Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 39)

1.2.5.3.1. Ý nghĩa và mục đích phân tích

Bằng việc phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán, đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cung như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán, anh ninh tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, có thể nói, qua phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính.

1.2.5.3.2. Phân tích tình hình thanh toán

Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản Nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Do các khoản nợ phải thu và phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán nên khi phân tích, các nhà phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản nợ phải thu người mua (tiền bán hàng hóa, dịch vụ,…); khoản nợ phải trả người bán (tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ,…).

Chỉ tiêu Ý nghĩa Cách tính

1. Tỷ lệ các khoản Nợ phải thu so với các khoản Nợ phải trả

Phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng

Tỷ lệ các khoản Nợ phải thu so

2. Số vòng quay các khoản phải thu (vòng)

chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay được mấy vòng. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ

Số vòng quay các khoản phải

thu = Tổng số tiền hàng bán chịu / Số dư bình quân các khoản phải thu khách hàng

3. Số vòng quay các khoản phải trả (vòng)

chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả người bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ

Số vòng quay các khoản Phải trả người bán = Tổng số tiền hàng mua chịu/ Số dư bình quân các khoản phải trả người bán

1.2.5.3.3. Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt là lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài chính kém bền vững.

Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; - Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Các chỉ tiêu này đã được trình bày tại phần Đánh giá khái quát tình hình tài chính. Ngoài việc tính toán các chỉ tiêu trên, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu

“Hệ số khả năng thanh toán” sau đây:

Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán = --- Nhu cầu thanh toán

Nếu trị số của chỉ tiêu > 1, chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Trị số của chỉ tiêu “Hệ số

khả năng thanh toán” càng lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp

càng dồi dào và an ninh tài chính càng vững chắc. Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu < 1, doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán. Trị số của chỉ tiêu này càng

nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Khi “Hệ số khả năng

thanh toán” = 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 39)