Tình hình xói lở bồi tụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa (Trang 30 - 58)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1. Tình hình xói lở bồi tụ

Bờ biển Thanh Hóa chạy dọc theo hƣớng Bắc - Nam, gần nhƣ thẳng với hƣớng của sóng, gió và vật chất cấu tạo bờ chủ yếu là cát, cát pha kéo dài 102km nên quá trình xói lở diễn ra khá mạnh mẽ.

Theo kết quả điều tra, khảo sát và tổng hợp báo cáo từ các địa phƣơng cùng với kết quả phân tích trên bản đồ cho thấy xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông ở ven biển tỉnh Thanh Hóa từ năm 1940 trở về trƣớc không hề xảy ra, trong khoảng những năm 1940 - 1950 xói lở đã xảy ra ở một số đoạn bờ biển nhƣng tốc độ xói lở không lớn. Từ những năm 1960 trở lại đây xói lở bờ biển diễn ra khá phổ biến, hầu nhƣ trên khắp dải ven biển của các huyện, Tx đều xảy ra hiện tƣợng này. Diễn biến hình thái bờ biển Thanh Hóa phần lớn tập trung vào các đoạn bờ lân cận, các cửa sông và các vị trí có sự chênh lệch tƣơng đối lớn về độ cao giữa thềm lục địa vùng đất liền và vùng biển.

Hình 3.1: Xói lở bờ biển Tx Sầm Sơn

25

Trong thời gian gần 10 năm trở lại đây hiện tƣợng xói lở của dải bờ biển tỉnh Thanh Hóa diễn ra rất phức tạp, xảy ra ở nhiều nơi và gây hậu quả rất nghiêm trọng, cho đến nay có tới 22 đoạn bờ bị xói lở với chiều dài là 19,7 km. Nhƣ vậy cứ trung bình cứ 6 km là lại có một đoạn bị xói lở và tổng chiều dài đoạn bờ biển bị xói lở chiếm 19,3% tổng chiều dài đƣờng bờ biển của toàn tỉnh, có 6 huyện, Tx ven biển trong đó có 18 xã đang bị xói lở.

Bảng 3.1: Xói lở bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa

STT Địa Danh Năm xói lở Vị trí (bờ biển, cửa sông) Số đoạn bị xói lở Chiều dài bị xói lở (km) Tốc độ xói lở trung bình năm (m/n) Huyện, Tx Xã

1 Nga Sơn Nga Điềm 1985 cửa Lạch

sung 1 0,3 3,6 2 Hậu Lộc Hƣng Lộc 1993 bờ biển 1 0,5 28,6 3 Ngƣ Lộc 1976 bờ biển 1 0,5 33,3 4 Đa Lộc 1996 bờ biển 1 0,3 7,5 5 Hòa Lộc 1968 bờ biển 3 1,2 3,3 6 Hoằng Hóa Hoằng

Thanh 1973 bờ biển toàn bộ 2,0 29,6

7 Hoằng Phong 1961 bờ biển 11 1,2 21,5 8 Hoằng Phụ 1997 bờ biển 2 1,0 33,3 9 Hoằng Trƣờng 1995 bờ biển, cửa Lạch Trƣờng 1 2,5 2,0

10 Sầm Sơn Quảng Cƣ 2013 bờ biển, cửa

Hới 1 0,4 20

11

Quảng Xƣơng

Quảng Thái 1980 bờ biển 1 0,4 25

12 Quảng Đại 1985 bờ biển, cửa

sông toàn bộ 1,3 12,5

13 Quảng Vinh 1996 bờ biển 1 1,0 40

14 Quảng Hải 1950 bờ biển 1 1,8 4

15

Tĩnh Gia

Tân Dân 1986 bờ biển 1 2,8 2,1

16 Hải Bình 1992 bờ biển 1 1,0 12,5

17 Hải Châu 1985 bờ biển, cửa

Lạch Ghép 2 1,0 13,3

18 Hải Thƣợng 1982 bờ biển 2 0,5 1,6

26

- Tốc độ xói lở lấn sâu vào đất liền tính theo trung bình năm khá lớn và chia thành 4 cấp:

+ Yếu: có tốc độ lấn sâu vào bờ trung bình <5 m/năm, chiếm 42,6%.

