Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 75)

2.2.2.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty

Việc phân tích cấu trúc tài chính chính là việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, cho biết khái quát tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động và sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính giúp Giám đốc Công ty nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Để thấy xu hướng của việc đầu tư tài sản và bổ sung nguồn vốn ta xem xét sự biến động của tài sản và nguồn vốn trong 3 năm liên tiếp dựa vào Bảng cân đối kế toán từ năm 2004 - 2006.

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) %

I. Tài sản ngắn hạn 60.835.946.279 75,57 97.653.394.481 76,81 127.411.835.484 70,68 1. Tiền 3.621.262.413 4,50 1.122.391.261 0,88 2.161.925.944 1,20 2. Các khoản phải thu 23.293.312.151 28,93 44.999.077.702 35,40 41.463.521.658 23,00 3. Hàng tồn kho 30.310.205.746 37,65 45.915.567.426 36,12 73.465.256.979 40,75 4. Tài sản ngắn hạn khác 3.611.165.969 4,49 5.616.358.092 4,42 10.321.130.903 5,73

II. Tài sản dài

hạn 19.669.330.645 24,43 29.479.887.724 23,19 52.856.924.012 29,32 1. TSCĐ 15.546.585.339 19,31 22.900.562.661 18,01 48.721.515.913 27,03 2. Các khoản ĐTTC dài hạn 3.508.846.194 4,36 662.390.229 0,52 0 0,00 3. Tài sản dài hạn khác 613.899.112 0,76 5.916.934.834 4,65 4.135.408.099 2,29 Tổng tài sản 80.505.276.924 100 127.133.282.205 100 180.268.759.496 100 I. Nợ phải trả 73.447.881.676 91,23 110.961.909.833 87,28 157.207.743.011 87,2 1. Nợ ngắn hạn 60.257.559.461 74,85 95.915.881.115 75,45 129.803.122.316 72,01 2. Nợ dài hạn 13.190.322.215 16,38 15.046.028.718 11,83 27.404.620.695 15,2 II. Nguốn vốn chủ sở hữu 7.057.395.248 8,77 16.171.372.372 12,72 23.061.016.485 12,8 Tổng nguồn vốn 80.505.276.924 100 127.133.282.205 100 180.268.759.496 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2004, 2005 và 2006 của Công ty )

Dựa vào Bảng 2.4: Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện

và Xây dựng cho thấy: Như đã phân tích ở trên, tổng số tài sản của Công ty tăng liên tục nhưng với quy mô và tốc độ tăng không đều nhau. Để hiểu roc hơn, ta phân tích nguyên nhân tăng giảm của một số nhân tố cấu thành nên tài sản của Công ty như sau:

Trước hết, xem xét cơ cấu tài sản ta thấy tỷ trọng tài sản dài hạn so với tài sản ngắn hạn trong những năm gần đây có sự thay đổi nhưng vẫn luôn xoay quanh tỷ lệ 25% tài sản dài hạn, 75% tài sản ngắn hạn. Tổng tài sản của Công ty tăng qua các năm là nhờ sự gia tăng của các khoản phải thu, hàng tồn kho và TSCĐ. Cụ thể là:

Tài sản cố định năm 2006/2005 tăng 25.820.953.252 (về giá trị còn lại) tương ứng với tốc độ tăng 113%, năm 2005/2004 tăng 7.353.977.322đ tương ứng với tốc độ tăng là 47%. Năm 2006, Công ty có mua sắm mới số lượng TSCĐ mới với tổng giá trị là 37.388.188.240đ ( xét theo nguyên giá, Báo cáo tăng giảm TSCĐ hữu hình) nên làm cho tài sản dài hạn chiếm 29,3% trong tổng tài sản. Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xây dựng các công trình thủy điện chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, TSCĐ của Công ty chiếm tỷ trọng lớn. Đây là cơ cấu tài sản hợp lý với Công ty. Tốc độ mua sắm TSCĐ tăng nhanh cả về quy mô tuyệt đối lẫn tương đối trong 3 năm. Nhu cầu mua sắm mới TSCĐ hay nâng cấp sửa chữa TSCĐ trong những năm tới sẽ còn rất lớn, vì để phục vụ thi công các công trình thủy điện và thi công các dự án trọng điểm khác. Do vậy, Công ty huy động nhiều nguồn vốn để mua sắm TSCĐ, từ nguồn vốn tự có, nguồn vay ngắn hạn và dài hạn, thuê tài chính. Hiện tại thì một phần TSCĐ mua mới được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Điều này rất dễ gây mất an toàn về tài chính cho doanh nghiệp. Công ty cần xem xét cụ thể hơn phương thức tài trợ các nguồn tài sản thông qua việc xem xét mức độ bảo đảm vốn kinh doanh ở phần tiếp theo.

Thêm nữa, tài sản ngắn hạn tăng cũng là nguyên nhân dẫn tới tổng tài sản tăng. Cụ thể năm 2006, tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2005 là 29.758.441.003đ (30,47%), năm 2005 tăng so với năm 2004 là 36.817.448.202đ (60,51%). Tài sản

ngắn hạn của Công ty tăng đều qua 3 năm, năm 2006 có chiều hướng giảm xuống. Cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng là do tính chất kinh doanh đa ngành nghề của Công ty. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng của tài sản ngắn hạn gồm:

Về chỉ tiêu vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn nhưng nó biểu hiện một phần khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng tiền đang có xu hướng giảm vào các năm 2005 và 2006. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm mới các TSCĐ, chi phí thi công các công trình thủy điện đã tốn khoản tiền lớn làm lượng vốn bằng tiền tại Công ty là không nhiều. Việc dự trữ lượng tiền như vậy là chưa đủ đối với Công ty, nó chỉ đảm bảo việc thanh toán lương, chi phí, tạm ứng một phần cho việc xây dựng, không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.

Chiếm tỷ trọng lớn đáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu. Tỷ trọng các khoản phải thu trong ba năm luôn ở mức cao, từ 23% đến 35,4% trong tổng tài sản ngắn hạn. Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu tạm ứng, phải thu nội bộ và phải thu khác. Năm 2006, các khoản phải thu giảm so với năm 2005 là -3,535,556,044đ (7,8%), trong khi đó các khoản phải thu năm 2005 lại tăng so với năm 2004 là 21,705,765,551đ (93,18%). Điều này cho thấy nỗ lực thu hồi nợ của doanh nghiệp. Việc phân tích nguyên nhân làm cho các khoản phải thu biến động trong 3 năm qua sẽ được thực hiện trong phần Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

Yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn của Công ty là Hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho tăng mạnh trong 3 năm, năm 2004 chỉ chiếm có 37,65% tổng giá trị tài sản thì năm 2006 chiếm 40,75% tổng giá trị tài sản. Nguyên nhân của việc tăng giá trị hàng tồn kho là do ảnh hưởng chủ yếu của các khoản mục NVL, CPSXKDDD, hàng hóa tồn kho và hàng gửi bán. Hàng tồn kho năm 2006 tăng 27.549.689.553 đ tăng 60% so với năm 2005, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 15.605.361.680đ, tương ứng tốc độ tăng là 51,48%. Hàng tồn kho tăng nhanh và không đều qua các năm có làm Công ty bị ứ đọng vốn. Dựa vào Bảng cân đối kế toán 3 năm 2004-2006, ta có bảng phân tích cơ cấu hàng tồn kho như sau:

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) %

Hàng tồn kho 30.310.205.746 100 45.915.567.426 100 73.465.256.979 100 1. NL, Vật liệu tồn kho 485.079.804 1,6 1.806.915.767 3,93 3.516.120.486 4,78 2. CC, DC trong kho 418.002.310 1,34 413.143.367 0,9 678.208.259 0,92 3. CPSXKDDD 11.163.959.664 36,83 39.733.260.835 86,54 53.302.130.218 72,55 4. Thành phẩm tồn kho 947.915.730 3,13 2.589.321.808 5,64 1.831.841.437 2,49 5. Hàng hóa tồn kho 1.316.393.224 4,34 1.269.756.552 2,76 8.429.128.842 11,47 6. Hàng gửi bán 15.978.855.014 52,72 103.169.097 0,225 5.707.827.737 7,77

(Nguồn Bảng cân đối kế toán 3 năm 2004-2006)

Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu hàng tồn kho3 năm 2004-2006

