Đánh giá tiềm năng đất trống đồi trọc

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất giải pháp phủ xanh tại 8 xã tại phía nam huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

a. Kết quả phân tích đất

Chúng tôi đã tiến hành phân tích mẫu đất tại 3 khu vực tương ứng với 3 loại đất trống đồi núi trọc. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2:

Mẫu 1: Tại làng Duyên xã Kí Phú, thuộc loại ĐTĐT nhóm 1 Mẫu 2: Tại xóm Bầu 2 xã Văn Yên, thuộc loại ĐTĐT nhóm 2 Mẫu 3: Tại xóm Đồng Cháy xã Mỹ Yên, thuộc loại ĐTĐT nhóm 3

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

OM: Hàm lượng mùn tổng số

Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu đất

Mẫu đất pHKCl N (%) P2O5 (%) Tổng cation trao đổi K2O (%) OM (%) 1 5,87 0,22 0,071 17,5 1,20 3,28 2 4,93 0,13 0,053 15 0,87 2,54 3 3.65 0,08 0,027 12 0,76 1,23

Từ kết quả bảng trên ta có thể thấy rằng: Đất trống đồi trọc loại 1 vẫn còn lượng mùn tương đối cao, loại 2 và loại 3 nghèo mùn dần. Đạm tổng số ở mức trung bình, chỉ có đất trống trọc loại 3 là nghèo, Lân tổng số ở mức trung bình hoặc giàu nhưng nghèo lân dễ tiêu. Tổng số cation trao đổi thường thấp. Với đặc điểm trên phải cơ cấu cây trồng và chế độ canh tác hợp lý và tận dụng phân hữu cơ để làm tăng độ phì của đất. Cải tạo đất trước khi trồng cây kinh tế.

b. Tiềm năng của đất trống trọc trên địa bàn

- Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm ĐTĐNT loại I còn chứa đựng nhiều tiềm năng lớn cho sự khôi phục rừng tự nhiên, trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp và cây ăn quả. Vì vậy, nếu đã qui hoạch cho trồng rừng phòng hộ thì không nên chặt đốt để trồng rừng vì làm như vậy sẽ làm giảm tính đa dạng thực vật, đồng thời làm giảm tác dụng phòng hộ của rừng. Biện pháp tốt nhất là khoanh nuôi có tác động bằng việc áp dụng các giải pháp lâm sinh: phát dọn cây vệ sinh dây leo cỏ quyết, tra dặm trồng thêm thêm cây mục đích sau 7-10 năm rừng sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, khi thực hiện các giải pháp lâm sinh cần thực hiện theo đúng qui trình phủ xanh thì mới mang lại hiệu quả. Nếu ở những vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế thì nên trồng rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sản xuất hoặc phát triển các mô hình nông lâm kết hợp, các mô hình trang trại nhưng phải chú ý đảm bảo phủ xanh để bảo vệ đất chống xói mòn. Trên các vùng đất dốc không nên sử dụng để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày. Vì chỉ sau 1-2 vụ đất đai sẽ bị xói mòn rửa trôi và thoái hóa

- Trên nhóm ĐTĐNT loại II này thực vật chủ yếu là các loài cây bụi hay cỏ, mật độ cây gỗ ít và thường xa các khu rừng tự nhiên nên thiếu hụt nguồn gieo giống cây, hạn chế tái sinh tự nhiên của các loài cây mục đích. Tiềm năng cho phục hồi rừng tự nhiên, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả thấp; đất không còn khả năng canh tác nông nghiệp. Nếu để phát triển tự nhiên, không có sự tác động tích cực và hợp lý của con người thì khả năng phát triển đi lên và suy thoái của thảm thực vật là ngang nhau. Biện pháp tốt nhất để phủ xanh là trồng lại rừng hoặc cần phải tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ để tìm ra các giải pháp khác thích hợp hơn.

- ĐTĐNT loại III chất dinh dưỡng cạn kiệt, nghèo nàn cằn cỗi, nguồn gieo giống không còn. Tiềm năng cho sự phục hồi thảm thực vật ở đây gần như bị triệt tiêu. Do vậy, để phủ xanh trước tiên là phải cải tạo đất bằng nhiều bước khác nhau. Trong giai đoạn đầu phải trồng cây họ đậu như Keo để cải tạo đất sau đó mới trồng các loại cây mục đích khác.

