Giải pháp phi công trình

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 58)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.2. Giải pháp phi công trình

Các giải pháp công trình có tác động trực tiếp tới các tác nhân gây ra tai biến. Giải pháp này có tác động trực tiếp và làm hạn chế thiệt hại cho các khu vực cụ thể. Các công trình thƣờng tốn kém và đôi khi còn có thể gây ra các hậu quả cho khu vực khác, do đó nhất thiết phải tính toán chi tiết trƣớc khi lựa chọn phƣơng án cụ thể. Thông thƣờng ngƣời ta sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để khắc phục những điểm yếu của mỗi biện pháp, những biện pháp thƣờng đƣợc sử dụng đó là:

Thứ nhất, phòng ngừa từ xa, là việc xây dựng các hồ chứa đa năng trên thƣợng nguồn để điều tiết dòng chảy dƣới vùng hạ lƣu hay cửa sông, cửa biển nhƣ việc xây dựng hồ Bái Thƣợng trên sông Chu vừa có tác dụng điều tiết dòng

44

chảy cho vùng hạ lƣu vừa cung cấp nƣớc tƣới cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của khu vực.

Thứ hai, phân lƣu dòng chảy, tăng độ thông thoáng của hành lang thoát nƣớc ven biển, tránh tình trạng nƣớc chảy quá tập trung trong một khu vực hẹp nằm kề bên các khu dân cƣ và khu kinh tế trọng điểm. Qua hệ thống sông ngòi Thanh Hóa, có thể đẩy mạnh các biện pháp phân luồng lại dòng chảy của hệ thống sông Mã qua các cửa Lạch Sung, Lạch Trƣờng nhằm giảm lƣu lƣợng nƣớc đổ ra cửa Hới gây xói lở và bồi tụ mạnh.

Thứ ba, xây dựng các công trình chặn dòng chảy ven bờ, phá sóng hoặc tiêu năng sóng, hộ bờ trên các đoạn bờ có nguy cơ xói lở, trƣợt lở hoặc bồi tụ cao ở ven bờ.

Hình 3.6: Đoạn đê biển mới được xây dựng tại huyện Tĩnh Gia

(Nguồn: thanhhoa.gov.vn)

Cho đến nay Thanh Hóa mới xây dựng đƣợc 22,2 km đê biển trong tổng số 102 km đƣờng bờ biển ven bờ. Các công trình đòi hỏi kĩ thuật cao nhƣ: kè hộ mái bảo vệ bờ, mỏ hàn chặn dòng ven bờ có tác dụng tiêu năng sóng, tăng cƣờng khả năng chống chịu xói lở bằng sử dụng vải lót kĩ thuật chống thấm, chống trôi, chống trƣợt lở vật liệu... vẫn chƣa đƣợc sử dụng trong việc bảo vệ bờ biển, cửa sông.

45

Nhìn chung các biện pháp công trình cần đƣợc triển khai song song với các biện pháp phi công trình nhằm khai thác tối đa các ƣu điểm của các giải pháp phi công trình và hạn chế các chi phí lớn cho giải pháp công trình.

46

KẾT LUẬN

Vùng bờ biển, cửa sông là một địa hệ tự nhiên kĩ thuật mang tính đa dạng, nhạy cảm cao và luôn luôn biến đổi. Đó là nơi hứng chịu nhiều nhất các thiên tai nhƣ bão, lũ, xói lở - bồi tụ... Mỗi khi có sự thay đổi một hoặc các thành phần trong địa hệ thì sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi của các thành phần khác nhằm thiết lập một cơ chế cân bằng mới.

Bờ biển Thanh Hóa kéo dài 120 km trong đó có 18 đoạn với 19,7 km bờ đã bị xói lở, diễn ra ở cả 6 huyện, Tx ven biển nhƣng với các mức độ khác nhau, Nga Sơn và Tx sầm sơn có diện tích đất đai bồi tụ tại vùng ven biển lớn hơn diện tích xói lở còn Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xƣơng, Tĩnh Gia lại có diện tích đất xói lở ven biển lớn hơn diện tích đƣợc bồi tụ. Thực trạng đó xuất phát từ sự tác động tổng hòa của các yếu tố trong tự nhiên đến vùng ven biển, cửa sông cùng với tác động của con ngƣời thông qua các hoạt động sản xuất và cƣ trú.