Qua bảng phân tích trên cho thấy, hàng tồn kho tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ trong 3 năm. Và chiếm tỷ trọng rất lớn trong hàng tồn kho là CPSXKDDD. Chi phí này cao như vậy là hoàn toàn dễ hiểu, năm 2004 CPSXKDDD chỉ chiếm 36,83% nhưng năm 2006 tỷ lệ này là 72,55% trong tổng giá trị hàng tồn kho. Giá trị thi công các công trình thủy điện là rất lớn, khi chưa quyết toán được công trình thì toàn bộ giá trị sản lượng xây lắp sẽ nằm ở khoản mục CPSXKDDD, do vậy làm hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Một nguyên nhân nữa là hàng tồn kho tăng nhanh là yếu tố hàng gửi bán. Hàng gửi bán tăng không đều trong 3 năm. Hàng gửi bán bao gồm: xi măng, cát sỏi, thép,…,đây là lượng vật tư do Công ty cung cấp cho các nhà thầu phụ thi công. Khi chưa quyết toán được khối lượng công việc hoàn thành của các nhà thầu phụ thì toàn bộ số vật tư cung ứng sẽ vẫn để trên TK 157. Mặt khác, khi chuyển đổi hình thức sở hữu sang Công ty cổ phần, thì có một số tài sản được đánh giá lại, có giá trị nhỏ hơn 10 triệu đồng và một số tài sản đã qua sử dụng chuyển sang làm công cụ lao động.

Để hình thành tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn vốn tương ứng. Phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho thấy các nguồn tài trợ, mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, phân tích cơ cấu nguồn vốn được thực hiện như sau:

Xem xét cơ cấu nguồn vốn ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu tuy có tăng đều qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng thấp, dưới 13%. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 6.889.644.113đ (tốc độ tăng là 42,9%), năm 2005 tăng so với năm 2004 là 9.113.977.124đ (tốc độ tăng là 126,1%). Quy mô tăng và

tốc độ tăng của năm 2006 đều giảm hơn so với năm 2005. Tốc độ tăng của nguồn vốn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của tài sản. Như trên đã phân tích, nguồn vốn chủ sở hữu dù có tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty. Trong những năm tới, Công ty phải gia tăng vốn điều lệ, tăng cường nguồn vốn tự có để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.

Về các khoản nợ phải trả: Tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn luôn ở mức cao, năm 2004 tỷ trọng nợ phải trả là 91,23% so với tổng nguồn vốn, và dù có giảm dần qua các năm (năm 2005 và 2006, tỷ trọng này lần lượt là 87,28% và 87%). Năm 2005/2004, nợ phải trả tăng 37.514.028.157 đ (tốc độ tăng là 51.07%), năm 2006/2005 nợ phải trả tăng 46.245.833.178đ (tốc độ tăng là 41,67%). Nợ phải trả của Công ty bao gồm: Phải trả người bán, Vay ngắn hạn, Người mua trả trước, phải trả công nhân viên, các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả nội bộ, và phải trả khác. Việc phân tích cụ thể tỷ trọng từng nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến các khoản nợ phải trả sẽ được nghiên cứu kỹ trong Mục: Phân tích tình hình thanh toán của Công ty. Tỷ trọng nợ phải trả liên tục tăng nhanh trong 3 năm, chứng tỏ Công ty hiện đang rất cần vốn kinh doanh. Xem xét cụ thể tỷ trọng của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cho thấy, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao. So sánh trong mối tương quan với tỷ lệ tài sản dài hạn trong tổng tài sản chứng tỏ một phần tài sản dài hạn đã được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Như vậy, tính tự chủ về mặt tài chính của Công ty thấp, chịu áp lực lớn về khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Tóm lại, cả nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ tăng, nhưng nợ phải trả tăng nhanh hơn so với chủ sở hữu. Trong đó, vay ngắn hạn, phải trả người bán và phải trả nội bộ tăng nhanh hơn cả. Như vậy, một phần vay ngắn hạn đã được đầu tư mua mới TSCĐ, và xây dựng cơ bản. Qua phân tích trên, có thể thấy, cơ cấu nguồn vốn của Công ty là chưa hợp lý. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu quá thấp so với nhu cầu thực tế.

Trên cơ sở phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá sự biến động của cả tài sản lẫn nguồn vốn, ta có thể rút ra kết luận sơ bộ như sau: Tài sản của Công ty tăng liên tiếp trong 3 năm (2004-2006), cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng, nhưng tỷ trọng vẫn xoay quanh tỷ lệ 25%-75%. Tuy vậy, cơ cấu tài sản chưa thực sự hợp lý. Các khoản

giảm vào năm 2006. Công ty cần có biện pháp hợp lý nâng cao tính tự chủ tài chính của mình, chẳng hạn đối với hàng tồn kho, Công ty cần nhanh chóng xác định khối lượng công việc hoàn thành của các nhà thầu phụ, tiến hành xuất hóa đơn cho họ.