Tuy tiềm năng cho phục hồi rừng tự nhiên trong thời gian ngắn đã bị triệt tiêu, tuy nhiên ở những nơi gần thành phố hay khu dân cư và có điều kiện kinh phí cho phép, người ta có thể trồng cây đổ bộ ở mức chi phí cao. Đào hố sâu 1-1,2m, rộng 1-1,5m, gánh đất màu mở ở nơi khác trộn với phân hữu cơ ủ đầy hố, để cho phân hoai sau đó đem cây lên trồng và tiến hành các bước chăm sóc cẩn thận, công phu như trồng cây ăn quả. Ở các công viên vùng đồi núi và một số đồi trọc ở Trung Quốc và ngay cả một số công viên ở vùng cao Việt Nam cũng đang tiến hành trồng cây theo cách này, nhưng rất tốn kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3. Thực trạng công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở địa phƣơng

4.3.1. Tình hình giao đất, giao rừng

Hiệu quả công tác phủ xanh đất trống trọc được thể hiện từ khâu giao đất giao rừng. Năm 2000 huyện Đại từ đã hoàn thành việc giao đất giao rừng. Từ kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: diện tích đất lâm nghiệp của toàn khu vực là 29.639,5 ha tính đến hết tháng 12 năm 2002 đã được giao cho các chủ thể quản lý. Tất cả các chủ thể được giao đất đều đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Tình hình tranh chấp, khiếu nại về đất đai ít xảy ra và được lãnh đạo các xã cùng các cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời, dứt điểm. Diện tích đất được giao đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, nhân dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Kết quả điều tra tại các xã cho thấy tuy diện tích đã đất giao cho các hộ gia đình quản lý, song những diện tích đó rất tản mạn, nhỏ lẻ, có hộ được giao quá nhiều còn có hộ lại được giao ít. Ranh giới về diện tích giữa các hộ gia đình chỉ thể hiện trên bản đồ do Hạt Kiểm lâm quản lý mà không có ranh giới cụ thể ngoài thực địa. Điều đó đã hạn chế việc quản lý và trách nhiệm của chủ rừng, nhất là ở những nơi xa làng bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.3: Biểu 01/ QH: Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Đại Từ

Loại đất rừng Hiện trạng năm 2008 Quy hoạch Tăng Giảm Cát Nê Ký Phú Lục Ba Mỹ Yên Quân

Chu TT Quân Chu Văn Yên Tổng diện tích tự nhiên 57,705.5 57,705.5 2,967.4 1,835.5 1,353.7 3,453.4 4,249.1 699.5 2,461.3 A. Đất nông nghiệp 46,839.1 46,719.8 2,578.0 1,507.4 790.0 2,906.8 3,646.6 432.8 2,046.9 -119.3 I. Đất SX nông nghiệp 17,290.5 17,290.5 746.1 442.3 460.5 759.5 744.0 317.8 519.6 0.0

II. Đất lâm nghiệp 29,548.6 29,429.3 1,831.9 1,065.1 329.5 2,147.3 2,902.6 115.0 1,527.3 -119.3

1.Đất rừng đặc dụng 8,757.6 8,757.6 397.1 610.2 1,383.5 1,959.8 900.0 a. Đất có rừng 8,325.2 8,325.2 375.8 564.9 1,270.0 1,948.8 709.4 Rừng tự nhiên 8,141.8 8,141.8 375.8 564.9 1266.5 1,948.8 706.7 Rừng trồng 183.4 183.4 3.5 2.7 b. Đất chưa có rừng 429.7 429.7 21.3 45.3 113.5 11.0 190.6 IA 14.1 14.1 3.9 3.1 7.1 IB 51.4 51.4 9.0 1.2 28.4 IC 364.2 364.2 8.4 41.0 113.5 11.0 155.1 c. Đất lâm nghiệp khác 2.7 2.7 2. Đất rừng phòng hộ 7,945.0 7,915.5 160.5 292.0 329.5 248.0 704.4 557.3 -29.5 a. Đất có rừng 6,573.3 6,548.9 96.6 192.4 311.5 103.1 422.7 403.3 -24.4 Rừng tự nhiên 3,687.0 3,628.3 89.1 137.7 30.8 18.2 343.1 131.2 -58.7

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Rừng trồng 2,886.3 2,920.6 7.5 54.7 280.7 84.9 79.6 272.1 34.3 b. Đất chưa có rừng 1,371.7 1,366.6 63.9 99.6 18.0 144.9 281.7 154.0 -5.1 IA 168.4 167.8 3.9 22.1 52.1 -0.6 IB 372.7 368.2 34.8 36.9 14.1 7.5 35.4 63.2 -4.5 IC 830.6 830.6 29.1 62.7 0.0 137.4 224.2 38.7 0.0 c. Đất lâm nghiệp khác 0.0 3. Đất rừng sản xuất 12,846.0 12,756.2 1,274.3 162.9 0.0 515.8 238.4 115.0 70.0 -89.8 a. Đất có rừng 11,137.6 11,058.1 973.3 116.0 0.0 407.8 119.8 104.8 42.8 -79.5 Rừng tự nhiên 1,850.5 1,900.2 55.6 3.3 32.7 50.6 49.7 Rừng trồng 9,287.1 9,157.9 917.7 112.7 375.1 69.2 104.8 42.8 -129.2 b. Đất chưa có rừng 1,708.4 1,698.1 301.0 46.9 0.0 108.0 118.6 10.2 27.2 -10.3 IA 505.3 500.9 110.6 11.9 4.7 10.5 6.7 5.6 -4.4 IB 442.0 436.1 152.0 19.5 18.3 1.8 21.6 -5.9 IC 634.9 634.9 38.4 15.5 103.3 89.8 1.7 0.0 Nương chè 126.2 126.2 c. Đất lâm nghiệp khác

