Doanh thu thuần

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 90)

dịch vụ 43.172.609.800 71,32 22.287.996.009 17,69

2. Giá vốn hàng bán 42.431.601.716 73,45 21.234.510.870 17,49

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 741.008.084 26.78 1.053.485.139 23,10

4. Doanh thu hoạt động tài chính 39.830.826 675,28 349.537.046 88,43

5. Chi phí tài chính 404.746.792 40,23 370.391.523 20,79

Trong đó: Lãi vay phải trả Ngân hàng 404.746.792 40,23 370.391.523 20,79

6. Chi phí bán hàng 58.294.551 12,27 -172.268.148 -47,71

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 292.293.365 22,67 819.462.896 34,13

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 390.429.168 38,94 406.290.391 22,58

9. Thu nhập khác 270.083.790 3.269,36 717.938.595 72,06

10. Chi phí khác 239.841.581 0,00 1.050.410.894 81,41

11. Lợi nhuận khác 30.242.209 366,08 -332.472.299 113,10

12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 55.755.411 525,25 52.963.615 44,38

13. Thuế TNDN 0 0,00 0 0,00

14. Lợi nhuân sau thuế 55.755.411 525,25 52.963.615 44,38

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 của Công ty

cổ phần Cơ điện và Xây dựng)

Bảng 2.9: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ suất này được tính cho cả hai chỉ tiêu là Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu trong 3 năm 2004 – 2006 lần lượt là 0,0175%, 0,064% và 0,0847%. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu các năm đều tăng nhanh chóng, và năm 2006 tỷ suất này cao hơn hẳn so với những năm trước, cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả hơn. Xem xét bảng phân tích Bảng 2.9 ta thấy, tỷ suất này tăng mạnh là do sự tăng

chỉ tăng 71.32 % so với năm 2004 thì lợi nhuận tăng 525,25% so với cùng năm. Tương tự, năm 2006, doanh thu chỉ tăng 17.69% so với năm 2005 thì lợi nhuận lại tăng 44,38% so với cùng năm. Tốc độ tăng doanh thu tuy không nhanh bằng tốc độ tăng của lợi nhuận nhưng quy mô tăng nhiều hơn. Tuy vậy, tỷ suất này còn rất thấp, tỷ suất cho ta thấy một đồng doanh thu chỉ tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận (năm 2004), 0,064đ (năm 2005) và 0,0947đ (năm 2006). Công ty đánh giá tỷ suất này trên hai khía cạnh: tìm hiểu nguyên nhân tăng trưởng nhanh của lợi nhuận và giải thích tại sao tỷ suất này lại thấp.

Trước hết, nguyên nhân tăng nhanh của tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu: năm 2005 doanh thu thuần tăng 43.172.609.800đ tương ứng tốc độ tăng là 71,32% so với năm 2004, năm 2006 doanh thu thuần tăng 22.287.996.009đ tương ứng với tốc độ tăng 17.69% so với năm 2005, đây là nhân tố chính đóng góp cho sự gia tăng của lợi nhuận trong những năm qua. Thêm vào đó, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác cũng tăng với tốc độ nhanh nhưng quy mô nhỏ, cụ thể doanh thu hoạt động tài chính năm 2006/2005 tăng 349.537.046 đ(88,43%), năm 2005/2004 tăng 39.830.826 đ(675,28%); đồng thời lợi nhuận khác năm 2005/2004 tăng 30.242.209 đ(366,08%), năm 2006/2005 lợi nhuận khác có giảm nhưng quy mô nhỏ, và không đáng kể. Những khoản này tăng không làm ảnh hưởng mạnh tới sự gia tăng của lợi nhuận.

