Thế giới nhân vật đại diện cho khát vọng tình yêu và khát vọng giải phóng cái tôi cá nhân tư sản của thời đạ

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx (Trang 68 - 72)

II. Cốt truyện

I.1.Thế giới nhân vật đại diện cho khát vọng tình yêu và khát vọng giải phóng cái tôi cá nhân tư sản của thời đạ

cái tôi cá nhân tư sản của thời đại

Julie hay nàng Héloise mới gồm 4 nhân vật đại diện cho khát vọng tình yêu, khát

vọng giải phóng cái tôi cá nhân tư sản của thời đại đó là Julie, Saint-Preux, Claire, tôn ông Édouard. Julie, Claire, Édouard là những người thuộc tầng lớp quý tộc cao quý nhưng lại là những người bạn tốt của Saint-Preux - một người trí thức tư sản thuộc đẳng cấp thứ ba, bởi giữa họ cùng chung một quan điểm tiến bộ về tình yêu.

Julie hay nàng Héloise mới là một tiểu thuyết bằng thư kể lại mối tình say đắm của

Julie - một cô gái con nhà quý tộc được nuôi dạy từ bé trong khuôn phép gia đình với Saint-Preux - một thanh niên nghèo thuộc vào những nấc thang cuối cùng của xã hội, không nhà cửa, không người thân thích. Thế kỷ XVIII là thế kỷ của những tư tưởng tự do, bình đẳng. Tầng lớp bình dân trong dẳng cấp thứ ba là tầng lớp mới đại diện của xã hội. Việc đưa nhân vật Saint-Preux vào vị trí nhân vật chính là một tư tưởng cách tân của thế kỷ trong văn học. Điều đó phù hợp với thực tế lịch sử của

thế kỷ, đồng thời vẫn là phù hợp với cuộc sống xưa nay. Tình yêu đâu phải chỉ dành riêng cho tầng lớp thượng lưu. Ai cũng đều có quyền yêu. Tình yêu là thiêng liêng đối với mỗi con người. Sau Rousseau, Schiller, Goethe cũng đưa tầng lớp bình dân vào tác phẩm, trở thành nhân vật chính của truyện. Luise - con gái một nhạc sĩ bình dân; Werthers - một chàng thanh niên trí thức tư sản thuộc đẳng cấp thứ ba. Tất cả đều được tác giả đưa vào làm nhân vật chính của tác phẩm, nhằm phá vỡ sự ngăn cách, phân biệt đẳng cấp giữa người với người trong xã hội.

Đối với Julie và Saint-Preux, tình yêu là sự hoà hợp giữa hai tâm hồn, không bị lệ thuộc vào địa vị xã hội. Lúc đầu Saint-Preux cũng cảm thấy tình yêu của mình là xa vời, bởi anh chỉ là một kẻ thuộc tầng lớp bình dân đâu có thể sánh được với Julie lá ngọc cành vàng. Nhưng chính anh cũng nhận ra rằng “Trời đã đặt một sự tương hợp thầm kín giữa những yêu mến của chúng ta” [25, 27]. Vì thế anh sẵn sàng chấp nhận mọi đau khổ do tình yêu ấy gây ra, chỉ cần được yêu Julie và được Julie yêu. Còn Julie, con gái một nhà quý tộc, được nuôi dạy từ bé trong khuôn khổ đạo đức phong kiến nhưng lại vượt xa những tư tưởng cổ hủ mà người cha ác nghiệt đã truyền dạy để chạy theo một tình yêu theo thiên tính. Cô không quan tâm đến nguồn gốc xuất thân của Saint-Preux, chỉ biết rằng mình đã cảm mếm tri thức của anh, cảm mến con người anh. Lần đầu tiên trong văn học, Rousseau đã nói lên được nhu cầu tự do yêu đương của nam nữ. Cái tôi, cái cá nhân được khắc hoạ sâu sắc hơn bao giờ hết qua sự phân tích tâm lí, tình cảm và nhu cầu yêu đương của các nhân vật. Nếu như ở thế kỷ XVII, tình yêu của bà quận chúa trong Quận chúa

Clèves của De La Fayette mang tính chất lý trí và lí tưởng thì tình yêu của Julie và

Saint-Preux lại rất thực tế. Tình yêu của họ được xây dựng trong cuộc sống đời thường. Rousseau đã gieo vào lòng người đọc đương thời niềm cảm xúc sâu sắc về nụ hôn đầu. “... Song anh đã ra sao một lát sau,... thì anh cảm thấy... tay anh run lên... một rung động êm ái... khuôn miệng hoa hồng của em... khuôn miệng của Julie... đặt lên ép lên miệng anh và thân anh xiết chặt trong cánh tay em? Không,

lửa chớp cũng không nóng hơn và nhanh hơn ngọn lửa đã đến thiêu đốt anh ngay tức khắc. Mọi phần bản thân anh dồn cả lại dưới cái xúc giác khoan khoái ấy...” [25, 70]. Không chỉ dừng lại ở nụ hôn, Rousseau đã đưa tình yêu của Julie và Saint-Preux tiến thêm một bước mới - nấc thang quan trọng nhất trên con đường đi tới hạnh phúc. Rousseau đã để Julie hiến thân cho người yêu. “Tôi đã cảm thấy mình bối rối vì những hứng khởi của anh, những tiếng thở dài của anh sẽ đè nén lòng tôi, tôi đã chia sẻ những đau khổ của anh mà chỉ nghĩ là thương chúng. Trong những kích động co giật của anh, tôi đã trông thấy anh sắp ngửa ngất đi dưới chân tôi...”[25,111].

