7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.2.3. Quai đê lấn biển, khai hoang nông nghiệp
Khai hoang nông nghiệp các vùng đất bồi cửa sông, ven biển là truyền thống lâu đời của nhân dân ta, trong đó có tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là một phần
39
của huyện Nga Sơn cùng với huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đƣợc hình thành do quai đê lấn biển hoàn toàn.
Việc khai hoang nông nghiệp ở các vùng cửa sông châu thổ, đất dễ cải tạo, hệ sinh thái vùng cửa sông ít bị suy giảm. Tuy nhiên không phải vùng đất bồi nào cũng có thể khai hoang nông nghiệp, bởi sự ổn định của các bãi bồi phụ thuộc rất nhiều vào chu kì biến đổi của các yếu tố khí tƣợng - thủy văn và quy luật thành tạo của các cửa sông. Nếu chúng ta không có một cơ sở khoa học chắc chắn về cơ chế thành tạo và quy luật biến động của chúng thì khi khai thác sẽ gặp phải những bất lợi to lớn. Việc quai đê lấn biển thiếu khoa học dễ gây ra mất cân bằng cán cân bùn cát - phù sa bên cạnh đó việc xây dựng các hồ chứa nƣớc với diện tích rất lớn để tƣới nƣớc cho các khu khai hoang chủ yếu là các lạch triều bị chặn đắp lại cùng với khu bị khai hoang nông nghiệp. Diện tích đất khai hoang nông nghiệp lại đƣợc khoanh đắp chủ yếu trên các bãi triều cao thuộc đới bồi tụ ngƣng kết - kết bông lúc triều cao và một phần diện tích lạch triều đi cùng. Khai hoang nông nghiệp, xây dựng các đồng ruộng và hồ chứa để sản xuất nông nghiệp đã biến một phần của vùng cửa sông thuộc hệ sinh thái biển thành hệ sinh thái đồng ruộng. Nƣớc triều hằng ngày không đƣợc trao đổi với các khu khai hoang nông nghiệp dẫn đến sự trao đổi nƣớc giữa biển và đất liền trở nên khó khăn, chế độ dòng chảy của vùng cửa sông bị thay đổi, gây xói lở lòng dẫn và các bãi bồi ven biển, cửa sông.
Ngành nông nghiệp có vai trò và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa, trong đó phải kể đến những cánh đồng chuyên sản xuất lƣơng thực và hoa màu ở Hoằng Hóa và Quảng Xƣơng, cánh đồng cói ở huyện Nga Sơn. Tổng diện tích lƣơng thực có hạt năm 2010 là 338 nghìn ha, với năng suất đạt 42 tạ/ha.
Bên cạnh việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, khu vực cũng phát triển hệ thống mƣơng máng, lòng dẫn nội đồng và mở rộng diện tích ra phía các bãi bồi. Hơn nữa lƣợng cát bùn vận chuyển ra các dòng sông cũng góp phần tác động đến các quá trình bồi tụ khu vực cửa sông.
40