Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 81)

Đây là phần thu hút sự chú ý nhất của các đối tượng quan tâm, nhà quản lý và đặc biệt là các tổ chức tín dụng, ngân hàng, cơ quan thuế, khách hàng, nhà cung cấp lớn, các nhà đầu tư,… Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán nên nội dung này được Công ty phân tích cẩn thận nhằm đưa ra được bức tranh toàn cảnh về tình hình và khả năng thanh toán một

2.2.2.4.1. Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho phép các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.

Công ty đã sử dụng các hệ số thanh toán được trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Bảng 2.2. Các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính của

Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng) để phân tích khả năng thanh toán của mình. Như đã phân tích ở phần đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thì tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty chưa thực sự tốt. Điều cần nói ở đây là với hệ số thanh toán thấp như vậy, làm thế nào để Công ty vẫn đảm bảo kỷ luật thanh toán với các ngân hàng và với các nhà cung cấp, đảm bảo được uy tín của doanh nghiệp. Trước khi đi sâu phân tích khả năng thanh toán, cần lưu ý là với mỗi hợp đồng tín dụng với ngân hàng sẽ luôn có thời hạn thanh toán và hạn mức vay cụ thể với từng ngân hàng. Năm 2007, Công ty được chấp thuận vay với hạn mức là 180 tỷ đồng ở Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, 120 tỷ đồng ở Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Với sự xoay vòng vốn tự có và vốn vay như vậy, Công ty luôn giữ vững được uy tín của mình với các tổ chức tín dụng.

Hệ số thanh toán hiện hành ở mức lớn hơn 1, cho thấy tài sản của Công ty có khả năng trang trải các khoản nợ hiện tại. Tuy nhiên, hệ số này vẫn ở mức thấp, cho thấy mức độ an toàn tài chính là không cao. Hệ số này ổn định qua các năm, mặc dù năm 2006 có giảm đôi chút, chứng tỏ Công ty duy trì tỷ suất tài trợ và tỷ suất nợ ổn định. Tốc độ tăng của tổng tài sản năm 2006 và 2005 là 41,79% và 57,91% gần bằng tốc độ tăng của nợ phải trả năm 2006 và 2005 lần lượt là 41,67% và 55,07%. Tỷ suất tài trợ của Công ty hiện đang ở mức rất thấp. Trong những năm tới, để đảm bảo an toàn hơn cho tình hình tài chính, Công ty cần tăng tỷ suất tài trợ, để tăng khả năng chi trả các khoản nợ.

Tương tự như vậy, xem xét Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, thì chỉ xét những khoản nợ ngắn hạn, thì tài sản ngắn hạn của Công ty cũng đủ để trang trải

khoản nợ này, năm 2004 và 2005 hệ số này tuy lớn hơn 1 nhưng ở mức thấp, đáng kể là năm 2006, hệ số này còn nhỏ hơn 1. Năm 2006, hệ số này thấp hơn năm 2005 là do trong năm một số khoản vay dài hạn đã đến hạn trả và được chuyển sang nợ ngắn hạn làm nợ ngắn hạn tăng mạnh trong năm. Mặt khác, tổng tài sản trong năm cũng tăng nhưng tốc độ tăng không nhiều bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Hệ số này cho thấy mức độ mất an toàn về mặt tài chính, tiềm ẩn rủi ro cao cho doanh nghiệp.

Phân tích tiếp hệ số khả năng thanh toán nhanh, ta thấy: Hệ số thanh toán nhanh của 3 năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 0,44; 0,48; 0,33. Với mức an toàn của hệ số này nằm trong khoảng từ 0,5 – 1 thì cả 3 năm hệ số này đều ở mức dưới an toàn. Năm 2006, hệ số này giảm mạnh là do các khoản phải thu giảm (giảm 3.535.556.044 đ, tương ứng tốc độ giảm là 7,85%), một phần là vì các khoản phải thu khó đòi năm 2006 được xử lý là 785.746.763 đ (=1.017.354.182 – 231.607.419) tăng 339,25% (785.746.763/231.607.419*100) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006, phần Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán). Lượng tiền của Công ty có tăng nhưng không đáng kể so với quy mô tăng và tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể là năm 2006/2005, tiền chỉ tăng 1.039.534.683 đ (tốc độ tăng là 0,93%), trong khi đó năm 2006/2005, nợ ngắn hạn tăng.