Tiếp theo, xem xét nguyên nhân giải thích tại sao tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại thấp. Như đã phân tích ở trên, tỷ suất này còn thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn ở ngân hàng. Nguồn vốn bỏ vào đầu tư chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Dựa vào bảng phân tích 2.9 ta thấy, nguyên nhân chính nằm ở giá vốn hàng bán. Năm 2004, giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ là 95,42% (= 57.769.187.655/60.536.101.278*100) trên tổng doanh thu thuần, lần lượt cho các năm 2005 và 2006 là 96,61% (= 100.200.780.371/103.708.711.078*100) và 96,37% (=121.435.291.241/125.996.707.087*100). Các con số trên cho thấy, tỷ lệ này là rất cao, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty là thấp, vì thông thường tỷ lệ này đối với 1 doanh nghiệp sản xuất thì thường nằm trong khoảng từ 70% - 80%. Ngoài

hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đáng kể. Các khoản chi phí này có chiều hướng tăng nhanh trong 3 năm, tuy tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn hàng bán.

Công ty thực hiện phân tích cụ thể hơn nguyên nhân làm giá vốn hàng ván chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần thông qua việc phân tích chi phí SXKD theo yếu tố như sau:

Yếu tố chi phí Năm 2004 % Năm 2005 % Năm 2006 %

1. Chi phí NVL trực tiếp 8.347.000.000 40 37.059.729.079 74 33.358.459.668 64 2. Chi phí nhân công trực

tiếp 4.142.000.000 20 3.927.149.802 8 5.720.935.479 11 3. Chi phí SX chung và chi phí khác bằng tiền 7.963.000.000 38 9.297.557.767 18 13.256.588.849 25 Chi phí sử dụng máy, khấu hao TSCĐ 321.000.000 2 940.237.615 2 8.359.585.139 16 Tổng 20.773.000.000 100 50.284.436.648 100 52.335.983.996 100

(Nguồn: Bản thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng năm 2004,2005 và 2006)

Bảng 2.10: Bảng chi phí SXKD theo yếu tố của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng các năm 2004, 2005, 2006

Qua thống kê trên, ta thấy yếu tố chi phí NVL chiếm tỷ lệ lớn trong giá vốn hàng bán. Chi phí này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng chi phí. Cụ thể năm 2004, chi phí NVL chỉ chiếm 40% thì năm 2005, 2006 tỷ lệ này lần lượt là 74% và 64% trong tổng chi phí. Điều này có thể thấy NVL chưa được sử dụng thật hiệu quả, nguyên nhân là do hệ thống máy móc SX trong các phân xưởng cơ điện cũ từ những năm 80 chưa vẫn được thay thế, hoặc thay thế chưa đồng bộ. Các máy móc cũ này làm tiêu hao nhiều NVL và đồng thời cũng tiêu hao nhiều điện năng. Công ty đang triển khai kế hoạch đổi mới toàn bộ lại hệ thống máy móc SX, nâng cao hiệu quả SX, kế hoạch này đã triển khai được 2 năm và dần đang mang lại hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chi phí sử dụng máy và khấu hao TSCĐ tăng vọt. Năm 2004, 2005 chi phí sử dụng máy và khấu hao chỉ chiếm có 2% thì năm 2006 chi phí này chiếm đến 16% tổng chi phí. Một nguyên nhân nữa là định mức sử dụng NVL chưa đúng với tình hình thực tế SX, chưa đúng với từng xí nghiệp. Tăng số lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhưng phòng Kế hoạch – Đầu tư