+ Trung bình: có tốc độ lấn sâu vào bờ trung bình 5 - 15 m/năm, chiếm 18,3%

+ Nhanh: có tốc độ lấn sâu vào bờ trung bình 15 - 30 m/năm, chiếm 22,8%. + Rất mạnh: có tốc độ lấn sâu vào bờ trung bình >30 m/năm, chiếm 12,7%. Nhƣ vậy tốc độ xói lở, lấn sâu vào bờ trung bình trên 15 m/năm chiếm tới 35,5%. Từ năm 1950 mới xuất hiện xói lở đầu tiên tại bờ biển Quảng Hải (Quảng Xƣơng) đến nay tai biến xói lở bờ biển, cửa sông đã xuất hiện dọc ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Mức độ xói lở lấn sâu vào lục địa (bờ bị xói lở tính từ khi bắt đầu đến nay), có thể chia làm 4 cấp:

+ Yếu: bờ bị xói lở <50 m, chiếm 7,1%.

+ Mạnh: bờ bị xói lở 101 - 200 m, chiếm 38,1%. + Rất mạnh: bờ bị xói lở >200 m, chiếm 26,9%.

Mức độ lấn sâu vào đất liền từ trƣớc đến nay trên 100 m chiếm 65%, khu vực bị lấn sâu vào đất liền lớn nhất là: Tân Dân (Tĩnh Gia), Hoằng Trƣờng, Hoằng Thanh (Hoằng Hóa).

- Quá trình xói lở diễn ra khá mạnh trong giai đoạn hiện nay, phân tích từng thời kì ta có thể thấy: + Từ 1930 - 1949: không có + Từ 1950 - 1959: có 1 đoạn, chiếm 9,1%. + Từ 1960 - 1969: có 4 đoạn, chiếm 12,2%. + Từ 1970 - 1979: có 2 đoạn, chiếm 12,7%. + Từ 1980 - 1989: có 8 đoạn, chiếm 32,0%. + Từ 1990 - 2013: có 8 đoạn, chiếm 34,0%.

Hiện trạng xói lở ở mỗi huyện, Tx lại xảy ra với các mức độ khác nhau, nơi xảy ra quá trình xói lở mạnh nhất là bờ biển Hoằng Hóa (5 đoạn), Tĩnh Gia (6 đoạn), Quảng Xƣơng (3 đoạn), Hậu Lộc (6 đoạn)... Tai biến này thƣờng

27

xuyên đe đọa các công trình đê biển, khu dân cƣ, gây nguy cơ ngập úng và nhiễm mặn, đe dọa mất an toàn lƣơng thực cho nhiều huyện ven biển, ảnh hƣởng không nhỏ đến an toàn dân cƣ và sự phát triển kinh tế của cả 6 huyện, Tx ven biển tỉnh Thanh Hóa.

3.1.1.1. Nga Sơn

Nằm ở duyên hải phía bắc tỉnh Thanh Hóa với đƣờng bờ biển kéo dài khoảng 20 km. Bờ biển, cửa sông Nga Sơn bị biến động khá mạnh do sự tác động của hệ thống sông ngòi và các hoạt động kinh tế của con ngƣời.

Quá trình bồi tụ và xói lở diễn ra xen kẽ và ngày càng phức tạp, trên quy mô lớn. Thêm vào đó tác động của con ngƣời bằng việc quai đê lấn biển để đƣa các vùng đất bãi bồi và bãi nông vào sử dụng đã làm cho tình trạng xói lở - bồi tụ diễn biến phức tạp hơn. Nếu quy ƣớc coi những vùng bồi tụ tự nhiên cùng với những vùng con ngƣời đã quai đê để sử dụng đất lấn nƣớc và gọi là bồi tụ thì vùng bồi tụ của Nga Sơn sẽ có diện tích lớn nhất trong các huyện, Tx ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Sau hơn 50 năm mà vùng ven biển của huyện Nga Sơn đã có tới 263,4 ha đất đƣợc bồi đắp nhƣng chủ yếu ở vùng sình lầy ngập mặn, đất bị xâm nhập mặn có giá trị dinh dƣỡng không cao chỉ có thể sử dụng vào việc phát triển nuôi trồng thủy sản và trồng đay, cói. xu thế bồi tụ này vẫn tiếp tục đƣợc tiếp diễn cho đến ngày nay.

