kinh doanh
* Bổ sung phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Khi phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn, Công ty có thể sử dụng thêm hai chỉ tiêu là tỷ suất nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời để đánh
giữa nguồn vốn thường xuyên với tổng nguồn vốn, tỷ suất nguồn vốn tạm thời là tỷ số giữa nguồn vốn tạm thời với tổng nguồn vốn. Phân tích cho thấy, tỷ suất này ở Công ty năm 2006 lần lượt là 23% và 72%. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thấp cho thấy nguồn tài trợ phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực thanh toán các khoản nợ vay là rất lớn.
* Bổ sung phân tích cân bằng tài chính
Cân bằng tài chính là sự cân bằng giữa tài sản và nguồn tài trợ tương ứng của nó. Như đã nói ở trên, mối quan hệ này thể hiện các phương thức và chính sách tài trợ TSCĐ và TSLĐ. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: Vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng, và ngân quỹ ròng. Vốn lưu động ròng được xác định là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn hoặc là phần chênh lệch giữa nguồn vốn TX với TSCĐ và đầu tư dài hạn. Còn nhu cầu vốn lưu động ròng bằng (=) hàng tồn kho cộng (+) nợ phải thu khách hàng trừ (-) nợ phải trả ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn). Ngân quỹ ròng là phần chênh lệch giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng. Nếu ngân quỹ ròng âm liên tục qua các năm thì doanh nghiệp sẽ mất cân bằng tài chính, tình hình và khả năng thanh toán gặp khó khăn. Tuy nhiên, để có đánh giá đầy đủ hơn cần thông qua chỉ tiêu ngân quỹ ròng. Ngân quỹ ròng âm, có nghĩa là doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp cho việc thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng và tài trợ cho TSCĐ, cân bằng tài chính kém an toàn và bất lợi cho doanh nghiệp, và ngược lại.