Ngày nay, những đoạn văn như vậy có thể tìm thấy ở rất nhiều tác phẩm, thậm chí người ta còn miêu tả tỉ mỉ sinh hoạt tình dục. Nhưng ở vào thời điểm đó, việc miêu tả những khoái lạc là điều rất mới mẻ. Đã ai dám nói đến nụ hôn như Rousseau? Đã ai dám miêu tả những kích động khi trao thân cho nhau? Và cũng chính vì sự mạnh dạn đó mà Rousseau bị nhiều nhà đạo đức thời ông lên án. Tình yêu vốn thiêng liêng. Nhưng nó sẽ trở nên thiêng liêng hơn bởi có những khoái lạc về thể xác kết hợp với ý nghĩa tinh thần. Tình yêu, theo Rousseau là cái gì đó rất bản năng rất tự nhiên, là nhu cầu tự nhiên của mỗi con người. Cấm yêu tức là chà đạp lên tự nhiên. Từ xưa, người ta đã nói: “Trong tình yêu, lí trí không có nghĩa lí gì”. Thật vậy, tình yêu của Julie là bất diệt. Tình yêu đó được sự ủng hộ rất lớn của cô em họ Claire và tôn ông Édouard. Vì hơn ai hết, chính họ mới biết được chỉ có trái tim Saint-Preux mới sánh được tình yêu của Julie, trái tim của họ sinh ra là để dành cho nhau.

Từ đầu đến cuối tác phẩm, tình yêu của hai nhân vật chính được bảo hộ bởi cô em họ Claire. Cô biết rằng tình yêu đó không làm mất đi sự đoan chính ở một cô gái có trái tim dễ cảm “Có bao nhiêu cô gái chất phác hơn mà chẳng đoan chính bằng chúng mình đâu” [25, 45]. Vì thế cô ủng hộ hết mình cho tình yêu của chị với thầy giáo Saint-Preux. Tuy nhiên, cô luôn luôn dùng lí trí để soi xét mọi chuyện. Cô vun

đắp cho tình yêu của hai người nhưng sẵn sàng chia rẽ họ khi thấy sự nguy hại sắp đến với họ. Cô sắp xếp cho Saint-Preux ra đi để tránh những thế lực của ông D’Étanges. Như vậy, quan điểm tiến bộ về tình yêu của Claire không phải được phát biểu thành lời mà bằng hành động cô làm cho tình yêu của Julie với Saint- Preux.

Tôn ông Édouard - một người Anh hào hiệp luôn lấy đạo đức tự nhiên để đứng về phía tình yêu của đôi bạn trẻ. Ông nói với Saint-Preux rằng “Anh hãy vui hưởng một hạnh phúc mà anh đáng được hưởng” [25, 189]. Ông nhận ra ở họ một tình yêu khác với tình yêu của những con người bình thường “Hạnh phúc đối với các bạn không đi theo cùng một con đường cũng không thuộc cùng một loại với hạnh phúc của những người khác... Hai bạn chỉ cần có tình âu yếm và sự yên ổn” [25, 191]. Vì thế ông tự mình thuyết phục nam tước D’Étanges cho hai người nên vợ nên chồng “Cụ nên biết... Trong tất cả mọi người, ông ta là người xứng đáng với cô ấy nhất và có lẽ là người thích hợp nhất làm cho cô sung sướng” [25, 145]. Tình yêu của Julie và Saint-Preux phải đương đầu với một thử thách rất lớn: Thành kiến của cha nàng, tức là của hệ đạo đức cũ đối với chàng gia sư Saint-Preux .

Lý tưởng tiến bộ của thế hệ trẻ không thể thắng được quan niệm lỗi thời đã ăn sâu trong đầu óc một tên quý tộc mạt hạng. Cuối cùng nhân vật bị rơi vào bi kịch mà đặc biệt là Julie đau khổ, tuyệt vọng khi phải lựa chọn giữa tình yêu và nghĩa vụ làm con, say này là sự dung hoà hai mối quan hệ: tình bạn và tình vợ chồng với ông Wolmar.

Nếu như trong Quận chúa Clèves, bà De La Fayette đưa ra mối quan hệ tình yêu - danh dự thì Rousseau lại đề cập đến tình yêu - nghĩa vụ. Julie không hề có ý tưởng gì về địa vị, tài sản của Saint-Preux . Đối với nàng, tình yêu là quan trọng nhất. Cha nàng không thể khuất phục được nàng bằng uy quyền. Nàng sẽ không bao giờ lấy ông De Wolmar nếu như cha nàng không quỳ xuống khóc lóc, van xin nàng.

Nàng đầu hàng mái tóc bạc và những giọt nước mắt của cha. Nàng cũng không muốn làm người mẹ dịu hiền của mình phải buồn. Còn Saint-Preux , khi không còn hi vọng gì, chàng đành ra đi để Julie bắt đầu cuộc sống mới - một cuộc sống gia đình không có tình yêu.

Ở thế kỷ XVIII, do ảnh hưởng của nhà văn Anh Richardson, yêu cầu đạo đức đã trở nên rất hiện hành. Các nhà văn Pháp thi nhau ca ngợi luân lí, đến nỗi người ta cho rằng tiểu thuyết đã biến thành “trường học đạo đức”. Có một hiện tượng rất phổ biến ở thế ky XVIII là ngoại tình trở thành một mốt trong xã hội thượng lưu. Các nhà quý tộc mang tên chồng nhưng lại là người tình của ông này, ông kia. Rousseau đã đưa vào tác phẩm kịp thời vấn đề phong hoá của thời đại. Khi Saint- Preux quay về, Julie đã phải kìm nén tình cảm của mình để giữ trọn cái đạo đức của một người vợ. Nhưng cuối cùng, tác giả phải để cho nhân vật Julie chết để giải quyết bi kịch trong con người cô.

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx (Trang 68 - 72)