Công trình giao thông thủy lợi

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 48)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2.6. Công trình giao thông thủy lợi

Các công trình điều tiết nƣớc trên thƣợng nguồn các con sông đã làm giảm đáng kể lƣợng bùn cát vận chuyển về hạ lƣu bồi đắp cho vùng cửa sông, ven biển, gây thiếu hụt lƣợng trầm tích hằng năm bổ sung cho vùng ven biển và cửa sông dẫn đến hiện tƣợng bờ bị xói lở. Đối với các sông của Thanh Hóa do lƣợng bùn cát hàng năm đổ về vùng cửa sông không lớn nên khi có các công trình điều

41

tiết nƣớc ở thƣợng nguồn, lƣợng nƣớc trong mùa cạn giảm đi đáng kể không đủ động năng để khơi thông luồng cửa sông đã tạo điều kiện cho sóng, dòng chảy, sóng ven bờ gây bồi lấp cửa sông.

Một số công trình giao thông (cầu, cống) và công trình thủy lợi tƣới tiêu vùng cửa sông, ven biển (cống thoát nƣớc, kè dẫn dòng) các hệ thống kênh đào và mƣơng máng tƣới tiêu, các đập và hồ chứa nƣớc đầu nguồn đã làm ảnh hƣởng tới dòng chảy trên sông và lƣợng vận chuyển bùn cát ra bờ biển gây nên hiện tƣợng xói lở cục bộ ở vùng cửa sông, ven biển. Qua điều tra ở khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy nhiều công trình giao thông, thủy lợi ở khu vực nghiên cứu mới đƣợc xây dựng đã ảnh hƣởng đáng kể đến diễn biến vùng ven biển, cửa sông. Chẳng hạn nhƣ:

Đập sông Bạng đã gây xói lở các xã ven biển của huyện Tĩnh Gia nhƣ: Hải Thanh, Hải Bình. Trƣớc kia chƣa có đập Cống Bạng, cửa sông đƣợc mở rộng và sâu trung bình 5 m, thuyền bè ra vào thuận lợi, sau khi xây dựng Cống Bạng (1978), cửa sông bị bồi lấp và thu hẹp lại, độ sâu lòng cửa sông giảm xuống chỉ còn 2 m. Hiện tƣợng xói lở bờ của các xã ven biển đã xảy ra nghiêm trọng, làm thiệt hại nhiều tài sản và nhà cửa của nhân dân. Xói lở đã cƣớp đi một số làng ven biển có số dân trên 200 hộ. Nhân dân các xã trong huyện đã kiến nghị dỡ bỏ Cống Bạng và tình trạng cửa sông đã trở về nhƣ cũ.

Một số nơi khác khi có công trình thủy lợi cũng đã gây xói lở bờ nhƣ: bờ biển Hoàng Yến (Hoằng Hóa), bờ biển Quảng Tiến (Tx Sầm Sơn) bị xói lở từ khi có ghềnh Hới đƣợc xây dựng.

Ảnh hƣởng của hệ thống sông đào và mƣơng máng tƣới tiêu đến hiện tƣợng xói lở bờ biển không lớn lắm, song cũng cần quan tâm. Khi chƣa mở cửa sông Hoàng và sông Lý (Quảng Xƣơng) đổ vào hạ lƣu sông Yên thì bờ biển Hải Châu (Tĩnh Gia) không hề xảy ra xói lở nhƣ ngày nay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)