2 544,37 15,12 Quân Chu và TT Quân Chu 5222,63 3091,92 59,2 595,90 11,41

(Nguồn:Báo cáo kiểm kê đất đai, năm 2010)

Cho đến nay đã có một số công trình đề cập đến việc phân loại và đánh giá tiềm năng của đất trống đồi trọc. Hệ thống của Lousau (1960) đã xếp tất cả các trạng thái IA (cỏ, lau lách), IB (cây bụi, gỗ, tre rải rác), IC (nhiều cây gỗ tái sinh) vào nhóm đất trống trọc. Thái Văn Trừng (1978, 2000) đưa ra khái niện đất rừng còn nguyên trạng và đất rừng thoái hóa để đánh giá sự thoái hóa đất trong quá trình diễn thế phục hồi rừng. Một số tác giả khác (Lê Đồng Tấn, Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Thường, Vũ Thị Liên...) cũng đều thống nhất cho rằng đất đai càng thoái hóa thảm thực vật càng bị suy thoái, và quá trình phục hồi của thảm thực vật đã có vai trò quan trọng trong việc phục hồi lại độ phì của đất...

b. Nguyên nhân hình thành đất trống trọc

Đại Từ là huyện nơi có lượng mưa và độ ẩm cao nhất tỉnh, do đó không có điều kiện để hình thành thảm cây bụi hay thảm cỏ nguyên sinh. Do những tác động của con người trong quá trình sinh sống và phát triển, do sự tàn phá

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của chiến tranh, do nhu cầu dân dụng và đất đai để sản xuất nông nghiệp, xây dựng, do áp lực tăng dân số quá nhanh nên rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng. Đặc biệt là do phương thức canh tác không hợp lý; đốt rừng làm nương rẫy liên tục với chu kỳ ngày càng ngắn, du canh du cư, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày trên đất dốc không có các biện pháp bảo vệ làm cho đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, dẫn đến thoái hóa đất, nhiều vùng chỉ còn trơ sỏi đá, thảm thực vật cây gỗ không thể tự phục hồi lại được. Thảm thực vật nông nghiệp cũng trở nên cằn cỗi, năng suất thấp, nguồn gieo giống cây gỗ bị triệt tiêu làm cho quá trình tái sinh phục hồi tự nhiên theo qui luật diễn thế đi lên không diễn ra được.

Kết quả điều tra cho thấy toàn bộ ĐTĐNT đều có nguồn gốc sâu xa hoặc trực tiếp từ rừng. Đó là kết quả của quá trình diễn thế nhân tác theo chiều hướng tiêu cực mà một số nhà khoa học gọi là diễn thế suy thoái. Có thể mô tả quá trình diễn ra như sau:

chặt đốt làm nông nghiệp khai thác

lạm dụng Chăn thả

Cháy rừng

Sơ đồ 4.1: Quá trình hình thành ĐTĐNT

Rừng nguyện sinh hoặc thứ sinh

Thảm thực vật nông nghiệp Thảm cỏ tạm thời

Thảm thực vật cây bụi xen cây gỗ

Thảm thực vật nông nghiệp năng suất rất thấp

Thảm cỏ chịu hạn

Thảm cây bụi

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất giải pháp phủ xanh tại 8 xã tại phía nam huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)