Hệ số thanh toán nhanh đặt trong mối tương quan với hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thấp, ta nhận thấy các khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn. Như đã phân tích ở trên, khoản mục phải thu có giảm vì một phần phải thu khó đòi đã được xử lý, nhưng khoản mục hàng tồn kho lại tăng đáng kể. Năm 2006, hàng tồn kho tăng 27.549.689.553 đ, tương ứng tốc độ tăng là 60%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 15.605.361.680 đ, tương úng tốc độ tăng là 51,48%. Hàng tồn kho tăng mạnh đang là một vấn đề lớn của Công ty, cho thấy nguồn vốn đang bị ứ đọng, nhiều công trình vẫn chưa được nghiệm thu, hoặc thanh toán theo tiến độ thi công, và theo hợp đồng. Xem xét Bảng cân đối kế toán năm 2004, 2005, 2006 ta thấy, giá trị khoản mục hàng tồn kho lớn chủ yếu nằm ở chi phí sản suất kinh doanh dở dang. Năm 2005, 2006, CPSXKDDD chiếm 86,53% và

thủy điện là rất lớn. Điều này là dễ hiểu, vì thi công các công trình thủy điện có tổng giá trị công trình là rất lớn và thời gian thi công thường kéo dài đến 3 hoặc 4 năm. Hiện tại Công ty đang thi công 6 công trình thủy điện với tổng giá trị khối lượng công việc ước tính hơn 20.000 tỷ đồng. Biện pháp đặt ra hiện nay là thi công đúng tiến độ so với kế hoạch để có thể ghi nhận doanh thu, chuyển một phần CPSXKDDD sang giá vốn hàng bán. Mặt khác, để cải thiện hệ số thanh toán nhanh, cân đối khả năng thanh toán, Công ty cần phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ, tiếp tục xử lý các khoản nợ khó đòi, như bán khoản nợ này cho Công ty hoặc tổ chức thu hồi nợ.

Qua phân tích trên cho thấy, khả năng thanh toán của Công ty đang ở mức thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Công ty cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc quay vòng vốn đầu tư và vốn vay, để duy trì việc đảm bảo kỷ luật thanh toán của mình. Thêm vào đó, là Công ty cần nỗ lực cải thiện khả năng thanh toán, điều này sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng có quan hệ vay vốn, các nhà cung cấp và các khách hàng.

2.2.2.4.2. Phân tình hình thanh toán

Trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp luôn phát sinh việc thu, chi và thanh toán. Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp đó. Phân tích tình hình thanh toán, tìm ra nguyên nhân của sự ngưng trệ các khoản thanh toán tiến tới làm chủ về tài chính có ỹ nghĩa quan trọng với doanh nghiệp.

Để phân tích phân tích tình hình thanh toán, dựa vào Bảng cân đối kế toán năm 2004-2006, Công ty lập bảng tổng hợp tình hình thanh toán của Công ty với người mua, người bán, thanh toán nội bộ, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn với ngân hàng. Bảng tổng hợp tình hinh thanh toán được trình bày ở Phụ lục số 13:

Bảng tổng hợp các khoản Nợ phải thu và Nợ phải trả. Căn cứ vào Bảng tổng hợp trên, Công ty tiến hành so sánh giữa các năm để thấy sự biến động của từng nhân tố ảnh hưởng đến các khoản thanh toán thông qua Bảng phân tích sau:

Chỉ tiêu

Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2005 so với năm 2004

Số tiền % Số tiền %

1. Các khoản nợ phải thu -2.262.223.191 -4,74 22.412.512.121 88,59

Phải thu từ khách hàng -8.507.638.817 -26,89 11.704.609.735 58,71

Trả trước cho người bán 2.222.354.616 30,29 6.019.424.132 457,17

Cho vay 0 0.00 0 0.00

Phải thu tạm ứng 2.816.151.279 80,82 989.666.114 39,67

Phải thu nội bộ 2.439.865.299 6.256,06 29.506.432 310,80

Phải thu khác -1.232.955.568 -23.67 3.669.305.708 238,29 2. Các khoản nợ phải trả 42.355.269.763 38,41 37.217.250.874 50,94 2.1. Nợ dài hạn 12.318.555.802 84,03 1.858.929.220 14,52 Vay dài hạn 11.671.712.602 79,62 1.858.929.220 14,52 Nợ dài hạn 646.843.200 0.00 0 0.00 2.2. Nợ ngắn hạn 30.036.713.961 31,41 35.358.321.654 58,68 Vay ngắn hạn 18.422.629.486 38,87 21.811.061.467 85,23 Phải trả người bán 15.438.648.643 106,26 -50.878.133 -0,35