Quá trình bồi tụ - xói lở ở vùng cửa sông ven biển là hai mặt của của một quá trình tai biến tự nhiên đã xảy ra tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Nó không chỉ gây thiệt hại về sinh mạng, tiền của, đất đai, tài sản mà còn tác động mạnh đến môi trƣờng sinh thái, ảnh hƣởng đến dân sinh - kinh tế, đe dọa đến sự phát triển bền vững tại vùng ven biển, cửa sông. Trong những năm gần đây dƣới sự tác động thay đổi của các yếu tố ngày càng gia tăng nhƣ sự biến đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng cao, các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời ở vùng ven biển, cửa sông đƣợc đẩy mạnh đã làm cho quá trình xói lở - bồi tụ diễn ra phức tạp cả về quy mô và cƣờng độ. Do vậy để phòng tránh có hiệu quả thiên tai xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa cần tiến hành đồng bộ và toàn diện các giải pháp từ tầm vĩ mô đến vi mô, cả trực tiếp và gián tiếp, cả các giải pháp công trình và phi công trình, phù hợp với từng đoạn bờ, cửa sông cụ thể.

Với lợi thế về đƣờng bờ biển kéo dài, vùng biển rộng lớn Thanh Hóa cần phát huy tối đa các lợi thế về biển, phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Bên cạnh đó công tác phòng chống thiên tai cũng đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng hƣớng, đặc biệt là các tai biến nguy hiểm nhƣ xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông

47

để tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ và cả nƣớc nói chung.

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên biển Đông, năm 1996, NXB đại học quốc gia Hà Nội.

2. Báo cáo Tình hình thực hiện công tác quản lí và bảo vệ môi trường năm 2010 tỉnh Thanh Hóa - Sở TNMT, năm 2010.

3. Nguyễn Biểu, Đặc điểm địa chất miền Trung Việt Nam, năm 2008, NXB Đà Nẵng.

4. Cục thống kê Thanh Hóa, Niên giám thống kê 2010.

5. Nguyễn Văn Cƣ, phạm Huy Tiến, Sạt lở bờ biển miền Trung Việt Nam, năm 2003, NXB khoa học và kỹ thuật.

6. Dự án độc lập cấp nhà nƣớc KHCN - 5A, Nghiên cứu dự báo phòng chống sụt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, năm 2000.

7. Nguyễn Dƣợc, Sổ tay thuật ngữ địa lí, năm 2008, NXB giáo dục

8. Đỗ Thị Minh Đức, Nghiên cứu sự hình thành và biến đổi quá trình bồi tụ và xói lở ở đới ven biển Thái Bình - Nam Định, năm 2007, Luận văn tiến sỹ địa chất, trƣờng đại học Mỏ - Địa Chất Hà Nội.

9. Trịnh Thế Hiếu, Hiện trạng và sự báo sự biến động bờ biển và cửa sông ven biển Việt Nam, năm 2007, Tuyển tập báo cáo hội nghị 60 năm địa chất Việt Nam.

10. Vũ Tự Lập, Địa Lí tự nhiên Việt Nam, năm 2011, NXB đại học sƣ phạm.

11. Phạm Văn Ninh, Lê Xuân Hồng, Hiện trạng nghiên cứu xói lở bờ biển huyện Hải Hậu, năm 2005, Báo cáo hội thảo bồi tụ - xói lở ven bờ Việt Nam.

12. Nguyễn Văn Phái, Địa mạo khu bờ biển Trung Bộ, năm 1996, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.

13. Phạm Đức Tiến, Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh, năm 2005, NXB khoa học kĩ thuật.

49

14. Lê Phƣớc Trình, Bùi Hồng Long, Trịnh Thế Hiếu, Nghiên cứu quy luật và dự đoán xu thế bồi tụ - xói lở vùng ven biển và cửa sông Việt Nam, năm 2000, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN - 06.08.

15. Trần Hữu Tuyên, Nghiên cứu quá trình bồi tụ, xói lở ở đới ven biển Bình Trị Thiên và kiến nghị các giải pháp phòng chống, năm 2003, Luận án tiến sỹ địa chất trƣờng đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 58)