Cùng với xu thế bồi tụ, quá trình xói lở cũng diễn ra khá mạnh tại bờ phía nam cửa Lạch Sung, nhất là thời kì trƣớc năm 1965 xu thế trội là xu thế xói lở và cho đến các thời kì sau xói lở chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhỏ, điều này xuất hiện vào năm 1985 có 0,3 km bờ bị xói lở hoàn toàn.

3.1.2.2. Hậu Lộc

Bờ biển thuộc địa phận huyện Hậu Lộc với chiều dài khoảng 15 km là đoạn bờ biển nằm giữa 2 cửa sông lớn, đó là cửa Lạch Sung ở phía bắc và cửa lạch Trƣờng ở phía nam. Cùng với Nga sơn ven biển Hậu Lộc cũng là một vùng đất mới đƣợc hình thành trong quá trình bồi tụ với thành phần cơ bản là cát bùn. Quá trình bồi tụ lấn biển tuy không lớn nhƣng điều này còn đƣợc minh chứng bởi sự xuất hiện của các hòn đảo ven bờ nhƣ: Hòn Nẹ, hòn Sục...

28

Hình 3.2: Bãi bồi mới được hình thành

(Nguồn: thanhhoa.gov.vn)

Xói lở bờ biển đã từng xuất hiện khiến cho 2,5 km đƣờng bờ bị xói tại 4 xã: Đa Lộc, Hƣng Lộc, Ngƣ Lộc và Hòa Lộc trong đó xã Hƣng Lộc và Ngƣ Lộc có tốc xói lở hàng năm nhanh nhất.

Sự uốn khúc của phía nam sông Lèn cùng với phía bắc cửa sông Lạch Trƣờng khiến cho 2 xã Hòa Lộc và Hƣng Lộc không trực tiếp giáp biển nhƣng quá trình xói lở vẫn xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng và những năm 1968 và 1993.

3.1.3.3. Hoằng Hóa

Ven biển Hoằng Hóa có chiều dài khoảng 22 km chạy dọc theo hƣớng Bắc - Nam, nằm kẹp giữa cửa Lạch Trƣờng và cửa Hới. Hiện tƣợng xói lở thƣờng xảy ra vào thời gian hoạt động của gió mùa Đông Bắc, tác dụng gần nhƣ vuông góc với đƣờng bờ biển, tạo ra trƣờng sóng tập trung vào hƣớng Đông, Đông Bắc kết hợp với chế độ bán nhật triều đều tạo nên áp lực sóng lớn và dòng chảy sóng có tốc độ cao đã đẩy bùn cát ven bờ ra ngoài khơi. Dải ven biển ở khu vực này có đƣờng bờ biển bị chia cắt mạnh còn do các cửa sông lớn đổ ra biển. Quá trình thủy động lực chịu tác động mạnh mẽ của cả sông lẫn biển càng góp phần đẩy nhanh quá trình biến động hình thái đƣờng bờ.

29

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy Hoằng Hóa là huyện chịu xói lở bờ biển mạnh nhất trong các huyện, Tx ven biển của tỉnh Thanh Hóa với 7,6 km đƣờng bờ bị phá hủy. Đặc biệt là tại cửa Lạch Trƣờng xảy ra xói lở - bồi tụ theo quy luật bên xói - bên bồi. Nếu trƣớc đây ở phía Bắc cửa Lạch Trƣờng (Hậu Lộc) bị xói lở còn phía nam cửa Lạch Trƣờng (Hoằng Hóa) đƣợc bồi tụ thì trong những năm gần đây quá trình xói lở diễn ra ở cả hai bên bờ. Điều này đƣợc ghi nhận vào năm 1997 xảy ra tại xã Hoằng Trƣờng khiến cho 2,5 km đƣờng bờ bị xói lở.

