Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cổ

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 52)

phần Cơ điện và Xây dựng

Với trên 400 cán bộ công nhân viên, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đây là một mô hình phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, chức năng nhiệm vụ của công ty, giúp quản lý chặt chẽ hơn trong công tác quản lý tiền hàng, công tác báo cáo kết quả kinh doanh. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:

* Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông mỗi năm họp 2 lần, là đại diện cho các chủ sở hữu của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ bầu ra Hội

đồng quản trị, quyết định các chiến lược trung và dài hạn cho Công ty, quyết định tăng giảm vốn điều lệ.

* Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của Công ty bao gồm 5 người, được Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ ra các chiến lược, kế hoạch ngắn và trung hạn cho Công ty , bầu miễn nhiệm các chức danh như Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng, Phó các phòng ban, Ban chỉ huy các công trường, Ban quản lý các dự án.

* Ban kiểm soát: Ban kiểm soát gồm 3 người, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Ban giám đốc.

* Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc của Công ty: Ông Nguyễn Ngọc Bình là người lãnh đạo cao nhất được nhà nước giao trách nhiệm quản lý Công ty. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, các đơn vị sản xuất.

* Phó giám đốc: Công ty có 7 Phó giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc điều hành một hoặc một số phần hành tổ chức của Công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc.

* Phòng Kế hoạch - Đầu tư: là phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư thiết bị và quan hệ với khách hàng thu hút nguồn việc, liên doanh, liên kết để phát triển. Nghiên cứu, đề xuất phương án sản xuất, kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch đầu tư, bổ sung thêm thiết bị. Đi đôi với kế hoạch sản xuất, phòng KH ĐT có nhiệm vụ phải xây dựng kế hoạch giá thành toàn bộ, hoặc từng nhóm sản phẩm, xây dựng các chỉ tiêu định mức về kinh tế kỹ thuật, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, kinh doanh của toàn Công ty.

* Phòng Tổ chức lao động tiền lương: là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty, được thành lập để tham mưu cho Giám đốc trong công tác nhân sự, công tác thi đua khen thưởng, công tác quản trị đời sống, công tác tổ chức đào tạo, quản lý phân phối lao động theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất, theo dõi cấp phát trang thiết bị lao động.

* Phòng Hành chính – Pháp lý: là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công

ty. Phòng được giao phân công phụ trách các mặt như văn thư, lưu trữ, y tế, an toàn lao động, công tác hành chính Quản lý con dấu và mở sổ sách theo dõi việc ban

hành các công văn, giấp tờ của Công ty, tiếp nhận và phân bổ các công văn, giấy tờ từ nơi khác chuyển đến.

* Phòng Kế toán - Tài chính: là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty,

được thành lập với chức năng hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp tài chính cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh làm cơ sở để Ban giám đốc đưa ra các quyết định.

* Phòng Kĩ thuật xây dựng: Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch về vật tư và chịu trách nhiệm về các quy trình kĩ thuật ứng dụng trong Công ty và lập các bản vẽ cho các công trình.

* Phòng Kĩ thuật cơ điện: Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch về vật tư, xây dựng quy trình kĩ thuật về cơ điện và sửa chữa các sản phẩm cơ điện.

Tóm lại, bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng như trên là phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại của Công ty. Tất cả các phòng chuyên môn nghiệp vụ trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và được sự chỉ đạo thống nhất, tập trung của Ban giám đốc Công ty để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, tránh được sự chỉ đạo trùng lặp trong khâu tổ chức và chỉ đạo sản xuất, thông tin giữa cán bộ chỉ đạo và nhân viên được giải quyết nhanh hơn.

Công ty có 7 chi nhánh hạch toán kế toán độc lập bao gồm: - Chi nhánh Vĩnh Phúc - Chi nhánh Thanh Hóa

- Chi nhánh Yên Bái - Chi nhánh Miền Trung (Huế)

- Chi nhánh Tuyên Quang - Chi nhánh Miền Nam (TP. Hồ Chí Minh) - Chi nhánh Hòa Bình

Công ty có 5 Xí nghiệp trực thuộc, bao gồm:

- XN Cơ điện I - XN Xây lắp - XN Cơ điện II - XN Xử lý hạ tầng - XN Bê tông đầm thép

Công ty thành lập các ban chỉ huy công trường, bao gồm:

- BCH CT thủy điện Hương Điền (Huế) - BCH CT Thủy điện Đồng Nai 3 - BCH CT Thủy điện Bình Điền (Huế) - BCH CT Thủy điện Sê San 4 - BCH CT Thủy điện Sông Tranh

Công ty thành lập các Ban quản lý các dự án, bao gồm: BQL Dự án 102, BQL Dự án Văn Lâm, BQL Ván Dăm Yên Bái.

Trung tâm thương mại xuất nhập khẩu là phòng kinh doanh, thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại khác như xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua Phụ lục số 01.

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 52)