B. Đất phi nông nghiệp 8,140.4 8,259.7 248.8 328.1 476.1 250.2 369.3 102.9 238.2 119.3 C. Đất chưa sử dụng 2,726.0 2,726.0 140.6 87.6 296.4 233.2 163.8 176.2

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.4: biểu 02/ QH: Quy hoạch đất lâm nghiệp huyện Đại Từ theo chủ quản lý

Loại đất rừng Diện tích Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Đầu kỳ Cuối kỳ Cộng (đ) Ban QLR Cộng (đ) Ban QLR DNNN UBND Hộ GĐ Cộng (đ) Ban QLR DNNN Cộng đồng Hộ GĐ Đất lâm nghiệp 29,548.6 29,429.3 8,757.6 8,757.6 7,915.5 1,281.3 0.0 5,763.9 870.3 12,756.2 0.0 986.2 3.4 11,766.6 I. Rừng tự nhiên 13,679.3 13,670.3 8,141.8 8,141.8 3,628.3 243.0 0.0 3,271.5 113.8 1,900.2 0.0 0.0 3.4 1,896.8 a. Rừng gỗ lá rộng 10,689.9 10,680.9 6,751.3 6,751.3 2,501.5 242.7 0.0 2,145.0 113.8 1,428.1 0.0 0.0 0.0 1,428.1 Rừng giàu Rừng trung bình 1,900.4 1,900.4 1,877.2 1,877.2 23.2 23.2 Rừng nghèo 4,403.5 4,403.5 4,015.5 4,015.5 347.0 347.0 41.0 0.0 41.0 Rừng phục hồi 4,386.0 4,377.0 858.6 858.6 2,131.3 242.7 1774.8 113.8 1,387.1 0.0 1,387.1 b. Rừng hỗn giao 2,398.0 2,398.0 1,119.6 1,119.6 915.6 915.6 362.8 0.0 0.0 362.8 c. Rừng tre nứa thuần loại 586.5 586.5 269.4 269.4 211.2 0.3 210.9 105.9 0.0 0.0 105.9

Rừng lá kim e. Rừng núi đá 4.9 4.9 1.5 1.5 3.4 0.0 3.4 II. Rừng trồng 12,356.8 12,261.9 183.4 183.4 2,920.6 1,038.3 0.0 1,244.9 637.4 9,157.9 0.0 986.2 0.0 8,171.7 Rừng gỗ có trữ lượng 5,831.2 5,998.5 56.2 56.2 1,868.9 903.3 444.5 521.1 4,073.4 943.0 0.0 3,130.4 Rừng gỗ chưa có TL 6,374.9 6,112.7 127.2 127.2 1,021.9 135.0 770.6 116.3 4,963.6 43.2 0.0 4,920.4 Rừng tre nứa 76.4 76.4 29.8 29.8 46.6 46.6 Rừng đặc sản 74.3 74.3 74.3 0.0 0.0 74.3 III. Đất chưa có rừng 3,509.8 3,494.4 429.7 429.7 1,366.6 0.0 1,247.5 119.1 1,698.1 0.0 0.0 0.0 1,698.1 IA: đất trống cây cỏ 687.8 682.8 14.1 14.1 167.8 148.5 19.3 500.9 0.0 500.9 IB: đất trống cây bụi 866.1 855.7 51.4 51.4 368.2 322.2 46.0 436.1 0.0 436.1 IC: đất trống gỗ rải rác 1,829.7 1,829.7 364.2 364.2 830.6 776.8 53.8 634.9 0.0 634.9

Lượng không cố định 126.2 126.2 126.2 126.2

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các hoạt động phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu thông qua các chương trình nhà nước: chương trình 661, trồng rừng PAM; ngoài ra có một số chương trình nông lâm kết hợp, xây dựng vườn rừng, trang trại do các các hộ nông dân hoặc các cơ quan chuyên môn tại đại phương thực hiện.