Đối với xã Hoằng Thanh, Hoằng Phong và Hoàng Phụ tuy chiều dài đoạn bờ biển bị xói lở không lớn nhƣng tốc đội xói lở trung bình hàng năm lại khá nhanh, trung bình 18 m/năm.

3.1.1.4. Sầm Sơn

Nằm ở phía Nam cửa Hới - cửa sông chính của hệ thống sông Mã nên quá trình bồi tụ và xói lở luôn diễn ra đan xen nhau. Trƣớc đây chỉ diễn ra xu thế bồi tụ là chính cho đến năm 2013 sau cơn bão số 6 đổ bộ vào miền Trung, tác động trực tiếp đến ven biển tỉnh Thanh Hóa trong đó có Tx Sầm Sơn, khiến cho bờ biển xã Quảng Cƣ bị xói lở với chiều dài 0,4 km. Mặc dù Tx Sầm Sơn đƣợc ƣu tiên trong việc phòng chống thiên tai để phục vụ cho các hoạt động du lịch diễn ra thƣờng xuyên và liên tục nhƣng hệ thống rừng phi lao chắn sóng ven bờ và một số đoạn đê biển đã đƣợc xây dựng chƣa thực sự phát huy hiệu quả.

Hình 3.3: Đê biển xã Quảng Cư bị phá hủy sau bão

30

Để nâng cao hiệu quả công tác giảm thiểu tai biến tự nhiên, đặc biệt là tình trạng xói lở UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề ra kế hoạc xây dựng và tu bổ hệ thống đê biển, trƣớc hết là ƣu tiên vùng xói lở mạnh trong đó có Tx Sầm Sơn vào năm 2010 nhƣng do những hạn chế về kinh phí cho nên đề án vẫn chƣa đƣợc thực hiện.

Bên cạnh hoạt động xói lở bờ biển thì quá trình bồi tụ cũng diễn ra khá nhanh, tuy chỉ bằng 1/10 khả năng bồi tụ của huyện Nga Sơn. Nhƣng hàng năm các bãi bồi ở phía nam cửa Hới vẫn liên tục đƣợc mở rộng tạo thành các bãi đất mới có thể phục vụ cho các hoạt động kinh tế ở địa phƣơng.

3.1.1.5. Quảng Xương

Kéo dài từ phía nam Tx Sầm Sơn đến cửa Lạch Ghép đƣờng bờ biển huyện Quảng Xƣơng tƣơng đối ổn định, và có sự bồi tụ chậm. Tại cửa Lạch Ghép sự bồi tụ xảy ra mạnh mẽ kèm theo xói lở do sông có hiện tƣợng bị đổi dòng và thu hẹp diện tích ở phía trong nên vẫn xảy ra quy luật bên xói - bên bồi, làm cho xã Quảng Nham nằm giữa biển và cửa sông. Vùng bãi bồi cao phát triển thành bãi ổn định còn vùng bờ bãi bồi thấp thƣờng ít ổn định và biến động theo mùa. Các bãi bồi đôi khi lại hình thành và phát triển xen kẽ với các vùng bị xói lở.

Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu bờ biển Quảng Xƣơng là nơi xảy ra xói lở đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa từ năm 1950 đến nay đã có 4 đoạn bờ bị xói với chiều dài 4,5 km tại các xã: Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Thái, đặc biệt là xã Quảng Vinh hàng năm biển lấn sâu vào đất liền với tốc độ 40 m/năm đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của dân cƣ.

3.1.1.6. Tĩnh Gia

Bờ biển Tĩnh Gia nằm ở phía nam của Lạch Ghép với các bãi cát dài, dãy núi chạy dài ăn sát ra biển. Đây cũng là huyện có đƣờng bờ biển kéo dài nhất của tỉnh Thanh Hóa và chịu sự tác động của cửa sông Lạch Ghép và cửa sông Bạng.

