Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 72)

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty là việc xem xét, nhận định về sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các nội dung tổng quát như: tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn). Công việc này sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính của Công ty trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả đánh giá sẽ cho phép ban Giám đốc Công ty thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự toán khả năng phát triển của Công ty.

Nguồn số liệu dùng để đánh giá là Bảng cân đối kế toán năm 2004, 2005, 2006.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1. Tổng tài sản (thời điểm

31/12 hàng năm) VNĐ 80.505.276.924 127.133.282.205 180.268.759.496

2. Hệ số tài trợ

(NVCSH/TTS) % 8.77 17,2 12,78

3. Hệ số nợ % 91.23 82,8 87,28

4. Hệ số đầu tư TSCĐ % 19.31 18,01 27,03

5. Khả năng thanh toán

tổng quát Lần 1,096 1,145 1,147

6. Khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn Lần 1,009 1,018 0.982

7. Khả năng thanh toán

nhanh Lần 0,44 0,48 0,33

8. Suất sinh lời của vốn

chủ sở hữu % 0,17 0.57 0,61

(Nguồn: Bản thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán năm 2004- 2006)

Bảng 2.3: Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng

Dựa vào bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính trên, ta có thể thấy Tổng tài sản Công ty năm 2006 tăng 53.135.477.291đ (180.268.759.496 - 127.133.282.205) so với năm 2005, tương ứng với tốc độ tăng 41,79% (53.135.477.291/127.133.282.205), năm 2005 tăng 46.628.005.281 đ (127.133.282.205 - 80.505.276.924) tương ứng với tốc độ tăng là 57,91% (53.135.477.291/80.505.276.924), năm quy mô tăng của năm 2006 lớn hơn quy mô tăng của năm 2005 nhưng tốc độ tăng của về tổng tài sản năm 2006 lại thấp hơn năm 2005. Việc tăng nhanh tổng tài sản cho thấy Công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh và quy mô sản xuất, mở rộng thị trường. Và quy mô và tốc độ tăng nhanh và mạnh này sẽ còn duy trì trong nhiều năm tới. Qua đây có thể dự báo được nhu cầu về vốn, nhu cầu mua sắm tài sản trong những năm tới là cao, đòi hỏi Công ty phải luôn chủ động trong việc huy động các nguồn tài trợ cho việc mua sắm của mình. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh này trong mấy năm trở lại đây là do Công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề, tham gia thi công nhiều công trình thủy điện có tổng giá trị thực hiện lớn, như công trình thủy điện Hương Điền có trị giá khối lượng công việc là 92 tỷ đồng, hay công trình thủy điện Sê San 4 có giá trị khối lượng công việc là 19.523 tỷ đồng và nhiều công trình khác. Có thể thấy việc mở rộng quy mô sản xuất qua sức mua sắm TSCĐ trong 3 năm 2004 đến 2006. Cụ thể là Hệ số đầu tư TSCĐ trong 3 năm luôn ở mức cao là 18% đến 27% và tăng mạnh trong năm 2006. Hệ số đầu tư TSCĐ được dự báo là sẽ vẫn tiếp tục cao trong các năm tiếp theo do Công ty đầu tư mua sắm TSCĐ phục vụ thi công các công trình thủy điện.

Xem xét mức độ tài trợ ta thấy, Hệ số Nợ luôn được duy trì ở mức rất cao trong 3 năm, và ngày càng có xu thế giảm dần. Cụ thể Hệ số nợ luôn ở mức trên 80% (năm 2006 hệ số này là 87,28%), điều này cho thấy trong 3 năm các tài sản của Công ty tăng chủ yếu là do được tài trợ từ nguồn vốn đi vay. Ngược lại, hệ số tài trợ lại ở mức thấp trong 3 năm, nhưng ngày càng có xu hướng tăng lên, (năm 2004, hệ số này chỉ là 8,77% thì năm 2006, hệ số này là 12,78%). Điều này cho thấy, quy mô vốn chủ sở hữu đã được tăng nhanh. Việc xem xét quy mô và tốc độ tăng của vốn sẽ

vốn điều lệ của mình thêm 18 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu vốn đang khan hiếm hiện nay tại Công ty. Hệ số nợ của Công ty ở mức cao cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty chưa thực sự vững chắc, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, và mức độ rủi ro tài chính là cao.

Xem xét và đánh giá khả năng thanh toán của Công ty, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tuy đều lớn hơn 1 nhưng ở mức độ thấp, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nói riêng và nợ phải trả nói chung bằng tài sản của Công ty là có thể chấp nhận được. Cần lưu ý là năm 2006, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đã giảm xuống nhỏ hơn 1. Điều này báo hiệu rủi ro tài chính rất cao cho doanh nghiệp. Tuy vậy, khả năng thanh toán nhanh lại rất thấp và không ổn định qua các năm, đặc biệt năm 2006 chỉ còn 0.33 lần, chứng tỏ khả năng thanh toán ngay nợ ngắn hạn bằng tiền của Công ty đã ở mức rất thấp. Công ty cần phải lưu ý để có những biện pháp thu hồi vốn bị chiếm dụng hay có kế hoạch huy động vốn khác như tăng vốn chủ sở hữu, vay thêm để thanh toán các khoản phải trả trong thời gian tới.

Khả năng thanh toán là mối quan tâm chủ yếu của doanh nghiệp. Vì huy động vốn từ nguồn vốn tự có chỉ có thể đáp ứng phần nào nhu cầu mua sắm tài sản trong những năm sắp tới, khi năm 2007 Công ty sẽ tiến này thi công nhiều dự án trọng điểm. Với Hệ số khả năng thanh toán như vậy nhưng Công ty vẫn luôn đảm bảo được và chấp hành kỷ luật thanh toán với các ngân hàng và với các nhà cung cấp, đảm bảo được uy tín lâu nay của doanh nghiệp. Vấn đề thanh toán và khả năng thanh toán cần được phân tích chi tiết và cụ thể hơn trong phần phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu hay suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu này đều cho thấy năm 2006 hiệu quả kinh doanh có khả quan so với năm 2005 và 2004 nhưng vẫn ở mức thấp, cho thấy hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng đồng vốn bỏ ra ở Công ty chưa thực sự hiệu quả.

Trên đây mới chỉ là những đánh giá ban đầu về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng, việc phân tích cụ thể từng chỉ tiêu, mức độ ảnh

hưởng của các chỉ tiêu, đánh giá về các mặt của tình hình tài chính sẽ được trình bày cụ thể trong các mục tiếp sau.

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 72)