Người mua trả trước -8.396.334.531 -28,72 13.905.028.234 90,68

Doanh thu nhận trước 0 0.00 0 0.00

Phải trả công nhân viên 984.412.753 131,49 281.942.063 60,41

Phải trả thuế 0 0.00 0 0.00 Các khoản phải nộp Nhà nước -758.370.644 -100,00 248.684.315 48,79 Phải trả nội bộ 3.507.316.970 1.086,73 320.240.060 12.803,20 Phải trả khác 838.411.284 32,04 -1.157.756.352 -30,67 Tổng cộng 40.093.046.572 25,38 59.629.762.995 60,63

(Nguồn: Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006 của Công ty cổ

phần Cơ điện và Xây dựng )

Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình thanh toán của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng

Qua bảng phân tích trên ta thấy, tình hình thanh toán của công ty thực sự đang tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.

Trước hết, xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu cho thấy, các khoản phải thu đã giảm đáng kể. Năm 2005/2004, các khoản phải thu tăng 22.412.512.121đ (88,59%), nhưng năm 2006/2005, các khoản phải thu giảm mạnh, giảm -2.262.223.191đ (-4,74%). Xem xét nguyên nhân các khoản phải thu giảm năm 2006 ta thấy, phải thu khách hàng biến động, không ổn định. Năm 2005, phải thu khách hàng tăng 11,704,609,735 đ tương úng tốc độ tăng 58.71% do trong năm đồng thời nhiều công trình thủy điện thi công thanh toán theo tiến độ kế hoạch

nhưng chưa thu được tiền. Trong khi đó, năm 2006, phải thu khách hàng lại giảm tới 8.507.638.817 đ tương ứng tốc độ giảm -26.89%, do một phần các khoản nợ khó đòi đã được xử lý. Công ty chưa thực sự chủ động trong việc thực hiện các chính sách tín dụng bán hàng của mình, mà nguyên nhân chủ yếu là do khách hành là các doanh nghiệp Nhà nước, thi công các công trình thủy điện, nhưng vốn chưa được Ngân sách chuyển về. Điều này là khách quan, Công ty chỉ có thể làm đơn kiến nghị đến chủ đầu tư hoặc gửi báo giá phần thanh toán tiến độ công trình trước hạn khoảng 15 ngày. Tuy vậy, với các khoản phải thu là khách hàng thương mại Công ty có thể thắt chặt hơn chính sách tín dụng. Vì phải thu chiếm tỷ trọng lớn như vậy, chứng tỏ vốn đang bị chiếm dụng nhiều, việc sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả.

Phân tích cụ thể hơn nữa, ta thấy các khoản tạm ứng, và trả trước cho người bán tăng nhanh, và quy mô là rất lớn, hai khoản này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số phải thu. Phải thu tạm ứng và phải thu nội bộ tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2006/2005, phải thu tạm ứng tăng 80,82% và phải thu nội bộ tăng 6256,06%. Với các khoản tạm ứng, điều này có thể giải thích được, đây là số tiền Công ty tạm ứng cho cho các Ban chỉ huy các công trường, ban quản lý các dự án. Khi các công trường, dự án tập hợp đủ hóa đơn, chứng từ thì khoản tiền sẽ được hạch toán vào chi phí. Với các khoản trả trước cho người bán, thì đây là khoản tiền đặt cọc cho người bán. Một số hạng mục thi công công trình, Công ty không thể đảm đương toàn bộ nên lại chuyển giao cho nhà thầu khác phụ trách. Do đó, Công ty phải ứng trước tiền cho đối tác nhằm thi công đúng tiến độ. Với các khoản phải thu nội bộ, có thể thấy, do quy mô kinh doanh của Công ty lớn, nên các chi nhánh được phân tán theo nhiều địa bàn, vấn đề phải thu nội bộ chủ yếu là để thi công các công trình thủy điện, Công ty phải ứng tiền cho các chi nhánh tại các địa bàn mà công ty đang thi công để thi công một phần hạng mục của công trình.