Đối với dự án 661:

Hiện nay, trên địa bàn huyện Dự án 661 vẫn đang tiếp tục thực hiện. Đây là một dự án lớn trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính Phủ đề ra từ năm 1997. Sau 10 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân, tăng độ che phủ rừng, tăng khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Dự án đã thực hiện 2 nội dung sau:

* Trồng rừng:

Để thực hiện trồng rừng, những năm đầu Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đại từ cũng đã thực hiện tìm kiếm loài cây trồng phù hợp với thực tế tại địa phương. Keo là loài cây được lựa chon đầu tiên, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và được sự ủng hộ của người dân. Đến năm 2003 là cây Lim. Đây là loài cây có khả năng sinh trưởng tốt và cho hiệu quả cao nên đã được người dân ủng hộ, vì vậy cây Lim được đưa vào trồng hỗn giao với cây Keo. Đến nay mô hình đã thực hiện được 6 năm, kết quả cho thấy cây trồng phát triển tốt.

Theo kết quả khảo sát các mô hình lâm sinh trong Dự án 661 của BQLDA 661 tại huyện Đại Từ cho thấy các mô hình Keo hỗn giao với Lim xanh và Luồng + Lim xẹt đều sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ sống đạt trên 70%. (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại huyện Đại Từ).

* Khoanh nuôi phục hồi rừng:

Có 2 phương thức khoanh nuôi phục hồi rừng đã được áp dụng tại địa phương: khoanh nuôi có tác động và khoanh nuôi không tác động. Kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giao đất có áp dụng phương thức khoanh nuôi có tác động. Các hộ còn lại không áp dụng phương thức khoanh nuôi có tác động. Kết quả điều tra còn cho thấy các tác động trong khoanh nuôi chủ yếu là phát luỗng vệ sinh rừng, việc trồng bổ sung rất hạn chế. Trong quá trình thực hiện, người dân không được hướng dẫn kỹ thuật và qui trình trồng nên hiệu quả đạt được không cao.

Như vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng tại địa phương chỉ đơn thuần là khoanh vùng bảo vệ cho thảm thực vật rừng phục hồi tự nhiên. Phần lớn các hộ gia đình đều không quan tâm đến diện tích đất rừng được giao. Nói cách khác, đa số diện tích đất giao cho các hộ gia đình thực chất là bỏ hoang cho rừng phục hồi tự nhiên.

* Công tác giống và khuyến nông khuyến lâm

Đây là một nội dung luôn được chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Về giống cây trồng, các cơ sở sản xuất giống trên điạ bàn huyện đã áp dụng các tiến bộ khoa học trong công tác gieo ươm tạo giống cây lâm nghiệp phục vụ công tác trồng rừng tại địa phương. Những năm trước đây (trước năm 2006) hằng năm huyện cũng hỗ trợ 60 triệu đồng mỗi năm để hỗ trợ hạt giống và túi bầu cho công tác gieo ươm cây giống từ ngân sách của huyện phục vụ công tác giống trồng rừng tại địa phương theo chương trình phủ xanh ĐTĐNT kết hợp với chương trình cải tạo vườn tạp.

* Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và trang trại

Trên địa bàn huyện, các mô hình NLKH quy mô lớn điển hình rất ít, chủ yếu là các mô hình dân tự trồng theo kinh nghiệm.Từ năm 2009 trạm KNKL huyện đã thực hiện Dự án Canh tác bền vững trên đất dốc do Quỹ môi trường toàn cầu hỗ trợ. Dự án hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật, đầu tư toàn bộ cây giống và phân bón (tổng đầu tư khoảng 7-8 triệu đồng/ha) dưới hình thức cho vay vốn không lãi suất thời hạn 1 năm với mô hình trồng Sắn, thời hạn 2 năm với mô hình Sắn xen Keo. Trong đó mô hình Sắn xen Keo 20 ha, còn lại Sắn và

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trồng xen Keo, trồng Sắn trên đất dốc, cây cỏ và các cây họ Đậu cải tạo đất. Trên đó trồng Cỏ voi, cây Cốt khí làm băng xanh chống xói mòn.

* Trồng rừng phủ xanh

Theo số liệu báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ, trong năm 2008 toàn huyện đã trồng mới được 1.018,5 ha rừng; trồng sau khai thác 458 ha; cải tạo 112,2 ha rừng nghèo kiệt sang trồng rừng sản xuất.

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy các hoạt động và đầu tư cho công tác phủ xanh trên địa bàn chủ yếu phục thuộc và các chương trình của nhà nước thông qua các dự án phát triển nông lâm nghiệp. Các mô hình hay hoạt động do người dân tự thực hiện phần lớn mang tính tự phát. Tuy nhiên, từ việc thực hiện các dự án do nhà nước tài trợ, một số người dân đã học tập được những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng các mô hình trang trại và trồng rừng phục vụ cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Điều đó cho thấy, nếu được đầu tư một cách đầy đủ, có sự phối hợp tốt giữa các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân thì công tác phủ xanh tại địa phương chắc

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất giải pháp phủ xanh tại 8 xã tại phía nam huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)