Từ phía nam cửa Bạng đến đảo Nghi Sơn đƣờng bờ đƣợc bồi tụ lấn dần ra biển và có xu hƣớng nối liền đảo với đất liền, diện tích đƣợc bồi tụ ở đây đƣợc sử dụng làm những cánh đồng muối. Còn bờ bị xói lở ban đầu chỉ thấy tại xã

31

Hải Thƣợng vào năm 1982 sau đó xuất hiện phổ biến tại các xã: Hải Châu, Tân Dân, và Hải Bình với tổng chiều dài bị xói khoảng 5,3 km chỉ đứng sau huyện Hoằng Hóa, tốc độ xói lở hàng năm khoảng 10 m/năm.

Khu kinh tế Nghi Sơn, đặc biệt là cảng nƣớc sâu Nghi Sơn đóng vai trò quan trọng đối với huyện Tĩnh Gia trong mọi hoạt động giao lƣu kinh tế, tai biến xói lở - bồi tụ cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến mọi hoạt động của các luồng lạch, cảng biển, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn tàu thuyền rất cao. Mặt khác trong vài năm trở lại đây xuất hiện những đàn cá voi bị mắc cạn và chết trôi dạt vào bờ biển Tĩnh Gia ngày càng nhiều. Chính sự bồi tụ và xói lở diễn ra quá nhanh dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng địa hình khu vực ven biển khiến cho các loài động vật trong tự nhiên khó có thể nhận thấy đƣợc, môi trƣờng sống của chúng bị đe dọa trong đó có loài các voi quý hiếm ở vùng biển Thanh Hóa.

3.1.2. Tương quan về xói lở và bồi tụ

Xói lở và bồi tụ đang diễn ra dọc bờ biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa, chúng có mối quan hệ tƣơng tác với nhau. Nhiều vùng bờ đang đƣợc bồi tụ nhƣng ngƣợc lại có vùng lại đang bị xói lở, tổng diện tích đất xói lở theo tính toán lớn hơn đất bồi tụ 57,2 ha. Mức độ bồi tụ - xói lở ở mỗi huyện đều không giống nhau.

Bảng 3.2: Diện tích bồi tụ - xói lở khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa

STT Huyện, Tx Diện tích bồi (ha) Diện tích xói lở

(ha) 1 Nga Sơn 263,4 71,8 2 Hậu Lộc 60,1 204,4 3 Hoằng Hóa 205,1 256,9 4 Sầm Sơn 158,8 36,8 5 Quảng Xƣơng 115,6 144,4 6 Tĩnh Gia 159,4 305,2

32

Hiện nay ở cửa sông ven biển Thanh Hóa hiện tƣợng xói lở vẫn chiếm ƣu thế so với hiện tƣợng bồi tụ, 4/6 huyện ven biển đều có diện tích đất bị xói lở lớn hơn diện tích đƣợc bồi tụ, đó là Hậu Lộc (gấp 3,4 lần), Tĩnh Gia (gấp 1,9 lần), Hoằng Hóa (gấp 1,3 lần), Quảng Xƣơng (gấp 1,2 lần). Chỉ có 2 huyện, Tx diện tích bồi tụ lớn hơn diện tích xói lở: Nga Sơn (gấp 3,7 lần), Tx Sầm Sơn (gấp 4,3 lần). Một số huyện có diện tích xói lở và bồi tụ đều cao nhƣ: Hoằng Hóa, Quảng Xƣơng và Tĩnh Gia.

Nga Sơn và Tx Sầm Sơn có diện tích đất bồi tụ lớn hơn diện tích xói lở do chịu ảnh hƣởng trực tiếp của hệ thống sông ngòi: Nga Sơn đƣợc bồi tụ bởi sông Đò Lèn và sông Đáy (Ninh Bình) hàng năm lấn ra biển từ 80 – 100 m, còn Tx Sầm Sơn lại đƣợc bồi tụ chủ yếu bởi hệ thống Sông Mã và Sông Chu có khả năng bồi lấp lấn biển chậm hơn.

3.2. Nguyên nhân xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông

Xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông là một quá trình tự nhiên phức tạp, là hậu quả tƣơng tác giữa rất nhiều yếu tố. Khi phân tích nguyên nhân gây ra xói lở -

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông tỉnh thanh hóa (Trang 30 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)