Tiếp theo, phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả cũng cho thấy, Công ty đang đi chiếm dụng vốn khá nhiều của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác. Năm 2006/2005, nợ phải trả tăng 42.355.269.763đ (tốc độ tăng là 38,41%), năm 2005/2004, nợ phải trả tăng 37.217.250.874 đ (tốc độ tăng là 50,94%). Nguyên nhân làm cho nợ phải trả tăng nhanh là do các khoản vay ngắn hạn và phải trả người

bán, rong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Năm 2006/2005, vay ngắn hạn tăng 11.671.712.602 đ (tốc độ tăng là 79,62%), năm 2005/2004 vay ngắn hạn tăng 1.858.929.220 đ(tốc độ tăng là 14,52%). Tỷ trọng nợ ngắn hạn so với tổng nguồn vốn luôn ở mức rất cao, vượt ngưỡng 50% rất nhiều. Năm 2004, tỷ trọng nợ ngắn hạn là 74,85%, tỷ trọng này có giảm trong 2 năm tiếp theo, là năm 2005, 2006 tỷ trọng này lần lượt là 74,45% và 72,01%. Điều này là hoàn toàn không tốt cho doanh nghiệp, nó làm giảm khả năng tự tài trợ và tình trạng này tiềm ẩn rủi ro tài chính cao cho doanh nghiệp.

Thêm vào đó là khoản phải trả người bán cũng chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh trong năm 2006. Phải trả người bán năm 2006/2005 tăng 15.438.648.643 đ (tốc độ tăng là 106,26%), trong khi đó, phải trả người bán năm 2005/2004 lại giảm. Phải trả người bán tăng mạnh năm 2006 là do năm này, Công ty đầu tư nhiều dây truyền sản xuất mới, năm 2005, khoản phải trả người bán có giảm so với năm 2004 nhưng quy mô và tốc độ giảm là không đáng kể. Thực chất, đối với các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp như Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng, thì các khoản nợ phải trả cao là điều có thể giải thích được, bởi vì công trình cuối kỳ đang còn dở dang chưa được quyết toán. Khoản người mua trả trước năm 2005/2004 tăng nhanh, đạt 13.905.028.234đ(tốc độ tăng là 90,68%), thì sang năm 2006/2005, khoản này lại giảm nhanh, mức độ giảm là 8.396.334.531đ (tốc độ tăng là 28,72%), là do các khoản nhận trước của người mua sang năm 2006 đã chuyển hàng cho người mua. Phân tích thêm các nhân tố làm ảnh hưởng đến nợ phải trả, ta thấy, phải trả nội bộ tăng đáng kể, tốc độ tăng nam 2005/2004 thậm chí đạt 12.083,2%, năm 2006/2005 tốc độ tăng chỉ còn là 1.086,73%. Phải trả nội bộ chủ yếu là khoản phải trả cho Tổng Công ty, đây là khoản vay mà Tổng Công ty cho vay, nhằm đáp ứng sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn vốn trong thi công các công trình thủy điện. Khoản vay này nhận được sự ưu đãi của Tổng Công ty cả về lãi suất và thời gian đáo hạn. Thêm vào đó Công ty còn có khoản nợ dài hạn đến hạn trả nhưng chưa thanh toán. Khoản vay này là do Công ty thực hiện dự án Bê tông đầm lăn chưa mang lại hiệu quả và đang được Nhà nước khoanh vốn.

Ngoài ra, Công ty còn xác định thêm chỉ tiêu nợ phải trả so với phải thu để xác định sự cân đối giữa việc đi chiếm dụng vốn hay bị người khác chiếm dụng vốn.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Các khoản nợ phải thu Đồng 25.298.685.745 47.711.197.866 45.448.974.675.00 Các khoản nợ phải trả Đồng 73.058.101.390 47.401.079.647 152.630.622.027 Tỷ lệ phải thu so với phải

trả % 34,63 34,63 29,78

Phải thu khách hàng Đồng 19.937.888.707 31.642.498.442 23.134.859.625

Phải trả người bán Đồng 14.579.399.634 14.528.521.501 29.967.170.144

Nợ ngắn hạn Đồng 25.590.018.180 47.401.079.647 65.823.709.133

(Nguồn: Bản thuyết minh báo cáo tài chính Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng năm 2004, 2005, 2006)

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng

Qua bảng phân tích trên ta thấy, hiện nay Công ty đang đi chiếm dụng vốn nhiều hơn, đặc biệt trong mối quan hệ giữa phải thu khách hàng và phải trả người

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)