7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Giải pháp công trình
Nguyên tắc của giải pháp này là tác động vào các nguyên nhân trong cơ chế tai biến, nhƣng không làm thay đổi đột biến môi trƣờng biển ven bờ, hạn
42
chế tối đa khả năng gây ra tai biến do các nhân tố tự nhiên có ảnh hƣởng tới quá trình động lực ven bờ nhƣ dòng chảy, sóng, thủy triều. Các biện pháp cụ thể gồm:
Thứ nhất, tổ chức theo dõi diễn biến xói lở bờ biển, bồi lấp cửa sông về quy mô, cƣờng độ, hƣớng dịch chuyển theo định kì hàng năm, hàng tháng, hàng giờ và không theo định kì với các tình huống bão, lũ xảy ra. Xây dựng cơ sở kiểm soát dữ liệu xói lở theo địa bàn huyện, tỉnh bao gồm bản đồ hiện trạng, bản đồ dự báo, cảnh báo khả năng xói lở, bồi lấp cửa sông. Tất cả các thông tin về xói lở, bồi tụ phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, phải đƣợc phân tích đánh giá tổng hợp trên quan điểm hệ thống để cảnh báo kịp thời và đƣợc lƣu trữ bằng hệ thống thông tin địa lí.
Thông tin cảnh báo, dự báo phải đƣợc thông báo kịp thời đến ngƣời dân và phát lệnh cấp báo những trƣờng hợp khẩn cấp thông qua hệ thống thông tin quản lí, kiểm soát xói lở giữa các cơ quan quản lí, cơ quan nghiên cứu khoa học với cộng đồng dân cƣ.
Thứ hai, điều chỉnh quy hoạch phát triển, trƣớc hết điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo huyện, theo vùng, lãnh thổ. Cần khoanh vùng các khu vực có nguy cơ xói lở với các cấp khác nhau: mạnh, trung bình, yếu... nhằm bố trí hợp lí các tụ điểm dân cƣ, các công trình dân sinh, kinh tế.
Tổ chức di dời dân cƣ ra khỏi những khu vực nguy hiểm dƣới các hình thức di dời vĩnh viễn theo kế hoạch quy hoạch hoặc di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn cấp khi có cấp báo.
Thứ ba, tăng cƣờng công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng trong công tác phòng chống sạt lở bờ, trong đó cần quan tâm đến việc động viên nhân dân bảo vệ cây cối ven sông, phát triển rừng phòng hộ ven biển, không xả chất thải, xây cất nhà cửa lấn chiếm lòng sông, không khai thác cát ven bờ, ven biển, không xây dựng công trình bảo vệ bờ khi chƣa đƣợc sự cho phép của cơ quan chức năng.
43
Hình 3.5: Hội chữ thập đỏ kiểm tra rừng ngập mặn huyện Nga Sơn
(Nguồn: thanhhoa.gov.vn) Thứ tư, khuyến khích cộng đồng tham gia công tác thủy lợi nhƣ nạo vét, khơi thông dòng chảy sông, hồ nhằm vừa đảm bảo yêu cầu tƣới tiêu thoát lũ vừa có tác dụng làm giảm tốc độ dòng chảy và giảm nguy cơ xảy ra xói lở lòng dẫn. Đồng thời cũng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng cơ chế thƣởng phạt đối với ngƣời dân tích cực phòng chống và cố tình gây ra xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông.