Kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 30)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2. Kinh tế

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế Thanh Hóa đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn cao và ổn định. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 ƣớc đạt 11,3% cao hơn so với giai đoạn 2001 - 2005 (9,1%) và cao hơn mức trung bình của cả nƣớc. Tổng GDP năm 2010 gấp 1,7 lần năm 2005. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 810 USD. Giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thủy sản bình quân hàng năm tăng 2,7%, từ năm 2006 sản lƣợng lƣơng thực hằng năm luôn đạt trên 1,5 triệu tấn. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp gấp hơn 2,1 lần so với năm 2005. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp xây dựng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,9%.

Dịch vụ phát triển đa dạng, có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng. Giá trị tăng thêm bình quân hàng năm tăng 12,3%. Thƣơng mại phát triển theo hƣớng ngày càng văn minh, thuận tiện. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hàng năm tăng 22,66%. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng ngày càng tăng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, khai thác phát huy đƣợc những lợi thế của tỉnh và đáp ứng đƣợc những yêu cầu của thị trƣờng. Trong 5 năm (2006 - 2010): Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu GDP đã giảm từ 32,3% xuống 24,1%. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 34,6% lên 41,5%. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 33,1% lên 34,4%. Trong nội bộ của từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực:

22

tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp và tỷ trọng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng cao...

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ từng bƣớc đƣợc chuyển dịch theo hƣớng hình thành các vùng động lực tăng trƣởng, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.

Nền kinh tế Thanh Hóa đƣợc huy động vốn cho đầu tƣ phát triển khá cao, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng đƣợc tăng cƣờng: từ (2006 - 2010) nguồn vốn đầu tƣ đạt 883.150 tỷ đồng. Kết quả đầu tƣ làm tăng nhanh năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm mới, giá thành rẻ và thu hút thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa - xã hội có những chuyển biến quan trọng, an sinh xã hội đƣợc chăm lo, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện. Quốc phòng an ninh đƣợc tăng cƣờng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội cho vùng duyên hải ven biển nói riêng và toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung .

Đối với vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực trực tiếp nghiên cứu gồm 6 huyện, Tx (Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tx Sầm Sơn, Quảng Xƣơng, Tĩnh Gia) với diện tích 1173,9 km2, dân số khoảng 1,1 triệu ngƣời (2010), chiếm 10,8% diện tích và 13,7% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số đạt 937 ngƣời/km2

.

Đây là vùng có ƣu thế về phát triển thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Mạng lƣới giao thông vận tải đƣờng bộ và đƣờng sắt đều thuận lợi cho việc giao lƣu với các vùng khác trong tỉnh, các tỉnh khác và các nƣớc bên ngoài. Nơi đây có điều kiện để xây dựng cảng nƣớc sâu Nghi Sơn gắn với sự phát triển khu công nghiệp tập trung.

Năm 2009 vùng ven biển Thanh Hóa đã đóng góp 18,8% vào GDP của toàn tỉnh. Các ngành sản xuất chính nhƣ: chăn nuôi thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng. Trong tƣơng lai sẽ hình thành nên các vùng lúa

23

cao sản ở Hoằng Hóa, Quảng Xƣơng, vùng chuyên canh lạc ở cả 5 huyện, vùng tập trung đay, cói ở huyện Nga Sơn. Phát triển đàn lợn theo hƣớng nạc hóa, chăn nuôi vịt truyền thống, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản mà trọng tâm là nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Về công nghiệp xây dựng: Xây dựng khu công nghiệp tập trung Nghi Sơn - Tĩnh Gia chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản, cơ khí đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền gắn với cảng nƣớc sâu.

Có thể thấy rằng bên cạnh việc khai thác các nguồn lợi kinh tế từ biển, các huyện, Tx ven biển tỉnh Thanh Hóa cũng cần xây dựng chính sách, biện pháp phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là tai biến xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông.

24

CHƢƠNG III: HIỆN TRẠNG XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN, CỬA SÔNG TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)