lại chưa đưa ra định mức NVL cho những sản phẩm mới, điều này là một phân nguyên nhân của việc tiết kiêm NVL chưa đem lại kết quả. Nhận biết được tình hình này Công ty đề nghị phòng Kế hoạch – Đầu tư, phòng Kĩ thuật Xây dựng kiểm tra rà soát lại hệ thống định mức của Công ty để lên quy trình xây dựng hệ thống định mức mới phù hợp với tình hình thực tế hơn.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Tỷ suất này trong 3 năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 0,0016%, 0,0064% và 0,0077%. Tỷ suất này cho thấy một đồng giá trị tài sản bình quân chỉ tạo ra 0,0016 đồng lợi nhuận (năm 2004), 0,0064 đ(năm 2005) và 0,0077 đ(năm 2006). Tỷ suất này đánh giá mức độ phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp. Tỷ suất này liên tục tăng trong các năm trở lại đây cho thấy mức phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn, tuy vậy, tỷ suất này còn thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng là do sự tăng mạnh của lợi nhuận. Xem xét cụ thể nguyên nhân ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thấp là do quy mô tăng của lợi nhuận rất thấp so với quy mô tăng của tài sản. Cụ thể, năm 2005, tổng giá trị tài sản bình quân là 103.614.279.656đ trong khi đó lợi nhuận chỉ đạt 66.370.354đ, tương tự năm 2006, tổng giá trị tài sản bình quân là 153,701,020,851 đ trong khi lợi nhuận đạt được chỉ là 119,333,969 đ. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thấp cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa cao. Xem xét tỷ suất này trong mối quan hệ với Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay của tài sản ta thấy, số vòng quay của tài sản năm 2004 là 0,091 vòng (=0,0016/0,0175), năm 2005 là 0,1(=0,0064/0,064) năm 2006 là 0,091 (=0,0077/0,0847). Qua đây có thể thấy, số vòng quay của tài sản trong 3 năm là như sau, như vậy muốn tăng hiệu quả sử dụng tài sản thì Công ty phải tăng được Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất này trong 3 năm 2004, 2005 và 2006 lần lượt là 0,17%, 0,57% và 0,61%. Tỷ suất này cho thấy 100 đồng vốn bỏ ra chỉ sinh ra 0,17 đồng lợi nhuận (2004), 0,57 đ (năm 2005) và 0,61 đ (năm 2006). Tỷ suất này là rất thấp, như trên đã nói là thấp hơn cả lãi suất không kỳ hạn ở ngân hàng, điều này nếu trong các

cần xem xét lại toàn diện các mặt kinh doanh của mình để SXKD hiệu quả hơn, và để làm hài lòng các nhà đầu tư hơn. Tỷ suất này tăng nhanh nhờ mức tăng nhanh của lợi nhuận, tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân. Cụ thể ta thấy, năm 2005, vốn chủ sở hữu bình quân là 11.614.383.810đ, trong khi đó lợi nhuận chỉ đạt 66.370.354đ, tương tự năm 2006 lợi nhuận đạt 119.333.969đ trong khi đó vốn chủ sở hữu bình quân đạt 13.077.462.952đ. Lợi nhuận thấp là nguyên nhận chính làm cho Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp. Như vậy, một lần nữa muốn tăng Tỷ suất này thì Công ty phải tăng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tức là tăng lợi nhuận sau thuế.

Qua việc phân tích trên cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của Công ty chưa cao. Một đồng vốn bỏ ra chưa đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Vấn đề cần làm là tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn vốn bằng cách tiết kiệm chi phí SX, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tinh giảm đội ngũ cán bộ công nhân viên.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO

CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN

VÀ XÂY DỰNG

3.1. Đánh giá thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng điện và Xây dựng

3.1.1. Đánh giá về ưu điểm

Việc lập Báo cáo tài chính đúng quy định, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập, thông tin cung cấp qua hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng thực sự hữu ích với những người sử dụng quan tâm trong và ngoài Công ty. Sau đây là một số ưu điểm của công tác lập Báo cáo tài chính tại Công ty:

* Đội ngũ nhân lực kế toán

Về trình độ nhân lực kế toán: Trình độ lao động kế toán tại Công ty là cao và đồng đều, 100% đều có trình độ cao đẳng và đại học. Tất cả các nhân viên kế toán đều qua đào tạo và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty.Do vậy, khả năng xảy ra sai xót là ít. Việc phân công lao động kế toán thực hiện công tác hạch toán nói chung và công tác lập Báo cáo tài chính nói riêng rất hợp lý. Mỗi nhân viên đều có nhiệm vụ của mình, phù hợp với trình độ từng người, và phụ trách từng phần hành cụ thể. Việc phân công công tác kế toán trong Công ty là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.

* Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty

Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty là phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh. Công ty thực hiện nghiêm túc theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và hệ thống Báo cáo tài chính. Hệ thống

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các chỉ tiêu chi tiết cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính được trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, được tuân theo đúng quy định mà vẫn đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý, cho phân tích Báo cáo tài chính.

* Quy trình lập Báo cáo tài chính

- Việc lập Báo cáo tài chính của Công ty tuân theo những nguyên tắc cơ bản của Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Thời hạn lập và nơi gửi Báo cáo tài chính quý cũng như báo cáo năm của Công ty luôn đúng thời hạn theo quy định của Bộ Tài chính.

- Chất lượng nguồn thông tin kế toán được đảm bảo và được cho là đáng tin cậy. Vì Báo cáo tài chính của Công ty đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập. Chứng từ kế toán được lập theo đúng tuần tự, được phê duyệt của người có thẩm quyền. đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ. Công tác nhập liệu vào phần mềm kế toán được phân công rõ ràng, hợp lý, có sự kiểm tra đối chiếu ngay trong quá trình nhập và kiểm tra đối chiếu định kỳ hàng tháng giữa các nhân viên.

- Các chỉ tiêu được trình bày trên Báo cáo tài chính theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính.

3.1.2. Về nhược điểm

Dưới đây là một số nhược điểm ảnh hưởng đến việc lập Báo cáo tài chính kịp thời, phục vụ cho việc ra quyết định quản lý.

* Phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán Công ty đang sử dụng chưa đáp ứng được yêu cầu lên Báo cáo tài chính. Phần mềm kế toán ANA chưa được cập nhật theo Quyết định 15/2006/QĐ-Báo cáo tài chính ngày 20/03/2006. Mặt khác, Công ty ngoài việc lập Báo cáo tài chính năm mà hàng quý, phải lập Báo cáo tài chính quý. Điều này làm cho việc lập Báo cáo tài chính tốn rất nhiều thời gian. Đặc biệt vào thời điểm cuối niên độ kế toán, điều này làm cho công việc của kế toán tổng hợp trở nên rất nhiều.

* Quy trình lập Báo cáo tài chính

Việc lập Báo cáo tài chính toàn Công ty bắt đầu từ việc lập Bảng cân đối phát sinh toàn Công ty trên cơ sở Báo cáo tài chính năm trước, Bảng cân đối phát

sinh ở Công ty, sổ cái các TK, và Báo cáo tài chính của các chi nhánh. Từ Bảng cân đối phát sinh toàn Công ty, kế toán tổng hợp mới tiến hành lập các báo cáo khác. Mặt khác, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các chi nhánh vẫn chưa được lập, nên kế toán tổng hợp rất khó trong công tác kiểm tra đối chiếu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của toàn Công ty. Như trên đã nói, doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên việc thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được trình bày. Điều này có thể làm ảnh hưởng một phần trong việc nhìn nhận đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp đối với các nhà phân tích.

Về phần doanh nghiệp tự trình bày như các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh năm báo cáo, hay các kiến nghị các năm đều giống nhau. Với mỗi niên độ kế toán, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có những thay đổi, việc trình bày các nhân tố ảnh hưởng quan trọng này cũng giúp các nhà phân tích có những đánh giá chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

3.2. Đánh giá công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng và Xây dựng

3.2.1. Về ưu điểm

Công tác phân tích Báo cáo tài chính ngày cang đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định quản lý cho lãnh đạo Công ty như Ban giám đốc, các cổ đông và cả những người, tổ chức liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nhà cung cấp,… Dưới đây là một số ưu điểm của công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng.

Một phần của tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng (Trang 90)