Việc phân bổ nguồn vốn cũng chưa hợp lý. Tỷ trọng nợ phải trả quá cao, và có giảm đôi chút trong năm 2005 và 2006. Việc duy trì tỷ trong nợ ở mức cao như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Để cải thiện tình hình trên, Công ty phải gia tăng nhanh nguồn vốn chủ sở hữu, như tăng vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu hay nhận nợ làm vốn chủ sở hữu.

2.2.2.3.2. Phân tích tình hình bảo đảm vốn kinh doanh tại Công ty

Thực chất của việc phân tích bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản hay chính là phân tích cân bằng tài chính của Công ty.

Ta có công thức: Mức độ đảm bảo nguồn vốn bằng Nguồn tài trợ thường

xuyên trừ đi (-) Nhu cầu về tài sản.

Và Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nguồn tài trợ TT

Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ TX – Tài sản dài hạn

Dựa vào Bảng cân đối kế toán năm 2004-2006, ta có bảng phân tích mức độ bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng như sau:

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

I. Nguồn tài trợ 80.505.276.924 127.133.282.205 180.268.759.496

1. Nguồn tài trợ TX 20.247.717.463 31.217.401.090 50.465.637.180

2. Nguồn tài trợ TT 60.257.559.461 95.915.881.115 129.803.122.316

II. Nhu cầu về tài sản 80.505.276.924 127.133.282.205 180.268.759.496

1. Tài sản ngắn hạn 60.835.946.279 97.653.394.481 127.411.835.484

2. Tài sản dài hạn 19.669.330.645 29.479.887.724 52.856.924.012

III. Mức độ bảo đảm nguồn

vốn (I.1-II) -60.257.559.461 -95.915.881.115 -129.803.122.316 IV. Vốn hoạt động thuần

(II.1-I.2) -578.386.818 -1.737.513.366 -2.391.286.832

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2004-2006 của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng)

Bảng 2.6: Bảng phân tích mứcđộ đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy, mức độ bảo đảm nguồn vốn trong cả 3 năm đều âm, chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản. Mức độ bảo đảm về vốn ngày càng có chiều hướng xấu đi. Ta thấy, nguồn tài trợ thường xuyên có chiều hướng tăng, nhưng mức tăng này nhỏ hơn nhiều so với mức tăng của nhu cầu về tài sản. Cụ thể, năm 2006/2005, nguồn tài trợ thường xuyên tăng 19,248,236,090đ (tốc độ tăng là 61,6%), năm 2005/2004 tăng 10,969,683,627đ (tốc độ tăng là 54,1%), trong khi đó nhu cầu về tài sản năm 2006/2005 tăng 53,135,477,291đ (tốc độ tăng là 35%), năm 2005/2004 tăng 46,628,005,281đ (tốc độ tăng là 59,1%). Nguồn tài trợ thường xuyên đã không đảm bảo được nhu cầu về tài sản. Để cụ thể hơn cân bằng tài chính, ta xem xét vốn hoạt động thuần. Vốn hoạt động thuần trong 3 năm đều âm và xu hướng ngày càng xấu đi. Vốn hoạt động thuần âm chứng tỏ tài sản dài hạn lớn hơn nguồn tài trợ thường xuyên, Nguồn tài trợ thường xuyên đã không đảm bảo tài trợ cho tài sản dài hạn. Như vậy, nguồn tài trợ tạm thời đã được tài trợ cho tài sản ngắn hạn và một phần tài sản dài hạn. Phương thức tài trợ này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Công ty đang ở trạng thái mất cân bằng tài chính nghiêm trọng, áp lực thanh toán các khoản nợ vay là rất lớn và tình hình vẫn chưa được cải thiện. Điều này dẫn đến hệ quả là làm cho khả năng thanh toán cũng giảm.

Qua phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho thấy, Công ty đang rất thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh. Cân bằng tài chính của Công ty đang ở mức nguy hiểm, gây khó khăn về dòng tiền, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán. Công ty cần phải xem xét lại phương thức tài trợ của mình, nâng cao vốn chủ sở hữu để cải thiện tình hình.

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 75)