Khái niệm kết cấu

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx (Trang 32 - 37)

Kết cấu là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành một tác phẩm văn học. Trong xây dựng, kết cấu đóng vai trò tổ chức sắp xếp các yếu tố cơ bản để tạo nên những kiến trúc mỹ lệ, đồ sộ nhưng đảm bảo độ bền vững và tính thẩm mỹ của công trình. Trong văn học cũng vậy, kết cấu chính là “kết thúc của tác phẩm, là toàn bộ tổ chức phức tạp của tác phẩm. Khảo sát kết cấu tác phẩm là khảo sát phương diện cấu trúc của nó” [11, 149].

G.N. Pôxpelôp cho rằng: “Sự trình bày liên tục các sự kiện và chi tiết của chúng trong văn bản tác phẩm (cái gọi là truyện) chúng ta sẽ gọi là kết cấu của truyện, của các thành phần và các chi tiết của nó” [30, 232].

Như vậy, kết cấu “là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm... tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: Tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm. Nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các tác phẩm của cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện... sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, cấu trúc hợp lý hệ thống, tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ” [33, 106 - 107].

Với một cách hiểu như vậy, kết cấu có một phạm vi rất rộng, dung chứa nhiều phương diện của hệ thống thi pháp, nhưng cốt lõi của nó là tổ chức bên trong của thế giới nghệ thuật, sự liên kết, hô ứng giữa các thành tố trong tác phẩm.

Trong văn học, có nhiều kết cấu khác nhau: kết cấu chương hồi, kết cấu truyền thống, kết cấu tương phản, kết cấu đầu cuối tương ứng... Bên trong các kết cấu là vai trò của việc tổ chức sắp xếp các yếu tố nghệ thuật.

I.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới

I.2.1. Bố cục

Khi nghiên cứu kết cấu của một tiểu thuyết chúng ta không thể không đề cập đến kết cấu bên ngoài, vì nó là có thực, dễ thấy và là “luân quách” (chữ của cô Bích Hải) của tác phẩm, khiến tác phẩm hiện ra với một dáng vẻ nhất định, cũng như ngoại hình của một nhân vật.

Tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới gồm một trăm sáu mươi ba bức thư chia làm sáu phần: Ba phần đầu nói về mối tình đau khổ, xa cách của Julie và Saint- Preux , ba phần sau là cuộc sống êm đềm của Julie và ông De Wolmar ở Clarens. Như vậy, cấu trúc tác phẩm là cân đối giữa tình yêu đau khổ với hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân. Nhưng ngay cả trong nội dung, tác giả cũng mong muốn có sự hài hoà giữa một bên là tình yêu không tội lỗi và một bên là hạnh phúc gia đình. Cấu trúc đó bị phá vỡ do sự ra đi đột ngột của Julie mang theo tình yêu của nàng với Saint-Preux và cả hạnh phúc của những năm tháng sống bên người chồng tốt bụng. Tiểu thuyết không có hậu mà thành ra có hậu, ai cũng được tham dự phần

hạnh phúc theo cách của mình. Nhiều người cho rằng bố cục kiểu này là không chặt. Nhưng sự liên kết hai phần ở đây không theo thông thường mà theo mạch tình cảm. Người đọc vẫn thấy mạch truyện với sự cởi nút là cái chết của Julie. Kết thúc đó là để giải quyết mâu thuẫn giữa tình yêu và hôn nhân của Julie, có ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc.

Qua quá trình thống kê và phân loại, chúng tôi đưa ra kết quả cụ thể như sau: Toàn bộ tác phẩm có một trăm sáu mươi ba bức thư và 9 bưu thiếp, chia làm sáu phần: Phần một gồm 65 bức thư và 6 bưu thiếp, phần hai gồm 16 bức thư trích nguyên văn và 12 thư tóm tắt cùng với một bưu thiếp, phần ba gồm 26 bức thư và 3 bưu thiếp, phần bốn gồm 17 bức thư, phần năm gồm 14 bức thư, phần sáu gồm 13 bức thư.

Các thư và bưu thiếp trên có thể liệt kê theo bảng sau:

Phần thứ nhất

Những người trao đổi Số lượng thư

Julie gửi Saint-Preux 23 Saint-Preux gửi Julie 27 Julie gửi Claire 4 Claire gửi Julie 5 Claire gửi Saint-Preux 1 Julie gửi Frăngsông 1 Frăngsông gửi Julie 1 Julie gửi ông Édouard 1 Ông Đoocbơ gửi Julie 1 Claire gửi ông Đoocbơ 1

Phần thứ hai

Saint-Preux gửi Julie 4 Julie gửi Saint-Preux 4 Ông Édouard gửi Julie 2 Ông Édouard gửi Claire 1 Julie gửi Claire 1 Claire gửi Julie 1 Julie gửi ông Édouard 1 Claire gửi Saint-Preux 1 Saint-Preux gửi Claire 1

Phần thứ ba

Những người trao đổi Số lượng thư

Saint-Preux gửi Julie 2 Julie gửi Saint-Preux 5 Claire gửi Saint-Preux 4 Saint-Preux gửi Claire 3 Ông Édouard gửi Saint-Preux 4 Saint-Preux gửi Ông Édouard 3 Saint-Preux gửi bà D’Étanges 1 Ông D’Étanges gửi Saint-Preux 1 Saint-Preux gửi Ông D’Étanges 1 Julie gửi bà Đoocbơ 1 Claire gửi Julie 1

Phần thứ tư

Những người trao đổi Số lượng thư

Julie gửi Claire 3 Claire gửi Julie 4 Saint-Preux gửi Ông Édouard 5 Saint-Preux gửi Claire 1

Claire gửi Saint-Preux 1 Ông De Wolmar gửi Saint-Preux 1 Ông De Wolmar gửi Claire 1 Julie gửi ông De Wolmar 1

Phần thứ năm

Những người trao đổi Số lượng thư

Saint-Preux gửi ông Édouard 5 Ông Édouard gửi Saint-Preux 2 Saint-Preux gửi ông De Wolmar 2 Ông De Wolmar gửi Saint-Preux 1 Saint-Preux gửi Claire 1 Claire gửi Saint-Preux 1 Julie gửi Claire 1 Hăngriet gửi mẹ 1

Phần thứ sáu

Những người trao đổi Số lượng thư

Claire gửi Julie 3 Julie gửi Saint-Preux 3 Ông Édouard gửi ông De Wolmar 1 Ông De Wolmar gửi ông Édouard 1 Saint-Preux gửi Julie 1 Frăngsông gửi Saint-Preux 1 Claire và De Wolmar gửi Saint-Preux 1 Claire gửi Saint-Preux 1 De Wolmar gửi Saint-Preux 1

I.2.2. Các dạng kết cấu trong Julie hay nàng Héloise mới

Như đã nói ở trên, kết cấu bên ngoài (bố cục) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một tác phẩm văn học. Nhưng cái cốt lõi làm nên sự phong phú và sâu

sắc của thế giới nghệ thuật ở mỗi tác phẩm là kết cấu bên trong, tổ chức bên trong của nó.

Julie hay nàng Héloise mới cũng vậy. Sự thành công của tác phẩm một phần nhờ

vào tài năng tổ chức kết cấu của Rousseau. Với tiểu thuyết này, Rousseau đã sử dụng các dạng kết cấu sau:

Chuyện Claire với ông Đoocbơ

Chuyện Frăngsông với Clôt Anet

Chuyện tình yêu của Julie và Saint-Preux Chuyện gia đình của Julie với ông Wolmar Chuyện ông D’Étanges vơi ông Wolmar

Chuyện của Saint-Preux với ông Édouard

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w